Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu tác động của quá trình nuôi tôm đến nhiễm mặn đất huyện Giá Rai Bạc Liêu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.08 KB, 10 trang )

Nghiên cứu tác động của quá trình nuôi
tôm đến nhiễm mặn đất huyện Giá Rai -
Bạc Liêu
Quá trình
chuyển đổi đất
trồng lúa sang
nuôi tôm một
cách ồ ạt, không
theo đúng quy
hoạch tại huyên
Giá Rai tỉnh
Bạc Liêu trong
thời gian qua đã
nổi lên các vấn
đề về suy thoái
môi trường đất,
đặc biệt là quá
trình mặn hóa
đất. Điều này đã
và đang ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất tôm nuôi cũng như vấn đề an ninh
lương thực. Diện tích đất m
ặn liên tục tăng trên địa bàn huyện từ năm 2000 đến
2010, đặc biệt trong giai đoạn 2000-2004 diện tích đất mặn đã tăng gần 20 lần.

Bài này đánh giá tác động của quá trình nuôi tôm đến nhiễm mặn đất ở huyện Giá
Rai - Bạc Liêu, kết quả khảo sát cho thấy mức độ nhiễm mặn cao nhất ở mô hình
nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh, thấp nhất ở mô hình canh tác tôm - lúa.
Điều kiện thời tiết, hệ th
ống công trình thuỷ lợi phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng
yêu cầu của vùng nuôi, thiếu chủ động trong việc cấp nước ngọt và kỹ thuật cải tạo
ao không đúng quy cách, chỉ tập trung chủ yếu sử dụng các biện pháp cơ học, chưa


biết tận dụng tối đa nguồn nước mưa để rửa mặn là các nguyên nhân và tạo thành
p
hức hệ gây suy thoái môi trường đất mà trước hết quá trình mặn hoá tại vùng nuôi
tôm trên địa bàn huyện Giá Rai.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giá Rai là một huyện ven biển thuộc tỉnh Bạc Liêu, với các đặc trưng điển hình
của vùng Bán đảo Cà Mau nên kinh tế chủ yếu là nuôi trồng thủy sản, đặc biệ
t

<="" td="" style="cursor: pointer; padding-right: 10px; width:
216px;">


là nuôi tôm nước mặn, lợ. Nhận thức được hiệu quả kinh tế từ quá trình nuôi trồng
thuỷ sản mang lại, bắt đầu những năm 2000 huyện đã thực hiện chuyển đổi cơ cấ
u

sử dụng đất từ trồng lúa sang nuôi tôm, đặc biệt trong giai đoạn 2000 - 2004 đã
tăng 19,85 lần. Quá trình này bước đầu đã mang lại hiệu quả và cải thiện đời sống
của người dân trong vùng. Tuy nhiên sau một thời gian chuyển đổi, do quy hoạch
chưa đồng bộ và quá trình chuyển đổi diễn ra một cách tự phát với phương thức
nuôi chủ yếu vẫn là quảng canh, nên đã xuất hiện các dấ
u hiệu về suy thoái môi
trường đất. Trong đó vấn đề nổi cộm chính là sự mặn hoá của đất trên vùng nuôi.
Sau vài vụ bội thu giai đoạn 2004 – 2007, tôm bị dịch bệnh tràn lan đã khiến người
dân nhiều vùng trở nên trắng tay. Khi đó, dù người dân có muốn quay trở lại với
cây lúa thì năng suất cũng rất thấp do đất bị mặn hóa. Vấn đề đặt ra là cần xác định
được mức độ nhi
ễm mặn của đất do việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa
sang nuôi tôm. Khoanh vùng diện tích đất bị mặn để từ đó đề ra những hướng giải

quyết thích hợp nhằm cải tạo đất mặn. Nâng cao nhận thức của người dân về tác
hại của đất bị mặn hóa, ảnh hưởng của đất mặn đến năng suất nuôi tôm và tr
ồng
lúa, áp dụng các biện pháp cải tạo đất mặn để tăng năng suất. Góp phần giảm thiểu
những tác động xấu của việc nuôi tôm đến môi trường đất để nghề nuôi phát triển
theo hướng bền vững. Ngoài ra sẽ làm rõ được quá trình đất bị nhiễm mặn do nuôi
thủy sản, hậu quả của quá trình đó và những giải pháp cơ bản rửa mặn để có thể
s
ản xuất nông nghiệp và thủy sản kết hợp nông nghiệp (mô hình tôm - lúa) trên
vùng đất này có hiệu quả. Bài này bước đầu nghiên cứu tác động ảnh hưởng của
hoạt động nuôi tôm đến quá trình nhiễm mặn đất ở huyện Giá Rai - Bạc Liêu nhằm
thấy được những tác động xấu tới môi trường từ việc nuôi tôm không đúng kỹ
thuật, để từ đó có thể tìm ra các giải pháp cải tạo đất mặ
n nhằm khai thác một cách
hiệu quả nguồn tài nguyên đất vùng ven biển huyện Giá Rai nói riêng và tỉnh Bạc
Liêu nói chung.
II. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm nghiên cứu
N
ghiên cứu này là một phần kết quả của đề tài khoa học cấp Bộ [2],[7], được thực
hiện thí điểm trên các vùng đất nhiễm mặn tại 4 xã Long Điền, Tân Thạnh, Tân
Phong và Phong Thạnh thuộc huyện Giá Rai với các mô hình nuôi trồng thủy sản
(nuôi tôm) quảng canh, bán thâm canh và thâm canh.
2. Phương pháp nghiên cứu
a. Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu
N
hững số liệu và thông tin thứ cấp mang tính tổng quan được thu thập từ báo cáo
hàng năm của các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường,
nông nghiệp và thủy sản của tỉnh, chi cục thống kê, phòng nông nghiệp và phá
t


triển nông thôn huyện Giá Rai, số liệu thực tế tại các xã trên địa bàn nghiên cứ
u

bao gồm Long Điền, Tân Thạnh, Tân Phong và Phong Thạnh.
b. Phương pháp chuyên gia và điều tra cộng đồng
Phỏng vấn các kỹ sư nông nghiệp và thủy sản, các cán bộ quản lý phòng Tài
nguyên Môi trường, phòng Nông nghiệp và PTNT về tình hình nuôi thủy sản, mức
độ và diện tích nhiễm mặn đất do hoạt động nuôi tôm, các biện pháp cải tạo và
p
hục hồi vùng đất bị mặn hóa. Bên cạnh việc thu thập tài liệu từ các sở ban ngành,
công tác tham vấn trực tiếp các nông hộ cũng được thực hiện trên các mô hình nuôi
tôm với số lượng 40 mẫu phiếu soạn sẵn nhằm xác định các yếu tố từ chủ quan nh
ư

kinh nghiệm nuôi trồng của các nông hộ, kỹ thuật nuôi, chế độ lấy nước… có tác
động đến quá trình tích tụ mặn trong đất.
c. Phương pháp khảo sát thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm
Thiết lập mạng lưới lấy mẫu
: Để khảo sát đặc tính môi trường đất nhằm xác định
diễn biến độ mặn của đất vùng nghiên cứu theo thời gian trong điều kiện nuôi của
nông hộ, một mạng lưới các điểm lấy mẫu đã được thiết lập với 15 điểm mẫu phân
bố ở 4 xã: Long Điền, Tân Thạnh, Tân Phong, Phong Thạnh thuộc huyện Giá Rai.
P
hương pháp
l
ấy mẫu: Các điểm thu mẫu được lấy dựa trên các mô hình nuôi. Tại
mỗi điểm, đất sẽ được lấy tại 5 vị trí theo đường chéo góc và trộn lẫn với nhau
thành một mẫu. Đất được lấy ở 2 độ sâu: ở tầng mặt (0 - 20cm) và tầng 20 - 40cm.
P

hương pháp phân tích: Tất các các mẫu đất đều được bảo quản phân tích nhằm
xác định nồng độ muối tan của đất thông qua chỉ số độ dẫn điện dịch chiết bộ
t
nhão của đất được bão hòa (Electrical Conductance of the saturation paste extract-
ECe). Cách xác định độ dẫn điện riêng dựa theo TCVN 6650: 2000 và ISO
11265:1994.
d. Phương pháp thống kê, so sánh và đánh giá
Từ các số liệu thu được tiến hành thống kê những vùng nhiễm mặn, mức độ mặn,
so sánh tốc độ gia tăng diện tích mặn qua từng năm, mức độ tác động ảnh hưởng
của các mô hình nuôi đến môi trường đất.
III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Thực tr
ạng cơ cấu sử dụng đất huyện Giá Rai giai đoạn 2000- 2010

Hình 3.1: Diện tích trồng lúa và nuôi tôm qua các năm
N
hận thức được lợi nhuận từ quá trình nuôi trồng thuỷ sản mang lại, giai đoạn 200
0
- 2010 đã chứng kiến sự chuyển dịch mạnh mẽ từ diện tích đất trồng lúa sang nuô
i
thuỷ sản trên địa bàn huyện Giá Rai - Bạc Liêu. Từ biểu đồ hình 3-1 cho thấy diệ
n
tích trồng lúa từ năm 2000 đến nay liên tục giảm từ hơn 26 nghìn ha xuống cò
n
khoảng 7 nghìn ha, giảm 3,7 lần, diện tích giảm mạnh nhất diễn ra vào giai đoạ
n
2000 – 2004 khi các hộ dân ồ ạt chuyển sang nuôi tôm,[4]. Diện tích đất nuôi tô
m
liên tục tăng trong giai đoạn này có xu hướng tiếp tục tăng nhẹ trong những năm k
ế

tiếp. Trong giai đoạn này diện tích nuôi tôm trên toàn vùng đã tăng khoảng 2
0
lần,[5]. Quá trình chuyển đổi mạnh mẽ nhất được thực hiện tại các xã ven biển d
o
thuận lợi trong công tác dẫn nước vào nội đồng như các xã: Long Điền, Long Điề
n
Đông, Long Điền Tây, An Phước. Diện tích đất nuôi tôm tăng mang theo lợi nhuậ
n
đáng kể cải thiện đời sống của người dân địa phương. Tuy nhiên trong những nă
m
gần đây đã xuất hiện các dấu hiệu về ô nhiễm môi trường đất vùng nuôi như xuấ
t
hiện dịch bệnh, đất bị bỏ hoang hay các nông hộ không thể canh tác lúa do đất đ
ã
bị mặn hoá.
2. Hiện trạng môi trường đất khu vực nuôi tôm huyện Giá Rai
Thông qua công tác khảo sát thực địa và thu thập tài liệu trong phòng và ngoài hiện
trường cho thấy môi trường đất tại các xã: Long Điền, Long Điền Đông, Long
Điền Tây và An Phước bị nhiễm mặn ở mức trung bình không phù hợp để canh tác
lúa. Chỉ có xã Tân Thạnh với độ mặn thấp nên đã tiến hành trồng lúa được vào
mùa mưa và cho năng su
ất khá cao. Bên cạnh đó, trên địa bàn vùng nghiên cứu
xuất hiện nhiều khu vực có các ao nuôi bị bỏ trống, lớp muối trắng tích tụ trên bề
mặt, đất bị nứt nẻ do thiếu nguồn nước do có hiện tượng bồi lắng kênh rạch. Theo
khảo sát tại các ao nuôi mô hình quảng canh (QC) và quảng canh cải tiến (QCCT)
bị bỏ trống nhiều hơn so với ao nuôi theo mô hình thâm canh (TC) và bán thâm
canh (BTC).
Cùng với sự gia tăng diện tích nuôi tôm trên địa bàn huyện Giá Rai, trong thời gian
qua diện tích đất mặn cũng không ngừng tăng theo. Theo kết quả phân tích, thống
kê cho thấy từ năm 2000 đến nay, diện tích mặn đã tăng 30,5 lần, diện tích đất mặn

tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2000 – 2004 và vẫn có xu hướng tăng nhẹ trong
thời gian tới.
Hình 3.2: Đất bị
nứt nẻ và đọng váng
muối ở xã Long Điền
Hình 3.3: Đất bị mặn do mô hình QC ở
xã Long Điền Tây
Hình 3.4: Đất bị mặn do mô hình TC ở
xã Long Điền
Hình 3.5: Đất bị mặn do mô hình BTC ở
xã Long Điền

Hình 3.6: Diện tích đất mặn giai đoạn
2000 – 2008 trên địa bàn huyện Giá Rai
Hình 3.7 : Kết quả phân tích mẫu đất
ngày 25/3/2009
3. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm tới độ mặn của đất
Độ mặn của đất do ảnh hưởng của hoạt động nuôi tôm xác định bởi nồng độ muối
tan của đất được thể hiện bằng độ dẫn điện c
ủa dịch chiết bột nhão của đất được
bão hòa (Electrical Conductance of the saturation paste extract- ECe),[3]. Cách xác
định độ dẫn điện riêng dựa theo TCVN 6650: 2000 và ISO 11265:1994. Kết quả
khảo sát diễn biến hàm lượng ECe trong dung dịch đất bão hoà của vùng nghiên
cứu đối với các mô hình nuôi trồng thủy sản khác nhau được trình bày trong biểu
đồ từ Hình 3-7 đến 3-10.

Hình 3.8: Kết quả phân tích mẫu đất ngày 25/4/2009
Qua số liệu cho thấy độ mặn của đất ở lần 2 gi
ảm do tác động của thời tiết. Vì
trong thời gian này đã xuất hiện những cơn mưa. Chính nguồn nước ngọt từ nước

mưa đã phần nào làm giảm độ mặn của đất. Hoạt động nuôi tôm đã làm đất bị
nhiễm mặn ở mức trung bình. Trong đó nuôi theo mô hình BTC và TC gây mặn
cao hơn.

Hình 3.9: Mức độ ảnh hưởng của các mô hình nuôi đến quá trình nhiễm mặn đất
Độ mặn của đất ở xã Tân Thạnh n
ằm ở mức thấp, thuận lợi cho việc phát triển mô
hình tôm - lúa. Sau khi kết thúc vụ tôm vào tháng 5, các hộ dân cần tận dụng nước
mưa để ngâm ruộng nhằm rửa mặn cho đất và tiến hành sạ lúa. Khu vực thuộc các
xã Long Điền, Tân Phong, Tân Thạnh đất bị nhiễm mặn cao. Với độ mặn này sẽ
làm cho tôm nuôi dễ mắc bệnh và giảm năng suất.

Hình 3.10: So sánh độ mặn của đất qua 2 lần đo tại các mô hình nuôi
4. Nguyên nhân gây nhiễm mặn đất
a) Do điều kiện tự nhiên
Trong thời gian mùa khô từ tháng 1 đến tháng 4 có nhiều đợt gió mạnh với các
hướng Đông - Bắc, Đông - Đông Bắc ở vùng bờ biển phía Đông, các hướng gió
này gần như vuông góc với bờ và trùng với hướng cửa sông nên đã làm cho mực
nước ven bờ các cửa sông dâng cao hơ
n, chính điều này khiến cho mặn xâm nhập
sâu hơn vào nội đồng (Lê Sâm, 2006,[1]). Vùng nghiên cứu có hệ thống sông ngòi
kênh rạch dày đặc và được nối thông với nhau, chế độ dòng chảy gần như bị chế
độ thủy triều chi phối. Nguồn nước ngọt duy nhất có thể lấy được vào vùng nghiên
cứu là từ sông Hậu. Tuy nhiên về mùa khô lưu lượng thượng nguồn đạt giá trị thấp,
độ dốc lòng sông nhỏ, đị
a hình lại khá bằng phẳng nên đã tạo điều kiện cho nước
mặn ảnh hưởng và xâm nhập sâu trên dòng chính và trong nội đồng. Mặt khác thời
điểm mùa khô trùng với nhu cầu dùng nước tăng cao đã làm giảm lưu lượng dòng
chính và dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn càng sâu vào trong nội đồng.
b) Do cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Hệ thống thủy lợi ở Giá Rai được xây dựng chủ
yếu phục vụ trồng lúa nên khi
chuyển đổi cơ cấu sản xuất sang nuôi tôm thì nhiều nơi bộc lộ hạn chế. Với việc sử
dụng luôn hệ thống kênh cấp thoát nước chung khi trồng lúa trong hoạt động nuôi
tôm đã làm cho tình hình nhiễm mặn khó kiểm soát, dịch bệnh có khả năng lây lan,
vì vậy năng suất tôm nuôi qua từng năm có xu hướng giảm. Trong vùng chưa có
công trình điều tiết nước vào mùa khô, trong khi đ
ó nhu cầu sử dụng nước cho việc
nuôi tôm ngày càng tăng nhanh, đồng thời khả năng dự trữ nguồn nước về mùa
mưa rất khó. Do vậy dẫn đến tình trạng thiếu nước ngọt để rửa mặn cho đất, đất đai
ngày càng bị mặn hóa. Hệ thống kênh mương không hợp lý nên nhiều ao nuôi bị
bỏ trống khi vào vụ vì không dẫn nước được vào ruộng. Khí hậu nắng nóng và gió
mạ
nh trong mùa khô làm tăng cường độ bốc hơi nên tích tụ lớp muối trên bề mặt
từ đó gây mặn cho đất.
c) Do hệ canh tác và kỹ thuật nuôi trồng
Trước năm 2000 đây là vùng trồng lúa, sau đó người dân dần chuyển sang nuôi
tôm. Khi mới bắt đầu, do đất chưa bị nhiễm mặn nên con tôm sú cho hiệu quả cao
giúp làm giàu nhanh chóng. Từ đó bà con ồ ạt phá bỏ các ruộng lúa, dẫn nước mặn
vào nuôi tôm. Với việ
c chuyển đổi ồ ạt cơ cấu canh tác này đã làm cho bức tranh
xâm nhập mặn vùng nghiên cứu càng thêm phức tạp hơn, trong quá trình chuyển
đổi do phần lớn những khu vực được thực hiện một cách tự phát, thiếu quy hoạch,
thiếu biện pháp bảo vệ, phòng ngừa và các biện pháp kỹ thuật cần thiết khác không
chỉ gây nên suy thoái môi trường ngay tại khu vực chuyển đổi mà còn làm gia tăng
mức độ lan truyền mặn vào sâu trong nội đồng. Nhiều khu vực sự lan truyền mặn
diễn ra không kiểm soát được. Mô hình nuôi QC và QCCT nhiễm mặn thấp do hầu
hết các h
ộ chỉ tiến hành nuôi 1 vụ/năm vào mùa nước mặn. Đến mùa mưa, lợi dụng
nguồn nước ngọt từ nước mưa để ngâm ao giúp rửa mặn cho đất, các ao nuôi theo

mô hình này bị bỏ trống nhiều và tích tụ mặn do các hộ nuôi thiếu vốn và chưa chú
trọng vào công tác xây dựng hệ thống kênh mương cấp thoát nước, tình trạng thiếu
nước và hiện tượng bốc hơi mạnh sẽ làm lớp muố
i trắng tích tụ trên bề mặt,[6]. Mô
hình tôm - lúa bị thất bại ở 3 xã là do người dân xử lý ruộng nuôi chưa triệt để, làm
cho đất ngày càng bị tích tụ mặn cao. Đối với mô hình này, theo nguyên tắc vào
đầu mùa khô (khoảng tháng 11, 12), các hộ nuôi sẽ lấy nước vào ruộng nhờ thủy
triều mang theo tôm vào ao, hàng tháng đều có thu hoạch, đến cuối mùa khô đầu
mùa mưa (khoảng tháng 6) sẽ thu hoạch vụ cuối cùng, tiến hành cải tạo ao ruộng
chuẩn bị
trồng lúa. Tuy nhiên, hầu hết các nông hộ ở đây đã không nạo vét lớp phù
sa sau một năm canh tác trữ lại. Do đó sau vài vụ lớp đất mặt sẽ bị tích tụ mặn cao
và mặt ruộng bị nâng cao làm cho lượng nước vào bị giảm. Điều này dẫn đến tình
trạng thiếu nước để nuôi tôm và cũng không đủ lượng nước để rửa mặn cho vụ lúa.
Cứ như vậy
đất ngày càng bị nhiễm mặn nặng.
d) Do quản lý khai thác
Kỹ thuật canh tác cũng là một trong những yếu tố tác động mạnh mẽ đến độ mặ
n
tại các mô hình nuôi. Có một số hộ nuôi theo mô hình TC và BTC nuôi 2 vụ/năm
.
Vụ chính là vào mùa khô, vụ phụ vào mùa mưa. Đáng chú ý là giữa 2 vụ, các h

này không tiến hành cải tạo ao mà cho thả ngay tôm giống và canh tác liên tục t

năm này sang năm khác. Công tác cải tạo ao vẫn còn sơ sài nên đất có điều kiện b

mặn rất nhanh. Việc khai thác đất đai quá mức này làm cho đất luôn trong tìn
h
trạng ngập nước mặn và từ đó làm tăng độ mặn của đất. Ngoài ra, đối với hộ thuộ

c
các mô hình còn lại khi tiến hành cải tạo ao, nhiều hộ nuôi chỉ cho cày ải đất hoặ
c
bón vôi mà không thực hiện việc rửa mặn bằng nguồn nước ngọt. Với cách là
m
đơn giản này, đất không được rửa mặn một cách triệt để do đó tổng lượng muố
i
hoà tan trong đất ngày càng cao.
IV. KẾT LUẬN
Kết quả phân tích các số liệu thu được từ lấy mẫu thực địa và khảo sát hiện trường
trong thời gian nghiên cứu cho thấy diện tích đất chuyển đổi từ trồng lúa sang nuôi
tôm ngày càng tăng, trong khi đó trình độ kỹ thuật nuôi của các hộ dân còn thấp.
Khoảng 10% diện tích ao nuôi bị bỏ trống sau vài vụ nuôi do đất bị nhiễm mặn.
Các hộ nuôi theo mô hình QC và QCCT hầu hết chỉ nuôi 1 vụ vào mùa khô còn
mùa mưa để trống ao. Các hộ nuôi theo mô hình TC và BTC thì nuôi 2 vụ/năm v
à

nuôi liên tục từ năm này sang năm khác. Các nguyên nhân gây mặn đất được xác
định là do hệ thống công trình thủy lợi phục vụ nuôi tôm chưa đáp ứng đủ yêu cầ
u

vùng nuôi, hệ thống cấp thoát nước chưa hợp lý và còn chằng chịt, chưa có hệ
thống cấp thoát nước riêng biệt, còn thiếu chủ động trong việc cung cấp nước ngọt.
Kỹ thuật cải tạo ao nuôi chưa đúng quy cách, chủ yếu sử dụng biện pháp cơ học,
chưa biết tận dụng nguồn nước mưa để rửa mặn. Thời gian nuôi liên tục nên các ao
nuôi không được nghỉ
ngơi.
Ao/vuông nuôi tôm bị mặn cần được rửa nhiều lần, mỗi lần khoản
g
2.000m

3
nước/ha, nên rửa mặn vào lúc trời nắng to và thực hiện vào đầu mùa mưa
,
nước dùng để rửa mặn là nước mưa hoặc nước sông kênh được lấy theo con nước
.
Sau khi cày, bừa kỹ rồi chờ bùn lắng xuống mới tháo nước đi và cho nước mới vào
.
Cần chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, hệ thống kênh rạch cấp thoát nước (đào mươn
g
tiêu mặn cho nước thoát nhanh hơn), san phẳng mặt ruộng. Hình thành các vùng d

án có quy mô vừa và lớn cho nuôi tôm để được đầu tư đồng bộ, đảm bảo yêu cầ
u
p

t
triển bền vững và có hiệu quả cao, tiến hành nạo vét thường xuyên kênh rạc
h
để tránh hiện tượng bồi lắng. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, bố trí lịch thời vụ hợ
p
lý để giảm căng thẳng về nước tưới trong mùa khô hạn, nâng cao hiệu quả sử dụn
g
nước ngọt. Mở rộng mô hình nuôi QCCT và tôm - lúa. Còn với mô hình BTC v
à
TC cần cho ao nghỉ 1 năm sau 2 năm nuôi đảm bảo cho việc phát triển bền vững v
à
tránh đất bị nhiễm và tích tụ mặn.



×