Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HCM KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG NỘI DUNG ƠN TẬP CUỐI KỲ MƠN: KẾ TOÁN NGÂN HÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.45 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHỆ TP.HCM
KHOA KẾ TỐN TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NỘI DUNG ƠN TẬP CUỐI KỲ
MƠN: KẾ TỐN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
Bài tập 1:
Trình bày tóm tắt nội dung các ngun tắc kế tốn. Cho ví dụ minh họa liên
quan đến các ngun tắc được trình bày.
Bài tập 2:
Tạo sao kế tốn ngân hàng được ví như một trong những hệ thống thơng tin?

Bài tập 3:
Các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế nào dưới đây là đối tượng của kế toán ngân hàng:
1. Giá chứng khoán gia tăng vào ngày 31/12
2. Ngân hàng mua một phương tiện vận chuyển để vận chuyển tiền.
3. Khách hàng Thanh Nga báo mất một sổ tiết kiệm và một tờ séc.
4. Công ty Tiến Đạt nộp vào ngân hàng Ủy nhiệm chi có số tiền 2.000.000.000 đồng,
tài khoản của cơng ty cịn đủ tiền thanh tốn.
5. Khách hàng cá nhân nộp tiền mặt kèm CMND đề nghị mở thẻ tiền gửi tiết kiệm
mới.
6. Ngân hàng thu tiền bồi thường vật chất của cán bộ A do làm mất tài sản.
7. Ngân hàng thanh toán tiền điện cho Công ty Điện Lực.
8. Ngân hàng nộp thuế trước bạ mua xe.
9. Tỷ giá EUR/VND biến động giảm vào cuối ngày.
10. Siêu thị Hà Nội nộp vào một số hóa đơn thanh tốn thẻ mà Ngân hàng làm đại lý
thanh tốn.
11. Ngân hàng thanh lý một khoản nợ khơng thu hồi được.
12. Ngân hàng ký cam kết mua ngoại tệ có kỳ hạn.



13. Ngân hàng chi trợ cấp tiền sinh hoạt cho một bà mẹ Việt Nam anh hùng.

CHƯƠNG 2: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN
Bài tạp 1:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế tại ngân hàng trong các tình huống giả
định sau:
1. Ngày 01/03/Y, ơng Nguyễn Thành Nam nộp CMND kèm thẻ tiền gửi có kỳ hạn 6
tháng mở ngày 01/09/Y-1, số tiền là 80.000.000 đồng, lãi suất là 12%/năm, lãnh gốc và
lãi khi đến hạn. Ông Nam đề nghị rút toàn bộ vốn gốc và lãi bằng tiền mặt. Ngân hàng đã
dự chi lãi toàn bộ số tiền gửi trên.
2. Ngày 15/05/Y, bà Nguyễn Thị Tâm nộp 200.000.000 đồng tiền mặt kèm CMND
để gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng có dự thưởng, lãi suất 11%/năm. Ngân hàng dự chi
lãi tiền gửi có kỳ hạn vào cuối mỗi tháng.
3. Ngày 01/03/Y, ông Lê Tuấn nộp CMND kèm sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng mở
ngày 01/08/Y-1, số tiền 500.000.000 đồng, lãi suất 12%/tháng, lãnh lãi theo tháng. Ông
Tuấn đề nghị rút tiền trước hạn bằng tiền mặt. Theo quy định nếu rút tiền trước hạn,
khách hàng sẽ được hưởng tiền lãi theo mức lãi suất 2,4%/năm. Khách hàng cũng đã rút
tiền lãi được 5 tháng. Trước đó ngân hàng đã dự chi trả lãi cho khách hàng được 5 tháng.
4. Ông Nam Hà nộp 5.000 EUR kèm CMND đề nghị gửi tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3
tháng, lãi suất tiền tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng là 2%/năm. Ngân hàng dự chi trả lãi
tiền gửi có kỳ hạn vào cuối mỗi quý.
Biết rằng: Các tài khoản có liên quan có đủ số dư để hạch toán.

Bài tập 2:
Tại ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng Thương ngày 12/12/Y có nghiệp vụ kinh tế phát
sinh như sau:
Khách hàng Nguyễn Thị Hương xuất trình CMND và Sổ tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng
để rút tồn bộ tiền gửi hiện có. Sổ tiết kiệm mở ngày 12/05/Y, số tiền là 200.000.000
đồng, lãnh lãi khi đến hạn, lãi suất là 1%/tháng. Khi đến hạn nếu khách hàng khơng đến

lãnh tiền thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào vốn cho khách hàng và tự động chuyển sang kỳ
hạn mới tương ứng với lãi suất tại thời điểm đó. Ngày 10/08/Y, ngân hàng áp dụng lãi


suất 0,9%/tháng cho loại tiền gửi tiết kiệm 6 tháng trả lãi sau. Nếu khách hàng rút vốn
trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất 0,3%/tháng.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản nghiệp vụ trên trong các trường hợp sau:
1. Khách hàng đề nghị lãnh toàn bộ bằng tiền mặt.
2. Khách hàng đề nghị nhận tiền lãi. Tiền gốc chuyển sang gửi tiết kiệm 3 tháng.
Biết rằng:
Ngân hàng dự chi lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn vào cuối mỗi tháng.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 3 tháng là 0,8%/tháng.

Bài tập 3:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng trong các tình
huống sau:
1. Ngân hàng tính lãi tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn nhập vào vốn cho khách hàng
Nguyễn Thị Mai là 400.000 đồng.
2. Ông Tư nộp kỳ phiếu đến hạn thanh toán ngày 25/06/Y đề nghị lãnh tiền mặt, kỳ
phiếu này được ngân hàng phát hành dưới dạng lãi tính trước ngay khi phát hành, số tiền
khách hàng mua kỳ phiếu là 4.100.000 đồng, mệnh giá của kỳ phiếu là 5.000.000 đồng,
ngân hàng đã phân bổ toàn bộ tiền lãi vào chi phí.
3. Ngày 15/01/Y, bà Mai nộp tiền mặt 20.000.000 đồng để gửi tiết kiệm loại kỳ hạn 6
tháng, lãi suất 0,4%/tháng và 10.000.000 đồng để mua 10 kỳ phiếu phát hành theo mệnh
giá. Mệnh giá của 1 kỳ phiếu là 1.000.000 đồng. Ngân hàng dự chi lãi vào cuối tháng.
4. Ông Nam nộp thẻ tiết kiệm kèm CMND đề nghị rút tiền mặt, trên thẻ tiết kiệm ghi:
Số tiền gửi

: 50.000.000 đồng


Ngày đến hạn

: 25/10/Y

Ngày gửi tiền

: 25/01/Y

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng là 0,8%/tháng.
Khách hàng được lãnh lãi hàng tháng (nếu rút trước hạn, lãi suất được thanh tốn
là 0,2%/tháng). Ơng Nam đã lãnh lãi được 4 tháng, đến nay ngân hàng đã dự chi
tiền cho khách hàng được 5 tháng.


Ngày khách hàng đề nghị rút tiền là ngày 25/06/Y.
5. Ông Lê nộp thẻ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng có số dư 100.000.000 đồng, lãi suất
0,6%/tháng, lãnh lãi khi đáo hạn, đề nghị rút ra bằng tiền mặt trước hạn 2 tháng. Ngân
hàng đồng ý cho ông rút nhưng chỉ được hưởng lãi suất 0,2%/tháng. Ngân hàng đã dự chi
tiền lãi cho khách hàng được 4 tháng.
Biết rằng: Các tài khoản liên quan đủ số dư hạch toán.

CHƯƠNG 3: KẾ TỐN NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG
Bài tập 1:
Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, ngày 25/2/Y có
một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Sau khi Hợp đồng tín dụng (HĐTD) được ký kết, công ty Tiến Đạt nộp Ủy nhiệm
chi với số tiền là 500.000.000 đồng đề nghị giải ngân tiền vay để thanh tốn tiền hàng hóa
cho cơng ty Vĩnh Hịa (có TK tại Ngân hàng Nơng nghiệp An Giang).
2. Căn cứ vào HĐTD và phiếu chi tiền mặt kèm CMND, kế toán giải ngân cho khách
hàng A với số tiền là 50.000.000 đồng, thời hạn cho vay 6 tháng, lãi suất cho vay là

1,8%/tháng.
3. Khách hàng D nộp tiền mặt 33.000.000 đồng để thanh toán nợ vay và lãi vay của
một HĐTD đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 30.000.000 đồng, lãi cho vay 3.000.000
đồng, thời hạn cho vay là 6 tháng.
Yêu cầu:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
Hãy cho biết nghiệp vụ 3 ảnh hưởng như thế nào đến Bảng cân đối kế toán ngân hàng.
Biết rằng:
Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tham gia thanh tốn bù
trừ.
Ngân hàng thực hiện dự thu lãi cho vay vào cuối mỗi tháng.
Bài tập 2:
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á ở TP. Hồ Chí Minh phát sinh các nghiệp vụ kinh tế
trong ngày 15/12/Y:


1. Cơng ty B nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng có số tiền là 200.000.000
đồng nhờ ngân hàng thu hộ tiền bán hàng từ xí nghiệp A.
2. Nhận được thông báo số tiền là 15.000.000.000 đồng từ Ngân hàng Ngoại thương
Việt Nam, nội dung ngân hàng này đã thực hiện cho vay đồng tài trợ dài hạn đối với
khách hàng D. Trước đây, Ngân hàng Việt Á đã chuyển vốn góp cho vay là 15 tỷ đồng.
3. Cơng ty B nộp Ủy nhiệm chi có số tiền là 120.000.000 đồng đề nghị vay ngắn hạn
để thanh toán tiền hàng hóa cho cơng ty H (tài khoản tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh tại
TP. Hồ Chí Minh). Căn cứ vào hợp đồng tín dụng và Ủy nhiệm chi của công ty B, ngân
hàng đã thực hiện giải ngân.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
Biết rằng:
Đầu ngày 15/12:
+ TK Tiền gửi khách hàng công ty B (TK 4211)


:

20.000.000 đồng

+ TK Nợ đủ tiêu chuẩn công ty B (TK 2111)

:

500.000.000 đồng

+ TK Tiền gửi khách hàng xí nghiệp A (TK 4211)

:

100.000.000 đồng

+Các tài khoản có liên quan đủ số dư để hạch tốn.
Hạn mức tín dụng Quý 4 của công ty B

: 1.000.000.000 đồng

Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tham gia thanh tốn bù
trừ.
Bài tập 3:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế tại ngân hàng trong các tình huống sau:
1. Ngân hàng giải ngân ngày 15/7/Y cho cơng ty Cơ khí theo HĐTD số 101/Y số tiền
200.000.000 đồng bằng tiền mặt, thời hạn cho vay là 3 tháng, lãi suất cho vay là
1%/tháng, thu nợ và lãi cho vay khi đến hạn. Tài sản đảm bảo là căn nhà được định giá là
400.000.000 đồng. Giả sử ngân hàng dự thu lãi cho vay vào cuối tháng.
2. Cuối ngày, ngân hàng thu nợ đến hạn của cơng ty Xuất Nhập Khẩu có số dư

300.000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất 1%/tháng, trả lãi hàng tháng, trả nợ
khi đến hạn. Ngân hàng thu nợ vay trước, thu lãi sau. Biết rằng, tài khoản Tiền gửi của
cơng ty Xuất Nhập Khẩu có 250.000.000 đồng, công ty không được ngân hàng cho gia


hạn nợ thêm. Số tiền lãi vay cơng ty cịn phải thanh toán cho ngân hàng là 3.000.000 đồng
(ngân hàng đã dự thu số lãi cho vay trên).
3. Ngân hàng thu lãi cho vay bằng chuyển khoản đối với công ty Hồng Hà số tiền là
8.000.000 đồng. Tài khoản Tiền gửi của cơng ty Hồng Hà có số dư 50.000.000 đồng.
Trước đó, ngân hàng đã dự thu đối với số tiền lãi cho vay nói trên.
Yêu cầu:
Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
Nghiệp vụ 3 ảnh hưởng như thế nào đến Bảng cân đối kế toán ngân hàng.
Biết rằng: Các tài khoản liên quan có đủ số dư hạch tốn.
Bài tập 4:
Tại Ngân hàng Cơng thương Tiền Giang, ngày 20/2/J có một số nghiệp vụ kinh tế
phát sinh như sau:
1. Nhận được từ Ngân hàng Công thương Cà Mau các chứng từ sau:
Lệnh chuyển Nợ kèm nội dung Séc bảo chi do ngân hàng cấp cho công ty B trước đây
để đi mua hàng với số tiền là 50.000.000 đồng (trước đây ngân hàng không yêu cầu khách
hàng ký quỹ đảm bảo thanh tốn séc).
Lệnh chuyển Có kèm nội dung Ủy nhiệm chi với số tiền 300.000.000 đồng thanh tốn
tiền cho cơng ty Thanh Thảo.
2. Ơng Tuấn nộp vào ngân hàng 40.000.000 đồng tiền mặt để thanh toán nợ vay và
lãi vay của một HĐTD đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 55.000.000 đồng, thời hạn vay
là 9 tháng, lãi suất cho vay là 1%/tháng.
3. Công ty Thái Tuấn lập chứng từ thanh toán để trả nợ vay ngân hàng từ nguồn tiền
gửi hiện có. Số liệu ghi trên HĐTD như sau:
Tổng số tiền được cho vay là 500.000.000 đồng, lãi suất 1%/tháng.
Ngày hiệu lực của hợp đồng: 25/08/J-1.

Giải ngân lần đầu vào ngày 01/09/J-1 với số tiền là 150.000.000 đồng.
Giải ngân lần hai vào ngày 20/09/J-1 với số tiền là 350.000.000 đồng.
Ngân hàng thu nợ và lãi cho vay một lần khi HĐTD đến hạn.


4. Ngân hàng nhận được Lệnh chuyển Có số tiền là 80.000.000 đồng từ chi nhánh
Ngân hàng Nhà nước, nội dung Tòa án chuyển tiền cho ngân hàng khi đã thanh lý tài sản
khách hàng. Năm trước, Hội đồng quản trị ngân hàng đã duyệt giảm nợ có khả năng mất
vốn với tổng số tiền là 120.000.000 đồng. Lãi cho vay quá hạn ngân hàng chưa thu được
là 24.000.000 đồng.
5. Ngân hàng ký hợp đồng nhận bảo lãnh thanh toán cho một khách hàng với trị giá
500.000.000 đồng, thời hạn 6 tháng, tỷ lệ phí bảo lãnh là 0,12%/năm. Ngân hàng thu phí
từ tài khoản tiền gửi của khách hàng.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên.
Biết rằng:
Đầu ngày 20/01/J:
+ TK Tiền gửi khách hàng công ty Thanh Thảo (TK 4211): hết số dư.
+ TK Nợ đủ tiêu chuẩn công ty Thanh Thảo (TK 2113): 100.000.000 đồng (công ty
đã vay ngân hàng số tiền này với thời hạn 3 tháng và đã bị chuyển nợ quá hạn đến
nay được 3 tháng nhưng chưa có khả năng thanh tốn).
+ Các tài khoản có liên quan khác có đủ khả năng để thanh toán.
Lãi suất cho vay đối với Nợ đủ tiêu chuẩn là 1%/tháng và lãi suất cho vay các nhóm nợ
cịn lại gấp 1,5 lần lãi suất nợ vay đủ tiêu chuẩn. Ngân hàng chỉ dự thu lãi đối với Nợ vay
đủ tiêu chuẩn.
Nguyên tắc của ngân hàng là thu lãi cho vay trước còn lại thu nợ vay trong trường hợp
khách hàng khơng có đủ khả năng thanh toán đầy đủ nợ gốc và lãi.
Ngân hàng thực hiện dự thu lãi cho vay vào cuối mỗi tháng.
Bài tập 5:
Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh TP. Hồ Chí Minh đã cho vay một dự án
đầu tư với thời hạn cho vay là 5 năm theo tiến độ thi cơng của cơng trình A như sau:

Ngày 5/1 cho vay

: 150.000.000 đồng

Ngày 5/3 cho vay

: 200.000.000 đồng

Ngày 5/4 cho vay

: 300.000.000 đồng

Ngày 5/9 cho vay

: 600.000.000 đồng


Ngày 5/10 cho vay

: 400.000.000 đồng

Cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng vào ngày 5/12.
Yêu cầu: Tính và hạch tốn lãi cho vay thi cơng khi cơng trình hồn thành.
Biết rằng: Lãi suất cho vay thi cơng cơng trình là 1,3%/tháng.

CHƯƠNG 4: KẾ TOÁN DỊCH VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
Bài tập 1:
Trong ngày 10/02/J, tại Ngân hàng TMCP Cơng thương Việt Nam – Chi nhánh Bình
Dương có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty A nộp Ủy nhiệm chi có số tiền là 300.000.000 đồng đề nghị trích TK Tiền

gửi trả tiền mua hàng hóa của cơng ty B.
2. Cơng ty B nộp Ủy nhiệm chi có số tiền là 100.000.000 đồng đề nghị trích TK Tiền
gửi chuyển về Ngân hàng Cơng thương – Chi nhánh Long An cho ông B (là người đại
diện cơng ty B) đi mua hàng hóa tại tỉnh Long An.
3. Nhận được từ Ngân hàng Nhà nước Bình Dương bảng kê chứng từ thanh toán qua
TK Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước, kèm Ủy nhiệm chi có số tiền là 200.000.000 đồng,
công ty M (TK tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai) trả tiền
hàng hóa cho cơng ty A.
4. Cơng ty C nộp Ủy nhiệm chi có số tiền là 250.000.000 đồng đề nghị trích TK Tiền
gửi trả tiền mua hàng hóa của công ty A&B (TK tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh
Tiền Giang).
5. Nhận được từ Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Bình Định một lệnh chuyển
Có, số tiền 400.000.000 đồng kèm nội dung Ủy nhiệm chi 400.000.000 đồng, cơng ty
M&N (TK tại Ngân hàng Cơng thương Bình Định) chuyển tiền cho người đại diện của
công ty là ơng Hồng Anh đi mua hàng hóa tại Bình Dương.
6. Nhận được từ Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Bình Dương lệnh chuyển tiền
có thanh tốn bù trừ số tiền 300.000.000 đồng kèm nội dung Ủy nhiệm chi 300.000.000
đồng, cơng ty N (TK tại Ngân hàng Ngoại thương Bình Dương) trả tiền hàng hóa cho
cơng ty C.


7. Ơng Hồng Anh (liên quan đến nghiệp vụ số 5) xuất trình CMND và các chứng từ
hợp lệ xin thanh toán như sau:
Đề nghị rút 3.000.000 đồng tiền mặt để trả tiền vận chuyển và bảo quản hàng hóa.
Đề nghị bảo chi một tờ Séc 200.000.000 đồng để mua hàng hóa của cơng ty N (TK mở
tại Ngân hàng Ngoại thương Bình Dương).
Số tiền cịn lại trả bằng chuyển khoản (Ủy nhiệm chi) thanh tốn tiền mua hàng hóa
của cơng ty Z.
u cầu: Xử lý và hạch tốn theo thứ tự các nghiệp vụ kinh doanh phát sinh trong
ngày đúng với các chế độ hiện hành.

Biết rằng: Chứng từ và các nội dung nghiệp vụ đều hợp lệ, hợp pháp. Số dư các tài
khoản đều đủ để hạch toán. Các tổ chức tín dụng khác hệ thống trên địa bàn tỉnh Bình
Dương đều tham gia thanh tốn bù trừ.
Bài tập 2:
Trong ngày 25/07/J, tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn có một số nghiệp vụ kinh tế phát
sinh như sau:
1. Cơng ty M&N nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng có số tiền 200.000.000
đồng địi tiền bán hàng hóa cho cơng ty A.
2. Nhận được từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai các liên
Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng có số tiền 300.000.000 đồng do cơng ty hóa chất
Đồng Nai lập nhằm thu tiền bán hàng hóa cho cơng ty B (TK tại Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển nông thôn Đồng Nai).
3. Nhận được từ Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Sài Gòn một lệnh
chuyển tiền có thanh tốn bù trừ số tiền 250.000.000 đồng, kèm Ủy nhiệm thu số tiền là
250.000.000 đồng, công ty X (TK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển – Chi nhánh Sài
Gịn) trả tiền hàng hóa cho cơng ty A.
4. Công ty A đề nghị bảo chi tờ Séc có số tiền 300.000.000 đồng để đi mua hàng hóa
của công ty TNHH Hiền Phúc (TK tại Ngân hàng TMCP Nam Á). Ngân hàng yêu cầu
khách hàng ký quỹ bằng 100% giá trị của tờ Séc.


5. Công ty M&N nộp các liên Ủy nhiệm chi có số tiền 400.000.000 đồng đề nghị
trích tài khoản tiền gửi để trả tiền mua hàng hóa của cơng ty Hóa chất Đồng Nai (TK tại
Ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn Đồng Nai).
6. Nhận được từ Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh, bảng kê thanh
toán qua Ngân hàng Nhà nước kèm nội dung Ủy nhiệm thu có số tiền 150.000.000 đồng,
cơng ty Q (TK tại Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Vũng Tàu) trả tiền hàng hóa cho
cơng ty C.
u cầu: Xử lý và hạch toán theo thứ tự các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày
đúng với các chế độ hiện hành.

Biết rằng:
Số dư trên một số tài khoản đến cuối ngày 24/07/J như sau:
+ TK Tiền gửi khách hàng cơng ty M&N (TK 4211) : Dư có 200.000.000 đồng.
+ TK Tiền gửi khách hàng công ty A (TK 4211)

: Dư có 195.000.000 đồng.

+ Các TK liên quan khác có đủ số dư để hạch tốn.
Sổ theo dõi Ủy nhiệm thu q hạn của cơng ty M&N cịn 300.000.000 đồng phải
trả cho Công ty X ngày 22/07/J (TK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển nông thôn – Chi
nhánh Sài Gịn).
Khi Ủy nhiệm thu đơn vị mua khơng đủ số dư để thanh toán, các đơn vị bán yêu
cầu ngân hàng lưu lại theo dõi để thanh toán.
Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tham gia thanh tốn
bù trừ.
Bài tập 3:
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu – TP. Hồ Chí Minh trong ngày 15/03/Y có các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Nhận được từ Ngân hàng TMCP Sài Gòn – TP. Hồ Chí Minh Ủy nhiệm thu kèm
hóa đơn. Ủy nhiệm thu do công ty Điện lực lập nhằm thu tiền điện công ty X, số tiền trên
Ủy nhiệm thu là 56.000.000 đồng (TK tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn).


2. Doanh nghiệp An Bình gửi Ủy nhiệm chi số tiền 48.000.000 đồng trả tiền hàng cho
công ty Xuất khẩu thực phẩm có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Cơng thương chi nhánh
3 – TP. Hồ Chí Minh.
3. Cơng ty Thăng Hoa nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng có số tiền là
130.000.000 đồng nhờ ngân hàng thu tiền từ cơng ty Đắc Lợi (có TK tại Ngân hàng
Ngoại thương – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh).
4. Cơng ty Tài Lộc nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn bán hàng có số tiền là

200.000.000 đồng nhờ ngân hàng thu tiền từ Doanh nghiệp An Bình.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết rằng:
Đầu ngày 15/03/Y: TK Tiền gửi khách hàng DN An Bình (TK 4211) dư có là
100.000.000 đồng. Các tài khoản có liên quan khác đều có đủ số dư để hạch toán.
Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có tham gia thanh toán bù
trừ.
Bài tập 4:
Tại Ngân hàng TMCP Việt Á – TP. Hồ Chí Minh trong ngày 15/05/Y có các nghiệp
vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Công ty Đất Việt nộp vào ngân hàng các tờ Séc:
Séc số AH 10046 có số tiền 60.000.000 đồng do cơng ty Bưu chính viễn thông, phát
hành ngày 05/05/Y, yêu cầu được lãnh tiền mặt.
Séc số BA 00048 số tiền 120.000.000 đồng do công ty Cấp nước, có tài khoản tại
Ngân hàng Cơng thương Việt Nam chi nhánh 3 – TP. Hồ Chí Minh, phát hành ngày
04/05/Y cho công ty Điện Lực, công ty Điện Lực chuyển nhượng cho Công ty Đất
Việt ngày 06/05/Y. Tờ séc có xác nhận của Ngân hàng Cơng thương chi nhánh 3.
Séc số CH 01057 số tiền 70.000.000 đồng do cửa hàng vi tính BTX ngày 12/05/Y
thanh tốn bằng chuyển khoản cho cơng ty Đất Việt.
2. Ơng Phước An nộp tờ trình báo về việc mất tờ séc số CA 12355, số tiền
100.000.000 đồng do công ty Nông sản phát hành ngày 15/05/Y.


3. Công ty Nông sản nộp tờ séc số AG 04651 chỉ được phép chuyển khoản, số tiền
250.000.000 đồng do cơng ty Xuất nhập khẩu B, có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng
Ngoại thương TP. Hồ Chí Minh phát hành ngày 15/02/Y.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản theo thứ tự các nghiệp vụ trên.
Biết rằng:
Các tài khoản có liên quan đều có đủ số dư để hạch tốn.
Các ngân hàng thỏa thuận séc có xác nhận của ngân hàng sẽ được ghi Có ngay tại

ngân hàng thu hộ, séc khơng có xác nhận của ngân hàng phải được ngân hàng thanh toán
ghi Nợ tài khoản của người phát hành séc trước khi thanh toán cho người thụ hưởng.
Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều có tham gia thanh
tốn bù trừ.
Bài tập 5:
Tại Ngân hàng TMCP ABC TP. Hồ Chí Minh có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
trong thứ 2 ngày 15/09/Y như sau:
1. Nhà máy chế biến nông sản nộp Ủy nhiệm chi trả tiền hàng cho công ty Nông sản
X, số tiền 72.000.000 đồng.
2. Công ty Nông sản X nộp vào ngân hàng tờ séc chuyển khoản số BX 10112 có số
tiền là 120.000.000 đồng do nhà máy chế biến nơng sản, có tài khoản tiền gửi tại Ngân
hàng Công thương chi nhánh 6, phát hành ngày 17/8.
3. Nhà máy phân bón Bình Điền nộp vào ngân hàng Ủy nhiệm chi số tiền
152.000.000 đồng trả tiền hàng cho nhà máy phân đạm Hà Bắc có tài khoản tại ngân hàng
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bắc Giang.
4. Nhận được từ Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh 1 – TP. Hồ Chí Minh
Ủy nhiệm thu do cơng ty Điện Lực thành phố lập để nhờ thu tiền điện tháng 8 của công ty
Nông sản X, số tiền 4.800.000 đồng.
5. Ngân hàng chi trả bằng tiền mặt cho 100 kỳ phiếu có kỳ hạn 6 tháng đến hạn thanh
toán. Mệnh giá của mỗi kỳ phiếu là 40.000.000 đồng, lãi suất 6%/6 tháng trả lãi sau.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ kinh tế trên theo chế độ thanh toán hiện
hành ở Việt Nam.


Biết rằng:
TK Tiền gửi khách hàng công ty Nông sản X (TK 4211): Dư có đầu ngày 15/09:
2.000.000 đồng.
Các tài khoản khác có đủ số dư để hạch tốn.
Ngân hàng TMCP ABC nghỉ làm việc ngày thứ 7 và chủ nhật.
Ngân hàng dự chi lãi tiền gửi có kỳ hạn, phát hành GTCG vào cuối mỗi tháng.

Các ngân hàng khác hệ thống trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đều có tham gia thanh
tốn bù trừ.
Bài tập 6:
Tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trong ngày 08/06/X
phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Công ty ABC nộp Ủy nhiệm chi số tiền là 50.000.000 đồng thanh tốn tiền hàng
hóa cho cơng ty Minh Tuấn có tài khoản tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi nhánh
Đồng Nai.
2. Công ty TNHH Vạn Xuân nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn có số tiền là 40.000.000
đồng nhờ ngân hàng thu hộ tiền dịch vụ từ công ty Thiết kế Kiến Tường.
3. Nhận được lệnh chuyển Có thanh toán bù trừ từ Ngân hàng TMCP Quân Đội – Chi
nhánh TP. Hồ Chí Minh kèm Ủy nhiệm thu có số tiền là 20.000.000 đồng nội dung thanh
tốn tiền hàng hóa cho cơng ty ABC.
4. Nhận Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn có số tiền là 100.000.000 đồng từ Ngân hàng
TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tân Sơn Nhất địi tiền hàng hóa từ cơng ty Vincom.
5. Cơng ty Phố Xinh nộp tờ séc chuyển khoản số AB0123 do công ty Ken phát hành
với số tiền là 50.000.000 đồng, tờ séc này đã được Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi
nhánh Bình Dương bảo chi ngày 15/06/X.
6. Nhận được từ Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bảng kê thanh
tốn qua Ngân hàng Nhà nước kèm nội dung Ủy nhiệm chi có số tiền là 200.000.000
đồng của công ty Xây Lắp Vũng Tàu (tài khoản tại Ngân hàng thương mại Ngoại Thương
– Chi nhánh Vũng Tàu) chuyển trả tiền cho công ty Vincom.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ phát sinh.


Biết rằng:
Đầu ngày 18/06/X số dư của một số tài khoản như sau:
+ TK Tiền gửi Công ty ABC (TK 4211)

: 850.000.000 đồng


+ TK Tiền gửi Công ty Vincom (TK 4211)

:

30.000.000 đồng

+ Các tài khoản khác có đủ số dư để thanh toán
Các đơn vị bán đều gửi đề nghị yêu cầu ngân hàng giữ lại theo dõi để thanh tốn
đối với các Ủy nhiệm thu địi tiền, đơn vị mua khơng đủ số dư để thanh tốn.
Các Ngân hàng thương mại khác hệ thống tại TP. Hồ Chí Minh tham gia thanh
toán bù trừ.
Các Ngân hàng thỏa thuận séc phải được ghi Nợ vào tài khoản liên quan đến người
phát hành trước khi ghi Có cho người thụ hưởng.

CHƯƠNG 5: KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN
Bài tập 1:
Tại Ngân hàng TMCP Nam Việt phát sinh các nghiệp vụ kinh tế trong ngày 5/2/Y
như sau:
1. Ngân hàng mua chứng khốn kinh doanh của Doanh nghiệp A, chi phí chứng
khoán mua vào thực tế là 300.000.000 đồng.
2. Ngân hàng mua chứng khốn đầu tư giữ đến hạn có chiết khấu, thanh tốn cho bên
bán bằng chuyển khoản thơng qua tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước là
580.000.000 đồng, tổng mệnh giá chứng khoán của ngân hàng mua là 600.000.000 đồng.
3. Ngân hàng bán một số chứng khoán kinh doanh, người mua là Doanh nghiệp B
thanh toán bằng chuyển khoản số tiền là 520.000.000 đồng. Giá mua chứng khoán này
trước đây là 410.000.000 đồng.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên. Biết rằng các tài khoản liên quan
có đủ số dư để hạch tốn.
Bài tập 3: Tại Ngân hàng TMCP ACB phát sinh các nghiệp vụ kinh tế trong ngày

10/5/Y như sau:
1. Ngân hàng mua trái phiếu chính phủ để đầu tư đã đến hạn thanh toán. Biết rằng
mệnh giá của số chứng khoán này là 600.000.000 đồng, lãi ngân hàng đã dự thu là


42.000.000 đồng. Kho bạc Nhà nước đã chuyển tiền qua Ngân hàng Nhà nước để thanh
toán cho ngân hàng.
2. Ngân hàng thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của tổ chức phát
hành là công ty kinh doanh Thành Công một số trái phiếu, ngân hàng đầu tư giữ đến hạn
thanh toán. Biết rằng trước đây ngân hàng đã mua số chứng khoán này với số tiền là
500.000.000 đồng (bằng mệnh giá), lãi chứng khoán được thanh toán khi đến hạn là
60.000.000 đồng. Ngân hàng cũng đã dự thu toàn bộ tiền lãi trên.
3. Ngân hàng bán một số chứng khốn kinh doanh cho cơng ty Nam Tiến bằng
chuyển khoản số tiền là 120.000.000 đồng. Giá mua số chứng khoán này trước đây là
100.000.000 đồng, ngân hàng đã lập dự phịng giảm giá cho số chứng khốn trên là
10.000.000 đồng.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ trên. Biết rằng, các tài khoản liên quan
đủ số dư hạch toán.
ĐỀ KIỂM TRA

Bài 1: Tại NH TMCP Á Châu Tp. HCM phát sinh các nghiệp vụ sau:
1.
Ngày 12/3/J Ngân hàng phát hành trái phiếu có phụ trội thu bằng tiền mặt. Tổng
mệnh giá của trái phiếu phát hành là 10 tỷ đồng, tỷ lệ phụ trội là 0,1% trên mệnh giá của trái
phiếu.

2.
Ngày 12/12/Y Khách hàng Nguyễn Nguyễn xuất trình CMND và Sổ tiết
kiệm có kỳ hạn 6 tháng để rút tồn bộ tiền gửi hiện có. Sổ tiết kiệm mở ngày 12/05/Y, số
tiền là 200.000.000 đồng, lãnh lãi khi đến hạn, lãi suất là 1%/tháng. Khi đến hạn nếu

khách hàng khơng đến lãnh tiền thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào vốn cho khách hàng và tự
động chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng với lãi suất tại thời điểm đó. Ngày 10/08/Y,
ngân hàng áp dụng lãi suất 0,9%/tháng cho loại tiền gửi tiết kiệm 6 tháng trả lãi sau. Nếu
khách hàng rút vốn trước hạn thì chỉ được hưởng lãi suất 0,3%/tháng.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản nghiệp vụ trên khi Khách hàng đề nghị nhận tiền
lãi. Tiền gốc chuyển sang gửi tiết kiệm 3 tháng. Biết rằng: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm 3
tháng là 0,8%/tháng.

3.
Ngày 01/03/Y, ông Lê Lê nộp CMND kèm sổ tiền gửi có kỳ hạn 9 tháng
mở ngày 01/08/Y-1, số tiền 500.000.000 đồng, lãi suất 1%/tháng, lãnh lãi theo tháng. Ông
Tuấn đề nghị rút tiền trước hạn bằng tiền mặt. Theo quy định nếu rút tiền trước hạn,


khách hàng sẽ được hưởng tiền lãi theo mức lãi suất 2,4%/năm. Khách hàng cũng đã rút
tiền lãi được 5 tháng. Trước đó ngân hàng đã dự chi trả lãi cho khách hàng được 5 tháng.
4.
Ông Minh nộp thẻ tiết kiệm kèm CMND đề nghị rút tiền mặt, trên thẻ tiết
kiệm ghi:
Số tiền gửi :
50.000.000 đồng
Ngày đến hạn
:
25/10/Y
Ngày gửi tiền :
25/01/Y
Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 9 tháng là 0,8%/tháng.
Khách hàng được lãnh lãi hàng tháng (nếu rút trước hạn, lãi suất được thanh
tốn là 0,2%/tháng). Ơng Minh đã lãnh lãi được 4 tháng, đến nay ngân hàng đã dự chi tiền
cho khách hàng được 5 tháng.

Ngày khách hàng đề nghị rút tiền là ngày 25/06/Y.
5.
Ông Lê nộp thẻ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng có số dư 100.000.000 đồng, lãi suất
0,6%/tháng, lãnh lãi khi đáo hạn, đề nghị rút ra bằng tiền mặt trước hạn 2 tháng. Ngân
hàng đồng ý cho ông rút nhưng chỉ được hưởng lãi suất 0,2%/tháng. Ngân hàng đã dự chi
tiền lãi cho khách hàng được 4 tháng.
6.
Nhận được từ Ngân hàng Công thương Vĩnh Long các chứng từ sau:
Lệnh chuyển Có kèm nội dung Ủy nhiệm thu có số tiền 300.000.000 đồng,
thanh tốn tiền hàng hóa cho cơng ty Kim Đơ.
Lệnh chuyển Có kèm nội dung Ủy nhiệm chi có số tiền 180.000.000 đồng,
thanh tốn tiền hàng hóa cho xí nghiệp Minh Hoa.
Biết rằng: Xí nghiệp Minh Hoa có một HĐTD đến hạn thanh tốn vào ngày
15/09/Y khơng được gia hạn thêm, nợ vay là 150.000.000 đồng, thời hạn vay là 6 tháng,
lãi suất cho vay là 1%/tháng.

7.
Khách hàng D xuất trình 1 tờ sec do NH bảo chi ngày 18/5 đề nghị rút tiến
mặt, số tiền tờ sec 100trđ, người ký phát là Cty M. Cho biết tờ sec này trước đây cty M đã
ký quỹ tại NH 40trđ.
8.
Ngày 22/5 ông Nhân nộp sổ tiền gửi tiết kiệm mở ngày 21/3, số tiền 200trđ,
thời hạn 2 tháng, nhận lãi trả trước 0.8%/tháng đề nghị tất toán và nhận bằng tiền mặt. lãi
suất tiền gửi không kỳ hạn 2,4%/năm.


9.
Ngày 25/4 ông Nam nộp tiền mặt 100trđ để gửi tiết kiệm loại kỳ hạn 2
tháng nhận lãi đầu kỳ, lãi suất 12%/năm và 9,8trđ để mua 10 kỳ phiếu kỳ hạn 9 tháng trả
lãi sau, lãi suất kỳ phiếu 13%/năm, mệnh giá 1.000.000đ/kỳ phiếu.


10.
Công ty Minh Quang lập chứng từ thanh toán để trả nợ vay ngân hàng từ tài
khoản tiền gửi. Số tiền trả hàng tháng cả vốn gốc và lãi là 88trđ, trong đó lãi 8trđ.

11.
Ngày 18/12 Ông Nam An đến NH nộp tiền mặt để thanh tốn tồn bộ gốc
và lãi khoản vay đến hạn trả cho NH. Biết rằng khoản vay được giải ngân toàn bộ và ngày
18/10, thời hạn vay 2 tháng, trả gốc và lãi 1 lần khi đáo hạn, số tiền vay 500trđ, lãi suất
1,5%/tháng. Tài sản thế chấp là căn nhà do ông Nam An làm chủ sở hữu trị giá
1.000.000.000đ.

Bài 2: Tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh trong ngày
08/06/X phát sinh các nghiệp vụ sau:
1.
Công ty ABC nộp Ủy nhiệm chi số tiền là 50.000.000 đồng thanh tốn tiền
hàng hóa cho cơng ty Minh Tuấn có tài khoản tại Ngân hàng thương mại Á Châu – Chi
nhánh Đồng Nai.
2.
Công ty TNHH Vạn Xuân nộp Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn có số tiền là
40.000.000 đồng nhờ ngân hàng thu hộ tiền dịch vụ từ công ty Thiết kế Kiến Tường.
3.
Nhận được lệnh chuyển Có thanh tốn bù trừ từ Ngân hàng TMCP Qn
Đội – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh kèm Ủy nhiệm thu có số tiền là 20.000.000 đồng nội
dung thanh tốn tiền hàng hóa cho cơng ty ABC.
4.
Nhận Ủy nhiệm thu kèm hóa đơn có số tiền là 100.000.000 đồng từ Ngân
hàng TMCP Phương Đông – Chi nhánh Tân Sơn Nhất địi tiền hàng hóa từ cơng ty
Vincom.
5.

Cơng ty Phố Xinh nộp tờ séc chuyển khoản số AB0123 do công ty Ken phát
hành với số tiền là 50.000.000 đồng, tờ séc này đã được Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi
nhánh Bình Dương bảo chi ngày 15/06/X.
6.
Nhận được từ Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP. Hồ Chí Minh bảng kê
thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước kèm nội dung Ủy nhiệm chi có số tiền là
200.000.000 đồng của cơng ty Xây Lắp Vũng Tàu (tài khoản tại Ngân hàng thương mại
Ngoại Thương – Chi nhánh Vũng Tàu) chuyển trả tiền cho công ty Vincom.
Yêu cầu: Xử lý và định khoản các nghiệp vụ phát sinh.
Biết rằng:
-

Đầu ngày 18/06/X số dư của một số tài khoản như sau:
TK Tiền gửi Công ty ABC (TK 4211) :
850.000.000 đồng


TK Tiền gửi Công ty Vincom (TK 4211) :
30.000.000 đồng
Các tài khoản khác có đủ số dư để thanh tốn
Các đơn vị bán đều gửi đề nghị yêu cầu ngân hàng giữ lại theo dõi để thanh
toán đối với các Ủy nhiệm thu địi tiền, đơn vị mua khơng đủ số dư để thanh toán.
Các Ngân hàng thương mại khác hệ thống tại TP. Hồ Chí Minh tham gia
thanh tốn bù trừ.
Các Ngân hàng thỏa thuận séc phải được ghi Nợ vào tài khoản liên quan
đến người phát hành trước khi ghi Có cho người thụ hưởng.




×