Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tài liệu Đo sáng và Tấm đo sáng xám ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.95 KB, 12 trang )

Đo sáng và Tấm đo sáng xám |
Metering and The Gray Card
Trong chụp ảnh kỹ thuật số, một vấn đề nan giải nhất chính là đo sáng
(metering). Tại sao nhiều khi chụp các chủ thể màu trắng (như tờ giấy trắng,
người mặc váy trắng) khi xem ảnh, màu trắng lại chuyển thành màu xám?
Máy ảnh KTS đo sáng theo cơ chế nào? Bài viết sau đây của
VinaCamera.com sẽ giải quyết những thắc mắc này của nhiều người chơi ảnh
số.
Tại sao màu trắng lại chuyển thành xám như thế này?
Hãy quan sát bức ảnh chụp một tờ giấy trắng lớn dưới đây theo chế độ đo
sáng tự động của máy ảnh (Nikon), bạn sẽ thấy đó không phải là màu trắng mà là
màu xám.

Hình 1: Giấy trắng chụp theo chế độ đo sáng tự động
Có phải do vấn đề cân bằng trắng (WB) trong môi trường ánh sáng yếu của
đèn tuýp (neon) gây ra? Hay là do chụp thiếu sáng (under-exposure) nên màu
trắng trở thành màu xám. Vấn đề không đơn giản như vậy.
Hình 2: Đèn flash mạnh đã bật nhưng màu trắng vẫn thành màu xám
Hình 3: Thay đổi chế độ cần bằng trắng sang đèn tuýp (WB: flourescent) nhưng
không khắc phục vấn đề.
Vấn đề ở đây là do cơ chế đo sáng của máy ảnh KTS gây ra. Nếu đo ánh
sáng chính xác, dù đặt cân bằng trắng ở chế độ tự động (auto) là chế độ “ít được”
tin cậy nhất - màu trắng sẽ được thể hiện đúng là trắng.

Hình 4: Chế độ đo sáng chính xác sử dụng tấm đo sáng xám
Vậy máy ảnh KTS đo sáng như thế nào?
Cơ chế đo sáng của máy ảnh KTS được thiết kế để đo đạc và tính toán ánh
sáng qui chiếu theo gam màu sáng với tỷ lệ sáng là 18% (nhiều chuyên gia cho
rằng tỷ lệ thực sự là 12% hoặc 13%). Khi nhấn chụp một kiểu ảnh, máy ảnh sẽ
tính toàn để đưa ra một giá trị phơi sáng phù hợp thông qua điều chỉnh khẩu độ
mở và tốc độ cửa chập có tham chiếu độ nhạy ISO. Nếu chụp cảnh quá sáng, máy


khép khẩu hoặc/và tăng tốc độ cửa chập; ngược lại, nếu tối quá, máy sẽ mở khẩu

×