Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Một số giải pháp bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp sư phạm cho giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI THỊ NGỌC LAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG
GIAO TIẾP SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
(Bậc Tiểu học)

VINH, 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

MAI THỊ NGỌC LAN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG
GIAO TIẾP SƢ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Giáo dục Tiểu học
Mã số: 60.14.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS, TS. Nguyễn Bá Minh


VINH, 2011


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo của Đại học Vinh
đã tạo mọi điều kiện và tận tình truyền đạt kiến thức trong 3 năm qua.
Đặc biệt, tôi trân trọng cảm ơn PGS, TS. Nguyễn Bá Minh - trong
vai trò là cố vấn khoa học - đã nhiệt tâm giúp đỡ, trực tiếp hướng dẫn tơi
trong q trình thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn: Q Thầy, Cơ khoa Giáo dục
Tiểu học, trường đại học Vinh; các Thầy, Cô là lãnh đạo Phòng Giáo
dục Tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh); Phịng Giáo
dục và Đào tạo quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh ; đội ngũ các Thầy, Cô
lãnh đạo, giáo viên, các đồng nghiệp; phụ huynh và học sinh các trường
Tiểu học trên địa bàn Thành phố... đã hỗ trợ, giúp đỡ về tài liệu, tư liệu;
cũng như động viên, khích lệ tơi trong suốt quá trình học tập và triển
khai thực hiện luận văn này.
Tơi cũng xin trân trọng cảm ơn và đón nhận những ý kiến đóng
góp q báu của các Thầy, Cơ, đồng nghiệp, bạn bè... để có thể hồn
thiện cơng trình hơn, khi điều kiện cho phép.
Vinh, tháng 11 năm 2011
TÁC GIẢ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
NỘI DUNG .............................................................................................................. 6
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 6
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.2. Giao tiếp sƣ phạm ........................................................................................................ 11

1.3. GTSP của GVTH ......................................................................................................... 22
1.4. Kỹ năng GTSP của GVTH ........................................................................................ 25
1.5. Bồi dƣỡng KNGTSP cho GVTH .............................................................................. 33
Chƣơng 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 40
2.1. Tổ chức các hoạt động nghiên cứu thực trạng ....................................................... 40
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng ................................................................................. 45
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƢỠNG KỸ NĂNG GIAO TIẾP SƢ
PHẠM CHO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TP. HỒ CHÍ MINH67
3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ............................................................................. 67
3.2. Một số giải pháp cụ thể ............................................................................................... 68
3.3. Khảo sát tính khả thi của các giảp pháp.................................................................. 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 93
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC ........................................................................................................... PL1


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CÁC TỪ VIẾT TẮT
Bồi dưỡng giáo viên

BDGV

Bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp sư phạm

BDKNGTSP

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bộ GD – ĐT

Giao tiếp sư phạm


GTSP

Giao tiếp sư phạm ngoài nhà trường

GTSP NT

Giao tiếp sư phạm trong nhà trường

GTSP TNT

Giáo dục tiểu học

GDTH

Giáo viên

GV

Học sinh

HS

Hoạt động sư phạm

HĐSP

Kỹ năng giao tiếp

KNGT


Kỹ năng giao tiếp sư phạm

KNGTSP

Kỹ năng sư phạm

KNSP

Phụ huynh học sinh

PHHS

Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh

Tỷ lệ

TL

Xã hội

XH


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 - Mối quan tâm của XH về KNGT và KNGTSP ........................50
Bảng 2.2 - Vai trò, tầm quan trọng của KNGTSP đối với đội ngũ GVTH

........................................................................................................................51
Bảng 2.3 - Về KNGTSP của đội ngũ GVTH hiện nay ..............................52
Bảng 2.4 - Về những hạn chế trong KNGTSP của đội ngũ GVTH .........53
Bảng 2.5 - Về những yếu tố quyết định chất lƣợng giảng dạy của GVTH
........................................................................................................................54
Bảng 2.6 - Về việc vận dụng lý thuyết KNGTSP vào giảng dạy ..............55
Bảng 2.7 - Về tự bổ sung kiến thức KNGTSP của GVTH .......................55
Bảng 2.8 - Về các giải pháp để đội ngũ GVTH phát huy hiệu quả
KNGTSP .......................................................................................................56
Bảng 2.9 - Khảo sát số chuyên đề đã triển khai .......................................57
Bảng 2.10 - Các đối tƣợng khảo sát ............................................................58
Bảng 2.11 - Khảo sát thực trạng về nội dung BDKNGTSP .....................58
Bảng 2.12 - Khảo sát thực trạng về phƣơng pháp BDKNGTSP .............62
Bảng 2.13- Khảo sát tính thiết thực của các nội dung BDKNGTSP .......63
Bảng 3.1 - Các đối tƣợng khảo sát ..............................................................83
Bảng 3.2 - Tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp .....................84


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dù khởi đầu chỉ là những cử chỉ, điệu bộ đơn giản nhất, nhưng giao tiếp
nói chung là hành vi khơng thể thiếu; ra đời và gắn liền với sự xuất hiện của
xã hội lồi người. Kỹ năng giao tiếp (KNGT) nói riêng nằm trong hệ thống
các hành vi ứng xử hàng ngày của con người, được thể hiện trên tất cả mọi
lĩnh vực; diễn ra trong mọi không gian, thời gian, môi trường… của đời sống,
từ gia đình đến cơng sở, trường học và rộng lớn hơn là tồn xã hội.
Riêng trong mơi trường học đường, có thể nói, KNGT là hoạt động diễn
ra một cách thường xuyên, liên tục với tần suất rất cao. Đúng như GS, TSKH.
Lê Ngọc Trà, khi bàn về vai trò và tầm quan trọng của kỹ năng này trong môi

trường giáo dục đã nhận định: “Giao tiếp có quan hệ chặt chẽ với giáo dục.
Hay nói một cách cụ thể hơn, thì ở phương diện nào đó, giáo dục chính là
giao tiếp. Khơng có giao tiếp khơng có giáo dục. Ngồi ra giao tiếp khơng chỉ
là hình thức, phương tiện của giáo dục mà còn là một nội dung quan trọng của
giáo dục” [16].
Để gặt hái được những thành cơng trong cuộc sống, ngồi tư chất, kinh
nghiệm chun mơn và vốn tri thức tổng hợp, địi hỏi mỗi cá nhân con người
phải có kiến thức nhất định về KNGT. Trong thời đại hiện nay, nếu để tâm
quan sát, ta sẽ thấy một điều thú vị. Đó là, trong khi đông đảo cộng đồng ngày
càng để ý và quan tâm sâu sắc hơn tới vấn đề giao tiếp; thì giới nghiên cứu
cũng lặng lẽ tìm hiểu vai trị, tầm quan trọng cũng như những giá trị, những
đóng góp trong đời sống của hoạt động cũng như kỹ năng này. Trong đó,
người ta đặc biệt dành nhiều cơng sức cho việc tìm hiểu, khám phá, thẩm định
những vấn đề cơ bản và quan trọng thuộc phạm trù giao tiếp. Do vậy, vấn đề
giao tiếp giữa con người với con người nói chung; giao tiếp trong lĩnh vực sư
phạm nói riêng đã, đang và luôn được giới nghiên cứu càng quan tâm tìm hiểu
và khám phá như một vấn đề có tính thời sự.


2
Riêng trong lĩnh vực giáo dục, khoa học về tâm lý đã khẳng định, để bảo
đảm cho một quá trình giáo dục đạt hiệu quả, người giáo viên (GV) - trong
vai trò là chủ thể truyền đạt kiến thức - phải biết phát huy khả năng giao tiếp
với đồng nghiệp, phụ huynh, nhưng trước hết và thường xuyên nhất là với đối
tượng chủ yếu là học sinh (HS) của mình.
Quả vậy, đối tượng hoạt động nghề nghiệp thường xuyên và chủ yếu nhất
của GV là con người, do đó, giao tiếp là một kỹ năng quan trọng và là một
công cụ lao động đặc trưng của nhà giáo. Đặc biệt, đối với bậc học tiểu học là
bậc học mang tính nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân, càng đòi hỏi
cao hơn về khả năng sư phạm, nhất là năng lực giao tiếp sư phạm (GTSP) của

người GV đối với chủ nhân tương lai của quốc gia, dân tộc.
Qua tham dự một số diễn đàn khoa học, tiếp nhận các thông tin từ sách,
báo, tài liệu; cũng như quan sát và tìm hiểu từ thực tiễn, tác giả luận văn nhận
thấy: Những năm gần đây, KNGT trong môi trường học đường nói chung
đang có những thay đổi mạnh mẽ, bao gồm cả sự tích cực lẫn tiêu cực.
Nhiều ý kiến cho rằng: Nếu xuất phát từ quan điểm “gieo thói quen, gặt
tính cách”; và: “sự định hình tính cách sẽ tạo nên nhân cách, nhân bản”; thì có
thể nói, các hoạt động giao tiếp (HĐGT) trong môi trường học đường hiện
nay, nhiều lúc nhiều nơi đang có xu hướng bị coi nhẹ, thậm chí bị thả nổi.
Ngay đối với đội ngũ GV, trong vai trò là những “máy cái” góp phần tạo
dựng và hình thành nên nhân cách, tạo nên “font” văn hoá chuẩn mực của hệ
thống “máy con” tương lai - là các em HS; thì KNGTSP của họ cũng chưa
thực sự được coi trọng và quan tâm đúng mức.
Thực tiễn giáo dục nói chung, thực trạng trên nói riêng đang đặt hệ thống
giáo dục từ trung ương đến cơ sở đứng trước những thách thức vừa cấp thiết
nhưng cũng hết sức nghiêm túc. Đó là làm thế nào để với vai trị và thiên chức
cao q của mình, đội ngũ nhà giáo phải truyền đạt đến HS của mình một hệ
thống kiến thức cần thiết và cơ bản về hoạt động ứng xử nói chung, trước hết


3
và bắt đầu từ những nguyên tắc, chuẩn mực trong hành vi giao tiếp. Điều này
lại phải bắt đầu từ chính đội ngũ thầy, cơ giáo; được thể hiện qua kỹ năng
giao tiếp sư phạm (KNGTSP) trong môi trường học đường hàng ngày. Bởi vì,
các thầy, cơ giáo, trong vai trò là chủ thể truyền đạt và định hướng, được ví
như là những cây bút viết nên trong tâm hồn HS những ký tự và con chữ
trong sáng và đẹp đẽ, góp sức làm nên những trang đời chặt chẽ về lý mà
cũng thấm đẫm về cảm xúc nhân văn, nhân bản.
Đây vừa là mục tiêu, nhưng cũng vừa là nhiệm vụ đặt ra cho ngành Giáo
dục trước yêu cầu xây dựng và phát triển một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến,

mang đậm chất Việt Nam, trong xu thế tồn cầu hóa và hội nhập.
Từ những nhận thức trên, tác giả quyết định chọn đề tài luận văn thạc sĩ
của mình với tên gọi: “Một số giải pháp bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp sƣ
phạm cho giáo viên tiểu học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”; với
mong muốn bằng sự nỗ lực trong tiếp cận, tìm hiểu và nghiên cứu; luận văn
sẽ góp một cái nhìn mới mẻ, đầy đủ và toàn diện hơn về vấn đề này, cả trên
phương diện lý luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các giải pháp bồi dưỡng KNGTSP nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ GVTH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
3. Khách thể, đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác bồi dưỡng KNGTSP cho GV tiểu học.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp bồi dưỡng KNGTSP cho GV tiểu học trên địa bàn TP. Hồ
Chí Minh.


4
4. Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu đề xuất và áp dụng các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với điều
kiện thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng công tác bồi dưỡng kỹ năng giao
tiếp sư phạm cho GV tiểu học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh.
5. Phạm vi nghiên cứu
Việc khảo sát thực tiễn được giới hạn trong phạm vi một số trường tiểu
học (bao gồm cả nội và ngoại thành) trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Nhiệm vụ nghiên cứu lý luận
Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn

Khảo sát thực trạng, xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài.
6.3. Đề xuất các giải pháp
Bao gồm các giải pháp chủ yếu về công tác bồi dưỡng KNGTSP cho đội
ngũ GVTH trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để có thể hồn thành đề tài trên, tác giả xác định sẽ áp dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu, cụ thể là:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Đó là các phương pháp tổng
quát của tư duy khoa học như: phân tích, tổng hợp, khái quát, nghiên cứu tư
liệu, tài liệu… nhằm hệ thống hóa lý thuyết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm các phương pháp:
+ Điều tra thực tiễn (điều tra xã hội học bằng hình thức phát phiếu thăm dị)
+ Phỏng vấn, trị chuyện
7.3. Nhóm phương pháp thống kê tốn học: Tổng hợp, phân loại, vẽ bảng,
biểu, nhằm xử lý, mô tả các số liệu, chứng minh cho việc trình bày, lập luận,
nhận định.


5
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Đóng góp về lý luận
Trên cơ sở kế thừa lý thuyết của những người đi trước về KNGT nói
chung, KNGTSP của đội ngũ GVTH nói riêng, đặc biệt là về cơng tác bồi
dưỡng kỹ năng này, luận văn sẽ hệ thống hóa, kết hợp với phân tích, đánh giá,
nhận định, nhằm cung cấp một cái nhìn tương đối hệ thống và tồn diện về đề
tài chọn nghiên cứu.
8.2. Đóng góp về thực tiễn
- Thơng qua việc trình bày, phân tích, cung cấp một hệ thống các căn cứ
và số liệu có tính khách quan, khoa học cao để các đối tượng có nhu cầu tham
khảo về các nội dung liên quan đến đề tài chọn nghiên cứu.

- Thơng qua việc trình bày, phân tích trong cơng trình; cũng như làm tài
liệu và cứ liệu tham khảo cho các các đối tượng khác về vấn đề chọn nghiên
cứu và các vấn đề có liên quan.
- Qua việc bước đầu xây dựng và đề xuất một số giải pháp chủ yếu và
thiết thực, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của KNGTSP, nhất là các giải
pháp về công tác bồi dưỡng kỹ năng này cho đội ngũ GVTH nói chung, giáo
viên ở các trường tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng
- Luận văn có thể là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc giảng dạy,
nghiên cứu về KNGT nói chung, KNGTSP và cơng tác BDKNGTSP đối với
những ai có nhu cầu nghiên cứu và tìm hiểu.
9. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị; danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục; phần chính văn của đề tài có 3 chương như sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chƣơng 2: Cơ sở thực tiễn của đề tài
Chƣơng 3: Một số giải pháp bồi dƣỡng kỹ năng giao tiếp sƣ phạm
cho giáo viên tiểu học trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.


6
NỘI DUNG
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Giao tiếp - với tư cách là một phạm trù triết học - càng về sau càng thu hút
sự quan tâm đặc biệt của đông đảo các nhà nghiên cứu, từ triết học, xã hội
học, đến tâm lý học, giáo dục học… trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong
nguồn tài liệu và tư liệu có thể nói là khơng kém phần đồ sộ đó, có thể khái
lược tình hình nghiên cứu về vấn đề này như sau.
a. Ở ngồi nước:

Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy: Từ những năm 70 của thế kỷ
XX, đã có một số cơng trình nghiên cứu xoay quanh phạm trù giao tiếp của
các nhà khoa học tren thế giới. Chẳng hạn, tác giả L.X.Vygốtski với tác phẩm
“Sự phát triển của những chức năng tâm lý bậc cao”; A.N. Leonchiev với tác
phẩm “Những vấn đề phát triển tâm lý”(1965-1972); A.V.Daparôgiét với tác
phẩm “Nguyên tắc phát triển trong tâm lý học” (1978).
Bên cạnh đó là các cơng trình nghiên cứu về KNHĐSP nói chung, kỹ
năng dạy học nói riêng của các tác giả: G.X.Catchuc, N.A.Menchinxcaia,
X.I.Kixengof, N.V.Cumina, Kenvin, Barry, Lenking v.v… Trong đó, tiêu
biểu là nhà nghiên cứu A.G.Spi-rxen, ơng cho rằng, giao tiếp là quá trình trao
đổi những ý nghĩ, tình cảm, kích thích với mục đích người này điều khiển
người kia.
Cịn nhà nghiên cứu M.X.Kvét-nơi lại coi giao tiếp là hình thức xã hội đặc
trưng của sự tác động lẫn nhau của hai hay nhiều người được định hướng vào
nhau trong hoạt động chung và trong sự trao đổi thông tin. V.N.Pa-vphe-rốp
lại quan niệm: giao tiếp là sự tác động qua lại của con người. Nó là sự nhận


7
thức qua lại và trao đổi thông tin, nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ qua
lại có lợi đối với q trình hoạt động chung. Ơng cũng chia q trình giao tiếp
ra làm 4 thời điểm gồm: tiếp xúc hoặc liên hệ - tác động lẫn nhau - nhận thức
lẫn nhau và quan hệ lẫn nhau.
Trong khi đó, Cacgiacpe (1883-1969) nhà triết học, tâm lý học Đức đã đề
ra lý thuyết giao tiếp hiện sinh. Ông cho rằng, hằng ngày con người cần phải
giao tiếp với nhau một cách sống động, liên tục qua các cuộc tranh luận về
các vấn đề xã hội, đó là điều kiện cho sự tồn tại của con người. Trong giao
tiếp hiện sinh, “mọi người gắn bó với nhau nhưng mỗi người vẫn giữ cá tính
riêng”. Nhà triết học nổi tiếng Mactin Bubơ (1878-1965), trong tác phẩm
“Tơi và bạn” thì khẳng định: “Tồn tại là đối thoại hay sự tiếp xúc giữa các

nhân cách”; về sau này trở thành nguyên tắc đối thoại góp phần phát triển lý
thuyết giao tiếp.
Đặc biệt, cũng vào thời gian trên, các nhà nghiên cứu ở Liên Xô (cũ) đã
dành nhiều thời gian và cơng sức tìm hiểu, mổ xẻ vấn đề giao tiếp và hành vi
giao tiếp dưới nhiều góc độ. Trong đó, phải kể đến một số cơng trình tiêu biểu
của các tác giả như: B.Phlomov với cơng trình“Giao tiếp là vấn đề của tâm lý
học đại cương” (1978); A.A. Bođaliov với tác phẩm “Vấn đề giao tiếp,
những đặc trưng của nó trong cơng việc với con người” (1972); A.A.
Leonchiev với tác phẩm “Tâm lý học giao tiếp” (1974)… cùng với một số
nhà khoa học khác cũng tập trung nghiên cứu về kỹ năng hoạt động sư phạm
nói chung, kỹ năng dạy học nói riêng như G.X.Catchuc, N.A.Menchinxcaia,
X.I.Kixengof, N.V.Cumina, Kenvin, Barry, Lenking, v.v…
Trong các cơng trình và tác phẩm trên, hành vi giao tiếp - dưới góc độ của
tâm lý học đại cương - đã được các tác giả trình bày và phân tích khá cụ thể
và đầy đủ; tạo tiền đề cho hàng loạt các công trình nghiên cứu khác tập trung
xoay quanh vấn đề giao tiếp kế tiếp nhau xuất hiện; mặc dù cách tiếp cận


8
cũng như việc nghiên cứu, phân tích vấn đề lại của các tác giả lại không giống
nhau - điều này là tất yếu. Nhưng nhìn một cách khái quát, các cơng trình và
tác phẩm đó đều tập trung chủ yếu trên các xu hướng sau.
Xu hướng thứ nhất: Tập trung nhấn mạnh khía cạnh thơng tin trong giao
tiếp. Đại diện cho xu hướng này là các nhà tâm lý học: M.A.Acgain, K.K.
Platônov và G.G.Gôlubev, A.G.Xpirkin, A.L.Kôlominxki...
Cụ thể là:
+ M.A.Acgain cho rằng: giao tiếp là sự tác động, sự truyền và tiếp nhận
thông báo, sự trao đổi thông tin của con người.
+ Các tác giả K.K.Platơnov và G.G.Gơlubev thì liệt giao tiếp vào một
trong những “loại hình hoạt động”, khi họ cho rằng: “Giao tiếp là sự trao đổi

thông tin giữa những con người với nhau” và “Giao tiếp là sự tác động lẫn
nhau trên cơ sở phản ánh tâm lý lẫn nhau”.
+ Ia.L.Kơlơminxki thì mơ tả: “Giao tiếp là sự tác động qua lại có đối
tượng và thơng tin giữa con người với con người trong đó những quan hệ liên
nhân cách được thực hiện, bộc lộ và hình thành”.
+ B.D.Parưghin nhận định: “Giao tiếp là quá trình tác dụng lẫn nhau,
trao đổi thông tin, ảnh hưởng lẫn nhau, hiểu biết và nhận thức lẫn nhau”.
+ Gần đây, G.M.Anđreeva trong cuốn “Tâm lý học xã hội” đã cho
rằng: giao tiếp có ba mặt quan hệ hữu cơ với nhau gồm: mặt thông tin, mặt tri
giác của con người với nhau và mặt tác động qua lại của con người với nhau.
Tuy nhiên, các tác giả nói trên chưa chỉ ra đặc điểm giao tiếp của con
người được biểu hiện trong truyền thơng, làm cho truyền thơng trở nên tích
cực, trở thành nội dung cơ bản của giao tiếp.
Xu hướng thứ hai: Nhìn nhận bản chất giao tiếp, xác định vị trí giao tiếp
trong hệ thống các khái niệm, phạm trù tâm lý học. Đại diện cho xu hướng
này là ý kiến của hai nhà tâm lý học A.A.Leonchiev và B.Phlômôv.


9
+ Nhà nghiên cứu A.N.Leonchiev (1965-1972), trong tác phẩm
“Những vấn đề phát triển tâm lý” đã đặc biệt đề cao vị trí, vai trị của hành vi
giao tiếp trong việc hình thành và phát triển tâm lý của con người.
+ Nhà nghiên cứu A.G.Xpirkin đề cập đến mục đích điều khiển của
giao tiếp trong “Ý thức và tự ý thức”; tác giả cho rằng: “giao tiếp đó là một
q trình trao đổi những ý nghĩ, tình cảm, kích thích, ý chí với mục đích
người này điều khiển người kia” [22, tr.209].
+ G.Mít (1863-1931) - nhà tâm lý học và triết học Mỹ, đại diện của
trường phái triết học thực dụng thì tập trung khẳng định vai trị của giao tiếp
đối với sự tồn tại của con người; trong đó, theo ơng: “nếu mỗi người muốn có
cái riêng của mình thì phải có “cái tơi” khác. Đó là những khách thể xã hội

khác với những khách thể vật lý vì nó có khả năng tác động tích cực lên cái
tơi của người khác mà ngày nay chúng ta thường gọi là những chủ thể”.
+ Cịn L.P.Bva khẳng định: “Giao tiếp khơng chỉ là một q trình
tinh thần, mà cịn là q trình vật chất, q trình XH, trong đó diễn ra sự trao
đổi hoạt động, kinh nghiệm, sản phẩm của hoạt động” v.v…
b. Ở trong nước:
Tuy có chậm hơn, cụ thể là bắt đầu từ những năm tám mươi trở về sau, ở
trong nước đã lần lượt xuất hiện nhiều bài viết và cơng trình khoa học nghiên
cứu về vấn đề giao tiếp, trong đó có một số cơng trình đi sâu bàn bạc về các
khía cạnh thuộc nội hàm của khái niệm này, có thể dẫn ra đây một số tác giả
và cơng trình sau đây:
- Đỗ Long (1980), C. Mac và phạm trù giao tiếp.
- Trần Trọng Thuỷ (1981), Giao tiếp, tâm lý, nhân cách.
- Bùi Văn Huệ (1981), Bàn về phạm trù giao tiếp.
- Trần Trọng Thuỷ (1985), Đặc điểm giao tiếp của sinh viên sư phạm.


10
- Phạm Minh Hạc (1988), Giao lưu là điều kiện tất yếu của sự hình thành và
phát triển tâm lý.
- Nguyễn Thạc - Hoàng Anh (1991), Luyện giao tiếp sư phạm.
- Hoàng Anh (1991), Khái niệm giao tiếp sư phạm của sinh viên.
- Nguyễn Văn Lê (1992), Vấn đề giao tiếp.
- Ngơ Cơng Hồn (1992), Giao tiếp sư phạm.
- Trần Tuấn Lộ, Tâm lý học giao tiếp.
- Nguyễn Thanh Bình (1995), Một số trở ngại trong tâm lý giao tiếp của sinh
viên với học sinh khi thực tập tốt nghiệp.
- Trần Trọng Thủy - Nguyễn Sinh Huy (1996), Nhập môn khoa học giao tiếp.
- Nguyễn Quang Uẩn (1998), Giao tiếp và tâm lý.
- Lê Thị Bừng (1998), Tâm lý học ứng xử.

- Nguyễn Bá Minh (2005), Tâm lý học lứa tuổi và giao tiếp sư phạm.
- Nguyễn Bá Minh (2008), Giáo trình nhập mơn khoa học giao tiếp v.v…
Qua các cơng trình trên cho thấy, sự đóng góp của các tác giả được thể
hiện trên các bình diện như: khẳng định vai trò, tầm quan trọng của giao tiếp;
chỉ ra bản chất tâm lý học của giao tiếp; bàn về tính chất, đặc trưng, hiệu
quả… của phương tiện giao tiếp; bên cạnh đó, đi sâu phân tích khía cạnh
GTSP trong tâm lý học; bàn về các dạng, các giai đoạn, các phương tiện,
nguyên tắc, phong cách GTSP và KNGTSP v.v…
Tuy nhiên, qua bước đầu tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả luận
văn nhận thấy: cho đến nay, tuy có được đề cập đây đó rải rác qua các cơng
trình, giáo trình, tài liệu… nhưng có thể nói, chưa có cơng trình nào đi sâu
bàn bạc, nghiên cứu về công tác BDKNGTSP cho một đối tượng cụ thể là đội
ngũ GVTH - trong tư cách là đội ngũ trực tiếp giảng dạy cho một cấp học
mang tính nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đặc biệt trong đó, chưa
có cơng trình nào tập trung tìm hiểu và nghiên cứu một cách chuyên biệt và


11
có hệ thống về cơng tác này ở một địa bàn cụ thể và khá đặc thù là TP. Hồ
Chí Minh - một trong những trung tâm giáo dục lớn của cả nước, và cũng là
nơi bản thân tác giả đã và đang sinh sống và công tác, và trong tư cách là một
người làm cơng tác quản lý.
Vì vậy, với việc quyết định chọn nghiên cứu đề tài này, tác giả mong
muốn, đây là một cơ hội để bản thân có thể tiếp cận vấn đề này, trên một địa
bàn cụ thể một cách tương đối toàn diện, đầy đủ; hầu mong gián tiếp góp
phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện KNGTSP cho đội ngũ GV
ngành giáo dục tiểu học nói chung, mà trước hết là cho đội ngũ GV tiểu học
trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng.
1.2. Giao tiếp sƣ phạm
1.2.1. Khái niệm GTSP

Trước khi đi vào khái niệm này, có thể bắt đầu từ khái niệm “hoạt động
sư phạm” (HĐSP). Vào những năm tám mươi, trong các cơng trình nghiên
cứu của mình, một số nhà nghiên cứu Liên Xô (cũ) như D.Z.Dunep,
V.I.Đacvi ađenxki, A.N.AiSue v.v… đã thống nhất quan điểm: HĐSP bao
gồm hoạt động dạy và hoạt động học, thông qua mối hệ mật thiết của thầy và
trị. Theo đó, HĐSP là q trình dạy và học, bao gồm trong đó hoạt động của
thầy (hoạt động dạy) và hoạt động của học trị (hoạt động học). HĐSP là một
q trình, diễn ra theo cấu trúc chung và hàm chứa trong đó các yếu tố cấu
thành. Trong đó, một bên là mục đích, động cơ, điều kiện cụ thể nơi diễn ra
hoạt động; còn một bên là những thao tác, hành động, hoạt động và các mối
quan hệ giữa các thành tố ấy. Trong quá trình này, hành vi giao tiếp sư phạm
diễn ra như là điều kiện của HĐSP.
Từ những trình bày trên, cho phép đi đến nhận định: Giao tiếp giữa con
người với con người trong HĐSP được gọi là GTSP; trong đó, GTSP là một
thành phần, một bộ phận cơ bản của HĐSP. Từ đây, có thể định nghĩa về


12
GTSP như sau: Giao tiếp sư phạm là giao tiếp có tính nghề nghiệp giữa thầy
và trị trong q trình giảng dạy (giáo dưỡng) và giáo dục có chức năng sư
phạm nhất định, tạo ra những tiếp xúc tâm lí, xây dựng khơng khí thuận lợi,
cùng các q trình tâm lí khác (chú ý‎, tư duy,…) có thể tạo ra kết quả tối ưu
của quan hệ thầy trò, nội bộ tập thể học sinh và trong hoạt động dạy cũng
như hoạt động học.
Các mối quan hệ trong GTSP giữa thầy và trò được khái quát theo sơ đồ sau:
Giáo viên

Học sinh

1


Chủ thể

Khách thể

2
1

Chủ thể giao tiếp

Đối tượng giaotiếp

3

Chủ thể giao tiếp

Chủ thể tiếp nhận

4

Chủ thể

Chủ thể

5

Trong đó: Sơ đồ (1), (2), (3): Xảy ra khi thầy giáo lên lớp giảng bài,
truyền đạt tri thức cho học sinh.
Sơ đồ (4), (5): Khi học sinh thắc mắc, hỏi (trao đổi) những vấn đề mà
các em cho là có vấn đề. Sơ đồ (5) cịn nói lên quan hệ chủ động của học sinh

đối với giáo viên.
1.2.2. Vai trò của GTSP trong HĐSP
Giao tiếp trong HĐSP có vai trị rất quan trọng, được biểu hiện trên các
mặt chủ yếu sau đây:


13
Thứ nhất, GTSP là điều kiện đảm bảo cho HĐSP diễn ra, khơng có GTSP
thì khơng đạt được mục đích giáo dục.
Như chúng ta biết, giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến
hành ở mọi ngành, mọi cấp và trong tất cả các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội...
Trong đó, nhà trường là cơ quan chuyên trách công tác giáo dục, là tổ chức xã
hội dẫn đầu với những phương pháp giảng dạy khoa học nhằm xây dựng nhân
cách phát triển toàn diện cho con người. Theo đó, hoạt động giáo dục chỉ diễn
ra trong nhà trường, được thể hiện chủ yếu bởi sự giao tiếp giữa GV và HS.
Trong đó, GV là người tổ chức, điều khiển q trình giáo dục; cịn HS là
người lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp do GV truyền
đạt. Xét về mục đích, GTSP chính là nhằm truyền đạt vốn sống, kinh nghiệm,
những tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo, thói quen nghề nghiệp, xây dựng và
phát triển nhân cách toàn diện cho HS. Cịn mục đích của giáo dục là nhằm
khơi gợi hoặc biến đổi nhận thức, năng lực, tình cảm và thái độ của người dạy
và người học theo hướng tích cực, góp phần hồn thiện nhân cách người học
bằng những tác động có ý thức từ bên ngồi, góp phần đáp ứng các nhu cầu
tồn tại và phát triển của con người trong xã hội, nhằm xây dựng nguồn lực
con người trở thành động lực cho sự phát triển bền vững. Muốn đạt được mục
đích của giáo dục thì trước hết phải đạt được mục đích của GTSP. Từ những
nhận thức trên, cho phép khẳng định: GTSP là điều kiện đảm bảo cho HĐSP,
hay nói cách khác, khơng có GTSP thì khơng đạt được mục đích giáo dục.
Thứ hai, GTSP có một vị trí quan trọng trong cấu trúc năng lực sư phạm
của người GV, là phương tiện thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và

phát triển.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: “Khơng có thầy giáo thì
khơng có giáo dục, khơng có giáo dục, khơng có cán bộ thì khơng nói gì đến
kinh tế và văn hóa”. Người GV có giỏi hay khơng được đánh giá dựa trên


14
năng lực sư phạm của họ, trong đó GTSP là một tiêu chí, một bộ phận cấu
thành và là một phẩm chất rất quan trọng. Bởi vì, GTSP của GV bảo đảm cho
sự tiếp xúc tâm lý với HS, từ đó mà hình thành cho các em động cơ, thái độ
học tập tích cực. Mặt khác, trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nhờ
có GTSP mà có thể giải quyết tốt các mối quan hệ giáo dục và sư phạm, tiếp
xúc tâm lý giữa GV và HS; tạo ra các hồn cảnh tâm lý kích thích việc hồn
thiện bản thân và tự giáo dục nhân cách.
Nói cách khác, GTSP giữ một vị trí hết sức quan trọng và nổi bật trong
cấu trúc năng lực sự phạm, trong dạy học và giáo dục của người GV.
Thứ ba, GTSP là một khâu quan trọng trong quá trình hình thành nhân
cách, phát triển tích cực nhận thức và xã hội của học sinh trong quá trình hình
thành tập thể HS. Giao tiếp sư phạm gồm những nguyên tắc, những biện pháp
và kỹ xảo tác động lẫn nhau giữa GV với tập thể HS, mà nội dung cơ bản của
nó là trao đổi thông tin, sự tác động về giáo dục và học tập, việc tổ chức các
mối quan hệ và cũng là quá trình người GV xây dựng và phát triển nhân cách
của HS. Lý do là, người GV không chỉ giao tiếp với HS thơng qua bài giảng,
họ cịn là tấm gương sáng mẫu mực về nhân cách. Mặt khác, trong hoạt động
giao tiếp sư phạm (HĐGTSP), GV thường xuyên áp dụng các biện pháp giáo
dục tình cảm, thuyết phục, vận động đối với HS. Ngồi ra, GTSP cịn là một
thành tố trong cấu trúc các nội dung giáo dưỡng mà người thầy cần phải
truyền đạt, trang bị cho HS - đó chính là kỹ năng và nghệ thuật giao tiếp. Như
vậy, hoạt động GTSP là một khâu quan trọng, không thể thiếu không chỉ đối
với HS mà ngay cả đối với GV trong việc hình thành và phát triển nhân cách.

1.2.3. Những đặc trưng cơ bản của GTSP
Về các đặc trưng của GTSP, trong tác phẩm Tâm lý học tiểu học và
giao tiếp sư phạm, TS. Nguyễn Bá Minh đã chỉ rõ GTSP có những đặc trưng
chủ yếu sau đây:


15
Thứ nhất, trong GTSP, GV (chủ thể gián tiếp) không chỉ giao tiếp với
HS qua nội dung bài giảng, tri thức khoa học, mà còn là tấm gương sáng mẫu
mực về nhân cách cho HS noi theo. Tấm gương của thầy có ảnh hưởng rất lớn
đến sự hình thành và phát triển nhân cách của HS.
Thứ hai, thầy giáo cần sử dụng các biện pháp giáo dục tình cảm, thuyết
phục vận động, cảm hóa; thay vì dùng biện pháp đánh đập, hành hạ, trù dập
HS. Nhà nghiên cứu A.X.Macarencô cũng cho rằng, sự khéo léo đối xử về sư
phạm là sự biểu hiện chân thành của lòng nhân đạo chân chính, nhưng khơng
phải của con người nói chung mà của nhà giáo dục lành nghề.
Theo đó, trong hoạt động GTSP, người GV cần tạo điều kiện để gẫn
gũi để thấu hiểu tâm lý, tâm tư của HS. Sự hiểu biết đó khơng chỉ là những cử
chỉ bề ngồi mà phải xuất phát từ trái tim mình. Bởi vì, sự chân thành của GV
sẽ kích thích tâm hồn của trẻ em mở ra trước người lớn. Đây cũng là lý do vì
sao nhà trường nói chung và các trường tiểu học nói riêng đều chú trọng xây
dựng “Mơi trường thân thiện - học sinh tích cực”; chính là muốn tạo ra bầu
khơng khí giao tiếp sư phạm đầy ắp sự thơng cảm, cởi mở, chia sẻ, hiểu biết
lẫn nhau giữa thầy và trị. Tình u thương của thầy cơ khiến HS ln coi
thầy cơ là những thần tượng cao q, từ đó các em sẽ làm theo những điều
thầy cơ giáo dạy bảo, kết quả học tập, rèn luyện càng có cơ hội và điều kiện
để thăng hoa.
Thứ ba, về mặt khách quan, GTSP là sự tôn trọng của nhà nước và xã hội
đối với người thầy. Dân tộc ta vốn có truyền thống tơn sư trọng đạo. Lịch sử
đã chứng minh, dù trong chế độ xã hội hay trong bất kì hồn cảnh nào thì

người thầy ln được nhà nước và xã hội đề cao và coi trọng.
1.2.4. Nguyên tắc GTSP
Nguyên tắc GTSP được hiểu là hệ thống những quan điểm nhận thức chỉ
đạo, định hướng hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của GV đối với HS và


16
ngược lại. Các nguyên tắc GTSP mang tính chất bền vững, ổn định; có ý
nghĩa chỉ đạo, định hướng, điều chỉnh các phản ứng, hành vi của GV và HS
trong quan hệ thầy - trò.
Nguyên tắc của GTSP của người thầy được hình thành từ thói quen, sự
rèn luyện trong nghề nghiệp, vốn sống kinh nghiệm cá nhân (thâm niên nghề
nghiệp); trong đó, nền tảng của mọi nguyên tắc GTSP của người thầy là “Tất
cả vì học sinh thân yêu”; “u thương học sinh như chính con em mình” - đó
chính là cơ sở của lịng nhân ái, khoan dung.
1.2.5. Các hình thức GTSP
Hình thức GTSP vốn rất đa dạng. Ở đây, tác giả chỉ đi sâu xem xét hai
hình thức giao tiếp cơ bản, dựa theo môi trường giáo dục, đó là GTSP trong
nhà trường (GTSP TNT) và GTSP ngoài nhà trường (GTSP NT). Khi xem xét
các đặc trưng cơ bản của hai hình thức giao tiếp này, người ta thường chú ý
đến mục đích, đối tượng, phương tiện, cũng như thời gian, khơng gian diễn ra
các q trình giao tiếp.
1.2.5.1. GTSP trong nhà trường
+ Mục đích của GTSP TNT là giúp HS lĩnh hội tri thức và hình thành kỹ
năng cũng như các phẩm chất nhân cách theo nội dung chương trình; qua đó,
kích thích sự phát triển trí tuệ, phát triển tư duy sáng tạo, từng bước cung cấp
phương pháp học và tự học ở trên lớp và ở nhà cho HS.
+ Về đối tượng: Chính là xác định rõ đối tượng để người GV thực hiện,
thể hiện hoạt động GTSP của mình là ai (HS tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông v.v…).

+ Về nội dung GTSP: Chủ yếu là tri thức khoa học về các lĩnh vực tự
nhiên, xã hội và con người.
+ Về phương tiện GTSP: Được thể hiện qua các phương tiện chủ yếu gồm:


17
Ngơn ngữ nói (đảm bảo văn phong khoa học, dễ hiểu, đặc biệt là các khái
niệm mới, là ngữ pháp chuẩn tiếng Việt, phát âm chuẩn…); ngôn ngữ viết trên
bảng (những khái niệm mới, công thức, tiền đề…) cần được trình bày chuẩn
mực, rõ ràng. Đi kèm theo đó là phong cách, tư thế đĩnh đạc đường hoàng, tự
tin; y phục gọn gàng, sạch sẽ, trang nhã, lịch thiệp theo quy định. Các phương
tiện quan trọng khác là sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu của giáo viên, nhất
là vở ghi (của HS) cần được thầy cô giáo hướng dẫn cách học và cách làm
bài, khuyến khích HS làm bài tập, tự học ở nhà và cách ghi chép ở lớp.
+ Về không gian, thời gian của GTSP: Được tiến hành trong điều kiện
đặc biệt có trường lớp, bàn ghế, bảng đen theo những quy cách phù hợp với
đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi. Trường lớp đủ ánh sáng, đủ ấm về
mùa đơng, thống mát về mùa hè. Nhìn một cách tổng thể, cả về khơng gian
và thời gian, khơng khí giao tiếp… đều phải bảo đảm mang lại cho HS cảm
giác an toàn, tự tin, thoải mái, hào hứng và thú vị.
Tóm lại, hình thức GTSP TNT giữ vị trí quan trọng và đóng vai trị quyết
định trong việc hình thành và phát triển nhân cách tồn diện, đặc biệt là phát
triển trí tuệ, tư duy sáng tạo của HS.
1.2.5.2. GTSP ngoài nhà trường
+ Về đối tượng giao tiếp của GTSP NT: Khác với GTSP TNT, ở hình thức
GTSP NT, đối tượng để tiến hành GTSP đa dạng, phong phú và cũng phức
tạp hơn, bao gồm các thành viên trong các nhóm xã hội (gia đình, xóm, làng,
đường phố, các đồn thể mà GV sinh hoạt ở đó); HS khi tiếp xúc với GV (HS
ở gần nhà thầy, cơ; cùng đường phố, xóm làng, láng giềng…). Ở đây, sự mẫu
mực nhân cách của GV vừa mang tính chất “đón đầu” làm mẫu cho HS, vừa

khích lệ các bậc phụ huynh dạy dỗ con cái theo các mẫu hành vi đó.


18
+ Về nội dung giao tiếp: Là hệ thống các thao tác, hành vi ứng xử, các tư
thế, phong cách (bao hàm cả ngôn ngữ và phi ngôn ngữ), nhận thức, biểu
cảm, tổ chức đời sống cá nhân, cộng đồng với môi trường tự nhiên, môi
trường xã hội.
Như vậy, sự khác biệt giữa hai hình thức GTSP này được biểu hiện ở chỗ:
một bên là các tri thức khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, con
người, được thể hiện trong nội dung chương trình của các bộ mơn khoa học
dưới dạng sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo… ; còn một bên là hệ
thống văn hóa được thể hiện khơng thành văn qua hệ thống các thao tác, hành
vi ứng xử, các tư thế phong cách trong tổ chức sinh hoạt vật chất, tinh thần cá
nhân và cộng đồng (các nhóm xã hội).
+ Về phương tiện giao tiếp: Nếu phương tiện GTSP TNT chủ yếu thuộc
về ngơn ngữ nói và viết; thì trong GTSP NT, phương tiện giao tiếp chủ yếu là
các hành vi cử chỉ, điệu bộ, tư thế, phong cách (phi ngôn ngữ), đi kèm với các
phương tiện giao tiếp khác được sử dụng tùy theo hoàn cảnh, đối tượng, điều
kiện, nội dung và mục đích giao tiếp.
+ Về mơi trường: Do bị chi phối bởi nội dung, mục đích và đối tượng giao
tiếp nên GTSP NT được tiến hành trong điều kiện tự nhiên, rất linh hoạt và
phức tạp hơn nhiều. Ngay cả đối với HS, việc tiếp xúc giữa thầy - trị ngồi
nhà trường cũng sinh động, phong phú, các nghi thức giao tiếp cũng đơn giản
hơn, tự nhiên, đời thường hơn.
Mặc dù có sự khác biệt trên, nhưng cả hai hình thức giao tiếp này đều
có điểm gặp gỡ chung là sự mẫu mực về hành vi ngôn ngữ, hành vi cử chỉ,
cách nói năng… của GV (đúng với quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm và bổn
phận) phù hợp với vị trí, vai trị xã hội, trong các quan hệ xã hội (ông, bà, cha



19
mẹ, bè bạn, đồng chí, anh em…). Tương tự như vậy, HS coi hành vi mẫu mực
của thầy cô giáo mà ứng xử cho phù hợp trong mọi lúc, mọi nơi.
1.2.6. Cấu trúc của GTSP
GTSP vốn có cấu trúc rất đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, xét theo khía
cạnh tâm lý học và theo thời gian, có thể thấy rõ hai dạng cấu trúc chủ yếu là
cấu trúc tâm lý và cấu trúc giai đoạn.
1.2.6.1. Cấu trúc tâm lí
Nội dung tâm lí trong GTSP bao gồm các thành phần cơ bản gồm:
a. Nhận thức:
Bất kì một cuộc tiếp xúc nào giữa con người với con người, cụ thể là giữa
thầy giáo và HS đều để lại trong chủ thể và đối tượng giao tiếp một sản phẩm
nhất định về nhận thức. Trong GTSP, nội dung nhận thức rất phong phú, đa
dạng và sinh động, chúng có thể xảy ra suốt cả tiến trình giao tiếp hoặc chỉ
xảy ra mạnh mẽ thời điểm đầu gặp gỡ. Để hoạt động sư phạm thành cơng,
thầy cơ ln ln tạo ra cho mình những giá trị mới về tinh thần trước HS, để
từ đó, các em ln nhận thức được nhiều cái mới tốt đẹp ở thầy cơ giáo của
mình, tự hào về thầy cơ dạy mình - đây cũng là một điều kiện cần thiết tạo
nên sự hấp dẫn của cá nhân đối với cá nhân.
b. Cảm xúc:
Từ khi bắt đầu, qua diễn biến rồi đến lúc kết thúc một quá trình GTSP,
chúng đều biểu hiện một trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể và đối
tượng giao tiếp. Qua từng thời điểm giao tiếp, người ta dễ nhận ra các nội
dung và xúc cảm cụ thể. Dù với bất kì đối tượng nào, trước khi giao tiếp, chủ
thể và đối tượng giao tiếp đều có dự đốn trước về hình thể, nội dung giao
tiếp và bao giờ cũng thể hiện thái độ của mình trước khi bắt đầu tiếp xúc.
Trong giai đoạn diễn biến của GTSP, trong tư cách là chủ thể tổ chức quá
trình giao tiếp, người GV thường chú ý gợi lên cho HS những cảm xúc tích



×