Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Điều tra đánh giá tình hình sử dụng phân bón và đề xuất giải pháp bón phân hợp lý cho lạc trên địa bàn huyện nghi lộc, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BĨN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO LẠC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: TRỒNG TRỌT

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA

H

ỌC: TS. TRẦN THỊ THU HÀ

NGHỆ AN - 2012
i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐIỀU TRA ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG PHÂN BĨN
VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BÓN PHÂN HỢP LÝ CHO LẠC
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN


Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

Ngƣời thực hiện:
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:

NGHỆ AN - 2012
i

NGUYỄN ĐỨC THẮNG
TS. TRẦN THỊ THU HÀ


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của tôi, các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và
chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã chỉ rõ
nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Nguyễn Đức Thắng

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này đƣợc hoàn thành, ngoài sự nỗ lực của bản thân. Tơi cịn

nhận đƣợc nhiều sự giúp đỡ từ phía các thầy, cơ giáo, các cơ quan ban ngành
của tỉnh, huyện, xã nơi tôi triển khai đề tài, các đồng nghiệp, bạn bè ngƣời
thân và gia đình. Qua đây tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới.
- Trƣờng Đại học Vinh nơi đã đào tạo tôi.
- TS. Trần Thị Thu Hà, Nguyên là Giảng viên, Trƣờng Đại học Nông
Lâm Huế. Ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài
và hồn thành cuốn luận văn này.
- Các thầy, cơ giáo Trƣờng Đại học Vinh thuộc các chuyên ngành liên
quan đến ngành học của tơi. Đã nhiệt tình, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi
cho hồn thành khố học.
- Lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ
tỉnh Nghệ An, nơi tôi công tác.
- Cục Thống kê; Sở Khoa học và Công nghệ; Trung tâm khuyến nơng
của tỉnh Nghệ An; phịng Nơng nghiệp và PTNT, phịng Tài ngun và Mơi
trƣờng, UBND huyện Nghi Lộc; Uỷ ban nhân dân các xã và ngƣời dân tại các
điểm triển khai đề tài.
Cảm ơn tới ngƣời thân, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ
tơi trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn !
Nghệ An, ngày 22 tháng 10 năm 2012
TÁC GIẢ
Nguyễn Đức Thắng

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Khả năng cố định Nitơ của cây lạc và một số cây họ đậu chính
trên đồng ruộng
8

Bảng 1.2. Tỷ lệ một số chất dinh dƣỡng trong thân lá lạc và phân chuồng

8

Bảng 1.3. Lƣợng dinh dƣỡng cây lạc hút để tạo 1 tấn củ

10

Bảng 1.4. Động thái hút các chất dinh dƣỡng của cây lạc

10

Bảng 1.5. Nguyên nhân làm giảm hiệu lực phân bón

22

Bảng 1.6. Năng suất lạc ở các cơng thức bón phân khác nhau

32

Bảng 1.7. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc năm 2005 của một số
nƣớc sản xuất lạc chủ yếu
40
Bảng 1.8. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

43

Bảng 1.9. Diện tích, năng suất và sản lƣợng lạc của tỉnh Nghệ An

46


Bảng 3.1. Đặc điểm lao động tại các vùng điều tra

57

Bảng 3.2. Tỷ lệ hộ sử dụng các loại phân bón khác nhau tại các điểm điều tra

59

Bảng 3.3. Lƣợng phân bón cho lạc

61

Bảng 3.4. So sánh cân đối N : P : K giữa các hộ với khuyến cáo trong quy
trình trên đất phù sa
67
Bảng 3.5. So sánh cân đối N : P : K giữa các hộ với khuyến cáo trong quy
trình trên đất phù sa khơng đƣợc bồi
67
Bảng 3.6. So sánh cân đối N : P : K giữa các hộ với khuyến cáo trong quy
trình trên đất cát biển
68
Bảng 3.7. So sánh tỷ lệ N : P : K giữa các nhóm hộ trên 3 loại đất phù sa,
phù sa không đƣợc bồi và đất cát biển
68
Bảng 3.8. So sánh năng suất giữa các nhóm hộ và bình qn năng suất
của xã
70
Bảng 3.9. Tính tốn hiệu quả sản xuất lạc


72

Bảng 3.10. Tỷ lệ hộ gặp một số khó khăn cơ bản trong sử dụng phân bón

75

iii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. So sánh diện tích sản xuất lạc của tỉnh Nghệ An với cả nƣớc
và các tỉnh Bắc Trung bộ
46
Biểu đồ 1.2. So sánh năng suất lạc của tỉnh Nghệ An với cả nƣớc và các
tỉnh Bắc Trung bộ
46
Biểu đồ 3.1. So sánh diện tích lạc của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An

54

Biểu đồ 3.2. Diễn biến diện tích sản xuất lạc của huyện Nghi Lộc

55

Biểu đồ 3.3. So sánh bình quân năng suất lạc của huyện Nghi Lộc và tỉnh
Nghệ An
55
Biểu đồ 3.4. Diễn biến năng suất lạc của huyện Nghi Lộc qua các năm từ
2007 - 2011
56

Biểu đồ 3.5. So sánh % lƣợng đạm bón thực tế so với quy trình

62

Biểu đồ 3.6. So sánh % lƣợng lân bón thực tế so với quy trình

63

Biểu đồ 3.7. So sánh % lƣợng kali bón thực tế so với quy trình

64

Biểu đồ 3.8. So sánh % lƣợng phân chuồng bón thực tế so với quy trình

66

Biểu đồ 3.9. So sánh% lƣợng vơi bón thực tế so với quy trình

66

Biểu đồ 3.10. So sánh bình quân năng suất lạc của 3 xã điều tra với bình
quân năng suất của huyện Nghi Lộc và tỉnh Nghệ An
70
Biểu đồ 3.11. So sánh năng suất lạc giữa các nhóm hộ

71

Biểu đồ 3.12. So sánh hiệu quả sản xuất lạc của các nhóm hộ trên 3 loại
đất khác nhau
72

Biểu đồ 3.13. So sánh hiệu quả sản xuất lạc giữa các nhóm hộ trên cùng
một loại đất
73

iv


LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
3.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1.
Ý nghĩa khoa học của đề tài
3.2.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

i
ii
iii
iv

Chƣơng 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Vai trò của cây lạc
1.1.1.1. Giá trị dinh dƣỡng của cây lạc đối với đời sống con ngƣời
1.1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc và vai trò của cây lạc trong nền kinh tế
quốc dân
1.1.1.3. Ý nghĩa cải tạo đất của cây lạc
1.1.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lạc
1.1.2.1. Nhu cầu đạm của cây lạc
1.1.2.2. Nhu cầu về lân của cây lạc
1.1.2.3. Nhu cầu kali của cây lạc
1.1.3. Vai trò của các nguyên tố dinh dƣỡng đa lƣợng đối với cây lạc
1.1.3.1. Vai trò của đạm
1.1.3.2. Vai trò của lân
1.1.3.3. Vai trò của kali
1.1.3.4. Vai trò của canxi
1.1.4. Khái niệm về bón phân cân đối và vai trị của bón phân cân đối
trong sản xuất lạc
1.1.4.1. Khái niệm về bón phân cân đối
1.1.4.2. Vai trị của bón phân cân đối

5
5
5
5

i

1
1

4
4
4
4

6
7
9
10
12
13
14
14
16
18
20
21
21
27


1.1.5.
1.1.5.1.
1.1.5.2.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.

Tình hình nghiên cứu phân bón cho lạc trên thế giới và ở VN

Trên thế giới
Ở Việt Nam
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Tình hình sản xuất lạc ở Nghệ An

Chƣơng 2: PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
2.2.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Điều tra đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu
2.2.1.1. Các thông tin về điều kiện tự nhiên
2.2.1.2. Tình hình sản xuất lạc tại vùng nghiên cứu
2.2.1.3. Thực trạng sử dụng phân bón
2.2.2. Đề xuất một số giải pháp sử dụng phân bón hợp lý
2.3.
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Điều tra số liệu thứ cấp
2.3.2. Điều tra nông hộ
2.3.1.1. Loại hộ và số lƣợng
2.3.1.2. Phƣơng pháp điều tra
2.3.3. Phân tích chọn lựa giải pháp
2.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu
2.4.
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU


31
34
34
38
38
41
45
48
48
48
48
48
48
48
48
49
49
49
49
49
49
50
50
50
50

Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
51
3.1.
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH

NGHỆ AN
51
3.1.1. Vị trí địa lý
51
3.1.2. Địa hình địa mạo
51
3.1.3. Khí hậu và thời tiết
52
i


3.2.
ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐAI VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TẠI
HUYỆN NGHI LỘC, TỈNH NGHỆ AN
3.2.1. Khái quát điều kiện đất đai đối với sản xuất lạc tại vùng nghiên cứu
3.2.2. Tình hình sản xuất tại các điểm điều tra
3.2.2.1. Diện tích và năng suất lạc của huyện Nghi Lộc
3.2.2.2. Các hình thức cơ cấu cây trồng trên đất trồng lạc ở Nghi Lộc
3.2.2.3. Cơ cấu giống lạc tại các điểm điều tra
3.2.3. Tình hình sản xuất của nơng hộ trồng lạc
3.2.3.1. Đặc điểm lao động tại các điểm điều tra
3.2.3.2. Tỷ trọng diện tích sản xuất lạc trong tổng diện tích trồng cây
ngắn ngày của hộ
3.3.
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÂN BĨN CHO CÂY LẠC
3.3.1. Loại phân bón đƣợc sử dụng
3.3.2. Lƣợng phân bón sử dụng cho lạc
3.3.2.1. Lƣợng đạm (tính theo lƣợng dinh dƣỡng đạm - N - kg/ha)
3.3.2.2. Lƣợng lân (tính theo lƣợng dinh dƣỡng lân - P2O5 - kg/ha)
3.3.2.3. Lƣợng kali (tính theo lƣợng dinh dƣỡng lân - K2O - kg/ha)

3.3.2.4. Lƣợng phân chuồng
3.3.2.5. Lƣợng vôi
3.3.3. Cân đối N : P : K
3.3.4. Thời gian và tỷ lệ bón
3.4.
NĂNG SUẤT LẠC CỦA CÁC NHĨM HỘ TẠI CÁC ĐIỂM
ĐIỀU TRA
3.7.1. So sánh năng suất lạc tại các xã điều tra
3.7.2. So sánh năng suất giữa các nhóm hộ và loại đất khác nhau
3.5.
HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT LẠC
3.6.
NHỮNG KHĨ KHĂN THƢỜNG GẶP TRONG Q TRÌNH
SỬ DỤNG PHÂN BÓN CỦA CÁC HỘ TRỒNG LẠC
3.7.
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÊ GÓP PHẦN NÂNG CAO
NĂNG SUẤT LẠC VÀ CẢI THIỆN LỢI NHUẬN TỪ SẢN XUẤT LẠC
CHO CÁC NHÓM HỘ
3.7.1. Nhóm giải pháp kỹ thuật
3.7.1.1. Chọn bộ giống lạc phù hợp cho từng loại đất và khả năng đầu tƣ
của từng nhóm hộ
i

53
53
54
54
56
57
57

57
58
59
59
61
63
63
64
64
66
67
69
69
69
70
72
74

76
76
76


3.7.1.2. Tăng cƣờng công tác cải thiện chất lƣợng các giống lạc địa
phƣơng bằng việc phục tráng
3.7.1.3. Xây dựng quy trình phân bón cụ thể cho lạc dựa trên đặc điểm
đất đai
3.7.1.4. Tăng cƣờng công tác khuyến nông để giúp ngƣời dân nắm vững
quy trình kỹ thuật sản xuất lạc, trong đó có việc sử dụng hợp lý phân bón
cho lạc

3.7.2. Nhóm giải pháp về chính sách
3.7.2.1. Hỗ trợ vốn vay
3.7.2.2. Liên kết thị trƣờng

76
77

77
77
77
77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
78
KẾT LUẬN
78
1.
Tình hình sản xuất lạc của huyện Nghi Lộc
78
2.
Tình hình sử dụng phân bón
78
3.
Một số khó khăn các hộ gặp phải trong q trình sử dụng phân
bón cho lạc
79
KIẾN NGHỊ
79
1.
Các giải pháp

79
1.1.

Nhóm giải pháp kỹ thuật

79

1.2.

Nhóm giải pháp về chính sách

79

2.

Các nghiên cứu tiếp theo

80

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
Phụ lục 2: CÁC SỐ LIỆU ĐÃ NHẬP VÀO MÁY VÀ XỬ LÝ
Phụ lục 3: BẢN ĐỒ HUYỆN NGHI LỘC
Phụ lục 4: KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LẠC

i


MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Lạc (Arachis hypogaea L.) là cây cơng nghiệp ngắn ngày có lịch sử
canh tác lâu đời, là một trong những cây thực phẩm quan trọng của nhiều
nƣớc trên thế giới. Ở Việt Nam, lạc đƣợc trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến
Nam, trên nhiều loại đất, trong những điều kiện sinh thái khác nhau. Ở miền
Trung, Việt Nam lạc là cây ngắn ngày chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu
giống cây trồng, đƣợc gieo trồng trên nhiều loại đất khác nhau do cây trồng này
khơng có u cầu cao về độ phì đất và có khả năng thích ứng rộng với nhiều điều
kiện sinh thái khác nhau.
Sản xuất lạc thƣờng đạt hiệu quả kinh tế cao, đạt tỷ suất lợi nhuận tới
31,86% (cao hơn một số nông sản khác) và kim ngạch xuất khẩu lạc đóng góp
15,11% tổng kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng. Thu nhập từ sản xuất lạc
đóng góp một phần đáng kể tổng thu nhập từ trồng trọt của nhiều địa phƣơng
trong vùng. Bên cạnh đó, nhờ có tác dụng cải tạo tồn diện về lý, hóa và sinh
tính của đất nên sản xuất lạc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nghèo
dinh dƣỡng vốn chiếm diện tích lớn ở miền Trung, trong đó có tỉnh Nghệ An.
Nghệ An có diện tích trồng lạc khá lớn, tính đến năm 2011, tổng diện
tích lạc gần 20.500ha, bình quân năng suất lạc của Nghệ An đạt xấp xỉ bình
quân bình quân năng suất lạc của cả nƣớc và vƣợt 13% bình quân năng suất
lạc của các tỉnh Bắc Trung bộ.
Huyện Nghi Lộc là một trong những vùng sản xuất lạc chính của tỉnh
Nghệ An, lạc đƣợc trồng trên các loại đất nhƣ: Đất cát, cát pha, thịt nhẹ, phù
sa đƣợc bồi và không đƣợc bồi. Tuy nhiên, diện tích trồng lạc của huyện có
xu hƣớng giảm xuống trong những năm gần đây, từ 5.915ha (năm 2007)
xuống cịn 4.065 ha (năm 2011). Bình qn năng suất lạc của huyện Nghi Lộc
thƣờng đạt cao hơn so với bình quân chung của tỉnh (22,07tạ/ha so với
20,91tạ/ha năm 2011). Mặc dầu vậy, lợi nhuận từ sản xuất lạc lại chƣa đạt cao
1


nhƣ mong muốn của ngƣời sản xuất mà nguyên nhân chính xuất phát từ việc đầu

tƣ một lƣợng khá lớn các vật tƣ đầu vào, chủ yếu là phân bón của các hộ trồng lạc.
Đƣợc biết, sinh trƣởng và phát triển của cây trồng ln có mối quan hệ
khăng khít với đất và phân bón trong hệ sinh thái thống nhất. Sự mất cân bằng
dinh dƣỡng trong đất có ảnh hƣởng xấu đến sinh trƣởng và phát triển của cây
trồng. Vì vậy, phân bón có một vị trí quan trọng trong việc nâng cao sức sản
xuất của đất, cung cấp dinh dƣỡng cho cây trồng, tạo điều kiện thuận lợi cho
cây sinh trƣởng, phát triển, tăng năng suất và chất lƣợng nơng sản.
Trong xu thế hiện nay, diện tích sản xuất ngày càng bị thu hẹp, để có
một nền sản xuất nông nghiệp bền vững, cần phải chuyển từ nền nông nghiệp
truyền thống chủ yếu “dựa vào đất” sang một nền nơng nghiệp thâm canh
“dựa vào phân bón”. Tuy nhiên, khơng phải cứ đầu tƣ một lƣợng lớn phân
bón thì có thể đạt đƣợc năng suất và lợi nhuận cao mà trong nhiều trƣờng
hợp, sử dụng phân bón khơng hợp lý lại làm giảm năng suất, lợi nhuận và ảnh
hƣởng bất lợi đến môi trƣờng đất. Thực tế chỉ ra rằng, trên địa bàn huyện
Nghi Lộc, quy trình bón phân cho lạc của phần lớn các hộ nông dân chỉ mới
đƣợc thực hiện khá tốt ở khâu xác định thời kỳ và phƣơng pháp bón, liều
lƣợng phân bón đầu tƣ cho cây lạc trong khi đó phần lớn tuỳ thuộc vào trình
độ thâm canh, khả năng vốn của các nơng hộ. Nhƣng nhìn chung, ngƣời sản
xuất vẫn có xu hƣớng ƣu tiên cho mục đích đạt năng suất cao hơn là lợi
nhuận. Do đó, đầu tƣ phân bón với lƣợng lớn cho lạc, đặc biệt là các giống lạc
lai vẫn là hiện tƣợng phổ biến trên địa bàn huyện. Theo đó, để đạt đƣợc năng
suất lạc cao, nhiều hộ đã phải đầu tƣ một lƣợng vốn khá lớn để mua phân bón
các loại, kể cả khi phải đi vay với lãi suất cao (đối với trƣờng hợp các hộ
nghèo), lợi nhuận sản xuất vì vậy vẫn đạt thấp. Do vậy, nguy cơ suy giảm
diện tích sản xuất cây trồng này là hiện hữu kể cả khi điều kiện đất đai địa
phƣơng là khá thuận lợi cho cây trồng này sinh trƣởng, phát triển và sản xuất
lạc là ngành sản xuất cho lợi nhuận khá nhờ có thị trƣờng và giá cả đầu ra ổn
định hơn nhiều cây trồng khác.

2



Hiện nay hộ nông dân đƣợc xem nhƣ là một đơn vị sản xuất tự chủ, đây
thực sự đã trở thành động lực kích thích phát triển ngành sản xuất nơng
nghiệp. Tuy nhiên, ngồi mục tiêu đạt năng suất cao thì vấn đề đặt ra là làm
thế nào để hỗ trợ ngƣời dân thu đƣợc lợi nhuận cao trên một đơn vị diện tích đất
nơng nghiệp nhƣng lại khơng gây ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng sinh thái.
Giải pháp đƣợc đặt ra là phải có các nghiên cứu mang tính hệ thống,
làm cơ sở cho việc xây dựng một quy trình sản xuất phù hợp với khơng chỉ
điều kiện đất đai, khí hậu mà cịn cả trình độ và khả năng đầu tƣ của nông hộ,
đảm bảo bền vững ở cả 3 khía cạnh: Kinh tế, xã hội và mơi trƣờng.
Đƣợc biết, cho đến nay, chƣa có một nghiên cứu nào về thực trạng sử
dụng phân bón cho lạc trên địa bàn tỉnh Nghệ An đƣợc triển khai thực hiện.
Lƣợng phân bón và tỷ lệ bón cho các giống lạc khác nhau là bao nhiêu vẫn là
câu hỏi chƣa có đƣợc câu trả lời cụ thể. Quy trình phân bón cho lạc hiện đang
đƣợc áp dụng là quy trình chung cho các vùng trồng lạc và mục đích chính
vẫn đang ƣu tiên hƣớng tới việc đạt năng suất cao nhất chứ chƣa thực sự hỗ
trợ ngƣời sản xuất đạt lợi nhuận cao đồng thời với việc tiết kiệm chi phí đầu
vào (phân bón). Nhƣ vậy, sự hỗ trợ nơng dân trong việc đạt đƣợc sự hợp lý
trong sử dụng phân bón đối với lạc trong từng hệ thống canh tác là hết sức
cần thiết để giúp họ đề ra những biện pháp sử dụng đất hợp lý, có chế độ
chăm sóc, đầu tƣ thích hợp, từ đó có thêm nhiều nguồn thu nhập: Từ năng
suất cây trồng đƣợc tăng lên, từ tiết kiệm lƣợng phân bón, từ sự phát triển bền
vững của các hệ sinh thái, từ sức khoẻ đƣợc bảo đảm, từ môi trƣờng sống
không bị ô nhiễm. Và đó là một trong những con đƣờng tăng thu nhập, tiến
tới làm giàu của ngƣời nông dân cần đƣợc khai thác tốt.
Xuất phát từ thực tế đó, để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
nhằm mục đích xây dựng một quy trình bón phân cân đối và hợp lý cho cây
lạc, góp phần giúp cho các cấp quản lý trong việc đề ra các chính sách phát
triển phù hợp với tình hình cụ thể trên cơ sở của điều kiện tự nhiên và kinh tế


3


xã hội tại một số vùng trồng lạc trong điểm tỉnh Nghệ An, nhằm từng bƣớc
tháo gỡ những hạn chế trong sản xuất lạc của vùng, góp phần tăng thu nhập
cho ngƣời sản xuất, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Điều tra đánh giá
tình hình sử dụng phân bón và đề xuất giải pháp bón phân hợp lý cho lạc
trên địa bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An".
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Điều tra đánh giá thực trạng sử dụng phân bón cho cây lạc trên địa
bàn huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp bón phân hợp lý cho cây lạc ở huyện Nghi
Lộc, tỉnh Nghệ An.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Góp phần xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng quy trình bón phân
hợp lý và các nghiên cứu mang tính chuyên sâu trong lĩnh vực liên quan đến
sản xuất lạc tại 1 huyện sản xuất lạc trọng điểm nói riêng và những vùng
trồng lạc có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tƣơng đồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Làm cơ sở để các cơ quan, các cấp quản lý nhà nƣớc định hƣớng, đƣa
ra các chính sách phát triển cho cây lạc tại vùng nghiên cứu.
- Nâng cao nhận thức cho ngƣời sản xuất trong việc sử dụng phân bón
cân đối, hợp lý cho cây lạc, là cơ sở của việc phát triển nơng nghiệp an tồn
và bền vững.
- Góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng phân bón, tăng độ phì của đất và
giảm chi phí đầu tƣ, tăng năng suất, chất lƣợng, từ đó làm tăng hiệu quả kinh
tế cho sản xuất lạc tại vùng nghiên cứu.


4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Vai trò của cây lạc
Lạc đƣợc coi là một trong những cây trồng nông nghiệp chủ yếu của
nhiều nƣớc. Lạc là cây công nghiệp, cây thực phẩm có giá trị dinh dƣỡng cao.
Lạc khơng chỉ đƣợc trồng ở khắp các tỉnh từ Bắc đến Nam trên đất nƣớc ta
mà còn đƣợc trồng ở hàng trăm nƣớc trên thế giới. Cây lạc đƣợc xếp thứ 13
trong các cây thực phẩm của thế giới.
Tất cả các bộ phận của cây lạc nhƣ: Rễ, thân, lá, quả, hạt đều có tác
dụng lớn cho cuộc sống. Trong hạt lạc chứa đầy đủ các nguyên tố dinh dƣỡng
với hàm lƣợng cao, có khả năng cung cấp cho con ngƣời một lƣợng chất dinh
dƣỡng lớn (lipit, protein...) có chất lƣợng tốt. Đặc biệt thân lá lạc có tác dụng
cải tạo đất rất tốt. Chính vì vậy, vai trị của cây lạc đƣợc thể hiện ở nhiều mặt:
1.1.1.1. Giá trị dinh dưỡng của cây lạc đối với đời sống con người
Lạc nhân là một thực phẩm có giá trị cao đối với con ngƣời cả về mặt
cung cấp năng lƣợng (calo), cả về mặt cung cấp protein. Hạt lạc là bộ phận
chính, đã đƣợc dùng làm thực phẩm từ khi cây lạc đƣợc đƣa vào trồng trọt.
Trong hạt lạc chứa các thành phần nhƣ: Protein, dầu (lipid), glucid, một số
loại vitamin và khống chất nhƣ: Vitamin nhóm B (trừ B12), vitamin PP (acid
nicotinic), vitamin F, các nguyên tố khoáng gồm 27 nguyên tố đa lƣợng, trung
lƣợng, vi lƣợng và siêu vi lƣợng cần thiết cho ngƣời và động vật.

5


1.1.1.2. Giá trị kinh tế của cây lạc và vai trò của cây lạc trong nền

kinh tế quốc dân
Bên cạnh giá trị về dinh dƣỡng, lạc cũng là cây trồng có giá trị kinh tế
cao về nhiều mặt bởi vì nó là cây họ đậu ngắn ngày có năng suất cao, các chất
dinh dƣỡng trong hạt khá đầy đủ, các nguyên tố dinh dƣỡng có hàm lƣợng cao.
Tác giả Phan Đình Ngân cho biết: Nếu so sánh 4 loại cây trồng trong
vụ Đông Xuân, về giá trị sản lƣợng trên 1 ha thì cây lúa đạt cao nhất, tiếp đến
là cây lạc, thứ ba là đậu tƣơng, thứ tƣ là cây ngơ. Tuy nhiên nếu tính lợi
nhuận trên đồng chi phí và ngày cơng thì cây lạc đạt cao nhất [26].
Ở nƣớc ta, phần lớn sản lƣợng lạc sản xuất ra hàng năm đƣợc xuất
khẩu, có năm đã xuất khẩu đến 70% sản lƣợng. Mấy năm gần đây, chúng ta
đã xuất 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nƣớc nhƣ: Pháp, Ý, Đức... cho nên
lạc đối với chúng ta cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng [31].
Bên cạnh đó, cây lạc cịn dùng làm cây luân canh, xen canh gối vụ với
các loại cây trồng khác đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một diện tích cũng
nhƣ việc chống xói mịn, phủ xanh đất trống đồi trọc. Vì vậy, cây lạc có ý
nghĩa rất lớn trong hệ thống nông nghiệp.
Trên thị trƣờng thƣơng mại thế giới, lạc là mặt hàng nông sản xuất
khẩu đem lại kim ngạch cao của nhiều nƣớc. Chính vì vậy, tình hình xuất
khẩu lạc trên thế giới khơng ngừng tăng lên. Ở thập niên 70 và 80 khối lƣợng
xuất khẩu lạc chỉ đạt từ 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 - 1998 tăng
lên 1,39 triệu tấn và đạt mức cao nhất là 1,58 triệu tấn năm 2001 - 2002.
Trong đó, Châu Mỹ và Châu Á là hai châu lục xuất khẩu lạc số lƣợng lớn
nhất, chiếm trên 70% lƣợng lạc xuất khẩu của thế giới.

6


Ở nƣớc ta, sản lƣợng lạc sản xuất ra hàng năm phần lớn dành cho việc
xuất khẩu, có năm đã xuất đến 70% sản lƣợng. Mấy năm gần đây chúng ta đã
xuất khẩu 70 - 80 ngàn tấn lạc nhân qua các nƣớc nhƣ: Pháp, Ý, Đức, v.v... cho

nên lạc đối với chúng ta cũng là cây đem lại nguồn thu ngoại tệ quan trọng.
1.1.1.3. Ý nghĩa cải tạo đất của cây lạc
Lạc là cây họ đậu, bộ rễ của nó mang rất nhiều nốt sần có tác dụng làm
giàu nguồn đạm cho đất, cho nên lạc là một trong những loại cây trồng rất lý
tƣởng cho công tác cải tạo, bồi dƣỡng đất, có vị trí quan trọng trong chế độ
luân canh với nhiều loại cây trồng khác cũng nhƣ việc chống xói mịn, phủ
xanh đất trống đồi trọc [31].
Khác với nhiều loại cây trồng, sự cộng sinh cố định nitơ khí quyển là
một đặc thù riêng của cây họ đậu. Sự cộng sinh này chỉ có thể xảy ra khi có
mặt vi khuẩn nốt sần và cây họ đậu.Vì vậy mà cây họ đậu nói chung và cây
lạc nói riêng đƣợc xem là một trong những loại cây trồng có khả năng cải tạo
đất tốt nhất. Trong hệ thống cố định Nitơ sinh học, cố định Nitơ cộng sinh
giữa vi khuẩn Rhizobium và cây họ đậu là quan trọng nhất, ƣớc tính đạt 80
triệu tấn mỗi năm, tƣơng đƣơng với lƣợng phân đạm vơ cơ trên tồn thế giới
sản xuất năm 1990 [10]. Cùng với các cây họ đậu khác, rễ lạc tạo ra nốt sần
do vi sinh vật cộng sinh cố định đạm Rhizobium vigna hình thành, vi khuẩn
Rhizobium vigna có khả năng cố định Nitơ trong khí quyển tổng hợp thành đạm
cung cấp cho cây trồng.
Theo ƣớc tính của tổ chức FAO thì khả năng cố định Nitơ của vi khuẩn
nốt sần ở cây lạc cùng một số cây họ đậu khác trên đồng ruộng rất khác nhau
và đƣợc thể hiện ở Bảng 2.1.

7


Bảng 1.1. Khả năng cố định Nitơ của cây lạc
và một số cây họ đậu chính trên đồng ruộng
Cây

Lƣợng Nitơ cố định(kg N/ha/năm)


Lạc

72 - 124

Đậu tƣơng

60 - 168

Đậu Hà Lan

52 - 77

(Nguồn: [10])
Theo nhiều tác giả, lƣợng đạm cố định của lạc có thể đạt từ 70 - 110kg
N/ha/vụ [8], cho nên sau khi trồng lạc, thành phần hố tính của đất sẽ thay đổi
theo hƣớng có lợi cho cây trồng, lƣợng đạm và hệ vi sinh vật háo khí tăng lên
nhiều. Ngồi các giá trị trên, lạc cịn là nguồn phân hữu cơ tốt, thân, lá lạc dễ
phân huỷ cung cấp nhanh chất dinh dƣỡng dễ tiêu cho cây trồng.
Bảng 1.2. Tỷ lệ một số chất dinh dƣỡng trong thân lá lạc và phân chuồng
Chỉ tiêu phân tích

Thân lá lạc

Phân chuồng

Nƣớc (%)
N(%)
P2O5(%)
K2O(%)


4-7
0,78 - 1,33
0,19 - 0,38
0,08

0,35
0,15
0,50

(Nguồn: [23])
Với nhiều lợi ích đem lại cho đất, cây lạc là một trong những cây trồng
đƣợc ngƣời dân chọn để trồng xen canh, luân canh với cây trồng khác. Đặt
biệt, đối với những vùng đất cằn cỗi, bạc màu thì cây lạc có ý nghĩa to lớn
trong cải tạo đất. Xen canh hoặc luân canh lạc với cây trồng khác vừa làm
tăng độ pH đất, tăng lƣợng mùn trong đất, tăng độ màu mỡ cho đất vừa góp
phần duy trì và tăng năng suất, sản lƣợng cho các cây trồng khác, vừa tăng hệ
số sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích.
8


Thân lá của cây lạc sau khi thu hoạch có thể dùng làm thức ăn cho trâu
bò hoặc làm phân bón bằng cách ủ mục với các loại phân khác hoặc cày vùi
luôn tại ruộng.
Lạc là cây ngắn ngày nên có thể sử dụng chế độ luân canh, xen canh
với cây trồng khác. Các cây trồng luân canh phổ biến ở vùng sản xuất lạc là:
Lạc nƣớc, ngô, đậu tƣơng, đậu xanh, bơng, mía... ln canh với lạc nƣớc có
ƣu điểm: Cắt đứt nguồn sâu bệnh lây lan từ cây trồng cạn với cây trồng nƣớc
hay ngƣợc lại và làm phong phú thêm hệ vi sinh vật hoạt động trong đất.
Lạc có thể trồng xen giữa các cây hàng rộng, đối với các cây trồng

vùng đồi (nhƣ chè, sắn) dễ bị xói mịn, có thể dùng các giống lạc dụng bụi
thân lá sinh trƣởng mạnh, với kỹ thuật canh tác và thời vụ thích hợp để vừa
làm cây phủ đất chống xói mịn vừa lấy thân lá làm phân xanh tại chỗ cho các
cây vùng đồi.
1.1.2. Nhu cầu dinh dƣỡng của cây lạc
Lạc cũng nhƣ các loại cây trồng khác, để sinh trƣởng, phát triển bình
thƣờng, tạo ra năng suất cần một số chất dinh dƣỡng nhất định.
Cây lạc có nhu cầu đạm nhiều nhất, sau đó tới kali, lân, canxi và các
trung vi lƣợng. Theo kết quả nghiên cứu tại Mỹ, với năng suất 3 tấn/ha, lạc
lấy đi từ đất 192kg N, 48kg P2O5, 80kg K2O + 79kg CaO.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy: Một vụ lạc có năng suất quả
1.500kg/ha cần những số lƣợng dinh dƣỡng (kg/ha) nhƣ sau: đạm (N): 105,
lân (P2O5): 15, kali (K2O): 42, canxi (Ca): 27, magiê (Mg): 18.
Ở Trung Quốc, để đạt năng suất lạc quả 3 tấn/ha, cây lạc cần đƣợc bón 2,5
tấn phân hữu cơ cùng với 20kg P2O5, sau đó bón thúc 30kg N/ha. Để đạt đƣợc 4,5
tấn/ha ngƣời ta bón lót 3,75 tấn phân hữu cơ, 30kg P2O5 và 75kg K2O [29].

9


Theo Duan Shufen [45], để thu đƣợc 100kg lạc quả cần bón 5kg N, 2kg
P2O5 và 2,5kg K2O/ha. Mức đạm bón cho lạc trên đất có độ phì trung bình và
cao cần phải giảm đi 50% trong khi đó lƣợng lân cần bón gấp 2 lần.
Khi nghiên cứu về chế độ dinh dƣỡng của cây lạc, các nhà khoa học
thuộc Viện nghiên cứu dầu Nam Xenegan cho thấy, để có năng suất
1.000kg/ha thì cây lạc đã lấy đi từ đất một lƣợng nguyên tố khoáng nhƣ sau:
45 - 25kg N; 22 - 3,8kg P2O5; 11,8 - 13,7kg K2O; 5,9 - 8,3kg Ca; 3,8 - 7,2kg
Mg. Nhƣ vậy, cây lạc cần tích luỹ đạm với lƣợng lớn nhất sau đó đến kali.
Bảng 1.3. Lƣợng dinh dƣỡng cây lạc hút để tạo 1 tấn củ
Loại dinh dƣỡng


N (kg)

Số lƣợng

60 - 67

P2O5 (kg) K2O(kg) CaO (kg) MgO (kg)
14 - 16

27 - 41

9 - 27

S (kg)

8 - 17

17

(Nguồn: [5])
Bảng 1.4. Động thái hút các chất dinh dƣỡng của cây lạc
Tỷ lệ dinh dƣỡng cây hút so với tổng lƣợng hút (%)

Giai đoạn
sinh trƣởng

N

P2O5


K2O

MgO

CaO

Cây non
Ra hoa tạo hạt
Chín

10
42
48

10
39
51

19
53
28

11
48
41

10
53
37


(Nguồn: [21])
1.1.2.1. Nhu cầu đạm của cây lạc
Cây lạc chứa một lƣợng N khá lớn trong lá và trong hạt. Đạm (N) là
yếu tố dinh dƣỡng có tác dụng rất lớn đối với sự sinh trƣởng và phát triển
thân, lá, cành, số củ, số hạt và trọng lƣợng hạt trong củ của cây lạc nên có ảnh
hƣởng lớn đến năng suất của cây lạc. Đạm cịn có ảnh hƣởng quan trọng tới

10


hàm lƣợng Protein trong hạt của cây lạc. Đặc biệt N còn cần thiết cho vi sinh
vật cố định đạm phát triển, tạo nhiều nốt sần hữu hiệu và khả năng cố định
đạm - tự đảm bảo phần khá lớn đạm (50 - 70% tổng nhu cầu).
Cây lạc có thể lấy đạm từ nhiều nguồn: Nguồn đạm từ khí trời thơng
qua vi khuẩn cố định đạm; nguồn đạm có sẵn trong đất; nguồn đạm từ phân
hữu cơ và vô cơ. Do đất trồng lạc hầu hết là đất có thành phần cơ giới nhẹ nên
chất dinh dƣỡng dễ bị rửa trôi và nhu cầu về đạm của mỗi giống lạc cũng
khác nhau cho nên việc bón đạm cũng phải rất thận trọng. Nếu bón đạm quá
ngƣỡng dễ gây nên hiện tƣợng mất cân đối giữa sinh trƣởng dinh dƣỡng và
sinh trƣởng sinh thực làm ảnh hƣởng đến q trình tích luỹ sản phẩm đồng
hoá về quả và hạt.
Nhu cầu đạm của lạc cao hơn nhiều so với các loại cây ngũ cốc vì hàm
lƣợng protein trong hạt (23 - 25%) cao hơn 1,5 lần ở ngũ cốc. Tuy lạc có nhu
cầu cao về đạm song nhờ hệ thống nốt sần ở bộ rễ cung cấp một lƣợng đạm
đáng kể. Do đó, địi hỏi về bón phân đạm giảm đi. Lƣợng đạm sinh học đƣợc
cố định, so với tổng yêu cầu về đạm chƣa tính đƣợc cụ thể nhƣng đã có những
chỉ dẫn cho thấy trong những điều kiện tối ƣu cây lạc có thể cố định đƣợc
200- 260kg N/ha, góp phần giảm đi hay loại bỏ hẳn nhu cầu bón phân N.
Đồng thời, mỗi giống lạc khác nhau thì nhu cầu về đạm cũng khác

nhau. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả chỉ ra rằng: Đối với các giống
lạc nhƣ: V79, 1660, LVT, L12, MD7, L08 có dạng hình cao cây thì lƣợng
đạm bón phù hợp ở mức 30kg N/ha. Đối với các giống có dạng hình thâm
canh (L14, MD9, L15), thân cứng, chiều cao cây vừa phải, lƣợng đạm thích
hợp ở mức 45kg N/ha. Thời kỳ cây lạc hút N nhiều nhất là thời kỳ cây ra hoa
- làm hạt. Thời kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trƣởng của lạc nhƣng hấp
thu tới 40 - 45% tổng nhu cầu N của cây.

11


1.1.2.2. Nhu cầu về lân của cây lạc
Mặc dù cây lạc hút lân trong suốt quá trình sinh trƣởng nhƣng nhu cầu
về lân của lạc đạt cao ở giai đoạn từ ra hoa đến hình thành hạt. Trong giai
đoạn này cây lạc hút tới 45% tổng nhu cầu lân của cây. Sự hút lân giảm rõ rệt
ở thời kỳ chín.Thời kỳ cây con hàm lƣợng lân trong cây không cao nhƣng rất
cần thiết để vi sinh vật cộng sinh phát triển hình thành nốt sần. Do vậy lân cần
đƣợc bón sớm.
Theo Chu Thị Thơm và cs [32] thì lƣợng P2O5 bón cho lạc khơng cần
nhiều, do đó lân cung cấp cho cây trong phân bón cần thiết phải ở dạng hoà
tan và cây lạc rất mẫn cảm với các dạng lân. Các dạng supe fotfat, dicanxi
fotfat, rồi tới supe fotfat - 3 đƣợc cây lạc sử dụng tốt. Lƣợng lân (P2O5) thích
hợp nhất để bón cho lạc là 30kg/ha, nhƣng ít nhất là 3/4 số phân này phải ở
dạng hoà tan.
Cây lạc có phản ứng mạnh với lân ở các loại đất bị xói mịn mạnh, kiệt
màu, ở các loại đất mà hàm lƣợng P2O5 dễ tiêu thấp, vì thế phần nhiều lạc
đƣợc trồng trên các loại đất kiệt màu, nên bón lân ở hầu hết các nơi đều có
hiệu quả. Thông thƣờng đạm tăng cƣờng hiệu quả của lân (tƣơng tác đạm lân), ngƣời ta cũng nhận thấy có tƣơng tác thuận giữa lƣu huỳnh và lân.
Chu Thị Thơm và cs [32] đã nghiên cứu và rút ra kết luận: Trên loại đất
bạc màu, đất cát nghèo lân bón tới 120kg P2O5 vẫn có thể làm tăng năng suất,

nhƣng chỉ nên bón với mức 30 - 60kg P2O5 là có hiệu quả kinh tế hơn.
Một số kết quả nghiên cứu của Viện Thổ nhƣỡng Nơng hố trên nhiều
vùng đất trồng lạc khác nhau ở các tỉnh phía Bắc cho thấy, với nền phân chuồng
8 - 10 tấn/ha, bón bổ sung 60kg P2O5 + 60kg K2O + 30kg N đạt giá trị kinh tế cao
nhất. Trung bình hiệu suất 1kg P2O5 đạt 4 - 6kg lạc vỏ với giống lạc V79.
12


Nghiên cứu về hiệu lực của phân lân đối với lạc trên đất xám bạc màu
vùng Đông Nam bộ cũng cho kết quả tƣơng tự. Trên nền đất xám bạc màu,
lân dễ tiêu thấp, nên khi bón lân với liều lƣợng 60 - 90kg P2O5 khối lƣợng nốt
sần tăng 22 - 34%, khối lƣợng hạt tăng 3 - 6%, năng suất tăng 10 - 23% so với
khơng bón. Hiệu suất 1kg P2O5 đạt 6,3 - 9,2kg lạc vỏ với giống lạc Lỳ.
1.1.2.3. Nhu cầu kali của cây lạc
Cây lạc hút kali tƣơng đối sớm, có tới 60% nhu cầu kali của cây đƣợc
hấp thụ trong thời kỳ ra hoa - làm hạt. Thời kỳ chín, nhu cầu kali của cây lạc
hầu nhƣ không đáng kể (chỉ chiếm 5 - 7% tổng nhu cầu kali).
Hàm lƣợng kali trong lá cao nhất ở thời kỳ ngay trƣớc ra hoa sau đó
giảm đi ở thời kỳ hình thành củ. Vì vậy, cần bón kali sớm và kết thúc trƣớc
khi cây ra hoa.
Lƣợng chứa kali trong cây có thể thay đổi nhiều: Cây phải hút nhiều
kali nếu sống trong môi trƣờng giàu kali. Ở nơi có lƣợng lân cao, cây có thể
có triệu chứng thiếu kali. Thiếu kali xuất hiện nhiều trên quả một hạt.
Theo nghiên cứu của Chu Thị Thơm và cs [32] thì sự hút kali rất nhanh
trong tuần sinh trƣởng thứ 6 và thứ 8, sau đó giảm xuống cho tới khi thu
hoạch. Những cây lạc mang nhiều quả có nồng độ kali trong lá cao hơn so với
những cây mà trong quá trình tạo quả kali bị ngừng trệ.
Trên các đất trồng lạc, cây lạc phản ứng với kali không phổ biến nhƣ
đối với lân. Các nhà nghiên cứu cho rằng tác dụng của kali phụ thuộc vào
mức độ canxi cao và thơng thƣờng canxi có vai trị của yếu tố hạn chế. Sự

mâu thuẫn giữa kali và canxi là do lạc nhạy cảm với chất tồn tại hơn là bón
phân trực tiếp. Hiện tƣợng thiếu kali sau khi trồng cây liên tục làm kiệt màu

13


hoặc để đất trồng bị rửa trôi mạnh, hoặc khi độc canh. Ngồi ra, cịn thấy lạc
phản ứng với kali khi bón lƣợng phân lân cao và những vùng có mức độ dinh
dƣỡng lân cao hoặc thừa lân. Trong trƣờng hợp thừa lân bón kali clorua có thể
làm cho lƣợng chứa lân trong cây giảm xuống tới mức gần thích hợp nhất.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần [21]: Việc bón kali cho đất bạc
màu đã mang lại hiệu quả cao. Hiệu suất 1kg K2SO4 trên đất cát biển là 6kg
lạc vỏ và trên đất bạc màu là 8 - 10kg lạc vỏ.
Tại vùng Đơng Nam Bộ, khi bón kali với liều lƣợng từ 80 - 100kg K2O
đã làm tăng năng suất giống lạc Lỳ từ 19 - 31% so với khơng bón.
1.1.3. Vai trị của các ngun tố dinh dưỡng đa lượng đối với cây lạc
1.1.3.1. Vai trò của đạm
Đạm là yếu tố hàng đầu đối với các cơ thể sống vì nó là thành phần cơ
bản của Prơtêin - chất cơ bản biểu hiện sự sống. Đạm nằm trong nhiều hợp
chất cơ bản cần thiết cho sự phát triển của cây nhƣ diệp lục và các chất men,
các bazơ nitơ, thành phần cơ bản của axit nuclêic, trong đó các ADN, ARN
của nhân tế bào, nơi khu trú của các thơng tin di truyền đóng vai trị quan
trọng trong việc tổng hợp prôtêin. Do vậy, đạm là yếu tố cơ bản của q trình
đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc hút các yếu tố dinh
dƣỡng khác [22].
Để có năng suất 2.120kg quả/ha thì cây lạc cần đƣợc cung cấp 167kg
N, để đạt năng suất 1.500kg/ha cây lạc đã lấy đi 78,6kg N từ đất. Cây lạc cần
nhiều đạm hơn so với cây ngũ cốc vì hàm lƣợng protein trong hạt và trong
thân lá cao. Tuy nhiên, nhờ sự có mặt của vi khuẩn cộng sinh trong rễ lạc đã
cung cấp lƣợng dinh dƣỡng đạm lớn hơn lƣợng đạm ta bón nên nhu cầu bón


14


đạm cho cây lạc đƣợc giảm đi nhiều. Nitơ là thành phần của axit amin chủ
yếu tạo ra protein và nitơ cịn có mặt trong cấu trúc diệp lục. Vì vậy, thiếu
đạm cây sinh trƣởng phát triển kém, lá vàng, thân nâu đỏ, nếu thiếu nghiêm
trọng cây chết sau hai tháng trồng [27].
Cây lạc non cần đạm để sinh trƣởng tốt, phân cành sớm. Khi ra hoa
đầu tiên lạc cần đến 70% tổng lƣợng đạm. Nhu cầu đạm của cây lạc có sự
khác nhau trong từng giai đoạn sinh trƣởng phát triển của nó. Nó có thể tự
thỏa mãn một phần nhu cầu đạm của mình nhờ hoạt động của vi sinh vật cố
định đạm sống cộng sinh ở rễ nhƣng phải sau 3 tuần thì lạc mới phát triển đủ
rễ và sau khi nở hoa thì nốt sần mới phát triển mạnh. Vì vậy, bón đạm cho lạc
ở thời kỳ đầu là rất cần thiết để xúc tiến việc hình thành nốt sần và phân hố
mầm hoa. Tuy nhiên, nếu bón q nhiều đạm thì sẽ ức chế sự hình thành và hoạt
động của vi khuẩn nốt sần làm cho cây vống lốp, số cành hữu hiệu giảm [4].
Mặc dầu có nhu cầu đạm cao nhƣng trong thực tế lƣợng đạm bón cho
lạc bao giờ cũng thấp hơn lân và kali. Bón nhiều đạm cho lạc sẽ làm cho sinh
khối phát triển mạnh [6], [18], thời gian sinh trƣởng bị kéo dài, ngăn cản sự
hình thành nốt sần ở rễ và khả năng cố định đạm của vi sinh vật nốt sần do
sản phẩm quang hợp chuyển hoá nhanh thành protit, làm giảm việc cung cấp
hydratcacbon cho các vi sinh vật này [27], [36].
Lƣợng đạm cần bón cho lạc chỉ khoảng 20 - 30kg N/ha vào lúc gieo và
thời kỳ 3 - 5 lá. Nếu bón nhiều quá lạc chỉ tốt lá mà ít hoặc khơng có quả (củ).
Kết quả nghiên cứu của viện nơng hố thổ nhƣỡng chỉ ra rằng trên đất nhẹ chỉ
nên bón khoảng 30kg N/ha là thích hợp, nếu tăng lên đến 40kg N/ha thì sẽ
làm giảm năng suất. Hiệu suất của 1kg N trên đất cát ven biển và bạc màu là
từ 6 - 10kg lạc vỏ [31].


15


×