Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phục hồi chức năng vận động cho bệnh nhân viêm khớp dạng thấp pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.1 KB, 5 trang )

Phục hồi chức năng vận động cho bệnh
nhân viêm khớp dạng thấp


Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một bệnh khớp mạn tính, trong đó số
lượng khớp bị viêm có thể lên đến vài chục khớp. Do vậy bệnh nhân bị hạn
chế vận động nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hằng ngày và
khả năng lao động nghề nghiệp.
Hiện nay, các biện pháp điều trị tích cực giúp cải thiện rõ rệt tình
trạng bệnh. Tuy nhiên, các biện pháp phục hồi chức năng vận động của bệnh
nhân là không thể thiếu được, có vai trò quan trọng trong bất kỳ giai đoạn và
mức độ tiến triển nào của bệnh.

Phục hồi chức năng vận động trong đợt cấp của bệnh VKDT
Trong đợt tiến triển, cần để các khớp được nghỉ ngơi, vì gắng sức có thể
làm tăng biến dạng khớp. Do vậy cần phải thận trọng chờ đợi thuốc tác dụng trước
đã. Khớp bị tổn thương cần ít vận động ban ngày và nghỉ ngơi, đặt ở tư thể đúng
ban đêm. Cần phải duy trì tư thế khớp đúng đắn vài phút nhiều lần trong ngày.
Bình thường bệnh nhân hay đặt gối kê dưới kheo chân để làm giảm đau khi bị
sưng đau khớp gối, tuy nhiên điều đó dễ làm cứng khớp ở tư thế gấp. Sự biến dạng
này sẽ làm ảnh hưởng đến đi lại, thậm chí khi đợt viêm chấm dứt. Bàn tay và cổ
tay cũng cần cố định ở tư thế đúng khi các khớp bị viêm. Cần phải mang tối thiểu
nẹp nghỉ ngơi vào ban đêm. Dụng cụ này cho phép giữ cổ tay và ngón tay ở tư thế
chức năng, và làm giảm sự co rút của gân cơ. Tác dụng chống viêm và giảm đau
của nó rất nhanh. Chú ý cho khớp nghỉ ngơi không có nghĩa là cứ nằm suốt ngày
trên giường hay ngồi trên ghế bành cả ngày. Cần cố gắng hoạt động ngay khi cảm
thấy mỏi mệt để tránh các hậu quả của cố định lâu dài.

Sử dụng nẹp

Nẹp chính là các dụng cụ để cố định hay duy trì ổn định các khớp, với mục


tiêu là giảm viêm khớp, sửa chữa các biến dạng và thúc đẩy hoạt động. Các nẹp
tay là một ví dụ. Có hai loại nẹp: nẹp có tác dụng cải thiện thực hiện các động tác
(nẹp chức năng) và nẹp nâng cao chất lượng nghỉ ngơi của khớp (nẹp nghỉ ngơi).
Nẹp chức năng được sử dụng trong lúc hoạt động để thúc đẩy thực hiện các động
tác hay bảo vệ một hay nhiều khớp. Nẹp nghỉ ngơi được đeo trong các giờ nghỉ
ban ngày và ban đêm. Các loại nẹp cần do bác sĩ kê đơn.
- Sử dụng nẹp chức năng: Ban ngày, có thể mang nẹp cổ tay hay ngón tay
để thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày. Có thể mang nẹp khi lao động chân
tay trong hai tình huống sau: sau mỗi lần làm việc thì bệnh nhân cảm thấy đau cổ
tay, có cảm giác mất sức và do vậy ngại làm các hoạt động hằng ngày. Duy trì cổ
tay bằng nẹp cổ tay tăng lực có thể thay đổi cuộc sống của bệnh nhân. Bệnh nhân
thậm chí có thể làm vườn. Bệnh nhân cần phải mang nẹp khi thực hiện những hoạt
động khó khăn. Tình huống khác là phải mang nẹp trong ngày, ví dụ nẹp ngón tay
do ngón tay bắt đầu bị biến dạng, gây khó lao động. Nẹp có tác dụng hạn chế các
động tác khớp có hại. Nẹp toàn bộ khi nghỉ ngơi bàn tay và khi nào cần mang.
- Sử dụng nẹp nghỉ ngơi: Nẹp toàn bộ cố định cả cổ tay và bàn tay, trải dài
từ cẳng tay đến tận ngón tay. Đó là nẹp nghỉ ngơi vì được chế tạo để cố định khớp
trong giờ nghỉ ban ngày hay ban đêm. Nẹp cố định khớp ở một vị trí nhất định, để
nới lỏng sự căng cứng khớp gây đau đớn, giảm co cứng cơ và tránh sự co rút làm
tăng nguy cơ cứng ngón tay ở vị trí xấu. Nẹp này được chuyên gia vật lý trị liệu và
nhà sản xuất tạo nên, cần phải được chỉnh sửa tối thiểu một lần trong một năm.
Buổi sáng khi tháo nẹp ra, để tránh cứng khớp cần phải ngâm tay vào nước ấm và
cử động các ngón tay.

Tập thể dục, thể thao

Nếu đau xuất hiện mỗi khi vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ
cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động
được. Có thể tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận
động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà. Các bài tập thể dục cho

bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân
giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn. Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy
đủ và tiếp tục các sinh hoạt hằng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần
thiết. Người bệnh cần có hoạt động thể chất thường xuyên như đi bộ, đi xe đạp,
bơi lội theo khả năng của mình. Nếu tập được thể thao thì vẫn nên tiếp tục. Tuyệt
đối không được tác động cột sống khi đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể
nặng lên sau khi làm thủ thuật này, và có các biến chứng là tai biến mạch máu não,
di chứng thần kinh không phục hồi được.


×