Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Những tìm tòi nghệ thuật trong tiểu thuyết của nguyễn đình chính từ 1986 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.19 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI VĂN VINH

NHữNG TìM TòI NGHệ THUậT TRONG TIểU THUYếT
CủA NGUYễN ĐìNH CHÝNH Tõ 1986 §ÕN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI VĂN VINH

NHữNG TìM TòI NGHệ THUậT TRONG TIểU THUYếT
CủA NGUYễN ĐìNH CHÝNH Tõ 1986 §ÕN NAY

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

NGHỆ AN - 2012



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1.

Lí do chọn đề tài ............................................................................. 1

2.

Lịch sử vấn đề................................................................................. 1

3.

Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát............................. 9

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................10

5.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................10

6.

Đóng góp của luận văn ...................................................................10

7.


Cấu trúc luận văn ...........................................................................10

Chương 1.

NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY .............11

1.1.

Nhìn chung về bức tranh tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay .......11

1.1.1. Những tiền đề dẫn đến đổi mới .......................................................11
1.1.2. Sự đa dạng của những hướng tìm tịi ...............................................15
1.1.3. Những thành tựu đã được ghi nhận và những vấn nạn ......................18
1.2.

Con đường tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính ...............................26

1.2.1. Vài nét tiểu sử ................................................................................26
1.2.2. Những sáng tác đầu tay...................................................................27
1.2.3. Thời kỳ quyết tâm đổi mới và các hệ lụy .........................................27
Chương 2.

NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CÁI NHÌN VỀ CON NGƯỜI
VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN, XÂY DỰNG
NHÂN VẬT ............................................................................30

2.1.

Đổi mới cái nhìn về con người ........................................................30


2.1.1. Những giới hạn của tiểu thuyết trước đây trong cái nhìn về
con người ......................................................................................30
2.1.2. Những điểm nhấn của Nguyễn Đình Chính trong quan niệm về
con người.......................................................................................31


2.2.

Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính ....43

2.2.1. Tiếng gọi trị chơi trong tổ chức cốt truyện ......................................43
2.2.2. Cốt truyện phiêu lưu và truyền kỳ ...................................................45
2.2.3. Cốt truyện tâm lý............................................................................50
2.3.

Các loại nhân vật và phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu
thuyết Nguyễn Đình Chính .............................................................53

2.3.1. Giới thuyết về nhân vật trong tiểu thuyết đương đại .........................53
2.3.2. Các loại nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính ...................55
2.3.3. Phương thức xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính ..62
2.3.4. Yếu tố sex trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính .............................75
Chương 3.

NHỮNG TÌM TỊI VỀ NGƠN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU
VÀ CÁC THÍ NGHIỆM LỐI VIẾT HẬU HIỆN ĐẠI ................90

3.1.


Những tìm tịi về ngơn ngữ .............................................................90

3.1.1. Tính đối thoại của các lớp ngơn từ ..................................................90
3.1.2. Những thí nghiệm với loại văn nói ..................................................98
3.1.3. Tính thẩm mỹ của của lớp ngôn từ dân dã, đời thường ................... 105
3.2.

Những tìm tịi về giọng điệu ......................................................... 106

3.2.1. Tính đa thanh của giọng ............................................................... 107
3.2.2. Giọng chất vấn, truy bức............................................................... 115
3.2.3. Giọng châm biếm, giễu nhại ......................................................... 118
3.3.

Các thí nghiệm lối viết hậu hiện đại .............................................. 126

3.3.1. Một vài giới thuyết về lối viết hậu hiện đại .................................... 126
3.3.2. Những bình diện của lối viết hậu hiện đại đã được chạm đến.......... 132
3.3.3. Những khoảng cách với lối viết hậu hiện đại “đích thực” ............... 134
KẾT LUẬN ............................................................................................ 137
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................... 139


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn học Việt Nam từ sau Đổi mới (1986) đến nay đã và đang có
những nỗ lực cách tân đáng ghi nhận, trên cơ sở kế thừa và phát huy những
giá trị nghệ thuật của văn học các giai đoạn trước, khắc phục những hạn chế,

thiếu sót, mở rộng giao lưu hội nhập, tiếp thu một cách chủ động, sáng tạo
những tinh hoa văn hóa nước ngồi trong một tinh thần dân chủ, cởi mở. Văn
học Việt Nam đã bước đầu tạo lập cho mình một diện mạo, một lối đi riêng
khác với giai đoạn trước. Sự đổi mới trong đường lối văn nghệ của Đảng cũng
tạo nên một động lực quan trọng về mặt tinh thần, tạo điều kiện cho các nhà
văn được tự do sáng tạo, phát huy năng lực, cá tính của người nghệ sĩ trong
lao động nghệ thuật. Quá trình đổi mới văn học Việt Nam diễn ra rất sơi động
và đa dạng trên tất cả các bình diện với đầy đủ các thể loại, trong đó tiểu
thuyết là thể loại đạt dược nhiều thành tựu nhất cả về nội dung lẫn hình thức
nghệ thuật. Tìm hiểu về những thành tựu của tiểu thuyết Việt Nam từ 1986
đến nay là một việc đã được các nhà nghiên cứu, phê bình chú ý. Tuy nhiên,
cịn rất nhiều vấn đề, nhiều tác giả phải được tiếp tục khám phá. Nguyễn Đình
Chính với các tiểu thuyết của ông là một trường hợp cụ thể thuộc loại này.
1.2. Nguyễn Đình Chính khơng hẳn là một gương mặt tiểu thuyết có
những đóng góp nổi bật. Nhưng những trăn trở, kiếm tìm, những thành cơng
và cả những bước đi trầy trật của ơng thì lại khá tiêu biểu cho con đường của
tiểu thuyết Việt Nam hiện nay. Vì thế, nghiên cứu những tìm tịi nghệ thuật
trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính là cơng việc có ý nghĩa nhằm góp
thêm cứ liệu để ta có thể hiểu được những vấn đề có tính phổ qt hơn của cả
nền văn học trong bối cảnh giao lưu, hội nhập hiện nay.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những bài viết nói chung về con người và nghiệp văn của Nguyễn
Đình Chính


2
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu, các bài viết về con người và
nghiệp văn của Nguyễn Đình Chính chưa nhiều và chủ yếu là những bài viết
nhỏ, lẻ được đăng trên các trang mạng. Tiêu biểu trong các bài viết đó cần
kể đến:

Đỗ

Minh Tuấn (2007), “Chân dung Nguyễn Đình Chính”,

(.)
Hằng Nga (2009), “Ngày hồng đạo của Nguyễn Đình Chính”,
/>Phạm Thị Điệp Giang (2009), “Khơng có gì phải ầm ĩ!”,

Hồng Lan Anh, “Nhà văn Nguyễn Đình Chính gặp “Ngày hồng đạo”
, đăng ngày 30/09/2006.
Hồ Bình, “Nguyễn Đình Chính - Khơng thể cả đời đuổi theo sự thật”,
, đăng ngày 4 tháng mười năm 2006.
Thi Anh, “Tiểu thuyết hậu hiện đại viết theo phong cách văng mạng!”,
www.tienve.org đăng vào Thứ Sáu, 13/02/2009.
Các bài viết chủ yếu xoay quanh vấn đề về gia đình, quá trình trưởng
thành trên con đường viết văn cũng như sự ra đời, ý kiến khen chê đối với các
tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính. Nói về gia đình và văn nghiệp Nguyễn
Đình Chính thì Chân dung Nguyễn Đình Chính của Đỗ Minh Tuấn là đáng
chú ý hơn cả. Nhìn chung các bài viết này đã cho biết: Nguyễn Đình Chính là
người con út của cố nhà văn Nguyễn Đình Thi, từ nhỏ đã phải sống một cuộc
đời đầy sóng gió. Cha đi kháng chiến, mấy mẹ con ông phải tự nuôi nhau qua
những ngày tháng cơ cực. Lớn lên cùng những đứa trẻ chăn trâu ở thôn q,
Nguyễn Đình Chính thấm thía cái đói, cái khát. Những kỷ niệm về người mẹ,
nỗi đau khi phải chứng kiến cái chết của mẹ trên đường chạy loạn không bao
giờ có thể xóa nhịa trong ơng. Lớn lên, Nguyễn Đình Chính, làm nhiều nghề


3
để kiếm sống, từng nếm trải cái thiếu thốn của anh nhà văn nghèo. Hành trình
viết văn của Nguyễn Đình Chính là một hành trình đầy những gian nan,

nhưng khơng vì thế mà ơng nản lịng. Khó khăn như là những động lực giúp
ơng khẳng định khát khao tìm tịi, đổi mới và sáng tạo của mình. Là con của
một “cây đại thụ” trong làng văn, Nguyễn Đình Thi, là một thử thách đối với
ơng. Nguyễn Đình Chính phải vượt qua “cái bóng” của cha mình, nếu khơng
ơng chỉ là cái bóng mờ mà thơi. Vượt qua cha mình nghĩa là vượt qua cả thế
hệ cha anh, vượt qua cả một thời văn học đã có những thành tựu rực rỡ. Điều
này không hề đơn giản nếu không phải là nhà văn có thực tài, có chí lớn.
Nguyễn Đình Chính đã làm được điều đó, với sự ra đời của Đêm thánh nhân
(Ngày hoàng đạo).
Các bài viết khác chủ yếu nêu những cảm nhận về Đêm thánh nhân
(Ngày hoàng đạo) và Online… ba lơ. Theo đó, ta được biết Đêm thánh nhân
(Ngày hồng đạo) có một số phận khơng hề bằng phẳng, từng bị khơng ít nhà
xuất bản từ chối bản thảo. Phần một của cuốn tiểu thuyết ra đời đã gây xơn
xao dư luận. Sau những ồn ào đó tưởng rằng phần II của cuốn sách sẽ không
bao giờ tới tay bạn đọc. Nhưng thật không ngờ, sau khi đổi tên thành Ngày
hoàng đạo tiểu thuyết đã đến được với bạn đọc, trở thành một trong những
cuốn sách bán chạy nhất ở thời điểm bấy giờ.
Bài viết của Phạm Thị Điệp Giang đăng trên trang
Khơng có gì phải ầm ĩ! thì lại cho rằng Online… ba lơ chưa đạt được những giá
trị nghệ thuật đích thực. “có văng mà văng chưa tới mạng”…
Các bài viết còn lại đều khẳng định Tiểu thuyết Onlinee… ba lô là một
thử nghiệm của Nguyễn Đình Chính về lối viết hậu hiện đại. “Khn khổ cũ
đã chật”, Nguyễn Đình Chính đi tìm cho mình một lối viết mới, “Khơng thể
cả đời đuổi theo sự thật” ơng buộc phải “ép mình vào cuộc chạy ma-ra-tơng”
để tìm cho mình lối đi riêng. Online… ba lơ đã ra đời như thế, và thực sự nó


4
là một thể nghiệm ban đầu về một lối viết mới, mặc dù không tránh khỏi
những hạn chế nhưng Online… ba lô đã chạm đến được với lối viết hậu hiện

đại, để lại trong bạn đọc cũng như giới phê bình, sáng tác nhiều suy nghẫm.
2.2. Những bài viết đánh giá mặt thành cơng và hạn chế trong các tìm
tịi nghệ thuật của Nguyễn Đình Chính ở lĩnh vực tiểu thuyết.
Nhìn chung, số lượng các bài viết chưa nhiều, mà cũng chỉ tập trung
bàn về Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo), mà một số đã được chính tác giả
Nguyễn Đình Chính tập hợp lại, in ở phần sau của cuốn Ngày hoàng đạo, tập
2, Nxb Văn học, 2006. Các bài tiêu biểu là:
- Đặng Tiến (1999), Thay cho lời tựa.
- Hịa Vang (1999), Chính mía ở Đêm thánh nhân.
- Văn Cầm Hải (1999), 240 phút mạo hiểm cùng Nguyễn Đình Chính.
- Thanh Thảo (1999), Những khơng gian xúc cảm của tiểu thuyết.
- Hồng Hữu Các (2000), Trị chuyện với Đêm thánh nhân.
- Một độc giả không quen biết (2009), “Thư gửi nhà văn Nguyễn
Đình Chính”.
Trong Thay cho lời tựa, Đặng Tiến nhận định tiểu thuyết Đêm thánh
nhân là một bộ tiểu thuyết huyền ảo kết hợp hai thể loại truyền kỳ và qi
đản, ở đây tác giả Nguyễn Đình Chính đã tạo được một cốt truyện “cớ và cắc
cớ”. Từ đầu tác giả đã tạo ra “cắc cớ”, một bác sĩ đã bị liệt dương cịn can tội
hủ hóa, và bị kỷ luật Đảng, lâm bệnh tâm thần phân lập, rồi lại sống với ma…
từ đó tác giả tha hồ kể chuyện hấp dẫn. Thứ hai, tiểu thuyết Đêm thánh nhân
là một tiểu thuyết phiêu lưu truyền kỳ, tác giả đã nắm rất vững mọi kỹ thuật
kể chuyện, tạo không khí hư hư thực thực như truyện quái đản khoa học ảo
tưởng của phương Tây, mặt khác tác giả nêu lên những vấn đề xã hội trầm
trọng dưới dạng hư cấu làm như không đụng chạm đến ai. Đồng thời tác giả
kết hợp thể tiểu thuyết ngắn truyền kỳ với thể du ký tạo nên sức hấp dẫn cho
tiểu thuyết. Thứ ba, tiểu thuyết Đêm thánh nhân là sự kết hợp hài hòa giữa


5
truyện truyền kỳ và truyện ký, dung hòa được yếu tố huyền ảo và hiện thực.

Sự kết hợp này thể hiện rõ trong cách gọi tên nhân vật và xác định địa danh.
Gọi tên nhân vật dài dòng gây ấn tượng huyễn hoặc, địa danh trong tiểu
thuyết nửa hư nửa thực tạo được ảo giác thân thuộc giữa một thế giới lạ
lùng. Thứ tư, tác giả Đặng Tiến khẳng định, tác phẩm vừa mang màu sắc
hiện thực vừa mang màu sắc “liêu trai”, ông đánh giá cao đoạn văn miêu tả
quan hệ luyến ái giữa bác sĩ Trương Vĩnh Cần và cơ bé Ma thị Thảo:
“Nguyễn Đình Chính là một phù thủy cao tay ấn khi sang tạo ra nhân vật
phụ Ma Thị Thảo, chỉ xuất hiện thấp thoáng trong một vài trang đầu nhưng
vừa là một yếu tố phá quậy, vừa là một nhân vật cứu tinh, một thứ chìa khóa
giả mã cho câu chuyện… tác phẩm do đó mà hàm súc, vừa giải trí vừa suy
nghĩ”. Thứ năm, tác giả khẳng định, sức hấp dẫn của tác phẩm là việc nhà
văn tạo ra nhiều tuyến nhân vật, vừa độc đáo vì tính cách truyền kỳ, vừa
điển hình vì tính cách hiện thực. Trong các tuyến nhân vật đó nổi bật hơn cả
là hai tuyến nhân vật người và ma. Thứ sáu, tác giả đã khẳng định sự thành
công của Nguyễn Đình Chính trong việc đưa tình dục vào tiểu thuyết “Nhìn
chung, trong đề tài tính dục, ngịi bút Nguyễn Đình Chính có nghịch ngợm
nhưng lành mạnh”. Thứ bảy, tác giả cho rằng tiểu thuyết Đêm thánh nhân
phần nào hướng theo quan niệm dân gian: ở hiền gặp lành, tích ác phùng ác,
tiểu thuyết mang niềm tin ở thiện căn con người. Thứ tám, tác giả đã tinh tế
khi phát hiện ra rằng, không gian tác phẩm từng trang, từng trang mở rộng,
khơng gian nới rộng kích thước và nhân gia nới rộng tự do. Còn thời gian,
ngày lại ngày như lùi về tiền sử. Thể hiện một niềm tin còn dè dặt, phê phán,
gạn lọc văn minh. “Và dường như cũng có ước mơ một nhân chủng mới, nảy
sinh từ hoang phế của một xã hội rệu rã”. Cuối cùng, tác giả khẳng định
Đêm thánh nhân là một thành tựu của văn chương huyền ảo, hứa hẹn một
nguồn giải trí lành mạnh cho trí thức và tâm linh trong một xã hội mà trật tự
tinh thần chưa ổn định. Tiểu thuyết đã mở ra một nguồn vui và một niềm tin


6

ở con người, ở cuộc sống, ở tình đồng loại và khả năng hạnh phúc. Đêm
thánh nhân làm mới những giá trị khơng mới”.
Nhà văn Hịa Vang trong Chính Mía ở Đêm thánh nhân đã cho người
đọc những cảm nhận ban đầu về tác phẩm. Đêm thánh nhân (Ngày hoàng
đạo) được viết ở Ơ Cách, trong ân tình của bạn bè và "gánh nặng cơm áo gạo
tiền", bìu díu trách nhiệm... Khi đọc Đêm thánh nhân (Ngày hoàng đạo),
Hoàng Hữu Các có những chấn động sâu sắc: "có nhiều trang (khoảng 10
trang) khơng mím mơi mà tơi đọc là tơi... ói đấy". Ở Đêm thánh nhân (Ngày
hồng đạo) Nguyễn Đình Chính đã bày lên nhiều trang giấy những gì nhớp
nhúa của cuộc đời. Cái sex trong tác phẩm không phải là thứ văn học đồi trụy
mà là văn học nhục cảm, "tác phẩm như một lưỡi ben khổng lồ của một cái
tàu nạo vét bùn sục đến tận vỉa đáy, khuấy tung cả lịng sơng cuộc đời lên".
Điều này có được do nhà văn là người đã sống cuộc đời của kẻ cực khổ, long
đong, vất vả trong lòng của thực tế cuộc sống. Tiểu thuyết được viết theo
phong cách văng mạng, khác hẳn với văn chương diêm dúa, đứng đắn nghiêm
chỉnh của thế hệ cha anh.
Nhà thơ, luật sư Văn Cầm Hải trong bà 240 phút mạo hiểm cùng
Nguyễn Đình Chính đã thể hiện những ấn tượng sâu sắc đến ám ảnh của tác
giả khi đọc Đêm thánh nhân. Mỗi nhân vật, mỗi cuộc đời, mỗi cảnh huống
đều để lại trong ơng những ám ảnh khơng thể xóa nhịa. Tác giả viết “Tơi
kinh hồng nhận ra đấy khơng phải là một giấc mơ thấy họ được phong
“thánh” như lời tựa tác giả Nguyễn Đình Chính tự lịng, đó là trường năng
động, là độ sâu của một sự dịch biến có thật đang xơ đảy tơi vào khoảng thời
gian có chiều dài 240 phút mù mịt mảnh vỡ pha lê thăng giáng, mỗi mảnh
trong veo ấy tơi nhìn thấy tơi, tơi nhận thấy người, tơi nhìn thấy Nguyễn Đì nh
Chính, tơi nhìn thấy 10 nhân vật ứng với 10 chương sách như 10 truyện ngắn
được liên kết với nhau bằng một dịng ý thức huyền nhiệm dân gian khơng lao


7

động theo khuôn khổ của tư duy mà là cuộc chơi hực hỡ của trực giác, vật vã
thông thống trườn qua từng con chữ ám ảnh nỗi niềm cô đơn và dục tính…”.
Tác giả cịn đề cao kết cấu và trị chơi ngơn ngữ của tiểu thuyết, “kết cấu biến
hóa và chuyển tải bởi một cuộc chơi ngôn ngữ lười quy tắc đến độ tần nhẫn
ấy, có lẽ Đêm thánh nhân I khơng dành riêng cho những ai yếu vía hoặc thậm
chí nhìn nó với một ánh mắt lén lút!”.
Trong bài Những không gian xúc cảm của tiểu thuyết, Thanh Thảo lại
tìm thấy cái độc đáo của tiểu thuyết Đêm thánh nhân là ở những khơng gian
cảm xúc. Ơng cho rằng “nghệ thuật tinh vi nhất của một nhà tiểu thuyết là tạo
ra nhiều không gian cảm xúc khác nhau” và Nguyễn Đình Chính đã làm được
điều đó. “khơng gian cảm xúc mà anh tạo dựng nên đã gây được xúc cảm cho
người đọc. Để tạo ra được điều này thì trước hết Nguyễn Đình Chính đã thành
cơng trong việc xây dựng nhân vật Trương Vĩnh Cần, một người có năng lực
mở ra được nhiều kênh liên lạc, đối thoại với cả người sống và người chết,
khả năng đặc biệt ấy đã giúp ông đến được với nhiều số phận, nhiều thế giới,
trong những cảm xúc cảm xúc khác nhau… từ đó trên mỗi bước đường lẩn
thẩn của Trương Vĩnh Cần, Nguyễn Đình Chính có thể thoải mái “bịa” ra
những câu chuyện, những số phận nhân vật khác nhau, và những “chuyện
bịa” ấy nghe được, vào được người đọc, và từ đó tiểu thuyết mở ra nhiều cảm
xúc khác nhau, để lại nhiều cảm xúc sâu sắc trong người đọc.
Còn trong Trị chuyện với Đêm thánh nhân Hồng Hữu Các lại khẳng
định tiểu thuyết Đêm thánh nhân là một cuốn tiểu thuyết khó đọc, người đọc
khơng thể trả lời được tiểu thuyết nói cái gì? Bởi hiện thực của tiểu thuyết
nằm trong cái hằng số ảo, hiện thục của tiểu thuyết là cái mà người đọc có thể
cảm thấy chứ khơng phải cái nhìn thấy. Đêm thánh nhân hấp dẫn, cuốn hút
người đọc. “Ai đọc một trang thì đều muốn đọc tiếp trang sau, … số phận
nhân vật lôi cuốn ta, mạch văn mạch truyện lôi cuốn ta, nhưng khi đọc xong


8

ta lại rơi vào một trạng thái mơ hồ, hình như khó nắm bắt được một cái gì rõ
ràng, tất cả đều hư hư thực thực”. cái mà ta có được sau khi đọc Đêm thánh
nhân chỉ là những cảm nhận.
Tác giả H.Q.T trong Đêm thánh nhân cõi nào giữa nhân gian trả lời
cho câu hỏi Đêm thánh nhân viết về cõi nào? Cõi trần, cõi thiên đàng hay điạ
ngục? Tác giả cho rằng Đêm thánh nhân miêu tả nhiều về địa ngục, ở đó có
nhiều nhân vật nửa người, nửa ngợm, những quái nhân, những hồn ma…
nhưng thực chất Nguyễn Đình Chính đã thơng qua cõi địa ngục đó để nói về
cõi trần. “Đám nửa người nửa thú đó chính là lồi mặt người dạ thú sống chen
lẫn trong xã hội để hù dọa, ăn hiếp, cướp bóc, làm tình, làm tội những kẻ yếu
bóng vía. Nguyễn Đình Chính đã phơi trần bộ mặt thật của những kẻ khơng
có văn hóa và trình bày dưới dạng tác phẩm văn học. Đêm thánh nhân chính
là phiên tịa của địa ngục trần gian.
Tác giả P.Đ (một độc giả già ở Hà Nội) trong bài Mấy cảm nghĩ khi đọc
Đêm thánh nhân viết rằng: “Nguyễn Đình Chính đã dung nghệ thuật kể
chuyện rất khéo để viết cuốn tiểu thuyết có sức hấp dẫn người đọc của mình.
Chỉ riêng việc cầm mấy trăm trang giấy trong tay, sau một hồi đã cảm thấy có
một ma lực cuốn hút, đọc một mạch từ trang đầu đến trang cuối,… càng đọc
càng cảm thấy giọng văn của Chính hồn nhiên, khơng kiểu cách… ”. Tác giả
khẳng định Nguyễn Đình Chính nói lên sự thật khơng che đậy, bằng một
giọng văn không hằn học hay chua cay độc địa. Nguyễn Đình Chính ngợi ca
tình dục như những hình tượng đẹp, cái đẹp thẩm mỹ, cao thượng nhằm
chống thói đạo đức giả và thói bơi xấu tình dục. Đêm thánh nhân là cuốn tiểu
thuyết thét lên tiếng thét của cuộc đời, tiếng thét lặng câm. Nó vượt lên trên
cả cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác, lên trên mọi oán hờn, long đố kỵ, sự
ti tiện, hèn mọn, lên trên tất cả nỗi dại khờ. Do đó nó vượt ra ngồi mọi cách
nhìn, cách nghĩ cũ kỹ, khơng thể đem các định ước có sẵn áp đặt cho nó, các


9

khn khổ chật hẹp khốc vào mình nó. Vì nó là nó. Vì bản than nó là một
nội dung và dịng chảy của cuộc đời.
Một độc giả khơng quen biết trong thư gửi nhà văn Nguyễn Đình
Chính, đã nói lên những cảm nhận sâu sắc của mình về sức hấp dẫn của tiểu
thuyết Đêm thánh nhân trên những mặt sau: Đêm thánh nhân hiện thực trong
tiểu thuyết còn thực hơn cả ở cuộc đời, mỗi khuôn mặt nhân vật đều hiện lên
rõ nét như chính họ bước từ cuộc đời vào các tác phẩm văn học trong trạng
thái mơ mơ tỉnh tỉnh, lieu xiêu như ước vọng con người. Tiểu thuyết xây dựng
nhiều hình tượng đẹp, ở đó tình người là thiêng liêng hơn tất thảy. Tác giả
khẳng định: đây là lần đầu tiên trong nền văn học nước Việt ta có một cuốn
tiểu thuyết có cách đặt tên người, tên đất rất độc đáo, rất nông thôn Việt Nam
nhưng khơng vì thế mà xa lạ hay gây khó chịu cho người đọc. Lần đầu tiên có
một tiểu thuyết dài mới viết xong tập một có số lượng lớn nhân vật lam lũ, vất
vả như vậy. Lần đầu tiên có một cuốn tiểu thuyết liên tục đưa ra những trạng
thái xuất thần, xuất hồn, phép kinh công rút đất, phép cúng ma đồng cốt thực
thực, hư hư cuốn hút người đọc đi từ sự tò mò, ngạc nhiên thú vị đến hồi hộp
và ưu tư suy nghĩ. Cuối cùng tác giả viết: “cái hay nhất trong cuốn tiểu thuyết
này là cái hồn, cái thần chỉ đạo, người cầm bút nào cũng nhủ lịng mình, tâm
mình phải viết đúng tâm nguyện, vì dân tộc, khơng bị chi phối bởi ngoại cảnh,
bởi miếng cơm manh áo, bởi quyền lực… Đêm thánh nhân là như vậy”.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là
những tìm tịi nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính từ 1986
đến nay.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Tư liệu khảo sát chính của luận văn là những tác phẩm sau của nhà văn
Nguyễn Đình Chính: Con phù du cánh mỏng (1986); Đêm thánh nhân (1990 -



10
2006); Online… ba lơ (2009). Ngồi ra, chúng tơi cịn khảo sát cả những tiểu
thuyết nổi tiếng ra đời từ sau 1986 của các nhà văn Việt Nam khác để có tư
liệu đối sánh…
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Tổng quan về diện mạo của tiểu thuyết nói riêng, văn xi Việt
Nam nói chung từ 1986 đến nay và vị trí của Nguyễn Đình Chính.
4.2. Phân tích những đổi mới trong cái nhìn về con người và nghệ thuật
tổ chức cốt truyện, xây dựng nhân vật ở tiểu thuyết của Nguyễn Đình Chính.
4.3. Khảo sát những tìm tịi về ngơn ngữ, giọng điệu và các thí nghiệm
lối viết hậu hiện đại trong tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau: phương pháp hệ thống - cấu trúc, phương pháp loại hình,
phương pháp so sánh, phương pháp thống kê...
6. Đóng góp của luận văn
Đây là cơng trình đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống những tìm tịi
nghệ thuật của tiểu thuyết Nguyễn Đình Chính sau 1986.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Nguyễn Đình Chính trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết
Việt Nam từ 1986 đến nay
Chương 2. Những đổi mới trong cái nhìn về con người và nghệ thuật tổ
chức cốt truyện, xây dựng nhân vật
Chương 3. Những tìm tịi về ngơn ngữ, giọng điệu và các thí nghiệm lối
viết hậu hiện đại


11

Chương 1
NGUYỄN ĐÌNH CHÍNH TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI
CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY
1.1. Nhìn chung về bức tranh tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến nay
1.1.1. Những tiền đề dẫn đến đổi mới
Thứ nhất, về lịch sử đất nước, sau 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước
được thống nhất, cả dân tộc bước vào công cuộc tái thiết và phục hồi sau
những đổ nát chiến tranh với rất nhiều khó khăn, thử thách. Hậu quả nặng nề
của hai cuộc chiến ác liệt và lâu dài nhất trong lịch sử dân tộc khiến cả đất
nước đã phải gồng mình để đứng vững trước núi khó khăn chồng chất. Trước
tình hình ngày càng xấu đi của nền kinh tế, chính trị, xã hội và đời sống, Đại
hội lần thứ VI của Đảng (12 - 1986) đã xác định đường lối đổi mới tồn diện,
mở ra một thời kì mới cho đất nước vượt qua khủng hoảng để bước vào giai
đoạn ổn định, phát triển mạnh mẽ và ngày càng vững chắc. Đường lối đổi mới
tại Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị được thông qua đã
khẳng định một cách mạnh mẽ quyết tâm đổi mới đất nước. Sự suy thoái kinh
tế đã được chặn lại, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế ngày một được nâng
cao và dần đi vào ổn định, nền kinh tế thị trường dần được hình thành. Đã bắt
đầu có những dấu hiệu phục hồi kinh tế thơng qua hàng loạt chủ trương, chính
sách mới được kịp thời ban hành.
Sau đổi mới, những chuyển biến về xã hội, văn hoá - tư tưởng là hết sức
rõ nét. Từ chiến tranh sang hồ bình, từ nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển
đổi sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã kéo theo
nhiều thay đổi về mặt xã hội. Một trong những thay đổi xã hội mạnh mẽ nhất
đó là sự thay đổi của bộ mặt nông thôn Việt Nam. Từ chỗ là thành luỹ kiên cố
khó bị tấn cơng nhất trong cơ cấu xã hội Việt Nam, nông thôn Việt Nam đã


12
từng bước thích nghi với nền kinh tế thị trường vừa chịu ảnh hưởng tích cực

vừa phải hứng chịu những mặt trái đầy thử thách của nó. Thành thị từ chỗ chưa
có vai trị lớn trong cơ cấu xã hội Việt Nam đã dần cởi bỏ tấm áo cũ nhạt màu,
thay vào đó là sự phong phú, ồn ã, tấp nập vừa văn minh vừa cũng không thiếu
những hạn chế có tính tất yếu của một đất nước đang chập chững những bước
đầu tiên trên hành trình cơng nghiệp hố và hội nhập cùng thế giới trong xu thế
toàn cầu hoá. Đất nước thoát khỏi chiến tranh, cuộc sống được cởi bỏ cơ chế
bao cấp trì trệ, con người được trả về đời sống xã hội thường nhật, với đời
thường mà ở đó có mn màu mn vẻ, lẫn lộn tốt xấu, trắng đen, bi hài, v.v.
Xã hội Việt Nam chứng kiến quy luật nghiệt ngã của buổi giao thời: những giá
trị về đạo đức, xã hội, nhân cách trước đây bền vững là thế thì nay đã bị nền
kinh tế thị trường tấn công mạnh mẽ không khoan nhượng dẫn đến lung lay,
rạn nứt, đổ vỡ. Trong khi đó, các chuẩn mực và các giá trị mới chưa thực sự
hình thành. Xã hội và con người Việt Nam trong hơn 30 năm qua đã “trải qua
một cuộc trở dạ lớn lao và khơng ít đau đớn, phải tự xây dựng lại hình ảnh của
chính mình cùng lúc với việc phải tự hình thành từng bước các tiêu chí giá trị”
[50, 134]. Trong tình hình ấy, đời sống văn hố - tư tưởng cũng có những diện
mạo và diễn biễn hết sức phức tạp.
Sự thay đổi trên nhiều lĩnh vực cũng làm cho tự thân văn học có những
khám phá, tìm tịi mới khi đi vào phản ánh những ngổn ngang bề bộn của
cuộc sống đương đại. Đúng như lời nhận xét của Nguyến Khải “chiến tranh
ồn ào, náo động mà lại có cái yên tĩnh giản dị của nó, hịa bình mà chứa chất
bao nhiêu sóng ngầm, bao nhiêu gió xốy bên trong”.
Đại hội lần thứ VI đã nhìn nhận lại vai trị, nhiệm vụ, chức năng của
báo chí, văn học nghệ thuật. Báo cáo chính trị của Đảng có nêu “khơng có
hình thái tinh thàn nào có thể thay thế được văn học nghệ thuật trong việc xây
dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu sắc vào việc đổi mới nếp sống, nếp


13
nghĩ của con người … các sản phẩm của văn học nghệ thuật vừa là món ăn

tinh thần khơng thể thiếu của đời sống con người và là món thuốc đặc hiệu
nâng cao tình cảm con người”. Cùng với việc nhận thức đúng đắn vai trò,
nhiệm vụ, chức năng quan trọng của văn học, Đảng cũng hết sức quan tâm
đến điều kiện sáng tác, điều kiện đời sống của anh chị em nghệ sĩ. Đặc biệt tư
tưởng chỉ đạo “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật” của Đảng đã tạo sự hồi
sinh cho văn học.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đường lối “đổi mới” và “mở
cửa” đã đem lại cơ hội phát triển và hội nhập cho kinh tế, văn hố ở quy mơ
khu vực và thế giới. Bối cảnh ấy là điều kiện thuận lợi cho văn học bước ra
khỏi ám ảnh của chiến tranh, cởi trói khỏi gánh nặng tư tưởng chính trị và
nhiệm vụ cách mạng, trở về đúng với bổn phận và bản chất của mình. Thực
tế này được xác nhận bằng sự phát triển mạnh mẽ của văn học, đặc biệt là
văn xuôi với những gương mặt truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu như
Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Chu Lai, Lê Lựu, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài,
Dương Thu Hương, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Phan Thị Vàng
Anh, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, v.v. Mặc dù chưa có được
những kiệt tác nhưng những sáng tác của họ, ở những mức độ và phương
diện khác nhau, đã góp phần dân chủ hố đời sống văn học và ít nhiều tạo
nền một diện mạo tươi sáng hơn cho nền văn học dân tộc trong quá trình
vươn ra tầm khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, sự phát triển của lí luận - phê bình và nghiên cứu văn học
cũng là nhân tố có ý nghĩa thiết thực trong q trình hội nhập. Những thành
tựu của lí luận và nghiên cứu trên thế giới đã được giới nghiên cứu trong nước
tiếp thu, vận dụng vào nghiên cứu văn học dân tộc và thu được những kết quả
khả quan. Chẳng hạn như lí thuyết về Thi pháp học và lí thuyết về Thể loại


14
của Bakhtin, lí thuyết về cấu trúc văn bản nghệ thuật của Lotman, lí thuyết về

liên văn bản của chủ nghĩa hậu hiện đại, v.v, cùng những thành tựu nghiên
cứu ngôn ngữ học thế giới đã trở nên quen thuộc trong đời sống văn học điều mà trước 1986 còn chưa thực sự phổ biến (nhất là ở miền Bắc).
Những tiến bộ của khoa học công nghệ, đặc biệt là mạng Internet toàn
cầu, nhu cầu phổ biến về ngoại ngữ và sự phát triển của hoạt động dịch thuật
văn học, sự quốc tế hoá luật bản quyền, v.v, đã làm cho đời sống văn học
dân tộc trở nên sôi nổi hơn và khiến các nền văn học có xu hướng xích lại
gần nhau.
Bên cạnh những thuận lợi kể trên là khơng ít khó khăn, thách thức cho
văn học Việt Nam trong quá trình hội nhập với văn học thế giới. Mặc dù là
đất nước có văn hố lâu đời, có nền văn học phát triển tương đối sớm nhưng
những tác phẩm đạt đến trình độ và đẳng cấp thế giới chưa nhiều (vì vậy
khơng phải khơng có cơ sở khi có ý kiến cho rằng, Nơben cho văn học Việt
Nam vẫn còn là một khát vọng xa vời). Sự thật này ít nhiều gây khó khăn cho
việc quảng bá hình ảnh văn học cũng như là nguyên nhân gây nên “mặc cảm
tâm lí hậu thuộc địa” đã nói ở trên.
Ngồi ra có thể kể đến những khó khăn thuộc về cách làm văn học ở ta
mà theo cách nói bây giờ là cịn thiếu tính chun nghiệp: phê bình văn học
vẫn được xem là khâu yếu nhất trong đời sống văn học (dù rằng các nhà phê
bình đã rất cố gắng và khơng phải là khơng có thành tựu); chưa có chương
trình quảng bá văn chương chúng ta ra thế giới; khâu dịch thuật còn nặng về
chọn các tác phẩm viết về chiến tranh hoặc có nội dung chính trị; các giảng
đường gần như bỏ ngỏ việc giảng dạy hoặc giới thiệu văn học đương đại thế
giới, v.v…
Nếu sự giao lưu, trao đổi diễn ra trên cả bề rộng lẫn chiều sâu thì những
những kinh nghiệm của thế giới là hết sức bổ ích cho văn học dân tộc trong


15
thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải khi nào và ở đâu ý thức
hội nhập cũng hiện diện trong văn học Việt Nam đương đại. Đây đó, những lo

lắng thái q đến từ phía các nhà quản lí văn học nghệ thuật; sự do dự ngập
ngừng của một bộ phận cầm bút; những định kiến cứng nhắc về thẩm mĩ và
văn học của cả tác giả lẫn độc giả, v.v, đã tự tước đi cơ hội của văn học dân
tộc. Nhìn một cách tổng qt, tồn cầu hoá đã và đang ảnh hưởng mạnh mẽ
đến văn học Việt Nam ở cả hai mặt thuận lợi và khó khăn theo một cách thức
riêng với những đặc thù của nó.
1.1.2. Sự đa dạng của những hướng tìm tịi
Có thể nói, tiên đốn của M.Bakhtin về sức sống mãnh liệt của tiểu
thuyết đã được chứng thực bằng sự phát triển mạnh mẽ của tiểu thuyết Việt
Nam trong hơn hai mươi lăm năm qua (1986-2012). Sự lo ngại về “số phận
của tiểu thuyết” đã khơng cịn. Thay vào đó, tiểu thuyết thực sự đã trở thành
nhân vật chính trên sân khấu văn học hiện đại. Với ưu thế của mình, một mặt,
tiểu thuyết thâm nhập mạnh mẽ vào các thể loại, mặt khác, tích hợp vào nó
các thể loại khác để tạo nên cấu trúc nghệ thuật đa tầng. Một trong những
thay đổi đáng kể nhất trong nghệ thuật tự sự tiểu thuyết Việt nam thời kỳ đổi
mới là sự đa dạng và linh hoạt của những hướng tìm tịi.
Theo Mai Hải Oanh trong cơng trình Những cách tân nghệ thuật trong
tiểu thuyết Việt Nam đương đại thì tiểu thuyết Việt Nam đương đại có 5
khuynh hướng nổi bật như sau: khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách
lịch sử, tiểu thuyết tự vấn, tiểu thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết huyền thoại và
khuynh hướng tiểu thuyết tự thuật.
Thứ nhất là khuynh hướng tiểu thuyết theo phong cách lịch sử. Hiện
đang tồn tại hai cách quan niệm về loại tiểu thuyết này. Cách thứ nhất đã trở
thành quan niệm truyền thống, đặt yêu cầu trung thành với chính sử làm
nguyên tắc hàng đầu và như vậy đương nhiên yêu cầu tái hiện lịch sử là mục


16
đích. Cách thứ hai coi lịch sử là chất liệu vay mượn của văn học, nhà văn có
quyền nhào nặn lại, biến nó thành phương tiện cho những mục đích nghệ

thuật khác. “Điểm tới” của tác phẩm không phải là cung cấp tri thức lịch sử
mà là gây hiệu ứng thẩm mỹ từ gương mặt lịch sử mới được sáng tạo ra. Ở
khuynh hướng này có các tác giả, tác phẩm nổi bật như: Hoàng Quốc Hải với
Thăng Long nổi giận, Vương triều sụp đổ, Bão táp cung đình, Huyền Trân
cơng chúa, Nguyễn Xn Khánh có Hồ Q Ly, Mẫu thượng ngàn, Võ Thị
Hảo có Giàn thiêu Nguyễn Mộng Giác có Sơng Cơn mùa lũ.
Thứ hai, khuynh hướng tiểu thuyết tự vấn. “Đây là những tiểu thuyết
viết về những hiện thực quen thuộc, nhưng đã thay đổi cách nhìn, thậm chí
cịn nói ngược lại những quan điểm vẫn tồn tại lâu dài trong đời sống trước
đây” [45, 67]. Các tác giả, tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng này là: Lê
Lựu với Thời xa vắng, Nguyễn Khắc Trường với Mảnh đất lắm người nhiều
ma, Ma Văn Kháng với Mùa lá rụng trong vườn, Dương Hướng với Bến
không chồng, Đào Thắng có Dịng sơng mía và Tơ Hồi có Ba người khác.
Thái độ tự vấn và tinh thần nhận thức lại lịch sử chính là những dấu hiệu của
q trình đổi mới, sáng tạo và tinh thần dân chủ của một nền văn học.
Khuynh hướng thứ ba thể hiện sự đa dạng của những hướng tìm tịi
chính là tiểu thuyết dịng ý thức. Nguyên tắc xuyên suốt và chủ đạo của xu
hướng tiểu thuyết này là việc khai thác chiều sâu tâm trạng, đời sống tâm linh.
Các tác giả vận dụng kỹ thuật dịng ý thức, ngơn ngữ của loại tiểu thuyết này
thường giàu chất thơ và có sự nhịe mờ giữa hư và thực. Không thời gian của
tiểu thuyết thường không xác định, chập chờn, cuộc sống chủ yếu hiện lên
theo “dòng ý thức” của nhân vật. Hiện thực cuộc sống được hiện hình trong
những giấc mơ. Chúng ta có thể tìm thấy những đặc điểm này trong cá tiểu
thuyết: Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Người sông Mê của Châu Diên,
và Trí nhớ suy tàn của Nguyễn Bình Phương…


17
Thứ tư, đó là xu hướng tiểu thuyết huyền thoại. Từ điển văn học đã
viết: “Hiện nay, huyền thoại được hiểu theo nghĩa rộng; là huyền thoại có

những ý nghĩa sâu thẳm, vĩnh cửu và toàn nhân loại, thường dưới dạng biểu
tượng và có chức năng biểu đạt thân phận con người” [31, 669]. Theo đó
huyền thoại bao giờ cũng có sự pha trộn giữa cái thực và cái ảo, cái hoang
đường. Các nhà văn đương đại sử dụng rất nhiều yếu tố huyền thoại trong tiểu
thuyết của mình. Việc sử dụng yếu tố này làm cho thế giới hiện ra nhiều
chiều, nhiều tuyến, nhiều tầng, tạo nên sự lạ hóa và mang đến cho tiểu thuyết
sức mê hoặc. Thiên sứ của Phạm Thị Hồi, Người Sơng Mê của Châu Diên,
Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái, Giàn
thiêu của Võ Thị Hảo, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Thoạt kỳ thủy của
Nguyễn Bình Phương hay Ngày hồng đạo của Nguyễn Đình Chính… là
những tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng tiểu thuyết này. Chính khuynh
hướng này đã để lại ấn tượng sâu đậm trên con đường đi tìm cái mới của thể
loại tiểu thuyết.
Khuynh hướng cuối cùng theo như Mai Hải Oanh định danh trong cuốn
Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại là khuynh
hướng tiểu thuyết tự thuật. Đây là một xu hướng tiểu thuyết tiêu biểu trong
dòng văn học Việt Nam đương đại. theo như Mai Hải Oanh thì “Nó gần giống
với tự truyện, nhưng tiểu thuyết tự thuật mặc dù dựa vào những biến cố trong
cuộc đời nhà văn nhưng nhất thiết phải mang tính hư cấu. Mục đích của tiểu
thuyết tự thuật khơng phải là để tô vẽ cá nhân hay thanh minh một vấn đề mà
thông qua những trải nghiệm cá nhân để thể hiện những suy ngẫm về các giá
trị” [45, 85]. Ở khuynh hướng này có những tác giả, tác phẩm tiêu biểu:
Thượng đế thì cười của Nguyễn Khải, Ba người khác của Tơ Hồi, Nỗi buồn
chiến tranh của Bảo Ninh, Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Chuyện
của thiên tài của Nguyễn Thế Hồng Linh, Tấm ván phóng dao của Mạc Can,
Gia đình bé mọn của Dạ Ngân…


18
Như vậy, có thể khẳng định rằng tiểu thuyết đương đại Việt Nam rất đa

dạng về những hướng tìm tịi, sáng tạo. Đó là một trong những đóng góp quan
trọng của các nhà văn đối với sự phát triển của văn học dân tộc trong suốt gần
ba mươi năm qua.
1.1.3. Những thành tựu đã được ghi nhận và những vấn nạn
Về những thành tựu, nhìn một cách khái quát thì từ thời điểm cao trào
Đổi mới (1986) đến nay, tiểu thuyết nở rộ, đội ngũ người viết ngày càng đông
đúc, số lượng tác phẩm dồi dào, nhiều cuốn làm xôn xao dư luận: Thời xa
vắng của Lê Lựu, Bên kia bờ ảo vọng của Dương Thu Hương, Thiên sứ của
Phạm Thị Hồi, Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ngược dịng nước lũ, Cơi
cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng, Mảnh đất tình yêu của Nguyễn Minh
Châu, Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai, Bến không chồng của Dương Hướng,
Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, Lời nguyền hai trăm năm của Khôi Vũ, Miền hoang
tưởng của Đào Nguyễn, Ngoại tình, Nền móng của Nguyễn Mạnh Tuấn, Nước
mắt đỏ của Trần Huy Quang, Người và xe chạy dưới ánh trăng của Hồ Anh
Thái, Những người ở khác cung đường của Hồng Minh Tường, Khơng phải
trị đùa, Góc tăm tối cuối cùng của Khuất Quang Thuỵ, Nhữngmảnh đời đen
trắng của Nguyễn Quang Lập, Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Cơ hội
của Chúa của Nguyễn Việt Hà,…
Đặc biệt người đọc được chứng kiến sự nở rộ của những cây bút luôn ý
thức về sự đổi mới trong sáng tạo, sẵn sàng thể nghiệm, cách tân, chấp nhận
mạo hiểm. Người đọc đã dần quen và nhớ tên hàng loạt tiểu thuyết: Vào cõi,
Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thuỷ và
Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Người đàn bà trên đảo, Trong sương hồng
hiện ra, Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thái,
Cơ hội của Chúa, Khải huyền muộn của Nguyễn Việt Hà, Đi tìm nhân vật,


19
Ngày hồng đạo của Nguyễn Đình Chính, Thiên thần sám hối của Tạ Duy

Anh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo,...
Trong bối cảnh giao lưu và hội nhập văn hoá quốc tế, nhiều sáng tác
của các cây bút hải ngoại đã được giới thiệu với bạn đọc trong nước: Sông
Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Phố Tàu, Paris 11 tháng 8 của Thuận,
Tìm trong nỗi nhớ, Trên đỉnh dốc của Lê Ngọc Mai, Gió từ thời khuất mặt
của Lê Minh Hà. Sự trở về Việt Nam bằng tác phẩm của các cây bút sống ở
những quốc gia khác nhau tại đã góp phần làm cho diện mạo tiểu thuyết
phong phú và đa dạng hơn, đồng thời làm tiếng nói về cuộc đời và con người
trong tiểu thuyết cũng giàu sắc điệu và đa nghĩa hơn.
Nhìn vào các phương diện nghệ thuật thì tiểu thuyết từ 1986 đến nay đạt
được nhiều thành tựu trong hành trình đổi mới thể hiện qua những mặt sau:
Trước hết là việc nhiều tác phẩm đã đổi mới trong cách nhìn nhận về
hiện thực xã hội. Với xu hướng nhìn thẳng vào sự thật, các nhà tiểu thuyết đã
dấn thân vào hiện thực ở thời hiện tại, đang hình thành, chưa ổn định. Trong
tác phẩm của họ ý thức “lột trần mặt nhau, lột trần mặt mình, lột trần mặt đời”
và cao hơn là “bóc trần thế giới”, đồng thời với ý thức hướng tới “chất lượng
cuộc sống”, sống sao cho đúng với cuộc sống của con người đã thẩm thấu các
tầng ngữ nghĩa, mang đậm tính nhân văn: Thời xa vắng, Hai nhà của Lê Lựu,
Đám cưới khơng có giấy giá thú, Ngược dịng nước lũ của Ma Văn Kháng,
Một cõi nhân gian bé tý của Nguyễn Khải, Đi về nơi hoang dã của Nhật Tuấn,
Những mảnh đời đen trắng của Nguyễn Quang Lập, Một thời hoa mẫu đơn,
Ngoài khơi miền đất hứa của Nguyễn Quang Thân, Thiên sứ của Phạm Thị
Hồi, Trả giá, Sóng lừng, Chim én bay Nguyễn Trí Huân, Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh, Bến không chồng của Dương Hướng, Mảnh đất lắm
người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Ăn mày dĩ vãng, Phố, Cuộc đời
dài lắm của Chu Lai, Ngày hồng đạo của Nguyễn Đình Chính, Một ngày và


20
một đời, Cơn giông của Lê Văn Thảo, Lạc rừng của Trung Trung Đỉnh, Cuốn

gia phả để lại của Đoàn Lê, Thuỷ hoả đạo tặc của Hoàng Minh Tường, Trùng
tu của Thái Bá Lợi, Luật đời và cha con của Nguyễn Bắc Sơn, Cánh đồng lưu
lạc của Hồng Đình Quang, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân... Trong số đó Đi
về nơi hoang dã, Ngồi khơi miền đất hứa, Sóng lừng, Cơn giông, Luật đời và
cha con đã từng được đương thời và hôm nay nhận định là những tác phẩm
mang tính “dự báo của lương tri” trước một xã hội hiện đại còn nhiều bất an
và khiếm khuyết.
Từ sự thay đổi quan niệm và cách tiếp cận hiện thực, văn học sau 1986
xuất hiện khuynh hướng nhận thức lại. Trước nhu cầu bức thiết của đời sống
yêu cầu nhìn thẳng vào sự thật, nhiều tác phẩm đã dũng cảm phơi bày những
mặt trái còn bị che khuất, lên án những định kiến lỗi thời đã trở thành vật cản
trên bước đường phát triển của xã hội. Tiểu thuyết Thời xa vắng của Lê Lựu
được coi là tác phẩm chính thức khơi dòng cho khuynh hướng này. Nhận thức
lại mà trước hết là về chiến tranh, là nhu cầu bức thiết của đời sống, được các
nhà văn hết sức quan tâm. Chiến tranh được nhìn từ những tác động ghê gớm
của nó đến số phận con người, là nguyên nhân gây nên những bi kịch thời hậu
chiến, vết thương chiến tranh để lại không một thứ hào quang phù phiếm nào
có thể làm lành, ngược lại, trước những biến động nghiệt ngã của đời sống, nó
lại nhức nhối hơn bao giờ hết. Những tiểu thuyết của Nguyễn Minh Châu với
Mùa trái cóc ở miền Nam, Cỏ lau, Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh,
Dương Hướng với Bến không chồng, Hồ Anh Thái với Người đàn bà trên
đảo, Người và xe chạy dưới ánh trăng, v.v, đã đem đến một cái nhìn khác
trước về cuộc chiến tranh của dân tộc. Ở những tác phẩm kể trên, khơng cịn
những trang viết hào hùng, khơng cịn giọng điệu ngợi ca, thay vào đó là
những nỗi đau, những mất mát, những bi kịch và bất hạnh mà con người đang
phải chịu đựng và đối mặt hàng ngày


21
Thành tựu tiếp theo là tiểu thuyết sau 1986 đã thể hiện cách nhìn mới

về con người. Con người xuất hiện trong hàng loạt các tiểu thuyết là con
người trần thế với tất cả chất người tự nhiên của nó: ánh sáng và bóng tối, cao
cả và thấp hèn, ý thức và vơ thức. Thế giới bên trong đầy bí ẩn và phức tạp
của con người chịu sự chi phối của hai lực lượng vừa đối lập vừa hoà đồng,
vừa chối bỏ lại vừa chung sống với nhau, bởi: “Con người khơng bao giờ
trùng khít với chính nó” (Bakhtin). Con người gục ngã hay đứng dậy cũng
chính từ trạng thái lưỡng hố trong tính cách. Con người được nhình nhận với
tất cả các mối quan hệ, các cách ứng xử. Số phận con người trở thành mối
quan tâm hàng đầu của nhà văn thể hiện cái nhìn dân chủ đối với sự phức tạp
của tính người. Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những
con người bình thường với những bi kịch của đời họ. Bi kịch giữa khát vọng
và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa thanh lọc và tha
hố, giữa nhân bản và phi nhân bản. Trong giai đoạn này vấn đề con người cá
nhân, cá thể được đặt ra một cách bức xúc, mạnh mẽ trong cảm hứng sáng tạo
của nhà văn. Song con người cá thể trong văn học hiện nay không phải là con
người của chủ nghĩa cá nhân, của cái tôi cực đoan, phủ nhận mọi nền tảng đạo
đức đã được thiết lập, không chịu sự tác động của xã hội. Mà ở đây số phận
cá nhân được giải quyết thoả đáng trong mối liên hệ mật thiết với cộng đồng,
xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh của thời
đại, có sự giao nhịp phức điệu giữa con người cá thể và nhân loại: Cõi người
rung chuông tận thế, Trong sương hồng hiện ra của Hồ Anh Thái, Phố Tầu,
Paris 11 tháng 8 của Thuận, Thoạt kỳ thuỷ của Nguyễn Bình Phương, Nỗi
buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình
thường trong những mơi trường đời sống bình thường. Nhân vật trong tiểu
thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết


×