Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ke hoach BDTX nam hoc 20152016 Gui lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.43 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD & ĐT ĐAKPƠ TRƯỜNG TH TRẦN PHÚ. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. SỐ: 01/KH – CM. Tân An, ngày 10 tháng 9 năm 2015. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2015 - 2016 Căn cứ Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BGDĐT, ngày 08 tháng 8 năm 2011 thông tư ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên tiểu học; Căn cứ Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ GD-ĐT về ban hành quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thực hiện Công văn số 4323/BGDĐT-GDTH về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH năm học 2015 - 2016; Thực hiện Kế hoạch số 22/KH-PGDĐT ngày 10 tháng 9 năm 2015 về hoạch năm học 2015 - 2016 của Phòng Giáo dục Đào tạo huyện Đak Pơ về giáo dục tiểu học, Dựa trên tình hình thực tế của nhà trường. Trường tiểu học Trần Phú xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2015 – 2016 như sau: I. Mục tiêu 1. Cán bộ quản lý, giáo viên (gọi chung là giáo viên) học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của Phòng GD&ĐT. II. Kế hoạch cụ thể 1. Nội dung, hình thức: Đối với cá nhân Nội dung bồi dưỡng. Đối tượng bồi dưỡng. Thời lượng và hình thức học TS tiết 30. Đánh giá kết quả. Nội dung 1: (Bộ GDĐT quy định) - Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày Toàn thể CCVC 16 tiết, học Làm 04/11/2013 của Ban Chấp hành tập trung; tự bài KT Trung ương về đổi mới căn bản, học 3 tiết toàn diện giáo dục và đào tạo 8 tiết; tự học. Thời gian. Đơn vị chủ trì. 8/2015. TTBDCT huyện T/C.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Chỉ thị nhiệm vụ năm học 2015 Toàn thể CCVC – 2016 của Bộ GD ĐT, của tỉnh và các văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp Nội dung 2 (Sở GDĐT quy định) Chuyên đề: 1 Hướng dẫn biên soạn đề kiểm tra môn Toán Tiểu học HT, PHT, GV theo ma trận. cốt cán Chuyên đề:2 Hướng dẫn cách ra đề kiểm tra định kỳ môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo ma trận. Chuyên đề: 1. 3 tiết. 8/2015. 30 tiết, học tập trung. Làm bài KT. Giáo viên ÂN, MT, TD, TH, AV. 30 tiết, học tập trung. Làm bài KT. Toàn thể CB, GV. 30 tiết, tự học. Nhà trường tổ chức. 8/2015. PGD tổ chức. 9/2015. Chuyên môn nhà trường tổ chức. Mạng Internet – tìm kiếm và khai thác thông tin : 1. Những điều cần biết khi tham gia vào Internet. 2. Cách sử dụng một trình duyệt Web 3. Cách thức tìm kiếm thông tin trên Internet.. 4. Cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử. Chuyên đề 2: Ứng dụng phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint trong dạy học 1. Các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft PowerPoint. 2. Thực hành các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn PowerPoint để xây dựng một tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở tiểu học. Nội dung 3: Kiến thức tự chọn Chuyên đề 1 (TH 27):. Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét 1. Quan niệm về đánh giá kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập của học sinh tiểu học bằng nhận xét. 2. Thực trạng việc thực hiện đánh giá kết quả học tập của. Làm bài KT 10/2015. Nhà trường tổ chức.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> học sinh tiểu học bằng nhận xét ở một số môn học hiện nay. 3. Một số biện pháp thực hiện đánh giá bằng nhận xét đạt hiệu quả Chuyên đề 2 (TH 32) Dạy học phân hoá ở tiểu học 1. Mục tiêu giáo dục phổ thông và mục tiêu giáo dục tiểu học. 2. Tầm quan trọng của việc dạy học phân hoá ở cấp tiểu học. 3. Phương pháp thực hiện dạy học phân hoá ở một số môn học ở tiểu học. 4. Các điểu kiện để thực hiện hiệu quả việc dạy học phân hoá ở tiểu học. Vận dụng thực tiễn Tổng cộng. HT, PHT, toàn thể GV. 30 tiết. Tổ ĐG Trong năm học. 120 tiết. III. THỜI GIAN BỒI DƯỠNG - Thời gian bồi dưỡng bắt đầu từ tháng 9/2014 đến tháng 5/2015. - Thời gian tự học: thực hiện theo kế hoạch hoạt động chuyên môn của trường và kế hoạch BDTX của GV trong năm học 2015- 2016, kết thúc vào đầu tháng 5/2015 để thực hiện đánh giá và xếp loại kết quả BDTX của giáo viên; đồng thời xây dựng kế hoạch BDTX năm học tiếp theo. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1. Đối với giáo viên - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường. - Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. - Lập kế hoạch BDTX của bản thân cho cả năm học, cần thể hiện rõ ở kế hoạch lịch học từng phần của mỗi nội dung theo từng tháng. - Bản thân tự học, tự nghiên cứu là chính, kết hợp với hình thức học tập trung theo tổ chuyên môn; trường và cụm trường. - Mỗi giáo viên nên có một cuốn sổ ghi chép cụ thể từng phần trong mỗi nội dung đã học để làm minh chứng cho việc học. Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện BDTX và việc vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học; những ý kiến cần trao đổi, thảo luận, thắc mắc và những vấn đề bản thân báo cáo chuyên đề, thu hoạch được khi tham gia học, tiết dự giờ, thực hành dạy,... trước khi có đánh giá, chấm điểm của hiệu trưởng..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Trong thời gian bồi dưỡng tập trung nếu CBQL, GV đi học hoặc đi công tác theo Quyết định hoặc bị bệnh đang điều trị tại bệnh viện… thì không phải đánh giá, xếp loại. 2. Đối với tổ trưởng - Lập kế hoạch tổ chức học tập trung theo tổ trong suốt năm học (dựa trên kế hoạch của trường). - Chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức học tập trung theo tổ chuyên môn; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tự học của từng giáo viên trong tổ khối để đánh giá việc thực hiện. - Tham gia nhóm cốt cán BDTX cấp trường, cùng sinh hoạt, đánh giá từng tổ hoặc thực hiện báo cáo triển khai, giải đáp thắc mắc về từng nội dung, mô đun cho toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường; tham gia sinh hoạt theo kế hoạch của trường; phối hợp với các thành viên trong nhóm nhận xét, đánh giá, công bố kết quả học tập và xếp loại giáo viên. - Hồ sơ BDTX của tổ gồm có: kế hoạch BDTX của tổ (thể hiện nội dung phần chung và phần riêng cụ thể theo từng tháng và từng tuần); theo dõi GV học tập trung; theo dõi nhận xét, đánh giá kết quả của giáo viên. 3. Đối với BGH - Hướng dẫn giáo viên lập kế hoạch BDTX theo năm học; đưa vào kế hoạch hàng tháng để triển khai, kiểm tra, nhận xét tiến độ việc tự học của giáo viên; bố trí thời gian cho giáo viên tham gia các đợt ôn tập, kiểm tra. - Lập kế hoạch BDTX của nhà trường, báo cáo về Phòng GD&ĐT và theo yêu cầu của cấp trên. - Hướng dẫn và duyệt kế hoạch BDTX của từng giáo viên và các tổ; chịu trách nhiệm tổ chức việc kiểm tra và chấm bài của giáo viên trong trường (theo thời gian và đề thống nhất trong toàn trường) sau khi tổ chức bồi dưỡng tập trung. - Thành lập Ban chỉ đạo BDTX cấp trường, phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. - Thực hiện đầy đủ các loại hồ sơ quản lý về BDTX như sau: + (1) Quyết định thành lập Ban chỉ đạo BDTX năm học 2015-2016 + (2) Kế hoạch BDTX của trường và kế hoạch các tổ (tập hợp từ các tổ). + (3) Sổ biên bản sinh hoạt chuyên môn: ghi nội dung các mô đun đã triển khai theo kế hoạch của trường, tổng hợp các ý kiến thắc mắc của từng tổ để giải đáp trong những lần sinh hoạt cấp trường; + (4) Báo cáo sơ kết, tổng kết (tập hợp từ các tổ và báo cáo của Nhà trường); + (5) Bảng điểm và danh sách đề nghị PGD cấp giấy chứng nhận BDTX. - Tổ chức thực hiện sơ kết và báo cáo (ngày 31/12/2015), tổ chức tổng kết và báo cáo kết quả BDTX (vào đầu tháng 5/2016) về Phòng GD&ĐT. V. TỔ CHỨC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BDTX 1. Quy định kiểm tra, đánh giá kết quả BDTX của giáo viên Mỗi nội dung 1, 2 và 3 sẽ được đánh giá cho điểm là tổng điểm của 02 phần: - Điểm tiếp thu kiến thức và kĩ năng: 5 điểm (gồm điểm tự học và điểm học tập trung, cộng lại và chia 2), được tính như sau: + Điểm học tập trung: được đánh giá thông qua tiếp thu kiến thức và kĩ năng ở bài kiểm tra của Phòng, của trường ở nội dung 1, 2 và 3 hoặc bài thu hoạch ở nội dung 1 và 2 và 3. Điểm tối đa là 5 điểm. + Điểm tự học: được đánh giá thông qua tiếp thu kiến thức và kĩ năng thể hiện ở vở ghi chép tự học của giáo viên ở nội dung 1, 2 và 3. Điểm tối đa là 5 điểm..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Điểm vận dụng kiến thức BDTX: 5 điểm, được đánh giá thông qua quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ của giáo viên như: báo cáo chuyên đề, thực hành dạy minh họa phương pháp dạy học, kết quả xếp loại tiết dự giờ,... ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3 ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân. 2. Xếp loại kết quả BDTX BGH căn cứ vào điểm trung bình BDTX để xếp loại giáo viên theo quy chế (theo điều 14, chương III – thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012). 3. Quy định thời gian báo cáo - Tổ trưởng nộp kế hoạch để nhà trường duyệt vào ngày 15/9/2015 - Tổ chức thực hiện sơ kết cấp tổ và nộp báo cáo (ngày 31/12/2015), tổng kết và báo cáo kết quả BDTX cuối năm học (đầu tháng 5 năm 2016). Trên đây là kế hoạch, nội dung, hình thức tổ chức học BDTX cho giáo viên trường Tiểu học Trần Phú năm học 2015 - 2016. Đề nghị CBQL, giáo viên nhà trường nghiên cứu, triển khai và thực hiện nghiêm túc, đạt kết quả cao. Trong quá trình thực hiện, nếu có trở ngại Tổ trưởng cần báo cáo về BGH nhà trường để kịp thời giải quyết./.. Nơi nhận: - Phòng GD&ĐT (để báo cáo); - BGH nhà trường (để chỉ đạo); - Các tổ (để thực hiện);. KT. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG. Nguyễn Văn Quang DUYỆT CỦA PHÒNG GD&ĐT.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

×