Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu tính kháng khuẩn của một số loại thảo dược dạng dịch ép đối với vi khuẩn pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá bống bớp (bostrichthys sinensis) trong điều kiện phòng thí nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (929.19 KB, 48 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN TRANG THƯƠNG

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHUẨN
CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC DẠNG DỊCH ÉP
ĐỐI VỚI VI KHUẨN Pseudomonas spp GÂY BỆNH
LỞ LOÉT TRÊN CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHÒNG THÍ NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGHIÊN CỨU TÍNH KHÁNG KHUẨN
CỦA MỘT SỐ LOẠI THẢO DƯỢC DẠNG DỊCH ÉP
ĐỐI VỚI VI KHUẨN Pseudomonas spp GÂY BỆNH
LỞ LOÉT TRÊN CÁ BỐNG BỚP (Bostrichthys sinensis)
TRONG ĐIỀU KIỆN PHỊNG THÍ NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người hướng dẫn: 1 :Hoàng Thị Mai
2: Th.s Nguyễn Thị Thanh


Người thực hiện:
Lớp:

Nguyễn Trang Thương
49K2 - NTTS

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này, tơi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cơ
Hồng Thị Mai và ThS. Nguyễn Thị Thanh - Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư,
Trường Đại họcVinh, là những người đã định hướng và hướng dẫn nhiệt tình, chu
đáo cho tơi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Kim Chung và các
cơ giáo phịng thí nghiệm khoa Nơng Lâm Ngư đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
để tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa và thầy cô giáo
khoa Nông Lâm Ngư, Đại học Vinh đã giảng dạy và truyền đạt cho tôi nền tảng
kiến thức và giúp đỡ tôi trong nhưng năm học vừa qua.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè, tập
thể lớp 49K - NTTS đã quan tâm, động viên tơi trong suốt q trình học tập và
trong thời gian tôi thực hiện đề tài.
Trong quá trình thực hiên đề tài tốt nghiệp, mặc dù đã có nhiều cố gắng
nhưng do thời gian có hạn và kiến thức còn hạn chế, cùng điều kiện thực hiện thí
nghiệm chưa đúng quy chuẩn nên khơng thể tránh khỏi những sai sót. Rất mong
được sự quan tâm, góp ý của thầy cơ để khố luận hồn thành.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn !
Nghi Lộc, tháng 7 năm 2012
Sinh viên

Nguyễn Trang Thương

i


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. vii
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................3
1.1.

Một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu .......................3

1.1.1.

Đặc điểm sinh học cá Bống Bớp (Bostrichthys sinesis.
Lecepede, 1801)..................................................................................3

1.1.1.1. Vị trí phân loại ...................................................................................3
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo ................................................................3
1.1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh trưởng.......................................................4
1.1.2.

Chủng vi khuẩn Pseudomonas spp .....................................................4


1.1.3.

Một số lồi cây thảo dược ..................................................................4

1.2.

Tình hình nghiên cứu bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn
Pseudomonas spp gây ra trên cá.........................................................9

1.2.1.

Trên thế giới .......................................................................................9

1.2.2.

Tại Việt Nam ....................................................................................10

1.3.

Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng và trị
bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thủy sản ............................................11

1.3.1.

Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới ....................11

Chương 2. ĐỐI TUỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................16
2.1.


Đối tượng nghiên cứu .......................................................................16

2.2.

Vật liệu, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu ........................................16

ii


2.3.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................16

2.4.

Phương pháp nghiên cứu ..................................................................17

2.4.1.

Sơ đồ nghiên cứu tổng quát ..............................................................17

2.4.2.

Phương pháp nghiên cứu bệnh do vi khuẩn .....................................18

2.4.2.1. Phương pháp thu mẫu .......................................................................18
2.4.2.2. Phương pháp thu mẫu bệnh phẩm ....................................................18
2.4.2.3. Phương pháp nuôi cấy, phân lập và định danh vi khuẩn ..................18
2.4.3.


Phương pháp xác định mật độ vi khuẩn ...........................................20

2.4.4.

Phương pháp thu dịch ép từ thảo dược .............................................21

2.4.5.

Phương pháp thử kháng sinh đồ .......................................................21

2.4.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................21

2.4.7.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu ....................................................21

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................22
3.1.

Kết quả phân lập và định danh vi khuẩn gây bệnh lở loét trên
cá Bống bớp .....................................................................................22

3.2.

Kết quả thử nghiệm khả năng kháng khuẩn của các loài thảo
dược với chủng vi khuẩn Pseudomonas spp ....................................23

3.3.


Khả năng kháng khuẩn Pseudomonas spp của dịch ép thảo
dược ở các nồng độ khác nhau .........................................................24

3.3.1.

Khả năng kháng khuẩn của củ tỏi đối với chủng
Pseudomonas spp ...........................................................................24

3.3.2.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết cây cỏ mực đối với
chủng Pseudomonas spp...................................................................26

3.3.3.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết củ gừng đối với chủng
Pseudomonas spp .............................................................................28

3.3.4.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết củ nghệ đối với chủng
Pseudomonas spp .............................................................................30

iii


3.3.5.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết cây cỏ lào đối với

chủng Pseudomonas spp...................................................................31

3.3.6.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết hỗn hợp củ tỏi và củ
gừng ở các tỷ lệ phối trộn khác nhau đối với Pseudomonas spp .......32

3.4.

Kết quả so sánh khả năng kháng khuẩn của thảo dược với các
loại kháng sinh phổ biến ...................................................................34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................36

iv


DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

TT

Viết đầy đủ

1

ctv

Cộng tác viên


2

TS

Tiến sĩ

3

ThS

Thạc sĩ

4

DBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

5

DVTS

Động vật thủy sản

6

CN

Công nghệ


7

KH

Khoa học

8

KHCN

Khoa học công nghệ

9

KHKT

Khoa học Kỹ thuật

10

NA

Nutri Aga

11

NTTS

Nuôi trồng thủy sản


12

NXB

Nhà xuất bản

13

NCNTTS

Nghiên cứu ni trồng thủy sản

14

DKVVK

Đường kính vịng vơ khuẩn

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược với vi khuẩn
Pseudomonas spp ............................................................................... 24

Bảng 3.2.


Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ củ tỏi

đối với

Pseudomonas spp ............................................................................... 25
Bảng 3.3.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ cỏ mực đối với
Pseudomonas spp ............................................................................... 27

Bảng 3.4.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ củ gừng đối với
Pseudomonas spp ............................................................................... 28

Bảng 3.5.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ củ nghệ đối với
Pseudomonas spp ............................................................................... 30

Bảng 3.6.

Khả năng kháng khuẩn của dịch chiết từ cây cỏ lào đối với
Pseudomonas spp ............................................................................... 31

Bảng 3.7.

Khả năng kháng khuẩn của hợp chất tỏi - gừng đối với
Pseudomonas spp ............................................................................... 32


Bảng 3.8.

Kết quả đường kính vịng vơ khuẩn của thảo dược và các loại
kháng sinh đối với vi khuẩn Pseudomonas spp.................................. 34

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.

Cá Bống Bớp (Bostrichthys sinesis) ..................................................... 3

Hình 1.2.

Củ tỏi ta ................................................................................................ 5

Hình 1.3.

Củ nghệ ................................................................................................. 5

Hình 1.4.

Cây cỏ mực ........................................................................................... 6

Hình 1.5.

Củ gừng ................................................................................................ 7

Hình 1.6.


Cây cỏ lào ............................................................................................. 8

Hình 2.1.

Sơ đồ nghiên cứu tổng quát ................................................................ 17

Hình 2.2.

Đường cấy vi khuẩn trên đĩa lồng ...................................................... 18

Hình 2.3

Các bước pha lỗng nồng độ vi khuẩn ............................................... 20

Hình 3.1.

Dấu hiệu cá bị bệnh ............................................................................ 22

Hình 3.2.

Khuẩn lạc mọc trên NA (cấy tăng sinh) ............................................. 23

Hình 3.3.

Hình thái khuẩn lạc khi nhuộm gram ................................................. 23

Hình 3.4.

Đường kính vịng vô khuẩn của dịch ép củ tỏi ở các nồng độ

khác nhau với vi khuẩn Pseudomonas spp ......................................... 25

Hình 3.5.

ĐK vịng vơ khuẩn của dịch ép củ tỏi ................................................ 26

Hình 3.6.

Đường kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết cây cỏ mực đối với
chủng Pseudomonas spp..................................................................... 27

Hình 3.7.

Vịng kháng khuẩn của cỏ mực .......................................................... 28

Hình 3.8.

Đường kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết củ gừng đối với
chủng Pseudomonas spp..................................................................... 29

Hình 3.9.

Đường kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết củ nghệ đối với
chủng Pseudomonas spp..................................................................... 30

Hình 3.10.

Đường kính vịng vơ khuẩn của dịch chiết cây cỏ lào đối với
chủng Pseudomonas spp..................................................................... 31


Hình 3.11.

Vịng kháng khuẩn của cây cỏ lào ...................................................... 32

Hình 3.12.

Đường kính vịng vơ khuẩn của hỗn hợp dịch chiết từ củ tỏi và
củ gừng đối với Pseudomonas spp ................................................ 33

vii


MỞ ĐẦU
Theo Bộ Nông nghệp và Phát triển nông thôn, sản lượng khai thác và nuôi
trồng thủy sản quý I/2012 ước đạt 1.134,4 ngàn tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm
2011; trong đó sản lượng khai thác ước đạt 622 ngàn tấn, tăng 1,2%, sản lượng nuôi
trồng ước đạt 512 ngàn tấn, tăng 5,2%. Trong đó nghề ni cá biển là một trong
những hướng đi quan trọng với các đối tượng ni có giá trị như cá song, cá giò, cá
tra, cá bống bớp.[37]
Cá Bống Bớp (Bostrichthys sinensis Lacépède, 1801) là lồi có giá trị kinh tế
rất cao. Giá cá thương phẩm hiện nay dao động từ 180.000 - 200.000 nghìn
đồng/kg, là đặc sản của vùng ven biển Việt Nam rất được ưa chuộng ở thị trường
trong nước và nước ngoài. Đây cũng là một trong những loài cá được xuất khẩu
sống của Việt Nam sang một số nước như Trung Quốc, Hồng Kông.[35]
Hiện nay, bệnh do vi khuẩn Pseudomonas spp là một trong những tác nhân
gây thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi cá nước ngọt và nuôi cá mặn lợ. Chủng
Pseudomonas spp gây bệnh chủ yếu trên cá nước ngọt tuy nhiên với đặc tính của vi
khuẩn có thể phát triển được ở nhiều mơi trường và thích nghi với khoảng độ muối
rộng cho nên hiện nay vi khuẩn này đã nhiễm trên một số loài cá nước mặn lợ như
cá Bống Bớp, cá song, cá giò...và gây dịch bệnh trên diện rộng ở nhiều vùng nuôi.

Trong nuôi trồng thủy sản, khi cá bị bệnh do vi khuẩn thì kháng sinh thường
được dùng để điều trị. Ngồi tác dụng tốt trong việc trị bệnh thì thuốc kháng sinh có
thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vật nuôi, môi trường nuôi khi sử dụng không
đúng liều lượng, thời gian. Nếu lạm dụng thuốc thì sẽ dẫn tới việc tạo ra những
dịng vi khuẩn kháng thuốc. Ngồi ra dư lượng thuốc cịn tồn tại trong cơ thể vật
ni cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Việc sử dụng thuốc từ thảo dươc là một hướng đi mới và có triển vọng trong
nghề ni trồng thủy sản để dần thay thế cho thuốc kháng sinh nhằm tạo ra các sản
phẩm thủy sản sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

1


Với lợi thế là nước cận nhiệt đới, Việt Nam là một trong những quốc gia có
tiềm năng đa dạng sinh học cao với nhiều loại thảo dược đã được nghiên cứu và ghi
nhận là có tính kháng khuẩn cao dùng để chữa bệnh cho người và động vật. Tuy vậy
việc sử dụng các loại thảo dược để phòng trị Peusomonas spp trên các loài cá mặn
lợ vẫn chưa được nghiên cứu nhiều.
Trên thực tế đó và được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa Nông Lâm Ngư
và Trung tâm thực hành thí nghiệm trường Đại học Vinh tơi tiến hành thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu tính kháng khuẩn của một số loại thảo dược dạng dịch ép đối
với vi khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống Bớp (Bostrichthys
sinensis) trong điều kiện phịng thí nghiệm”.
Mục tiêu nghiên cứu:
Thử nghiệm tính kháng khuẩn của dịch ép một số loại thảo dược với vi
khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống Bớp làm cơ sở cho việc đề
xuất các biện pháp phòng trị bệnh cho cá giai đoạn nuôi thương phẩm tại Nghệ An.

2



Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một vài đặc điểm sinh học của đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Đặc điểm sinh học cá Bống Bớp (Bostrichthys sinesis. Lecepede, 1801)
1.1.1.1. Vị trí phân loại
Cá Bống bớp có vị trí phân loại như sau [ 35]:
Bộ cá vược: Perciformes
Bộ phụ cá bống: Gobioidei
Họ cá bống đen: Eleotidae
Giống cá bớp: Bostrichthys
Loài cá bớp: B. sinenesis (Lacépède, 1801).
Tên thường gọi: Cá Bống Bớp
1.1.1.2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
Cá Bống bớp có thân hình trụ trịn, hai vây lưng tách biệt nhau, hai vây bụng
gần nhau và dính nhau ở gốc vây. Đầu ngắn, mõm tầy và mắt nhỏ, toàn thân phủ
vẩy nhỏ,. hàng vảy dọc giữa thân có hơn 100 cái. Phần trên gốc vây đi có một
chấm đen to hình trịn hoặc hình trứng xung quanh viền trắng. Chiều dài thân gấp 5
lần chiều cao.

Hình 1.1 . Cá Bống Bớp (Bostrichthys sinesis)

3


1.1.1.3. Đặc điểm phân bố và sinh trưởng
Trong tự nhiên, cá Bống bớp thường sống ở đáy thành từng cặp trong hang
với tỷ lệ đực/cái là 1/1, cũng khơng ít những hang có đến vài cặp cùng chung sống.
Cá sống chủ yếu ở các bãi triều cửa sông và đầm nước lợ, độ sâu trên dưới 1, 5 m,

nhiệt độ 17 - 35 oC, độ muối 0, 1 - 11%. Cá trưởng thành luôn sống trong hang lỗ ở
các bãi triều, bờ đê ngập nước, chỉ ra ngoài khi sinh sản hoặc kiếm ăn.
Cá bống bớp thuộc loài cá dữ,khi còn nhỏ chúng ăn động vật phù du, ấu trùng động
vật. Cá trưởng thành ăn giáp xác và nhuyễn thể. Chúng thường bắt mồi sống, cũng
có khả năng ăn con mồi chết nhưng thịt còn tươi.
1.1.2. Chủng vi khuẩn Pseudomonas spp
Ngành: Firmicutes
Lớp: Bacilli
Bộ: Lactobacillales
Họ: Pseudomonadaceae
Giống: Pseudomonas spp
Pseudomonas spp là vi khuẩn gram âm, dạng hình que, khơng sinh bào tử,
kích thước tế bào khoảng 0,5-1,0 x 1,5-5,0 .Phần lớn 2 tế bào nối liền nhau, phía
đầu có 1-2 tiêm mao, có khả năng di động, khơng có nha bào, khơng có giác mạc.
Khuẩn lạc hình trịn ,đường kính khoảng 0,5-1mm hơi lồi, ướt,mặt nhẵn bóng, ria
đều, màu trắng xám, sau 24h tạo sắc tố vàng lục. Nó thường tìm thấy trong các khu
vực có khí hậu ấm, ngồi ra chúng còn được phát hiện trong muối tươi, biển và nơi
cửa sơng, thậm chí cả người và động vật. Chúng phân bố khắp trên môi trường đất,
nước và vi khuẩn này có khả năng gây bệnh trên cá, người và động vật. Tác nhân
gây bệnh ở cá gồm một số loài: P. fluorescens, P. chlororaphis P. anguilliseptica,
P. dermoalba, P. putida
1.1.3. Một số loài cây thảo dược
* Tỏi (Allium sativum L.)
Từ lâu đời, tỏi được nhân dân xem là một loại dược liệu có vị cay, hơi, tính
ấm, có tác dụng sát khuẩn, giải độc, tiêu đờm, trừ giun. Củ tỏi có kích thước trung
bình từ 2 ÷6 cm, có màu trắng, mỗi củ có từ 12÷20 tép

4



Hình 1.2. Củ tỏi ta
- Thành phần hóa học
Trong củ tỏi có chứa 0,1-0,36% tinh dầu, trong đó hơn 90% chứa các hợp
chất lưu huỳnh (S). Thành phần kháng thuốc chủ yếu là chất alicin (C6H10OS2) có
khả năng diệt khuẩn mạnh, ở động vật thủy sản nó có tác dụng rất tốt với các vi
khuẩn gam (-). Trong tỏi tươi khơng có chất alicin nó chỉ được hình thành khi tỏi đã
được phơi khơ. Ngồi ra củ tỏi cịn chứa nhiều vitamin và chất khoáng [1].
- Tác dụng
Thành phần kháng khuẩn chủ yếu của tỏi là chất alicin (C6H10OS2), đây là
một chất sulfur có tác dụng diệt khuẩn mạnh, phổ diệt khuẩn rộng với nhiều loài vi
khuẩn như: Staphyllococus sp., thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả, trực khuẩn, bạch
hầu, vi khuẩn gây thối rữa.[1].
*Củ nghệ (Rhizoma Curcumae)
Củ Nghệ có hình trụ, dài 2-5 cm, đường kính
1-3 cm vỏ có màu xám, phần thịt có màu trắng ở lớp
bên ngồi màu tím nhạt ở lớp trong, có mùi thơm đặc
trưng. Ngồi những củ chính, cịn có những củ phụ
có cuống hình trứng hay hình quả lê màu trắng.
- Thành phần hóa học: củ nghệ có:

Hình 1.3. Củ nghệ

+ Chất màu Curcumin có 0,3% là tinh thể nâu đỏ ánh tím không tan trong
nước, tan trong rượu, axit.
+ Tinh dầu 1 - 5% màu vàng nhạt, thơm.

5


+ Tinh bột, canxi oxalat, chất béo…

- Tác dụng
Tinh dầu và một số thành hóa học của nghệ có tác dụng ức chế nhiều loài vi
khuẩn và nấm gây bệnh trong đó có trực khuẩn lao, các trực khuẩn lỵ, phế cầu
khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn coli, nấm candida albicans. Cao chiết từ
nghệ có tác dụng ức chế lỵ amip. Dịch chiết từ lá nghệ diệt ấu trùng muỗi.[1`]
*Cây cỏ mực (Eclipta prostrata )
Cây cỏ, sống một hay nhiều năm, mọc đứng hay mọc bò, cao 30 - 40cm.
Thân màu lục hoặc đỏ tía, phình lên ở những mấu, có lơng cứng. Lá mọc đối, gần
như khơng cuống, mép khía răng rất nhỏ; hai mặt lá có lơng. Hoa hình đầu, màu
trắng, mọc ở kẽ lá hoặc ngọn thân. Quả bế dài 3mm, có 3 cạnh, hơi dẹt. [1]

Hình 1.4. Cây cỏ mực
- Thành phần hóa học: Các nghiên cứu trong y học hiện đại đã phát hiện
thấy trong có mực có saponin, tanin, chất đắng, caroten, ancaloit, tinh dầu, vitamin
E, vitamin A. [1]
- Tác dụng: Chất tanin trong cỏ mực có tác dụng làm tăng tốc độ đông máu.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã làm thực nghiệm: cắt đứt động mạch đùi chó,
dùng bột cỏ mực tán mịn đắp lên chỗ đứt, ấn nhẹ vào thì thấy có tác dụng cầm máu
tốt. Ngồi ra cỏ mực cịn có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, có tác dụng diệt một số
tụ cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu (Bacillus diphtheria), trực khuẩn viêm ruột

6


(Bacillus enteritidis) và có tác dụng nhất định đối với amip. Ngồi ra có tác dụng
tăng cường miễn dịch, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: Kích hoạt hệ thống
miễn dịch, đặc biệt là đối với tế bào limphơ T (T-lymphocytes); có tác dụng ức chế
sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt trong ung thư dạ dày [1]
* Củ Gừng ( Zingiber Officinale Rosc)


Là một loại cây nhỏ 5cm - 1m , thân rễ phình to thành củ. Lá mọc so le,
khơng cuống, có bẹ hình mác dài khoảng 15cm-20cm , rộng 2cm, bẹ nhẵn, lưỡi bẹ
nhỏ dạng màng. Bộ phận dùng là củ. Gừng có khắp nơi ở nước ta, được trồng làm
gia vị nấu ăn, làm thuốc chữa bệnh hoặc xuất khẩu.[1]
- Thành phần hóa học: Trong củ gừng
có trên 400 chất khác nhau, bao gồm 2-3% tinh
dầu(Zingiberen, D-camphen), 3-5% chất nhựa
cay như zingeron, zingerol, shogaola(trong q
trình làm khơ, chất gingerol biến thành
shogaol), chất béo, các vitamin và chất khoáng
như Kali, Canci, Sắt, Mangan, Kẽm.[1]
Hình 1.5. Củ gừng
- Tác dụng:
Gừng đã được dùng làm thuốc chữa bệnh từ cách đây hơn 5000 năm trước
vì các dược tính q giá của nó. Ở Miến Điện, gừng và nước ép cây cọ được dùng
để chống bệnh cúm. Người Trung Quốc sử dụng trà gừng để phịng và chữa các
chứng cảm mạo thơng thường, làm kẹo gừng để chữa ho. Người Cônggô nghiền
gừng với nhựa cây xồi thành nước uống có thể chữa bách bệnh. Tại Ấn độ, gừng
được dùng để điều trị bệnh cảm cúm thông thường và dùng để chống nôn. Ở Nepan,
gừng được trồng rộng rãi và sử dùng phổ biến như một gia vị, hoặc dùng để tạo
hương cho các loại trà. Theo FDA (cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa
Kỳ) gừng được dùng cho phụ nữ mang thai để điều trị chứng ốm nghén rất hiệu quả
và an tồn. Trà gừng được dùng để phịng chống tình trạng chuột rút do lạnh. Ở Việt

7


Nam, gừng được dùng để phịng chống cảm lạnh, nơn, say tàu xe và chữa ho rất
hiệu quả. Gừng có tính chất chống viêm và có thể dùng để trị viêm khớp dạng thấp,
viêm xương khớp và các rối loạn khác về cơ bắp. Uống trà gừng, đắp bã, ngâm tay,

chân trong nước gừng lỗng mỗi tối 15-20 phút có thể chữa được các chứng viêm
khớp. Liệu pháp này có tác dụng giảm triệu chứng đau, sưng rất rõ rệt. Các thành
phẩn hoá học trong gừng giúp ức chế sự sinh tổng hợp các chất prostaglandin gây
viêm. Nhờ chứa chất Cineole nên gừng có thể giúp giải tỏa stress, trị bệnh nhức
nửa đầu, giúp cho giấc ngủ ngon và sảng khối. Gừng cịn làm dịu cơn đau răng và
sự khó chịu gây ra bởi nhiễm khuẩn phần trên của đường hơ hấp, nhờ vào tính chất
kháng khuẩn và chống nấm của nó.[39]
*Cỏ lào (Chromolaena odorata)
Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có
lơng mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1-2cm, có 3 gân
chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc
xếp 3-4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lơng. Cây ra
hoa vào cuối mùa đơng, đầu mùa xn.

Hình 1.6. Cây cỏ lào
- Thành phần hóa học: Cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48%
kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin. [40]

8


- Tác dụng:
Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm.
Nước sắc cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết
thương và trực trùng lỵ Shigella.
Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy
máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em;
chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc. Ở
Trung Quốc, người ta dùng lá xát hoặc lấy nước bơi vào chân phịng vết cắn, bỏ lá
xuống ruộng ngâm nát 1-2 ngày để trừ ấu trùng ký sinh trùng (thể xoắn ốc có móc

câu ở đầu) phịng khi xuống ruộng khỏi bị lây. [40]
Năm 1976, Viện Nghiên cứu Y học quân sự công bố kết quả nghiên cứu: Tác
dụng chống viêm, tác dụng kháng khuẩn, liền độc của Cỏ Lào. Tác dụng chống
viêm: Lá, thân, rễ Cỏ Lào đều có tác dụng, nhưng lá mạnh hơn cả. Tác dụng kháng
khuẩn: Nước sắc Cỏ Lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ trên vết thương và ức
chế trực khuẩn lỵ Shigella.[40]
1.2. Tình hình nghiên cứu bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas spp
gây ra trên cá
1.2.1. Trên thế giới
Hiện nay các loại bệnh do vi khuẩn gây ra trên người và các loài động vật đã
được nghiên cứu với đa dạng các lồi vi khuẩn gây bệnh,mỗi một bệnh có thể do
một hay nhiều loại vi khuẩn gây ra cũng như mỗi một loại vi khuẩn cũng có thể cho
nhiều biểu hiện bệnh khác nhau trên những đối tượng khác nhau.Ở động vật thủy
sản vi khuẩn là một trong những nguyên nhân gây thiệt hại lớn đến sản lượng nuôi
thủy sản của mỗi quốc gia với các loài vi khuẩn chủ yếu như: Edwardsiella,
Streptococcus spp, Myxococcus piscicola, Aeromonas spp,Pseudomonas spp…
Pseudomonas spp là vi khuẩn gây bệnh xuất huyết trên cá, cịn có tên gọi
khác là bệnh đốm đỏ, hoặc bệnh lở loét trên cá. Dịch bệnh do vi khuẩn
Pseudomonas spp đã xuất hiện rộng rãi và khá phổ biến vào thế kỷ XIX. Năm 1891,
Sanarelli đã có nghiên cứu đầu tiên về sự bùng nổ dịch bệnh này ở cá chình. Ban

9


đầu, nguyên nhân gây bệnh được phỏng đoán do các vi sinh vật gây ra hoặc do vi
khuẩn Vibrio anguillarum. Sau đó, Schaperclaus (1930) đã mơ tả bệnh này xuất
hiện ở cá chép với dấu hiệu bệnh lý là lở lt ở bụng và ơng phân lập được lồi vi
khuẩn gây bệnh là Bacterium punctatum. Trong khi đó, Toranzo và cộng sự (1989)
đã tìm thấy Aromonas sobria khi dịch bệnh này bùng nổ trên cá Mòi dầu hay cá Hồi
nước ngọt. Vào lúc đó, một hướng nghiên cứu khác đưa ra nguyên nhân chủ yếu

gây bệnh phù trên cá chép được xem là do virus và vi khuẩn Pseudomonas
fluorescens là tác nhân thứ cấp gây ra bệnh.[41]
1.2.2. Tại Việt Nam
Năm 1972 - 1973, bệnh lở loét được phát hiện trên cá lóc ở An Giang và
Đồng Tháp. Năm 1975, bệnh đốm đỏ đã thấy xuất hiện đầu tiên tại Đồng Bằng sông
Cửu Long với mức độ nhẹ nhưng đến năm 1983 bệnh đã bùng nổ thành dịch bệnh
lở loét. Bệnh lở loét trên cá đã lan rộng khắp các vùng sơng Tiền, sơng Hậu, sơng
Đồng Nai, sơng Sài Gịn với tỷ lệ cá bị nhiễm bệnh từ 60% - 70%.
Từ năm 1986 đến 1997, bệnh xuất huyết đã xuất hiện và bùng nổ trở thành
dịch bệnh cho cá trắm cỏ ni lồng. Trong năm 1997, có khoảng 4.000 trong số
5.000 lồng nuôi cá trắm cỏ bị bệnh đốm đỏ gây thiệt hại khoảng 500.000 USD.
Những thiệt hại này không những ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân
mà cịn để lại những hậu quả khơng nhỏ về kinh tế trong khu vực.[42]
Năm 1994 đến 1998, bệnh xuất huyết đã xuất hiện ở hầu hết các ao nuôi cá
trắm cỏ bố mẹ, ao nuôi thương phẩm. Năm 1999 đến nay, dịch bệnh xuất huyết vẫn
xảy ra hằng năm với mức độ khác nhau trên nhiều địa phương, gây thiệt hại nặng nề
cho nghề nuôi cá trắm cỏ.[42]
Năm 1999 - 2001 nhóm tác giả Phan Thị Vân, Nguyễn Thị Hà, Kim Văn
Vạn, Phạm Thị Yên, Trần Thị Kim Chi thuộc Viện NCNTTS I đã tiến hành nghiên
cứu xác định tác nhân gây bệnh đốm đỏ trên cá trắm cỏ với kết quả cho thấy
Pseudomonas fluorescens, Aromonas caviae chính là tác nhân gây bệnh.[41]
Từ năm 2003 - 2006, cũng đã có một vài nghiên cứu chứng minh sự có mặt
của vi khuẩn Pseudomonas fluorescens trên một số loài cá bị bệnh xuất huyết . Trần
Thị Thanh Tâm (2003) đã xác định được vi khuẩn Pseudomonas fluorescens với tần

10


suất xuất hiện là 11,22% trên cá tra bị bệnh xuất huyết. Theo Lý Thị Thanh Loan
(2003) đã tìm thấy vi khuẩn Pseudomonas spp trên cá tra và cá basa nuôi tại đồng

bằng sông Cửu Long. Đến năm 2006, tác giả cùng nhóm nghiên cứu cũng đã phân
lập được vi khuẩn Pseudomonas fluorescens trên cá tra bị bệnh xuất huyết với tần
suất xuất hiện là 16,13%.[41]
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng và trị bệnh nhiễm
khuẩn ở động vật thủy sản
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trên thế giới
Hiện nay, với việc phát triển nhiều đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế đã
làm cho dịch bệnh bùng nổ và gây nhiều thiệt hại cho nghề nuôi. Để xử lý vấn đề
này, các loại hoá chất và kháng sinh đã được con người sử dụng để điều trị cho các
động vật thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hoá chất và kháng sinh không
đúng quy cách và liều lượng đang gây ảnh hưởng tới sinh thái môi trường và sinh
thái nghề ni, bên cạnh đó việc tồn dư kháng sinh còn ảnh hưởng rất lớn tới sức
khoẻ con người. Do vậy xu hướng nghiên cứu sử dụng các loại thảo dược trong điều
trị bệnh nhiễm khuẩn cho vật nuôi thủy sản đã và đang từng bước được các nhà
khoa học quan tâm, được coi là một hướng đi cho phát triển bền vững ngành thủy
sản [28,29]. Tác dụng diệt khuẩn của chúng được nghiên cứu trên khá nhiều loài vi
khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn. Đối tượng nuôi mà các nghiên cứu áp dụng bao gồm cả
nước mặn và nước ngọt như cá chép, cá trắm cỏ, cá rô phi, cá song ….Các nghiên
cứu đã đề xuất được một số phương thức sử dụng thảo dược như sử dụng phần thô,
dịch chiết, hoạt chất của thảo dược. Kết quả các nghiên cứu cho thấy một số thảo
dược bước đầu có tác dụng trong việc phịng trị bệnh cho vật ni hoặc giúp sinh ra
kháng thể. Bên cạnh đó, có nghiên cứu cịn chứng minh được tính vơ hại của thảo
dược đối với môi trường. Sau đây là một vài nghiên cứu điển hình:
* Ở Trung Quốc: Khuê Lập Trung (1985) trong “Kỹ thuật phịng trị bệnh
tơm, cá và nhuyễn thể” đã đưa ra 22 loại thảo dược chủ yếu phòng trị bệnh nhiễm
khuẩn, ngoại ký sinh trùng và bệnh đường ruột. Các lồi thảo dược có thể kể như:
xun tâm liên, địa niên thảo, lưu xô thử…[25].

11



Người ta đã nghiên cứu hiệu quả của 2 loại thảo dược (Astragalus radix và
Scutellavia radiis) lên tính miễn dịch không đặc hiệu của cá rô phi (20). Kết quả cho
thấy Astragalus radix cho ăn với nồng độ 0,1 và 0,5% trong thời gian 3 tuần là nồng
độ và thời điểm có hiệu quả tối ưu nhất. Năm 2007 cũng tại Trung Quốc thêm một
nghiên cứu khác về tính miễn dịch của cá chép, người ta trộn lẫn một số loại thảo dược
với nhau như Astragalus mempranaceus (phần rễ và thân),Poligonummltiflorum (phần
rễ), Isatis tinctoria (phần rễ), Glycyrrhida grabra (phần thân) cho cá chép ăn 0,5% và
1% trong thời gian 30 ngày, kết quả cho thấy thảo dược giúp tính miễn dịch của cá tăng
lên đáng kể [32].
* Ở Ai Cập, theo kết quả nghiên cứu của Mohan Thakare (2004): Khi ông
tiến hành nghiên cứu tính kháng khuẩn của cây nghệ (Curcuma longa ), gừng
(Zingiber officinale), hạt tiêu đen (Piper nigrum), cây quế (Cinnamomum cassia),
cây húng tây (Thymus vulgaris), Laurus nobilis (Bay leaf), và cây đinh hương
(Syzgium aromaticum) với một số loài vi khuẩn cụ thể như E. coli, S. typhimurium,
E. faecium, và E. faecalis bằng phương pháp kháng sinh đồ. Kết quả chỉ rõ dịch
tách chiết từ nghệ có tính kháng E. coli, S. typhimurium, và E. faecalis với nồng độ
130 mg/khoanh, cũng phương pháp tương tự húng tây có tính kháng khuẩn tại nồng
độ đạt 30 mg/khoanh, nhưng cả 2 loại thảo dược này lại khơng có hiệu quả đối với
E. faecium, các thảo dược cịn lại khơng có hoạt tính kháng 4 lồi vi khuẩn được
chọn đưa vào nghiên cứu. Tuy nhiên khi tiến hành nghiên cứu các bước tiếp theo về
thử tác dụng độc trên nhiều loài động vật thuỷ sản thì đinh hướng có ảnh hưởng đến
sự tăng trọng [28].
- Ở Ấn Độ, người ta đã tiến hành nghiên cứu trong phịng thí nghiệm với 3
lồi thảo dược: Ocimum sanctum (os), withania somniera (ws) và myristik fragrans
(mf) có ảnh hưởng kháng lại vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh trên cá song [31].
Năm 2004, Hasnabana đã nghiên cứu sử dụng Azadirachta indik, Allium
sativum và Poligonum hidropiper là 3 loại thảo dược dùng để kháng khuẩn. Kết quả
cho thấy chúng có tác dụng phịng bệnh nhưng khơng gây ô nhiễm môi trường [32].
Cũng ở Ấn Độ, người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu trong quy mơ phịng

thí nghiệm với 3 loại thảo mộc Ocimum sanctum (OS), Withania somnifera (WS) và

12


Myristica fragrans (MF) có ảnh hưởng kháng lại vi khuẩn Vibrio harveyi gây bệnh
trên cá song (Epinephelus tauvina) bước đầu đã có kết quả tốt trong việc trị bệnh do
vi khuẩn Vibrio harveyi. Một nghiên cứu khác tại Ấn Độ cho thấy chất chiết từ lá ổi
và quả ổi có tác dụng chống lại các loài vi khuẩn Staphylococcus, Shigella,
Salmonella, Bacillus, E. coli, Clostridium và Pseudomonas [33].
Như vậy, nhìn chung trong NTTS đã có những quan tâm, chú trọng đến hiệu
quả của thảo dược trong khía cạnh về tính kháng khuẩn, tuy nhiên các kết quả
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở trong quy mơ phịng thí nghiệm, các sản phẩm có
mặt trên thị trường được ra đời từ kết quả nghiên cứu là cịn hạn hữu.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sử dùng thảo dược ở Việt Nam
Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây cỏ đã và đang được sử
dụng trong nuôi trồng thuy sản như lá xoan, tỏi, cây chó đẻ răng cưa, hạt cau, hạt bí
ngơ… Mỗi một loại có tác dụng khác nhau trong việc phịng và trị bệnh, một số cây
có ưu thế phòng trị bệnh nhiễm khuẩn. Ở mức độ sâu hơn, nhiều nhà khoa học đã
nghiên cứu những hợp chất có trong một số loại thảo dược. Theo tổng kết của Đỗ
Tất Lợi (2006), hợp chất có trong thảo dược rất phong phú, chúng được chia thành
các nhóm trong đó bao gồm kháng sinh thực vật (Phitocide) có tác dụng diệt khuẩn
cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn [1].
Kế thừa những kết quả trên, người ta đã bắt đầu nghiên cứu sử dụng thảo
dược để phòng trị bệnh cho động vật thuỷ sản. Ban đầu là phương pháp trộn cả
phần thô thảo dược vào thức ăn cho cá như phương pháp của Bùi Quang Tề (1985)
hoặc của Đỗ Thị Hòa (1996) [3]. Ngày nay hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng
dịch chiết, có nghiên cứu còn thu được hoạt chất.
Từ năm 2000, Nguyễn Ngọc Hạnh và cộng sự đã nghiên cứu thử nghiệm
thành công các hợp chất chiết xuất từ thảo dược, như hepato và alixin có tác dụng

hỗ trợ tiêu hố tốt, giúp tơm khoẻ mạnh, sinh trưởng bình thường, có khả năng
chống nhiễm bệnh đặc biệt các bệnh về gan. Trong đó hepato có cơng dụng hỗ trợ
và bảo vệ gan phịng và trị bệnh về gan như MBV và teo gan [21]. Nghiên cứu khác
của Phan Xuân Thanh (năm 2002) đã xác định được chất 2-hydroxy-6-

13


pentandecatrienilbenzoat có nguồn gốc từ thảo dược, có tác dụng phòng trừ các
bệnh do vi khuẩn và nấm gây ra. Nhằm mục đích sử dụng các hoạt chất sinh học
thay thế các hoá chất độc hại, kháng sinh bị cấm sử dụng trong lĩnh vực nuôi trồng
thuỷ sản [32].
Ở miền Nam, các cây cỏ được dùng trong phòng trị bệnh cho vật nuôi thủy
sản chủ yếu từ kinh nghiệm dân gian: Khu vực nuôi cá bè ở Tân Châu - Châu Đốc An Giang; Hồng Ngự - Đồng Tháp; Vĩnh Hưng, Tân Hưng - Đồng Tháp Mười Long An,…người dân đã biết dùng cây cỏ mực (Prostista alba), dây trầu khơng
(Piper better L.) để phịng trị bệnh ký sinh trùng cho cá; lá ổi (Psidium guajava)
chữa bệnh nhiễm khuẩn cho cá [1].
Năm 2006, Nguyễn Anh Tuấn đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch
chiết tỏi và lá húng đối với vi khuẩn Areomonas gây bệnh đốm đỏ ở cá Trắm Cỏ tại
Thừa Thiên Huế [23].
Lê Văn Yến (2006) đã dùng dịch chiết củ tỏi, lá trầu khơng, cây chó đẻ răng
cưa, lá muồng trâu để trị bệnh đốm vỏ, bệnh đen mang trên cua biển. Kết quả cho
thấy các dịch chiết đều có hiệu quả, đặc biệt là dịch chiết từ tỏi [3].
Nguyễn Ngọc Phước và cộng sự (2006) kết luận chiết xuất từ lá trầu có khả
năng tiêu diệt các loài nấm thuộc họ Lagenladium, chủng nấm này gây bệnh phổ
biến trên tôm nước lợ, mặn. Dịch chiết lá trầu có khả năng ức chế, tiêu diệt các loại
vi khuẩn Aeromonas hydrophyla và Vibrio sp [21].
Bên cạnh các nghiên cứu ở quy mơ phịng thí nghiệm thì những nghiên cứu
áp dụng trực tiếp vào thực tiễn là những nghiên cứu sản xuất các sản phẩm thuốc có
nguồn gốc thảo dược.
Thuốc KN 04 - 12 là sản phẩm phối chế của đề tài cấp nhà nước mã số KN

04 -12 năm 1990 - 1995 do Hà Ký làm chủ nhiệm. Thành phần thuốc bao gồm các
cây thuốc có kháng sinh thực vật, gồm: rau nghể (Polygonum hydropiper L.); rau
sam (Portulaca cleracae L.); cỏ sữa lá to (Euphorbia hirta L.); cỏ sữa lá nhỏ
(Euphobia thymifolis); sài đất (Wedelia calendulacae); nhọ nồi (Eclipta alba
Hassk); bồ công anh (Lactuca indica L.); cây vịi voi (Heliotrpium indicum L.); chó

14


đẻ răng cưa (Phyllantus urinaria L.) và vitamin cùng một số vi lượng khác. Thuốc
có tác dụng phịng và trị bệnh nhiễm khuẩn như đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của
cá nuôi lồng hay nuôi ao [22].
Thuốc BecaNor TD1 và BecaNor TD2 là 2 sản phẩm với thành phần chính là
tỏi và gừng, bước đầu đã có hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị bệnh đốm đỏ ở
quy mơ phịng thí nghiệm, sản phẩm được ra đời do sự nỗ lực trong việc phòng trị
bệnh lở loét trên cá trắm cỏ của CEDMA với sự tài trợ của dự án NORAD[23].
Năm 2006 đã tiến hành thử nghiệm ngoài thực địa 2 loại thảo BecaNor TD1 và
BecaNor TD 2 tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang phòng bệnh cho cá trắm
cỏ, hàng tháng cho cá ăn dược thảo với liều lượng 7g/kg thức ăn. Kết quả thu được
cho thấy tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Nam Định, cá trắm cỏ cho ăn thuốc phịng đã
khơng nhiễm bệnh trong khi đó ở các lơ đối chứng vẫn có hiện tượng cá chsste do
nhễm bệnh vi khuẩn. Tại tỉnh Hà Giang, tỷ lệ chết giảm từ 100% xuống còn 40%
khi cho cá ăn thuốc phòng (Nguyễn Thị Hà và CTV, 2006[18]. Tuy nhiên, việc thử
nghiệm chưa được thực hiện trên diện rộng nên chưa khẳng định được hiệu quả của
các dược thảo này đồng thời chưa được áp dụng rộng rãi [25].
Như vậy, ngoài các vấn đề đã giải quyết được thì các nghiên cứu vẫn cịn
bộc lộ một số hạn chế như: động vật thủy sản nuôi được thử nghiệm chưa nhiều,
các nghiên cứu trên thực địa còn ít, sản phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược cịn
khiêm tốn, ít có nghiên cứu đề cập đến tác động của nhiệt độ, các chất hóa
học…đến tính kháng khuẩn của dịch chiết thảo dược. Mặt khác, phần lớn đang sử

dụng dịch chiết dạng thô, chưa tách được kháng sinh nguyên chất có trong thảo
dược nghiên cứu.

15


Chương 2

ĐỐI TUỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Cá Bống bớp giai đoạn nuôi thương phẩm bị bệnh lở loét
- Chủng vi khuẩn Pseudomonas spp phân lập từ cá Bống bớp bị bệnh
- Thảo dược: + Cây cỏ mực (Eclipta prostrata )
+ Củ nghệ (Rhizoma Curcumae)
+ Củ tỏi (Allium sativum L)
+ Củ gừng (Zingiberaceae)
+ Lá xoan (Melia azedarach)
+ Cỏ lào (Chromolaena odorata)
2.2. Vật liệu, dụng cụ và hóa chất nghiên cứu
- Kháng sinh: Cirofloxacin, Bt SMX/TMP
- Dụng cụ thu mẫu: Kim tiêm, đèn cồn, que cấy, bông thấm, tay, bộ giải phẩu
(panh, kéo, dao),…găng
- Dụng cụ phân tích vi khuẩn: Ống nghiệm vơ trùng các loại, đĩa peptri, que
cấy vô trùng, đèn cồn, lamen, lam, pipet, kẹp gắp, dầu soi kính, tủ lạnh, kính hiển
vi, nước muối sinh lý, nước cất,…
- Hố chất: Cồn, thuốc thử, thuốc nhuộm gram
- Môi trường nuôi cấy cơ bản NA có pha thêm muối với độ mặn 20‰
- Máy xay, cối, chày, chai lọ, tủ ấm, nước cất, giấy lọc.
- Đĩa giấy tẩm nước ép thảo dược đường kính 6mm...

2.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân lập vi khuẩn Pseudomonas spp gây bệnh lở loét trên cá Bống Bớp
(Bostrichthys sinensis)

16


×