Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉnh đồng nai giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (799.71 KB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THU BA

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC
PHÁP LUẬT CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
Ở TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Đồng Tháp - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ THU BA

NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO
DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH
NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

CHUYÊN NGÀNH : LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MƠN GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS. TS. NGUYỄN LƢƠNG BẰNG


Đồng Tháp - 2012


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các
Thầy giáo, Cơ giáo Khoa Giáo dục Chính trị, Trƣờng Đại học Vinh đã tận tình truyền
đạt những tri thức quý báu, đã dìu dắt giúp đỡ tơi hồn thành tốt nhiệm vụ của khố
học.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới Phó giáo sƣ - Tiến sĩ
Nguyễn Lƣơng Bằng, đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và
hƣớng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến q báu cho tơi hồn thành luận văn thạc sĩ này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Phịng Sau đại học Trƣờng Đại học Vinh, Phòng
Quản lý khoa học và Sau Đại học Trƣờng Đại học Đồng Tháp, lãnh đạo và công nhân
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tham gia khảo sát, tập thể lãnh đạo,
cán bộ, cơng chức cơ quan Liên đồn Lao động tỉnh Đồng Tháp, bạn bè, gia đình và
ngƣời thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành khố học
và hồn thành tốt luận văn thạc sĩ của mình.
Mặc dù, đã có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện luận văn. Song,
khơng thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót trong luận văn. Tơi rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn quý báo của Thầy, Cô và các bạn.

Đồng Tháp, tháng 8 năm 2012
Tác giả
Nguyễn Thị Thu Ba


MỤC LỤC
Trang

A. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1

B. NỘI DUNG ......................................................................................................9
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO
CÔNG NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY............................................................. 9

1.1. Cơ sở lý luận về tuyên truyền, giáo dục pháp luật. .................................
1.2. Một số vấn đề về tuyên truyền, giáo dục pháp luật . ..........................25
1.3. Nội dung cơ bản của tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong
công nhân. .....................................................................................................35
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG THÁP. ..... 44

2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của
tỉnh Đồng Tháp. ............................................................................................44
2.2. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp. ...................................49
2.3. Thực trạng đội ngũ công nhân và ý thức chấp hành pháp luật
của đội ngũ công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp. ..............61
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO CÔNG NHÂN TẠI CÁC
DOANH NGHIỆP Ở TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ........................... 68

3.1. Phƣơng hƣớng nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo
dục pháp luật cho công nhân trong các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng
Tháp...............................................................................................................68
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn hiện nay. .......................................................................................77
C. KẾT LUẬN....................................................................................................89
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................92

E. PHỤ LỤC…………………………………………..……………………96


1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, giai cấp
cơng nhân Việt Nam là một lực lƣợng xã hội đang có những bƣớc phát
triển mạnh mẽ. Đội ngũ đó bao gồm những ngƣời lao động chân tay và trí
óc, làm cơng hƣởng lƣơng trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch
vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng
nghiệp, là lực lƣợng sản xuất có vai trị rất quan trọng ở các doanh nghiệp.
Quá trình mở c a hội nhập kinh tế thế giới, đội ngũ công nhân cần phải
đƣợc trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về chính trị, bản lĩnh giai
cấp, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, pháp luật và ý thức chấp
hành pháp luật để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Nhà nƣớc ta là Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công
dân phải "sống và làm việc theo pháp luật", trong đó có đội ngũ cơng
nhân. Vì vậy, việc nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo dục pháp luật
cho công nhân nhằm trang bị cho giai cấp công nhân những kiến thức cơ
bản về pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật đang là một đòi hỏi
bức thiết không chỉ cho nội tại bản thân giai cấp cơng nhân, doanh nghiệp
mà cịn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để giai cấp cơng nhân
thực sự là lực lƣợng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nƣớc, là giai cấp lãnh đạo cách mạng nhƣ Nghị quyết 20-NQ TW ngày
28/01/2008 v ti p t
m nh

ng gi i


ng nghi p hoá, hi n

i hoá

p

ng nh n Vi t N m th i
tn

của Ban Chấp hành

Trung ƣơng Đảng (khóa X) đã đề ra.
Thời gian qua, tỉnh Đồng Tháp rất quan tâm và luôn chú trọng
đến công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân nên đã đạt
đƣợc những kết quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung chất lƣợng, hiệu quả
cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật chƣa cao. Trƣớc yêu cầu nhiệm


2

vụ trong thời kỳ mới, đội ngũ công nhân của Tỉnh Đồng Tháp hiện nay
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, cịn nhiều hạn chế, nhất là trình độ hiểu biết
về pháp luật, nhận thức chính trị, ý thức kỷ luật lao động. Đa số công nhân
ở tỉnh Đồng Tháp chƣa qua đào tạo, chƣa đƣợc trang bị những kiến thức
cơ bản về pháp luật, nên trong quá trình lao động sản xuất, nhiều công
nhân không hiểu biết đƣợc các chế độ, chính sách liên quan đến ngƣời lao
động, ngƣời s dụng lao động và khi có vấn đề bức xúc chỉ biết đình
cơng, lãn cơng khơng theo đúng trình tự pháp luật mà khơng biết phải làm
gì để đƣợc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp cho mình.

Để khắc phục tình trạng trên và nhằm từng bƣớc mở rộng hệ
thống tri thức pháp luật cho công nhân, trang bị cho công nhân những kiến
thức cơ bản về pháp luật, hình thành trong cơng nhân lịng tin pháp luật,
động cơ và hành vi pháp luật tích cực, cần phải nghiên cứu về mặt lý luận
và thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân
là yêu cầu bức thiết của tỉnh Đồng Tháp.
Chính vì thế, chúng tơi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng
tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu. Với mong
muốn trên cơ sở lý luận về công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
cơng nhân sẽ góp phần đề ra đƣợc những giải pháp nâng cao chất lƣợng
công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân ở tỉnh Đồng Tháp
giai đoạn hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đề tài N ng
ho
n

ng nh n t i á

o h t l ợng tu ên tru n, giáo

pháp luật

o nh nghi p ở tỉnh Đồng Tháp gi i o n hi n

đƣợc nghiên cứu trong giai đoạn các cấp, các ngành đang thực

hiện chủ trƣơng của Đảng về tăng cƣờng công tác tuyên truyền, giáo



3

dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân
dân với mục tiêu tiếp tục tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn
trọng pháp luật của ngƣời dân nói chung, cơng nhân trong các doanh
nghiệp nói riêng, nhằm tiến tới xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn
định và tiến bộ trong các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển
sản xuất kinh doanh, ổn định chính trị, trật tự xã hội. Liên quan đến nội
dung đề tài có thể chia thành các nhóm vấn đề sau:
Thứ nhất: Nhóm vấn đề về lý luận chung đƣợc thể hiện ở các
quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Le6nin, Chủ tịch
Hồ Chí Minh, một số văn bản của Đảng và Nhà nƣớc, cùng một số bài
viết của các tác giả về tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao
ý thức chấp hành và tôn trọng pháp luật của nhân dân nói chung, cơng
nhân tại các doanh nghiệp nói riêng. Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng - Chỉ
Thị số 32-CT TW Ngày 09 12 2003: V tăng
Đảng trong

ng tá phổ bi n, giáo

hành pháp luật ủ

án bộ, nh n

pháp luật, n ng

o ý thứ


o ủ
h p

n. Thủ tƣớng Chính phủ - Quyết định

số 37 2008 QĐ-TTg ngày 12 3 2008: V vi
bi n, giáo

ng s lãnh

phê u t h ơng trình phổ

pháp luật từ năm 2008-2012. Thủ tƣớng Chính phủ - Quyết

định số 31 2009 QĐ-TTg ngày 24 02 2009: V vi
tru n, phổ bi n pháp luật ho ng

phê u t Đ án tu ên

i l o ộng và ng

i sử

ng l o ộng

trong á lo i hình doanh nghi p từ năm 2009-2012. của Ban Chấp hành
Trung ƣơng Đảng (khóa X) - Nghị quyết số 20-NQ TW, ngày 28 01 2008:
về "Ti p t

ng gi i


ng nghi p hó , hi n

i hó

p

ng nh n Vi t N m th i
tn

m nh

". Bài viết của Phó Giáo sƣ – Tiến

sĩ Nguyễn Lƣơng Bằng - Tạp chí Giáo dục số 233 - năm 2009: Phổ bi n
hủ tr ơng, hính sá h, pháp luật t i trung t m họ tập ộng ồng trên
ị bàn thành phố Vinh (Ngh An) Phổ bi n hủ tr ơng, hính sá h, pháp
luật t i trung t m họ tập ộng ồng trên ị bàn thành phố Vinh (Ngh


4

An). Nguyễn Văn Giang - Nxb Chính trị quốc gia 2009: Đảng lãnh
ng gi i

p

ng nh n trong gi i o n hi n n

và Cơng đồn - Nxb Lao động 2004: Một số v n

và phát hu v i trị ủ gi i
hó , hi n

p

o

. Viện Cơng nhân
ơ bản v

ng nh n trong th i

ng
ng nghi p

i hó . Tiến sĩ Đặng Ngọc Tùng - NX b Lao động 2010: X

ng gi i

p

ng nh n Vi t N m gi i o n 2011 – 2020. Có thể nói,

đây là những nguồn tƣ liệu quý giá mà chúng tơi đã kế thừa trực tiếp trong
q trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài này. Hầu hết các tác giả đã đề
cập đến vai trò, tầm quan trọng của hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho nhân dân nói chung, cơng nhân nói riêng.
Thứ hai: Nhóm vấn đề về tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
công nhân. Bộ Tƣ pháp – Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật – Nxb Cơng an
nhân dân: Một số hình thứ phổ bi n, giáo


pháp luật. Nguyễn Đăng

Thành - Nxb Chính trị quốc gia, 2008: Góp phần
nh n Vi t N m từ th

tr ng

ng gi i

p

ng

ng nh n thành phố Hồ Chí Minh. Hội đồng

phối hợp cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đồng Tháp: Sổ t
nghi p v phổ bi n, giáo
Nam: Sổ t

pháp luật. Tổng Liên đoàn Lao động Việt

tu ên tru n, phổ bi n, giáo

pháp luật ho

ng nh n l o

ộng. Hội đồng Phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Đồng
Tháp: Báo áo năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 v

giáo

ng tá phổ bi n

pháp luật trên ị bàn tỉnh. Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Tháp:

Báo áo 05 năm gi i o n 2004 - 2009 và

ho h th

hi n

ng tá

tu ên tru n, phổ bi n pháp luật 03 năm (2009 - 2012).
Dƣới nhiều góc độ khác nhau, các cơng trình nghiên cứu trên đã
phân tích thực trạng tun truyền, giáo dục pháp luật nói chung ở tầm vĩ
mơ, việc tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo của các ngành, các doanh
nghiệp nên các giải pháp đƣa ra cịn mang tính chung, chƣa có cơng trình
nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đánh giá đầy đủ, khách quan


5

về cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật
cho công nhân trong các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.
Vấn đề nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
công nhân trong các doanh nghiệp ở Đồng Tháp có những nét đặc thù riêng
và còn những nội dung cần phải quan tâm nghiên cứu thêm. Cho đến nay
chƣa có một cơng trình, đề tài nào nghiên cứu về N ng

tu ên tru n, giáo

pháp luật ho

Đồng Tháp gi i o n hi n n

ng nh n t i á

o h t l ợng

o nh nghi p ở tỉnh

. Do đó, chúng tơi chọn đề tài nầy làm luận

văn thạc sĩ chuyên ngành Lý luận và phƣơng pháp dạy học bộ môn giáo dục
chính trị. Bởi vì, có tăng cƣờng và nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo
dục pháp luật mới làm cho cơng nhân nhận thức đƣợc vai trị, ý nghĩa, tầm
quan trọng của pháp luật nhƣ một yếu tố không thể thiếu đƣợc trong đời sống
xã hội. Đây cũng là sự đòi hỏi khách quan từ thực tế đối với các chuyên gia
nghiên cứu, xây dựng pháp luật và các giải pháp tuyên truyền, giáo dục pháp
luật trong đời sống xã hội thời kỳ hội nhập.
3. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tuyên truyền, giáo dục
pháp luật cho công nhân ở Đồng Tháp, luận văn đề xuất các giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên truyển, giáo dục pháp luật cho công
nhân trong các doanh nghiệp theo yêu cầu xây dựng giai cấp công nhân
tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận của việc nâng cao chất lƣợng tuyên

truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng về tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.


6

- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho công nhân ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề về lý luận và thực tiễn về tuyền truyền giáo
dục pháp luật cho công nhân trong các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp
làm cơ sở đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tuyên
truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉ nh
Đồng Tháp
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Để giải quyết đƣợc vấn đề nêu trên, đề tài giới hạn phạm vi nghiên
cứu tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp, từ năm 2006 – 2011.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng ta về tuyên
truyền, giáo dục nói chung để vận dụng vào công tác tuyên truyền, giáo
dục pháp luật cho công nhân trong các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin, chủ yếu s dụng phƣơng pháp kết hợp giữa lý luận và
thực tiễn, phân tích và tổng hợp, lịch s cụ thể. Ngoài ra luận văn cịn s
dụng các phƣơng pháp của các bộ mơn khoa học khác nhƣ phƣơng pháp
khác nhƣ: Phân tích tài liệu: nhằm tìm kiếm và phân tích các kết quả

nghiên cứu có sẵn để xây dựng nên một "bức tranh" tổng quát của đề
tài nghiên cứu. Điều tra xã hội học: Phát phiếu khảo sát, điều ra theo
mẫu soạn sẵn, nhằm thu thập thông tin định hƣớng về mức độ nhận
thức của công nhân.


7

6. Giả thuyết nghiên cứu
Thực hiện đƣợc một hệ thống các giải pháp thích hợp cho việc
tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở
tỉnh Đồng Tháp sẽ góp phần nâng cao sự hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của công nhân trong tỉnh.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài góp phần làm sáng tỏ vai trị của cơng tác tun truyền,
giáo dục pháp luật cho công nhân ở Đồng Tháp. Đánh giá thực trạng tuyên
truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân ở tỉnh Đồng Tháp. Qua đó đề
xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng tuyên truyền, giáo dục pháp luật
cho công nhân ở Đồng Tháp giai đoạn hiện nay.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài có thể cung cấp các giải ph áp nhằm nâng cao
sự hiểu biết và ý thức tự giác chấp hành pháp luật, truyền tải pháp luật
vào cuộc sống, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa cho cơng nhân ở
tỉnh Đồng Tháp. Ngồi ra đề tài có thể làm tƣ liệu cho đội ngũ cán bộ
làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật của Tỉnh; làm tài liệu để
giảng dạy tại các Trƣờng Cao Đ ng, Trƣờng trung cấp nghề, Trung
tâm dạy nghề trong Tỉnh.
8. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và

phụ lục, đề tài gồm 03 chƣơng 08 tiết.
Chương 1. Cơ sở lý luận về tuyên truyền, giáo dục pháp luật và
một số vấn đề về tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân trong
giai đoạn hiện nay.
Chương 2. Thực trạng hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp
luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp.


8

Chương 3. Phƣơng hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng
tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công nhân tại các doanh nghiệp ở
tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay.


9

B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP
LUẬT CHO CÔNG NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Cơ sở lý luận về tuyên truyền, giáo dục pháp luật
1.1.1. Một số khái niệm

- Khái ni m pháp luật
Pháp luật là hệ thống các quy tắc x sự, là công cụ điều chỉnh
các quan hệ xã hội do Nhà nƣớc ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm
quyền và đƣợc thực hiện bằng các biện pháp cƣỡng chế của Nhà nƣớc.
Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một kiểu Nhà nƣớc và

một kiểu pháp luật tƣơng ứng. Lịch s xã hội loài ngƣời đã có các kiểu
pháp luật chủ nơ, pháp luật phong kiến, pháp luật tƣ sản và pháp luật xã
hội chủ nghĩa.
Pháp luật hồn tồn khơng phải là sản phẩm thuần túy của lý tính
hay bản tính tự nhiên phi giai cấp của con ngƣời nhƣ học thuyết pháp luật tự
nhiên quan niệm. Pháp luật, nhƣ C.Mác ,Ănghen phân tích, chỉ phát sinh, tồn
tại và phát triển trong xã hội có giai cấp, có Nhà nƣớc; bản chất của pháp luật
thể hiện ở tính giai cấp của Nhà nƣớc. Tuy nhiên, pháp luật cũng mang tính
xã hội, bởi vì ở mức độ nhất định, nó phải thể hiện và bảo đảm những yêu
cầu chung của xã hội về văn hóa, phúc lợi, môi trƣờng sống… Về mặt này,
pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội.
Pháp luật cịn là một bộ phận quan trọng của kiến trúc thƣợng
tầng xã hội. Nó do cơ sở hạ tầng quyết định, nhƣng có tác động trở lại đối
với cơ sở hạ tầng. Nếu pháp luật phản ánh đúng đắn các quy luật vận động
và phát triển của xã hội, nhất là các quy luật kinh tế thì pháp luật sẽ có tác


10

động tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội. Ngƣợc lại, pháp luật sẽ
kìm hãm sự phát triển đó.
Trong lịch s , bất cứ giai cấp cầm quyền nào cũng dựa vào pháp
luật để thể hiện và thực hiện chính trị của giai cấp mình. Pháp luật trở
thành hình thức thể hiện tập trung, trực tiếp chính trị của giai cấp cầm
quyền, là một công cụ sắc bén thể hiện quyền lực của Nhà nƣớc thực hiện
những u cầu, mục đích, nội dung chính trị của nó. Do đó, Nhà nƣớc nào
pháp luật ấy. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật là tính quy phạm,
tính cƣỡng chế, tính khách quan, tính Nhà nƣớc, tính hệ thống và tƣơng
đối ổn định.
- Khái ni m tu ên tru n, giáo


pháp luật

Tuyên truyền, giáo dục là sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn;
tun truyền, giáo dục cịn cần thực hiện rộng rãi cách truyền đạt thông tin
hai chiều. Nghĩa là, trong tuyên truyền, giáo dục phải s dụng đa dạng các
hình thức thơng tin phản hồi từ cơ sở, coi trọng ý kiến của đông đảo nhân
dân. Thơng tin phản hồi đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình thức nhƣ: toạ
đàm, đối thoại, trao đổi, góp ý… Từ những hình thức này, mọi chủ trƣơng,
đƣờng lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc sau khi phổ
biến, lấy ý kiến nhân dân sẽ đƣợc thực tiễn cuộc sống ở cơ sở kiểm
nghiệm, bổ sung và kiến nghị. Nhƣ vậy, có thể hiểu, tuyên truyền, giáo
dục pháp luật là làm cho các cá nhân ngƣời lao động và cộng đồng hiểu
đƣợc, ý thức đƣợc pháp luật để họ tham gia một cách tự giác, có trách
nhiệm và hiệu quả trong việc thực thi pháp luật.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật khơng những thơng qua nói và
viết mà còn phải bằng việc làm, bằng hành động cụ thể, nói đi đơi với làm;
ngƣời làm cơng tác tun truyền, giáo dục pháp luật không chỉ nắm chắc
kiến thức pháp luật, có trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tiễn mà cịn
cần phải có phƣơng pháp thực hiện hiệu quả và phải óc nghĩ, mắt trơng, tai


11

nghe, chân đi, miệng nói, tay làm trong q trình truyền đạt và trong các
các hoạt động bổ trợ cho việc truyền đạt, giảng dạy.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một khái niệm rộng, bao
gồm cả quá trình nâng cao tri thức pháp luật cho đối tƣợng và bằng mọi
cách hình thành tình cảm, niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó nâng
cao ý thức tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đối

tƣợng. Từ việc phân tích trên, chúng ta có thể hiểu khái niệm tuyên truyền,
giáo dục pháp luật theo hai nghĩa:
Nghĩa hẹp: Là việc truyền bá pháp luật cho đối tƣợng nhằm
nâng cao tri thức, tình cảm niềm tin pháp luật cho đối tƣợng, từ đó nâng
cao ý thức tơn trọng pháp luật, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của
đối tƣợng.
Nghĩa rộng: Tuyên truyền, giáo dục pháp luật bao gồm tất cả các
cơng đoạn phục vụ cho q trình cơng tác phổ biến giáo dục pháp luật:
định hƣớng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; lập chƣơng trình, kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật; áp dụng các hình thức phổ biến, giáo
dục pháp luật; triển khai chƣơng trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp
luật; kiểm tra, đôn đốc, uốn nắn, sơ kết, tổng kết công tác phổ biến giáo
dục pháp luật, đúc rút kinh nghiệm, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình
độ lí luận... về phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Khái ni m ý thứ pháp luật
Ý thức là sự phản ánh thế giới xung quanh vào bộ óc con ngƣời,
ý thức có kết cấu phức tạp bao gồm các yếu tố cơ bản nhƣ: cảm xúc, nhu
cầu, ý chí, tri thức... trong đó tri thức là quan trọng nhất và là phƣơng thức
tồn tại của ý thức. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm những
quan điểm, tƣ tƣởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống... nảy sinh
từ tồn tại xã hội và phản ảnh tồn tại xã hội trong những giai đoạn nhất định.


12

C.Mác và Ph.Ăngghen đã chứng minh rằng đời sống tinh thần xã
hội hình thành và phát triển trên cơ sở của đời sống vật chất, rằng khơng thể
tìm nguồn gốc của tƣ tƣởng, tâm lý xã hội trong bản thân nó, nghĩa là khơng
thể tìm trong đầu óc con ngƣời mà phải tìm trong hiện thực vật chất. Sự biến

đổi của một thời đại nào đó cũng khơng thể giải thích đƣợc nếu chỉ căn cứ
vào ý thức của thời đại ấy. C.Mác viết:... “Không thể nhận định đƣợc về một
thời đại đảo lộn nhƣ thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy. Trái lại, phải giải
thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng xung đột
hiện có giữa các lực lƣợng sản xuất xã hội và những quan hệ xã hội” [19,
15]. Luận điểm đã chỉ rõ rằng, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức
xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Mỗi khi
tồn tại xã hội, nhất là phƣơng thức sản xuất biến đổi thì những tƣ tƣởng và lý
luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức,
văn hóa, nghệ thuật... sớm muộn sẽ biến đổi theo. Vì vậy, ở những thời kỳ
lịch s khác nhau nếu chúng ta thấy có những lý luận, quan điểm, tƣ tƣởng
xã hội khác nhau thì đó là do những điều kiện khác nhau của đời sống vật
chất quyết định.
Song, ý thức xã hội cũng tác động trở lại tồn tại xã hội, bởi ý
thức xã hội mang tính độc lập tƣơng đối, Ph.Ăngghen viết: “Sự phát triển
của chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... đều dựa
trên cơ sở sự phát triển kinh tế. Nhƣng tất cả cũng có ảnh hƣởng lẫn nhau
và ảnh hƣởng đến cơ sở kinh tế” [19, 127]. Nhƣ vậy, mức độ ảnh hƣởng
của tƣ tƣởng đối với sự phát triển xã hội phụ thuộc vào những điều kiện
lịch s cụ thể; vào tính chất của các mối quan hệ kinh tế mà trên đó tƣ
tƣởng đối với các nhu cầu phát triển xã hội; vào mức độ rộng của tƣ tƣởng
tiến bộ và ý thức tƣ tƣởng phản tiến bộ đối với sự phát triển xã hội.
Ý thức xã hội tồn tại trong những hình thái khác nhau: ý thức chính
trị; triết học, đạo đức; tơn giáo; … Ở góc độ nghiên cứu của đề tài này, hình


13

thái ý thức xã hội đƣợc đề cập đến là ý thức pháp luật (pháp quyền).
Ý thức pháp quyền là toàn bộ các tƣ tƣởng, quan điểm của một

giai cấp về bản chất và vai trò của pháp luật, về quyền và nghĩa vụ của Nhà
nƣớc, các tổ chức xã hội và cơng dân, về tính hợp pháp và khơng hợp pháp
của hành vi con ngƣời trong xã hội, cùng với nhận thức và tình cảm của con
ngƣời trong việc thực thi pháp luật của Nhà nƣớc. Ý thức pháp quyền ra đời
cùng với Nhà nƣớc; nó phản ánh trực tiếp các quan hệ kinh tế của xã hội,
trƣớc hết là các quan hệ sản xuất đƣợc thể hiện trong hệ thống pháp luật.
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị đƣợc thể hiện thành luật
lệ. Do đó mỗi chế độ xã hội, mỗi Nhà nƣớc chỉ có một hệ thống pháp luật
của giai cấp nắm chính quyền. Nhƣng trong xã hội có giai cấp đối kháng,
các giai cấp khác nhau lại có những ý thức khác nhau về pháp luật, phản
ánh lợi ích của giai cấp mình. Do đó, hiệu lực của pháp luật khơng những
phụ thuộc vào sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc mà còn phụ thuộc vào
trình độ hiểu biết và tâm lý pháp luật của xã hội.
Ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội, về cấu trúc bao
gồm hai bộ phận: Tâm lý pháp luật và tƣ tƣởng pháp luật. Tâm lý pháp
luật hình thành một cách tự phát dƣới dạng tình cảm, tâm trạng, cảm xúc
đối với các hiện tƣợng pháp luật xảy ra trong đời sống xã hội. Tƣ tƣởng
pháp luật là tổng hợp các quan điểm, quan niệm có tính lý luận, phản ánh
các hiện tƣợng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dƣới dạng các khái
niệm, các phạm trù khoa học. Ý thức pháp luật của một ngƣời có vai trị
rất quan trọng trong việc thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Vì vậy,
nâng cao ý thức pháp luật là trách nhiệm của mỗi công dân.
Ý thức pháp luật là nhận thức của con ngƣời về hành vi pháp
luật. Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp luật là có hành vi tích cực: đó là
sự hiểu biết và tơn trọng pháp luật, tôn trọng hiến pháp; hành vi tiêu
cực: là tất cả những hành vi do vơ tình hay cố ý xem thƣờng pháp luật.


14


Vấn đề xây dựng ý thức pháp luật ngày càng đƣợc nhiều quốc gia quan
tâm và trở thành một trong những cơ sở quan trọng của công tác tuyên
truyền pháp luật.
- Khái ni m gi i

p

ng nh n

Những đặc trƣng cơ bản của giai cấp công nhân đã đƣợc các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đề cập, nhấn mạnh:
Thứ nh t, công nhân là những ngƣời lao động công nghiệp,
trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất công nghiệp, tạo
ra của cải vật chất.
Thứ h i, dƣới chế độ tƣ bản, công nhân là những ngƣời lao động
khơng có tƣ liệu sản xuất, phải làm thuê, bán sức lao động cho nhà tƣ bản
để sống, bị nhà tƣ bản bóc lột giá trị thặng dƣ, có lợi ích căn bản đối lập
với lợi ích của giai cấp tƣ sản.
Giai cấp công nhân là một phạm trù lịch s , là con đẻ của một
hoàn cảnh cụ thể. Cùng với sự tiến triển của lịch s và sự phát triển của
nền đại công nghiệp, giai cấp cơng nhân cũng ln ln phát triển, có
thêm những đặc trƣng mới.
Sau khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động đã giành đƣợc
chính quyền về tay mình, giai cấp cơng nhân trở thành giai cấp cầm quyền
thì họ khơng cịn ở địa vị bị áp bức, bóc lột nhƣ trƣớc mà trở thành giai
cấp thống trị về chính trị, giai cấp lãnh đạo tồn thể xã hội mới. Giai cấp
cơng nhân cùng với tồn thể nhân dân lao động trở thành ngƣời làm chủ
những tƣ liệu sản xuất chủ yếu.
Căn cứ vào ý kiến các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa
học và từ thực tiễn, có thể rút ra kết luận: đặc trƣng chủ yếu của giai cấp

công nhân là lao động công nghiệp, trực tiếp sản xuất, hoặc tham gia vào
quá trình sản xuất công nghiệp, tạo ra giá trị vật chất cho xã hội [31,63].


15

Trong nền sản xuất công nghiệp hiện đại, đội ngũ những ngƣời
lao động có trình độ học vấn, tay nghề cao ngày càng tăng. Họ trực tiếp
tham gia vào quá trình sản xuất cơng nghiệp. Lao động của họ chủ yếu là
lao động trí tuệ trong những dây chuyền cơng nghệ hiện đại. Do sự phát
triển của lực lƣợng sản xuất, một bộ phận trí thức đã gia nhập giai cấp
cơng nhân. Đó là những nhà nghiên cứu, sáng chế, áp dụng khoa học, kỹ
thuật vào sản xuất, cán bộ quản lý trực tiếp lao động hoặc tham gia vào
quá trình sản xuất cơng nghiệp, sản xuất và tái sản xuất ra của cải vật chất,
thực hiện chức năng của ngƣời công nhân lành nghề trong sản xuất và
thêm nữa, cả những ngƣời lao động trong các ngành dịch vụ cơng nghiệp
mà lao động của họ có tính chất lao động cơng nghiệp.
Nhƣ vậy, một bộ phận trí thức – gắn liền trực tiếp với lao động
công nghiệp, với quy trình sản xuất cơng nghiệp, tạo ra của cải vật chất
cho xã hội – nằm trong ngoại diên của khái niệm giai cấp cơng nhân. Đó
là những cơng nhân - trí thức hóa, cịn các nhà khoa học, các nhà nghiên
cứu khác của tầng lớp trí thức nhƣ: Trí thức trong các ngành khoa học xã
hội – nhân văn, y tế, giáo dục, văn hóa, dịch vụ, trí thức nghiên cứu, sáng
tạo ra các sản phẩm văn hóa, tinh thần, lý luận … khơng có hoạt động lao
động sản xuất trực tiếp hoặc tham gia vào quy trình sản xuất cơng nghiệp,
thì khơng nằm trong ngoại diên của khái niệm giai cấp công nhân.
Không thể quan niệm giai cấp công nhân chỉ bao gồm những
ngƣời lao động chân tay, điều khiển các máy móc cơ khí. Bởi nếu chỉ
dừng lại ở khái niệm giai cấp công nhân theo quan niệm truyền thống thì
chƣa đủ. Vì lực lƣợng xã hội cũng nhƣ tất cả sự vật, hiện tƣợng, quá trình

xã hội không ngừng vận động, phát triển. Cũng không nên đƣa tất cả
những ngƣời lao động “làm công ăn lƣơng” vào giai cấp cơng nhân. Bởi
giữa cơng nhân và trí thức có sự khác nhau căn bản về phƣơng thức lao
động. Đặc trƣng của lao động trí thức là lao động trí óc, sáng tạo, có tính


16

độc lập tƣơng đối. Sản phẩm lao động của họ là sản phẩm tinh thần, mang
dấu ấn cá nhân rõ rệt, cịn lao động của cơng nhân có tính xã hội hóa cao,
sản phẩm lao động của cơng nhân là sản phẩm vật chất.
Quán triệt tƣ tƣởng của các nhà kinh điển chủ nghĩa xã hội khoa
học về các vấn đề giai cấp, từ thực tiễn cách mạng và đời sống kinh tế - xã
hội, có thể định nghĩa về giai cấp công nhân nhƣ sau: Giai cấp công nhân
hiện đại là một tập đồn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với
cách mạng công nghiệp, với nhịp độ phát triển của lực lƣợng sản xuất hiện
đại có tính chất xã hội hóa ngày càng cao; là lực lƣợng sản xuất cơ bản,
tiên tiến trong nền sản xuất hiện đại, lao động trong môi trƣờng công
nghiệp, dịch vụ công nghiệp, trực tiếp hoặc tham gia vào quá trình sản
xuất, tái sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội; là giai
cấp đại biểu cho phƣơng thức sản xuất tiên tiến, động lực chính của tiến
trình lịch s từ chủ nghĩa tƣ bản lên chủ nghĩa xã hội” [31,65].
Hiện nay, công nhân có mặt trong các ngành, các thành phần, lĩnh
vực kinh tế, các loại hình sở hữu; cơ cấu giai cấp công nhân xét trên mọi
phƣơng diện, khác xa cơ cấu giai cấp công nhân thế kỷ XIX, nhất là cơ cấu
giai cấp công nhân trong các nƣớc tƣ bản phát triển. Giai cấp cơng nhân khơng
chỉ có mặt trong các ngành cơng nghiệp truyền thống, mà cịn hiện diện trong
tất cả các ngành sản xuất. Bộ phận công nhân trong các ngành công nghiệp
truyền thống, công nhân trong khu vực sản xuất vật chất ngày càng giảm; bộ
phận này chiếm tỷ lệ rất thấp trong cơ cấu giai cấp công nhân. Trái lại, công

nhân trong các ngành nghề mới nhƣ: điện t , tin học, hàng không, dịch vụ
công nghiệp, v.v…tăng lên nhanh chóng. Đội ngũ cơng nhân trí tuệ tăng
nhanh, đa số cơng nhân có trình độ học vấn, văn hóa và tay nghề cao. Ngƣời
cơng nhân khơng hồn tồn “vơ sản” nhƣ trƣớc đây, một bộ phận cơng nhân
có quyền sở hữu tƣ liệu sản xuất ở một chừng mực nhất định. Cơng nhân ở các
xí nghiệp có quy mơ lớn giảm nhiều, có xu hƣớng phân tán về các xí nghiệp


17

quy mơ vừa, nhỏ và làm việc tại gia đình. Sự phân hóa trong nội bộ giai cấp
cơng nhân đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, số cơng nhân có mức sống trung
lƣu tăng lên, một bộ phận công nhân có cổ phần, “trung lƣu” hóa, tầng lớp
“cơng nhân mới” ra đời. Tuy cơ cấu số lƣợng và chất lƣợng của giai cấp cơng
nhân hiện nay có sự thay đổi, nhƣng không phải giai cấp công nhân đã “biến
mất”, “teo đi”, “hòa tan” vào các giai cấp khác nhƣ một số ngƣời đã ngộ nhận
hoặc cố tình phủ nhận. Bản chất cách mạng của giai cấp công nhân vẫn không
thay đổi, giai cấp công nhân vẫn đang không ngừng phát triển về số lƣợng và
chất lƣợng.
Từ thực tiễn đất nƣớc và trên cơ sở định nghĩa về giai cấp công nhân
hiện đại, nhƣ đã nêu ở trên, một số nhà nghiên cứu của Việt Nam đã đƣa ra
khái niệm giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay nhƣ sau: “Giai cấp công
nhân Việt Nam là lực lƣợng xã hội to lớn, đang phát triển cùng với sự phát
triển của nền công nghiệp hiện đại, bao gồm những ngƣời lao động chân tay
và trí óc, làm cơng, hƣởng lƣơng trong các loại hình sản xuất kinh doanh và
dịch vụ cơng nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng
nghiệp, trực tiếp tham gia vào q trình sản xuất và tái sản xuất của cải vật
chất; là giai cấp có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng thơng qua đội tiên phong là
Đảng Cộng sản Việt Nam; giai cấp đại diện cho phƣơng thức sản xuất tiên
tiến; lực lƣợng xã hội nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam” [31,69].
- Khái ni m o nh nghi p.
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở
giao dịch ổn định, đƣợc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật
nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.(Đi u 4, Luật Do nh
nghi p năm 2005).
Mục đích của doanh nghiệp là kinh doanh, tức là việc thực hiện
liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tƣ, từ sản


18

xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trƣờng nhằm
mục đích sinh lợi. Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo đúng ngành,
nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; bảo đảm điều
kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề
kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký mã số
thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật; bảo đảm quyền, lợi ích của ngƣời lao động theo
quy định của pháp luật về lao động; thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế và bảo hiểm khác cho ngƣời lao động theo quy định của pháp
luật về bảo hiểm; bảo đảm và chịu trách nhiệm về chất lƣợng hàng hoá,
dịch vụ theo tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc công bố. Trong quá trình hoạt
động cần thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật về thống
kê; định kỳ báo cáo đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp, tình hình tài
chính của doanh nghiệp với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền theo mẫu
quy định; tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự,
an tồn xã hội, bảo vệ tài ngun, mơi trƣờng, bảo vệ di tích lịch s , văn
hố và danh lam thắng cảnh. Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp
luật.

1.1.2. Quan điểm của các nhà kinh điển mácxít, của Đảng
và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tuyên truyền, giáo dục
pháp luật.
1.1.2.1. Qu n iểm ủ C.Má , Ph.Ăngghen, V.I.Lênin v tu ên
tru n, giáo

pháp luật.

C. Mác cho rằng giáo dục cho cộng đồng có vai trò rất quan
trọng, từ giáo dục sẽ giúp cho mọi ngƣời nắm vững đƣợc cả lý thuyết và
thực hành, vận dụng vào thực tiễn một cách thành thục trong quá trình sản
xuất ra của cải vật chất cho xã hội.


19

C. Mác rất coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục cả về lý
luận cũng nhƣ thực tiễn. Chính vì vậy, trong quan điểm của Ngƣời, lý luận
phải gắn liền với thực tiễn. Phải đƣa đƣờng lối, chủ trƣơng đến với quần
chúng nhân dân.
Theo C.Mác: Tƣ tƣởng căn bản không thể thực hiện đƣợc gì
hết. Muốn thực hiện thì cần có những con ngƣời s dụng lực lƣợng thực
tiễn. Thực tế đã chứng minh, tất cả các hoạt động thực tiễn cách mạng,
kể cả cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân cũng nhƣ cách mạng xã hội
chủ nghĩa chỉ có thể thắng lợi hồn tồn khi có các chủ trƣơng, đƣờng lối
cách mạng đúng đắn. Từ chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng đó phải phổ
biến, tuyên truyền đến cho toàn thể các tầng lớp nhân dân, vận động
quần chúng nhân dân, làm cho dân hiểu, dân tin, dân làm theo và họ sẽ
trở thành lực lƣợng cách mạng hùng hậu để làm nên thành công trong các
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong sự nghiệp xây dựng

chủ nghĩa xã hội.
Khi bàn về mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, Lê nin nói:
Q trình nhận thức chân lý là một quá trình từ trực quan sinh động đến tƣ
duy trừu tƣợng và từ tƣ duy trừu tƣợng đến thực tiễn. Đó là q trình biện
chứng của nhận thức. Ngƣời cũng đã kh ng định “Không có lý luận cách
mạng thì cũng khơng thể có phong trào cách mạng”. Ngƣời cho rằng: Khi
đã có đƣờng lối đúng đắn, vấn đề then chốt là tổ chức thực hiện... nếu
khơng thì mọi Chỉ thị, Nghị quyết chỉ là mớ giấy lộn [19, 98].
Các nhà kinh điển Mác-xít đề cao công tác tuyên truyền, giáo
dục cho cộng đồng xã hội, đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối cách mạng đúng
đắn đến với cộng đồng, với quần chúng nhân dân, vận động quần chúng
nhân dân thực hiện một cách có hiệu quả, nhằm tạo nên sức mạnh thực
hiện thành công sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.


20

Trong giai đoạn hiện nay những quan điểm của Mác - Lênin
vẫn còn nguyên giá trị. Để kế thừa những quan điểm đó Đảng và Nhà
nƣớc ta chỉ đạo phát triển các hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp
luật để góp phần xây dựng Nhà nƣớc ta trở thành Nhà nƣớc pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
1.1.2.2 T t ởng ủ Chủ tị h Hồ Chí Minh v tu ên tru n hủ
tr ơng, hính sá h, pháp luật ho quần húng nh n

n.

Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài, Ngƣời thầy vĩ đại
của cách mạng Việt Nam. Những tƣ tƣởng của Ngƣời là di sản tinh thần
vô giá với những giá trị nhân văn cao cả. Đặc biệt là tƣ tƣởng về giáo dục

và tuyên truyền các chủ trƣơng, chính sách pháp luật. Tuyên truyền, giáo
dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là sự thấm nhuần nguyên tắc lý luận gắn
liền với thực tiễn. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, lý luận có vai trị hết sức
to lớn đối với thực tiễn, lý luận nhƣ cái kim chỉ nam, nó chỉ phƣơng
hƣớng cho chúng ta trong cơng việc thực tế. Khơng có lý luận thì lúng
túng nhƣ nhắm mắt mà đi.
Song, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhắc nhở thêm rằng, có lý
luận rồi thì phải biết kết hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, liên hệ với
thực tiễn nếu không lại mắc phải bệnh lý luận sng. Bởi vì "Lý luận cốt
để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận mà không áp dụng vào công
việc thực tế là lý luận suông”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng yêu cầu cán bộ,
đảng viên, những ngƣời trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị
phải gắn lý luận với thực tiễn trong tuyên truyền, đồng thời cần giúp đối
tƣợng vận dụng lý luận vào thực tế. Muốn vậy, theo Hồ Chí Minh, cả
ngƣời tuyên truyền, giáo dục lý luận và ngƣời học lý luận phải tuân thủ
quy trình liên hệ giữa lý luận với thực tế, đó là:


21

Tr

h t, phải liên hệ lý luận với thực tế cơng tác tƣ tƣởng của

mình, để cải tạo mình, nâng cao sự tu dƣỡng của mình. Ngƣời cho rằng:
Muốn cải tạo thế giới và cải tạo xã hội thì trƣớc hết phải cải tạo bản thân.
Thứ h i, đem lý luận học đƣợc phân tích các kinh nghiệm cơng
tác đã qua và tìm ngun nhân của những thành cơng và thất bại.
Thứ ba, liên hệ với những vấn đề thực tế và nhiệm vụ hiện nay,
để đề ra cho Đảng đƣờng lối và phƣơng pháp giải quyết các vấn đề đó nhƣ

thế nào cho đúng và thơng qua những việc làm đó sẽ giúp cho việc củng
cố lập trƣờng, nâng cao quan điểm và phƣơng pháp của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh ln đề cao cơng tác tun truyền, phổ
biến về chủ trƣơng, chính sách, pháp luật đến với mọi ngƣời dân. Để
việc tuyên truyền có hiệu quả, ngƣời tuyên truyền và cách tuyên truyền
là rất quan trọng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Tun truyền là đem một
việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu khơng đạt
đƣợc mục đích đó là tun truyền thất bại. Muốn thành cơng thì phải
biết cách tun truyền. Trƣớc hết mình phải hiểu rõ... Hai là phải biết
cách nói. Nói thì phải đơn giản, rõ ràng, thiết thực, phải có đầu có đi
cho ai cũng hiểu đƣợc, nhớ đƣợc” [16, 162]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn
khun: “Khi tuyên truyền cán bộ phải dùng cách thuyết phục chứ
không đƣợc dùng mệnh lệnh, phải ra sức làm cho quần chúng nhân dân
tin tƣởng ở Đảng...” [16, 564].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, muốn làm tốt cơng tác tun truyền
thì ngƣời cán bộ phải hiểu quần chúng, tin quần chúng, lắng nghe ý kiến
của quần chúng, làm cho dân tin, dân phục, dân u, có nhƣ vậy mới:
“Đồn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức, tuyên truyền
và vận động quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và Nghị quyết của
Đảng” [18, 290].


×