Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Tạo biểu tượng vầ nhân vật trong dạy học lịch sử việt nam ở lớp 11 thpt chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH
…  ….

HOÀNG THỊ CẦN

TẠO BIỂU TƢỢNG VỀ NHÂN VẬT
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở LỚP 11 THPT- CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN

CHUYÊN NGÀNH: Lí luận và phƣơng pháp dạy học mơn Lịch sử
MÃ SỐ: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS Trần Viết Thụ

Vinh-2012

i


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, đƣợc các tác giả cho phép
sử dụng và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ một cơng trình nào khác.
TÁC GIẢ

HOÀNG THỊ CẦN



ii


LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành luận văn này, tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân
thành đến:
Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Sài Gòn; Phòng tổ chức cán bộ
Trƣờng Đại học Sài Gòn; Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học Vinh;
Phòng Đào tạo Sau Đại học Trƣờng Đại học Vinh.
Quý thầy cô trong Tổ Lý luận và Phƣơng pháp dạy học môn
Lịch sử, Khoa Lịch sử - Đại học Vinh; Thƣ viện Tổng hợp TP.HCM
đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tơi trong q trình học tập và thực hiện
đề tài.
Các trƣờng: Trƣờng THPT Ngô Sĩ Liên, THPT Thống Nhất A
(Đồng Nai) đã giúp đỡ tơi trong q trình tiến hành thực nghiệm sƣ
phạm.
Đặc biệt, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS. TS.
Trần Viết Thụ đã trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ để tơi có thể hồn
thành luận văn.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn
ở bên cạnh, quan tâm giúp đỡ và ủng hộ tôi.
Vinh, tháng 09 năm 2012
Tác giả
Hoàng Thị Cần

iii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP

:

Đại học sƣ phạm

GV

:

Giáo viên

HS

:

Học sinh

LSVN

:

Lịch sử Việt Nam

NXB

:

Nhà xuất bản


PPDHLS

:

Phƣơng pháp dạy học lịch sử

PTDH

:

Phƣơng tiện dạy học

SGK

:

Sách giáo khoa

SGV

:

Sách giáo viên

TNSP

:

Thực nghiệm sƣ phạm


THCS

:

Trung học cơ sở

THPT

:

Trung học phổ thông

iv


DANH MỤC BẢNG

STT

Nội dung

1

Kết quả điều tra việc tạo

Trang

biểu tƣợng nhân vật lịch


42

sử ở trƣờng phổ thông
hiện nay.
2

Kết quả điều tra mức độ
hứng thú học tập của HS

3

46

Tổng hợp các kiến thức cơ
bản về nhân vật lịch sử

69

tiêu biểu.
4

So sánh hai cách dạy cũ

95

và mới

DANH MỤC SƠ ĐỒ

STT


Nội dung

1

Sơ đồ minh họa nội dung

Trang

biểu tƣợng về một nhân

27

vật lịch sử.
2

Sơ đồ minh họa hoạt động
nhận thức chủ động, tích
cực của HS nhằm hình
thành biểu tƣợng lịch sử
qua quá trình hoạt động
dạy học.

v

39


MỤC LỤC


Trang
TRANG PHỤ BÌA .............................................................................................. I
Lời cam đoan ..................................................................................................... II
Lời cảm ơn ......................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ........................................................................................ iv
Danh mục bảng ................................................................................................... v
Danh mục sơ đồ .................................................................................................. v
Mục lục ............................................................................................................... 1
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 5
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 7
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................. 10
4. Mục đích nghiên cứu .................................................................................... 11
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 11
6. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ................................. 12
7. Giả thuyết khoa học ...................................................................................... 13
8. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 13
9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 13
NỘI DUNG ....................................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU
TƢỢNG VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở
TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN) ................ 14
1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 14
1.1.1. Khái niệm “nhân vật lịch sử” ................................................................. 14
1.1.2. Biểu tƣợng lịch sử và phân loại biểu tƣợng ........................................... 17
1.1.2.1. Khái niệm “biểu tƣợng” ....................................................................... 17
1.1.2.2. Khái niệm “biểu tƣợng lịch sử” .......................................................... 19
1.1.2.3. Các loại biểu tƣợng lịch sử ................................................................. 22
1.1.3. Đặc điểm tâm lí HS THPT trong quá trình tạo biểu tƣợng nhân vật ...... 28


1


1.1.4. Vai trò và ý nghĩa của việc tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử ................... 30
1.1.4.1. Biểu tƣợng nhân vật lịch sử với việc hình thành tri thức lịch sử ......... 30
1.1.4.2. Biểu tƣợng nhân vật lịch sử với việc bồi dƣỡng tƣ tƣởng, tình cảm ... 34
1.1.4.3. Biểu tƣợng nhân vật lịch sử với việc phát triển tƣ duy HS ................ 36
1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 41
1.2.1. Mục đích điều tra .................................................................................... 41
1.2.2. Đối tƣợng điều tra ................................................................................... 41
1.2.3. Phƣơng pháp điều tra ............................................................................. 41
1.2.4. Nội dung điều tra .................................................................................... 42
1.2.5. Kết quả điều tra ....................................................................................... 42
1.2.5.1. Đối với GV .......................................................................................... 42
1.2.5.2. Đối với HS .......................................................................................... 46
CHƢƠNG 2: KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ CÁC NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC
LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 11 – CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN ........................... 52
2.1. Vị trí, mục tiêu dạy học phần LSVN lớp 11 THPT ................................... 52
2.1.1. Vị trí ....................................................................................................... 52
2.1.2. Mục tiêu .................................................................................................. 53
2.2. Nội dung cơ bản của LSVN (1858 – 1918) ở trƣờng THPT ..................... 57
2.2.1. Sự khủng hoảng của chế độ phong kiến thời nhà Nguyễn và cuộc xâm
lƣợc Việt Nam của tƣ bản Pháp ................................................................................ 57
2.2.2. Chính sách thống trị của thực dân Pháp ở Việt Nam và những tác động
hai mặt của nó ........................................................................................................... 58
2.2.3. Quá trình đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam........ 59
2.3. Các nhân vật lịch sử HS THPT cần nắm vững khi dạy học lịch sử Việt
Nam (giai đoạn 1858-1918) ...................................................................................... 62
2.3.1. Nguyên tắc lựa chọn nhân vật lịch sử Việt Nam trong dạy học ............. 62
2.3.1.1. Phải đảm bảo tính khách quan ............................................................. 62

2.3.1.2. Phải là những nhân vật cơ bản gắn với sự kiện cơ bản của bài học .... 62
2.3.1.3. Đảm bảo tính Đảng và tính khoa học khi lựa chọn nhân vật ............... 63
2.3.1.4. Phù hợp với yêu cầu của chƣơng trình và nội dung của bộ môn......... 65

2


2.3.2. Phân loại các nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam (giai đoạn 18581918) ở trƣờng THPT ................................................................................................ 66
2.4. Các kiến thức cơ bản về nhân vật lịch sử tiêu biểu cần tạo biểu tƣợng cho
HS trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam (1858-1918) ở trƣờng THPT ................... 69
CHƢƠNG 3: SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TẠO BIỂU TƢỢNG VỀ NHÂN VẬT
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở LỚP 11 ........................................... 90
3.1. Những yêu cầu chung khi sử dụng biện pháp tạo biểu tƣợng nhân vật ..... 90
3.1.1. Đảm bảo tính chính xác, khoa học của các tài liệu về nhân vật lịch sử . 90
3.1.2. Tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử phải chú trọng vai trò giáo dục và phát
triển HS ..................................................................................................................... 94
3.1.3. Phát huy tính tích cực học tập của HS, góp phần đổi mới phƣơng pháp
dạy học trong quá trình tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử ........................................... 95
3.1.4 Tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử phải đảm bảo tính trực quan sinh động101
3.1.5. Tạo biểu tƣợng trong dạy học nhân vật lịch sử phải đảm bảo tính cơ
bản, điển hình và vừa sức ........................................................................................ 103
3.1.6. Tạo biểu tƣợng trong dạy học nhân vật lịch sử phải đảm bảo yêu cầu về
mặt phƣơng pháp dạy học ....................................................................................... 107
3.2. Một số biện pháp tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử trong bài nội khóa..... 109
3.2.1. Hình thành mối quan hệ giữa nhân vật lịch sử với không gian và thời
gian .......................................................................................................................... 109
3.2.2. Sử dụng tiểu sử, những nhận định, đánh giá về nhân vật trong tạo biểu
tƣợng nhân vật lịch sử ............................................................................................. 111
3.2.3. Kết hợp sử dụng tranh ảnh, chân dung nhân vật lịch sử với lời nói sinh
động nhằm tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử ............................................................ 113

3.2.4. Sử dụng câu hỏi nhận thức, bài tập, kiểm tra kiến thức về nhân vật lịch
sử để tạo biểu tƣợng nhân vật ................................................................................. 117
3.2.5. Sử dụng biện pháp “dùng ngƣời để chỉ việc” và “lấy việc để nói ngƣời”
nhằm tạo biểu tƣợng nhân vật ................................................................................. 122
3.2.6. Sử dụng tài liệu - sự kiện để tạo biểu tƣợng nhân vật .......................... 124
3.3. Thực nghiệm sƣ phạm ............................................................................. 127

3


3.3.1. Mục đích của thực nghiệm sƣ phạm ..................................................... 127
3.3.2. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 127
3.3.3. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 127
3.3.4. Nội dung thực nghiệm .......................................................................... 128
3.3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 128
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 135
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 142

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong dạy học lịch sử ở bậc THPT, việc hình thành tri thức, giáo dục tƣ
tƣởng tình cảm và rèn luyện các kĩ năng cho HS qua dạy học các nhân vật lịch sử
đóng vai trò quan trọng. Dạy học nhân vật lịch sử khơng chỉ là truyền đạt kiến thức
mà cịn giúp HS nhận thức một cách sâu sắc vai trò của nhân vật liên quan đến sự
kiện và mối quan hệ của nhân vật với hoàn cảnh lịch sử. Đây là phƣơng pháp cần
thiết giúp cho HS lĩnh hội kiến thức đầy đủ và tích cực. Nhƣng thực tế có khơng ít

HS phổ thông chƣa hiểu rõ và đánh giá đúng về nhân vật lịch sử, kể cả các nhân
vật tiêu biểu trong lịch sử dân tộc, nhầm lẫn nhân vật này với nhân vật khác.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng đó có nhiều nhƣng có lẽ trƣớc hết vẫn là do GV
không thực hiện tốt các phƣơng pháp dạy học về nhân vật lịch sử. Một số GV khi
giảng dạy các nhân vật lịch sử thƣờng hay mắc phải những thiếu sót nhƣ “thần
thánh hóa” hoặc sa đà vào các chi tiết vụn vặt, ly kì về đời tƣ của nhân vật, không
coi trọng việc hiểu đúng và đánh giá khoa học về nhân vật lịch sử là một yêu cầu
quan trọng của việc nắm kiến thức lịch sử của HS. Do vậy, sự nhận thức lịch sử
của HS không sâu sắc, sai lệch và dĩ nhiên ảnh hƣởng đến thái độ, tƣ tƣởng, tình
cảm và hành động của các em trong cuộc sống.
Dạy học nhân vật lịch sử có nhiều biện pháp sƣ phạm khác nhau, trong đó tạo
biểu tƣợng là một biện pháp quan trọng. Do đặc điểm của việc học tập lịch sử, HS
không thể “trực quan sinh động” các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy, quá
trình dạy học lịch sử phải đƣợc tiến hành trên cơ sở tài liệu - sự kiện khoa học để
tạo biểu tƣợng cụ thể, từ đó hình thành khái niệm, nêu quy luật và rút ra bài học
lịch sử. Để hình thành trí tƣởng tƣợng thì “biểu tƣợng” sẽ là cái đƣợc hình thành
đầu tiên trong não bộ của chúng ta, nó là cái mắt xích, cửa ngõ vô cùng quan trọng
để làm cầu nối giữa trực quan sinh động và tƣ duy trừu tƣợng và ngƣợc lại. Qua
đó, ta cũng thấy đƣợc vai trị quan trọng của “biểu tƣợng” trong quá trình tƣ duy.
Trong các loại biểu tƣợng thì biểu tƣợng về nhân vật có vị trí và ý nghĩa
quan trọng. Nó giúp HS hiểu đúng lịch sử, thấy đƣợc mối quan hệ giữa cá nhân
anh hùng và quần chúng nhân dân trong tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch

5


sử dân tộc và thế giới. Biểu tƣợng các nhân vật lịch sử về những tấm gƣơng ngƣời
thật việc thật có sức thuyết phục đặc biệt đối với HS, gây cho các em hứng thú học
tập lịch sử, khơi dậy mạnh mẽ những xúc cảm lịch sử đúng đắn, tác động sâu sắc
đến tâm tƣ tình cảm và góp phần hình thành nhân cách HS. Khơng dừng ở đó, biểu

tƣợng các nhân vật lịch sử cho phép HS lý giải và hiểu sâu sắc nhiều sự kiện, vấn
đề lịch sử, góp phần phát triển năng lực nhận thức độc lập ở các em.
Hơn nữa, lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1858-1918) có những dấu mốc lớn, tạo
ra những bƣớc chuyển của lịch sử dân tộc về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, các
trào lƣu tƣ tƣởng và những cuộc đấu tranh chống lại sự xâm lƣợc của thực dân
Pháp. Sự chuyển biến trên tất cả các mặt của lịch sử dân tộc trong giai đoạn này
đều gắn với những nhân vật lịch sử cụ thể. Lịch sử Việt Nam (giai đoạn 18581918) là một giai đoạn đầy biến động nhƣng vô cùng oanh liệt của dân tộc ta. Đây
là thời kì xuất hiện nhiều nhân vật lịch sử cả chính diện và phản diện. Hiểu lịch sử
giai đoạn này cũng nhƣ việc tạo biểu tƣợng về các nhân vật sẽ giúp ngƣời học nắm
đƣợc giai đoạn đầy biến động này. Nhƣ vậy, hoạt động của cá nhân (nhân vật
chính diện hay nhân vật phản diện) là một trong những nhân tố quan trọng góp
phần thúc đẩy hay kìm hãm sự vận động của lịch sử nhân loại. Do đó, việc dạy học
các nhân vật lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1858-1918) ở trƣờng THPT có ý nghĩa
hết sức to lớn. Trên cơ sở kiến thức lịch sử ấy, tiến hành giáo dục cho các em lịng
kính u các anh hùng dân tộc nói riêng và lịng u nƣớc nói chung.
Mặt khác, thực tiễn dạy học lịch sử ở các trƣờng phổ thơng hiện nay cho thấy,
GV ít quan tâm đến việc tạo biểu tƣợng lịch sử nói chung và biểu tƣợng về nhân
vật lịch sử nói riêng cho HS, nếu có thì vẫn cịn nghèo nàn, khơ khan, thiếu hình
ảnh nên kém hiệu quả. Đặc biệt, lịch sử càng lùi xa thì càng khó nhận thức, nên
việc tạo biểu tƣợng lịch sử cho HS về nhân vật lịch sử trong dạy học lịch sử Việt
Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX lại càng gặp nhiều khó khăn hơn.
Với những lí do nêu trên, chúng tơi thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài:
“Tạo biểu tượng về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 11 THPT Chương trình Chuẩn”.

6


2. Lịch sử vấn đề
Liên quan tới đề tài này, có nhiều cơng trình khoa học đã nghiên cứu, giải
quyết những vấn đề chủ yếu sau đây:

Loại thứ nhất: Các cơng trình khoa học lịch sử nói chung, đặc biệt biệt là các
cơng trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử Việt Nam
(giai đoạn 1858-1918) và những tài liệu mang tính chất phổ biến khoa học dùng
cho GV và trong chừng mực nhất định dùng cho HS, bao gồm:
- Các giáo trình lịch sử Việt Nam, các tài liệu chuyên khảo về các nhân vật
lịch sử ở bậc đại học và sau đại học liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Cuộc đời và sự nghiệp của các anh hùng dân tộc, chiến sĩ yêu nƣớc, qua các
loại sách, tài liệu viết về các nhân vật lịch sử mang tính chất phổ biến tri thức, nhƣ:
 “Việt sử giai thoại” của Nguyễn Khắc Thuần viết những câu chuyện
đƣợc lƣu truyền trong dân gian (chứa đựng yếu tố tƣởng tƣợng, nhân cách hóa…)
kể về các nhân vật lịch sử tiêu biểu từ khi dựng nƣớc cho đến giữa thế kỉ XIX.
Cuốn sách đã miêu tả khá kĩ ngoại hình, kể những câu chuyện kì lạ liên quan đến
nhân vật.
 “Thế thứ các triều vua Việt Nam”; “Danh tƣớng Việt Nam” của
Nguyễn Khắc Thuần.
 “Danh nhân đất Việt” của Nguyễn Anh, Văn Lang, Quỳnh Lƣu.
 “Danh nhân Hà Nội” do Giáo sƣ Vũ Khiêu chủ biên.
 “Những mẩu chuyện lịch sử thế giới” do Đặng Đức An chủ biên.
 “Các nhân vật lịch sử trung đại Đông Nam Á” do Lê Vinh Quốc chủ
biên.
 “Lịch sử nhìn ra thế giới” do Thái Hồng và Ngơ Văn Tuyển biên khảo
- Tiểu sử và sự nghiệp của các danh nhân văn hóa lớn của dân tộc, đặc biệt là
các sách, tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bài viết về các nhân vật lịch sử
giai đoạn này.
- Các loại từ điển về nhân vật lịch sử, nhƣ từ điển “Nhân vật lịch sử Việt
Nam” của Đinh Xuân Lâm, Trƣơng Hữu Quýnh, “Từ điển nhân vật lịch sử Việt

7



Nam” của Nguyễn Quyết Thắng – Nguyễn Bá Thế , “Từ điển tri thức lịch sử phổ
thông thế kỷ XX” do Phan Ngọc Liên chủ biên…
Tất cả các cơng trình và tài liệu nêu trên là cơ sở quan trọng, cung cấp những
thơng tin, kiến thức cơ bản, chính xác để chúng tôi tập hợp tƣ liệu khoa học để giải
quyết vấn đề tạo biểu tƣợng về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 11chƣơng trình chuẩn.
Loại thứ hai: Các tài liệu, cơng trình nghiên cứu đề cập lí luận về biểu tƣợng,
biểu tƣợng lịch sử và con đƣờng tạo biểu tƣợng lịch sử cho HS. Chủ yếu là các tài
liệu, cơng trình nghiên cứu về tâm lý, giáo dục học, giáo dục lịch sử, liên quan đến
dạy học các nhân vật lịch sử ở trƣờng phổ thông. Trong tác phẩm “Tâm lý học” do
Phạm Minh Hạc (chủ biên) đã đƣa ra định nghĩa về biểu tƣợng nói chung, phân
biệt mức độ khác nhau giữa biểu tƣợng và tri giác, biểu tƣợng và hình ảnh trực
quan. Giáo trình “Tâm lý học đại cƣơng” (2007) do GS.TS. Nguyễn Quang Uẩn
(chủ biên), TS. Nguyễn Văn Lũy, TS. Đinh Văn Vang đã xác định con đƣờng nhận
thức từ mức độ thấp đến cao, cảm giác, tri giác và biểu tƣợng … Các tác giả đã
nêu ra những đặc điểm chung của q trình nhận thức cảm tính “là những thuộc
tính, trực quan, cụ thể, bề ngồi của sự vật, những mối liên hệ về không gian, thời
gian chứ chƣa phải là những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ,
quan hệ có tính quy luật của hàng loạt sự vật trong thế giới”. Đồng thời các tác giả
cũng xác định vai trị của q trình nhận thức cảm tính, “là viên gạch xây nên tồn
bộ lâu đài nhận thức” là một điều kiện quan trọng cho sự định hƣớng hành vi và
hoạt động của con ngƣời trong mơi trƣờng xung quanh và hình ảnh của tri giác
(biểu tƣợng) thực hiện chức năng điều chỉnh các hành động… Để nhấn mạnh ý
nghĩa của việc tạo biểu tƣợng trong dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông, trong cuốn
"Bài học là gì?", tác giả Hồ Ngọc Đại đã trích dẫn lời của nhà giáo dục học nổi
tiếng ngƣời Nga, K.Đ. Usinki: “Việc học tập không phải xây dựng trên lời nói,
những quan niệm rời rạc mà phải trên cơ sở hình ảnh cụ thể mà trẻ con trực tiếp
thu nhận”[19, tr. 33]. Nhà tâm lí học M.N. Sác-đa-cốp trong cuốn “Tƣ duy HS”
cũng khẳng định: “Tƣ duy trở nên sinh động, gợi cảm, say sƣa, hồi hộp và khẩn
trƣơng. Điều này góp phần làm cho việc vạch ra nội dung khái niệm của đối tƣợng


8


tƣ duy đƣợc đầy đủ, sâu sắc hơn. Đồng thời, biểu tƣợng mở rộng làm phong phú
thêm ý, làm cho nó có sức mạnh thuyết phục trực tiếp và sự hấp dẫn đầy xúc
cảm”[62, tr.76]. Nhƣ vậy, qua tiếp cận một số tài liệu, chúng tôi thấy, các nhà giáo
dục học có những cách tiếp cận khác nhau. Tuy vậy, họ đều thống nhất và khẳng
định vị trí đặc biệt quan trọng của việc tạo biểu tƣợng trong quá trình nhận thức,
khơng có q trình tạo biểu tƣợng thì khơng thể có những bƣớc nhận thức tiếp
theo.
Nhìn chung, các nhà tâm lý học, giáo dục học đều khẳng định tầm quan trọng
của q trình nhận thức cảm tính, trong đó đề cập đến việc tạo biểu tƣợng, xác
định vai trò của q trình nhận thức cảm tính quyết định đến quá trình hình thành
khái niệm – bƣớc cao hơn của nhận thức (nhận thức lý tính- tƣ duy trừu tƣợng).
Loại thứ ba: Các cơng trình nghiên cứu về những ngun tắc, con đƣờng và
biện pháp sƣ phạm nhằm tạo biểu tƣợng lịch sử trong dạy học. Các nhà lý luận dạy
học lịch sử đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học lịch sử nói
chung; đề cập đến việc giảng dạy về cá nhân và quần chúng nhân dân trong dạy
học lịch sử ở trƣờng phổ thông. Đó là các giáo trình về phƣơng pháp dạy học lịch
sử nhƣ: “Phƣơng pháp dạy học lịch sử” xuất bản trong các năm 1976, 1980, 1992
và tái bản năm 1998, 1999, 2001 do Phan Ngọc Liên và Trần Văn Trị (Chủ biên);
bộ giáo trình “Phƣơng pháp dạy học lịch sử” (2002) (hai tập), nhà xuất bản Đại
học Sƣ phạm Hà Nội, do Phan Ngọc Liên (Chủ biên). Hay các giáo trình „Hình
thành tri thức lịch sử cho HS THPT do Phan Ngọc Liên chủ biên, đã nêu lên định
nghĩa biểu tƣợng lịch sử, phân loại biểu tƣợng lịch sử, từ đó đề xuất những con
đƣờng cơ bản để hình thành biểu tƣợng lịch sử cho HS… Đặc biệt N.G.Đairri
trong công trình tiêu biểu “Chuẩn bị giờ học lịch sử nhƣ thế nào” đã nhấn mạnh
tính hình ảnh cụ thể trong dạy học lịch sử: “ Thiếu hình ảnh thì khơng hình dung
đƣợc quá khứ lịch sử” [28, tr.8]. Các giáo trình trên đã nêu lên những u cầu lí
luận chung và biện pháp dạy học nhân vật lịch sử ở trƣờng THPT nhƣ tạo biểu

tƣợng nhân vật, kể chuyện nhân vật, dạy học nhân vật lịch sử thế giới, lịch sử địa
phƣơng...

9


Loại thứ tư: Một số luận án Tiến sĩ và luận văn về Phƣơng pháp giảng dạy
lịch sử đã đi sâu về dạy học nhân vật lịch sử Việt Nam và thế giới nhƣ: Tạo biểu
tƣợng về hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh qua dạy học lịch sử lớp 12 trƣờng
THPT (Luận án Tiến sĩ của Đặng Văn Hồ, 1996); Dạy học các nhân vật lịch sử
trong chƣơng trình lịch sử Việt Nam 1858 - 1930 ở trƣờng THPT(Luận án Tiến sĩ
của Nguyễn Văn Phong, 2006); Dạy học các nhân vật lịch sử dân tộc giai đoạn
1945 - 1975 ở trƣờng THPT Lào (Luận văn Thạc sĩ của Bunmy Asa, 2010); Tạo
biểu tƣợng nhân vật lịch sử thông qua sử dụng tranh ảnh - Vận dụng vào dạy học
phần lịch sử Việt Nam lớp 10 THPT, (Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục của
Nguyễn Thị Thanh Thúy)... Những cơng trình này đã góp phần rất quan trọng giúp
chúng tơi xác định cơ sở lí luận cũng nhƣ nguyên tắc chung, con đƣờng và biện
pháp sƣ phạm để tạo biểu tƣợng lịch sử về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt
Nam ở lớp 11- chƣơng trình Chuẩn.
Tóm lại, những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trƣớc đƣợc chúng tôi
tham khảo khi chúng tôi giải quyết các nhiệm vụ đề tài luận văn đƣa ra. Tuy nhiên,
chƣa có một cơng trình nào nghiên cứu đầy đủ và có hệ thống về đề tài “Tạo biểu
tƣợng về nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 11 THPT - chƣơng trình
Chuẩn”.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là quá trình tạo biểu tƣợng về nhân vật
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở lớp 11 THPT (chƣơng trình Chuẩn).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài không đi sâu nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của các nhân vật lịch

sử mà chủ yếu là phƣơng pháp tạo biểu tƣợng về nhân vật lịch sử trong dạy học
lịch sử Việt Nam giai đoạn này ở lớp 11 (chƣơng trình Chuẩn) chủ yếu là trong
dạy học bài nội khóa. Nghĩa là chỉ xác định những biểu tƣợng của các nhân vật
đƣợc phản ánh trong các sự kiện ở trong SGK Lịch sử lớp 11 và đề xuất con đƣờng
biện pháp sƣ phạm tạo các biểu tƣợng đó. Đƣơng nhiên, để xác định nội dung kiến

10


thức cơ bản và đề xuất các biện pháp tạo biểu tƣợng có hiệu quả, trong một chừng
mực cần thiết, chúng tơi phải tìm hiểu sâu sắc về các nhân vật lịch sử…
Trong chƣơng trình, SGK, khóa trình lịch sử Việt Nam (1858-1918) đề cập
rất nhiều nhân vật chính diện và phản diện, trên nhiều lĩnh vực khác nhau của xã
hội. Đề tài chỉ tập trung làm sáng tỏ việc tạo biểu tƣợng những nhân vật lịch sử
tiêu biểu trong giai đoạn này mà thôi.
Công việc và kết quả nghiên cứu của đề tài thuộc chuyên ngành Lý luận và
Phƣơng pháp dạy học bộ mơn Lịch sử, địi hỏi phải tiến hành việc điều tra cơ bản
và thực nghiệm sƣ phạm. Trong điều kiện cho phép chúng tôi thực nghiệm chủ yếu
ở một số trƣờng THPT thuộc địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai; trên cơ sở
đó rút ra kết luận của đề tài.
4. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm làm rõ các vấn đề sau:
Thứ nhất: Khẳng định lại vai trò, ý nghĩa của việc tạo biểu tƣợng về nhân vật
lịch sử trong dạy học lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1858-1918).
Thứ hai: Làm rõ thực trạng của việc tạo biểu tƣợng về nhân vật lịch sử trong
dạy học lịch sử Việt Nam (giai đoạn 1858-1918) ở địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh
Đồng Nai.
Thứ ba: Đề xuất các biện pháp tạo biểu tƣợng nhân vật nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trƣờng THPT.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện đề tài luận văn, chúng tôi thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất: Tìm kiếm và đọc các tài liệu làm cơ sở nghiên cứu lý luận đồng
thời nghiên cứu chƣơng trình SGK Lịch sử lớp 11 (chƣơng trình Chuẩn) để xác
định mức độ, nội dung, ý nghĩa các biểu tƣợng về nhân vật lịch sử, hệ thống các
nhân vật lịch sử tiêu biểu có trong chƣơng trình, SGK lịch sử lớp 11.
Thứ hai: Tiến hành điều tra xã hội học về thực trạng tạo biểu tƣợng các nhân
vật lịch sử giai đoạn 1858-1918 ở các trƣờng học trên địa bàn Huyện Trảng Bom
tỉnh Đồng Nai.

11


Thứ ba: Đề xuất các biện pháp sƣ phạm để tiến hành tạo biểu tƣợng về các
nhân vật lịch sử trong giai đoạn 1858-1918
Thứ tư: Tiến hành thực nghiệm sƣ phạm để tiến hành kiểm tra, đánh giá tính
khoa học và tính khả thi của các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong đề tài.
6. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở phương pháp luận
Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và quan điểm đƣờng lối của Đảng và nhà nƣớc ta về lịch sử,
giáo dục, giáo dục lịch sử, đặc biệt về dạy học lịch sử. Cơ sở phƣơng pháp luận và
quan điểm trên đƣợc thể hiện trong các cơng trình nghiên cứu của các nhà giáo dục
học, giáo dục lịch sử Việt Nam mà chúng tôi đã tiếp thu và vận dụng trong khi
thực hiện đề tài.
6.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện những nhiệm vụ mà đề tài đặt ra, chúng tôi chủ yếu sử dụng các
phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu về Giáo dục học,
Tâm lý học, PPHDLS, tài liệu về Phƣơng pháp luận sử học và Lịch sử có liên
quan. Chƣơng trình SGK, SGV, sách tham khảo lịch sử ở trƣờng phổ thông và các

tài liệu tham khảo khác… để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và xây dựng các mơ
hình lý thuyết.
Phƣơng pháp điều tra thực tế việc dạy học lịch sử ở trƣờng THPT: Điều tra cơ
bản bằng nhiều hình thức khác nhau, nhƣ dự giờ, biên soạn phiếu điều tra GV và
HS, trao đổi với GV … Trong đó, tập trung điều tra hiểu biết lịch sử của HS sau
thực nghiệm sƣ phạm; điều tra thực trạng việc dạy học môn Lịch sử, việc tạo biểu
tƣợng nhân vật lịch sử ở trƣờng THPT để có kết luận chính xác, khoa học về thực
trạng dạy học lịch sử ở trƣờng THPT nói chung, của việc tạo biểu tƣợng các nhân
vật lịch sử trong dạy học lịch sử nói riêng.
Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm: Mục đích của thực nghiệm là nhằm đánh
giá hiệu quả tác động của những biện pháp đề xuất về việc dạy học các nhân vật
lịch sử trong chƣơng trình, SGK lịch sử (phần lịch sử Việt Nam 1858-1918).

12


Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sƣ phạm từng phần để kiểm chứng tính khoa học
và tính khả thi của những biện pháp mà luận văn đề xuất. Thực nghiệm dạy một
bài cụ thể ở lớp 11, qua đó áp dụng các biện pháp cơ bản để tạo biểu tƣợng về
nhân vật lịch sử. Trong khi tiến hành thực nghiệm có lựa chọn đối tƣợng thực
nghiệm và đối tƣợng đối chứng. Thực nghiệm chủ yếu đƣợc thực hiện ở một số
trƣờng THPT thuộc địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
Phƣơng pháp toán học thống kê: Tập hợp và xử lý các số liệu thu đƣợc qua
điều tra, thực nghiệm bằng cách sử dụng các cơng cụ tốn học nhƣ bảng biểu, giá
trị trung bình cộng, cơng thức tính phƣơng sai, độ lệch chuẩn và giá trị tƣơng quan
t từ đó rút ra nhận xét khái quát.
7. Giả thuyết khoa học
Nếu tạo biểu tƣợng nhân vật lịch sử theo những biện pháp mà chúng tơi đề
xuất sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học phần LSVN trong SGK lịch sử lớp 11
(chƣơng trình Chuẩn) ở trƣờng THPT.

8. Những đóng góp của luận văn
Thứ nhất: Tiến hành đánh giá một cách khách quan về tình hình tạo biểu
tƣợng về nhân vật lịch sử trong việc dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thơng.
Thứ hai: Xác định đƣợc vai trị của việc tạo biểu tƣợng trong dạy học lịch sử
nói chung và về nhân vật lịch sử nói riêng.
Thứ ba: Đề xuất đƣợc những yêu cầu, biện pháp sƣ phạm và hình thức dạy
học để tạo biểu tƣợng về nhân vật lịch sử một cách khoa học sáng tạo.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung chính của
luận văn đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc tạo biểu tƣợng về nhân vật
trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT - Chƣơng trình Chuẩn.
Chƣơng 2 Kiến thức cơ bản về các nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam
ở lớp 11- Chƣơng trình Chuẩn.
Chƣơng 3 Một số biện pháp tạo biểu tƣợng về nhân vật trong dạy học lịch sử
Việt Nam ở lớp 11- Chƣơng trình Chuẩn.

13


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU TƢỢNG
VỀ NHÂN VẬT TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM
Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THƠNG (CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN)
Lịch sử xã hội loài ngƣời là lịch sử của quần chúng nhân dân, song vai trò của
cá nhân cũng có ý nghĩa to lớn. Vì vậy, trong nghiên cứu, dạy học lịch sử khơng
thể khơng tìm hiểu về các nhân vật lịch sử. Sự hiểu biết về nhân vật lịch sử là một
thành phần quan trọng của kiến thức lịch sử. Do đặc điểm của bộ môn, tạo biểu
tƣợng về nhân vật là một nội dung quan trọng của dạy học lịch sử ở trƣờng THPT.

Công việc này tùy thuộc nhiều điều kiện, trƣớc hết là nhận thức về lý luận bộ mơn,
về năng lực và trình độ của GV, về điều kiện và phƣơng tiện dạy học. Chƣơng này
sẽ đề cập những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nhận thức về tạo biểu tƣợng
nhân vật trong dạy học lịch sử Việt Nam ở trƣờng THPT.
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm “nhân vật lịch sử”
Ngay từ thời nguyên thủy, trong suy nghĩ của mỗi ngƣời dân Việt Nam đã có
lịng tơn kính các lực lƣợng siêu nhiên có tác động mạnh mẽ đến đời sống của
cộng đồng – đem lại những lợi ích lớn hoặc gây ra những tai họa. Những lực lƣợng
siêu nhiên, thần bí nhƣ vậy đƣợc hiện ra dƣới dạng những con ngƣời hay nói cách
khác là những “Thần – Ngƣời” tuy có phần kì bí khác thƣờng mà một ngƣời trần
tục không thể nào làm đƣợc, song vẫn mang rất nhiều nét của đời thƣờng, phản
ánh khá trung thực những sinh hoạt đời thƣờng. Không phải ngẫu nhiên mà trong
dân gian xuất hiện những câu chuyện thần thoại về “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, diễn
ra cuộc chiến quyết liệt để giành lấy con gái của vua Hùng, nhƣng thực chất ở đây
là cuộc đấu tranh giữa con ngƣời với thiên nhiên. Câu chuyện này phản ánh cuộc
đấu tranh của con ngƣời chống lại sự phá hoại tàn khốc của thiên nhiên, khi mà họ
còn lệ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Hay câu chuyện Thánh Gióng đánh tan giặc
Ân bằng ngựa sắt, roi tre... nêu cao lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, quyết tâm

14


chống giặc ngoại xâm của cƣ dân trên đất nƣớc Việt Nam, thể hiện sức mạnh to
lớn của dân tộc.
Khi nƣớc ta bƣớc vào thời kì xã hội có giai cấp, với sự ra đời của nhà nƣớc
Văn Lang rồi Âu Lạc, từ những Thần –Ngƣời mang vẻ thần bí, song có tính hiện
thực, lại dần dần xuất hiện những con ngƣời lao động và chiến đấu trong cuộc sống
đời thƣờng. Những con ngƣời thực này, do có nhiều cơng lao to lớn trong việc xây
dựng cũng nhƣ bảo vệ Tổ quốc, đã đƣợc nhân dân tôn thờ nhƣ những anh hùng dân

tộc. Những anh hùng dân tộc này lại đƣợc thần thánh hóa, trở thành những Ngƣời
– Thần đƣợc thờ phụng, cúng tế. Hƣng Đạo Vƣơng Trần Quốc Tuấn là ngƣời anh
hùng dân tộc có cơng lớn trong việc đánh tan quân xâm lƣợc Nguyên Mông làm
nên chiến công lẫy lừng ở trận Bạch Đằng năm 1287 và đã trở thành Đức Thánh
Trần.
Việc nhắc lại công lao của các nhân vật lịch sử có tác dụng mạnh mẽ trong
việc giáo dục lòng yêu quê hƣơng, đất nƣớc, lòng tự hào, biết ơn đối với tổ tiên và
các anh hùng dân tộc. Hồ Chí Minh trong q trình hoạt động cứu nƣớc chống
thực dân Pháp xâm lƣợc, giải phóng dân tộc cũng dùng lịch sử, thơ văn để giáo dục
thế hệ hôm nay phải ghi nhớ công lao to lớn của ông cha trong đấu tranh chống kẻ
thù xâm lƣợc, giữ vững nền độc lập của đất nƣớc.
Qua việc tôn thờ, noi gƣơng các anh hùng dân tộc, chúng ta nhận thấy quan
điểm đúng đắn, rõ rệt của tổ tiên ta trong việc nhận định, đánh giá các nhân vật
lịch sử. Trên cơ sở bài học kinh nghiệm về giáo dục truyền thống dân tộc, tôn thờ,
noi gƣơng các anh hùng dân tộc của tổ tiên, chúng ta tiếp thu quan điểm chủ nghĩa
Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng về việc đánh giá các
nhân vật lịch sử.
Việc đánh giá các nhân vật lịch sử cần tuân thủ những nguyên tắc của phƣơng
pháp luận sử học Mác-xít-Lêninnít, đó là: xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa quan
điểm lịch sử và quan điểm giai cấp trong đánh giá nhân vật lịch sử.
Quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác - Lênin không trái ngƣợc mà thống
nhất với quan điểm lịch sử khi nhận định, đánh giá về lịch sử nói chung, về nhân

15


vật lịch sử nói riêng. Cũng nhƣ vậy, ngƣời nghiên cứu, học tập lịch sử muốn nhận
thức đúng sự kiện, nhân vật lịch sử phải đứng vững trên lập trƣờng giai cấp vô sản.
Về việc đánh giá nhân vật lịch sử, V.I.Lênin đã nêu một nguyên tắc phƣơng
pháp chỉ đạo cho việc nghiên cứu và học tập lịch sử, cũng nhƣ đối với các môn

khoa học xã hội và nhân văn khác, đặc biệt đối với hoạt động thực tiễn. Đó là:
“Khi xem xét cơng lao lịch sử của một vĩ nhân, của các vĩ nhân, người ta không
căn cứ vào chỗ họ cống hiến được gì với nhu cầu của thời đại chúng ta mà căn cứ
vào chỗ họ đã cống hiến được gì mới so với các bậc tiền bối của họ” [71, tr.17].
Lời chỉ dẫn của Lênin giúp cho chúng ta khi xem xét, đánh giá một nhân vật lịch
sử, thì phải đặt nhân vật đó vào hoàn cảnh sinh sống, hoạt động của họ, phải xem
xét những cống hiến của họ đối với xã hội lúc bấy giờ.
Khi đánh giá, nhận định về một nhân vật lịch sử, chúng ta cần quán triệt
quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bối cảnh, điều kiện lịch sử mà họ ra đời
và hoạt động. Sự xuất hiện của một cá nhân ở một thời điểm, tại một địa phƣơng
nào đó, với những khả năng vốn có và phẩm chất nhất định đều chịu ảnh hƣởng
của những điều kiện, yêu cầu cụ thể. Sự ra đời và hoạt động của một nhân vật nào
đó đều xuất phát từ một yêu cầu của thời đại, đang đặt ra những vấn đề cần phải
giải quyết. Bởi vì, nhƣ C.Mác đã khẳng định, lịch sử không bao giờ đặt ra một vấn
đề gì mà khơng đƣợc giải quyết. Điều này có nghĩa là một vấn đề nào đấy đƣợc đặt
ra thì phải có những điều kiện để giải quyết mà một trong những điều kiện quan
trọng bậc nhất là có ngƣời nhận trách nhiệm, sứ mệnh để tổ chức, lãnh đạo thực
hiện.
Vậy chúng ta hiểu thế nào về nhân vật lịch sử cho đúng? Theo sách Thuật
ngữ - Khái niệm lịch sử phổ thơng thì “nhân vật lịch sử” là “người có một vai trị
nhất định trong một số sự kiện lịch sử, trong một thời kì lịch sử” [32, tr.135]. Nhƣ
vậy, nhân vật lịch sử là sản phẩm của một hoàn cảnh lịch sử cụ thể, đƣợc ghi dấu
ấn bởi những hoạt động ở một sự kiện, một thời kì lịch sử cụ thể; chịu sự chi phối
bởi các yếu tố, đặc điểm lịch sử và điều kiện xã hội mà ngƣời đó sinh sống và hoạt
động. Vì vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng, khi đánh giá một nhân vật lịch sử,
chúng ta phải xem xét hoàn cảnh lịch sử mà họ sinh sống, hoạt động cụ thể, phải

16



tìm hiểu họ đấu tranh cho quyền lợi của giai cấp nào. Lịch sử xã hội đã chỉ ra rằng,
trong một thời điểm nhất định, cần phải có một cá nhân, một nhân vật lỗi lạc xuất
hiện để lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện một nhiệm vụ cấp bách mà thời
đại đặt ra. Sự xuất hiện của các nhân vật lịch sử kiệt xuất trong từng thời điểm lịch
sử nhất định là tất yếu, hợp quy luật. Tuy nhiên, nhân vật mà lịch sử yêu cầu đó là
ai thì lại ngẫu nhiên, ngẫu nhiên nhƣng lại phù hợp với quy luật và thời đại nên nó
phải là tất yếu.
Tóm lại, nhân vật lịch sử là những cá nhân có vai trị quan trọng đối với một
sự kiện, một thời kì lịch sử nhất định, trong một hồn cảnh lịch sử cụ thể. Trong
bối cảnh lịch sử đó, hoạt động của họ có tác dụng thúc đẩy hay kìm hãm sự phát
triển của sự kiện, hiện tƣợng, hay quá trình lịch sử. Hoạt động của nhân vật lịch sử
để lại nhiều dấu ấn trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Có những
nhân vật lịch sử chỉ giới hạn sự hoạt động và ảnh hƣởng ở một lĩnh vực nhất định.
Nhƣng có những nhân vật lịch sử lại phát huy tác động trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Có những nhân vật thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của xã hội. Nhƣ vậy,
chính sự phong phú, đa dạng trong hoạt động các nhân vật giúp HS hiểu biết sâu
sắc hơn về lịch sử và có cái nhìn khái qt hơn, tồn diện hơn mối quan hệ giữa
nhân vật với sự kiện, giữa sự kiện với nhân vật, qua đó dạy học nhân vật lịch sử có
ý nghĩa quan trọng về mặt giáo dƣỡng (kiến thức lịch sử), giáo dục (thái độ, tình
cảm) và phát triển (kĩ năng tƣ duy và thực hành bộ môn).
1.1.2. Biểu tƣợng lịch sử và phân loại biểu tƣợng
1.1.2.1. Khái niệm “biểu tƣợng”
Theo tâm lí học Mác-xít, xét về phƣơng thức phản ánh thì nhận thức là sự
phản ánh hiện thực khách quan với các cấp độ: Phản ánh trực tiếp sự vật, hiện
tƣợng bằng cảm giác và tri giác. Phản ánh gián tiếp sự vật, hiện tƣợng ở mức độ
khái quát đơn giản bằng trí nhớ và tƣởng tƣợng dƣới dạng các biểu tƣợng. Phản
ánh sự vật, hiện tƣợng ở mức độ khái quát cao nhất với những thuộc tính bản chất
bên trong của sự vật, hiện tƣợng dƣới dạng các khái niệm, quy luật.

17



Theo cách hiểu này thì biểu tƣợng là hình thức cao nhất và phức tạp nhất của
giai đoạn nhận thức cảm tính, là khâu trung gian giữa nhận thức cảm tính và nhận
thức lý tính.
Trong q trình tri giác thế giới bên ngoài, con ngƣời phản ánh sự vật, hiện
tƣợng xung quanh mình dƣới dạng hình ảnh của các vật thể. Các hình ảnh này
phản ánh và lƣu giữ trong ý thức các đặc điểm bên ngoài của sự vật. Hình ảnh
đƣợc lƣu giữ đó là biểu tƣợng. Vậy biểu tƣợng là “hình ảnh của sự vật, hiện tƣợng
của thế giới xung quanh đƣợc tạo ra từ quá trình cảm giác và tri giác trƣớc đó và
đƣợc lƣu giữ lại bằng trí nhớ trong ý thức của con ngƣời. Hay, nói cách khác thì
“biểu tượng là những hình ảnh trực quan nảy sinh trong óc người về những sự vật
và hiện tượng đã được tri giác trước đây”[29, tr.16].
Biểu tƣợng đƣợc hình thành trên cơ sở những hình ảnh đƣợc lƣu giữ lại ở vỏ
não do cảm giác, tri giác phản ánh trực tiếp những thuộc tính bên ngồi của sự vật,
hiện tƣợng. Tuy nhiên, trong những trƣờng hợp riêng lẻ, biểu tƣợng cũng phản ánh
những thuộc tính bên trong của sự vật, hiện tƣợng, chẳng hạn biểu tƣợng về tình
trạng bị áp bức bóc lột của ngƣời nơng dân trong xã hội phong kiến, biểu tƣợng về
mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với quý tộc phong kiến...
Cũng giống nhƣ tri giác, biểu tƣợng ban đầu của con ngƣời chỉ mang tính
chất đầy đủ tƣơng đối. Trong biểu tƣợng có những nét khơng rõ ràng, thậm chí
khơng đúng và ít liên quan tới nhau. Trong quá trình sinh sống, học tập, giao tiếp
và tham gia các hoạt động khác nhau của con ngƣời, biểu tƣợng ngày càng sinh
động, rõ ràng, đầy đủ và chính xác, có liên quan với nhau, đồng thời có phân biệt
với nhau. Tuy nhiên, rất ít khi có biểu tƣợng đầy đủ vì một biểu tƣợng đầy đủ phải
bao gồm lịch sử tự nhiên của sự vật, hiện tƣợng tƣơng ứng. Điều này khó làm đƣợc
trong thực tế cuộc sống của mỗi con ngƣời. Do vậy biểu tƣợng trong đời sống thực
tế về bản chất chỉ là những “trích đoạn” từ một biểu tƣợng đƣợc xem là đầy đủ
nhất ở một thời điểm cụ thể mà nội dung những “trích đoạn” đó là khác nhau đối
với những cá nhân khác nhau, thậm chí ngay ở cả một ngƣời cũng có thể khác

nhau, tùy trƣờng hợp, tùy hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

18


Biểu tƣợng có vai trị quan trọng trong q trình nhận thức thế giới xung
quanh của con ngƣời, trong việc hình thành và phát triển tƣ duy, kích thích, bồi
dƣỡng trí tƣởng tƣợng của con ngƣời. Nếu khơng có biểu tƣợng, nội dung nhận
thức cảm tính của của con ngƣời chỉ là những cảm giác, tri giác, hơn nữa chỉ dừng
lại ở mức phản ánh thế giới trong thời điểm khi các sự kiện, hiện tƣợng trực tiếp
tác động tới giác quan. Sau thời điểm đó, ý thức con ngƣời ngừng hoạt động và
khơng lƣu giữ đƣợc gì vì trong trí nhớ khơng cịn hình ảnh nào của sự vật, hiện
tƣợng.
Trong hoạt động nhận thức, biểu tƣợng ln có mặt ở mọi lúc, mọi nơi, từ
cảm giác, tri giác, đến tƣ duy và cả tƣởng tƣợng nữa... Biểu tƣợng tạo nên nội dung
cơ bản của các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo. Mặt khác, do gắn với các yếu tố tổng
hợp nên các biểu tƣợng là bậc thang kế tiếp từ các hình ảnh cụ thể đến các khái
niệm trừu tƣợng, là khâu trung gian chuyển, là bƣớc quá độ cảm giác, tri giác
(nhận thức cảm tính) sang lĩnh vực tƣ duy (nhận thức lý tính). Hơn nữa, do mang
tính biến đổi rộng rãi (là điều kiện để xây dựng hình ảnh mới), biểu tƣợng đóng vai
trị quan trọng và cần thiết trong hoạt động sáng tạo và phát triển tƣ duy của con
ngƣời. Biểu tƣợng càng phong phú, giàu hình ảnh thì quá trình tƣ duy và nhận thức
của con ngƣời càng nhạy bén, chính xác. Vì vậy, trong hoạt động học tập của HS,
việc tạo cho HS những biểu tƣợng cụ thể về các nội dung trong bài học là việc làm
có ý nghĩa và mang lại hiệu quả to lớn.
1.1.2.2. Khái niệm “biểu tƣợng lịch sử”
Trong quá trình nhận thức thế giới khách quan, con ngƣời phải bắt đầu từ
trực quan sự vật, hiện tƣợng, tìm hiểu những cái cụ thể để làm cơ sở khám phá bản
chất của sự vật, hiện tƣợng. Đối với việc học tập lịch sử cũng vậy, HS phải biết
đƣợc các sự kiện một cách cụ thể chính xác thì mới có cơ sở để hiểu bản chất, sự

vận động bên trong của nó. Tuy nhiên, giữa nhận thức sự vật, hiện tƣợng trong
thiên nhiên với nhận thức sự việc, con ngƣời diễn ra trong xã hội là có điểm khác
nhau. Do đó, khi nhận thức về biểu tƣợng nói chung, biểu tƣợng lịch sử nói riêng
cần phải lƣu ý điểm khác biệt giữa chúng.

19


Việc dạy học lịch sử ở trƣờng phổ thông nhằm mục đích cung cấp cho HS
những kiến thức về lịch sử xã hội lồi ngƣời, từ đó hình thành cho các em thế giới
quan khoa học, phẩm chất đạo đức, tƣ tƣởng, tình cảm đúng đắn, trong sáng cho
các em. Muốn vậy, cần phải cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản, để tạo cho
các em những cái nhìn cụ thể nhƣng tồn diện và chính xác về các sự kiện, hiện
tƣợng của lịch sử.
Nhƣng lịch sử diễn ra và không lặp lại, cũng không thể tiến hành các thí
nghiệm để dựng lại hiện tƣợng lịch sử quá khứ khách quan (trừ một vài trƣờng
hợp). Vì vậy, khi học tập không thể trực tiếp quan sát (trực quan sinh động) đối
tƣợng nghiên cứu nhƣ trong khoa học tự nhiên. Việc nhận thức đó phải dựa trên
những tài liệu chính xác và những sự kiện cơ bản. Nguồn sử liệu càng phong phú,
chính xác bao nhiêu thì nhận thức lịch sử càng chính xác, sinh động bấy nhiêu.
Những di chỉ khảo cổ, những di tích lịch sử cịn lại, những tấm bia, những trang
nhật ký, tác phẩm văn học... là những “mảnh quá khứ”, mà trên cơ sở đó nhà Sử
học có nhiệm vụ khơi phục lại q khứ lịch sử sao cho gần với hiện thực nhất.
Khơng có biểu tƣợng nảy sinh từ tri giác trực tiếp với sự kiện, hiện tƣợng. Vì vậy,
biểu tƣợng lịch sử chính là “hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện
địa lý... được phản ánh trong óc HS với những nét chung nhất, điển hình nhất”
[29, tr.17]. Biểu tƣợng lịch sử là một dạng đặc biệt của nhận thức thế giới khách
quan. Ví nhƣ, khi tạo biểu tƣợng về chiến thắng Bạch Đằng năm 938 cần có hình
ảnh (do HS “tƣởng tƣợng tái tạo” trên cơ sở tƣ liệu khoa học) về một trận thủy
chiến oanh liệt diễn ra tại cửa sông Bạch Đằng với các nét cơ bản nhất: thuyền của

giặc Hán xâm lƣợc bị những chiếc cọc nhọn đâm thủng làm nƣớc ào vào, quân
giặc trên thuyền hoảng sợ giữa làn tên, mũi giáo của quân ta… Hoặc tạo biểu
tƣợng về con đƣờng Trƣờng Sơn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc phải
làm cho HS hình dung về một con đƣờng mòn xuyên qua đèo, qua suối, lởm chởm
đá, len giữa núi rừng hoang vu, và những hi sinh, gian khổ trong chiến đấu của
quân đội, cán bộ, thanh niên xung phong. Tuy nhiên, những hình ảnh nhƣ vậy lại
không diễn ra trực tiếp trƣớc mắt HS, nó chỉ đƣợc lƣu giữ trong các nguồn tƣ liệu.

20


×