Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 81 trang )

Đồ án tốt nghiệp

333

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào mà không gắn liền với
những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của
ngƣời khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đƣờng đại
học đến nay, em đã nhận đƣợc rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy
cơ, gia đình và bạn bè.
Trƣớc tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cơ
giáo trong trƣờng Đại học Vinh nói chung và các thầy cô giáo trong khoa
Địa lý – Quản lý tài ngun nói riêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến cơ giáo Hồ Thị Thanh Vân, cơ đã
tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hƣớng dẫn em suốt quá trình làm đồ án
tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với cô, em không ngừng tiếp thu thêm
nhiều kiến thức bổ ích mà cịn học tập đƣợc tinh thần làm việc, thái độ
nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết
cho em trong quá trình học tập và cơng tác sau này.
Đồng thời xin chân thành cảm ơn phịng Tài ngun và mơi trƣờng
huyện Nghi Lộc đã tạo mọi điều kiện giúp tơi có một môi trƣờng tốt để
thực hiện đề tài.
Sau cùng xin gửi lời cám ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động
viên, đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong q trình học tập, nghiên cứu và
hồn thành đồ án tốt nghiệp.

Sinh viên


Hồ Trung Đức

SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
1


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài đề tài
Trong nền sản xuất xã hội, đất đai giữ vị trí và có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của
môi trƣờng sống, là địa bàn phân bố dân cƣ, xây dựng các cơng trình kinh tế, văn
hóa, xã hội, an ninh quốc phịng. Là loại tài ngun có những nét đặc thù không
một tƣ liệu sản xuất nào có đƣợc. Việc sử dụng hợp lý đất đai để đạt đƣợc hiệu
quả kinh tế xã hội cao và đảm bảo sự phát triển bền vững là một trong những mối
quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nƣớc ta. Kinh tế thị trƣờng nhiều thành
phần, q trình cơng nghiệp hóa nơng thơn đƣợc đẩy mạnh góp phần làm cho đời
sống của ngƣời đân từng bƣớc đƣợc cải thiện. Áp lực của sự gia tăng dân số và sự
phát triển kinh tế nông thôn, nhu cầu của ngƣời đân ngày càng đƣợc năng cao.
Góp phần làm cho đời sống ngƣời dân từng bƣớc đƣợc cải thiện.
Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là một q trình tất yếu mà các nƣớc đang
phát triển phải trải qua, Việt Nam cũng không nằm ngồi quy luật đó. Để đạt
đƣợc mục tiêu đƣa đất nƣớc trở thành nƣớc cơng nghiệp vào năm 2020 thì q
trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa lại càng diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng

đất của các ngành, các lĩnh vực sẽ càng tăng lên. Nhiều diện tích đất nông
nghiệp đã đƣợc chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp để xây dựng các cơng trình
kinh tế đầu mối, các khu dân cƣ, các cơng trình cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào
tạo nhiên cứu khoa học, một diện tích khác đƣợc xây dựng làm nhà ở, để tách
hộ, để ban, để tự kinh doanh...Điều này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển
kinh tế xã hội cũng nhƣ vấn đề về ô nhiễm môi trƣờng.
Huyện Nghi Lộc tiếp giáp với Thành phố Vinh, trung tâm kinh tế - chính
trị, văn hố của cả tỉnh, khu vực có mức tăng trƣởng kinh tế cao. Có quốc lộ 1A
và tuyến đƣờng sắt Bắc Nam chạy qua tạo thuận lợi cho việc giao lƣu kinh tế
với các địa phƣơng. Trong xu thế phát triển hiện nay, sự phát triển của huyện có
thể thấy rõ. Định hƣớng và kế hoạch phát triển của huyện trong những năm tới
là ƣu tiên phát triển về xây dựng các khu công nghiệp, cụm cơng nghiệp, khu
dân cƣ đơ thị, các cơng trình công cộng... với quy mô ngày càng lớn và tăng lên
nhiều. Do vậy đất nơng nghiệp có xu hƣớng ngày càng bị thu hẹp dần.Trƣớc tình
hình đó việc đánh giá thực trạng chuyển chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất
phi nơng nghiệp cũng và tác động của q trình này đến sự phát triển kinh tế xã
hội của huyện Nghi Lộc là vấn đề vô cùng cần thiết.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
2


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

Xuất phát từ lý do trên, cùng với sự hƣớng dẫn tận tình của cơ giáo Thạc
sỹ Hồ Thị Thanh Vân, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tác động
của q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa

bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An".
2. Mục tiêu của nghiên cứu
- Nghiên cứu tác động của q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất
phi nơng nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An về các mặt kinh tế,
xã hội, môi trƣờng ảnh hƣởng đến đời sống ngƣời dân trong khu vực.
- Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững đáp
ứng mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng giai đoạn 2015
- 2020.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Điều tra, thu thập, đánh giá khái quát điều kiện tự nhiên xã hội đến việc
sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn
huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Nghiên cứu q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang phi nông nghiệp
giai đoạn 2008 - 2012 về các vấn đề: loại đất bị chuyển dịch, diện tích chuyển
dịch.
- Nghiên cứu tác động của quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp đến
phát triển kinh tế xã hội và đời sống, thu nhập của ngƣời dân...
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông
nghiệp tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An.
- Thời gian: Thời gian năm 2008 đến năm 2012.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Nghi Lộc.

SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257

3


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

6. Quan điểm nghiên cứu
- Quan điểm phát triển bền vững : Đánh giá đúng thực trạng, đề xuất
những giải pháp, kiến nghị trong việc sử dụng đất bền vững phải trên cơ sở tuân
thủ Luật đất đai, Luật bảo vệ Môi trƣờng; đồng thời đảm bảo tính khả thi và đáp
ứng các yêu cầu của phát triển bền vững.
- Quan điểm hệ thống : Nắm vững quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất. Đánh
giá đúng hiện trạng sử dụng đất của huyện Nghi Lộc, quỹ đất nông nghiệp
chuyển sang phi nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2012.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu
Đề tài sẽ thu thập tất cả các số liệu nhằm phục vụ cho qua trình nghiên
cứu gồm: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội,các số liệu về cơng tác
quản lý nhà nƣớc vể đất đai, các chính sách phát triển kinh tế xã hội.....
7.2. Phƣơng pháp điều tra nông hộ
Đề tài sử dụng phƣơng pháp này để lấy ý kiến của ngƣời dân sau khi bị
thu hồi đất, đƣa ra các phản ánh, ý kiến và thu thập lại nhằm phục vụ cho đề tài.
7.3. Phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tổng hợp các số liệu đã thu thập trong
quá trình nghiên cứu, so sánh, đối chiếu để từ đó đƣa ra các kết luận có tính
thuyết phục.
7.4. Phƣơng pháp dự báo
Sử dụng tƣ duy khoa học một cách logic, dự báo tác động của việc chuyển
dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên các mặt kinh tế - xã hội, môi

trƣờng.

PHẦN NỘI DUNG
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
4


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TÁC
ĐỘNG CỦA Q TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NƠNG NGHIỆP
SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các vấn đề chung về đất đai
1.1.1.1 Khái niệm và đặc điểm của đất đai
a. Khái niệm
Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả những
cấu thành của bề mặt đó nhƣ: khí hậu bề mặt, thổ nhƣỡng, dạng địa hình, mặt
nƣớc, các lớp trầm tích sát bề mặt cùng với nƣớc ngầm và khoáng sản trong lịng
đất, tập đồn động thực vật, trạng thái định cƣ của con ngƣời, những kết quả của
con ngƣời trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nƣớc hay hệ thống
tiêu thoát nƣớc, đƣờng xá, nhà cửa….). [Hội nghị quốc tế về môi trƣờng ở Rio
de Janerio, Brazil, 1993 ].
b. Đặc điểm của đất đai
Đất đai là tƣ liệu sản xuất đặc biệt vì đất đai là điều kiện vật chất chung
nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con ngƣời. Đất đai là một vật

thể tự nhiên mang tính lịch sử. Là một sản phẩm của tự nhiên, xuất hiện và tồn
tại ngồi ý chí và nhận thức của con ngƣời, ln tuân thủ các quy luật mà con
ngƣời không thể can thiệt đƣợc nhƣ q trình phong hóa đá, phong hóa lý – hoá
– sinh học, sự va đập các viên đá với nhau… Gắn liền với con ngƣời trong quá
trình sơ khai, con ngƣời đã sử dụng sức lao động của mình để tác động vào đất
nhằm thu lại sản phẩm. Đã chuyển tải vào đất giá trị sức lao động và làm cho đất
đai tham gia vào các mối quan hệ xã hội. Lúc này từ một vật thể tự nhiên đất đai
đã chuyển dần sang thành vật thể lịch sử. Tính tự nhiên và tính lịch sử ln ln
tồn tại bên nhau.
- Đất đai có độ phì nhiêu: Đây là tính chất quan trọng nhất khiến cho đất
đai khác hẳn với các tƣ liệu sản xuất khác. Độ phì là khả năng của đất đai có thể
cung cấp cho cây trồng thức ăn, nƣớc và những điều kiện khác cần thiết cho sự
sinh trƣởng và phát triển của cây trồng.
- Tính giới hạn về số lƣợng: Do là sản phẩm của tự nhiên nên đất đai có
tính ngun thủy là không thể gia tăng về số lƣợng. Diện tích của đất đai do kích
thƣớc của quả đất quyết định, trại qua nhiều lần biến hóa của địa chất đã làm
thay đổi hình thái của đất đai, ảnh hƣởng tới chất lƣợng, cịn tổng lƣợng của đất
đai thì khơng hề thay đổi.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
5


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

- Tính cố định về không gian: Đất là tƣ liệu sản xuất có vị trí khơng thể
thay đổi trong khơng gian. Đây là tính chất rất đặc thù của đất, làm cho những

mảnh đất ở những vị trí khác nhau có giá trị là khơng giống nhau.
- Tính khơng thay thế: Trong q trình sản xuất, con ngƣời có thể thay thế
tƣ liệu sản xuất này bằng tƣ liệu sản xuất khác, nhƣng đất là tƣ liệu sản xuất
không thể thay thế đặc biệt trong nơng lâm nghiệp.
- Đất có khả năng tăng tính sản xuất: Nếu sử dụng đất đúng và hợp lý thì
độ phì nhiêu đất dần dần đƣợc nâng cao, cải thiện, do đó đất sẽ tốt lên về mặt
chất lƣợng, khi sử dụng cẩn kết hợp với cải tạo.
1.1.1.2. Vai trò của đất đai đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi
chúng ta. Mỗi ngành khác nhau đất đai nắm giữ những vai trò khác nhau đặc thù
cho các ngành đó.
+ Đối với ngành phi nơng nghiệp: Trong các ngành này mặc dù đất đai
chỉ đóng vai trị thụ động với chức năng là cơ sở không gian, không trực tiếp sản
xuất tạo ra sản phẩm nhƣng đất đai là điều kiện vật chất tiên quyết cho tất cả các
hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra. Đối với ngành này, quá trình sản xuất và
sản phẩm đƣợc tạo ra khơng phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất cũng
nhƣ chất lƣợng thảm thực vật và tính chất tự nhiên sẵn có trong đất.
+ Đối với các ngành nơng – lâm – ngƣ nghiệp: Đất đai đóng vai trị quan
trọng trong q trình sản xuất nơng – lâm – ngƣ nghiệp, đất đai không chỉ là
điều kiện vật chất, là cơ sở không gian, là điều kiện để tồn tại mà đất đai còn
tham gia trực tiếp vào q trình sản xuất nơng lâm nghiệp để tạo ra sản phẩm.
Điều này thể hiện ở chỗ đất cung cung cấp cho cây trồng nƣớc, khơng khí, các
chất cần thiết cho cây trồng sinh trƣởng và phát triển. Đất đai quyết định đến
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm vì vậy trong quá trình sử dụng đất cần phải
biết cách khai thác sử dụng chuyển đổi cơ cấu một các hợp lý đồng thời phải bảo
vệ đất cải tạo và nâng cao độ phì cho đất.
1.1.1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc sử dụng đất
a. Nhân tố điều kiện tự nhiên
Việc sử dụng đất đai luôn chịu ảnh hƣởng của nhân tố tự nhiên. Do vậy
khi sử dụng đất đai ngồi bề mặt khơng gian cần chú ý đến việc thích ứng với

điều kiện tự nhiên và quy luật sinh thái tự nhiên của đất cũng nhƣ các yếu tố bao
quanh nhƣ nhiệt độ, ánh sáng, lƣợng mƣa, khơng khí và các khống sản trong
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
6


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

lòng đất…. Trong điều kiện tự nhiên, khí hậu là nhân tố hạn chế hàng đầu ảnh
hƣởng đến khả năng sử dụng đất, sau đó là điều kiện đất đai (chủ yếu là địa
hình, thổ nhƣỡng…).
- Khí hậu: Các yếu tố khí hậu ảnh hƣởng rất lớn, trực tiếp đến sản xuất
nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của con ngƣời. Tổng tích ơn nhiều hay ít,
nhiệt độ bình qn nhiều hay ít, nhiệt độ bình quân cao hay thấp, sự sai khác
nhiệt độ về thời gian và không gian, sự sai khác giữa nhiệt độ tối cao và tối thấp,
thời gian có sƣơng dài hay ngắn…. trực tiếp ảnh hƣởng đến sự phân bố, sinh
trƣởng và phát triển của cây trồng, cây rừng và thực vật thủy sinh…Cƣờng độ
ánh sáng mạnh hay yếu, thời gian chiếu sáng dài hay ngắn cũng có tác dụng ức
chế đối với sinh trƣởng, phát dục và quá trình quang hợp của cây trồng. Chế độ
nƣớc vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dƣỡng vừa
là vật chất giúp cho sinh vật sinh trƣởng và phát triển. Lƣợng mƣa nhiều hay ít,
bốc hơi mạnh hay yếu có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ nhiệt độ và độ ẩm
của đất cũng nhƣ khả năng đảm bảo cung cấp nƣớc cho sự sinh trƣởng của động
thực vật.
- Địa hình: Địa hình là yếu tố có ảnh hƣởng rất lớn đến việc sử dụng đất
của ngành nông nghiệp và phi nông nghiệp. Đối với sản xuất nơng nghiệp, sự sai

khác giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nƣớc biển, độ dốc và hƣớng dốc,
sự bào mòn mắt đất và mức độ xói mịn… thƣờng dẫn đến sự sai khác về đất đai
và khí hậu, từ đó ảnh hƣởng đến sản xuất và phân bố các ngành nơng – lâm
nghiệp, hình thành sự phân biệt địa giới theo chiều thẳng đứng đối với nơng
nghiệp. Bên cạnh đó, địa hình và độ dốc cũng ảnh hƣởng đến phƣơng thức sử
dụng đất nông nghiệp từ đó đặt ra yêu cầu phải đảm bảo thủy lợi hóa và cơ giới
hóa cho đồng ruộng nhằm thu lại hiệu quả sử dụng đất là cao nhất. Đối với
ngành phi nơng nghiệp, địa hình phức tạp sẽ ảnh hƣởng đến giá trị cơng trình và
gây khó khăn cho thi cơng.
- Thổ nhưỡng: Mỗi loại đất đều có những đặc tính sinh, lý, hóa học riêng
biệt trong khi đó mỗi mục đích sử dụng đất cũng có những yêu cầu sử dụng đất
cụ thể. Do vậy yếu tố thổ nhƣỡng quyết định rất lớn đến hiệu quả sản xuất nơng
nghiệp. Độ phì của đất là tiêu chí quan trọng về sản lƣợng cao hay thấp. Độ dày
tầng đất và tính chất đất có ảnh hƣởng lớn đến sự sinh trƣởng của cấy trồng.
- Nguồn nước: Là sự phân bố của hệ thống sơng ngịi ao hồ… với các chế
độ thủy văn cụ thể nhƣ lƣu lƣợng nƣớc, tốc độ dòng chảy, chế độ thủy triều… sẽ
ảnh hƣởng trực tiếp tới khả năng cung cấp nƣớc cho các yêu cầu sử dụng đât.
- Yếu tố không gian: Trong thực tế, mọi ngành sản xuất vật chất hay phi
vật chất đều cần đến đất đai nhƣ điều kiện không gian ( bao gồm cả vị trí và mặt
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
7


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

bằng) để hoạt động. Đặc tính cung cấp khơng gian của đất đai là yếu tố vĩnh

hằng của tự nhiên ban phát cho lồi ngƣời. Vì vậy, khơng gian trở thành một
trong những nhân tố hạn chế cơ bản của việc sử dụng đất.Tài nguyên đất đai có
hạn lại giới hạn về khơng gian vì vậy cần phải thực hiện nghiêm ngặt nguyên tắc
sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm có hiệu quả kết hợp với việc bảo vệ đất và bảo vệ
môi trƣờng. Đối với đất xây dựng đô thị, đất dùng cho cơng nghiệp, xây dựng
cơng trình, nhà xƣởng, giao thơng… mặt bằng khơng gian và vị trí của đất đai có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng và có giá trị kinh tế rất cao.
b. Nhân tố kinh tế xã hội
Nhân tố kinh tế xã hội bao gồm các yếu tố nhƣ chế độ xã hội, dân số và
lao động, mức độ phát triển, sự trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế,
sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử dụng lao động, khả
năng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất… Những nhân tố đó
có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Thực vậy, phƣơng
hƣớng sử dụng đất đƣợc quyết định bởi yêu cầu của xã hội và mục tiêu kinh tế
trong từng thời kỳ nhất định. Điều kiện tự nhiên của đất cho phép xác định khả
năng thích ứng về phƣơng thức sử dụng đất. Còn sử dụng đất nhƣ thế nào, đƣợc
quyết định bởi sự năng động của con ngƣời và các điều kiện kinh tế xã hội, kỹ
thuật hiện có.
Trong một vùng hoặc trên phạm vi một nƣớc, điều kiện vật chất tự nhiên
của đất thƣờng có sự khác biệt không lớn, về cơ bản là giống nhau. Chế độ sở
hữu tƣ liệu sản xuất và chế độ kinh tế xã hội khác nhau đã tác động đến việc
quản lý của xã hội về sử dụng đất đai, khống chế phƣơng thức và hiệu quả sử
dụng đất. Trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau dẫn đến tình độ sử dụng
đất khác nhau. Nền kinh tế và các ngành càng phát triển, yêu cầu về đất đai sẽ
càng lớn, lực lƣợng vật chất dành cho việc sử dụng đất càng đƣợc tăng cƣờng,
năng lực sử dụng đất của con ngƣời sẽ càng đƣợc nâng cao.
Nhƣng với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, dẫn đến tình trạng có
vùng đất đai đƣợc khai thác sử dụng triệt để từ lâu đời và đã đem lại hiệu quả
kinh tế - xã hội rất cao nhƣng có nơi đất đai bị bỏ hoang hóa hoặc khai thác với hiệu
quả kinh tế rất thấp. Ảnh hƣởng của nhân tố kinh tế xã hội đến việc sử dụng đất

đƣợc đánh giá bằng hiệu quả sử dụng đất. Thực trạng sử dụng đất liên quan đến
lợi ích kinh tế của ngƣời sở hữu, sử dụng và kinh doanh đất đai. Trong điều kiện
nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đất đai đƣợc dùng cho
xây dựng cơ sở hạ tầng đều đƣợc dựa trên nguyên tắc hoạch tốn kinh tế thơng
qua việc tính tốn hiệu quả kinh doanh sản xuất. Tuy nhiên, nếu có chính sách
ƣu đãi sẽ tạo điều kiện cải thiện và hạn chế việc sử dụng theo kiểu bóc lột đất
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
8


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

đai. Bên cạnh đó cũng cần phải chú ý rằng sự quan tâm quá mức đến lợi nhuận
tối đa cũng dẫn đến tình trạng đất đai bị sử dụng khơng hợp lý, thậm chí hủy
hoại đất đai. Ví dụ việc gia tăng đơ thị hóa và phát triển các khu cơng nghiệp,
chủ doanh nghiệp… nhƣng sự phân bố đât đai không hợp lý, không chú ý đến
việc xử lý nƣớc thải, chất thải và khí thải đơ thị, cơng nghiệp sẽ làm mất đi vĩnh
viễn diện tích lớn đất canh tác, cùng với việc gây ơ nhiễm đâí đai, nguồn nƣớc,
bầu khí quyển, hủy hoại chất lƣờng môi trƣờng cũng nhƣ những hậu quả khôn
lƣờng khác.
1.1.2. Các vấn đề chung về đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
1.1.2.1. Khái niêm và phân loại đât nông nghiệp
* Khái niệm:
Đất nông nghiệp là tất cả những diện tích đất đƣợc sử dụng vào mục đích
sản xuất nơng nghiệp nhƣ trồng trọt, chăn ni, ni trồng thủy sản, diện tích
nghiên cứu thí nghiệm phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp. Kể cả diện tích đất lâm

nghiệp và các cơng trình xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp.
* Phân loại:
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích
sử dụng và phân loại đất nông nghiệp theo quyết định của Bộ Tài nguyên và
Mơi trƣờng năm 2012, nhóm đất nơng nghiệp đƣợc chia thành các loại đất:
- Đất trồng cây hằng năm gồm:
+ Đất trồng lúa.
+ Đất trồng cỏ dùng vào chăn nuôi.
+ Đất trồng cây hằng năm khác.
- Đất trồng cây lâu năm.
- Đất lâm nghiệp gồm:
+ Đất rừng sản xuất.
+ Đất rừng phịng hộ.
+ Đât rừng đặc dụng.
- Đất ni trồng thủy sản.
- Đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác .
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
9


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

1.1.2.2. Khái niêm và phân loại đất phi nông nghiệp
* Khái niệm
Đất phi nơng nghiệp là tất cả các diện tích đât đƣợc sử dụng cho diện tích

phi nơng nghiệp nhƣ: đất để ở, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất xây
dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các trụ sở cơ quan cơng trình sự nghiệp, đất xây
dựng nghĩa trang, nghĩa địa…
* Phân loại:
Theo quy định tại khoản 1 điều 13 Luật đất đai 2003 căn cứ vào mục đích
sử dụng và phân loại đất nơng nghiệp theo quyết định của Bộ Tài ngun và
Mơi trƣờng năm 2012, nhóm đất phi nông nghiệp đƣợc chia thành các loại đất:
- Đất ở gồm:
+ Đất ở tại nông thôn.
+ Đất ở tại đô thị.
- Đất chuyên dùng gồm:
+ Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng cơng trình sự ghiệp.
+ Đất sử dụng vào mục đích quốc phịng, an ninh.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất xây dựng khu
công nghiệp: Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doang; đất sử
dụng cho hoạt động kháng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
+ Đất sử dụng vào mục đích cơng cộng gồm đất giao thông, thủy
lợi; đất xây dựng các cơng trình văn hóa,y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể
thao phục vụ lợi ích cơng cộng; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng
cảnh; đất xây dựng các cơng trình cơng cộng khác theo quy định của Chính phủ.
- Đất tơn giáo, tín ngƣỡng.
+ Đất có cơng trình là đình, đền, miếu, am, từ đƣờng, nhà thờ họ.
- Đất là nghĩa trang, nghĩa địa.
- Đất sơng, ngịi, kênh, rạch, suối và mặt nƣớc chuyên dùng.
- Đất phi nông nghiệp khác.
1.1.2.3. Các nguyên tắc sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp
* Sử dụng đất tiết kiệm, bảo vệ đất và bảo vệ thiên nhiên
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257

10


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

Đất đai có một đặc điểm rất quan trọng là nếu đƣợc sử dụng đúng và hợp
lý thì sẽ ngày càng tốt lên. Tính chất đặc biệt này của đất địi hỏi phải hết sức
chú ý trọng việc sử dụng đất. Một trong những vấn đề bảo vệ đất quan trọng
nhất là ngăn ngừa và dập tắt các q trình xói mịn do nƣớc và gió gây nên. Các
q trình xói mịn có tác hại rất lớn đến sản xuất nơng nghiệp. Do hậu quả của
các q trình xói mịn và rửa trôi đất mặt bằng hằng năm một lƣợng chất dinh
dƣỡng khổng lồ bị nƣớc cuốn ra sông rồi ra biển. Q trình xói mịn tầng nền đất
tạo thành các khe xói, làm tăng tốc đọ dịng chảy bề mặt của nƣớc mƣa và lƣợng
đất bị cuốn trôi sẽ bồi đắp gây nên hiện tƣợng bị tắt nghẽn dịng sơng, gây sụt lở
ở những triền sông lớn thuộc vùng hạ lƣu.
Nạn xói mịn do gió gây ra cũng mang lại hậu quả không nhỏ. Những
trận bão gây ra những cơn lốc bụi, cát cuốn đi lớp đất màu mỡ trền bề mặt, phá
hoại hoa màu. Ở ven biển lốc cát tấn cơng làng mạc, đồng ruộng làm thay đổi
địa hình, thay đổi các tình chất đất, đe dọa mùa màng, vùi lấp các nguồn nƣớc,
đƣờng giao thơng. Bên cạnh đó cịn phải chống các q trình ơ nhiễm đất, bảo
vệ các yếu tố của mơi trƣờng thiên nhiên.
Để tránh lãng phí, khi cấp đất cho các nhu cầu phi nông nghiệp, trong các
đồ án quy hoạch sử dụng đất phải bố trí hợp lý các cơng trình nhà ở và phục vụ
sản xuất theo tinh thần hết sức tiết kiêm. Khi phân bổ quỹ đất phải đảm bảo quỹ
đất đƣợc khai thác sử dụng hợp lý, tránh tình trạng đất bỏ hoang. Đồng thời
thƣờng xuyên quan tâm đến công tác bảo vệ môi trƣờng , đặc biệt những khu
vực xung quanh các khu công nghiệp, khu chế xuất…
* Tổ chức phân bổ hợp lý quỹ đất cho các ngành

Khi phân bổ quỹ đất cho các ngành cần đảm bảo phù hợp với lợi ích của
nền kinh tế quốc dân nói chung và từng nhành nói riêng, trong đó ƣu tiên cho
nơng nghiệp. Thực chất của việc thành lập một đơn vị sử dụng đất phi nơng
nghiệp chính là việc lấy một khoảng đất nào đó từ đất dự trũ quốc gia hoặc lấy
từ đất nơng lâm nghiệp để bố trí cho một cơng trình phi nơng nghiệp nào đó.
Trong khi đó, ngành phi nơng nghiệp cũng có những u cầu rất đặc thù trong
quá trình sử dụng đất, do vậy khác với ngành nông nghiệp, không phải bất cứ
khu vực đất đai nào cũng có thể sử dụng vào mục đích nơng nghiệp. Do vậy,
trong q trình phân bổ đất đai trên cơ sở cân đối quỹ đất cho quá trình phát
triển ƣu tiên đất cho ngành nông nghiệp, những diện tích đất cấp cho các nhu
cầu phi nơng nghiệp nên lấy từ đất khơng sử dụng hoặc sử dụng có hiệu quả
kém trong nông nghiệp.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
11


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

* Sử dụng đất phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của
vùng lãnh thổ
Mỗi vùng, mỗi đơn vị sử dụng đất đều có những đặc điểm khác biệt về
điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. Nếu khơng tính đến điều đó thì khơng thể tổ
chức sử dụng hợp lý đất đai. Cần nghiên cứu kỹ các điều kiện tự nhiên về đặc
điểm thổ nhƣỡng, đặc điểm địa hình, đặc điểm tiểu khí hậu, tính chất thảm thực
vật tự nhiên, đặc điểm hệ thống thủy văn… các điều kiện xã hội nhƣ dân số và
lao động, mức độ trang bị về vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế, mức

độ phát triển khoa học kỹ thuật, khả năng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản
xuất và sử dụng đất… Vì các nhân tố này có ảnh hƣởng rất lớn đến việc sử dụng
đất của vùng lãnh thổ, do chúng có khả năng xác định đƣợc cơng dụng của đất
cũng nhƣ có ảnh hƣởng đến việc quyết định sử dụng đất vào các mục đích cụ thể.
1.1.2.4. Một số vấn đề chủ đạo trong q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp
sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam và các văn bản pháp lý có liên quan
đến sử dụng đất nơng nghiệp, đất phi nông nghiệp từ năm 2003 đến nay
Phát triển nông nghiệp, công nghiệp và nhà ở là ba lĩnh vực vơ cùng quan
trọng trong q trình phát triển của đất nƣớc , chúng có mối quan hệ hữu cơ, gắn
bó mật thiết với nhau. Q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nơng
nghiệp ( trong đó chú trọng đến đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất
ở) là tất yếu đối với bất kì quốc gia nào có diện tích đất nơng nghiệp chiếm tỷ
trọng lớn trong tổng diện tích tự nhiên khi thực hiện các chính sách của q trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Một trong những vấn đề cơ bản của phát
triển kinh tế - xã hội hiện nay là không ngừng nâng cao vị thế của đất nƣớc trên
trƣờng quốc tế với nền kinh tế hiện đại, mặt khác nâng cao đời sống cho nhân
dân, trong đó đặc biệt chú trọng đến nông dân, nâng cao thu nhập và nơi ở ổn
định. Đặc biệt, tạo việc làm cho khu vực nơng thơn từ nơng nghiệp cịn nhiều vấn
đề khó khăn và cịn nhiều hạn chế, do đó việc làm từ lĩnh vực nơng nghiệp trong
giai đoạn hiện nay có ý nghĩa sống cịn đối với nơng dân, đất nơng nghiệp vẫn là
tƣ liệu sản xuất hàng đầu của ngƣời dân trong những thập kỷ tới. Trong quá trình
phát triển cần có chính sách phù hợp nhằm tạo ra sự hài hòa cho các nhu cầu sử
dụng đất nhất là việc chuyển đất nơng nghiệp cho các mục đích phi nơng nghiệp.
Hiện nay các địa phƣơng trong nƣớc chƣa có cơng trình nghiên cứu cụ thể
về tác động của q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp mà
chỉ nghiên cứu thông qua các biểu hiện khác nhƣ: tác động của cơng nghiệp hóa,
đơ thị hóa…
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257

12


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

Từ những vấn đề trên nhận thấy cần có sự nghiên cứu cụ thể trên
một địa bàn về tác động của quá trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang phi
nơng nghiệp, để thơng qua đó biết đƣợc những tác động tích cực, tiêu cực và có
hƣớng giải quyết phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của địa phƣơng
và tránh đƣợc những hệ lụy do quá trình này mang lại.
* Đất nông nghiệp:
- Luật đất đai 2003 của Quốc hội nƣớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về đất đai, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
- Nghị quyết 51/2001/QH10 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/09/2003, đây là văn bản pháp
luật đầu tiên cho quản lý và sử dụng đất nông nghiệp. Nghị định gồm 6 Chƣơng,
27 Điều đề cập đến quy định, điều tra, lập kế hoạch bảo tồn và phát triển các
vùng đất nông nghiệp.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về thi hành Luật Đất
đai. (chƣơng III : chế độ sử dụng đất nông nghiệp).
- Nghị định 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ quy định
khung giá các loại đất để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất khi giao đất, cho
thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thƣờng thiệt hại về đất khi thu hồi,
trong đó có quy định đối với đất có mặt nƣớc ni trồng thủy sản.
- Thơng tƣ số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính về
hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 118/2004/NĐ-CP.
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi
thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc thu hồi đất.

- Thông tƣ số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính về
hƣỡng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP.
- Nghị định 135/2005/NĐ-CP ngày 08/11/2005 về việc giao khoản đất
nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nƣớc ni trồng thủy sản ban hành
ngày 08/11/2005.
- Nghị quyết 1126/2007/NQ-UBTVQH 11 quy định về hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào
mục đích nơng nghiệp.
- Cơng văn 1796/TTg-KTN ngày 05/10/2010 về chuyển mục đích sử dụng
đất nông nghiệp để thực hiện các dự án do Thủ tƣớng Chính phủ ban hành.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
13


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

- Nghị định 20/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành Nghị
quyết 55/2010/QH12 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp.
* Đất phi nông nghiệp:
- Luật đất đai 2003 của Quốc hội nƣớc cộng hòa chủ nghĩa Việt Nam về
đất đai, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
- Nghị định 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về chuyển
mục đích sử dụng đất phi nơng nghiệp.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 29/10/2004 về thi
hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định

bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện
quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ khi Nhà nƣớc
thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
- Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2008 của Chính phủ về Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái
định cƣ.
- Thông tƣ 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và
Môi trƣờng về Quy định chi tiết về bồi thƣờng hỗ trợ, tái định cƣ và trình tự, thủ
tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
1.1.3 Tác động của quá trình chuyển đổi đất nông nghiêp sang đất phi nông
nghiệp
1.1.3.1. Tác động đến kinh tế
Q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp có tác
dụng tích cực, góp phần tăng nhanh tổng giá trị sản xuất, đƣa nền kinh tế của địa
phƣơng ngày càng đi lên và chuyển dịch đúng hƣớng. Cơ cấu kinh tế chuyển
dịch mạnh. Giá trị sản xuất các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại
– dịch vụ tăng trƣởng dần qua các năm, bên cạnh đó giá trị ngành nơng, lâm,
ngƣ lại giảm dần. Qua đó, nâng cao thu nhập bình qn đầu ngƣời giúp cải thiện
đơi sống của nhân, tạo tiền đề cho sự phát triển chính trị - xã hội ổn định.
1.1.3.2. Tác động đến xã hội
Chỉ tiêu về mặt xã hội là chỉ tiêu rất quan trọng, nó khơng chỉ phản ánh
tính hiệu quả của q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nơng
nghiệp, mà cịn thể hiện các chủ trƣơng chính sách của Đảng, chính sách pháp
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
14


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

luật của Nhà nƣớc. Đây là vấn đề nhạy cảm, tác động của quá trình chuyển dịch
này về mặt xã hội sẽ ảnh hƣởng đến lòng tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.
Q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp đã tác động đến việc chuyển dịch
cơ cấu lao động và tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Nhƣng xét cụ
thể về cơ hội việc làm cho những lao động nơng nghiệp sau khi mất đất sản xuất
thì số việc làm mới tạo ra không đủ cho số lao động vừa thất nghiệp. Hơn nữa,
việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp bằng hình thức đào tạo nghề vẫn mang tính
cục bộ, lao động sau khi đào tạo nghề vẫn khơng tìm đƣợc việc làm. Vì vậy cần
phải có những chính sách, đƣờng lối hợp lý, hiệu quả góp phần cải thiện chất
lƣợng, nâng cao trình độ dân trí, văn hóa và tay nghề lao động cho ngƣời dân.
Việc bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ khi nhà nƣớc thu hồi đất nói chung và
đất nơng nghiệp nói riêng cùng cây cối, cơng trình, vật kiến trúc trên đất đã đƣợc
thực hiện nghiêm túc theo quy định của nhà nƣớc. Tuy nhiên, trong q trình
thực hiện cịn gặp nhiều vƣớng mắc, nhiều lúc thiếu cơng khai, minh bạch, thậm
chí cố ý làm trái pháp luật, dẫn đến tình trạng khiếu kiện của ngƣời sử dụng đất
(trong đó chủ yếu là vấn để giá cả đền bù, chênh lệch giá và giá Nhà nƣớc đƣa ra
còn quá thấp so với giá thị trƣờng). Nƣớc ta đang đẩy nhanh quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trƣờng và vậy cần có những điều chỉnh
cần thiết để giá các loại đất do Nhà nƣớc ban hành sát với giá thị trƣờng, tránh
thiệt hại cho ngƣời sử dụng đất.
1.1.3.3. Tác động đến mơi trƣờng
Q trình phát triển kinh tế kéo theo sự phát triển của các KCN, TTCN là
điều tất yếu, tuy nhiên do việc phát triển chƣa hợp lý, thực hiện không nghiêm
các biện pháp bảo vệ môi trƣờng. Các cơ sở sản xuất trong KCN, TTCN chất
thải không đƣợc xử lý triệt để khi thải ra môi trƣờng đã gây ảnh hƣởng lớn đến
chất lƣợng nƣớc, đất, khơng khí và cảnh quan tự nhiên.
Nƣớc thải, khí thải và rác thải công nghiệp chủ yếu ở khu vực đô thị, các

nơi tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, nuôi trồng và chế biến thủy sản và
thực phẩm với quy mô từ nhỏ đến lớn đã và đang thải ra môi trƣờng các loại
chất thải rắn và lỏng, mà hầu hết các loại chất thải này chƣa đƣợc xử lý, đổ trực
tiếp ra các kênh dẫn, ao hồ hoặc nền đất tự nhiên trong vùng. Nƣớc, rác thải của
các khu dân cƣ, khu du lịch dịch vụ, đặc biệt là chất thải bệnh viện, cơ sở y tế
chứa hàm lƣợng lớn các chất hữu cơ, cặn vô cơ và vô số các vi khuẩn gây bệnh
theo mƣơng, kênh thải ra các dòng mặt rồi ngấm xuống làm biến đổi chất lƣợng
đất đai và nguồn nƣớc.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
15


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

Vì vậy, các ban nghành chức năng phối hợp với các tổ chức, cá nhân sản
xuất kinh doanh phải có những biện pháp kịp thời, hợp lý nhằm giải quyết các
vấn đề đăt ra trong q trình chuyển đổi đất nơng nghiệp sang đất phi nơng
nghiệp nhƣ: Có chính sách hỗ trợ hợp lý đối với ngƣời sử dụng đất có đất bị thu
hồi, đặc biệt chú trọng đến giải quyết việc làm và chuyển đổi nghề nghiệp; Thực
hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã
đƣợc phê duyệt. Thanh tra, kiểm tra kịp thời để xử lý những diện tích đất sau khi
chuyển mục đích sử dụng khơng hiệu quả, diện tích chậm đƣa vào sử dụng; Xây
dựng các cơng trình, dự án lớn phải có đánh giá tác động mơi trƣờng. Kiểm soát
chặt chẽ việc cấp giấy phép xả chất thải, xử lý nghiêm những cơ sở sản xuất
kinh doanh không chấp hành pháp luật Nhà nƣớc về bảo vệ môi trƣờng…... góp
phần xây dựng nền kinh tế, chính trị và xã hội bền vững.

1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Quá trình chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại
một số nƣớc trên thế giới
1.2.1.1. Trung Quốc
Trung Quốc là một nƣớc có dân số đơng nhất thế giới( 1,340 tỷ ngƣời –
năm 2011). Trong hơn 20 năm cải cách kinh tế, mức tăng trƣởng GDP của
Trung Quốc đạt 9,7%/năm, đƣợc xếp vào nƣớc có mức tăng trƣởng cao hàng
đầu thế giới, khoảng 250 triệu ngƣời dân Trung Quốc đã đƣợc đƣa lên mức đói,
nghèo. Trong kì tích đó, nơng nghiệp đã đóng một phần quan trọng, khơng chỉ
giải quyết tốt các nhu cầu thiết yếu mà nó cịn tạo cơ sở căn bản cho q trình
cơng nghiệp hóa. Trong vịng 20 năm, tốc độ tăng trƣởng bình quân của giá trị
sản lƣợng nơng nghiệp bình qn của Trung Quốc đạt 6,5%, vƣợt qua tốc độ
phát triển bình quân của thế giới trong thời gian đó. Năm 1999 sản lƣợng nơng
nghiệp Trung Quốc tiếp tục tăng về mọi mặt, sản lƣợng lƣơng thực, bơng và hạt
có dầu lần lƣợt là 508,39 triệu tấn; 3,83 triệu tấn và 26,012 triệu tấn, tăng tƣơng
ứng 66,7%, 76,7% và 400% so với năm 1987. Nhờ đó tình trạng thiếu hụt triền
miên các sản phẩm nơng nghiệp chính cuối cùng cũng chấm dứt. Hiện nay, sản
lƣợng trung bình hàng năm của các sản phẩm nhƣ thịt, trứng và sữa tính trên
đầu ngƣời đạt 50kg, 17kg và 6,6 kg, gần bằng hoặc vƣợt mức trung bình của thế
giới. Vấn đề thiếu hụt lƣơng thực đã từng gây khó khăn cho nơng dân Trung
Quốc hàng năm qua đã đƣợc giải quyết. Số lƣợng doanh nghiệp ở thành phố
tăng lên đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nơng nghiệp. Hàng
ngàn thành phố đang đóng vai trị quan trọng trong việc xóa bỏ sự khác biệt giữa
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
16


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

thành thị và nông thôn. Hiện Trung Quốc đã ở vào giai đoạn có thể thúc đẩy xây
dựng nơng nghiệp hiện đại vì đã có điều kiện thuận lợi trong đó về tổng thể đã
có thể thực hiện” lấy cơng nghiệp thúc đẩy nông nghiệp, lấy thành thị dẫn dắt
nông thôn”.
Bên cạnh những thành công to lớn về kinh tế, xã hội của cơng cuộc đổi
mới, q trình phát triển kinh tế ở Trung Quốc đã và đang chứa đựng nhiều nguy
cơ và thách thức, trong những năm gần đây nền kinh tế Trung Quốc đang đối
mặt với tình trạng” phát triển nóng”. Trong đó chính sách sử dụng đất nơng
nghiệp, chính sách đơ thị hóa và cơng nghiệp hóa đã có tác dụng không nhỏ đến
kinh tế, xã hội Trung Quốc. Có thể thấy tác động chuyển dịch đất nơng nghiệp ở
Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn, phụ thuộc nhiều chính sách đất đai. Có
thời kì chính sách ƣu tiên phát triển công nghiệp đã làm chênh lệch thu nhập
giữa nông thôn với thành thị tăng lên đáng kể. Cũng có giai đoạn thực hiện
chính sách cải cách thị trƣờng nông sản, vật tƣ nông nghiệp đã tạo cho hàng
chục triệu lao động có việc làm, tăng thu nhập cho nơng dân.
Q trình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Trung
Quốc đã làm cho đất canh tác của công dân giảm đi đáng kể, hiện nay đất canh
tác bình quân đầu ngƣời của Trung Quốc chỉ bằng 1/3 mức bình qn thế giới.
Vì vậy, cần có chính sách và giải pháp phù hợp nhằm hạn chế tối đa việc chuyển
đổi đất nông nghiệp sang đất phi nơng nghiệp nhằm tạo sự hài hịa, khơng mất
cân đối trong quá trình phát triển của đất nƣớc.
1.2.1.2. Nhật Bản
Nhật Bản là nƣớc tiến hành cải cách sớm nhất Châu Á, quá độ từ nền kinh
tế phong kiến tiểu nông với tài ngun thiên nhiên nghèo nàn lên cơng nghiệp
hóa. Sự phát triển của q trình cơng nghiệp hóa ở Nhật Bản bắt đầu bằng một
thời gian dài tăng trƣởng nhanh sản xuất nông nghiệp. Tăng trƣởng nông nghiệp
không gắn với quá trình tái cơ cấu tổ chức sản xuất làm phá sản hàng loạt các hộ

tiểu nông, tập trung đất đai vào các trang trại lớn và công ty nông nghiệp hay mở
mang các vùng đất mới. Trải qua hơn một thế kỷ phát triển, Nhật Bản đã trở
thành cƣờng quốc kinh tế trên thế giới có nền cơng nghiệp hiện đại, tuy đơn vị
sản xuất nơng nghiệp chính vẫn là các hộ gia đình nhỏ, mang đậm nền văn hóa
lúa nƣớc. Trong nơng nghiệp, đã chú trọng các công nghệ thu hút lao động và
tiết kiệm đất nhƣ kỹ thuật tƣới tiêu, kỹ thuật lai tạo giống, cách sử dụng phân
bón nên năng suất cây trồng tăng cao. Hạ tầng nông nghiệp rất đƣợc quan tâm
và cùng với đó là việc ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
17


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

đã tạo ra động lực thúc đẩy nông dân áp dụng khoa học công nghệ tăng năng
suất cây trồng. Đất đai đƣợc chia cho mọi nông dân tạo nên tầng lớp nông dân
sở hữu ruộng đất nhỏ.
Thành công to lớn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản đó là thực hiện
chính sách phi tập trung công nghiệp, đƣa sản xuất công nghiệp về nông thôn
làm cho cơ cấu kinh tế nông thơn thay đổi theo hƣớng tích cực hơn. Đây chính
là sự kết hợp hài hịa giữa nơng nghiệp, nơng thơn với cơng nghiệp và đơ thị
trong q trình đơ thị hóa. Xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp nhƣ
phát triển các ngành công nghiệp thu hút lao động, phân bổ các ngành công
nghiệp, các nhà máy về nông thôn và từ đó đã làm cho thu nhập phi nơng
nghiệp từ nông thôn tăng nhanh và đã giải quyết đƣợc một lƣợng lớn lao động
ở nơng thơn.

Với chính sách tiết kiệm đất đai triệt để, chính sách bảo hộ sản xuất nông
nghiệp đồng nghĩa với việc hạn chế tối đa chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất
phi nông nghiệp, cùng với các cơ chế chính sách uyển chuyển phù hợp với từng
giai đoạn phát triển, nông nghiệp Nhật Bản đã tác động một cách tích cực đến sự
phát triển kinh tế, xã hội của Nhật Bản.
1.2.1.3. Đài Loan
Đài Loan là nƣớc cộng hịa với diện tích tự nhiên là 36.000km2, dân số là
22.700.000 ngƣời. Cuối những năm của thập niên 60, kinh tế nông nghiệp Đài
Loan đã đạt đến điểm huy động hết lao động sẵn có ở nơng thơn. Thu nhập của
nông hộ đƣợc bổ sung một phần lớn từ thu nhập phi nơng nghiệp, chính sách
phân phối thu nhập công bằng ở nông thôn đƣợc thực hiện, hiện tƣợng phân hóa
giàu nghèo cơ bản đƣợc giải quyết, cơ giới hóa đƣợc áp dụng rộng rãi trong
nơng nghiệp, sản lƣợng nông nghiệp không ngừng tăng lên, xuất khẩu nông sản
phát triển. Tuy nhiên, Đài Loan mắc phải các vƣớng mắc đó là: sản xuất nơng
nghiệp phải hƣớng tới chất lƣợng và giá trị cao nhằm đáp ứng ngày cao của xã
hội và tạo ra sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế, phải đảm bảo cho thu nhập
của nông dân theo kịp các lĩnh vực khác của nền kinh tế, chuyển lợi nhuận từ
cơng nghiệp sang nơng nghiệp. Đâì Loan đã tiến hành cải cách ruộng đất với
mục tiêu mở rộng quy mô nông trại, hợp tác sản xuất, áp dụng các kỹ thuật mới
nhƣ cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất nơng nghiệp. Q trình đơ thị hóa và
tập trung hóa các đơ thị lớn một cách hợp lý nên hầu hết nông dân ở lại nơng
thơn và có đƣợc thu nhập ổn định từ cơng nghiệp địa phƣơng, chính vì thế đã tạo
đƣợc sự cân bằng giữa nông thôn và thành thị.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
18


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

1.2.2. Chuyển dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp ở Việt Nam
Các chính sách đất đai ngày càng đƣợc thay đổi phù hợp với xu hƣớng
phát triển, việc khai hoang, phục hóa đã tăng đáng kể diện tích canh tác, khai
thác tốt tiềm năng đất đai hơn. Ngƣời sử dụng đất đã tích cực đầu tƣ cải tạo và
bồi bổ đất bằng cách đầu tƣ thủy lợi, giao thông, ngăn mặn, rửa chua.Góp phần
tăng trƣởng nơng nghiệp Việt Nam.Q trình tích tụ ruộng đất để hạn chế tình
trạng manh mún của ruộng đất và hình thành các đơn vị sản xuất nông nghiệp
qui mô lớn. Hệ số sử dụng đất ngày một nâng cao. Bên cạnh đó vẫn cịn một số
hạn chế trong tổ chức và sử dụng ruộng đất.Hệ số sử dụng đất có tăng nhƣng
vẫn cịn ở mức thấp, quá trình thâm canh tăng mạnh khai thác đất đai quá mức
và làm đất ngày một suy thoái hơn. Diện tích đất canh tác giảm mạnh do q
trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa. Tình trạng phá rừng cịn diễn ra mạnh làm độ
che phủ rừng giảm, gây ra các hiện tƣợng bất thƣờng của thời tiết nhƣ lũ lụt, hạn
hán…Trƣớc những nguy cơ của thiên tai trong những năm qua nhà nƣớc đã có
nhiều chính sách nhằm tăng độ che phủ rừng tăng 31,9% năm 2009 lên 42%
năm 2010 và phấn đấu đạt 47% vào năm 2020. Tính đến thời điểm năm 2011, cả
nƣớc chỉ còn hơn 9 triệu ha, trong đó có khoảng 4 triệu ha là đất trồng lúa.
Trung bình mỗi năm từ 1996 - 2010 có khoảng 70.000 ha đất nơng nghiệp bị lấy
để xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp. Nhiều thửa ruộng đƣợc coi là "bờ
xôi ruộng mật" cũng bị trƣng dụng. Vì vậy, đất nơng nghiệp tính bình qn đầu
ngƣời đã bị giảm xuống cịn 900m², trong đó đất trồng lúa chỉ cịn 465m². Chƣa
kể, đất đai nơng nghiệp cịn bị chia nhỏ rất manh mún, mỗi hộ gia đình có tới 67 mảnh ruộng, rất khó tìm đƣợc hộ có diện tích đất tới 3 ha. Đây chính là sức ép
lớn cho nông nghiệp một khi muốn tiến lên sản xuất lớn, sử dụng máy móc kỹ
thuật hiện đại, ứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm đem lại năng suất, chất lƣợng
và hiệu quả cho nơng nghiệp.
1.2.3. Khái qt tình hình chuyển dịch đất nơng nghiệp sang đất phi nơng
nghiệp ở tỉnh Nghệ An

Nghệ An là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực miền
Trung, có nề kinh tế đang trên đà phát triển theo hƣớng công nghiệp hóa – hiện
đại hóa. Với xu thế phát triển này nhu cầu về đất ở, đất xây dựng các khu cơng
nghiệp, các cơng trình ở Nghệ An… ngày càng trở nên cấp bách để bắt kịp với
nhịp độ phát triển của cả nƣớc. Nguyên nhân này đã làm cho thức trạng chuyển
dịch đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang
diễn ra sôi động.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
19


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

Năm 2012, tỉnh Nghệ An đã tiến hành thống kê đất đai với tổng diện tích
tự nhiên năm 2012 tồn tỉnh là 1.649.182,10 ha (chiếm 32% diện tích của vùng
Bắc Trung Bộ và chiếm 4,98% diện tích cả nƣớc). Trong đó:
- Nhóm đất nơng nghiệp là 1.238.315,47 ha, chiếm 75,09% diện tích tự
nhiên; đất nơng nghiệp. Trong đó: đất trồng lúa 104.540,54 ha, chiếm 8,44%
diện tích đất nơng nghiệp; đất trồng cây lâu năm 64.026,41 ha, chiếm 5,17%; đất
rừng phòng hộ 302.068,47 ha, chiếm 24,74%; đất rừng đặc dụng 169.207,20 ha,
chiếm 13,67%; đất rừng sản xuất 501.634,85 ha, chiếm 40,15%; đất nuôi trồng
thuỷ sản 7.457,50 ha, chiếm 0,6%; đất nông nghiệp khác 265,57 ha.
- Nhóm đất phi nơng nghiệp là 124.653,13 ha, chiếm 75,09% diện tích tự
nhiên. Trong đó: đất trụ sở cơ quan, cơng trình sự nghiệp 439,00 ha, chiếm
0,35% diện tích đất phi nơng nghiệp; đất quốc phịng 4.065,70ha, chiếm 3,43%;
đất an ninh 420,35ha, chiếm 0,27%; đất khu công nghiệp 573,97 ha, chiếm

0,46%; đất cho hoạt động khoáng sản và đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
3.669,74 ha; đất di tích danh thắng 169,79 ha, chiếm 0,14%; đất xử lý chôn lấp,
rác thải 145,15 ha, chiếm 0,11%; đất tơn giáo, tín ngƣỡng 354,74 ha, chiếm
0,28%; đất nghĩa trang, nghĩa địa 6.636,42 ha, chiếm 5,32%; đất phát triển hạ
tầng 52.387,69 ha, chiếm 42,03%; đất phi nơng nghiệp cịn lại 7,56%.
- Nhóm đất chƣa sử dụng là 286.213,50 ha, chiếm 17,35% diện tích tự
nhiên. Trong đó: đất bằng chƣa sử dụng 10.768,05 ha chiếm 3,76% diện tích đất
chƣa sử dụng; đất đồi núi chƣa sử dụng 264.859,24 ha, chiếm 92,54%; núi đá
khơng có rừng cây 10.586,21 ha, chiếm 3,69%.
Xu hướng biến động các loại đất
Căn cứ thực tế biến động đất đai những năm qua cho thấy đất đai tỉnh
Nghệ An có xu hƣớng biến động theo quy luật sau:
- Một số chỉ tiêu diện tích đất nơng nghiệp giảm dần nhằm giải quyết đất
cho các mục đích khác và cho nhu cầu cơng nghiệp hóa, phát triển đơ thị.
- Đất phi nơng nghiệp tăng lên cùng với q trình gia tăng dân số tự nhiên
và sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, công nghiệp và các cơng trình
xây dựng khác.
- Đất chƣa sử dụng giảm dần do việc cải tạo nhằm đƣa vào sản xuất nơng
nghiệp và sử dụng vào các mục đích chun dùng khác.
Trong những năm qua các loại đất đều có sự biến động, đất nơng nghiệp
có xu hƣớng giảm dần, đất phát triển hạ tầng, đất ở nông thôn và đô thị tăng phù
hợp với quy luật của xã hội là sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên những
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
20


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

năm tới cùng với sự phát triển nhanh của nền kinh tế thị trƣờng, nhu cầu sử dụng
đất cho các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công
nghiệp, nhà ở đô thị và nông thôn sẽ tăng mạnh, yêu cầu đặt ra là phải lập quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất để vừa bảo vệ nghiêm ngặt vùng đất lúa năng suất
cao vừa đáp ứng yêu cầu sử dụng đất vào mục đích khác cho phù hợp, đạt hiệu
quả cao nhất.

SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
21


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

CHƢƠNG 2. TÁC ĐỘNG CỦA Q TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐẤT
NƠNG NGHIỆP SANG ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
2.1. Khái quát về địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Nghi Lộc là một huyện đồng bằng ven biển, nằm từ 18 041' đến 18054' vĩ
độ Bắc và 105028' đến 105045' kinh độ Đơng.
- Phía Bắc giáp:

Huyện Diễn Châu, n Thành


- Phía Nam giáp: Huyện Nam Đàn, Hƣng Nguyên và thành phố Vinh
- Phía Đơng giáp: Thị xã Cửa Lị và biển Đơng
- Phía Tây giáp:

Huyện Đơ Lƣơng.

Huyện Nghi Lộc là khu vực vùng đệm của thành phố Vinh và thị xã Cửa
Lị, có tiềm năng phát triển kinh tế xã hội. Các khu công nghiệp và nhà máy sản
xuất kinh doanh đƣợc ƣu tiên phát triển để đảm bảo mục tiêu theo hƣớng cơng
nghiệp hố, hiện đại hố của tỉnh Nghệ An. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu
hút các nguồn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Trong
tƣơng lai không xa huyện Nghi Lộc và thị xã Của lò sẽ sát nhập vào Thành phố
Vinh để mở rộng và trở thành Thành phố Trực thuộc Trung ƣơng.
Với lợi thế là huyện cửa ngõ của thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò, cơ sở
hạ tầng khá đồng bộ là điều kiện để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển kinh
tế xã hội nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng về đất đai, tài nguyên và trí lực
trong chiến lƣợc phát triển kinh tế- xã hội theo hƣớng công nghiệp hố và hiện đại
hố, hồ nhập với xu thế chung của tỉnh và khu vực.
2.1.1.2. Địa hình
Nghi Lộc là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có hƣớng
thấp dần từ Tây sang Đơng và có thể chia thành 2 vùng lớn:
- Vùng bán sơn địa
Phía Tây và Tây Bắc của huyện có nhiều đồi núi cao, địa hình chia cắt
mạnh, độ dốc lớn do chia cắt bởi những khe suối; tại những khu vực này có
những vùng đồng bằng phù sa xen kẽ tƣơng đối rộng, một số hồ đập lớn đƣợc xây
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
22



Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

dựng nên đây cũng là vùng cung cấp lƣơng thực cho huyện, với diện tích đất tự
nhiên khoảng 18.083 ha, chiếm 52% so với tổng diện tích của cả huyện. Gồm các
xã Nghi Lâm, Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Mỹ, Nghi Văn, Nghi Kiều,
Nghi Phƣơng, Nghi Hƣng, Nghi Đồng. Vùng này chiếm diện tích khá lớn nhƣng
tập trung ít dân cƣ khoảng 57.842 ngƣời chiếm 31,4% tổng dân số của cả huyện.
- Vùng đồng bằng
Khu vực trung tâm và phía Đơng, Đơng Nam của huyện địa hình tƣơng đối
bằng phẳng, chỉ có ít đồi núi thấp xen kẽ độc lập, độ cao chênh lệch từ 0,6- 5,0 m,
với diện tích tự nhiên khoảng 16.686 ha, chiếm 48% so với diện tích của cả huyện.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Nghi Lộc hàng năm mang tính chất chuyển tiếp giữa khí
hậu Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Nhìn chung, khí hậu chịu ảnh hƣởng của khí hâu
nhiệt đới ẩm gió mùa. Những đặc trƣng về khí hậu là: Biên độ nhiệt độ giữa các
mùa trong năm lớn, chế độ mƣa tập trung vào mùa mƣa bão (tháng 8- tháng 10),
mùa nắng nóng có gió Lào khơ hanh, đó là những ngun nhân chính gây nên
mƣa lũ xói mịn hủy hoại đất nhất là trong điều kiện cây rừng bị chặt phá và sử
dụng đất không hợp lý.
2.1.1.4. Thủy văn
- Nguồn nƣớc mặt: Ngồi nƣớc mƣa thì nguồn nƣớc tƣới chính cho đồng
ruộng chủ yếu lấy từ kênh Nhà Lê, sông Tân Giai, sông Cấm, kênh Kẻ Gai và
một số hồ đập lớn ở vùng bán sơn địa để đáp ứng nhu cầu sản xuất của ngƣời
dân nhƣ đập Khe Nu, hồ Khe Thị, hồ Khe Gỗ, hồ Khe Bƣởi... Nghi Lộc có
nguồn nƣớc mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Cấm, sông Lam, Kênh
nhà Lê với 11 hồ chứa nƣớc, 18 đập chứa nƣớc với trữ lƣợng trên 21 triệu

m3 .
- Nguồn nƣớc ngầm: Nguồn nƣớc ngầm của huyện khá phong phú nhƣng
mới chỉ khai thác một lƣợng nhỏ để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, việc khai
thác để phục vụ sản xuất nông nghiệp là chƣa tƣơng xứng với tiềm năng sẵn có
của nó. Theo kết quả nghiên cứu địa chất thuỷ văn nguồn nƣớc ngầm trên địa
bàn huyện Nghi Lộc hiện có ở 3 tầng nƣớc chủ yếu, có ý nghĩa cho việc cấp
nƣớc sinh hoạt và xây dựng công nghiệp, phát triển kinh tế nhƣ các tầng chứa
nƣớc lỗ hổng Holocen; tầng chứa nƣớc lỗ hổng Plestocen và các tầng chứa nƣớc
khe nứt và khe nứt Karst. Đây là nguồn nƣớc cung cấp chủ yếu cho nhu cầu sinh
hoạt của ngƣời dân.
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
23


Đồ án tốt nghiệp

GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

2.1.1.5. Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhƣỡng tỉnh Nghệ An thì huyện Nghi Lộc có các
loại đất chính sau:
- Cồn cát trắng
Có ở tất cả các xã ven biển diện tích khoảng 1627,47 ha, chiếm 4,68%,
phân bổ thành từng bãi hoặc dải cồn cao, đây là loại đất xấu, khả năng trao đổi
Cation và giữ nƣớc rất thấp, hàm lƣợng mùn, đạm, lân tổng số và dễ tiêu đều
rất nghèo.
- Đất cát cũ ven biển
Phân bố hầu hết ở các xã vùng màu, diện tích khoảng 5045,37ha, chiếm

14,51% diện tích các loại đất. Đất có thành phần cơ giới là cát pha, hàm lƣợng
sét thấp, đất này bị phủ một lớp cát biển nên hạt thô và rời rạc, mùn ít, đạm tổng
số và đạm dễ tiêu đều nghèo, lân, kali tổng số và dễ tiêu nghèo hoặc trung bình.
- Đất phù sa khơng được bồi, chua khơng Glây hoặc Glây yếu
Có ở các xã vùng lúa dọc theo hai bên sơng Nhà Lê, sơng Cấm, diện tích
khoảng 6.715 ha chiếm 19,30% diện tích các loại đất.
- Đất phù sa cũ có nhiều sản phẩm Feralit
Tập trung hầu hết các xã vùng lúa, đất có nguồn gốc của hệ thống sơng Cả
ở địa hình vàn, vàn cao, có diện tích khoảng 6.540 ha chiếm 18,79% diện tích
các loại đất. Đất có phản ứng từ chua đến trung bình, hàm lƣợng các chất dinh
dƣỡng từ trung bình đến nghèo. Địa hình tƣơng đối bằng phẳng, thích hợp cho
trồng lúa.
- Đất mặn
Phân bố ở vùng hạ lƣu sông Cấm thuộc các xã Nghi Quang, Nghi Tiến,
Nghi Thuận, Nghi Thiết, Nghi Xá và rải rác ở một số xã ven biển. Diện tích
997,59 ha chiếm 2,87% diện tích, một số diện tích đã đƣợc cải tạo để trồng lúa,
nuôi trồng thủy sản.
- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa
Phân bố ở một số thung lũng thuộc các xã Nghi Kiều, Nghi Văn, Nghi
Đồng, diện tích 2.629 ha chiếm 7,55% các loại đất; do quá trình tạo thành ruộng
bậc thang nên trồng lúa tƣơng đối ổn định.
- Đất dốc tụ
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
24


Đồ án tốt nghiệp


GVHD: Th.S Hồ Thị Thanh Vân

Diện tích khoảng 235 ha, chỉ chiếm 0,68% diện tích các loại đất, nằm rải
rác ở các xã Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam, Nghi Kiều. Đất do sản phẩm của
dốc tụ tạo thành, thƣờng sử dụng trồng hoa màu nhƣ: Đậu, vừng, lạc, sắn; khoai
lang hoặc trồng cây lâm nghiệp.
- Đất Feralit vàng đỏ vùng đồi
Phân bố ở các vùng bán sơn địa nhƣ: Nghi Công Bắc, Nghi Công Nam,
Nghi Văn, Nghi Kiều, Nghi Mỹ, Nghi Đồng. Diện tích khoảng 3.852 ha chiếm
11,08% diện tích các loại đất, phần lớn là phát triển trên đá cát kết và đá phiến sét,
còn rất ít là trên đá Axit và đá vơi.
- Đất Feralit xói mịn trơ sỏi đá
Phân bố ở các núi cao, nhiều nhất là các vùng bán sơn địa, diện tích
khoảng 7.129 ha, chiếm 20,49% diện tích các loại đất.
2.1.1.6. Tài ngun rừng
Diện tích đất rừng của huyện có 9.046,46 ha chiếm 25,99% diện tích
tự nhiên (Trong đó đất rừng sản xuất là 3.680,85 ha, đất rừng phòng hộ
5.365,61 ha). Rừng tập trung chủ yếu ở các vùng bán sơn địa trồng các loại
cây nhƣ thông, keo, phi lao, bạch đàn... và trồng rừng ngập mặn ở các xã
ven biển để chắn sóng, chắn gió.
2.1.1.7. Tài ngun khống sản
Tài ngun khống sản của huyện Nghi Lộc chủ yếu là nhóm làm vật liệu
xây dựng và một số ít kim loại màu. Đất sét, cao lanh ở xã Nghi Văn đƣợc phát
hiện thêm năm 2006, có trữ lƣợng khoảng 1,750 triệu m3. Đá xây dựng có ở các
xã Nghi Yên, Nghi Lâm, Nghi Tiến, Nghi Thiết, Nghi Phƣơng, Nghi Công Bắc,
Nghi Công Nam, Nghi Vạn,... Tuy trữ lƣợng không lớn nhƣng cơ bản đáp ứng
đƣợc nhu cầu xây dựng trên địa bàn của huyện và cung cấp cho các vùng phụ
cận. Sắt có ở xã Nghi Yên trữ lƣợng khoảng 841,8 ngàn tấn, tuy nhiên hàm
lƣợng sắt ít và non.
2.1.1.8. Tài nguyên biển

Huyện Nghi Lộc có 14 km bờ biển, có 6 xã ven biển gồm: Nghi Xuân,
Phúc Thọ, Nghi Quang, Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên. Vùng biển Nghi Lộc
còn có thế mạnh đặc biệt về du lịch và phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành
nghề. Với nhiều bãi biển đẹp, cảnh quan hấp dẫn nhƣ bãi biển cửa Hiền Nghi
Yên, du lịch Bãi Lữ Nghi Yên- Nghi Tiến, du lịch Mũi Rồng Nghi Thiết, bãi
Tiền Phong, khu du lịch Hải Thịnh,.... Diện tích vùng ven biển có thể khai thác
SVTH: Hồ Trung Đức

MSSV: 0952053257
25


×