Khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh
và ảnh kỹ thuật số (2)
Trong bài này, VinaCamera.com tiếp tục giới thiệu các khái niệm cơ
bản trong nhiếp ảnh và ảnh kỹ thuật số.
Phơi sáng (exposure):
Một pô ảnh (gốc từ pose trong tiếng Pháp - còn gọi chệch đi là “bô”; tiếng
Anh là exposure) phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Về ánh sáng, một pô ảnh là kết quả
của sự kết hợp các yếu tố tốc độ cửa chập (shutter speed), khẩu độ mở (f-number)
và độ nhạy ISO. Ba yếu tố này sẽ được kết hợp tăng giảm từng yếu tố theo ý muốn
(và nhiều khi là ngoài ý muốn) của nhiếp ảnh gia để đạt được hiệu ứng ánh sáng
tối ưu so với mong muốn cho bức ảnh. Ở cùng một tốc độ của chập, khẩu độ mở
càng lớn và ISO càng cao thì ảnh càng sáng; ở cùng một khẩu độ mở, tốc độ càng
chậm và ISO càng cao thì ảnh cáng sáng; ở cùng một chỉ số ISO, tốc độ cửa chập
càng chậm và khẩu độ mở càng lớn thì ảnh cũng càng sáng. Để làm cho bức ảnh
tối đi, bạn có thể tăng tốc độ cửa chập, giảm khẩu độ mở hoặc hạ chỉ số ISO (hoặc
kết hợp cả ba). Lưu ý, tỷ lệ giữa các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và ISO
còn ảnh hưởng tới nhiều hiệu ứng của bức ảnh như chiều sâu ảnh trường, độ nhiễu,
v.v…
Hiện tượng thiếu sáng ở góc ảnh (vignet):
Underexposure of image corners produced deliberately by shading or
unintentionally by inappropriate equipment, such as unsuitable lens hood or badly
designed lens. A common fault of wide-angle lenses, owing to reflection cut-off,
etc. of some of the very oblique rays. May be caused in some long-focus lenses by
the length of the lens barrel. Hiện tượng góc ảnh bị thiếu sáng (under-exposure) do
người chụp cố ý tạo ra hoặc xuất hiện ngoài mong muốn do sử dụng các thiết bị
không phù hợp như ống kinh kém chất lượng hay vành chắn ống kính (lens hood)
không thích hợp. Hiện tượng này cũng thường xảy ra ở các ống kích góc rộng do
một phần của chùm tia sáng qua ống kính không được phản xạ đầy đủ trên phim
hay cảm biến. Nhiều nhiếp ảnh gia đã tận dụng hiện tượng này để tạo tính nghệ
thuật đặc biệt cho các bức ảnh có độ tối và mờ ở góc và viền ngoài của ảnh.
Bù phơi sáng (exposure compensation):
Bù phơi sáng là một khái niệm của nhiếp ảnh kỹ thuật số. Hình ảnh được
ghi nhận ở một máy ảnh KTS là kết quả của các tính toán được lập trình trước trên
máy. Căn cứ vào chế độ phơi sáng (với các yếu tố tốc độ cửa chập, khẩu độ mở và
ISO), máy ảnh KTS sẽ tính toán ánh sáng cho bức ảnh, ví dụ ở chế độ ưu tiên tốc
độ của chập (shutter priority), sau khi được đặt ở một tốc độ nhất định, máy sẽ tính
toán khẩu độ mở thích hợp (theo lập trình trên máy) để cho ra một bức ảnh có ảnh
sáng tốt nhất.
Tuy nhiên, trong nhiều trường khợp khác thường như nguồn sáng phân bố
không đều, hậu cảnh quá sáng hoặc quá tối ảnh hưởng tới toàn bộ cảnh chụp, máy
ảnh KTS sẽ đo sáng thiếu hiệu quả, dẫn đến ảnh quá sáng hoặc quá tối. Để khắc
phục điều này, người chụp có thể ghi chép lại các thông số đo sáng tự động của
máy, sau đó chuyển sang chế độ cơ hoàn toàn (Manual / M) và điều chỉnh các yếu
tố phơi sáng tăng giảm theo ý mình. Tuy nhiên, làm như vậy rất mất thời giờ.
Cách đơn giản hơn là tận dụng chức năng bù phơi sáng có ở phần lớn các máy
KTS, và ở tất cả các máy DSLR. Với chức năng này, máy vẫn đặt ở chế độ nhất
định và người chụp chỉ cần điều chỉnh chỉ số bù phơi sáng (EV +/-) để làm cho
bức ảnh sáng hơn hoặc tối hơn so với những tính toán đo sáng của máy. Một trong
những ứng dụng phổ biến của chức năng bù phơi sáng là tăng sáng của ảnh trong
điều kiện hậu cảnh quá sáng. Trong trường hợp như vậy, nguồn sáng đằng sau đối
tượng muốn chụp quá sáng làm, làm cho máy bị đánh lừa, tính toán ảnh tối đi, làm
đối tượng cần chụp trở nên quá tối. Để đối tượng cần chụp sáng và rõ chi tiết hơn,
cần tăng bù phơi sáng (EV +).
Gói phơi sáng (exposure bracketing):
Để điều chỉnh bù phơi sáng, người chụp cần điều chỉnh phơi sáng +/-
(thông thường là vừa ấn một nút “bù phơi sáng” và vặn tiến lui một bộ phận nào
đó trên thân máy). Với những khoảng khắc quan trọng, nhiếp ảnh gia thường chụp
một lúc 3 bức liền, một bức đúng như máy ảnh tính toán, một bức bù phơi sáng
cộng (sáng hơn) và một bức bù phơi sáng trừ (tối hơn). Việc làm này gọi là gói
phơi sáng (bracketing). Tuy nhiên, hiện nay, nhiều máy ảnh DSLR có chức năng
gói phơi sáng tự động nhanh và tiện lợi hơn nhiều so với điều chỉnh từng bức ảnh.
Với chức năng này, nhiếp ảnh gia có thể chụp liền một lúc (thông thường) 3
bức ảnh, một bức ở chế độ ánh sáng do máy đã đo đạc, một bức ở chế độ cộng bù
sáng và một bức ở chế độ trừ bù sáng (tỷ lệ cộng trừ thường ở 1/3 EV). Để sử
dụng chức năng này, bạn chỉ cần vừa bấm và giữ một nút gói phơi sáng (BKT) và
nhấn chụp. Máy sẽ tự động chụp liền 3 kiểu 0 +/- EV để bảo đảm cho ra một bức
có ánh sáng tối ưu nhất.
Cân bằng trắng (white balance - WB):
Một chức năng của các máy ảnh (và máy quay video) kỹ thuật số giúp máy
nhận biết đúng các màu sắc khác nhau qui từ màu trắng chuẩn khi cân bằng với
các màu khác trong các môi trường ánh sáng khác nhau. Chức năng cân bằng trắng
giúp máy nhận biết thế nào là màu trắng chuẩn để từ đó định nghĩa các màu sắc
khác đúng (hay gần đúng) với mắt người nhận biết. Chức năng này còn được
nhiều nhiếp ảnh gia vận dụng để tạo các hiệu ứng màu sắc mong muốn. Các chế
độ mặc định thường thấy trên các máy ảnh số ngày nay là: tự động cân bằng trắng
(auto), đèn dây tóc hay đèn đỏ (incandescent/tungsteng), đèn tuýp hay đèn nê-ông
(fluorescent/neon), trời nắng (sunlight), trời râm (cloudy), trong bóng râm(shade),
đèn ảnh (flash), hay theo nhiệt độ màu Kelvin (K).
JPEG hay JPG (đọc là: djây-péc-g):
Là định dạng ảnh nén kỹ thuật số do Hiệp hội báo chí và nhiếp ảnh qui định.
Định dạng JPEG/JPG là định dạng được dùng phổ biến trên các máy ảnh kỹ thuật
số và cũng là định dạng phổ biến nhất trên internet ngày nay. Ưu điểm của định
dạng này là giúp tạo được hình ảnh số với kích cỡ tệp tin (file size) nhỏ. Tuy nhiên,
nhược điểm chính của định dạng này là làm mất màu sắc và cả chi tiết (lossy) do
phải nén nhỏ lại. Khi chụp ảnh kỹ thuật số, để bảo đảm thu nhận đầy đủ màu sắc
và chi tiết lưu vào tệp ảnh, luôn luôn nên để ảnh lớn tối đa mà máy ảnh kỹ thuật số
cho phép do càng nén nhỏ thì ảnh càng bị mất nhiều màu sắc và chi tiết. Tuy nhiên,
nếu dung lượng thẻ nhớ không cho phép, người chụp có thể giảm kích cỡ ảnh theo
nhu cầu sử dụng của mình như sử dụng để hiển thị trên máy tính hay để in ảnh.
Ảnh càng lớn thì khả năng phóng to (cả trên màn hình vi tính và in ảnh trên giấy
ảnh) không bị rạn vỡ chi tiết và nhòe màu càng cao. Trên hầu hết các máy ảnh kỹ
thuật số, các kích cỡ mặc định thường được ký hiệu L / Large (lớn), M / Medium
(trung bình) và S / Small (nhỏ). Các thông số này có thể được kết hợp với Fine
(mịn) và Normal (thông thường); ví dụ ảnh Medium + Fine sẽ có kích thước tệp
tin lớn hơn so với Medium + Normal và cho hình ảnh đẹp hơn so với Small + Fine.
Những kích thước này có giá trị thực tế như thế nào phụ thuộc loại máy ảnh và các
phân chia trên từng máy ảnh. Để đánh giá đúng và đặt chế độ phù hợp, người chụp