Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường thcs huyện lộc hà, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 119 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐẶNG HỮU TƢỜNG

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS
HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN THỊ MỸ TRINH

VINH, 2014


2

LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn trƣờng đại học vinh, các khoa,
phòng, trung tâm, các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện để tôi học tập. Đặc
biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ
Trinh, ngƣời hƣớng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tơi trong việc định
hƣớng đề tài cũng nhƣ suốt quá trình nghiên cứu luận văn.
Xin chân thành cảm ơn lãnh đạo sở Giáo dục & Đào tạo Hà Tĩnh,
phòng Giáo dục&Đào tạo huyện Lộc Hà, các trƣờng trung học cơ sở trên địa
bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh, các đồng nghiệp, gia đình, bè bạn đã hỗ trợ,


cổ vũ và động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Mặc dù hết sức cố gắng, nhƣng luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót. Tác giả kính mong nhận đƣợc sự quan tâm và góp ý chân tình của
các nhà khoa học, quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Vinh, năm 2014
Tác giả
ĐẶNG HỮU TƯỜNG


3

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Mục đích nghiên cứu

3

3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu


3

4. Giả thuyết khoa học

3

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

3

6. Phƣơng pháp nghiên cứu

3

7. Phạm vi nghiên cứu

4

8. Đóng góp của luận văn

4

9. Cấu trúc của luận văn

5

Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS
6


1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

6

1.2. Một số khái niệm cơ bản

9

1.2.1. Thiết bị dạy học

9

1.2.2. Quản lý, quản lý thiết bị dạy học

12

1.2.3. Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học

16

1.3. Một số vấn đề về công tác thiết bị dạy học ở trƣờng THCS

19

1.3.1. Vị trí vai trị, ý nghĩa của thiết bị dạy học

19

1.3.2. Các yêu cầu đối với thiết bị dạy học


20

1.3.3. Những đặc trƣng chủ yếu của TBDH

22

1.3.4. Các loại thiết bị dạy học đƣợc sử dụng trong trƣờng THCS

23

1.4. Một số vấn đề về đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở

26


4
trƣờng THCS
1.4.1. Mục đích đổi mới cơng tác quản lý TBDH ở trƣờng THCS

26

1.4.2. Nội dung đổi mới công tác TBDH ở trƣờng THCS

27

1.4.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến đổi mới công tác quản lý TBDH ở
trƣờng THCS
27
1.5. Cán bộ quản lý, nhân viên phụ trách về thiết bị dạy học


27

1.6. Chỉ đạo của ngành GD&ĐT về quản lý thiết bị dạy học trong việc
nâng cao chất lƣợng giáo dục ở trƣờng THCS
Tiểu tiết chƣơng 1

29
32

Chƣơng 2. THỰC TRẠNG ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC
Ở TRƢỜNG THCS HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.

33

2.1. Khái quát về tình hình phát triển kinh tế- văn hóa- xã hội và giáo
dục huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
33
2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân số và nguồn nhân lực

30

2.1.2. Đặc trƣng kinh tế - xã hội

34

2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến
sự phát triển giáo dục nói chung, phát triển giáo dục tiểu học nói riêng 36
2.2. Khái quát về quá trình nghiên cứu thực trạng


37

2.2.1. Những phƣơng pháp xác định thực trang TBDH

37

2.2.2. Những nội dung tìm hiểu

37

2.3. Thực trạng trang thiết bị dạy học trƣờng THCS huyện Lộc Hà,
tỉnh Hà Tĩnh
39
2.3.1. Thực trạng về số lƣợng TBDH

39

2.3.2. Thực trạng về chất lƣợng TBDH

40

2.3.3. Thực trạng về phân bổ thiết bị theo môn

41

2.4. Thực trạng đổi mới quản lý TBDH ở các trƣờng THCS huyện Lộc
Hà, tỉnh Hà Tĩnh
45
2.4.1. Thực trạng về bảo quản, bảo dƣỡng TBDH


45

2.4.2. Thực trạng đầu tƣ TBDH

48

2.4.3. Thực trạng khai thác sử dụng

49


5
2.4.4. Thực trạng đội ngũ làm công tác quản lý TBDH

50

2.4.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến đổi mới quản lý TBDH ở
trƣờng THCS huyện Lộc Ha, tỉnh Hà Tĩnh
52
2.5. Đánh giá chung về thực trạng

53

Tiểu kết chƣơng 2

57

Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở
TRƢỜNG THCS HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH


59

3.1. Các nguyên tắc và định hƣớng đề xuất giải pháp đổi mới quản lý
TBDH của huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
59
3.2. Một số giải pháp đổi mới quản lý TBDH ở trƣờng THCS huyện
Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
63
3.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức và hiểu biết về TBDH và công
tác quản lý TBDH
63
3.2.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý hành chính, chun mơn

64

3.2.3. Giải pháp đảy mạnh hoạt động bồi dƣỡng cho đội ngũ làm công
tác TBDH và quản lí TBDH
63
3.2.4. Giải pháp đổi mới hình thức tổ chức, khai thác sử dụng TBDH

69

3.2.5. Giải pháp đổi mới thực hiện kế hoạch công tác TBDH

75

3.2.6. Giải pháp đổi mới kiểm tra đánh giá công tác TBDH

76


3.2.7. Giải pháp đổi mới cơ chế đầu tƣ nguồn lực và nhóm cac giải
pháp bổ trợ
80
3.3. Kết quả khảo sát, đánh giá về mức độ cấp thiết và tính khả thi của
các giải pháp đổi mới quản lý đã đề ra.
83
3.3.1. Mức độ cấp thiêt

84

3.3.2. Mức độ khả thi

85

Tiểu kết chƣơng 3

87

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

93

PHỤ LỤC

96



6


7
KÝ HIỆU VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
Chữ đầy đủ

Chữ viết tắt

Cán bộ quản lý

CBQL

Cơng nghiệp hóa

CNH

Cơ sở vật chất

CSVC

Giáo dục và đào tạo

GD&ĐT

Giáo viên

GV


Hiện đại hóa

HĐH

HS

HS

Phƣơng pháp dạy học

PPDH

Phƣơng tiện dạy học

PTDH

Sách giáo khoa

SGK

TBDH

TBDH

Trung học cơ sở

THCS


8

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1

Bản chất của quản lý

14

Sơ đồ 1.2

Cấu trúc hệ thống TBDH ở trƣờng PT

23

Sơ đồ 2.1

Phân loại TBDH

42

Sơ đồ 3.1

Cấu trúc hệ thống quản lý

68

Hình 2.1

Số lƣợng TBDH các phƣơng tiện và tài liệu trực quan

43


Hình 2.2

Số lƣợng TBDH thực hành thí nghiệm

43

Hình 2.3

Chất lƣợng TBDH các phƣơng tiện và tài liệu trực quan

44

Hình 2.4

Chất lƣợng TBDH thực hành thí nghiệm

45

Hình 2.5

Chất lƣợng TBDH qua nhận xét của GV

45


9
DANH MỤC BẢNG, BIỂU CÁC PHỤ LỤC
Bảng 1.1


Ma trận chức năng quản lý

15

Bảng 2.1

Tổng hợp tỷ trọng TB dùng chung

43

Bảng 2.2

Tổng hợp tỷ trọng TB chuyên môn

43

Bảng 2.3

Tổng hợp chất lƣợng TB

44

Bảng 2.4

Bảng tóm tắt thực trạng thiết bị các môn học

45

Bảng 2.5


Bảng điều kiện đảm bảo

45

Biểu 3.1

Kế hoạch đầu tƣ thiết bị

72

Biểu 3.2

Kế hoạch khai thác sử dụng

75

Biểu 3.3

Kế hoạch bảo dƣỡng sữa chữa

77

Biểu 3.4

Kế hoạch tự chế tạo TBDH

85

Bảng 3.1


Mức độ cấp thiết của các biện pháp

86

bảng 3.2

Mức độ khả thi của các biện pháp

87

Bảng 3.3

Tổng hợp mức độ khả thi và mức độ cấp thiết của
các biện pháp

87

Phụ lục 1

Bộ phiếu phỏng vấn CBQL trƣờng THCS

95

Phụ lục 2

Phiếu phỏng vấn giáo viên trƣờng THCS

103

Phụ lục 3


Phiếu phỏng vấn học sinh trƣờng THCS

106

Phụ lục 4

Phiếu hỏi ý kiến

108

Phụ lục 5

Phiếu trƣng cầu ý kiến

110


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1992) điều
35 ghi rõ: "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển
giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài".
Đặc biệt tinh thần Hội Nghị TW8- Khóa XI đã chỉ rõ cần đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục Việt Nam.
Mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dƣỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực công dân; đào tạo những ngƣời lao động có nghề, năng động và
sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có đạo đức, có ý chí vƣơn lên góp phần làm

cho dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Để thực hiện đƣợc mục tiêu ấy, một trong những vấn đề quan trọng đầu
tiên là phải xây dựng đƣợc một nền giáo dục phổ thông tốt. Giáo dục phổ
thông bao gồm giáo dục Tiểu học (TH), Trung học cơ sở (THCS) và Trung
học phổ thông (THPT), trong đó giáo dục THCS có một vị trí đặc biệt quan
trọng. Luật Giáo dục, điều 27 ghi rõ: "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh
củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn ở trình
độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kĩ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục
học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao
động".
Chúng ta đang bƣớc vào một giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành
CNH-HĐH để đƣa Việt Nam trở thành một nƣớc công nghiệp hiện đại. Để
tiến hành sứ mệnh lịch sử to lớn này, giáo dục một thế hệ học sinh có kỹ thuật
cơ bản về thực hành là điều không thể thiếu.
Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh mới đƣợc thành lập theo Nghị định số
20/2007/NĐ-CP ngày 07/02/2007 của Chính phủ trên cơ sở sát nhập 7 xã
vùng Hạ Can của huyện Can Lộc và 6 xã vùng biển của huyện Thạch Hà.


2
Thời gian qua, nhờ những chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, sự
quan tâm nhiều mặt của chính quyền các xã, sự nổ lực của đội ngũ cán bộ
quản lí và giáo viên... Giáo dục THCS trên địa bàn huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh đã có những chuyển biến về nhiều mặt. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát
triển mới của đất nƣớc thì giáo dục THCS ở huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh hiện
đang gặp rất nhiều khó khăn, bất cập: Quy mơ phát triển và mạng lƣới trƣờng,
lớp cấp THCS ở huyện Lộc Hà còn thiếu đồng bộ, phân bố khơng hợp lí, đội
ngũ giáo viên mất cân đối về cơ cấu, CSVC, TBDH nghèo nàn, nguồn kinh
phí hạn hẹp, bị động... Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những

hạn chế cịn nói trên là quản lý cơng tác TBDH đang cịn bất cập, nhƣ: Lập kế
hoạch dài hạn chƣa có tầm chiến lƣợc. Tổ chức thực hiện chƣa đồng bộ, chỉ
đạo chƣa kiên quyết. Khâu kiểm tra rời rạc và chƣa có những hoạt động cần
thiết sau kiểm tra. Việc sử dụng TBDH vào q trình dạy học cịn hạn chế,
tình trạng thiết bị xuống cấp và hỏng hóc nhiều, nhƣng cơng việc sửa chữa
chƣa làm đƣợc các phòng học để đảm bảo cho triển khai tiết dạy thí nghiệm,
dạy thực hành cịn thiếu thốn, vừa yếu lại vừa thiếu. Bởi vậy quản lý cơng tác
này cần có những giải pháp hữu hiệu hơn nhằm khai thác một cách có hiệu
quả đối với quá trình dạy học trong nhà trƣờng.
Với những lý do nhƣ đã trình bày, tơi chọn đề tài “Đổi mới cơng tác
quản lý thiết bị dạy học ở trường THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” làm
luận văn tốt nghiệp Cao học của mình và hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp
phần tham mƣu về đổi mới cơng tác quản lý thiết bị dạy học cho các cấp lãnh
đạo huyện và tỉnh.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học, góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục tại các trƣờng THCS huyện Lộc Hà, tỉnh
Hà Tĩnh


3
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Vấn đề đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trƣờng THCS.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Giả pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học tại các trƣờng
THCS trong huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu đề xuất và thực hiện đƣợc các biện pháp đổi mới công tác quản lý
thiết bị dạy học thì sẽ nâng cao đƣợc hiệu quả mặt công tác này ở các trƣờng

THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề đổi mới công tác quản lý thiết
bị dạy học ở các trƣờng THCS.
5.2. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở các
trƣờng THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học
tại các trƣờng THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phƣơng pháp phân tích- tổng hợp; phân loại- hệ thống hóa
và cụ thể hóa các tài liệu lí luận có liên quan tới vấn đề nghiên cứu để làm rõ
cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn nhằm thu thập các
thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:
6.2.1. Phương pháp điều tra;
6.2.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia;
6.2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.


4
6.3. Phƣơng pháp thống kê toán học nhằm xử lý các số liệu thu đƣợc
7. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tổ chức nghiên cứu thực trạng đổi mới công tác quản lý thiết
bị dạy học tại các trƣờng THCS trong huyện Lộc Hà: THCS Hồng Tân,
THCS Đặng Tất, THCS Nguyễn Hằng Chi, THCS Bình An Thịnh, THCS Mỹ
Châu, THCS Tân Vịnh, THCS Thạch Bằng, THCS Thạch Kim.
Thời gian khảo sát đƣợc tiến hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2013 đến

05 tháng 2 năm 2014.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận
Làm rõ xu thế tất yếu và đặc trƣng của quản lý nhà trƣờng, hoạt động
ứng dụng thiết bị dạy học, ƣu thế của TBDH đối với chất lƣợng giáo dục
trong các trƣờng học. Hệ thống hóa các vấn đề lí luận đổi mới quản lý ở các
trƣờng THCS học nói riêng và quản lí nhà trƣờng nói chung.
8.2. Về mặt thực tiễn
Đánh giá một cách đầy đủ khách quan thực trạng đổi mới quản lý
TBDH, đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả việc
khai thác sử dụng TBDH tại các trƣờng THCS trong huyện Lộc Hà, tỉnh Hà
Tĩnh.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ
lục luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề đổi mới công tác quản lý thiết bị
dạy học ở trƣờng THCS
Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học ở trƣờng
THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh
Chƣơng 3: Một số biện pháp đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học
ở trƣờng THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh


5
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƢỜNG THCS

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
TBDH đƣợc coi là công cụ lao động sƣ phạm của GV và HS, những yếu

tố khơng thể thiếu đƣợc trong q trình dạy học. Với tƣ cách là công cụ lao
động sƣ phạm của GV và HS, trong những trƣờng hợp sử dụng đúng quy
trình, phù hợp với đặc trƣng của từng bộ mơn, TBDH đóng vai trị cung cấp
nguồn thơng tin cho HS trong học tập, tạo ra nhiều khả năng để GV trình bày
nội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành đƣợc ở HS những
phƣơng pháp học tập tích cực, chủ động.
Chính vì vậy, cơng tác quản lý cơ sở vật chất trƣờng học nói chung và cơng
tác quản lý TBDH nói riêng đã đƣợc nhiều tổ chức và cá nhân nghiên cứu.
Trần Văn Long với đề tài: "Thực trạng và giải pháp quản lý cơ sở vật chất
các trường tiểu trường tiểu học ở tỉnh Khánh Hòa", tác giả đã đánh giá thực
trạng quản lý CSVC các trƣờng tiểu học để xác định đƣợc các giải pháp có tính
khoa học và khả thi trong quản lý CSVC các trƣờng tiểu học, góp phần phát triển
dạy-học 2 buổi/ngày, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục tiểu học phù hợp
với tình tình phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Khánh Hòa.
Trần Duy Hân với đề tài: "Biện pháp quản lí phương tiện dạy học của
hiệu trưởng các trường THCS trên địa bàn thành phố Huế đáp ứng u cầu
đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay"[28], tác giả đã nghiên cứu
lí luận và đánh giá thực trạng việc quản lý phƣơng tiện dạy học của hiệu
trƣởng, xác lập các biện pháp quản lý phƣơng tiện dạy học có hiệu quả của
Hiệu trƣởng nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học ở các trƣờng THCS trên địa
bàn thành phố Huế, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Lê Thanh Giang với đề tài: "Thực trạng và giải pháp quản lý việc sử
dụng thiết bị dạy học của giáo viên trường THPT tỉnh Cà Mau", qua đề tài tác


6
giả đã khảo sát và phân tích thực trạng quản lý và sử dụng TBDH ở một số
trƣờng THPT tỉnh Cà Mau, từ đó đề xuất một số giải pháp quản lý và sử
dụng TBDH của giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH ở các
trƣờng THPT tỉnh Cà Mau.

Tơ Xn Giáp với cơng trình: "Phương tiện dạy học - Hướng dẫn chế
tạo và sử dụng "[25], tác giả đã đƣa ra cơ sở phân loại và phân loại phƣơng
tiện dạy học, cách thức lựa chọn, thiết kế, chế tạo, sử dụng phƣơng tiện dạy
học và các điều kiện để đảm bảo sử dụng có hiệu quả phƣơng tiện dạy học.
Theo tác giả: "Phƣơng tiện dạy học đƣợc sử dụng đúng, có tác dụng làm tăng
hiệu quả sƣ phạm của nội dung và các phƣơng pháp dạy học lên rất nhiều"
[25, tr.43]
Trong giáo trình: "Lý luận dạy học ở trường THCS" [3] do Nguyễn Ngọc
Bảo và Trần Kiểm viết đã dành chƣơng 5 để viết về phƣơng tiện dạy học.
Theo tác giả, phƣơng tiện dạy học có ý nghĩa quan trọng trong việc vận dụng
phƣơng pháp dạy học. Bên cạnh việc đổi mới nội dung, phƣơng pháp dạy học,
hiện nay các trƣờng THCS đã đƣợc trang bị nhiều phƣơng tiện dạy học. Vì
vậy, GV cần phải nắm đƣợc khái niệm phƣơng tiện dạy học, các loại phƣơng
tiện dạy học, cách sử dụng, bảo quản từng loại phƣơng tiện dạy học, đặc biệt
là phƣơng tiện dạy học kỹ thuật.
Trong cuốn: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, sử
dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy-học ở trường phổ thông Việt Nam" [21],
do Trần Quốc Đắc chủ biên, đã đƣa ra các quan điểm làm cơ sở cho việc sử
dụng TBDH, xác định vị trí, vai trị của CSVC và TBDH ở trƣờng phổ thông.
Các tác giả nhận định: "Thiết bị dạy học phải đƣợc sử dụng, hiệu quả sử dụng
là mục tiêu cơ bản nhất và là mục tiêu duy nhất của tồn bộ cơng tác thiết bị
trƣờng học. Sử dụng có hiệu quả TBDH là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn
của ngƣời thầy giáo. Điều này, đòi hỏi ngƣời thầy giáo phải có trình độ
chun mơn nghiệp vụ cao với yêu cầu sử dụng TBDH. Ngƣời giáo viên


7
không những cần hiểu biết về TBDH, về kỹ thuật sử dụng chúng mà còn hiểu
sâu về phƣơng pháp dạy học với yêu cầu sử dụng TBDH: sử dụng TBDH với
mục đích gì, lúc nào, liều lƣợng bao nhiêu, đặc điểm tâm lý HS ra sao, HS cần

tham gia hoạt động nhƣ thế nào khi dạy học có sử dụng TBDH, sử dụng
TBDH nhƣ thế nào để khơi dậy lòng say mê học tập, phát huy tính tích cực,
năng lực sáng tạo và bồi dƣơng nhân cách cho HS "[21,tr.29].
Trog cuốn:" Quản lý giáo dục" [30] do Bùi Minh Hiền chủ biên, ở
chƣơng 10 tác giả đã đề cập đến vai trò của TBDH trong sự phát triển hệ
thống giáo dục quốc dân, phân loại các nhóm TBDH mà ngƣời quản lý cần
bao quát và đƣa ra một số nguyên tắc cùng giải pháp quản lý TBDH ở trƣờng
học trong giai đoạn hiện nay.
Giáo trình: "Bồi dưỡng Hiệu trưởng trường trung học cơ sở", tập 3 [45]
do Chu Mạnh Nguyên chủ biên, ở bài 22 tác giả đã nêu những vấn đề chung
về CSVC-TBDH và công tác quản lý về CSVC-TBDH. Đây là những nội
dung gúp ngƣời Hiệu trƣởng có thể áp dụng trong công tác quản lý CSVC và
TBDH ở trƣờng của mình
Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã xây đƣợc một
hệ thống lý luận về vai trò, tác dụng của TBDH cùng một số yêu cầu và
nguyên tắc sử dụng nó trong quá trình dạy học. TBDH đƣợc xác định là một
thành tố quan trọng trong quá trình dạy học, nhất là ở cấp THCS, nó đóng vai
trị to lớn trong việc đổi mới phƣơng pháp dạy học hiện nay. Lý luận về
TBDH đã đƣợc làm sáng tỏ trong nhiều cơng trình nghiên cứu và trong các
giáo trình về lý luận dạy học. Tuy vậy, trong các hƣớng nghiên cứu trên, vấn
đề quản lý TBDH trong q trình dạy học nói chung và trong các trƣờng
THCS huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh nói riêng chƣa đƣợc nghiên cứu đầy đủ.
Do đó, chúng tơi đi sâu tìm hiểu vấn đề này.


8
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Thiết bị dạy học
- Thiết bị
Thiết bị là tổ hợp nhiều chi tiết tạo thành, có nguyên lý hoạt động nhất

định, là máy mọc, dụng cụ ở cơ sở sản xuất, xây dựng phục vụ lao động và
học tập.
- Thiết bị dạy học
Tùy theo các quan điểm tiếp cận khác nhau mà ta có nhiều định nghĩa
khác nhau về TBDH:
- Thiết bị dạy học ở đây trƣớc hết là nói đến những đối tƣợng vật chất
đƣợc giáo viên sử dụng với tƣ cách là những phƣơng tiện điều khiển hoạt
động nhận thức của học sinh; nó cịn là nguồn tri thức phong phú để học sinh
lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Chẳng hạn nhƣ các vật thật, mơ hình,
hình vẽ, mô phỏng đối tƣợng nhận thức.
- Thiết bị dạy học bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ đơn giản đến phức tạp
đƣợc dùng trong quá trình dạy học để làm dễ dàng cho sự truyền đạt và tiếp
thu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Có thể liệt kê một số thiết bị dạy học nhƣ:
Phấn, bảng, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu, máy vi tính, dụng cụ thí
nghiệm, tranh minh họa, mơ hình….
Hiện nay, có nhiều tên gọi khác nhau về TBDH, các tên gọi sau đây
thƣờng đƣợc sử dụng trong ngơn ngữ nói và viết hiện nay:
- Thiết bị giáo dục - educational equipments
- Thiết bị trƣờng học - school equipments
- Đồ dùng dạy học - teaching equipments (aids/implements)
- Thiết bị dạy học - teaching equipments
- Phƣơng tiện dạy học - means (facilities) of teaching
- Học cụ - learning equipments
- Học liệu - learning (school) materials
Vế bản chất, các tên gọi trên đều phản ánh các dấu hiệu chung nhƣ sau:


9
- Đó là tất cả những phƣơng tiện rất cần thiết cho GV và HS tổ chức và
tiến hành hợp lí, có hiệu quả q trình giáo dục và dạy học ở các mơn học,

cấp học.
- Đó là một vật thể hoặc một tập hợp đối tƣợng vật chất mà ngƣời giáo
viên sử dụng với tƣ cách là phƣơng tiện điều khiển hoạt động nhận thức; là
phƣơng tiện giúp học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật, thuyết khoa học,...
nhằm hình thành ở họ các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ
mục đích dạy học và giáo dục.
TBDH là điều kiện đảm bảo cho hoạt động dạy học, là thành tố chủ yếu
và quan trọng nhất trong cấu trúc hệ thống cơ sở vật chất trƣờng học.
Thiết bị dạy học trong nhà trƣờng là tất cả các chủng loại thiết bị, trang
thiết bị, mơ hình học cụ, đồ dùng, phƣơng tiện dạy học, dùng cho dạy - học lý
thuyết và thực hành.
TBDH có thể phân thành 2 mảng nhƣ sau:
TBDH trong
trƣờng học

+TBDH thực hành
+TBDH thí nghiệm

+TBDH dùng chung

- TB cho thực hành
- TB thí nghiệm.

- Máy chiếu các loại
- Máy chiếu đa năng
projeotor kết nối máy tính
- Các TB nghe nhìn khác.
TBDH
TRONG TRƢỜNG HỌC



10
Nhƣ vậy, TBDH trong trƣờng học là tất cả các phƣơng tiện vật chất đƣợc
giáo viên và học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chƣơng
trình dạy học đặc biệt dạy thực hành thí nghiệm.
Thiết bị dạy học là hạt nhân của cơ sở vật chất là một trong sáu yếu tố
quan trọng của quá trình giáo dục
* Mục tiêu giáo dục - đào tạo

* Lực lƣợng giáo dục - đào tạo

* Nội dung giáo dục - đào tạo

* Đối tƣợng giáo dục - đào tạo

* Phƣơng pháp giáo dục - đào tạo

*Cơ sở vật chất (Hạt nhân là TBDH)

- Cơ sở vật chất sƣ phạm
Sự phát triển có tính quyết định của khoa học kỹ thuật công nghệ cũng
nhƣ khoa học giáo dục, triết học, tâm lý học... đã làm cho cơ sở vật chất sƣ
phạm (CSVCSP) trở nên hết sức phong phú, đa dạng, nó đã trở thành một
khoa học riêng bên cạnh các ngành khoa học khác và ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong quá trình dạy học. Nội dung giáo dục phong phú nhƣ thế nào
thì CSVCSP cũng phong phú tƣơng ứng nhƣ thế. CSVCSP gồm:
+ Trƣờng sở và các công trình thuộc nhà trƣờng: Giảng đƣờng, lớp học,
phịng thí nghiệm, thƣ viện, phòng đọc, xƣởng trƣờng, đƣờng sá, cảnh quan
sƣ phạm.
+ Các trang bị nhƣ: Bàn ghế lớp học; Bảng, bàn ghế, tủ văn phòng,

dụng cụ văn phòng; dụng cụ cho công tác y tế; phƣơng tiên vận tải;...
+ Máy móc thiết bị, trang bị dạy học, phƣơng tiện dạy học, giáo dục
trực quan, mơ hình dạy học,... Gọi tắt là thiết bị dạy học (TBDH) trong Giáo
dục - Đào tạo.
+ Sách chuyên môn kỹ thuật, sánh báo lý luận, học liệu, phần mềm dạy
học...
+ Vật tƣ, nguyên liệu cho học tập...
Nhƣ vậy, CSVCSP là tất cả các phƣơng tiện vật chất đƣợc giáo viên và
học sinh sử dụng nhằm thực hiện có hiệu quả nội dung chƣơng trình dạy học.


11
CSVCSP là một khái niệm rất rộng, chúng tôi chỉ đề cập đến những
khái niệm chung về thiết bị dạy học (TBDH) trong dạy học THCS, phạm vi
nghiên của đề tài là đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học (CTTBDH) ở
các trƣờng THCS trong huyện Lộc Hà (Khái niệm TBDH, quản lƣ, quản lý
TBDH, đổi mới công tác quản lý TBDH sẽ đƣợc nêu ở mục sau).
1.2.2. Quản lý, quản lý thiết bị dạy học
1.2.2.1. Khái niệm về quản lý
Khái niệm quản lý đƣợc định nghĩa theo những cách khác nhau dựa
trên những cách tiếp cận khác nhau:
Xét dƣới góc độ chung nhất, quản lý là vạch ra mục tiêu cho bộ máy,
lựa chọn phƣơng tiện, điều kiện tác động đến bộ máy để đạt đƣợc mục tiêu. Ở
góc độ kinh tế, quản lý là tính tốn sử dụng hợp lí các nguồn lực nhằm đạt tới
mục tiêu đề ra.
- Theo Karl Marx: “Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã
hội, nó gắn chặt với sự phân công và phối hợp”.
- Theo O.V.Kollova: “Quản lý là sự tính tốn sử dụng các nguồn lực
hợp lí nhằm thực hiện các nhiệm vụ và đạt đƣợc kết quả tối ƣu về kinh tế xã
hội”.

Thuật ngữ “Quản lý” (Tiếng Việt gốc Hán) đã lột tả đƣợc bản chất
hoạt động quản lý trong hoạt động thực tiễn. Nó bao gồm hai q trình tích
hợp với nhau, “Quản” bao hàm việc coi sóc, giữ gìn, duy trì trạng thái ổn
định, “Lý” bao hàm các khái niệm nhƣ sửa sang, sắp xếp, đổi mới nhằm đƣa
hệ thống vào thế phát triển. Hai quá trình này đan quyện vào nhau, tƣơng tác
lẫn nhau trong quá trình phát triển.
- Theo M.Pinto: “Quản lý là sự hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có nỗ
lực tập thể nhằm thực hiện các mục tiêu chung”.


12
- F.W.Taylor cho rằng: “Quản lý là biết đƣợc chính xác điều bạn muốn
ngƣời khác làm và sau đó hiểu đƣợc rằng họ đã hồn thành cơng việc một
cách tốt nhất và rẻ nhất”.
- William Henry và H.Koontz thì khẳng định: “Quản lý là hoạt động
thiết yếu đảm bảo sự nỗ lực của các cá nhân nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của
tổ chức”.
- Theo tác giả Trần Anh Tuấn: “Quản lý là những hoạt động cần thiết
phải đƣợc thực hiện khi con ngƣời kết hợp với nhau trong các tổ chức nhằm
đạt đƣợc những mục tiêu chung”.
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những ngƣời lao động”.
- Tác giả Mai Hữu Khuê cho rằng: “Hoạt động quản lý là một dạng lao
động đặc biệt của ngƣời lao động mang tính tổng hợp của các hoạt động lao
động trí óc liên kết bộ máy quản lý thành một chỉnh thể thống nhất, điều hòa
phối hợp các khâu và các cấp quản lý hoạt động nhịp nhàng đạt kết quả cao”.
Các định nghĩa trên tuy đƣợc diễn đạt theo những cách khác nhau
nhƣng đều có những điểm chung: quản lý là hành vi có mục đích đƣợc thực
hiện đối với một hoạt động chung, trong đó có hai chủ thể là đối tƣợng quản
lý quản lý và bị quản lý, nhằm làm cho ngƣời bị quản lý hành động theo ý chí

của ngƣời quản lý. Quản lý là thuộc tính bất biến nội tại của mọi q trình
hoạt động xã hội lồi ngƣời. Bản chất của hoạt động quản lý là sự tác động có
mục đích của ngƣời quản lý đến ngƣời bị quản lý nhằm đạt đƣợc mục tiêu
chung.


13

Chủ thể

Khách thể
quản lý
Mục tiêu
quản lý
Công cụ,
phƣơng
pháp QL

Nội dung
quản lý

Sơ đồ 1.1: Bản chất của quản lý
Trong đó, chủ thể quản lý có thể là một cá nhân, một nhóm hay một tổ
chức. Khách thể quản lý là những con ngƣời cụ thể và sự hình thành tự nhiên
các mối quan hệ giữa những con ngƣời, giữa những nhóm ngƣời. Công cụ
quản lý là những tác động của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý. Mục tiêu
của tổ chức đƣợc xác định theo nhiều cách khác nhau, nó có thể do chủ thể
quản lý áp đặt hoặc do sự cam kết giữa chủ thể và khách thể quản lý. Bất cứ ở
đâu tồn tại hoạt động chung của con ngƣời ở đó có quản lý.
Hiện nay, quản lý đƣợc định nghĩa rõ ràng hơn: quản lý là quá trình đạt

đến mục tiêu của tổ chức bằng cách thực hiện tốt các chức năng quản lý: kế
hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.
Tóm lại, quản lí là sự điều khiển, chỉ đạo một hệ thống hay một quá
trình, căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tƣơng ứng cho hệ
thống hay quá trình ấy vận động theo đúng ý muốn của ngƣời quản lí nhằm
đạt đƣợc mục đích đã đặt ra từ trƣớc.
Hay nói cách khác: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích
của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đề ra.


14
1.2.2.2. Quản lý thiết bị dạy học
Từ khái niệm TBDH và quản lý đã nêu ở trên, ta có thể coi: Quản lý
TBDH là hệ thống các tác động hƣớng đích của chủ thể quản lý đến cơng tác
TBDH nhằm đạt đƣợc mục tiêu quản lý đặt ra.
Công tác TBDH trong trƣờng học bao gồm:
- Đầu tƣ, mua sắm TBDH.
- Khai thác, sử dụng TBDH.
- Giữ gìn, bảo quản, sửa chữa TBDH, thanh lý.
Nhƣ vậy, qua việc trình bày ở trên đã cho thấy nội dung của công tác
quản lý TBDH có thể là:
a) Tiếp cận theo các chức năng quản lý ta có: Lập kế hoạch cơng tác
TVDH; Tổ chức thực hiện kế hoạch công tác TBDH; Chỉ đạo thực hiện công
tác TBDH; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác TBDH
b) Tiếp cận theo nội dung của cơng tác TBDH ta có: Quản lý quan điểm
chỉ đạo và cấu trúc mạng lƣới TBDH; Quản lý việc đầu tƣ, mua sắm TBDH;
Quản lý việc khai thác, sử dụng TBDH; Quản lý việc bảo quản, gìn giữ, sửa
chữa THDH.
Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.1. Ma trận nội dung quản lý công tác TBDH ở nhà trƣờng

Các chức năng
Nội dung
công tác TBDH trong
trƣờng học

Lập kế
hoạch

Tổ chức

Chỉ đạo

Kiểm tra

Đầu tƣ, trang bị

Kế hoạch
đầu tƣ

Tổ chức đầu


Chỉ đạo
đầu tƣ

Kiểm tra
đầu tƣ

Khai thác sử dụng


Kế hoạch
khai thác

Tổ chứ khai
thác

Chỉ đạo
khai thác

Kiểm tra
khai thác

Bảo quản, giữ gìn, sửa
chữa

Kế hoạch
sửa chữa

Tổ chức sửa
chữa

Chỉ đạo
sửa chữa

Kiểm tra sửa
chữa


15


c) Tiếp cận theo quan điểm hệ thống:
- Quản lý các đầu vào: Thực trạng số lƣợng, chất lƣợng TBDH; Nhu
cầu sử dụng TBDH; đội ngũ cán bộ TBDH
- Quản lý quá trình sử dụng, khai thác TBDH
- Quản lý kết quả sử dụng TBDH
Trong luận văn này tôi sử dụng cách tiếp cận theo quan điểm hệ thống
làm nòng cốt để xem xét nội dung quản lý TBDH ở trƣờng THCS
1.2.3. Đổi mới công tác quản lý thiết bị dạy học
- Khái niệm đổi mới
Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã
hội cũng nhƣ trong tƣ duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng ln ln tự đổi mới để
thích nghi với những sự thay đổi của môi trƣờng sống. Đối với xã hội, Đổi
mới là một phản ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi
của nó trƣớc những biến đổi mơi trƣờng tự nhiên, mơi trƣờng quốc tế, để
thích ứng với tình thế. Đổi mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện
tƣợng xã hội.
Ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm “Đổi
mới” trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nƣớc. Ngƣời viết: “Công cuộc
Đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân”. Khi nhấn mạnh sự cần thiết phải
không ngừng Đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tình
hình trong nƣớc vốn khơng ngừng biến đổi, Hồ Chí Minh viết: thế giới ngày
ngày Đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục
học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Đổi mới, theo Hồ Chí Minh, cịn là để
thắng sức ỳ của thói quen, của tập quán cũ. Dù đó là việc khó khăn, nhƣng
chẳng có việc gì là khơng thể Đổi mới”.
Đổi mới còn là cách để thay đổi một phƣơng thức sống, tạo lập một
phƣơng thức sống mới, đáp ứng nhu cầu của sự phát triển. Về vấn đề này, Hồ


16

Chí Minh viết: “Khi trƣớc nhà nào lo làm nhà nấy, làm thế nào cũng đƣợc.
Nhƣng bây giờ không phải nhƣ thế. Bây giờ mình phải Đổi mới nơng
thơn”.Trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, Đổi mới và phát triển là những khái niệm
rất gần gũi, đôi khi đƣợc hiểu nhƣ nhau. Trong Báo cáo tại Hội nghị Chính trị
đặc biệt năm 1964, Ngƣời viết: “Trong 10 năm qua, miền Bắc nƣớc ta đã tiến
những bƣớc dài chƣa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Đất nƣớc, xã hội, con
ngƣời đều Đổi mới”.
Vận dụng vào vấn đề mà chúng ta nghiên cứu “Đổi mới’ là thay cách
nghĩ, cách làm cũ lạc hậu, lỗi thời, không đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển,
bằng cách nghĩ, cách làm khác, tiến bộ hơn, hợp với quy luật của sự phát
triển.Phân tích tình hình đất nƣớc trong những năm cuối thập niên 70, đầu
thập niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI của Đảng ta đã nhấn mạnh: Đổi mới là
vấn đề có ý nghĩa sống còn. Sau khi nêu nội dung Đổi mới cơ chế quản lý
kinh tế, Đổi mới chính sách xã hội,… Đại hội tập trung làm nổi bật nội dung
Đổi mới Đảng: Đổi mới tƣ duy, trƣớc hết là tƣ duy kinh tế; Đổi mới tổ chức;
Đổi mới đội ngũ cán bộ; Đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng.
Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển,
tổ chức lại xã hội, đƣa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ
các yết tố vật chất và tinh thần, tạo nên lực lƣợng cho sự phát triển vƣợt bậc.
“Đổi mới” – đó là q trình giải phóng mang ý nghĩa tồn diện, từ đó giải
phóng về tƣ tƣởng, giải phóng lực lƣợng sản xuất, giải phóng mọi tiềm năng
sáng tạo của con ngƣời, giải phóng khả năng trí tuệ của nhân dân,… để phục
vụ cho sự phát triển con ngƣời, bảo đảm tự do, sáng tạo của nhân dân.“Đổi
mới’ cịn là q trình sửa lại những nhận thức không đúng về “cái cũ”, nhƣng
“cái cũ” ấy lại là cái đúng, để hiểu đúng nó hơn, vận dụng có hiệu quả hơn
vào thực tiễn mới.
“Đổi mới” cịn là làm rõ cái gì là đúng của ngày hơm qua, nhƣng do hồn
cảnh đã thay đổi, ngày hơm nay khơng cịn thích hợp, cần từ tổng kết thực



×