Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

TIỂU LUẬN QUẢN LÝ PHÁP TRỊ ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ VÀ ÁP DỤNG THỰC TIỄN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.47 KB, 16 trang )

1
1


BỘ NỘI VỤ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
-----------------------------------

TÊN ĐỀ TÀI
Quan điểm quản lý của trường phái Pháp trị.
Đánh giá những ưu điểm và hạn chế của trường phái Pháp trị

BÀI TẬP LỚN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Học phần: LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ Mã
phách:
Hà Nội-2021

2
2


MỤC LỤC
Nội dung:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tư tưởng quản lý Pháp trị
1.1

Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý…………………...2

1.2

Bối cảnh xã hội ………………………………………..2



1.3

Tư tưởng quản lý trường phái Pháp trị …………………..3

Chương 2 Đánh giá cgung và định hướng áp dụng thực tiễn của trường phái
Pháp trị.
1.1

Đánh giá chung …………………………………………..8

1.2

Những ưu điểm …………………………………………..10

1.3

Hạn chế/tồn tại …………………………………………...10

1.4

Định hướng áp dụng vào thực tiễn ……………………10

Kết Luận …………………………………………………………….11
Tài liệu tham khảo …………………………………………………12

3
3



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ
PHÁP TRỊ
1.1 Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý
1.1.1 Khái niệm quản lý
Quản lý là một dạng hoạt động đa dạng, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác
nhau. Vì vậy, có nhiều cách hiệu khác nhau về quản lý. Về bản chất, có thể
hiểu quản lý là q trình làm việc với hoặc thơng qua những người khác nhằm
đạt mục tiêu chung của tổ chức một cách hiệu quả nhất.
Ví dụ : nhóm trưởng, tổ trưởng cũng là một nhà quả lý.
1.1.2 Khái niệm tư tưởng quản lý
Tư tưởng quản lý được hình thành như là một hệ thống những quan điểm,
quan niệm, luận điểm được xây dựng trên một nền thế giới quan và phương
pháp luận nhất quán đại diện cho một ý chí, một giai cấp, một dân tộc được
hình thành trên cơ sở thực tiễn. Thực tế, tư tưởng quản lý thể hiện thực tiễn
quản lý một cách rời rạc, thiếu hệ thông và chưa được sắp xếp một cách logic.
1.2 Bối cảnh lịch sử của Trung Hoa cổ đại
Ở Trung Quốc, thuyết pháp trị ra đời rất sớm, ngay từ thời cổ đại, vào thời
Xuân Thu (năm 770 - 476 trước công nguyên) một số học giả, chính khách
thấy xã hội hỗn loạn đã chủ trương dựa vào pháp luật làm căn bản để trị quốc,
cải biến tình hình như Tử Sản, tướng quốc (Thủ tướng) nước Trịnh, Phạm
Tuyên nước Tấn, Lý Khắc nước Ngụy đều là những người chủ trương pháp
trị, mỗi người theo một cách riêng đã cho ban hành luật lệ. Tử Sản có Hình
thư, Phạm Tun có Hình đỉnh (Đỉnh đồng khắc văn bản pháp luật); Lý Khắc
có Pháp kinh gồm 6 tập. Trong số các pháp gia có Thương Ưởng được vua
Tần cho làm Tả thứ trưởng tôi Tể tướng để thi hành “Biến pháp canh tân".
Biến pháp thi hành được 10 năm, dân Tần rất vui mừng, ngồi đường khơng
nhặt của rơi, trong núi khơng có trộm cướp, nhà đủ người no, dân dũng cảm
trong lúc chiến đấu, vì cơng việc, khiếp sợ khơng dám đánh nhau vì việc
riêng, làng xóm đều được trị an. Nhưng đó cũng là kết quả của một chính sách

thực hành hình phạt tàn khốc, khắc bạc. Ngay đối với chính sách của ông
không những không được chê mà ngay việc khen, bàn bạc cũng không được,
4
4


chỉ biết phục tùng, làm theo pháp luật. Đến lúc thất sủng, đối với vua mới lên
ngôi, bản thân ông phải trốn chạy nhưng từ quan đến dân đều khước từ chứa
chấp, cuối cùng ông trở thành nạn nhân của chính hình phạt của "Biến
pháp...": bị 4 ngựa phanh thây.
Từ những chủ trương. chính sách, quan điểm và thực tiễn thực thi pháp trị ở
các nước, công việc tổng kết đã được tiến hành, do Hàn Phi (khoảng 280-230
trước Công nguyên) thực hiện với tác phẩm “Hàn Phi Tử” vốn được xem là
một cuốn sách kinh điển của phái pháp gia và tác giả của nó - Hàn Phí - được
xếp vào loại “Bách gia chư tử' và từ đó Hàn Phi thường được gọi là Hàn Phi
Tử như Khổng Tử, Mặc Tử, Lão TỬ... Những người theo phái pháp gia
thường cho rằng, bản tính con người là ác, con người thuộc tính ác, yếu hèn
dễ phạm sai lầm, phải dùng hình phạt thật nghiêm khắc để sai khiến và cũng
mới giáo hóa được họ. Hàn Phi cho rằng pháp luật của một nước phải thường
xuyên được thay đổi, pháp luật cũ phải được thay thế bằng pháp luật mới.
Pháp luật chứ khơng phải ý chí của vua chúa, khơng phải sự chuyên quyền
của cá nhân, mới là cơ sở cho việc điều hành trị quốc, an dân.
Hàn Phi chủ trương pháp trị, nhưng theo ơng, khơng phải chỉ có pháp, tức
pháp luật, là đủ. Ông đề ra phương châm kết hợp ba vế: Pháp - Thuật - Thể,
trước hết cần có pháp luật, xét người khơng a dua, phụ họa, nể vì quyền q,
thưởng phạt xét theo cơng lao, dùng người xét theo tài năng. Còn thuật là thủ
đoạn dùng để chế ngự thần dân và để pháp và thuật trở lên hữu hiệu phải cần
đến thế, tức cung cách phát huy, tận dụng quyền lực được trao làm cho pháp
luật được thi hành, mọi người tuân theo, tôn trọng. Trong tác phẩm của mình,
Hàn Phi thể hiện sự chê ghét những người trị nước không trau dồi làm cho

pháp chế sáng tỏ, không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tiến
cử người xứng đáng, dùng người hiển, trái lại dùng những bọn tham nhũng,
dâm loạn, sâu mọt và ông chỉ ra "ngũ để" - năm loại sâu mọt. Hàn Phi cho
rằng trong chính trị cần phải có sự tàn nhẫn, trong quốc gia, tất cả mọi người
phải tuân thủ một cách mù quáng các pháp luật và chính quyền nhà nước người bảo vệ pháp luật đó. Hàn Phi cho rằng nhu cầu thỏa mãn lợi ích cá nhân
là bản tính con người và đề xướng việc cần kiệm lập nghiệp làm giàu, dân
phải lo làm giàu, chăm lo sản xuất nông nghiệp, trên cơ sở đó xây dựng một
lực lượng vũ trang hùng hậu để tiến hành chiến tranh kiêm tính, thống nhất
thiên hạ và gọi là “canh chiến" (cày bừa, chiến đấu) và ông xếp những người
không tham gia, đồng góp cho canh chiến là bọn ngũ đồ - năm loại sâu mọt,
5
5


kể cả kẻ sĩ, thuyết khách, hiệp khách, người buôn bán, làm thơ... cần phải
được quản chế chặt chẽ. Đến ngay Khổng Tử, Mặc Tử..., những người không
tham gia canh chiến, vì vậy theo ơng, nên khơng đáng kể vào đâu. "Sử kí" của
Tư Mã Thiên nhận xét học thuyết của ơng là “hết sức thảm khốc, ít dùng ân
đức". Tư tưởng quản lý của trường phái Pháp trị
1.3.1 Vài nét về tác giả
Hàn Phi là người nước Hàn, học rộng, biết cả đạo Nho lẫn đạo Giáo nhưng
ông lại tâm đắc với học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về Pháp trị.
Tuy thuộc tầng lớp quý tộc nhưng ơng có tinh thần u nước, tiến bộ, trọng kẻ
sĩ, trọng người giỏi về pháp thuật, chê bọn quý tộc cổ hủ. Theo ông, muốn làm
cho nước Hàn mạnh thì phải dùng Thuật và Pháp cải tổ lại nội chính để tạo ra
nội lực mạnh, đừng trơng cậy vào ngoại giao của bọn du thuyết. Ông thuyết
phục vua Hàn nhiều lần không được. Tới khi nước Hàn sắp bị Tần thơn tính,
vua Hàn mới phải ơng đi sứ để thuyết phục vua Tần Thủy Hoàng. Hàn Phi tới
Tần khơng thuyết phục được vua Tần mà cịn bị bạn cùng học là Lý Tư – làm
tể tướng nhà Tần xúi giục Tần Thủy Hoàng hãm hại để diệt trừ hậu quả. Hàn

Phi chết ở Tần vào năm 233 TCN và 3 năm sau đó nước Hàn bị thơn tính.
1.3.2 Nội dung tư tưởng quản lý của trường phải Pháp trị
Hàn Phi (280 – 232 TCN), sống cuối đời Chiến Quốc, trong giai đoạn Tần
Thủy Hoàng đang thống nhất đất nước Trung Quốc, ơng thuộc dịng dõi q
tộc nước Hàn. Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp trị. Không phải
ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng,
Thương Ưởng,Thân Bất Hại đã khởi xướng. Tuy nhiên, ông được đánh giá là
tập đại thành tư tưởng pháp trị của Pháp gia với việc ông đã tổng hợp tất cà
những tư tưởng của các nhà triết học Pháp gia trước đó. Đồng thời, ơng cịn
dung hợp và kế thừa những gì tinh túy nhất của hai trường phái Nho gia và
Đạo gia. Từ những tư tưởng kế thừa này không những đã tạo nên những nét
đặc sắc nhất của triết học Pháp gia, mà còn trở thành một hệ thống lý luận hết
sức chặt chẽ, sinh động và có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của lịch sử
Trung Hoa.
Trong quan niệm về chính trị, Hàn Phi cho rằng việc ổn định xã tắc không thể
dùng “đức trị” như Nho gia; “kiêm ái” của Mặc gia; “vô vi nhi trị” của Đạo
6
6


gia mà phải dựa vào sự biến đổi của lịch sử, trong mỗi hồn cảnh lịch sử
người làm chính trị phải làm sao đưa ra phương pháp trị nước hiệu quả nhất.
Ơng cho rằng lịch sử xã hội ln trong q trình tiến hố và trong mỗi thời kỳ
lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng. Do vậy, khơng có một
phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như khơng có một thứ pháp luật ln ln
đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm. Từ đó, ơng đã phát triển
và hồn thiện tư tưởng “pháp trị” thành một đường lối trị nước khá hồn chỉnh
và thích ứng với thời đại lúc bấy giờ, coi pháp luật là công cụ hữu hiệu để
đem lại hồ bình, ổn định và cơng bằng cho xã hội. Trong Thiên Hữu Độ ơng
nói: Khơng có nước nào ln mạnh, cũng khơng có nước nào ln yếu, hễ

những người thi hành pháp luật mạnh thì nước mạnh, cịn hễ những người thi
hành pháp luật yếu thì nước yếu.
Xuất phát từ luận điểm muốn trị nước cần phải có pháp luật, dùng nó để điều
chỉnh hành vi của con người, là công cụ để nhà nước cai quản thần dân. Theo
Hàn Phi, quyền lực có ý nghĩa rất lớn trong việc đảm bảo cho quá trình cai trị
đất nước của người cầm quyền. Muốn xã hội ổn định thì cần phải thay đổi về
các biện pháp chính trị, vì thời thế luôn thay đổi cho nên luật pháp cũng cần
phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Ông chủ trương xây dựng
một xã hội với tinh thần thượng tôn pháp luật dựa trên sự kế thừa tư tưởng của
những thế hệ đi trước. Nếu như Thận Đáo đề cao “thế” trong phép trị nước,
Thân Bất Hại lại cho rằng “thuật” là yếu tố cơ bản, còn Thương Ưởng đề cao
“pháp”. Thì tiếp thu những tư tưởng của các nhà triết học Pháp gia trước, Hàn
Phi là người đầu tiên coi trọng cả ba yếu tố “thế”, “thuật”, và “pháp” trong
phép trị nước của ơng. Trong đó, "pháp" là nội dung của chính sách cai trị
được thể hiện bằng luật lệ; "thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức mạnh,
còn "thuật" là phương pháp, cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai
trị. Ơng cho rằng ba yếu tố đó phải thống nhất khơng thể tách rời trong đường
lối trị nước. Vì vậy, trong đường lối pháp trị của mình, Hàn Phi nhấn mạnh:
Thứ nhất, coi trọng pháp luật
Theo Hàn Phi, bản tính con người là ác, có nhiều tật xấu như hám danh, hám
lợi, tranh giành nhau, lười biếng, ích kỷ. Cho nên con người tìm mọi cách để
đạt được mục đích của mình và chà đạp lên lợi ích của người khác. Muốn kìm
hãm những ham muốn của con người, theo Hàn Phi cần sử dụng pháp luật để
7
7


cưỡng chế khiến họ không dám làm điều ác. Hàn Phi khẳng định tầm quan
trọng của pháp luật: "Bỏ pháp luật và thuật trị nước mà lấy cái tâm để trị thì
Nghiêu cũng khơng chỉ chỉnh đốn được một nước. Bỏ cái quy, cái củ lấy ý mà

đo đạc bừa thì Hề Trọng (quan coi xe cộ của Hạ Vũ) không thể làm thành một
bánh xe. Bỏ thước tấc để so sánh cái dài, cái ngắn, thì Vương Nhĩ (tên người
vợ khéo ngày xưa) không thể nêu được chỗ ở giữa. Nhưng nếu một ơng vua
trung bình nắm lấy pháp luật mà trị nước, một người thợ vụng giữ cái quy, cái
củ, cái thước, cái tấc, thì vạn điều khơng sai một điều. Kẻ làm vua chúa nếu
có thể bỏ được các điều mà người giỏi cũng không làm được, để giữ cái mà
người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà cơng
danh được xác lập"
Lấy “pháp” làm gốc để ổn định trật tự xã hội, Hàn Phi cho rằng, khi nói tới
“pháp” là nói đến những điều luật, luật lệ mang tính ngun tắc, được biên
soạn rõ ràng, minh bạch như khuôn mẫu, đuợc chép trong đồ thư và bày ra nơi
quan phủ, ban bố rộng rãi cho dân chúng biết việc gì được làm và việc gì
khơng được làm. Hàn Phi viết: “Pháp là hiến lệnh công bố của các công sở,
thưởng hay phạt đều được dân tin chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận, giữ
pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy bề tôi sẽ theo pháp”[6, tr.478]. Nội
dung chủ yếu của pháp luật theo Hàn Phi là thưởng và phạt, ơng gọi đó là hai
địn bẩy trong tay vua để giữ vững chính quyền. Do đó, thưởng và phạt không
được tùy tiện, mà phải tuân theo nguyên tắc: Thưởng thì phải “tín”, phạt thì
phải “tất”. Thưởng phải trọng hậu, phạt phải nặng, bởi lẽ khi thưởng trọng hậu
thì dân sẽ ham làm những điều thiện để mong lập công, cịn khi phạt phải thật
nặng để dân sợ mà khơng dám làm điều ác.
Thưởng phạt phải nghiêm minh, đúng pháp luật. Pháp luật là chuẩn mực cho
sự thưởng phạt “dùng pháp luật để trị nước là để khen ngợi người đúng, người
phải, trách đúng người quấy thôi. Pháp luật không thể a dua người sang cũng
như dây mực uốn theo gỗ cong”[6, tr.62]. Thưởng phạt khơng thể vì tư tình,
cứ theo phép cơng, dù là người tham mà có tội cũng bị phạt. Cho nên, trong
khi thi hành pháp luật thì “khơng tránh người thân và đại thần, thi hành cả với
người yêu”[6, tr.389], và thưởng phạt cũng bất kể kẻ sang, người hèn. Mục
đích của việc thưởng phạt nghiêm minh theo Hàn Phi là để cứu loạn cho dân
chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu, đám đơng

khơng hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuổi trời cho, trẻ con được
nuôi dưỡng... Những nội dung và mục đích này chính là những yếu tố quan
8
8


trọng không những dùng để phân biệt phải trái, tốt xấu mà cịn trở thành yếu
tố khơng thể thiếu trong đường lối trị nước của người cầm quyền.
Thứ hai, trọng “thế”
Hàn Phi cho rằng chỉ có "pháp" mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì
dẫu người làm vua cũng không thể bảo đảm cho bề tôi phục tùng sự cai trị của
mình. Đồng thời, dẫu có pháp luật nhưng nhân dân không tuân theo cũng
không thể đảm bảo cho pháp luật được thực hiện có hiệu lực. Theo Hàn Phi,
ngồi “pháp” ra thì “thế” cũng là yếu tố có vai trị cơ bản trong đường lối
chính trị. Quan niệm về "thế" của Hàn Phi đó là một thứ quyền lực được đặt ra
cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh
một cách "tự nhiên" trong "chủ nghĩa nhân trị". Bởi lẽ, muốn có luật pháp rõ
ràng minh bạch, được ban bố khắp thần dân, được thần dân tôn trọng và thi
hành thì cần phải có “thế”. “Thế” là địa vị, thế lực, quyền uy của người trị vì
đất nước, có vị trí hết sức quan trọng, khơng thể thiếu được. "Thế" khơng chỉ
là địa vị, quyền hành của vua mà cịn là sức mạnh của dân, của đất nước, của
vận nước. Vì thế, nhiều người khi cai trị nước, chỉ cần có “thế” là có thể trị vì
thiên hạ, điều này đã được chứng minh bằng lịch sử đất nước Trung Quốc cổ
đại.
Để nâng cao “thế” của nhà vua, Hàn Phi chủ trương trong nước nhất nhất mọi
thứ đều phải tuân theo pháp lệnh của vua kể từ hành vi, lời nói đến tư tưởng.
Trọng “thế” tức trọng sự cưỡng chế, cho nên Hàn Phi cho rằng chủ quyền phải
tập trung cả vào một người là vua, vua phải được tôn kính, tn theo triệt để
và dân khơng được quyền làm cách mạng, khơng được trái ý vua, vua bắt chết
thì phải chết, không chết tức là bất trung. Điều này gần với tư tưởng Trung

quân của Nho gia.
Quan hệ giữa "thế" và "pháp", theo Hàn Phi hai yếu tố này không thể tách rời
nhau. Nếu cái thế (quyền lực) nằm trong tay người kém cũng có thể làm rối
loạn pháp luật và gây tai họa cho nước. Cho nên quyền lực (thế) được đặt ra
cho những "người trung bình", "người trung bình" là người ở giữa người tài
giỏi (như Nghiêu, Thuấn) và người kém (như Kiệt Trụ) và biết giữ gìn "pháp"
và "thế" thì nước yên trị, nếu trái "pháp", bỏ "thế" thì nước nổi loạn.

9
9


Thứ ba, trọng “thuật”
Nhờ vào cái “thế” mà vua đặt ra và ban bố luật pháp, chọn các bề tôi để giao
nhiệm vụ và thực hiện luật pháp. Nhưng làm thế nào để chọn đúng người,
giao đúng việc, làm thế nào để vua có thể cai quản được bộ máy quan lại và
nhân dân khắp nước. Điều đó lại phụ thuộc vào “thuật”. Hàn Phi phê bình
Thương Ưởng rằng, chỉ có pháp luật nhưng khơng có thuật thì khơng biết rõ
kẻ gian. Dù pháp luật có tơ vẽ giải thích ra rõ mười phần, người làm tôi vẫn
ngược lại dùng nó để làm chỗ dựa để mưu đồ lợi riêng. Do vậy người làm
chúa phải có "thuật", theo Hàn Phi "thuật" là cái nằm kín đáo trong bụng, để
so sánh các đầu mối của sự việc và ngấm ngầm cai trị các bề tơi.
“Thuật” chính là cách thức, là phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc
tuyển và sử dụng người khi giao việc, nhờ nó mà luật pháp được thực hiện,
giúp nhà vua có thể trị quốc, bình thiên hạ. Nhiệm vụ của thuật cai trị là phân
biệt rõ những quan lại trung thành, tận tâm và những quan lại xu nịnh ma
giáo, thử năng lực của quan lại, kiểm tra công trạng và những sai lầm của họ
với mục đích tăng cường bộ máy cai trị trên cơ sở bộ máy luật pháp và chế độ
chuyên chế. Để thực hiện được nhiệm vụ này, “thuật” phải được giữ kín đáo.
Nhờ có “thuật” mà bậc đế vương mới có thể thành cơng trong việc trị vì thiên

hạ. “Thuật” cịn thể hiện ở việc dùng người với nguyên tắc cơ bản đó là
“chính danh” – theo quan điểm của Nho gia. Kế thừa quan điểm của Nho gia,
Hàn Phi cho rằng, mỗi người cần thực hiện những tiêu chuẩn với danh phận
của mình, và khơng ai dám làm trái hoặc làm quá với danh phận đã định. Khi
đề cập đến “thuật” trong phép trị nước cịn nhằm mục đích chọn đúng người,
để giao đúng việc, sắp xếp công việc phù hợp với sở trường của từng người,
người nào khơng có tài đức thì nhất thiết khơng được bố trí giữ chức vụ,
khơng được trọng dụng. Nhờ đó, nhà vua sẽ chọn được những người đủ tài
đức làm giường cột cho quốc gia. Muốn biết việc thực hiện của bề tôi đến đâu
thì nhà vua cần phải thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của họ
mới có thể mang lại thành công.
Để sử dụng tốt “thuật” trong việc trị nước, nhà vua nhất thiết khơng nên vì sở
thích cá nhân, không yêu riêng bất cứ một ai và không tin ai cả. Nhà vua cũng
không nên bộc lộ cho bề tơi biết những sở thích của mình, u cái gì và ghét
cái gì, bởi lẽ bề tơi sẽ lợi dụng để lấy lòng nhà vua.
Thực chất "thuật" của Hàn Phi chỉ là thủ đoạn của "người làm vua" dùng để
điều khiển cho các quan lại phải giữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh.
10
10


Nói cách khác là thuật dùng người. Vua dùng bề tơi theo cách chính danh, căn
cứ vào đó để thưởng, phạt, tức là lời nói, việc làm của bề tơi phải tương xứng.
Nói mà khơng làm cũng như làm mà khơng nói. Làm khơng hết chức trách
cũng có tội như làm quá chức trách. Hàn Phi còn nêu rõ bảy thuật làm cho
“an” và sáu đường làm cho “nguy”. Ông phân tích từng thuật để thấy rõ từ cái
lợi, cái hại của nó. Chẳng hạn như: Tập hợp sự khơn ngoan. Tập hợp những
người khơn để hỏi thì những người khơng khơn sẽ trở thành khơn. Hiểu sâu
một vật thì những điều kín đáo đều biến mất.


CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÁP DỤNG
THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI
PHÁP TRỊ
1.1

Đánh giá chung

Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử được coi là một bước tiến lớn, đánh dấu
một thời kỳ quan trọng trong việc ổn định trật tự xã hội bằng pháp luật của
lịch sử Trung Quốc. Đây là quan niệm đạt đến đỉnh cao tư tưởng chính trị pháp lý thời cổ đại, góp phần tô điểm thêm những giá trị tư tưởng đặc sắc của
phương Đông trong kho tàng chung của nhân loại, đồng thời tiếp tục khẳng
định ý nghĩa tích cực với thực tiễn đương đại hôm nay.
Thứ nhất, trong đường lối chính trị của mình, Hàn Phi tử đã nhận thấy tầm
quan trọng của pháp luật đối với việc ổn định trật tự xã hội đương thời. Then
chốt của việc xây dựng đất nước giàu mạnh là phải dựa vào pháp luật. Có
pháp luật và pháp luật được thi hành một cách phổ quát và đúng đắn thì xã hội
mới ổn định, xã hội ổn định lại là tiền đề quan trọng để xây dựng đất nước
giàu mạnh, làm cho dân chúng được n bình, hạnh phúc. Ơng cũng đã chỉ ra
rằng, để đảm bảo trật tự xã hội, cần phải thay đổi các biện pháp về chính trị, vì
thời thế luôn thay đổi cho nên luật pháp cũng phải thay đổi cho phù hợp với
thực tiễn cuộc sống. Chính vì vậy, tư tưởng pháp trị của ông đã được Tần
Thủy Hồng đánh giá cao và có giá trị trong cơng cuộc trị nước, giúp nhà Tần
thống nhất được Trung Quốc.
Thứ hai, trong tư tưởng pháp trị của mình, để ngăn ngừa những hành vi vi
phạm luật pháp, giải quyết có hiệu quả những hành vi sai trái. Hàn Phi yêu
cầu luật pháp phải có tính nghiêm minh, phải đảm bảo tính khách quan trong
việc xử phạt để phạt đúng người, đúng tội. Người cầm cán cân công lý phải
11
11



luôn gương mẫu, tôn trọng pháp luật. Phạt nặng những người dựa vào chức
quyền và địa vị của bản thân để vi phạm pháp luật. Những người có cơng phải
thưởng, nhằm khuyến khích tinh thần tự giác, tự nguyện trong nhân dân. Nếu
thi hành pháp luật mà thưởng phạt không nghiêm sẽ làm cho người dân coi
thường pháp luật, tạo cơ hội tăng thêm nhiều tội ác trong xã hội. Muốn làm
được điều đó phải được tăng cường bằng các hình thức như kiểm tra, giám sát
việc thực thi pháp luật, đảm bảo pháp luật được thực hiện đúng chức năng,
hành vi.
Thứ ba, trong tư tưởng pháp trị, Hàn Phi ln chú trọng tới việc hồn thiện hệ
thống pháp luật. Nhà nước phải hoạt động dựa trên cơ sở của pháp luật, và
pháp luật đặt ra phải phù hợp với thực tiễn. Theo ông, một hệ thống pháp luật
tốt không phải được xây dựng dựa trên ý muốn chủ quan của cá nhân, mà cần
phải tuân thủ theo những nguyên tắc, pháp luật phải minh bạch, được ghi
thành văn bản và phổ biến rộng rãi trong nhân dân bằng các hình thức tuyên
truyền.
Thứ tư, với chủ trương trọng dụng nhân tài, Hàn Phi Tử đã nhấn mạnh việc sử
dụng người có đức, có tài khơng quan tâm tới việc xuất thân từ tầng lớp nào,
miễn sao họ có tài năng thật sự và luôn lo cho dân, cho nước, luôn lấy lợi ích
nhân dân đặt lên hàng đầu. Người sử dụng phải biết con người mình đang
dùng có thực tài gì thì bố trí cơng việc cho phù hợp, nếu khơng nắm vững
thực tài của họ, thì dễ giao nhầm việc dẫn đến những tổn thất là điều không
thể tránh khỏi.
Tóm lại, với quan niệm lấy pháp luật làm cơng cụ trị nước, học thuyết pháp
trị của Hàn Phi đã có tác động chỉ đạo cả một thời gian dài trong chế độ xã hội
phong kiến Trung Quốc. Sở dĩ học thuyết của Hàn Phi có giá trị trong cơng
cuộc trị nước, đã được Tần Thủy Hoàng áp dụng và thống nhất được Trung
Quốc là vì tư tưởng pháp trị của Hàn Phi đã tổng hợp được ba học thuyết Nho,
Lão, Pháp mà ở đó Nho là tài liệu xây dựng, Pháp là bản thiết kế, Lão là kỹ
thuật thi cơng của ngơi nhà đó. Ngày nay, ở mức độ nhất định, một số nội

dung trong quan niệm về đường lối chính trị của Hàn Phi như: định pháp, sự
minh bạch, rõ ràng, tính nghiêm minh, cơng bằng, tính phổ thơng của pháp
luật...vẫn cịn có giá trị gợi mở đối với công cuộc đổi mới và xây dựng đất
nước mà Đảng và nhân dân ta đang tiến hành.
1.2

Những ưu điểm
12
12


Nhận thức rõ vai trò quan trọng của pháp luật coi trọng pháp luật và tính
khách quan tồn tại của pháp luật trong xã hội. Phản ánh đúng quy luật
khách quan
1.3

Hạn chế/ tồn tại

Coi thường người dân, tuyệt đối hóa kẻ thống trị .Chính sách theo xu
hướng chuyên chế, độc tôn không quan tâm đến nhân nghĩa, tài
đức.khuynh hướng quá tả trong xã hội gây nên mâu thuẫn .
1.4

Định hướng áp dụng vào thực tiễn

Với những giá trị khoa học và thực tế, học thuyết pháp trị chứa đựng nhiều
yếu tố phù hợp đối với thực tiễn pháp lý đương đại với những tư tưởng dùng
pháp luật để quản lý xã hội và chấn hưng đất nước, tinh thần thượng tơn pháp
luật, đề cao giá trị cơng bằng và tính nghiêm minh trong thi hành pháp luật.
Nghiên cứu, tham chiếu học thuyết pháp trị Trung Hoa cổ đại của Hàn Phi Tử

không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm lịch sử tư tưởng chính trị – pháp lý của các
thời đại khác nhau, mà cịn góp phần khẳng định u cầu khách quan của việc
quản lý xã hội bằng pháp luật, tác dụng của pháp luật trong việc trị nước. Đối
với việc quản lý hiện nay, việc áp dụng trường phái pháp trị là điều nên làm
và cần thiết. Chúng ta không thể làm việc trong một môi trường mà ở đó mỗi
thành viên đều làm việc một cách vơ kỷ luật được. Cũng chẳng có một cơng
ty, một tổ chức nào hiện nay chấp nhận một nhân viên đi làm trễ, hồn thành
cơng việc khơng đúng thời hạn,….. Chính vì vậy, mỗi tổ chức cần đưa ra
những nội quy, quy định riêng để có thể tạo một mơi trường làm việc khoa
học, hiệu quả, chất lượng tốt. Ngoài ra, những nhà quản lý cũng cần linh hoạt
hơn trong việc áp dụng trường phái pháp trị trong công việc. Đặc biệt là trong
cách ứng xử với nhân viên, người quản lý cần phải khéo léo, không quá cứng
rắn và cũng không q mềm mỏng để nhân viên có một mơi trường làm việc
thoải mái.
Trong một buổi họp, ơng Trương Hịa Bình - chủ tịch của tập đồn FPT đã nói
: “ 30 năm qua, chúng ta thành công với tinh thần đồn kết, tính tự giác, nhiệt
huyết, chung niềm tin và chất ‘điên’ của người FPT nhưng nếu là tự kỷ
luật( tự giác - kỷ luật ), thành công của FPT sẽ không chỉ dừng ở xuất khẩu
phần mềm như 20 năm trước “. Qua đó ta có thể thấy được sự cần thiết của
pháp trị đối với mỗi tổ chức ngày nay.
13
13


KẾT LUẬN
Tư tưởng quản lý Pháp trị là một tư tưởng có nhiểu điểm tích cực mà mỗi
chúng ta cần học hỏi và phát huy. Đối với em - một sinh viên ngành nhân lực,
em cảm thấy may mắn khi được học và nghiên cứu về trường phái tư tưởng
này. Trong q trình tìm tịi và tham khảo, em cũng tự bổ sung cho mình
nhiều kiến thức bổ ích, giúp em có thêm tự tin thành cơng trong lĩnh vực mà

em đang theo đuổi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình lịch sử tư tưởng quản lý ( Chủ biên: PGS.TS. TRẦN ĐÌNH
THẢO )
2. />3. />4. />14
14


MỤC LỤC
Nội dung:
Chương 1 Cơ sở lý luận về tư tưởng quản lý Pháp trị
1.1
1.2
1.3

Khái niệm quản lý và tư tưởng quản lý…………………...2
Bối cảnh xã hội ………………………………………..2
Tư tưởng quản lý trường phái Pháp trị …………………..3
15
15


Chương 2 Đánh giá cgung và định hướng áp dụng thực tiễn của trường phái
Pháp trị.
1.1
1.2
1.3
1.4


Đánh giá chung …………………………………………..8
Những ưu điểm …………………………………………..10
Hạn chế/tồn tại …………………………………………...10
Định hướng áp dụng vào thực tiễn ……………………10
Kết Luận …………………………………………………………….11
Tài liệu tham khảo …………………………………………………12

16
16



×