Tải bản đầy đủ (.docx) (164 trang)

Bai 17 Vung Trung du va mien nui Bac Bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.35 KB, 164 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần: 1 - Tiết: 1 Ngày soạn: 19/08/2015 Ngày dạy: 25, 26/8/2015 ĐỊA Lí VIỆT NAM (TIẾP) ĐỊA LÍ DÂN CƯ BÀI 1 - CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nêu được 1 số đặc điểm về dân tộc - HS biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện củng cố kỹ năng đọc, quan sát, xác định trên bản đồ dân cư Việt Nam vùng phân bố chủ yếu một số dân tộc. 3. Thái độ: - Giáo dục tinh thần tôn trọng, đoàn kết dân tộc. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ dân cư Việt Nam. 2. Học sinh: Tập bản đồ III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, hoạt động nhóm IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Việt Nam- Tổ quốc của nhiều dân tộc, các dân tộc cùng là con cháu của Lạc Long Quân- Âu Cơ, cùng mở mang, gây dựng non sông, cùng chung sống lâu đời trên một đất nước. Các dân tộc sát cánh bên nhau trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài học đầu tiên của môn địa lý lớp 9 hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu: Nước ta có bao nhiêu dân tộc; dân tộc nào giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phát triển đất nước; địa bàn cư trú của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được phân bố như thế nào trên đất nước ta. *Hoạt động 1: Tìm hiểu các dân tộc ở Việt Nam (18 phút) - Mục tiêu: HS nêu được 1 số đặc điểm về dân tộc. HS biết được các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc - Đồ dùng dạy học: Bản đồ dân cư Việt Nam. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt CH. Bằng hiểu biết của bản thân, em cho 1. Các dân tộc ở Việt Nam: biết: - Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? - Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Trình bày những nét khái quát về dân tộc tộc có những nét văn hóa riêng. Kinh và một số dân tộc khác? (ngôn ngữ, trang phục, tập quán, sản xuất..). CH. Quan sát H1.1 cho biết dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Chiếm tỷ lệ bao nhiêu? CH. Dựa vào hiểu biết của thực tế và SGK cho biết: - Người Việt cổ còn có những tên gọi gì? (Âu Lạc, Tây Âu; Lạc Việt...) - Đặc điểm của dân tộc Việt và các dân tộc ít người? (Kinh nghiệm sản xuất, các nghề truyền thống...). CH. Kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? (dệt thổ cẩm, thêu thùa (Tày, Thái...), làm gốm, trồng bông dệt vải ( Chăm), làm dường thốt nốt, khảm bạc (Khơ Me), làm bàn ghế bằng trúc (Tày). CH. Hãy kể tên các vị lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta, tên các vị anh hùng, các nhà khoa học có tiếng là người dân tộc ít người mà em biết? - Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước? - HS trả lời. GV kết luận. - Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước.. - Người Việt là lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế quan trọng.. *Hoạt động 2: Tìm hiểu phân bố các dân tộc (17 phút) - Mục tiêu: Trình bày được sự phân bố các dân tộc ở nước ta. - Đồ dùng dạy học: Bản đồ dân cư Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt CH. Dựa vào bản đồ “ Phân bố dân tộc Việt 2. Phân bố các dân tộc: Nam” và hiểu biết của mình, hãy cho biết a/ Dân tộc Việt (Kinh): dân tộc Việt (Kinh) phân bố ở đâu? GV: Mở rộng kiến thức cho học sinh -Dân tộc Kinh phân bố chủ yếu ở - Lãnh thổ của cư dân Việt Nam cổ trước đồng bằng, trung du, ven biển công nguyên... + Phía Bắc... Tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc). + Phía Nam... Nam Bộ - Sự phân hoá cư dân Việt Cổ thành các bộ phận....

<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Cư dân phía Tây - Tây Bắc... + Cư dân phía Bắc... + Cư dân phía Nam (từ Quảng Bình trở vào). + Cư dân ở Đồng bằng, trung du và Bắc Trung Bộ vẫn giữ được bản sắc Việt cổ tồn tại qua hơn 1000 năm Bắc thuộc... CH. - Dựa vào vốn hiểu biết, hãy cho biết các dân tộc ít người phân bố chủ yếu ở đâu? - Những khu vực có đặc điểm về địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội như thế nào? Diện tích riêng (đặc trưng tiềm năng tài nguyên lớn, vị trí quan trọng địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế chưa phát triển) GV: kết luận CH. Dựa vào SGK và bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam, hãy cho biết địa bàn cư trú cụ thể của các dân tộc ít người? - HS hoạt động nhóm nhỏ: ? xác định ba địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc tiêu biểu? GV: Kết luận. CH. Hãy cho biết cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phân bố và đời sống của đồng bào các dân tộc ít người có những thay đổi lớn như thế nào? (định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường, trạm, công trình thuỷ điện, khai thác tiềm năng du lịch...) *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Học sinh đọc và ghi nhớ kết luận sgk - Làm bài tập 2 sgk. b/ Các dân tộc ít người:. - Miền núi và cao nguyên là các địa bàn cư trú chính của các dân tộc ít người.. - Trung du và miền núi phía Bắc có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mông... - Khu vực Trường Sơn- Tây Nguyên có các dân tộc Ê- đê, Gia- rai, Ba-na, Co-ho... - Người Chăm, Khơ Me, Hoa sống ở cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Tuần: 1 - Tiết: 2 Ngày soạn: 19/08/2015 Ngày dạy: 26, 28/8/2015 BÀI 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được 1số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng phân tích bảng thống kê, một số biểu đồ dân số (hình 2.1, Bảng 2.1 và 2.2) 3. Thái độ: Có ý thức chấp hành các chính sách của nhà nước về dân số và môi trường. Không đồng tình với những hành vi đi ngược chính sách của nhà nước về dân số, môi trường và lợi ích cộng đồng II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Thu thập và xử lí thông tin, phân tích - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm - Làm chủ bản thân III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ, động não, tranh luận IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ dân cư Việt Nam 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: a) Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hoá riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? ví dụ? b) Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 1. Khám phá: Động não: Em biết gì về số dân nước ta? sự gia tăng dân số gây ra hậu quả gì? - GV ghi nhanh câu trả lời của hs lên bảng và dẫn dắt hs vào bài mới 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu số dân (10 phút) - Mục tiêu: Trình bày được 1 số đặc điểm của dân số nước ta - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Giáo viên giới thiệu 3 lần tổng điều tra dân số I. Số dân: toàn quốc ở nước ta: Lần 1: (1/4/79) nước ta có 52,46 triệu người. Lần 2 (1/4/89) nước ta có 76,41 triệu người. Lần 3 (1/4/99) nước ta có 76,34 triệu người. CH. - Dựa vào hiểu biết và SGK em cho biết số dân nước ta tính đến 2002 là bao nhiêu người? (79,7 triệu người).

<span class='text_page_counter'>(5)</span> - Cho nhận xét về thứ hạng diện tích và dân số cuả Việt Nam so với các nước khác trên thế giới. - Việt Nam là nước đông dân, (+ Diện tích thuộc loại các nước có lãnh thổ dân số nước ta là 79.7 triệu (2002). trung bình thế giới.(đứng thứ 58) + Dân số thuộc loại nước có dân đông trên thế giới ( thứ 14)) Chú ý: + Dân số Việt Nam năm 2003 dân số nước ta có 80.9 triệu người. + Trong khu vực Đông Nam Á, dân số Việt Nam đứng thứ 3 sau Inđônêxia (234.9 triệu), Philippin (84.6 triệu). CH. Với số dân đông như trên có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế ở nước ta? (+ Thuận lợi: nguồn lao động lớn, thị trường tiêu thụ rộng. + Khó khăn: Tạo sức ép lớn đối với việc phát triển kinh tế, xã hội; với tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. *Hoạt động 2: Tìm hiểu gia tăng dân số.(17 phút) - Mục tiêu: Trình bày được 1số đặc điểm của dân số nước ta, nguyên nhân và hậu quả - Đồ dùng dạy học: Bản đồ dân cư Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ: II. Gia tăng dân số: Giáo viên yêu cầu HS đọc thuật ngữ “bùng nổ dân số”. CH. - Quan sát H.2.1: Nêu nhận xét sự bùng nổ dân số qua chiều cao các cột dân số? (dân số tăng nhanh liên tục). - Dân số tăng nhanh là yếu tố dẫn đến hiện tượng gì? (bùng nổ dân số) Giáo viên kết luận: - Từ cuối những năm 50 của thế CH. - Qua H.2.1 hãy nêu nhận xét đường biểu kỷ XX, nước ta có hiện tượng diễn tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự thay đổi như “bùng nổ dân số”. thế nào? (+ Tốc độ gia tăng thay đổi từng giai đoạn; cao nhất gần 2% (54- 60) + Từ 1976 đến 2003 xu hướng giảm dần; thấp.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> nhất 1.3%. - Giải thích nguyên nhân sự thay đổi đó (kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình) - Nhờ sự thực hiện tốt chính CH. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số sách dân số và kế hoạch hoá gia giảm nhanh, nhưng dân số vẫn tăng nhanh? đình nên tỉ lệ gia tăng tự nhiên (cơ cấu dân số Việt Nam trẻ, số phụ nữ ở tuổi của dân số có xu hướng giảm. sinh đẻ cao- có khoảng 45- 50 vạn phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ hàng năm) HS tranh luận hậu quả gia tăng dân số: CH. Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? (Kinh tế, xã hội, môi trường) Giáo viên yêu cầu báo cáo kết quả. Giáo viên chuẩn bị kiến thức theo sơ đồ sau:. Hậu quả gia tăng dân số. Kinh tế. Lao động và việc làm. T/đ phát triển kinh tế. Xã hội. Tiêu dùng và tích luỹ. Giáo dục. Y tế, chăm sóc sức khoẻ. Môi trường. Thu nhập mức sống. CH. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta? - Phát triển kinh tế - Tài nguyên môi trường - Chất lượng cuộc sống (xã hội). Giáo viên chuẩn xác lại nội dung kiến thức theo những vấn đề của sơ đồ trên đã nêu. CH. Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỷ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất; thấp nhất? - Các vùng lãnh thổ có tỷ lệ gia tăng tự nhiên. Cạn kiệt tài nguyên. Ô nhiễm môi trường. Phát triển bền vững. - Vùng Tây Bắc có tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số cao nhất (2,19%) , thấp nhất l đồng bằng Sông Hồng (1,11%).

<span class='text_page_counter'>(7)</span> của dân số cao hơn trung bình cả nước? (Tây Bắc; Bắc Bộ; Duyên Hải Nam Trung Bộ; Tây Nguyên) * Hoạt động 3:Tìm hiểu cơ cấu dân số(18 phút) - Mục tiêu: Trình bày được 1 số đặc điểm của dân số nước ta - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Dựa vào bảng 2.2 hãy: - Nhận xét tỷ lệ hai nhóm dân số nam nữ III. Cơ cấu dân số: thời kỳ 1979-1999? (+ Tỷ lệ nữ > nam, thay đổi theo thời gian. + Sự thay đổi giữa tỷ lệ tổng số nam và nữ giảm dần từ 3%2.6%1.4%) CH. Tại sao lại cần phải biết kết cấu dân số theo giới (tỷ lệ nữ, tỷ lệ nam) ở mỗi quốc gia...? (Để tổ chức lao động phù hợp từng giới, bổ sung hàng hoá, nhu yếu phẩm đặc trưng từng giới...) CH. - Nhận xét cơ cấu dân số theo nhóm tuổi nước ta thời kỳ 1979- 1999? - Nhóm từ 0-14 tuổi: + Nam từ 21.8 giảm xuống 20.1 -17.4 + Nữ từ 20.7 giảm xuống 18.9- 16.1 giảm dần - Nhóm từ 15-19 tuổi: + Nam từ 23.8 tăng lên25.6- 28.4 + Nữ từ 26.6 tăng lên28.2-30 tăng dần - Nhóm 60 trở lên: +Nam từ 2.9 tăng lên 3- 3.4 + Nữ từ 4.2 tăng lên 4.7 tăng dần - Giáo viên kết luận : CH. Hãy cho biết xu hướng thay đổi cơ cấu theo nhóm tuổi ở Việt Nam từ 19791999? Giáo viên yêu cầu đọc mục 3 SGK Giải thích tỷ số giới tính ( nam, nữ không bao giờ cân bằng và thường thay đổi theo nhóm tuổi, theo thời gian và không gian..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nguyên nhân của sự khác biệt về tỉ số giới tính ở nước ta là: - Cơ cấu dân số theo độ tuổi của - Hậu quả của chiến tranh, nam giới hy nước ta đang có sự thay đổi. sinh. -Tỷ lệ trẻ em giảm xuống, tỷ lệ - Nam giới phải lao động nhiều hơn, làm người trong độ tuổi lao động và trên những công việc nặng nhọc hơn, nên tuổi độ tuổi lao động tăng lên. thọ thấp hơn nữ. 3. Thực hành/luyện tập: Trình bày 1 phút: ? Dân số đông và tăng nhanh đã gây hậu quả gì? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học và ghi nhớ kết luận sgk - Làm bài tập 1, 2 sgk, nghiên cứu trước bài tiếp theo. TUẦN 2- TIẾT 3 Ngày soạn: 26/8/2015 Ngày dạy: 1, 4/9/2015 BÀI 3- PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được tình hình phân bố dân cư của nước ta. - Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn và thành thị theo chức năng và hình thái quần cư - HS nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta 2. Kỹ năng: Kĩ năng phân tích và quan sát biểu đồ “ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam” và bảng số liệu dân cư. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp bảo vệ môi trường đang sống. Chấp hành các chính sách của nhà nước về phân bố dân cư. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ / bản đồ, các bảng số liệu và bài viết để rút ra một số đặc điểm về mật độ dân số, sự phân bố dân cư, các loại hình quần cư và quá trình đô thị hoá ở nước ta. - Trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành chính sách của Đảng và Nhà nước về phân bố dân cư. - Giải quyết mâu thuẫn giữa việc phát triển đô thị với việc phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường. - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm, cặp. - Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não; Suy nghĩ - cặp đôi- chia sẻ; Thảo luận nhóm; Giải quyết vấn đề; Báo cáo 1 phút. IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V.Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: + Hãy cho biết số dân ở nước ta năm 2002, năm 2003? Tình hình gia tăng dân số ở nước ta? + Cho biết ý nghĩa của sự giảm tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số ở nước ta. 1. Khám phá: Động não: Em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về sự phân bố dân cư ở nước ta hiện nay. Em có biết nước ta có những loại hình quần cư nào? các loại hình quần cư đó có gì khác nhau? - HS trả lời, GV ghi tóm tắt lên bảng câu trả lời của học sinh 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu mật độ dân số và phân bố dân cư (13 phút). - Mục tiêu: Trình bày được tình hình phân bố dân cư của nước ta. - Đồ dùng dạy học: Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Em hãy nêu diện tích của nước ta? So với I. Mật độ dân số và phân bố các nước trên thế giới? dân cư: ? So sánh mật độ số dân của nước ta với mật 1. Mật độ dân số: độ số dân thế giới (2003)? (gấp 5.2 lần) ? So sánh với châu Á với các nước trong khu vực Đông Nam Á? Giáo viên thông báo số liệu - Châu Á: mật độ 85 người/km2 - Khu vực Đông Nam Á + Lào mật độ 25 người/km2 + Cămpu chia mật độ 68 người/km2 + Malaixia mật độ 75 người/km2 + Thái lan mật độ 124 người/km2 ? Qua số liệu trên em có so sánh và rút ra đặc điểm mật độ dân số nước ta? (Mật độ dân số Việt Nam năm 1989 là 195 - Nước ta có mật độ dân số cao: người/km2 246 người / km2. 1999 mật độ 231 người/km2 2002 mật độ 241 người/km2.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 2003 mật độ 246 người/km2 ? Qua số liệu trên em có nhận xét gì về mật độ dân số qua các năm. Giáo viên treo bản đồ phân bố dân cư chỉ - Mật độ dân số của nước ta ngày một số vị trí tập trung đông dân cư (các đồng một tăng. bằng). Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên. Chuyển ý: Sự phân bố dân cư: ? Quan sát H3.1 cho biết dân cư nước ta tập 2. Phân bố dân cư: trung đông đúc ở vùng nào? đông nhất ở đâu? (đồng bằng chiếm 1/4 diện tích tự nhiên nhưng lại tập trung 3/4 dân số. Hai đồng bằng Sông Hồng và Cửu Long ,vùng Nam Bộ) ? Dân cư thưa thớt ở vùng nào? thưa thớt nhất ở đâu? (Miền núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích nhưng có 1/4 dân số; Tây Bắc 67 người/km2; Tây nguyên 82 người/km2. Giáo viên kết luận: ? Dựa vào hiểu biết và thực tế kết hợp với - Dân cư tập trung đông ở đồng sách giáo khoa cho biết sự phân bố dân cư bằng, ven biển và các đô thị. giữa nông thôn và thành thị? - Miền núi và tây nguyên dân cư ? Dân cư sống tập trung nhiều ở nông thôn thưa thớt. chứng tỏ nền kinh tế có trình độ như thế nào? (thấp, chậm phát triển...) ? Hãy cho biết nguyên nhân của đặc điểm - Phần lớn dân cư nước ta sống ở phân bố dân cư nói trên. nông thôn. (76% dân số). ( Đồng bằng, ven biển các đô thị có điều kiện tự nhiên thuận lợi, các hoạt động sản xuất có điều kiện phát triển hơn. Có trình độ phát triển lực lượng sản xuất là khu vực khai thác lâu đời...) ? Nhà nước ta có chính sách các biện pháp gì để phân bố lại dân cư? (tổ chức di dân đến các vùng kinh tế mới ở miền núi và cao nguyên...) *Hoạt động 2: Tìm hiểu Các loại hình quần cư (12 phút) - Mục tiêu: Phân biệt các loại hình quần cư nông thôn và thành thị theo chức năng và hình thái quần cư - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Dựa trên thực tế địa phương và vốn hiểu biết: II. Các loại hình quần cư: + Sự khác nhau giữa kiểu quần cư nông thôn ở 1. Quần cư nông thôn:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> các vùng( quy mô, tên gọi). (+ Làng cổ Việt có luỹ tre bao bọc, đình làng, cây đa, bến nước có trên 100 hộ trồng lúa nước nghề thủ công truyền thống... + Bản buôn, sóc...(chủ yếu là dân tộc ít người gần nguồn nước, đất canh tác sản xuất nông lâm kết hợp có dưới 100 hộ dân chủ yếu là nhà sàn để tránh thú dữ và ẩm). ? Vì sao các làng bản cách xa nhau? (nơi ở, nơi sản xuất chăn nuôi, kho chứa sân phơi...) ? Cho biết sự giống nhau của các quần cư nông thôn? (Hoạt động kinh tế chính là nông, lâm, ngư nghiệp...). Giáo viên kết luận: Hãy nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn? (+ đường, trường, trạm điện, y tế thay đổi diện mạo làng quê. + Nhà cửa lối sống, số người không tham gia sản xuất nông nghiệp...) Hoạt động nhóm: ? Dựa vào hiểu biết và SGK: Nêu đặc điểm của quần cư thành thị ở nước ta. (quy mô) ? Cho biết sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách thức bố trí giữa thành thị và nông thôn. ? Quan sát hình 3.1: hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta? Giải thích? (- Hai đồng bằng lớn và ven biển - Lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...) yêu cầu các nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét bổ sung. - Giáo viên chuẩn kiến thức.. - Là điểm dân cư ở nông thôn với quy mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.. 2. Quần cư thành thị.. - Các đô thị của nước ta phần lớn có quy mô vừa và nhỏ, có chức năng chính là hoạt động công nghiệp dịch vụ. Là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật. - Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển.. *Hoạt động 3:Tìm hiểu đô thị hóa (10 phút) - Mục tiêu: HS nhận biết quá trình đô thị hóa ở nước ta - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung cần đạt.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Dựa vào bảng 3.1 hãy III. Đô thị hoá ? Nhận xét về số dân thành thị của nước ta. (tốc độ tăng, giai đoạn nào tốc độ tăng nhanh...). ? Cho biết sự thay đổi tỷ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô thị hoá ở nước ta như thế nào? ? Quan sát hình 3.1 cho nhận xét về sự phân bố - Số dân thành thị và tỷ lệ dân các thành phố lớn? đô thị tăng liên tục. (Đồng bằng, ven biển) - Trình độ đô thị hoá thấp. - bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá đông ở các thành phố lớn? (việc làm, nhà ở, kết cấu hạ tầng đô thị, chất lượng môi trường đô thị...). ? Lấy ví dụ minh hoạ về việc mở quy mô các thành phố? (Quy mô mở rộng Thủ đô Hà Nội: lấy Sông Hồng là trung tâm mở về phía bắc (Đông AnhGia Lâm) nối hai bờ bằng 05 cây cầu(cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Nhật Tân). 3. Thực hành/luyện tập: Trình bày 1 phút: - GV y/c 2 hs dựa vào bản đồ phân bố dân cư Việt Nam : Trình bày sự phân bố dân cư ,đặc điểm đô thị và sự phân bố đô thị ở nước ta? -Trình bày sự khác nhau giữa 2 loại quần cư? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: Viết báo cáo ngắn: GV y/c hs thông qua việc quan sát địa phương nơi các em sinh sống , viết 1 đoạn văn ngắn mô tả đặc điểm về quần cư ở địa phương TUẦN 3- TIẾT 4 Ngày soạn: 2/9/2015 Ngày dạy: 8, 9/9/2015 BÀI 4: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - HS biết được sức ép của dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta 2. Kỹ năng: - Kĩ năng phân tích biểu đồ Hình 4.1, H 4.2, H 4.3 - Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa môi trường sống và chất lượng cuộc sống..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> 3. Thái độ: Có ý thức giữ gìn vệ sinh MT nơi đang sống và các nơi công cộng khác ,tham gia tích cực các hoạt động BVMT ở địa phương II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Các biểu đồ cơ cấu lao động (phóng to) - Các bảng thống kê về sử dụng lao động. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: vấn đáp, hoạt động nhóm, trực quan IV. Tổ chức giờ học * Kiểm tra bài cũ: + Sự phân bố dân cư của nước ta có đặc điểm gì? + Làm bài tập 3(tr14) *Khởi động/Mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khoẻ va trí tuệ ở vào độ tuổi nhất định. Để rõ hơn vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài hôm nay: * Hoạt động 1 : Tìm hiểu nguồn lao động và sử dụng lao động( 15 Phút) ) - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm của nguồn lao động và việc sử dụng lao động ở nước ta. - Đồ dùng: Các biểu đồ cơ cấu lao động (phóng to) - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung G/V yêu cầu nhắc lại: I- Nguồn lao động và sử dụng lao - Nhóm trong độ tuổi và trên độ tuổi động: lao động (5 - 59 và 60 trở lên) 1- Nguồn lao động: (nhóm tuổi trên chính là nguồn lao động ở nước ta. ? Hãy cho biết: Nguồn lao động nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào? ? Dựa vào H4 .1 hãy nhận xét cơ cấu lực lượng lao động giữa thành thị và nông thôn, giải thích nguyên nhân? ? Nhận xét chất lượng lao động của nước ta. Để nâng cao chất lượng lao động cần có những giải pháp gì? Mỗi nhóm thảo luận một ý Y/C: Đại diện trình bày - Nhóm khác nhận xét - bổ sung G/V chốt kiến thức (Đặc điểm nguồn lao động nước ta.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Nguồn lao động nước ta dồi dào và tăng nhanh. Đó là điều kiện để phát triển kinh tế - Tập trung nhiều ở khu vực nông thôn (75,8%) - Chất lượng lao động với thang điểm 10, - Lực lượng lao động hạn chế (78,8% Việt Nam được quốc tế chấm 3,79 điểm không qua đào tạo) về nguồn nhân lực - Thanh niên Việt Nam theo thanh điểm 10 của khu vực, thì trí tuệ đạt 2,3 điểm, ngoại ngữ 2,5 điểm khả năng thích ứng tiếp cận khoa học, kỹ thuật đạt 2 điểm... ? Theo em những biện pháp để nâng cao chất lượng lao động hiện nay là gì? ? Dựa vào H 4.2. Hãy nhận xét về cơ cấu và sự thay đổi cơ cấu lao động theo - Biện pháp nâng cao chất lượng lao ngành ở nước ta? động hiện nay: có kế hoạch giáo dục (so sánh cụ thể tỉ lệ lao động từng ngành đào tạo hợp lý và có chiến lược đầu từ năm 1989-2003) tư mở rộng đào tạo và dạy nghề. - G/V: 2- Sử dụng lao động: - Qua biểu đồ cơ cấu lao động theo ngành ở nước ta có sự chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hoá trong thời gian qua, biểu hiện ở tỉ lệ lao động trong các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng, số lao động làm việc trong các ngành nông lâm, ngư nghiệp ngày càng giảm. Tuy vậy phần lớn lao động vẫn còn tập trung trong nhóm ngành nông - lâm . - Ngư nghiệp (59,6%). Sự gia tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp - Xây dựng và dịch vụ vẫn còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá - Phần lớn còn tập trung trong nhiều G/Vchốt kiến thức. ngành nông -lâm –ngư nghiệp - Cơ cấu sử dụng lao động của cả nước ta được thay đổi theo hướng đổi mới của nền kinh tế - xã hội *Hoạt động 2 : Tìm hiểu vấn đề việc làm ( 15 phút) - Mục tiêu: HS biết được sức ép của dân số đối với vấn đề giải quyết việc làm. - Đồ dùng: Các bảng thống kê về sử dụng lao động. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Lớp chia 3 nhóm) môi nhóm 1 ý thảo II. Vấn đề việc làm: luận ? Tại sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ở nước ta (Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất phổ biến. Tỉ lệ thất nghiệp của khu vực thành thị cao 6%...) ? Tại sao tỉ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm rất cao nhưng lại thiếu lao động có tay nghề ở các khu vực cơ sở kinh doanh, khu dự án công nghiệp? (Chất lượng lao động thấp, thiếu lao động có kỹ năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp, dịch vụ hiện đại...) ? Để giải quyết vấn đề việc làm phải có giải pháp nào? - Do thực trạng vấn đề việc làm, ở nước ta có hướng giải quyết: G/V kết luận + Phân bố lại dân cư và lao động + Lực lượng lao động dồi dào + Đa dạng hoạt động kinh tế ở + Chất lượng của lực lượng lao nông thôn động thấp + Phát triển hoạt động công + Nền kinh tế chưa phát triển nghiệp, dịch vụ ở thành thị Tạo sức ép lớn cho vấn đề việc làm. + Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, hướng nghiệp dạy nghề * Hoạt động3 : Tìm hiểu chất lượng cuộc sống (10 phút) - Mục tiêu:Trình bày được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Dựa vào sgk: Hãy nêu những dẫn chứng nói III- Chất lượng cuộc sống: lên chất lượng cuộc sống của nhân dân đang có thay đổi cải thiện? (Nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trung bình GDP mỗi năm tăng 7% - Xoá đói giảm nghèo từ 16,1% (2001) xuống 14,5% (2002) và 12% (2003%... 10% (2005) Cải thiện về giáo dục, y tế, và chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, nước sạch, điện sinh hoạt. Kết luận + Chênh lệch giữa các vùng: - Chất lượng cuộc sống đang - Vùng núi phía Bắc - Bắc Trung Bộ, duyên được cải thiện ( về thu nhập, hải Nam Trung Bộ GDP thấp nhất giáo dục, y tế, nhà ở, phúc - Đông Nam Bộ GDP cao nhất lợi xã hội ) + Chênh lệch giữa các nhóm thu nhập cao, thấp - Chất lượng cuộc sống còn tới 8,1 lần chênh lệch giữa các vùng,.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> + GDP bình quân đầu người 440USD (2002). giữa các tầng lớp nhân dân. Trong khi GDP/người trung bình thế giới 5120 USD các nước phát triển 20670 USD. Các nước đang phát triển 1230 USD. Các nước Đông Nam Á 1580 USD. Phấn đấu năm 2005 nước ta là 700 USD. *Tổng kết và hướng dẫn học tập về nhà: - Cho học sinh đọc kết luận - GV y/c hs làm bài tập: ? Thế mạnh của người lao động Việt Nam hiện nay là: a) Có kinh nghiệm sản xuất nông lâm ngư nghiệp b) Mang sẵn phong cách sản xuất nông nghiệp c) Có khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật d) Chất lượng cuộc sống cao. ? Để giải quyết đợc việc làm cần có những giải pháp sau đây a) Phân bố lại lao động và dân cư giữa các vùng b) Phát triển công nghiệp, dich vụ ở các đô thị, đa dạng hoá các hoạt động kinh tế ở nông thôn c) Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm. d) Tất cả các giải pháp trên - Ôn tập kiến thức: Cấu tạo tháp tuổi, cách phân tích tháp tuổi dân số - Chuẩn bị bài thực hành. TUẦN 3- TIẾT 5 Ngày soạn: 2/9/2015 Ngày dạy: 9, 11/9/2015 BÀI 5- THỰC HÀNH PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH THÁP DÂN SỐ NĂM 1989 VÀ NĂM 1999 I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS nêu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng già đi - HS phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. 2. Kỹ năng : Kỹ năng đọc và phân tích, so sánh tháp tuổi để giải thích các xu hướng thay đổi cơ cấu theo tuổi. Các thuận lợi và khó khăn, giải pháp trong chính sách dân số..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Tư duy: + Phân tích, so sánh tháp dân số Việt Nam năm 1989 và 1999 để rút ra kết luận về xu hướng thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta + Phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế xã hội - Giải quyết vấn đề: quyết định các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ sinh và nâng cao chất lượng cuộc sống. - Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng về quy mô gia đình hợp lí. - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm, cặp. - Thể hiện sự tự tin khi trình bày thông tin. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não; Thảo luận nhóm; Giải quyết vấn đề; Suy nghĩ- cặp đôi- chia sẻ IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: - Tại sao giải quyết việc làm đang là vấn đề xã hội gay gắt ở nước ta? - Để giải quyết việc làm, theo em cần phải có những giải pháp nào? 1. Khám phá: Động não: - GV nêu câu hỏi: Tháp dân số thể hiện những vấn đề nào của dân số ? Hình dạng của tháp dân số cho biết điều gì? - HS trả lời, GV gắn những hiểu biết của HS vào nội dung bài thực hành 2. Kết nối: *Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài tập 1 (12 phút ) - Mục tiêu: HS nêu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng già đi - Đồ dùng: Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999. - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Giáo viên sau khi nêu bài tập 1. 1. Bài tập 1 - Giới thiệu khái niệm “Tỉ lệ dân số phụ thuộc” hay còn gọi là “tỷ số phụ thuộc”: Là tỷ số giữa người chưa đến tuổi lao động, số người quá tuổi lao động với những người đang trong độ tuổi lao động của dân cư một vùng, một nước. (hoặc tương quan giữa tổng số người dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> lao động, so với số người ở tuổi lao động, tạo nên mối quan hệ trong dân số gọi là tỷ lệ phụ thuộc). * Hoạt động nhóm: - Sau khi các nhóm trình bày kết quả, bổ sung và chuẩn xác kiến thức . - Năm 1989: Đỉnh nhọn, đáy Giáo viên giải thích: Tỉ số phụ thuộc của nước ta rộng năm 1989 là 86 (nghĩa là cứ 100 người, trong độ - Năm 1999: Đỉnh nhọn, đáy tuổi lao động phải nuôi 86 ở hai nhóm tuổi kia...) rộng, chân đáy thu hẹp hơn Muốn tính được tỷ số phụ thuộc của năm 1989 1989 là: Trong độ tuổi lao động là: 25,6 + 28,2= 53,8 Vậy 53,8  100% 46,2 x  x= (46,2 x 100%)/53.8= 86% (tỷ số phụ thuộc) *Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài tập 2 (12 phút ) - Mục tiêu: HS nêu được sự thay đổi và xu hướng thay đổi cơ cấu theo độ tuổi của dân số nước ta là ngày càng già đi - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV y/c hs nghiên cứu bài tập 2 trả lời 2. Bài tập 2 câu hỏi: - Nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta. - Giải thích nguyên nhân - Sau khi HS trình bày, giáo viên chuẩn - Sau 10 năm (1989- 1999), tỷ lệ xác lại kiến thức. nhóm tuổi 0- 14 đã giảm xuống (từ 39% 33,5%). Nhóm tuổi trên 60 có chiều hướng gia tăng (từ 7,2% 8,1%). Tỷ lệ nhóm tuổi lao động tăng lên (từ 53,8% 58,4%). - Do chất lượng cuộc sống của nhân dân ngày càng được cải thiện: Chế độ dinh dưỡng cao hơn trước, điều kiện - Giáo viên (mở rộng) tỉ số phụ thuộc ở y tế, vệ sinh, chăm sóc sức khoẻ tốt, nước ta dự đoán năm 2024 giảm xuống là ý thức KHHGĐ trong nhân dân cao 52,7%. Trong đó, tỉ số phụ thuộc hiện tại hơn. của Pháp là 53,8%. Nhật Bản 44,9%. Singapo 42,9%; Thái lan 47%... Như vậy hiện tại tỉ số phụ thuộc ở Việt Nam còn có khả năng cao so với các nước phát.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> triển trên thế giới và một số nước trong khu vực. *Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài tập 3 ( 12 phút ) - Mục tiêu: HS phân tích được mối quan hệ giữa gia tăng dân số với cơ cấu dân số theo độ tuổi, giữa dân số và phát triển kinh tế -xã hội của đất nước. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: y/c mỗi nhóm thảo luận một III. Bài tập 3: nội dung; 1- Cơ cấu dân số nước ta có thuận lợi như thế nào cho phát triển kinh tế xã hội. 2- Cơ cấu dân số theo tuổi có khó khăn như thế nào cho phát triển kinh tế xã hội ở nước ta? 3- Biện pháp nào từng bước khắc phục khó khăn trên? - Các nhóm thảo luận - Trình bày kết quả - nhóm khác bổ sung - Gv chuẩn xác kiến thức.. 1- Thuận lợi và khó khăn: a- Thuận lợi: - Cơ cấu dân số theo tuổi ở nước ta có thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội. - Cung cấp nguồn lao động lớn. - Một thị trường tiêu thụ mạnh - Trợ lực lớn cho việc phát triển và nâng cao mức sống b- Khó khăn - Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết công ăn việc làm. - Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục ,y tế, nhà ở ... cũng căng thẳng. - Tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm, nhu cầu giáo dục, y tế, nhà ở bị căng thẳng. 2- Giải pháp khắc phục: - Có kế hoạch giáo dục đào tạo hợp lý, tổ chức hướng nghiệp dạy nghề. - Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ . - Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá.. 3. Thực hành/luyện tập:.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Chúng em biết: Bước 1: HS thảo luận nhóm về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta qua tháp dân số năm 1989 và 1999 và chọn ra 3 điểm để trình bày trước lớp Bước 2: Đại diện 1 số nhóm trình bày trước lớp về 3 điểm nhóm đã chọn 4. Vận dụng, hướng dẫn học bài ở nhà: - Thực hành với tháp dân số: Tìm và phân tích tháp dân số của 1 nước phát triển, rút ra đặc điểm dân số nước đó - Nghiên cứu trước bài 6 -----------------------------------***------------------------------------. TUẦN 4 - TIẾT 6 Ngày soạn: 9/9/2015 Ngày dạy: 15, 16/9/2015 BÀI 6- SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Trình bày sơ lược về quá trình phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam - HS thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. 2. Kỹ năng: - Kĩ năng phân tích biểu đồ về quá trình diễn biến của hiện tượng địa lý (diễn biến về tỷ trọng của các ngành kinh tế trong cơ cấu GDP). - Rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, vẽ biểu đồ hình tròn và nhận xét biểu đồ. 3. Thái độ: Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có tác động xấu đến môi trường II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ, biểu đồ và bài viết để rút ra đặc điểm phát triển nền kinh tế của nước ta. + Phân tích những khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp. - Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và trình bày thông tin. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não; Thuyết trình nêu vấn đề; HS làm việc cá nhân/cặp; Báo cáo 1 phút. IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ hành chính Việt Nam..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: Để giải quyết tốt việc làm cho người lao động nông thôn cần chú ý những vấn đề gì ? 1. Khám phá: Động não: - GV hỏi: Em hiểu gì về nền kinh tế Việt Nam trước thời kì đổi mới và sau khi đổi mới? - HS trả lời. GV dẫn dắt hs vào bài mới 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới (7 phút ) - Mục tiêu: Trình bày sơ lược về quá trình phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Chữa bài tập 3 sgk ( bài 4) I. Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới: (không dạy) *Hoạt động 2 :Tìm hiểu nền kinh tế trong thời kỳ đổi mới (28 phút) - Mục tiêu: HS thấy được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nét đặc trưng của công cuộc đổi mới, những thành tựu và những khó khăn trong quá trình phát triển. - Đồ dùng: Bản đồ hành chính Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung GV: Yêu cầu HS đọc thuật ngữ chuyển dịch cơ II. Nền kinh tế trong thời kỳ cấu kinh tế (trang 153 SGK). đổi mới. ? Đọc SGK cho biết: sự chuyển dịch cơ cấu kinh 1. Sự chuyển dịch cơ cấu tế thể hiện ở những mặt chủ yếu nào? kinh tế: Cơ cấu ngành a. Chuyển dịch cơ cấu ngành. là trọng tâm Cơ cấu lãnh thổ Cơ cấu thành phần kinh tế.) ? Dựa vào hình 6.1 hãy phân tích xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Xu hướng này thể hiện rõ ở những khu vực nào? (nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp- xây dựng, dịch vụ). ? Nhận xét xu hướng thay đổi tỷ trọng của từng khu vực trong GDP (từng đương biểu diễn). + Sự quan hệ giữa các khu vực? (các đường) + Nguyên nhân của sự chuyển dịch các khu vực? Gv: Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi. - Gv chuẩn kiến thức. Khu vực kinh tế Sự thay đổi trong cơ cấu GDP Nguyên nhân - Tỷ trọng giảm liên tục : Từ cao - Nền kinh tế từ bao cấp.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> nhất 40% (1991) giảm thấp hơn Dịch vụ. (1992), thấp hơn công Nông - lâm - ngư nghiệp - xây dựng (1994). Còn hơn 20% (2002). nghiệp. - Tỷ trọng tăng lên nhanh nhất từ Công nghiệp- xây dưới 25%( 1991) lên gần 40% dựng (2002).. Dịch vụ. - Tỷ trọng tăng nhanh từ (91- 96) cao nhất gần 45%. Sau đó giảm rõ rệt dưới 40% (2002).. sang kinh tế thị trườngxu hướng mở rộng nền kinh tế nông nghịêp hàng hoá. - Nước ta đang chuyển từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp. - Chủ trương công nghiệp hoá hiện đại hoá gắn với đường lối đổi mới  là ngành khuyến khích phát triển - Do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài chính khu vực cuối năm 1997. Các hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng chậm. Gv yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ: “Vùng b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: kinh tế trọng điểm” - Lưu ý học sinh: các vùng kinh tế trọng điểm là các vùng được nhà nước phê duyệt quy hoạch tổng thể nhằm tạo ra các động lực phát triển cho toàn bộ nền kinh tế. ? Dựa vào hình 6.2: - Cho biết nước ta có mấy vùng kinh tế (7 vùng). Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trên bản đồ? - Xác định phạm vi lãnh thổ của các vùng kinh tế trọng điểm ? Nêu ảnh hưởng của các vùng kinh tế trọng điểm đến sự phát triển kinh tế- xã hội? - Nước ta có 7 vùng kinh tế, 3 - Gv chốt lại vùng kinh tế trọng điểm ( Bắc Bộ, miền Trung, phía Nam). ? Dựa vào H6.2 kể tên các vùng kinh tế giáp - Các vùng kinh tế trọng điểm biển, vùng kinh tế không giáp biển? (Tây có tác động mạnh đến sự phát Nguyên không giáp biển). Với đặc điểm tự triển kinh tế xã hội và các vùng nhiên của các vùng kinh tế giáp biển có ý kinh tế lân cận. nghĩa gì trong phát triển kinh tế? - Đặc trưng của hầu hết các vùng kinh tế là kết hợp kinh tế ? Bằng vốn hiểu biết và qua các phương tiện trên đất liền và kinh tế biển, đảo. thông tin em cho biết nền kinh tế nước ta đã 2. Những thành tựu và thách đạt được những thành tựu to lớn như thế nào? thức:.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> a. Những thành tựu nổi bật: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối vững chắc. - Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. ? Những khó khăn nước ta cần vượt qua để - Nước ta đang hội nhập vào phát triển kinh tế hiện nay là gì? kinh tế khu vực và toàn cầu.. b. Những thách thức: -Sự phân hoá giầu nghèo và còn nhiều xã nghèo ở vùng sâu, vùng xa. - Môi trường ô nhiễm, tài nguyên cạn kiệt. - Vấn đề việc làm còn nhiều bức xúc. - Nhiều bất cập trong sự phát triển văn hoá, giáo dục, y tế. - Phải cố gắng lớn trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. 3. Thực hành/hướng dẫn học bài: 5’ Bài tập: Hướng dẫn bài tập 2: Vẽ biểu đồ hình tròn: Cơ cấu GDP phân theo thành phần kinh tế năm 2002. 1. Chia hình tròn thành những nan quạt theo đúng tỉ lệ và trật tự của các thành phần kinh tế trong bảng 6.1. 2. Toàn bộ hình tròn là 360 o tương ứng với tỷ lệ 100%. như vậy, tỷ lệ 1% sẽ tương ứng với 3.6 o trên hình tròn. Nan quạt thể hiện thành phần kinh tế nhà nước chiếm tỷ lệ 38.4 x 3.6= 138o Nan quạt thể hiện thành phần kinh tế tập thể chiếm 8 x 3.6 Nan quạt thể hiện thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 13.7 x 3.6. TUẦN 4 - TIẾT 7 Ngày soạn: 9/9/2015 Ngày dạy: 16, 18/9/2015 BÀI 7: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích được vai trò của các nhân tố tự nhiên và kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng đánh giá, giá trị kinh tế các tài nguyên thiên nhiên. - Kĩ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và các phân bố nông nghiệp. 3. Thái độ: Không ủng hộ các hoạt động làm ô nhiễm, suy thoái và suy giảm đất, nước, khí hậu, sinh vật II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam - Bản đồ khí hậu Việt Nam 2. Học sinh : n/c trước bài mới III. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, thuyết trình IV.Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: (Kiểm tra 15 phút) - Cho biết xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thể hiện ở những khu vực nào? - Hãy nêu một số thành tựu và thách thức trong phát triển kinh tế của nước ta. *Khởi động/mở bài: (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Cách đây hơn 4000 năm ở lưu vực sông Hồng, tổ tiên ta đã chọn cây lúa làm nguồn sản xuất chính, đặt nền móng cho nông nghiệp nước nhà phát triển như ngày nay. Nông nghiệp có những đặc điểm, đặc thù khác so với các ngành kinh tế khác là phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Điều kiện kinh tế xã hội đuợc cải thiện đã tạo điều kiện thúc đẩy nông nghiệp phát triển và phân bố nông nghiệp nước ta như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung hôm nay. *Hoạt động 1:Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên ( 18 phút ) - Mục tiêu: Phân tích được vai trò của các nhân tố tự nhiên đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp - Đồ dùng: : Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. Bản đồ khí hậu Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung ? Hãy cho biết sự phát triển và phân bố I. Các nhân tố tự nhiên: nông nghiệp phụ thuộc vào những tài nguyên nào của tự nhiên (đất, khí hậu, sinh vật). - Vì sao nói nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào đất đai và khí hậu. (Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các sinh vật- Cơ thể sống cần có đủ 5.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> yếu tố cơ bản: Nhiệt, nước, ánh sáng, không khí, chất dinh dưỡng...). ? Cho biết vai trò của đất đối với ngành nông nghiệp. Hoạt động nhóm: - GV: Dựa vào kiến thức đã học và vốn hiểu biết hãy cho biết: + Nước ta có mấy nhóm đất chính? Tên? diện tích mỗi nhóm? + Phân bố chủ yếu mỗi nhóm đất chính? + Mỗi nhóm đất phù hợp với loại cây trồng gì? - GV y/c HS hoàn thiện bảng tóm tắt sau. Các yếu tố Tên đất. 1. Tài nguyên đất. - Là tài nguyên quý giá. - Là tư liệu sản xuất không thể thay thế được của ngành nông nghiệp. Tài nguyên đất. Feralít 16 triệu ha- 65% diện Diện tích tích lãnh thổ - Miền núi và trung du - Tập trung chủ yếu: Tây Phân bố chính Nguyên, Đông Nam Bộ Cây công nghiệp nhiệt Cây trồng thích hợp đới (đặc biệt là cây Cao nhất su, cà phê trên quy mô lớn). - GV hướng dẫn HS tham khảo lược đồ H.20.1; H28.1; H31.1; H35.1 để nhấn mạnh thêm sự phân bố của tài nguyên đất ở hai đồng bằng châu thổ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Phù sa 3 triệu ha- 24% diện tích lãnh thổ Hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long - Cây lúa nước - Các cây hoa màu khác. - GV mở rộng kiến thức cho học sinh. - Tài nguyên đất và việc sử dụng đất. - Lưu ý: + Tài nguyên đất nước ta rất hạn chế. + Xu hướng diện tích bình quân trên đầu người ngày một giảm, do gia 2. Tài nguyên khí hậu: tăng dân số. + Cần sử dụng hợp lý, duy trì nâng cao độ phì cho đất..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Hoạt động nhóm: Dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8. Hãy trình bày đặc điểm khí hậu của nước ta. - GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ theo yêu cầu Hiện nay lượng nước sử dụng trong 3. Tài nguyên nước : nông nghiệp ở nước ta chiếm trên 90% tổng số nước sử dụng. Nước đối với sản xuất nông nghiệp là rất cần thiết như cha ông ta khẳng định: “ nhất nước nhì phân”. Tài nguyên nước của Việt Nam có đặc - Có nguồn nước phong phú  mạng lưới sông ngòi dầy đặc, nguồn nước điểm gì? ngầm phong phú. ? Tại sao thuỷ lợi là biện pháp hàng - Có lũ lụt, hạn hán đầu trong thâm canh nông nghiệp ở - Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong nước ta. thâm canh nông nghiệp nước ta tạo ra năng suất và tăng sản lượng cầy trồng ( - Chống úng, lụt mùa mưa bão cao. - Cung cấp nước tưới mùa khô - Cải tạo đất, mở rộng diện tích canh tác). Tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ va 4. Tài nguyên sinh vật: cây trồng. ? Trong môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm, tài nguyên sinh vật nước ta có đặc điểm gì? (Đa dạng về hệ sinh thái, giàu về thành phần loài sinh vật...). - Là cơ sở thuần dưỡng, lai tạo nên các cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt, thích nghi cao với các điều kiện sinh thái ở nước ta.. - Tài nguyên sinh vật nước ta tạo những cơ sở gì cho sự phát triển và phân bố nông nghiệp? Nhờ thực hiện công cuộc đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã phát triển tương đối ổn định và vững chắc, sản xuất nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Đó là thắng lợi của chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và Nhà nước. Ta tìm hiểu vai trò lớn lao của các nhân tố kinh tế- xã hội trong mục II. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các nhân tố kinh tế- xã hội ( 10 phút ) - Mục tiêu: Phân tích được vai trò của các nhân tố kinh tế xã hội đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Giáo viên phân tích, gợi mở.. Nội dung II. Các nhân tố kinh tế- xã hội:. Kết quả nông nghiệp đạt được trong những năm qua là biểu hiện sự đúng đắn, sức mạnh của những chính sách phát triển nông nghiệp đã tác động lên hệ thống các nhân tố kinh tế. Đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của Nhà nước. ? Đọc SGK mục II, kết hợp với hiểu biết em hãy cho biết vai trò của yếu tố chính *Chính sách phát triển nông sách đã tác động lên những vấn đề gì trong thôn: nông nghiệp? -Tác động mạnh tới dân cư và Giáo viên yêu cầu, khuyến khích học lao động nông thôn: sinh phát biểu ý kiến của mình, lấy nhân tố + khuyến khích sản xuất, khơi dậy, phát huy các mặt mạnh chính sách làm trung tâm. trong lao động nông nghiệp. Giáo viên chuẩn xác kiến thức: + Thu hút, tạo việc làm, cải Hoạt động nhóm: thiện đời sống nông dân. ? quan sát hình H7.2 em hãy kể tên một - Hoàn thiện cơ sở vật chất kĩ số cơ sở vật chất - kỹ thuật trong nông thuật trong nông nghiệp nghiệp để minh hoạ rõ hơn sơ đồ trên. (+ Thuỷ lợi: cơ bản đã hoàn thành - - Tạo mô hình phát triển nông nghiệp thích hợp, khai thác mọi H7.1. + Dịch vụ trồng trọt phát triển, phòng, tiềm năng sẵn có - (Phát triển kinh tế hộ gia đình, trang trại, trừ dịch bệnh. + Các giống mới: Vật nuôi, cây trồng hướng xuất khẩu cho năng xuất cao...) - Mở rộng thị trường tiêu thụ sản ? Sự phát triển của công nghiệp chế biến phẩm, thúc đẩy sản xuất, đa dạng có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và sản phẩm, chuyển đổi cơ cấu cây phân bố nông nghiệp? trồng, vật nuôi. (- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản. - Nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. - Thúc đẩy sự phát triển các vùng chuyên canh). ? Hãy lấy những ví dụ cụ thể để thấy rõ vai trò của thị trường đối với tình hình sản xuất một số nông dân ở địa phương em. (Cây công nghiệp, cây ăn quả, gia cầm, lúa, gạo, thịt lợn...).

<span class='text_page_counter'>(28)</span> Giáo viên chốt lại vai trò của các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội. - Yêu cầu học sinh đọc phần kết luận SGK *Tổng kết và hướng dẫn học tập về nhà: - Học sinh đọc kết luận sgk - Y/c hs làm bài tập trắc nghiệm sau: Câu 1- Đất đai là tài nguyên vô cùng quí giá vì: a. Là tư liệu sản xuất của nông nghiệp, lâm nghiệp. b. Là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các cơ sở kinh tế văn hoá xã hội, quốc phòng . c. Là tư liệu sản xuất của nông lâm nghiêp, là yếu tố của môi trường d. Câu a và b đúng. Câu 2 -Các nhân tố tự nhiên của nước ta được hiểu là : a. Hệ thống cơ sở vật chất – kỹ thuật. b. Tổng thể nguồn tài nguyên thiên nhiên. c. Đường lối chính sách của đất nước . d. Tất cả đều đúng. - Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thành tựu trong sản xuất lương thực (lúa gạo) của nước ta từ thời kỳ 1980- nay. ----------------------------***-----------------------------TUẦN 5 - TIẾT 8 Ngày soạn: 16/9/2015 Ngày dạy: 22, 23/9/2015 BÀI 8 - SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: 1- Kiến thức: - HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất nông nghiệp. 2- Kỹ năng: - Kỹ năng phân tích bảng số liệu, kỹ năng phân tích sơ đồ ma trận về phân bố các cây công nghiệp chủ yếu theo vùng. - Biết đọc lược đồ nông nghiệp Việt Nam. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Tư duy: + Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ, bảng số liệu và bài viết về tình hình phát triển và phân bố của ngành trồng trọt, chăn nuôi. + Phân tích mối quan hệ giữa điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với sự phân bố một số ngành trồng trọt và chăn nuôi..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não; Thuyết trình nêu vấn đề; Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ. IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: * Kiểm tra bài cũ: Cho biết những thuận lợi của tài nguyên thiên nhiên để phát triển nông nghiệp nước ta? 1. Khám phá: Việt Nam là một nước nông nghiệp- một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Vì thế, đã từ lâu, nông nghiệp nước ta được đẩy mạnh và được nhà nước coi là mặt trận hàng đầu. Từ sau đổi mới, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hoá lớn. Để có được những bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực nông nghiệp, sự phát triển và phân bố của các ngành đã có chuyển biến gì khác trước, ta cùng tìm hiểu câu trả lời trong nội dung bài hôm nay. 2. Kết nối: *Hoạt động 1 : Tìm hiểu ngành trồng trọt ( 20 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của sản xuất ngành trồng trọt - Đồ dùng: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? - Dựa vào bảng 8.1 hãy cho nhận xét sự thay I - Ngành trồng trọt đổi tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt? ( Tỉ trọng: +> Cây lương thực giảm 6.3% ( từ năm 1990-2002. +> Cây công nghiệp tăng 9.2% (19902002) ? Sự thay đổi này nói lên điều gì . (nông nghiệp : +> Đang phá thế độc canh cây lúa +> Đang phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới...) - GV: chốt KT: * Hoạt động nhóm: ? Dựa vào bảng 8.2.Trình bày các thành tựu trong sản xuất lúa thời kỳ 1980-2002. - GV: chia 4 nhóm mỗi nhóm phân tích một chỉ tiêu về sản lượng lúa.. - Ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng các loại cây trồng. - Chuyển mạnh sang trồng cây hàng hoá, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến xuất khẩu. 1. Cây lương thực:.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> - Năng suất lúa cả năm tạ/ha (1980-2002) - sản lượng bình quân đầu người ( tăng từ 24.1 tạ/ ha gấp 2.2 lần - diện tích tăng 1904 gấp 1.34 lần - Tăng từ 22.8 triệu tấn - sản lượng bình quân đầu người là 215kg gấp gần 2 lần). - GV: +>Thành tựu nổi bật từ một nước phải nhập lương thực sang một nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. (1986 phải nhập 351 000 tấn gạo đến năm 1988 thì đã cải cách và đến năm 1989 nước ta đã xuất khẩu gạo. +>Từ 1991 trở lại đây gạo xuất khẩu tăng dần từ 1 triệu tấn đến 2 triệu tấn, năm 1999 xuất 4,5 triệu tấn... ? Dựa vào hình 8.2 và vốn hiểu biết hãy cho biết đặc điểm phân bố nghề trồng lúa ở nước ta? GV: Ở nước ta, cây công nghiệp được phân bố trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp *Hoạt động nhóm nhỏ: ? Dựa vào SGK hãy cho biết lợi ích kinh tế của việc phát triển cây công nghiệp? ? Dựa vào B.8.3 cho biết nhóm cây CN hàng năm và nhóm cây CN lâu năm ở nước ta bao gồm những loại cây nào. (- XK nguyên liệu chế biến tận dụng tài nguyên đất, phá thế độc canh, khắc phục tính mùa vụ, bảo vệ môi trường - Đọc theo cột dọc biết một số vùng sinh thái có các cây công nghiệp chính được trồng. - Đọc theo cột ngang biết các vùng phân bố chính của một loại cây công nghiệp) - GV: chốt KT: ? Xác định trên bảng 8.3 các cây CN chủ yếu được trồng ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Cao su, cà phê) ? Hãy cho biết tiềm năng của nước ta cho việc pt’ và phân bố cây ăn quả (khí hậu, tài nguyên, chất lượng, thị trường...) ? Kể tên một số cây ăn quả Bắc, Trung, Nam Bộ (Cam xã Đoài, nhãn Hưng Yên, vải thiều Lục Ngạn, đào Sa Pa, cam Phủ Quỳ, soài Lái Thiêu, sầu riêng, măng cụt...). - Lúa là cây lương thực chính. - Các chỉ tiêu về sản xuất lúa năm 2002 đều tăng lên rõ rệt so với các năm trước. - Lúa được trồng ở khắp nơi tập trung chủ yếu ở hai sông đồng bằng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.. 2. Cây công nghiệp:. - Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước. - Tập trung nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> ? Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị. (Khí hậu diện tích, đất đai, giống cây nổi tiếng, 3. Cây ăn quả: vùng nhiệt đới điển hình...) ? Cây ăn quả nước ta còn những hạn chế gì cần giải quyết để phát triển thành ngành có giá trị xuất khẩu (Sự phát triển thì chậm, thiếu ổn - Nước ta có nhiều tiềm năng về định. tự nhiên để phát triển các loại - Cần chú trọng đầu tư và pt’thành vùng SX có cây ăn quả có giá trị kinh tế tính chất hàng hoá lớn ). cao. - Chú ý khâu chế biến và thị trường tiêu thụ). Ở các nước pt’ phần lớn tỷ trọng chăn nuôi - Đông Nam Bộ, đồng bằng trong tổng giá trị nông nghiệp cao hơn trồng sông Cửu Long là vùng cây ăn trọt. Vậy tình hình pt’ngành này ở nước ta quả lớn nhất nước ta. ntn ? *Hoạt động 2 : Tìm hiểu ngành chăn nuôi ( 15 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành chăn nuôi - Đồ dùng: Bản đồ nông nghiệp Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Chăn nuôi nước ta chiếm tỷ trọng ntn trong II. Ngành chăn nuôi: NN? Điều đó nói lên điều gì? Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng (Tỷ trọng xấp xỉ 20%- nông nghiệp chưa phát thấp trong nông nghiệp triển hiện đại... ? Dựa vào hình 8.2 xác định vùng chăn nuôi 1. Chăn nuôi trâu bò: Trâu bò chính? hiện nay, trâu bò ở nước ta được nuôi chủ yếu để đáp ứng yêu cầu gì. - Trâu bò được chăn nuôi chủ (Sức kéo) yếu ở trung du và miền núi chủ ? Tại sao hiện nay đang được phát triển ven yếu lấy sức kéo. các thành phố lớn. (gần thị trường tiêu thụ) - Số lượng : 7 triệu con (2002 ). ? Xác định H8.2 các vùng chăn nuôi lợn 2. Chăn nuôi lợn: chính. vì sao được nuôi nhiều nhất ở ĐBSH. - Lợn được nuôi tập trung ở hai (Gần vùng SX lương thực, cung cấp thịt sử đồng bằng sông Hồng và sông dụng LĐ phụ tăng thu nhập, giải quyết phân Cửu Long là nơi có nhiều lương hữu cơ) thực và đông dân. - GV: Y/c HS Đọc phần chăn nuôi gia cầm - Số lượng : 23 triệu con (2002 ). ? Cho biết hiện nay chăn nuôi ở nước ta và khu vực đang phải đối mặt với nạn dịch gì (H5N1) dịch cúm gia cầm. 3. Chăn nuôi gia cầm: - GV: VNđứng thứ 7/40 trong số các nước có - Gia cầm phát triển nhanh ở nuôi trâu đồng bằng. - Đàn lợn đứng thứ 5 thế giới 23.2 triệu con, - Số lượng : 230 triệu con 16 triệu tấn thịt (2002) ( 2002 ). - Dự kiến phát triển chăn nuôi gia súc ở nước.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> ta đến năm 2010. 3. Thực hành/luyện tập: Trình bày 1 phút: - Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa nước ta? - Ngành chăn nuôi có đặc điểm gì chung? 4. Vận dụng: Sưu tầm tư liệu : Sưu tầm tư liệu về những hình ảnh phá rừng ở nước ta? Những hình ảnh về trồng rừng và cải tạo rừng.. TUẦN 5 - TIẾT 9 Ngày soạn: 16/09/2015 Ngày dạy: 23, 25/9/2015 BÀI 9- SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THUỶ SẢN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - HS trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta, vai trò của từng loại rừng - HS trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản 2. Kỹ năng: - KN xác định phân tích các yếu tố trên bản đồ và lược đồ. - Kỹ năng vẽ biểu đồ đường, lấy năm gốc =100% 3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên, không đồng tình với các hành vi phá hoại môi trường. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/bản đồ, Atlat, tranh ảnh, bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp, thuỷ sản. - Làm chủ bản thân: Trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ rừng và nguồn lợi thuỷ sản - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo cặp, nhóm. - Tự nhận thức: Thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân và khi thực hiện hoạt động theo yêu cầu của GV III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ; HS làm việc cá nhân; Thảo luận nhóm; Trò chơi..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Lược đồ Lâm, thuỷ sản Việt Nam 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta? - Xác định sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm và hàng năm chủ yếu trên bản đồ nông nghiệp? 1. Khám phá: Suy nghĩ-cặp đôi- chia sẻ: - Hãy nêu những hiểu biết của em về tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản nước ta? Cho dẫn chứng? - GV khái quát ý kiến học sinh và giới thiệu bài mới 2. Kết nối: *Hoạt động 1 : Tìm hiểu ngành lâm nghiệp (20 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được thực trạng và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta,vai trò của từng loại rừng - Đồ dùng: Lược đồ Lâm, thuỷ sản Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Sự phân bố và phát triển của ngành I- Lâm nghiệp lâm nghiệp hiện nay ntn. 1- Tài nguyên rừng: - HĐ nhóm nhỏ: - Tài nguyên rừng cạn kiệt độ che phủ ? Dựa vào SGK cho biết thực trạng rừng toàn quốc thấp (35%) rừng nước ta hiện nay. - GV: Rừng tự nhiên liên tục bị giảm sút trong 14 năm (1976-1990) khoảng 2 triệu ha, trung bình mỗi năm mất 19 vạn ha. - Hiện nay nước ta có khoảng 11,6 triệu ? Đọc bảng 9.1: hãy cho biết cơ cấu ha rừng, trong đó: các loại rừng ở nước ta (3loại rừng) + Rừng phòng hộ và rừng đặc dụng: - Y/C phân tích bảng số liệu, cho NX. chiếm 60 %. ? Dựa SGK từ đoạn rừng sản xuất... + Rừng SX: chiếm 40 %. Khu dự trữ thiên nhiên. Hãy cho biết chức năng của từng loại rừng phân theo mục đích sử dụng? (+ Rừng phòng hộ là rừng phòng chống thiên tai, bảo vệ mt. + Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho CN dân dụng, xuất khẩu. +Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ các giống loài quý hiếm) - HĐ cá nhân: 2- Sự phát triển và phân bố ngành lâm ? Dựa vào chức năng từng loại rừng và nghiệp. H9.1 cho biết sự phân bố các loại rừng.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> * GV: Ví dụ: - Khu bảo tồn thiên nhiên Tràm Chim là đặc trưng cho hệ sinh thái đất ngập - Rừng phòng hộ phân bố núi cao, ven nước điển hình Đồng Tháp Mười biển - Rừng đặc dụng Bù Gia Mập đặc - Rừng sản xuất (rừng tự nhiên và rừng trưng cho kiểu rừng Đông Nam Bộ trồng) ở núi thấp trung du - Rừng quốc gia Cát Tiên đặc trưng - Rừng đặc dụng phân bố môi trường cho kiểu rừng chuyển tiếp cao nguyên tiêu biểu điển hình cho các hệ sinh thái cực Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. ? Cơ cấu của ngành lâm nghiệp gồm những hoạt động nào (lâm sản, trồng rừng, khai thác, bảo vệ rừng) - QS H9.1 mô hình kinh tế trang trại + Phân tích: Với đặc điểm địa hình 3/4 là diện tích đồi núi, nước ta rất thích hợp với mô hình phát triển kinh tế trang trại nông lâm kết hợp + Mô hình đem lại hiệu quả to lớn của sự khai thác, bảo vệ và tái tạo đất rừng và tài nguyên rừng ở nước ta và nâng cao đời sống cho nhân dân. - GV chốt KT ? Cho biết việc đầu tư rừng đem lại lợi ích gì - (Bảo vệ mt sinh thái hạn chế gió bão lũ lụt, hạn hán và sa mạc hoá - Rừng góp phần to lớn vào việc hình thành và bảo vệ đất, chống xói mòn đồng thời bảo vệ nguồn gen quý giá. - Cung cấp nhiều lâm sản, của sản - Mô hình nông-lâm kết hợp đang được xuất và đời sống) phát triển góp phần bảo vệ rừng và nâng ? Tại sao chúng ta khai thác phải kết cao đời sống nhân dân. hợp trồng rừng và bảo vệ rừng. (- Để tái tạo nguồn tài nguyên quý giá và bảo vệ môi trường - Ổn định việc làm nâng cao đời sống cho nông thôn miền núi) *Hoạt động 2 : Tìm hiểu ngành thủy sản (17 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày sự phát triển và phân bố ngành thuỷ sản - Đồ dùng: Lược đồ Lâm, thuỷ sản Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Hoạt động nhóm( 5 phút) ? Nước ta có ĐKTN thuận lơi để pt’nhanh khai thác thuỷ sản ntn . (- Mạng lưới sông ngòi, ao hồ dày đặc - vùng biển rộng 1 triệu Km2 - Bờ biển, đầm, phá, rừng ngập mặn...) ? Hãy xác định trên H9.1 các tỉnh trọng điểm nghề cá (Các tỉnh duyên hải NTB và NB.) ? Đọc tên xác định trên H9.2 bốn ngư trường trọng điểm ở nước ta. ? Cho biết những thuận lợi của ĐKTN cho mt thuỷ sản ở nước ta. II- Ngành thuỷ sản: 1- Nguồn lợi thuỷ sản - Hoạt động khai thác thuỷ sản nước ngọt (sông hồ, ao...) hải sản nước mặn (biển) nước lợ (bãi triều, rừng ngập mặn). - Có bốn ngư trường trọng điểm nhiểu bãi tôm mực cá - Hoạt động nuôi trồng có tiềm năng rất lớn, cả về nuôi thuỷ sản ngọt, mặn, lợ - Khó khăn trong khai thác, sử dụng các nguồn lợi thuỷ sản do khí hậu, môi trường, khai thác quá mức.. ? Hãy cho biết những khó khăn do thiên nhiên gây ra cho nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản. (Bão, gió mùa Đông Bắc, ô nhiễm mt biển, nguồn lợi bị suy giảm) . - GV: +>Khó khăn về vốn đầu tư, hiệu quả KT còn thấp, khai thác bằng tầu thuyền nhỏ làm nguồn lợi hải sản ven bờ bị suy giảm nhanh chóng nhiều vùng đã bị cạn kiệt. +> Nhiều nơi do thiếu quy hoạch và quản lý phá rừng ngập mặn nuôi tôm, phá huỷ môi trường sinh thái. +> Ngư dân còn nghèo không có vốn để đóng tàu công suất lớn. ? Hãy so sánh số liệu trong bảng 9.2 rút ra NX về sự pt’của ngành thuỷ sản.? 2- Sự phát triển và phân bố ngành thuỷ (- Sản lượng tăng nhanh và liên tục. sản. - Sản lượng khai thác nuôi trồng tăng liên tục. - Sản lượng khai thác tăng nhiều hơn nuôi trồng) - Các tỉnh trọng điểm nghề cá ở - Sản xuất thuỷ sản phát triển mạnh mẽ..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> nước ta (Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa Vũng Tàu và Bình Thuận) - GV: Ngư nghiệp đã tạo ra việc làm cho nhân dân thu hút 3.1% số lao động (cả nước) gần 1.1 triệu người gồm 45 vạn người đánh bắt, 56 vạn người nuôi trồng, khoảng 6 vạn người trong lĩnh vực chế biến. ? Dựa vào sách giáo khoa cho biết tình hình xuất khẩu thủy sản nước ta hiện nay.. Tỷ trọng sản lượng khai thác lớn hơn tỷ trọng sản lượng nuôi trồng. - Nghề nuôi trồng thuỷ sản đang phát triển mạnh mẽ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và khai thác tiềm năng to lớn của đất nước - Xuất khẩu thuỷ sản hiện nay có bước phát triển vượt bậc.. 3. Thực hành/luyện tập: Trò chơi: Điền bản đò trống - Y/cầu: Điền đúng tên và vị trí của 4 ngư trường lớn, các tỉnh dẫn đầu về khai thác và nuôi trồng thủy sản - Cách tiến hành: Thi giữa các đội, đội nào điền đúng và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc 4. Vận dụng: - GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 3 sgk bằng cách thay đổi câu hỏi bài thành vẽ biểu đồ hình cột, các bước vẽ một biểu đồ hình cột. - Sưu tầm tư liệu: Sưu tầm tư liệu và viết báo cáo ngắn về tình hình xuất khẩu thủy sản của nước ta. TUẦN 5 - TIẾT 10 Ngày soạn:16/09/2015 Ngày dạy: 27/9/2015 BÀI 10- THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khôi phục lại kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. 2. Kỹ năng: - Kỹ năng xử lý bảng số liệu theo các yêu cầu riêng của vẽ biểu đồ (tính cơ cấu phần trăm) - Kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu (hình tròn) và kỹ năng vẽ biểu đồ đường thể hiện tốc độ tăng trưởng, kỹ năng đọc biểu đồ, rút ra nhận xét và giải thích..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi. - Phấn màu các loại, bảng phụ (bút dạ màu) 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: vấn đáp, nhóm, trực quan IV. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: -Hãy cho biết đặc điểm ngành trồng trọt nước ta trong thời kỳ từ 1990- 2002. (Phá thế độc canh cây lúa... cơ cấu giá trị của ngành). *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: GV giới thiệu bài *Hoạt động 1 : Tìm hiểu bài tập 1 (35 phút ) - Mục tiêu: Khôi phục lại kiến thức lý thuyết về ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi. - Đồ dùng: Compa, thước kẻ, thước đo độ, máy tính bỏ túi. Phấn màu các loại, bảng phụ, bút dạ màu - Cách tiến hành: Bài tập 1: Vẽ, phân tích biểu đồ hình tròn 1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài. 2. Giáo viên nêu cho hs quy trình vẽ biểu đồ cơ cấu theo các bước: a. Bước 1: Lập bảng số liệu đã xử lý theo mẫu. Chú ý làm tròn số sao cho tổng các thành phần phải đúng 100%. b. Bước 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc: Bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ vẽ theo chiều kim đồng hồ c. Bước 3: - Đảm bảo chính xác ; phải vẽ hình quạt với tỷ trọng của từng thành phần trong cơ cấu. Ghi trị số phần trăm vào các hình quạt tương ứng (chú ý để hình vẽ đẹp: các trị số phần trăm ở biểu đồ cơ cấu có ít thành phần và bán kính lớn thường biểu thị hình tròn). - Vẽ đến đâu kẻ vạch tô màu đến đó. Đồng thời thiết lập bảng chú giải.. C©y l ¬ng thùc. C©y l ¬ng thùc. c©y c«ng nghiÖp. c©y c«ng nghiÖp. c©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶, c©y kh¸c. Năm 1990 3. Gv hướng dẫn xử lý số liệu:. c©y thùc phÈm, c©y ¨n qu¶, c©y kh¸c. Năm 2002.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> Bước 1: Gv kẻ lên bảng phụ khung của bảng số liệu đã xử lý (Các cột số liệu được bỏ trống) Bước 2: Hướng dẫn xử lý số liệu. - Lưu ý: Tổng số diện tích gieo trồng là 100% Biểu đồ hình tròn có góc ở tâm là 3600 4. Tổ chức cho hs vẽ biểu đồ: - Yêu cầu vẽ: - Biểu đồ năm 1990 có bán kính 20 mm. - Biểu đồ năm 2002 có bán kính 24 mm. + Giáo viên: hướng dẫn HS vẽ 1 biểu đồ trong năm 1990 trên bảng. + Giáo viên cho HS vẽ tiếp biểu đồ năm 2002, thiết lập bảng chú giải hướng dẫn HS nhận xét. 5. Nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích gieo trồng của các nhóm cây: - Cây lương thực: diện tích gieo trồng tăng từ 6474.6 (năm 1990) lên 8320,3 (năm 2002); tăng 1845.7 nghìn ha. Nhưng tỉ trọng giảm: giảm từ 71,6% (năm1990) xuống 64,8% (năm 2002) - Cây công nghiệp: diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha và tỷ trọng cũng tăng từ 13.3% lên 18.2% - Cây lương thực thực phẩm, cây ăn quả, cây khác: diện tích gieo trồng tăng 807.7 nghìn ha và tỷ trọng tăng từ 15.1% lên 16.9%. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - GV nhận xét giờ thực hành - Cho điểm nhóm làm tốt. - Đọc bài 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. TUẦN 6 - TIẾT 11 Ngày soạn: 23/09/2015 Ngày dạy: 28/9/2015 BÀI 11- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Phân tích các nhân tố tự nhiên, kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp 2. Kỹ năng: - Kỹ năng đánh giá ý nghĩa kinh tế của các tài nguyên thiên nhiên. - Kỹ năng sơ đồ hoá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp. - Biết vận dụng kiến thức đã học để giải thích một hiện tượng địa lý kinh tế. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên:.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> - Bản đồ địa chất - khoáng sản Việt Nam. - Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: Trực quan, hoạt động nhóm, vấn đáp IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Tài nguyên thiên nhiên là tài sản quý giá của quốc gia, là cơ sở quan trọng hàng đầu để phát triển công nghiệp. Khác với nông nghiệp, sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu tác động trước hết bởi các nhân tố kinh tế- xã hội. Bài học hôm nay ta cùng tìm hiểu sự phát triển và phân bố công nghiệp nước ta phụ thuộc ntn vào các nhân tố tự nhiên và các nhân tố kinh tế - xã hội. *Hoạt động 1 : Tìm hiểu các nhân tố tự nhiên ( 17 phút ) - Mục tiêu: Phân tích các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Đồ dùng: Bản đồ địa chất - khoáng sản Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Dùng sơ đồ H11.1 (vẽ sẵn bảng phụ) I- Các nhân tố tự nhiên: để trống các ô bên phải và bên trái. ? Dựa vào kến thức đã học cho biết các tài nguyên chủ yếu của nước ta. (khoáng sản; thuỷ năng, tài nguyên đất, nước, rừng KH, nguồn lợi SV biển). - GV: yêu cầu HS trả lời và điền vào ô trống bên trái sơ đồ. ? Hãy điền vào các ô bên phải của sơ đồ để biểu hiện được mqh giữa các thế mạnh về các ngành trọng điểm. - GV: chốt KT. ? Dựa vào bản đồ địa chất - khoáng sản hoặc bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét về ảnh hưởng của sự phân bố tài nguyên, khoáng sản, tới sự phân bố của một số ngành công nghiệp trọng điểm - GV: y/c HS trình bày, rồi chuẩn xác kiến thức. - Tài nguyên thiên nhiên đa dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng, để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> Phân bố. Trung du Đông Đồng Đồng bằng miền núi Nam Bộ bằng sông sông Cửu CN trọng điểm Bắc bộ Hồng Long Than, Dầu khí Công nghiệp khai thác thuỷ điện, nhiên liệu nhiệt điện. Kim loại Công nghiệp luyện kim màu, kim loại đen. Sản xuất phân Sản xuất Công nghiệp hoá chất bón, hoá chất phân bón, cơ bản hoá dầu. Công nghiệp sản xuất Đá vôi, Sét,xi vật liệu xây dựng xi măng măng ? Ý nghĩa của các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn đối với sự phát triển và - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng phân bố công nghiệp. lớn là cơ sở để phát triển các ngành - GV( nhấn mạnh) công nghiệp trọng điểm. +> Cần hiểu rõ giá trị, trữ lượng các tài - Sự phân bố các loại tài nguyên khác nguyên thiên nhiên là rất quan trọng, nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau nhưng không phải là nhân tố quyết định của từng vùng. sự phát triển và phân bố công nghiệp. +> Đánh giá không đúng các tài nguyên thế mạnh của cả nước hay từng vùng, có thể dẫn đến các sai lầm đáng tiếc trong lựa chọn cơ cấu ngành công nghiệp. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu các nhân tố kinh tế - xã hội (20 phút ) - Mục tiêu: Phân tích các nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp - Đồ dùng: Bản đồ phân bố dân cư Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò - GV: hướng dẫn HS kỹ năng tham khảo tài liệu. Nhân tố "dân cư và lao động" + Dân cư đông + Nguồn lao động lớn  Tạo điều kiện thuận lợi như thế nào cho ngành công nghiệp khai thác thế mạnh đó để phát triển? Tương tự cách làm như trên đối với các yếu tố còn lại. - GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả, có sự nhận xét bổ sung nhóm khác. - GV: Chuẩn xác kiến thức.. Nội dung II- Các nhân tố kinh tế - xã hội: 1. Dân cư và lao động.. - Thị trường trong nước rộng lớn và quan trọng..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Thuận lợi cho nhiều ngành ? Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý công nghiệp cần lao động nghĩa như thế nào với việc phát triển công nghiệp? nhiều, rẻ và thu hút vốn đầu ( - Nối liền các ngành, các vùng sản xuất; giữa sản tư nước ngoài. xuất với tiêu dùng. - Thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất và hợp tác 2. Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghiệp). trong CN và hạ tầng cơ sở.. ? Giai đoạn hiện nay chính sách phát triển công nghiệp ở nước ta có định hướng lớn như thế nào?. - Trình độ công nghiệp còn thấp, chưa đồng bộ. Phân bố tập trung ở một số vùng. - Cơ sở hạ tầng được cải thiện (nhất là các vùng kinh tế trọng điểm) 3. Chính sách phát triển công nghiệp - Chính sách công nghiệp hoá và đầu tư. - Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và đổi mới các chính sách khác. 4. Thị trường:. ? Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với việc phát triển công nghiệp? - Quy luật cung cầu giúp công nghiệp điều tiết sản xuất, thúc đẩy chuyên môn hoá sản xuất theo chiều sâu. - Tạo ra môi trường cạnh tranh, giúp các ngành sản xuất cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. ? Sản phẩm công nghiệp nước ta hiện đang phải - Sức cạnh tranh của hàng đối đầu với những thách thức gì khi chiếm lĩnh ngoại nhập. - Sức ép cạnh tranh trên thị được thị trường? trường xuất khẩu. ? Vai trò của các nhân tố kinh tế - xã hội với ngành công nghiệp? Kết luận: Sự phát triển và phân bố công nghiệp phụ thuộc mạnh mẽ vào các nhân tố kinh tế - xã hội. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Học sinh đọc và ghi nhớ kết luận sgk - Hãy cho biết các yếu tố đầu vào ở bài tập 1(tr43) là các nhân tố tự nhiên và kinh tế - xã hội nào? (nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; lao động; cơ sở vật chất kỹ thuật). - Các yếu tố đầu ra là các nhân tố gì? (thị trường trong và ngoài nước) - Cho biết tầm quan trọng của yếu tố chính sách đối với sự phát triển và phân bố công nghiệp? (tác động đều cả đầu vào và đầu ra ảnh hưởng rất lớn...).

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk - Đọc và nghiên cứu trước bài 12: Sự phát triển và phân bố công nghiệp.. TUẦN 6 - TIẾT 12 Ngày dạy: 3/10/2015 BÀI 12- SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS trình bày được tình hình phát triển và 1 số thành tựu sản xuất công nghiệp - HS biết sự phân bố của 1 số ngành công nghiệp trọng điểm 2. Kỹ năng: - Đọc và phân tích được biểu đồ cơ cấu công nghiệp. - Đọc và phân tích kỹ được lược đồ các nhà máy và các mỏ than, dầu, khí. - Đọc và phân tích được lược đồ các trung tâm công nghiệp Việt Nam. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ lược đồ/ bản đồ, biểu đồ và bài viết để tìm hiểu về cơ cấu ngành công nghiệp ở nước ta; tình hình phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm. - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm. - Tự nhận thức: Tự nhận thức, thể hiện sự tự tin khi làm việc cá nhân. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não; Thảo luận nhóm; HS làm việc cá nhân. II. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Bản đồ kinh tế Việt Nam 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: Trình bày ảnh hưởng của nhân tố KT- XH đến sự pt’ và phân bố CN ? 1. Khám phá: Trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, CN có vai trò to lớn đối với mọi lĩnh vực kinh tế, quốc phòng và đời sống toàn XH. Vậy hệ thống CN nước ta có cơ cấu giá trị SX ntn? Những ngành CN nào là trọng điểm? Các trung tâm CN lớn tiêu.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> biểu cho các vùng kinh tế được phân bố ở đâu? Đó là những vấn đề được đề cập đến trong nội dung bài học hôm nay. 2. Kết nối: *Hoạt động 1 : Tìm hiểu cơ cấu ngành công nghiệp ( 15 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và 1 số thành tựu sản xuất công nghiệp - Đồ dùng: Bản đồ công nghiệp Việt Nam. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Dựa vào SGK và thực tế hãy cho I -Cơ cấu ngành công nghiệp: biết: cơ cấu CN theo thành phần kinh tế ở nước ta phân ra ntn. (khu vực trong nước có 2 cơ sở: nhà - Cơ cấu công nghiệp phân theo thành nước và ngoài nhà nước) . phần kinh tế trong nước và khu vực kinh - GV( mở rộng) tế có vốn đầu tư nước ngoài. +>Trước đây cơ sơ nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối +>Nhờ kết quả chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư nước ngoài nên có khu vực k/t vốn đầu tư nước ngoài tỉ trọng chiếm tới 35,3% (2002) +> Gần đây mở rộng cơ sở ngoài nhà nước (tập thể, tư nhân, cá thể, hỗn hợp) chiếm gần 1/4 giá trị sản xuất công nghiệp (26,4% năm 2002) - GV: y/c h/s đọc khái niệm: ngành CN trọng điểm ? Dựa vào H12.1 hãy xếp các ngành CN trọng điểm của nước ta theo tỉ trọng từ lớn đến nhỏ. ? Ba ngành CN có tỉ trọng lớn (> 10%) phát triển dựa trên các thế mạnh gì của đất nước. ? Cho biết vai trò của các ngành công nghiệp trọng điểm trong cơ cấu giá trị sản xuất CN. (Thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế) . - GV dùng bảng phụ sẵn chuẩn bị khái quát lại (sơ đồ cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta). - CN nước ta có cơ cấu đa dạng. - Các ngành CN trọng điểm chủ yếu dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, khai thác nhiên liệu, chế biến lương thực, thực phẩm hoặc dựa trên thế mạnh nguồn lao động như công nghiệp dệt may. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu các ngành công nghiệp trọng điểm ( 18 phút ) - Mục tiêu: HS biết sự phân bố của 1 số ngành công nghiệp trọng điểm - Đồ dùng: Bản đồ công nghiệp Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò ? Cho biết nước ta có mấy loại than. (than gầy (antraxit), mỡ, nâu, bùn) ? Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố chủ yếu ở đâu. ? Sản lượng khai thác hàng năm. (Than trữ lượng 6,6 tỷ tấn đứng đầu ĐNÁ. -Trữ lượng khai thác 3,5 tỷ tấn xuất khẩu 50.000- 700.000 tấn than gầy - Dầu khí thềm lục địa phía nam trữ lượng 5,6 tỷ tấn dầu quy đổi, xếp thứ 31/85 nước có dầu, XKdầu thô 17,2 triệutấn(2003) . ? Xác định H12.2 các mỏ than và dầu khí đang được khai thác . - Vai trò to lớn của ngành điện được LêNin khẳng định ( một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuật hiện đại hoá và có khả năng cải tạo nông nghiệp đó là điện khí hoá cả nước). ? Ngành điện lực ở nước ta được pt’ ntn. ? Xác định trên H12.2 các nhà máy điện chạy bằng than, khí, thuỷ điện. ( Chú ý: nhà máy thuỷ điện Thủ Đức và Trà Nóc chạy bằng dầu F.O nhập nội). ? Sự phân bố các nhà máy điện có đặc điểm chung gì. ( -Nhiệt điện phía Bắc phân bố gần than Quảng Ninh - Nhiệt điện phía Nam phân bố ở Đông Nam Bộ gần thềm lục địa - Thuỷ điện được phân bố trên các dòng sông có trữ năng thuỷ điện lớn. ? Cho biết sản lượng điện hàng năm của nước ta như thế nào . (năm 2002: 35.562 triệu kw/h; năm 2003 41.117 triệu kw/h) - GV: sản lượng điện theo đầu người là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đo trình độ phát triển và văn minh của. Nội dung II- Các ngành công nghiệp trọng điểm. 1. Công nghiệp khai thac nhiên liệu:. - Nước ta có nhiều loại than. Nhiều nhất là than gầy, trữ lượng lớn nhất tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, 90% trữ lượng cả nước. - Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh những năm gần đây. - Dầu thô là một trong những mặt hàng XK chủ lực của nước ta hiện nay .. 2. Công nghiệp điện:. - Ngành điện lực ở nước ta pt’dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào, tài nguyên than phong phú và gần đây khí đốt ở vùng thềm lục địa phía Nam. - Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> các quốc gia. Sản lượng bình quân đầu người của Việt Nam còn thấp năm 2003 là 510kw/h trong khi đó ở thế giới là 2156kw/h các nước phát triển là 7336kw/h, các nước đang pt’810kw/h. (nguồn HDR 2003) 3. Công nghiệp chế biến lương thực, - Dựa vào H12.1 và H12.3 thực phẩm: ? Cho biết tỷ trọng của ngành chế biến lương thực thực phẩm. (cao nhất). ? Đặc điểm phân bố của ngành chế biến lương thực thực phẩm. Trung tâm lớn nhất. ? Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm ở nước ta có những thế mạnh gì. ( nguồn nguyên liệu tại chỗ, phong phú và thị trường rộng lớn) - Có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản - GV: +> Giá trị hàng XK tăng nhanh xuất công nghiệp, phân bố rộng khắp cả (chiếm 40% giá trị xuất khẩu kim nước. ngạch). - Có nhiều thế mạnh phát triển. Đạt kim +>Hàng thủy sản từ 612.4triệu USD ngạch xuất khẩu cao nhất. (1995) lên gần 2.2 tỷ USD(2003). +>Thịt chế biến từ 12.1 triệu USD (1995) lên 27.3 ttiệu USD (năm 2002) . +>Rau quả hộp từ 56.1 triệu 5. Công nghiệp dệt: USD(1995) lên 151 triệu USD(2003) - Nguồn lao động là thế mạnh để công ? Cho biết ngành dệt may ở nước ta nghiệp may phát triển dựa trên ưu thế gì. - Trung tâm dệt may lớn nhất Hà Nội, ? Dựa vào H12.3 cho biết các trung Tp. Hồ Chí Minh, Nam Định. tâm dệt may lớn nhất ở nước ta ? Tại sao các thành phố trên là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta. (Nhu cầu đặc biệt về sản phẩm dệt may, ưu thế về máy móc, kỹ thuật...) *Hoạt động 3 : Tìm hiểu các trung tâm công nghiệp lớn (7 phút ) - Mục tiêu: Xác định được hai trung tâm CN lớn nhất cả nước là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, các ngành công nghiệp chủ yếu tập trung ở hai trung tâm này. - Đồ dùng: Bản đồ kinh tế Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Dựa vào H12.3 xác định 2 khu vực tập III- Các trung tâm công nghiệp trung công nghiệp lớn nhất cả nước? lớn:.

<span class='text_page_counter'>(46)</span> ? Kể tên một trung tâm tiêu biểu cho 2 khu vực trên. - Các trung tâm công nghiệp lớn nhất là Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội 3. Thực hành/luyện tập: - Trình bày đặc điểm các ngành công nghiệp nước ta? - Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta? 4. Vận dụng: - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về sự phát triển ngành dịch vụ nước ta? - Tìm hiểu sự phát triển ngành dịch vụ nước ta từ thời kỳ đổi mới (1986) đến nay.. TUẦN 7 - TIẾT 13 Ngày soạn: 30/09/2015 Ngày dạy: 5/10/2015 BÀI 13- VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ - HS biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng làm việc với biểu đồ. - Kỹ năng vận dụng kiến thức để giải thích sự phân bố các ngành dịch vụ. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Biểu đồ về cơ cấu các ngành dịch vụ ở nước ta. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: vấn đáp, nhóm, trực quan IV. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: Trình bày đặc điểm các ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta? *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Nếu như công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành kinh tế quan trọng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, thì dịch vụ là một ngành có vai trò đặc biệt làm tăng thêm giá trị của hàng hoá sản xuất ra. Ở nước ta cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế, cũng như đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ như thế nào? đó là nội dung mà chúng ta cùng tìm hiểu trong bài hôm nay. *Hoạt động 1 : Tìm hiểu cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế (25 phút ).

<span class='text_page_counter'>(47)</span> - Mục tiêu: HS biết được cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Y/c HS đọc thuật ngữ dịch vụ ? Dựa vào H13.1 cho biết dịch vụ là hoạt động gì? Nêu cơ cấu của ngành dịch vụ? * Hoạt động thảo luận cả lớp ? Cho ví dụ chứng minh rằng nền kinh tế nước ta càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ cũng trở nên đa dạng. ? Hiện nay ở khu vực nông thôn được nhà nước đầu tư xây dựng mô hình đường- trường - trạm. Đó là loại dịch vụ gì? (dịch vụ công cộng). ? Ngày nay việc đi lại giữa Bắc- Nam, miền núiđồng bằng, trong nước - nước ngoài rất thuận tiện đủ loại phương tiện từ hiện đại đến đơn giản. Vậy đó là dịch vụ gì? (dịch vụ sản xuất) ? Nêu một số các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành dịch vụ khách sạn, khu vui chơi giải trí, đại lý bán hàng... - GV: yêu cầu học sinh đọc kênh chữ và cho biết vai trò của ngành dịch vụ ? ? Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của bản thân, hãy phân tích vai trò của ngành bưu chính, viễn thông trong sản xuất và đời sống? - GV( phân tích): +>Trong SX: phục vụ thông tin kinh tế giữa các nhà kinh doanh, các cơ sở sản xuất, dịch vụ giữa nước ta với thế giới. Ví dụ: Trong nền kinh tế thị trường kinh doanh, sản xuất cần thông tin cập nhật. Nếu thiếu sẽ gây khó khăn, thậm chí thất bại... Đời sống: đảm bảo chuyển thư từ, bưu phẩm, điện báo, cứu hộ, cứu nạn và các dịch vụ khác.. I- Cơ cấu và vai trò của dịch vụ trong nền kinh tế. 1. Cơ cấu ngành dịch vụ: - Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người. - Cơ cấu ngành gồm: Dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và dịch vụ công cộng.. - Kinh tế càng phát triển dịch vụ càng đa dạng.. 2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống.. - Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất cho các ngành kinh tế. - Tiêu thụ sản phẩm, tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất, trong nước và ngoài nước. - Tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, tạo nguồn thu nhập lớn. *Hoạt động 2 : Tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố các ngành dịch vụ ở nước ta (15 phút ) - Mục tiêu: HS biết được đặc điểm phân bố các ngành dịch vụ nói chung - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> ? Dựa vào H13.1 tính tỷ trọng của các nhóm II- Đặc điểm phát triển và phân dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ sản xuất, dịch vụ bố các ngành dịch vụ ở nước ta: công cộng và nêu NX . 1- Đặc điểm phát triển. ( - Dịch vụ tiêu dùng 51%, dịch vụ sản xuất - Trong điều kiện mở cửa nền kinh 26.8%, dịch vụ công cộng 22.2% -2 dịch vụ tế, các hoạt động dịch vụ đã phát quan trọng) tỷ trọng còn thấp. Dịch vụ chưa triển khá nhanh và ngày càng có thật phát triển . nhiều cơ hội để vươn ngang tầm - Cơ cấu ngành nhiều hoạt động dịch vụ) khu vực và quốc tế. - GV: Yêu cầu đọc đoạn từ " sự phân bố … - Khu vực dịch vụ mới thu hút còn nghèo nàn" 25% lao động, nhưng lại chiếm tỷ ? Cho biết tại sao các hoạt động dịch vụ trọng lớn trong cơ cấu GDP. nước ta phân bố không đều. 2. Đặc điểm phân bố (Do đặc điểm phân bố dân cư không đồng đều, nên ảnh hưởng đến sự phân bố mạng lưới dịch vụ). ? Tại sao Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất? - Hoạt động dịch vụ tập trung ở ( Hà Nội - thủ đô trung tâm kinh tế khoa học những nơi đông dân cư và kinh tế kỹ thuật, chính trị... phát triển TP.HCM trung tâm KT lớn nhất phía Nam...) *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Học sinh đọc kết luận sgk - Y/c hs làm bài tập sau: Câu 1: Lấy ví dụ ở địa phương em chứng minh rằng ở đâu có đông dân ở đó tập trung nhiều loại hoạt động dịch vụ. - Học bài và trả lời câu hỏi sgk - Tìm hiểu những tuyến đường của đất nước ta. Loại đường nào chở được nhiều hàng và khách nhất. - Tìm hiểu: + Các thông tin về ngành bưu chính viễn thông + Việc ứng dụng CN thông tin qua phương tiện thông tin đại chúng. - Đọc trước bài 14: Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ----------------------***-----------------------------. TUẦN 7- TIẾT 14 Ngày dạy: 10/10/2015.

<span class='text_page_counter'>(49)</span> BÀI 14- GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông 2. Kỹ năng: - Biết đọc và phân tích lược đồ giao thông vận tải của nước ta - Phân tích mqh giữa sự phân bố mạng lưới gtvt với sự phân bố các ngành kinh tế khác. II. Các kĩ năng sống cơ bản: - Tư duy: Thu thập và xử lí thông tin từ sơ đồ, lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu và bài viết để tìm hiểu về tình hình phát triển ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông. - Giao tiếp: Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe /phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm. - Làm chủ bản thân: Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm. III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại gợi mở; Thảo luận nhóm / kỹ thuật các mảnh ghép IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ giao thông vận tải 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: - Lập sơ đồ các ngành dịch vụ theo mẫu sgk (trang 50) - Tại sao HN- TP.HCM là 2 trung tâm DV lớn nhất nước ta và đang dạng nhất cả nước 1. Khám phá: Gtvt và bcvt là ngành sx quan trọng đứng hàng thứ tư sau ngành CN khai thác và CN chế biến và SX nông nghiệp. Tuy không tạo ra của cải vật chất nhưng được ví như là mạch máu chảy trong cơ thể. Vậy ta xét ngành gtvt. 2. Kết nối: *Hoạt động 1 : Tìm hiểu ngành giao thông vận tải ( 18 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải - Đồ dùng: Bản đồ giao thông vận tải - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - Gv: khi chuyển sang nền kinh tế thị trường I. Giao thông vận tải: thì gtvt được pt’ một bước. 1- ý nghĩa: SGK. - Y/C h/s đọc nội dung sách giáo khoa mục 1. * Hoạt động nhóm nhỏ.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> ? QS biểu đồ cơ cấu ngành gtvt. Hãy cho biết loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất 2- Giao thông vận tải nước ta phát triển đầy đủ các loại hình: trong vận tải hàng hoá? tại sao? ? Dựa vào H14.1 hãy xác định các tuyến - Vận tải đường bộ có tỷ trọng đường xuất phát từ HN và TP. HCM (QL.1A cắt qua các dòng sông lớn và lớn nhất trong cơ cấu hàng hoá vận chuyển, đảm đương chủ yếu nhiều cầu dài nhất nước ta…) ? Cho biết loại hình nào có tỷ trọng tăng nhanh nhu cầu vận tải trong nước. nhất? tạo sao? (Hàng không có ưu điểm lớn nhất đáp ứng với nhu cầu vận chuyển nhanh, nhưng tỷ trọng còn nhỏ...) - G/v chốt KT ? Hãy kể tên các cầu lớn thay cho phà qua sông mà em biết? - Đường hàng không đã được (Cầu Mỹ Thuận, cầu Tân Đệ...) ? Dựa vào hình 14.1: Hãy kể tên các tuyến hiện đại hoá, mở rộng mạng lưới quốc tế và nội địa. đường sắt chính? ? Xác định các cảng biển lớn nhất ở nước ta ? - Các tuyến đường được đầu tư nâng cấp ngày càng được mở (Hải Phòng, Vinh...) rộng, các cầu mới đang thay cho - GV: giới thiệu vận tải đường ống: phà trên sông lớn. +>Pt’ từ chiến tranh chống Mỹ. +>Ngày nay vận chuyển dầu mỏ, khí ngoài biển vào đất liền. - GV: cơ sở hạ tầng nước ta còn hạn chế gây nhiều khó khăn như tắc đường,tốn nhiên liệu… *Hoạt động 2 : Tìm hiểu ngành bưu chính viễn thông (17 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố của ngành bưu chính viễn thông - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Bcvt là chìa khoá của sự pt’ và sự tiến bộ của việc chống nguy cơ tụt hậu trong sự II. Bưu chính viễn thông: cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Vậy sự pt’ của ngành đã tác động đến VN hoà nhập với thế giới và khu vực ntn ta đi tìm hiểu mục 2 * Hoạt động nhóm: - GV: chia lớp ra 4 nhóm mỗi nhóm thảo luận thảo luận 1câu hỏi: N1: Dựa vào sách giáo khoa hãy cho biết những dịch vụ cơ bản của bưu chính viễn thông ? (Điện thoại, điện báo, Inter net, báo chí, báo điện tử...) những tiến bộ của dịch vụ.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> BCVT thể hiện ở ở dịch vụ chuyển phát nhanh N2: Chỉ tiêu đặc trưng cho sự phát triển viễn thông ở nước ta là gì? (mật độ điện thoại tăng nhanh) N3: Cho biết tình hình phát triển mạng điện thoại nước ta tác động như thế nào tới đời sống và kinh tế -xã hội nước ta ? N4: Việc phát triển Internet tác động ntn đến đời sống KT - XH nước ta? - GV: y/c các nhóm trình bày kết quả - Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV: Chuẩn xác lại kiến thức. - Là phương tiện quan trọng để tiếp thu các tiến bộ của khoa học kỹ thuật - Cung cấp kịp thời các thông tin cho việc điều hành các hoạt động kinh tế xã hội - Phục vụ việc vui chơi giải trí và học tập của nhân dân. - Góp phần đưa nước ta nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế thế giới.. 3. Thực hành/luyện tập: - Trình bày tình hình phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông ? 4. Vận dụng: - Tìm hiểu lượng hàng hoá lưu thông hiện nay tai địa phương nhiều hay ít phong phú hay đơn giản - Tìm hiểu nước ta có những mặt hàng nào xuất khẩu gì nhiều.. TUẦN 8- TIẾT 15 Soạn ngày: 7/10/2015 Ngày dạy: 12/10/2015 BÀI 15- THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - HS trình bày tình hình phát triển và phân bố của 1 số ngành dịch vụ 2- Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc và phân tích biểu đồ - Kỹ năng phân tích bảng số liệu.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ du lịch Việt Nam. 2. Học sinh: Nghiên cứu trước nội dung bài III. Phương pháp: trực quan, vấn đáp, nhóm IV. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: - Trong các loại hình giao thông ở nước ta, loại hình nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hoá? Tại sao? *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho hs - Cách tiến hành: Trong điều kiện kinh tế càng phát triển và mở cửa các hoạt động thương mại và dịch vụ có tác dụng thúc đẩy sản xuất cải thiện đời sống và tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. *Hoạt động 1 : Tìm hiểu thương mại ( 20 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày tình hình phát triển và phân bố của 1 số ngành dịch vụ - Đồ dùng: Bản đồ du lịch Việt Nam. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đọc thông tin trong SGK I. Thương mại: - Dựa vào sách giáo khoa hãy cho biết 1- Nội thương: ? Hiện nay các hoạt động nội thương có sự chuyển biến như thế nào. (thay đổi căn bản, thị trường thống nhất, lượng hàng hoá nhiều...) ? Thành phần kinh tế nào giúp nội thương phát triển mạnh nhất (Kinh tế tư nhân, tập thể chiếm 81% trong cơ cấu từng mức bán lẻ hàng hoá doanh thu dịch vụ 2002) ? Quan sát biểu đồ H15.1 Cho nhận xét sự phân bố theo vùng của ngành nội thương. (Rất chênh lệch, cụ thể ...) ? Tại sao nội thương ở Tây Nguyên kém phát triển. (Dân rất thưa, kinh tế chưa phát triển...) ? Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm thương mại, dịch vụ lớn của cả nước..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> - GV: chốt kiến thức - GV: +>Ngành nội thương hiện nay còn hạn chế: sự phân tán còn manh mún, hàng thật hàng giả cùng tồn tại trên thị trường. +>Lợi ích của người kinh doanh chân chính và của người tiêu dùng chưa được bảo vệ đúng mức . +>Cơ sở vật chất còn chậm đổi mới. ? Cho biết vai trò quan trọng nhất của hoạt động ngoại thương đối với nền kinh tế mở rộng thị trường ở nước ta? giải quyết đầu ra cho các sản phẩm đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất cải thiện đời sống...) ? Quan sát hình 15.6 hãy cho biết nhận xét biểu đồ và kể tên các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta mà em biết . (Gạo, cá tra, cá ba sa, tôm hàng may mặc, giầy da, thêu, mây tre đan, gốm... than đá dầu thô). - GV: Nước ta hiện nay còn xuất khẩu lao động và nêu cho học sinh biết lợi ích của xuất khẩu lao động đối với việc phát triển kinh tế ? Em hãy cho biết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của nước ta hiện nay? ? Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán nhiều nhất với thị trường nào. ? Tại sao nước ta buôn bán nhiều nhất với thị trường khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Giáo viên Y/C H/S trả lời. Nhận xét bổ sung. Giáo viên chốt kiến thức: (- Vị trí thuận lợi cho vận chuyển, giao nhận hàng hoá ) - Các mối quan hệ có tính truyền thống - Thị hiếu tiêu dùng có nhiều điểm tương đồng nên dễ xâm nhập thị trường - Tiêu chuẩn hàng hoá không cao - phù hợp với trình độ sản xuất còn thấp ở Việt Nam. - Nội thương phát triển với hàng hoá phong phú, đa dạng. - Mạng lưới lưu thông hàng hoá có khắp các địa phương. - Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm thương mại, dịch vụ lớn, đa dạng nhất nước ta. 2- Ngoại thương.. - Là hoạt động kinh tế đối ngoại quan trọng nhất nước ta. - Những mặt hàng xuất khẩu là hàng nông lâm, thuỷ sản, hàng công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp, khoáng sản.. - Nước ta đang nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu và một số mặt hàng tiêu dùng.. - Hiện nay nước ta quan hệ buôn bán chủ yếu với thị trường khu vực châu Á - Thái Bình Dương..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> *Hoạt động 2 : Tìm hiểu du lịch (15 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày tình hình phát triển và phân bố của 1 số ngành dịch vụ - Đồ dùng: Bản đồ du lịch Việt Nam - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung G/v- chia lớp 4 nhóm II- Du lịch: - Y/c tìm các ví dụ về 2 nhóm tài nguyên du lịch của nước ta. 1- ví dụ tài nguyên du lịch tự nhiên 2- ví dụ về tài nguyên du lịch về nhân văn 3- liên hệ tìm hiểu các tài nguyên du lịch ở địa phương - GV yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi, nhóm khác nhận xét và bổ sung. - G/V chuẩn kiến thức theo bảng sau: Nhóm tài nguyên Tài nguyên ví dụ Phong cảnh đẹp Hạ Long, Hoa Lư, Phong Nha- Kẻ Bàng, Sa Pa, Hương Sơn, Tam Đảo, Đà Lạt, Non Nước (Đà Nẵng), Hồ Ba Bể… Bãi tắm tốt Trà Cổ, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Cửa Lò, Tài nguyên du lịch Thiên Cầm, Nha Trang, Vũng Tàu, tự nhiên Lăng Cô, Vân Phong, Ninh Chử… Khí hậu tốt KH nhiêt đới gió mùa, KH núi cao nên du lịch quang năm (đặc biệt mùa hè) Tài nguyên Các sân chim Nam Bộ, 27 vườn quóc ĐV,TV gia (Cúc Phương, Cát Bà, Ba Vì, Cát quý hiếm Tiên…), 44 khu bảo tồn thiên nhiên… Các công trình Chùa Tây Phương, Tháp Chàm kiến trúc Pônaga, Toà Thánh Tây Ninh, Phố Cổ HN, Hội An Cố Đô Huế, Văn Miếu QTG… Lễ hội dân gian Chùa Hương, Đền Hùng, Hội Lim, Hội Gióng, Chọi Trâu, Yên Tử (Qninh) … Di tích lịch sử Cố Đô Huế,Đô thị cổ Hội An, Thánh Tài nguyên du lịch Địa Mỹ Sơn, hội trường Thống Nhất, nhân văn hội trường Ba Đình, Nhà tù Côn Đảo, Bến Cảng.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> Làng nghề truyền thống Văn hoá dân gian. Nhà Rồng… Lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, … - Các món ăn dân tộc độc đáo ở các miền - Hát đối đáp, hát quan họ, hát chèo, tuồng cải lương, hát buôn, hát then, hát xoè, hát xoan, ném còn, hát trường ca Tây Nguyên. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Học sinh đọc kết luận sgk - Y/c hs làm bài tập: Câu 1. Thành phần kinh tế nào đặc biệt giúp cho nội thương nước ta phát triển mạnh mẽ. a.Thành phần kinh tế nhà nước. b.Thành phầnkinh tế tư nhân. c.Thành phần kinh tế tập thể d.Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. TUẦN 8 - TIẾT 16 Ngày dạy: 17/10/2015 BÀI 16- THỰC HÀNH VẼ BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ I- Mục tiêu: 1- Kiến thức: - Học sinh khôi phục lại kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước. 2- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu bằng biểu đồ miền II- Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Thước kẻ, phấn màu 2. Học sinh: Thước kẻ , bút màu III. Phương pháp: trực quan, vấn đáp IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: GV giới thiệu bài *Hoạt động 1 : Bài 1: Vẽ biểu đồ ( 25 phút ) - Mục tiêu: Học sinh khôi phục lại kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Đồ dùng: Thước kẻ, phấn màu - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu GDP thời 1. Bài 1.Vẽ biểu đồ kỳ 1991- 2002 theo bảng 16.1 a: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ miền: - Bước 1: y/c đọc đầu bài, nhận biết số liệu trong đề bài + Trong trường hợp số liệu ít thì sử dụng biểu đồ hình tròn. + Trong trường hợp một chuỗi số liệu là 100 nhiều năm ta dùng biêủ đồ miền. 90 + Không vẽ biểu đồ miềm khi chuỗi số liệu N«ng, l©m, ng 80 nghiÖp 70 không phải là theo các năm. Vì trục hoành 60 C«ng nghiÖp trong biểu đồ miền biểu diễn các năm x©y dùng 50 - Bước 2 : Y/c học sinh vẽ biểu đồ miền 40 dÞch vô - Kẽ biểu đồ miền hình chữ nhật, trục tung có 30 20 trị số là: 100% (tổng số ) tæng sè 10 - Trục hoành là các năm .(khoảng cách năm 0 cho đều nhau) 1991 1995 1999 2002 - Chú ý : vẽ từng chỉ tiêu vẽ như biểu đồ cột chồng vẽ đến đâu tô màu đến đó hoặc vẽ phải có chú giải *Hoạt động 2 : Bài 2. Nhận xét biểu đồ (10 phút ) - Mục tiêu: Học sinh khôi phục lại kiến thức đã học về cơ cấu kinh tế theo ngành sản xuất của cả nước. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Nhận xét biểu đồ: sự chuyển dịch cơ cấu Bài 2. Nhận xét biểu đồ GDP trong thời kỳ 1991-2002. Phương pháp nhận xét chung khi nhận xét biểu đồ. - Trả lời các câu hỏi được đặt ra (hiện trạng xu hướng biến đổi của hiện tượng, diễn biến quá trình - Tại sao ? (nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi trên) - Ý nghĩa của sự biến đổi (sự giảm mạnh tỷ trọng của nông, lâm, ngư Sự giảm tỷ trọng của nông lâm, nghiệp từ 40,5% xuống còn 23% vì thế nước ngư nghiệp từ 40,5% xuống còn ta đang chuyển dần từng bước từ nước nông 23% vì vậy nước ta đang chuyển nghiệp sang nước nông nghiệp sang nước dần từng bước từ nông nghiệp công nghiệp). sang nước công nghiệp. Tỷ trọng khu vực kinh tế công nghiệp -xây Tỷ trọng kinh tế công nghiệp xây.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> dựng tăng lên nhanh nhất. Thực tế này đã dựng tăng lên nhanh nhất. phản ảnh quá trình công nghiệp hoá và hiện Vì vậy đã phản ánh quá trình đại hoá đang tiến triển. công nghiệp hoá và hiện đại hoá đang tiến triển. *Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà: - G/v chốt lại cách vẽ bằng cách treo lược đồ vẽ trước ở nhà (cho h/s quan sát cụ thể) - Chốt lại cách vẽ và cách nhận biết, nhận xét từng loại biểu đồ (hình tròn, cột chồng và biểu đồ miền) - Y/c học sinh về nhà hoàn thiện bài tập cụ thể - Tiến hành thu bài tập nộp bài - Yêu cầu học ôn lại các bài đã học.. TUẦN 9 - TIẾT 17 Soạn ngày: 14/10/2015 Ngày dạy: 19/10/2015 ÔN TẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khôi phục lại kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 16. 2. Kỹ năng: - Có kỹ năng vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế - Hệ thống hoá kiến thức, củng cố những kỹ năng đọc, vẽ, phân tích biểu đồ. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Các phiếu học tập 2. Học sinh: ôn tập trước ở nhà theo yêu cầu III. Phương pháp: vấn đáp, nhóm, trực quan IV. Tổ chức giờ học: *Hoạt động 1 : Ôn tập kiến thức đã học (35 phút ) - Mục tiêu: Khôi phục lại kiến thức từ bài 1 đến bài 16. - Cách tiến hành: GV kiểm tra đề cương của học sinh. Nêu nhiệm vụ giờ học: Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức và kỹ năng đã học từ bài 1 đến bài 16. Lớp chia làm 6 nhóm và mỗi nhóm một công việc. Bước I :Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Công việc cụ thể như sau: Nhóm số 1: Phiếu học tập số một. Nhóm số 2: Phiếu học tập số hai. Nhóm số 3: Phiếu học tập số ba. Nhóm số 4: phiếu học tập số bốn Bước II: các nhóm làm việc theo yêu cầu của phiếu. Bước III: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung và chuẩn kiến thức. Giáo viên chỉ nội dung liên quan đến bản đồ. IV. Đánh giá Giáo viên cùng học sinh đánh giá và cho điểm các nhóm làm bài. V: Học sinh ôn tập tất cả các nội dung đã học để tiết sau kiểm tra. Phiếu số 1 Câu 1: HS dựa vào H2.1 Nhận xét quy mô dân số , tình hình tăng dân số nước ta từ 1954 đến 2003. ý nghĩa của việc giảm tỷ lệ gia tăng tự nhiên dân số. Câu 2: Dân cư nước ta phân bố như thế nào ? Tại sao? Giải pháp. Phiếu số 2 1. HS dựa vào Atlat, hình 8.2 kết hợp kiến thức đã học, ghi tiếp nội dung vào từng ô và đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho hợp lý. Điều kiện tự nhiên - Khí hậu:................. - Đất:........................ - Nước, VS:............... -. Nông nghiệp. phát triển. Trồng trọt: chủ yếu - Cây lương thực........ - Cây công nghiệp..... - Cây ăn quả............... vững chắc.. Lao động................... Cơ sở vật chất kỹ thuật - Chính sách.............. - Thị trường................ -. Sản. xuất. hàng hoá lớn: vùng canh. chuyên. Chăn nuôi: - Trâu, bò................... - Lợn:......................... - Gia cầm:................... 2. Trình bày những thành tựu trong sản xuất lúa thời kỳ 1980 - 2002. Phiếu số 3 1. HS dựa vào Atlat, hình 9.2 kết hợp kiến thức đã học, ghi tiếp nội dung vào từng ô và đánh mũi tên nối các ô của sơ đồ sao cho hợp lý..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> Các kiểu rừng - Phòng hộ - Sản xuất - Đặc dụng. - Tự nhiên - Kinh tế, xã hội. Lâm nghiệp - Khai thác hạn chế- khu vực sản xuất.. - Khai thác 2,5 triệu m3 gỗ/năm. - Trồng rừng. - Nông - lâm kết hợp. Thuỷ sản phát triển mạnh khai thác chủ yếu. - Nước ngọt. - Trồng rừng, phấn đấu đưa tỉ lệ che phủ rừng lên 45% (2010). - Nước mặn. 2. Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa phải bảo vệ rừng? Phiếu số 4 1. HS điền tiếp vào từng ô và đánh mũi tên nối các ô cho hợp lý: Tự nhiên Khoáng sản: ....................... Công nghiệp. Công nghiệp nặng - Khai thác: than, dầu khí - Điện - Cơ khí, điện tử, hoá chất, VLXD. phát triển nhanh, nhiều Kinh tế - xã hội - Lao động - Chính sách - Thị trường - Cơ sở VCKT và cơ sở hạ tầng - Thị trường. ngành, nhiều thành phần kinh tế. Công nghiệp nhẹ - Chế biến lương thực, thực phẩm. - Dệt may.. 2. Kể tên các trung tâm công nghiệp lớn, chức năng chuyên ngành của mỗi trung tâm? - Cách ghép đôi ngành CN tương ứngvới nguồn tài nguyên tự nhiên nào sau đây là phù hợp ..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> Ngành công nghiệp trọng điểm. Nguồn tài nguyên tự nhiên. a. Công nghiệp năng lượng. 1.. Sắt, đồng, chì, kẽm, crôm.. b. Công nghiệp luyện kim. 2.. Than, dầu lửa, khí đốt, Aptít, phốt pho rít.. 3.. Than, giàu khí, thuỷ năng sông suối.. c. Công nghiệp hoá chất d. CN vật liệu xây dựng. e. Công nghiệp chế biến.. 4.. đất sét, đá vôi.. 5.. SV biển, rừng, sản phẩm nông- lâm ngư nghiệp. Nguồn tài nguyên tự nhiên. f. Công nghiệp năng lượng. 1.. Sắt , đồng, chì, kẽm, crôm.. g. Công nghiệp luyện kim. 2.. Than, dầu lửa, khí đốt, Aptít, phốt pho rít.. 3.. Than, giàu khí, thuỷ năng sông suối.. Ngành công nghiệp trọng điểm. h. Công nghiệp hoá chất i. CN vật liệu xây dựng. j. Công nghiệp chế biến.. 4. 5.. đất sét, đá vôi. SV biển, rừng, sản phẩm nông- lâm ngư nghiệp.. Các yếu tố đầu vào để phát triển và phân bố công nghiệp. Nguyên nhiên liệu Tài nguyên thiên nhiên đa dạng của nước ta là cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượngđể phát triển CN đa ngành. Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở phát triểncác ngành CN trọng. Lao động Thị trường trông nước rộng lớn và quan trọng Thuận lợi cho nhiều ngành CN cần lao động nhiều rẻ thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Cơ sở vật chất kỹ thuật Trình độ công nghệ còn thấp, chưa đồng bộ, phân bố tập trung ở 1 số vùng. Cơ sở hạ tầng được cải thiện (nhất là vùng KT trọng điểm.). Chính sách Chính sách CN hoá và đầu tư. Chính sách phát triển nhiều thành phần và đổi mới các chính sách..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> điểm. Sự phân bố tài nguyên khác nhau tạo ra thế mạnh khác nhau.. Nhóm dịch vụ Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ sản xuất Dịch vụ công cộng. Tỷ trọng (%) Thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa. Khách sạn nhà hàng. Dịch vụ các nhân và cộng đồng. 36,7+ 8,3 + 6,0= 51,0% Giao thông vận tải bưu chính viễn thông, Tài chính tín dụng, kinh doanh tài sản và tư vấn. 26,8% KHCN, giáo dục, y tế, văn hoá, Thể thao, quản lý nhà nước , đoàn thể và bảo hiểm bắt buộc. 22,2%. Thành phố Hà Nội. Các hoạt động dịch vụ Trường đại học, viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Là hai trung tâm thương mại tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta và có các dịch vụ như quảng cáo, tư vấn, bảo hiểm, nghệ thuật, ăn uống.. Thành phố Hồ Chí Minh. Các nhóm hàng. Các mặt hàng Than, dầu thô, nhiệt điện, thuỷ điện, Công nghiệp cơ Hàng công nghiệp nặng khí - điện tử, công nghiệp hoá chất, công nghiệp vật và khoáng sản liệu xây dựng Hàng tiêu dùng, Sản phẩm của ngành may, dệt, da, Hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ. Trạm khắc, sơn mài. tiểu thủ công nghiệp Xay sát, đường, rượi, bai, nước ngọt, chè thuốc lá, Hàng nông, lâm, thuỷ dầu thực vât, nước mắm, sấy khô đông lạnh, sản CNLTTP, Chế biến thịt, trứng , sữa... *Tổng kết và hướng dãn tự học ở nhà: - Hệ thống hoá kiến thức làm vào các bảng biểu..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> - Trả lời các câu hỏi trong vở bài tập, phân tích các kênh hình. Trả lời các câu hỏi trong vở bài tập thực hành. - Ôn tập các kiến thức đã học - Tiết sau kiểm tra một tiết.. TUẦN 9- TIẾT 18 Ngày dạy : 24/10/2015 KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Khôi phục lại và kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức của hs từ bài 1 đến bài 16 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, làm bài kiểm tra 3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Đề bài - Đáp án-Biểu điểm Ma trận đề: Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN 0,5 1. Gia tăng ds, phân bố đ dcư, việc làm 2. Sự pt của nền kinh tế VN 3. Các nhân tố ảnh hưởng 0,5 đến sự pt và p.bố NN đ 4. Sự pt và phân bố công nghiệp Tổng. 1đ. TL. TN. TL. TN. 1đ 0,5đ. 1,5đ 3đ. 3,5đ 0,5đ. 4đ 4đ. TL. 1đ 4đ. 1,5đ. 3đ. 0,5đ. A. Đề bài: I- TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3 ĐIỂM): * Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng: Câu 1. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả đối với. a - Tài nguyên môi trường. b - Chất lượng cuộc sống.. 10đ.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> c - Sự phát triển kinh tế. d - Tất cả các đáp án trên Câu 2. Đặc điểm nổi bật trong sự phân bố dân cư của nước ta là: a - Rất không đồng đều b - Mật độ cao nhất ở các thành phố c - Tập trung ở nông thôn d - Cả ba đáp án trên Câu 3.Yếu tố nào là nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn ở nước ta còn khá cao a - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp b - Tâm lí ưa nhàn hạ, thoải mái của nông dân c- Sự phát triển ngành nghề còn hạn chế d - Tính chất tự cung tự cấp của nông nghiệp nước ta Câu 4. Nền kinh tế nước ta trước thời kỳ đổi mới có đặc điểm gì: a - Ngành nông lâm, ngư nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao b - Công nghiệp - xây dựng chưa phát triển c - Dịch vụ bước đầu có phát triển d - Tất cả các đáp án trên Câu 5 - Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp là: a - Đường lối chính sách, tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn . b - Tài nguyên khoáng sản, dân cư và lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật c - Nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, thị trường d - Tài nguyên thiên nhiên, các nhân tố kinh tế -xã hội Câu 6 - Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích: a - Bảo vệ môi trường sinh thái b - Hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất và sa mạc hoá c - Cung cấp lâm sản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân d - Tất cả các đáp án trên II- TỰ LUẬN (7 ĐIỂM): Câu 7(4 điểm). Trình bày các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta? Câu 8(3 điểm). Trình bày xu hướng chuyển dịch cơ cấu nước ta trong thời kì đổi mới từ 1986 đến nay? Đáp án-Biểu điểm I. Trắc nghiệm khách quan(3 điểm): Mỗi ý 0,5 điểm Câu 1:d ; Câu 2: a; Câu 3:c; Câu 4: a; Câu 5:d; Câu 6: d II. Tự luận(7 điểm): Câu 7(4 điểm).Các ngành công nghiệp trọng điểm: 1. Công nghiệp khai thac nhiên liệu:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Nước ta có nhiều loại than. Nhiều nhất là than gầy, trữ lượng lớn nhất tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh, 90% trữ lượng cả nước. - Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh những năm gần đây. - Dầu thô là một trong những mặt hàng XK chủ lực của nước ta hiện nay. 2. Công nghiệp điện: - Ngành điện lực ở nước ta pt’dựa vào nguồn thuỷ năng dồi dào, tài nguyên than phong phú và gần đây khí đốt ở vùng thềm lục địa phía Nam. - Sản lượng điện mỗi năm một tăng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống. 3. Một số ngành công nghiệp nặng khác: - Trung tâm cơ khí- điện tử lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng. - Trung tâm công nghiệp hoá chất lớn nhất là TP. Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Hà Nội, Việt Trì - Lâm Thao. 4. Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm: - Có tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu sản xuất công nghiệp ,phân bố rộng khắp cả nước. - Có nhiều thế mạnh phát triển. Đạt kim ngạch xuất khẩu cao nhất. 5. Công nghiệp dệt: - Nguồn lao động là thế mạnh để công nghiệp may phát triển - Trung tâm dệt may lớn nhất Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Nam Định. Câu 8 (3 điểm).Sư chuyển dịch cơ cấu kinh tế: a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: giảm tỉ trọng của ngành nông-lâm-ngư nghiệp.Tăng tỉ trọng ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ. - Nước ta có 7 vùng kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểm ( Bắc Bộ, miền Trung, Phía Nam). - Các vùng kinh tế trọng điểm có tác động mạnh đến sự phát triển kinh tế xã hội và các vùng kinh tế lân cận. - Đặc trưng của hầu hết các vùng kinh tế là kết hợp kinh tế trên đất liền và kinh tế biển, đảo. c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: - Giáo viên: phát đề cho học sinh, y/c hs làm bài nghiêm túc - Học sinh: làm bài nghiêm túc *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Gv nhận xét chung giờ kiểm tra - Đọc trước bài 17: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ TUẦN 10- TIẾT 19 Soạn ngày: 21/10/2015 Ngày dạy: 26/10/2015 SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ BÀI 17- VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs nhận biết được ý nghĩa của vị trí địa lý, một số thế mạnh và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đặc điểm dân cư xã hội của mỗi vùng. - Hs trình bày sự khác biệt giữa hai tiểu vùng: Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội. 2. Kỹ năng: - Xác định trên bản đồ ranh giới của vùng, vị trí của một số tài nguyên quan trọng. - Phân tích và giải thích một số chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội. - Rèn kỹ năng đọc bản đồ và lược đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. 2. Học sinh: sgk+vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, vấn đáp nhóm IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài(2 phút) - Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Giáo viên yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học (bài 6) kể tên các vùng kinh tế của nước ta. Sau đó GV nói Mỗi vùng kinh tế có đặc trưng về tự nhiên, dân cư, kinh tế. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về từng vùng kinh tế, trước tiên là vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (12 phút ) - Mục tiêu: Hs nhận biết được ý nghĩa của vị trí địa lý, một số thế mạnh và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đặc điểm dân cư xã hội của mỗi vùng - Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào lược đồ vùng trung du và miền núi I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: bắc bộ và dựa vào SGK, cho biết +>Xác định vị trí của vùng (ranh giới, tên các tỉnh thành, tiếp giáp) - Diện tích 100.965 km2,.

<span class='text_page_counter'>(66)</span> +> Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý vùng.. chiếm 30,7% diện tích cả - Đại diện HS trả lời, chỉ bản đồ, GV chuẩn xác nước. lại kiến thức. - Vùng lãnh thổ rộng lớn. - Giao lưu thuận tiện với tỉnh phía Nam Trung Quốc, thượng Lào, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Bắc Chuyển ý: Ngoài vị trí địa lý quan trọng, vùng Trung Bộ. còn có những đặc điểm tự nhiên nổi bật gì? - Có vùng biển giàu tiềm năng du lịch và hải sản. *Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(15 phút) - Mục tiêu: Hs trình bày sự khác biệt giữa hai tiểu vùng: Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội. - Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. - Bản đồ tự nhiên của vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: HS dựa vào hình 17.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, bảng 17.1, kênh chữ trong SGK, vốn hiểu biết: - Cho biết vùng có mấy tiểu vùng? - Nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh của hai tiểu vùng Đông Bắc - Tây Bắc. - Khu vực trung du Bắc Bộ có đặc điểm như thế nào? Có khả năng phát triển ngành gì? - Xác định trên bản đồ các mỏ: than, sắt, apatít; các sông có tiềm năng thuỷ điện lớn: sông Đà, sông Lô, sông Gâm, sông Chảy. - Nêu những khó khăn về tự nhiên đối với sản xuất và đời sống. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:. - Thiên nhiên có khác nhau giữa Đông Bắc - Tây Bắc. - Tài nguyên phong phú, đa dạng, giàu khoáng sản, trữ năng thuỷ điện lớn nhất nước. Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh, thuận lợi trồng cây cận nhiệt và ôn đới. Có nhiều tiềm năng du lịch, kinh tế biển..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> - Khó khăn: + Địa hình chia cắt, khó khăn trong việc giao thông. + Khí hậu thất thường. + Khoáng sản trữ lượng nhỏ, khai thác - GV tóm tắt thế mạnh, khó khăn, khó khăn. chuyển ý sang đặc điểm dân cư và xã + Chất lượng môi trường bị giảm sút. hội. *Hoạt động 3:Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội (13 phút) - Mục tiêu: Hs trình bày sự khác biệt giữa hai tiểu vùng: Tây Bắc và Đông Bắc, đánh giá trình độ phát triển giữa hai tiểu vùng và tầm quan trọng của các giải pháp bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: HS dựa vào kênh chữ, bảng III. Đặc điểm dân cư, xã hội: 17.2, tranh ảnh, vốn hiểu biết, thảo luận theo câu hỏi: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có những dân tộc nào? - Nêu những thuận lợi về dân cư, dân - Địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người. tộc của vùng. - Nhận xét về sự chênh lệch trình độ - Có sự chênh lệch lớn giữa Đông Bắc phát triển dân cư, xã hội giữa hai tiểu và Tây Bắc về trình độ phát triển dân vùng so với cả nước? cư, xã hội. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn xác lại - Đời sống còn nhiều khó khăn nhưng kiến thức. đang được cải thiện. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Học sinh đọc kết luận sgk Câu 1. Trình bày những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Trung du và miền núi Bắc Bộ đối với phát triển kinh tế - xã hội. Câu 2. Hãy nêu sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế giữa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc Câu 3. Khoanh tròn vào ý mà em cho là đúng. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm bao nhiêu tỉnh? A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 - Học bài cũ và trả lời câu hỏi sgk - Tìm hiểu nhà máy thủy điện Hoà Bình - Đọc trước bài 18: Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp).

<span class='text_page_counter'>(68)</span> TUẦN 10- TIẾT 20 Ngày dạy: 31/10/2015 BÀI 18- VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ (Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs trình bày được tình hình phát triển, phân bố một số ngành kinh tế chính ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kỹ năng: - Biết đọc và phân tích bản đồ, lược đồ kinh tế. - Xác lập mối liên hệ giữa điều kiện tự nhiên và phát triển kinh tế. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan, vấn đáp, nhóm IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: Trình bày những ĐKTN và TNTN ảnh hưởng tới sự pt’ KT-XH của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? *Khởi động/mở bài (2 phút): - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: gv giới thiệu bài theo sgk *Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghiệp (13 phút ) - Mục tiêu: hs trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành công nghiệp - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Bước 1: HS dựa vào hình 18.1 hoặc IV. Tình hình phát triển kinh tế. Atlat địa lý Việt Nam, tranh ảnh, kênh 1. Công nghiệp: chữ trong SGK và kiến thức đã học: - Cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có những ngành công nghiệp nào? Những ngành nào là thế mạnh của vùng? - Xác định trên bản đồ có sẵn và sgk các nhà máy nhiệt điện, thuỷ điện, các trung.

<span class='text_page_counter'>(69)</span> tâm công nghiệp luyện kim, cơ khí, hoá chất. - Nêu ý nghĩa của việc xây dựng nhà *Các ngành công nghiệp: máy thuỷ điện Hoà Bình. - Năng lượng: Nhiệt điện, thuỷ điện. - Các khoáng sản đang được khai thác? - Khai khoáng: Than, sắt, thiếc, đồng, Nơi phân bố? apatit. Bước 2: HS trả lời, chỉ bản đồ, GV - Các ngành khác: Luyện kim, cơ khí, chuẩn kiến thức hoá chất, chế biến lương thực thực phẩm. - Thế mạnh: Khai thác khoáng sản, thuỷ điện. Chuyển ý: Công nghiệp là thế mạnh của vùng, vậy nông nghiệp ở đây phát triển như thế nào? *Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành nông nghiệp (13 phút ) - Mục tiêu: hs trình bày tình hình phát triển và phân bố ngành nông nghiệp - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Bước 1: HS dựa vào hình 18.1 hoặt Atlat 2. Nông nghiệp: địa lý Việt Nam, tranh ảnh, kênh chữ, vốn hiểu biết, thảo luận câu hỏi: - Phát triển đa dạng - Chứng minh rằng sản phẩm nông nghiệp của vùng rất đa dạng. - Tìm trên lược đồ những nơi có cây công nghiệp, cây ăn quả. Giải thích vì sao cây chè chiếm tỷ trọng lớn về diện tích và sản lượng so với cả nước? - Cho biết vùng nuôi nhiều loại gia súc nào, vì sao? - Nêu những khó khăn trong phát triển nông *Sản phẩm chủ yếu: nghiệp của vùng. Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. - Trồng trọt: Cây công nghiệp, cây ăn quả cận nhiệt và ôn đới, lúa, ngô, đậu tương. - Chăn nuôi: Trâu, bò, lợn. - Nuôi và đánh bắt thuỷ sản..

<span class='text_page_counter'>(70)</span> - Trồng rừng. *Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ và các trung tâm kinh tế (15 phút ) - Mục tiêu:Hs trình bày ngành dịch vụ và các trung tâm kinh tế của vùng - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Cách tiến hành: Nội dung. Hoạt động của thầy và trò - Quan sát H18.1 sgk kể tên các tuyến đường sắt, đường ôtô xuất phát từ thủ đô Hà Nội đến các thành phố, thị xã  biên giới Việt Trung - Việt Lào.. 3. Dịch vụ - Có nhiều tuyến đường bộ thông thương Đồng bằng sông Hồng với các nước láng giềng (1, 2, 3, 6...). Yêu cầu (quốc lộ 1, 2, 3, 4...). - Xuất sang các nước láng giềng Câu hỏi: Em hãy kể tên sản phẩm của khoáng sản, lâm sản, chăn nuôi... vùng xuất sang nước bạn láng giềng. - Nhập: lương thực, thực phẩm, hàng Câu hỏi: Em hãy tìm trên bản đồ các cửa CN, lao động kỹ thuật. khẩu quan trọng trên biên giới Việt - Ngoài ra còn phát triển du lịch. Trung. - Các cửa khẩu quan trọng: Móng Câu hỏi: Kể tên một số di sản của vùng.. Cái, Hữu Nghị, Lào Cai.. - Các thành phố quan trọng: Thái - Quan sát H18.1 vị trí các trung tâm kinh Nguyên, Việt Trì, Lạng Sơn. tế. Nêu các ngành CN đặc trưng của mỗi V. Các trung tâm kinh tế: trung tâm? - Các thành phố Thái Nguyên (luyện kim, cơ khí) Việt Trì (SX hàng tiêu dùng, chế biến lương thực thực phẩm, hoá chất chế biến lâm sản. - Hạ Long, Lạng Sơn. - Ngoài ra: Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên Phủ đang trở thành các trung tâm công nghiệp.. *Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà: - Học sinh đọc kết luận sgk 1. Dựa vào hình 18.1 và kiến thức đã học, cho biết Trung du và miền núi Bắc Bộ có những ngành công nghiệp nào? Những ngành nào phát triển mạnh hơn?.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 2. Dựa vào hình 18.1 và kiến thức đã học, kể tên các sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của Trung du và miền núi Bắc Bộ. Giải thích vì sao nơi đây có nhiều những sản phẩm này? - Làm bài tập số 3 trang 69 SGK. - Chuẩn bị bài thực hành: đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi bắc bộ. TUẦN 11 – TIẾT 21 Ngày soạn: 28/10/2015 Ngày dạy: 2/11/2015 BÀI 19- THỰC HÀNH ĐỌC BẢN ĐỒ, PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI NGUYÊN KHOÁNG SẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hs khôi phục lại kỹ năng đọc bản đồ. - Hs phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. 2. Kỹ năng: Biết vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra của ngành công nghiệp khai thác, chế biến và sử dụng tài nguyên khoáng sản. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên k/s đối với việc phát triển công nghiệp. - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm - Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC:.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> Động não, thảo luận nhóm, thực hành IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ hoặc bản đồ khoáng sản Việt Nam. - Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu. 2. Học sinh: n/c trức bài V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: Trình bày tình hình pt’ kinh tế vùng Trung du và MNBB ? 1. Khám phá: *Động não: - Tài nghuyên k/s có ảnh hưởng gì đối với việc phát triển công nghiệp ở trung du và miền núi Bắc Bộ? - Hs trả lời, gv gắn kết những hiểu biết của học sinh vào bài mới. 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Bài tập 1(10 phút) - Mục tiêu: Hs khôi phục lại kỹ năng đọc bản đồ. - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Trung du và miền núi Bắc Bộ - Cách tiến hành: *Thảo luận nhóm: Bước 1: HS tìm trên hình 17.1 hoặc Atlát địa lý Việt Nam, vị trí các mỏ than, sắt, mangan, bôxit, apatit, đồng, chì, kẽm. Bước 2: HS lên chỉ bản đồ treo tường, vị trí các mỏ khoáng sản trên. - GV chuẩn kiến thức tren bản đồ. *Hoạt động2: Bài tập 2 (28 phút ) - Mục tiêu: Hs phân tích và đánh giá được tiềm năng và ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu. - Cách tiến hành: *Thảo luận nhóm: Bước 1: HS dựa vào hình 18.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kiến thức đã học, hoàn thành các yêu cầu của bài tập 2 Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức (mỗi nhóm trình bày 1 ý của bài tập 2). Đáp án: a. Ngành khai thác khoáng sản phát triển mạnh: than, sắt, apatit, chì, đồng, kẽm. Do:.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> - Các loại khoáng sản này có trữ lượng khá lớn. - Điều kiện khai thác thuận lợi. - Nhu cầu phát triển kinh tế trong nước và xuất khẩu. VD: - Than cung cấp cho nhà máy nhiệt điện và xuất khẩu. - Thiếc dùng trong nước và xuất khẩu hàng nghìn tấn/năm. - Apatit làm phân bón. b. Ngành luyện kim đen của Thái Nguyên sử dụng nguyên liệu tại chỗ: - Sắt Trại Cau (Thái Nguyên) - Than mỡ (Phấn Mễ). c. Xác định trên lược đồ hình 18.1 - Vùng mỏ than Quảng Ninh. - Nhà máy nhiệt điện Uông Bí. - Cảng Cửa Ông. d. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa khai thác và tiêu thụ than:. Khai thác than. Tiêu thụ trong nước - Sản xuất điện: các nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Phả Lại... - Dùng vào các việc khác.... Xuất khẩu (Nhật Bản, Trung Quốc, EU...) 3. Thực hành/luyện tập: *Trình bày 1 phút: -Nêu những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản của Trung du và miền núi Bắc Bộ. 4. Vận dung: *Thực hành với bản đồ: Tìm trên lược đồ tự nhiên của vùng những khoáng sản chính? Nơi phân bố của chúng?.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> TUẦN 11 – TIẾT 22 Ngày dạy: 7/11/2015 BÀI 20- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: HS - Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội - Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội - Trình bày đặc điểm dân cư-xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội 2. Kỹ năng: Đọc và phân tích bản đồ, lược đồ tự nhiên Đồng bằng sông Hồng, các biểu bảng trong bài. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: - Thu thập và xử lí thông tin - Phân tích đánh giá ý nghĩa vị trí địa lí, thuận lợi và khó khăn với việc phát triển kinh tế-xã hội - Trình bày suy nghĩ/ý tưởng, lắng nghe/phản hồi tích cực, giao tiếp và hợp tác khi làm việc theo nhóm - Quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm trong nhóm III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC: Động não, thảo luận nhóm, các mảnh ghép IV. PHƯƠNG TIỆN DAY HỌC: 1. Giáo viên: - Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng. - Máy tính cá nhân. 2. Học sinh: sgk+vở ghi V. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Khám phá: Vùng đồng bằng sông Hồng có tầm quan trọng trong phân công lao động cả nước. Đây là vùng có vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên và tài nguyên phong phú đa dạng, nguồn lao động dồi dào và mặt bằng dân trí cao, có thủ đô Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế và là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước. 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (10 phút ) - Mục tiêu: Nhận biết được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội - Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng.

<span class='text_page_counter'>(75)</span> - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò *Học sinh làm việc cá nhân: - Gọi một HS đọc tên các tỉnh, chỉ giới hạn của vùng và vị trí các đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ trên bản đồ.. Nội dung I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:. - Nêu ý nghĩa KT - XH của vị trí địa lý vùng. GV cần phân biệt: Châu thổ sông Hồng có diện tích nhỏ hơn vùng Đồng bằng sông Hồng, do có vùng đất giáp với vùng Trung du - Vùng có diện tích nhỏ. miền núi Bắc Bộ và ranh giới phía Bắc vùng - Giáp Trung du và miền núi Bắc Bắc Trung Bộ. Đồng bằng sông Hồng có thủ Bộ, Bắc Trung Bộ và vịnh Bắc đô Hà Nội - đầu mối giao thông quan trọng, Bộ. trung tâm văn hoá, chính trị và khoa học công - Có thủ đô Hà Nội. nghệ lớn của cả nước. Chuyển ý: Hệ thống đê chạy dọc ven sông, - Vùng giao lưu thuận tiện với ven biển và một mùa đông lạnh có mưa phùn, các vùng trong cả nước. ẩm ướt là nét đặc sắc nhất của vùng. *Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(15 phút ) - Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội - Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Thảo luận nhóm: II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Bước 1: thiên nhiên: Nhóm 1: Dựa vào các kiến thức đã học, tìm hiểu ý nghĩa của sông Hồng đối với việc phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư. Tầm quan trọng của hệ thống đê trong vùng. Nhóm 2: Tìm trên lược đồ hình 20.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, tên các loại đất và sự phân bố. Loại đất nào có tỷ lệ lớn nhất? Ý nghĩa của tài nguyên đất. Nhóm 3: Tìm hiểu tài nguyên khí hậu, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên biển. Gợi ý: * Tóm tắt ý nghĩa của sông Hồng. - Bồi đắp phù sa..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> - Mở rộng diện tích đất.. - Đồng bằng rộng thứ 2 cả nước. - Cung cấp nước cho nông nghiệp và - Đất phù sa màu mỡ thích hợp với thâm sinh hoạt. canh lúa nước. - Khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh - Là đường giao thông quan trọng. tạo điều kiện thâm canh tăng vụ, trồng * Tầm quan trọng của hệ thống đê: cây ôn đới, cận nhiệt. - Tài nguyên khoáng sản: đá xây dựng - Ngăn lũ lụt, bảo vệ tài sản, tính mạng có trữ lượng lớn, sét cao lanh, than nâu, cho nhân dân vùng đồng bằng. khí tự nhiên - Hạn chế: Ngăn mất lượng phù sa vào - Tài nguyên biển và du lịch khá phong đồng ruộng, hình thành các ô trũng. phú. Bước 2: Đại diện các nhóm trình bày, GV chuẩn kiến thức. *Động não: GV hỏi: - Tại sao đất được coi là tài nguyên quý nhất? (đất phù sa màu mỡ, quỹ đất hạn chế) - Yêu cầu HS đọc lên các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá có trong vùng. Chuyển ý: Chúng ta tìm hiểu tiếp về dân cư, nguồn lao động của vùng *Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội ( 12 phút ) - Mục tiêu: Trình bày đặc điểm dân cư-xã hội và những thuận lợi, khó khăn đối với việc phát triển kinh tế-xã hội - Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên vùng Đồng bằng sông Hồng. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Các mảnh ghép: III. Đặc điểm dân cư, xã hội Bước 1: HS dựa vào hình 20.2 và kiến thức đã học: - So sánh mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng với cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên. - Cho biết dân cư tập trung đông đúc có thuận lợi, khó khăn gì với sự phát triển KT - Xã hội của vùng? Nêu cách khắc phục? - Dân số đông, mật độ dân số cao Bước 2:.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> HS trình bày, GV chuẩn kiến thức Bước 1: - HS quan sát bảng 20.1 nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng với cả nước. - Dựa vào kênh chữ, tranh ảnh, hình 3.1 trang 11 SGK: + Cho biết kết cấu hạ tầng nông thôn của vùng có đặc điểm gì? + Trình bày một số nét về hệ thống đô thị của vùng (mật độ đô thị dày, một số đô thị hình thành từ lâu đời). Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến thức. nhất nước  nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn. - Trình độ dân trí cao. - Khó khăn: Việc làm, sức ép lên tài nguyên môi trường.... - Kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất nước. - Một số đô thị hình thành từ lâu đời: Hà Nội, Hải Phòng.. 3. Thực hành/luyện tập: *Trình bày 1 phút: Điều kiện tự nhiên, dân cư của Đồng bằng sông Hồng có những thuận lợi, khó khăn gì cho việc phát triển kinh tế và xã hội? 4. Hướng dẫn học bài ở nhà: *Thực hành với bản đồ: - Giáo viên yêu cầu một học sinh lên xác định vị trí các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Hồng. - Gọi 1 hs lên bảng xác định các k/sản chính trên lược đồ tự nhiên của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ? - Học và ghi nhớ kết luận sgk - Làm bài tập 1 sgk.. TUẦN 12 – TIẾT 23 Ngày soạn: 4/11/2015 Ngày dạy: 9/11/2015 BÀI 21- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU:.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> 1. Kiến thức: - HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng. - HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn - HS nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. 2. Kỹ năng: - Biết kết hợp kênh chữ, kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc của vùng. - Biết phân tích lược đồ, bản đồ, biểu bảng; xác lập các mối liên hệ địa lý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. 2. Học sinh: sgk+vở ghi III. PHƯƠNG PHÁP: Trực quan, vấn đáp, nhóm IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh - Cách tiến hành: Gv mở bài theo sgk *Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghiệp ( 12 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng. - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV giới thiệu: Công nghiệp vùng ĐBSH phát IV. Tình hình phát triển triển sớm nhất Việt Nam và đang phát triển mạnh kinh tế. theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá.. 1. Công nghiệp:. - HS căn cứ vào H21.1, nhận xét sự chuyển biến về tỷ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng ở vùng Đồng bằng sông Hồng.. - Giá trị sản xuất công - Dựa vào hình 21.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, nghiệp tăng nhanh, chiếm kênh chữ trong SGK: 21% GDP công nghiệp cả ? Cho biết phần lớn giá trị CN tập trung ở đâu. nước. ? ĐBSH có những ngành công nghiệp trọng điểm Phần lớn giá trị sx công nào? Phân bố ở đâu. nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng ? Kể tên các sản phẩm quan trọng của vùng. - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.. - Tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng nhanh trong cơ cấu GDP của vùng. - Các ngành công nghiệp trọng điểm: Chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> xuất vật liệu xây dựng và cơ khí. *Hoạt động 2: Tìm hiểu nông nghiệp (15 phút ) - Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng. - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung *Thảo luận nhóm:. 2. Nông nghiệp. -HS dựa vào bảng 21.1, hình 21.2 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ và kiến thức đã học, thảo luận theo câu hỏi: - Sản xuất lương thực ở Đồng bằng sông Hồng có đặc điểm gì? (diện tích, năng suất, sản lượng). Vì sao có vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước? (Trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng tốt, nhu cầu dân số đông). - Vì sao vùng trồng được cây ưa lạnh? - Nêu lợi ích của việc đưa vụ đông thành vụ chính sản xuất chính ở Đồng bằng sông Hồng. - Ngoài trồng trọt, vùng còn phát triển mạnh nghề gì? Vì sao? - HS trình bày và chỉ bản đồ. GV chuẩn kiến thức. - GV nêu về các ngành khác và hạn chế của vùng:. - Đứng thứ hai cả nước về diện tích, sản lượng lương thực.. Dư thừa lao động, sản xuất lượng thực còn khó - Năng suất lúa cao nhất khăn do thời tiết kém ổn định, dân số đông. nước, nhờ trình độ thâm canh cao, cơ sở hạ tầng toàn diện. - Vụ đông với nhiều cây ưa lạnh đã trở thành vụ chính. - Chăn nuôi gia súc (đặc biệt nuôi lợn) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cả nước. - Ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản được chú ý phát triển *Hoạt động 3: Tìm hiểu dịch vụ và các trung tâm kinh tế (12 phút ) - Mục tiêu: - HS trình bày được tình hình phát triển kinh tế của vùng..

<span class='text_page_counter'>(80)</span> - Hs nêu được các trung tâm kinh tế lớn - Hs nhận biết vị trí, giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Hồng. - Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Nhóm 1: Tìm hiểu ngành giao thông, vị trí và ý 3. Dịch vụ: nghĩa kinh tế xã hội của cảng Hải Phòng, sân bay - Giao thông phát triển sôi Nội Bài. động, tạo nhiều điều kiện - Nhóm 2: Tìm hiểu ngành dịch vụ du lịch và các phát triển du lịch. dịch vụ khác. - Hà Nội, Hải Phòng là hai - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.. đầu mối giao thông quan trọng, hai trung tâm du lịch lớn. - Ngành du lịch được chú ý phát triển. - Bưu chính viễn thông phát triển mạnh.. - HS tìm trên lược đồ hình 21.2:. V. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ:. + Hai trung tâm kinh tế lớn nhất.. - Hai trung tâm kinh tế lớn + Vị trí các tỉnh thành phố thuộc vùng kinh tế nhất là Hà Nội và Hải Phòng. trọng điểm Bắc Bộ. - Nêu vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. - HS trình bày và chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. - Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả hai vùng: Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Hs đọc kết luận sgk 1. Trình bày tình hình phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng sông Hồng. 2. Nêu những thuận lợi, khó khăn đối với việc sản xuất lương thực của vùng. 3. Ngành du lịch có điều kiện thuận lợi để phát triển như thế nào? - HS chuẩn bị thước kẻ, bút chì, ... để tiết sau thực hành. - Giờ sau thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người.

<span class='text_page_counter'>(81)</span> TUẦN 12 – TIẾT 24 Ngày dạy: 14/11/2015 BÀI 22- THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA DÂN SỐ, SẢN LƯỢNG LƯƠNG THỰC VÀ BÌNH QUÂN LƯƠNG THỰC THEO ĐẦU NGƯỜI I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng Một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất. - Hs mô tả về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vẽ biểu đồ đường trên cơ sở bảng số liệu. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Thước kẻ, máy tính 2. Học sinh: Thước kẻ, máy tính, bút chì, bút màu III. PHƯƠNG PHÁP: thực hành, vấn đáp IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài (2 phút) - Mục tiêu: Hs nắm được y/c của bài thực hành - Đồ dùng dạy học: không - Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ của bài thực hành *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập số 1 (20 phút) - Mục tiêu: HS biết vẽ biểu đồ đường - Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, máy tính - Cách tiến hành: Bài tập số 1 Bước 1: GV hướng dẫn cách vẽ biểu đồ: - Vẽ trục toạ độ: trục đứng thể hiện %, trục ngang thể hiện thời gian (năm). - Ghi đại lượng ở đầu mỗi trục và chia khoảng cách trên các trục sao cho đúng. - Hướng dẫn vẽ từng đường tương ứng với sự biến đổi dân số, sản lượng lương thực bình quân và bình quân lương thực theo đầu người. Mỗi đường có ký hiệu (hoặc màu sắc) riêng. - Ghi tên biểu đồ. Bước 2: HS tự vẽ biểu đồ vào vở, GV gọi một HS (khá) lên vẽ biểu đồ trên bảng..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập số 2 ( 17 phút ) - Mục tiêu: - Phân tích được mối quan hệ giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người để củng cố kiến thức đã học về Đồng bằng sông Hồng Một vùng đất chật, người đông mà giải pháp quan trọng là thâm canh tăng vụ và tăng năng suất. - Hs mô tả về các giải pháp phát triển bền vững cho vùng. - Đồ dùng dạy học: không - Cách tiến hành: Bài tập số 2 Bước 1: HS trả lời các câu hỏi của bài tập 2 Bước 2: HS trình bày kết quả, GV chuẩn kiến thức. Đáp án: a. Nhận xét: - Dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người đều tăng lên. - Sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh hơn dân số. b. Giải thích: - Sản lượng lương thực tăng nhanh, do: đẩy mạnh thuỷ lợi, cơ khí hoá nông nghiệp, chọn giống có năng suất cao, có thuốc bảo vệ thực vật, chú ý phát triển công nghiệp chế biến, tăng vụ, đưa vụ đông thành vụ chính, chú ý phát triển ngô trên diện rộng năng suất cao. - Dân số tăng chậm do thực hiện tốt chính sách kế hoạch hoá gia đình. - Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh, do sản lượng lương thực tăng nhanh, dân số tăng chậm. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Gv nhận xét giờ học - Cho điểm hs làm tốt - Hoàn thành tiếp công việc chưa xong - Đọc trước Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> TIẾT 25. BÀI 23 - VÙNG BẮC TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. 2. Kĩ năng: Biết đọc lược đồ, bản đồ, biểu đồ, phân tích bảng số liệu, sưu tầm tài liệu. 3.Thái độ: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hoá TG và phòng chống thiên tai. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: -Thu thập và xử lí thông tin,phân tích -Đảm nhận trách nhiệm,ứng phó -Giao tiếp,trình bày suy nghĩ/ý tưởng,lắng nghe/phản hồi tích cực và hoạt động nhóm -Thể hiện sự tự tin III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC: Bản đồ tư duy,cá nhân,nhóm,suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ,hỏi-đáp IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ. - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Khám phá: Bản đồ tư duy: -GV y/c hs sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng bắc trung bộ -GV gắn hiểu biết của học sinh vào bài mới 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ(11 phút ) -Mục tiêu: -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ. - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam -Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Hoạt động của thầy và trò HS làm việc cá nhân: Bước 1: HS sựa vào hình 23.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, kênh chữ kết hợp vốn hiểu biết: - Xác định vị trí và giới hạn vùng Bắc Trung Bộ. - Ý nghĩa của vị trí địa lý vùng Bắc Trung Bộ Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản đồ), GV chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý : Vị trí địa lý của vùng có ý nghĩa rất quan trọng. Còn điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có nét gì nổi bật? Có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội.. Nội dung I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ:. -Lãnh thổ kéo dài,hẹp ngang - Cầu nối giữa Bắc - Nam - Cửa ngõ hành lang đông - tây của tiểu vùng sông Mê Kông.. *Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(17 phút ) -Mục tiêu: -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -Đồ dùng dạy học: -Bản đồ tự nhiên Bắc Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Thảo luận nhóm: II. Điều kiện tự nhiên và tài Bước 1: HS dựa vào hình 23.1; 23.2 hoặc nguyên thiên nhiên: Atlat, tranh ảnh kết hợp với kiến thức đã học: CH:Cho biết dãy núi Trường Sơn Bắc có ảnh hưởng gì đến khí hậu Bắc Trung Bộ? CH:So sánh tiềm năng tài nguyên rừng, khoáng sản ở phía Bắc và phía Nam dãy Hoành Sơn. CH:Từ Tây sang Đông, địa hình của vùng có sự khác nhau như thế nào? Điều đó có ảnh hưởng gì đến phát triển kinh tế? CH:Nêu các loại thiên tai thường xảy ra ở Bắc Trung Bộ. CH:Tự nhiên có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế - xã hội vùng? Những giải pháp - GV:(phân tích) + Dãy Trường Sơn Bắc vuông góc với hai hướng gió chính của hai mùa. Mùa đông đón gió mùa đông bắc gây mưa lớn. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn với gió Tây Nam gây khô nóng, thu đông hay có bão..

<span class='text_page_counter'>(85)</span> + Việc hoàn thành đường Hồ Chí Minh và hầm đường bộ qua đèo Hải Vân  khai thác có hiệu quả nguồn lợi của tài nguyên. + Các giải pháp: Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, trồng rừng phòng hộ, xây dựng hệ thống hồ chứa nước, triển khai rộng cơ cấu nông - lâm ngư nghiệp.. - Vùng có một số tài nguyên quan trọng: rừng, khoáng sản, du lịch, biển. - Thiên nhiên khác nhau giữa Bắc - Nam Hoành Sơn, giữa Đông Tâydãy Trường Sơn. - Thường xuyên có bão lũ, hạn hán, gió Tây khô nóng về mùa hạ.. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn xác kiến thức. Chuyển ý: Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng vùng có nhiều tiềm năng phát triển, đó là sự đa dạng của tài nguyên và nhiều cơ hội phát triển, đặc biệt sự quyết tâm, tinh thần lao động cần cù, dũng cảm của người dân nơi đây. *Hoạt động 3:Tìm hiểuđặc điểm dân cư, xã hội(12 phút ) -Mục tiêu: HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ: III. Đặc điểm dân cư, xã hội: Bước 1: HS dựa vào các bảng: 23.1; 23.2, kết hợp vốn hiểu biết: CH:Nêu sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây của vùng. - Vùng có 25 dân tộc CH:So sánh các chỉ tiêu của vùng so với cả - Phân bố dân cư và hoạt động nước. kinh tế có sự khác biệt giữa Đông CH:Kể tên một số dự án quan trọng đã tạo cơ - Tây. hội để vùng phát triển kinh tế - xã hội. - Đời sống nhân dân còn nhiều Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. khó khăn,thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với mức trung bình cả nước 3. Thực hành/luyện tập: Hỏi- đáp: GV tổ chức cho hs lần lượt hỏi-đáp những câu hỏi liên quan đến bài học 4. Vận dụng: Sưu tầm tư liệu.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> Sưu tầm tư liệu về dự án xây dựng các mhu kinh tế mở trên biên giới Việt-Lào,dự án phát triển hành lang Đông-Tây. Soạn ngày: 20/11/2010 Giảng ngày: 24/11/2010(9B) 19/11/2010(9A) TIẾT 26. BÀI 24 - VÙNG BẮC TRUNG BỘ(Tiếp theo). I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ - HS nêu tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm 2. Kỹ năng: - Biết đọc, phân tích biểu đồ, bản đồ kinh tế tổng hợp - Sưu tầm tư liệu theo chủ đề. 3.Thái độ: Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và đặc biệt là tài nguyên du lịch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên và kinh tế Bắc Trung Bộ. - Atlat địa lý Việt Nam. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Vùng kinh tế Bắc Trung Bộ tuy rất giàu tiềm năng nhưng không ít khó khăn. Người dân nơi đây đã khái thác các điều kiện để phát triển kinh tế như thế nào? *Hoạt động 1:Tìm hiểu nông nghiệp(15 phút) -Mục tiêu: - HS trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế Bắc Trung Bộ. -Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Bước 1: HS dựa vào các hình: 24.1, IV.Tình hình phát triển kinh tế 24.3, tranh ảnh, kết hợp kiến thức đã 1. Nông nghiệp học: - So sánh bình quân lương thực đầu người của vùng Bắc Trung Bộ với cả nước. Giải thích. (thấp hơn bình quân cả nước do diện tích canh tác ít, đất xấu, thường bị thiên tai). - Xác định trên bản đồ các vùng nông lâm kết hợp? Tên một số sản phẩm đặc trưng. - Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ. Bước 2: HS phát biểu (kết hợp chỉ bản - Tiến hành thâm canh cây lương thực đồ), GV chuẩn kiến thức. nhưng bình quân lương thực đầu người vẫn còn ở mức thấp so với cả nước. - Phát triển mạnh nghề rừng, trồng cây Chuyển ý: Vùng Bắc Trung Bộ bị thiệt công nghiệp, chăn nuôi gia súc ở phía hại nặng nề nhất trong cuộc kháng Tây. chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí - Phát triển nghề nuôi trồng và đánh nghiệp bị tàn phá nhưng với truyền bắt thuỷ sản ở phía Đông. thống lao động cần cù, dũng cảm, nhân - Thực hiện mô hình nông- lâm kết hợp. dân trong vùng đang chung sức tiến . hành công nghiệp hoá. *Hoạt động 2:Tìm hiểu công nghiệp(15 phút) -Mục tiêu: HS trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế Bắc Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: HS dựa vào các hình: 24.2, 2. Công nghiệp: 24.3, kết hợp kiến thức đã học: - Nhận xét về sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ. - Cho biết ngành nào là thế mạnh của Bắc Trung Bộ? Vì sao? - Xác định vị trí trên lược đồ các cơ sở khai thác khoáng sản: thiếc, crôm, titan,.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> đá vôi. - Xác định trên lược đồ các trung tâm công nghiệp, các ngành chủ yếu của từng trung tâm, nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng. - Giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục. - Các ngành quan trọng: khai thác khoáng sản (crôm, thiếc, titan) sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu. - Các trung tâm công nghiệp tập trung ở ven biển. *Hoạt động 3:Tìm hiểu dịch vụ và các trung tâm kinh tế(10 phút) Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức. Chuyển ý: GV yêu cầu HS nhắc lại ý nghĩa vị trí địa lý của vùng, giá trị tài nguyên du lịch của vùng - khẳng định đây là vùng đất rất có cơ hội phát triển ngành dịch vụ du lịch.. -Mục tiêu: - HS trình bày tình hình phát triển và phân bố một số ngành sản xuất chủ yếu ở Bắc Trung Bộ. HS nêu tên các trung tâm kinh tế lớn và chức năng chủ yếu của từng trung tâm -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên và kinh tế Bắc Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Bước 1: HS dựa vào hình ảnh 24.3, Atlat địa 3. Dịch vụ lý Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết: - Xác định vị trí quốc lộ 7, 8, 9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này. - Kể tên một số điểm du lịch nổi tiếng của vùng. - GV:Cho HS xem tranh về cố đô Huế, quê hương Bác Hồ, động Phong Nha - Kẻ Bàng. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn - Vùng pt' mạnh GTVT, thương kiến thức. mại và du lịch trong những năm Chuyển ý: GV yêu cầu HS chỉ trên bản đồ các gần đây. trung tâm công nghiệp của vùng và khẳng định - Vùng có nhiều cơ hội để phát đó cũng chính là các trung tâm kinh tế lớn của triển. Bắc Trung Bộ. V. Các trung tâm kinh tế: Bước 1: HS dựa vào hình 24.3 kết hợp kiến thức đã học, xác định các trung tâm kinh tế và chức năng của từng trung tâm. - Các trung tâm kinh tế quan trọng.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.. là Thanh Hoá, Vinh, Huế. - Huế là trung tâm du lịch lớn của cả nước.. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -Hs đọc kết luận sgk -Câu 1, 2 trang 89 SGK Địa lý 9. -HS làm bài tập 3 trang 89, SGK Địa lý 9. -Đọc trước bài 27. Vùng duyên hải Nam trung Bộ Ngày soạn: 18/11/2010 Giảng ngày: 22/11/2010(9B) 23/11/2010(9A) TIẾT 27.BÀI- VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. 2. Kỹ năng: Biết đọc bản đồ, phân tích bảng số liệu, xác lập mối liên hệ địa lý. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: - Nêu những thành tựu và khó khăn trong pt' KT nông nghiệp, CN ở BTB ? - Tại sao nói du lịch là thế mạnh kinh tế của BTB ? *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Vùng DHNTB có vị trí quan trọng về kinh tế, quốc phòng. Thiên nhiên phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho vùng phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng, đặc biệt ngành kinh tế biển, nhưng cũng không ít khó khăn do thiên tai gây ra. *Hoạt động 1:Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ(12 phút) -Mục tiêu: HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Bước 1: HS dựa vào hình 25.1, hoặc I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: Atlat, kết hợp kiến thức đã học: - Xác định giới hạn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vị trí 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đảo Lý Sơn, Phú Quý. - Nêu ý nghĩa của vị trí, giới hạn.. - Là một dải đất nhỏ hẹp Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV -Là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với chuẩn kiến thức. Đông Nam Bộ,giữa Tây Nguyên với Chuyển ý: Điều kiện tự nhiên và tài Biển Đông nguyên thiên nhiên có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã Có ý nghĩa chiến lược về giao lưu kinh tế Bắc-Nam .Đặc biệt về an ninh,quốc hội? phòng(có 2 quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa) *Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(13 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạtđộng của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào hình 25.1, Atlat địa lý Việt II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Nam (trang 6, 7, 8) kết hợp kiến thức đã thiên nhiên: học: CH: Nêu đặc điểm về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. CH:Xác định trên bản đồ các vịnh Dung Quất, Văn Phong, Cam Ranh, các bãi tắm và điểm du lịch nổi tiếng. CH:Giá trị kinh tế của điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên? CH:Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh NTB? - Núi cao ăn sát biển, đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt thành từng ô, bờ biển + Đồng bằng bị chia cắt từng ô, núi ăn sát có nhiều vũng, vịnh. ra biển, những dải cát rộng lớn, kéo dài tạo cảm giác khô cằn, đơn điệu của cảnh - Thiên nhiên có khác nhau giữa Đông và Tây. quan hoang mạc. - GV:(Phân tích).

<span class='text_page_counter'>(91)</span> + Mùa khô kéo dài  sa mạc hoá ở cực - Thế mạnh đặc biệt về kinh tế và du Nam Trung Bộ. lịch biển. Chuyển ý: Sự khác biệt về tự nhiên giữa - Thường bị thiên tai, hạn hán, bão lũ. phía Đông và phía Tây có ảnh hưởng như - Diện tích rừng còn ít, nguy cơ mở thế nào đến phân bố dân cư trong vùng? rộng diện tích hoang mạc *Hoạt động 3:Tìm hiểu đặc điểm dân cư, xã hội(10 phút) -Mục tiêu: HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. -Cách tiến hành: Hoạtđộng của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào bảng 25.1, 25.2 kết hợp III. Đặc điểm dân cư, xã hội: KT đã học: - Nhận xét sự khác biệt về dân cư và hoạt động kinh tế giữa đồng bằng ven biển và vùng núi, đồi gò phía Tây? So sánh với Bắc Trung Bộ. - So sánh một số chỉ tiêu phát triển dân cư, xã hội của vùng so với cả nước; rút - Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế ra nhận xét về tình hình dân cư, xã hội có khác nhau giữa Đông và Tây. của DHNTB. -Đời sống các dân tộc ít người cư trú ở CH: Cho biết vùng có những tài nguyên miền núi phía Tây còn gặp nhiều khó du lịch nhân văn nào? khăn. -Tỉ lệ người biết chữ cao hơn mức trung bình của cả nước - Tài nguyên du lịch nhân văn: phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -Học sinh đọc kết luận sgk - Xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Tại sao nói: vùng có vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế, quốc phòng? - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Duyên hải Nam Trung Bộ có thuận lợi và khó khăn gì đối với phát triển kinh tế - xã hội? - Trình bày đặc điểm dân cư, xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ? - Chọn ý đúng nhất trong câu sau: Đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía Tây nhằm mục đích: a) Bảo vệ rừng đầu nguồn. b) Rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch giữa đồng bằng ven biển và vùng đồi núi phía Tây..

<span class='text_page_counter'>(92)</span> c) Nâng cao trình độ dân trí, sức khoẻ cộng đồng. d) Tất cả các ý trên - HS làm câu 3 trang 94, SGK Địa lý 9. -Đọc trước bài 26. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ(tiếp) Soạn ngày: 20/11/2010 Giảng ngày: 23/11/2010(9B) 26/11/2010(9A) TIẾT 28. BÀI 26 - VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức : - HS trình bày được 1 số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng - HS nêu tên các trung tâm kinh tế chính của vùng - Hs nhận biết vị trí,giới hạn và vai trò của trung tâm kinh tế trọng điểm miềm Trung 2-Kĩ năng: - Biết phân tích một số vấn đề cần quan tâm trong điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Duyên hải Nam Trung Bộ..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> - Biết phân tích bản đồ kinh tế, các bảng thống kê. - Phân tích quan hệ không gian: đất liền, biển và đảo của DHNTB. 3- Thái độ : Có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng khi khai thác tài nguyên, đặc biệt tài nguyên du lịch. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: Trong pt' KT-XH, vùng DHNTB có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì? *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành:Việc phát triển KT-XH vùng DHNTB có những thuận lợi, khó khăn gì? Sau đó GV chốt lại vấn đề, nói: Trong nền kinh tế thị trường, vùng Duyên hải NTB đã khai thác thế mạnh của mình, tìm ra giải pháp hợp lý để hạn chế những khó khăn, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống nhân dân. *Hoạt động 1:Tìm hiểu nông nghiệp(12 phút) -Mục tiêu: - HS trình bày được 1 số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: HS dựa vào bảng 26.1, hình 26.1, IV.Tình hình phát triển kinh tế: Atlat địa lý Việt Nam (trang 14) kết hợp kiến 1. Nông nghiệp: thức đã học: -Thế mạnh: ? Nhận xét tình hình chăn nuôi bò, khai thác +Nuôi trồng và đánh bắt thủy và nuôi trồng thuỷ sản của vùng. sản:chiếm 27,4% giá trị thủy sản cả ? Cho biết tình hình trồng cây lương thực, cây nước công nghiệp, cây ăn quả? +Chăn nuôi bò: Phát triển ở vùng ? Xác định trên bản đồ các bãi tôm, bãi cá. Tại núi phía Tây sao Duyên hải Nam Trung Bộ nổi tiếng với -Sản xuất lương thực kém phát nghề làm muối, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ triển,sản lượng lương thực bình sản biển? quân lương thực đầu người thấp ? Cho biết vùng có những khó khăn gì trong hơn mức trung bình cả nước sản xuất nông nghiệp? Đề xuất biện pháp khắc -Khó khăn của nông nghiệp: quỹ phục khó khăn. đất hạn chế, đất xấu, thiên tai. - GV( phân tích) + Diện tích chăn thả lớn, khí hậu nóng, khô.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> thích hợp với bò. + Bờ biển dài, nhiều bãi cá, bãi tôm; có hai trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn kiến thức.. -Nghề làm muối,chế biến thủy sản ? Duyên hải Nam Trung Bộ còn nổi tiếng về phát triển những sản phẩm gì? (muối, nước mắm...) *Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp(13 phút) -Mục tiêu: - HS trình bày được 1 số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào bảng 26.2, hình 26.1 hoặc 2. Công nghiệp Atlat địa lý Việt Nam (trang 23), kết hợp kiến thức đã học: ? So sánh giá trị và sự tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ với cả nước. ? Xác định các trung tâm, các ngành chủ yếu của mỗi trung tâm.. - Chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá trị sản ? Cho biết những ngành công nghiệp nào xuất công nghiệp cả nước. phát triển mạnh hơn? - Tốc độ tăng trưởng nhanh. - Công nghiệp cơ khí, chế biến thực phẩm khá phát triển. *Hoạt động 3:Tìm hiểu dịch vụ và các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung(13 phút) -Mục tiêu: - HS trình bày được 1 số ngành kinh tế tiêu biểu của vùng - HS nêu tên các trung tâm kinh tế chính của vùng - Hs nhận biết vị trí,giới hạn và vai trò của trung tâm kinh tế trọng điểm miềm Trung -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Duyên hải Nam Trung Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: HS dựa vào hình 26.1 hoặt Atlat địa 3. Dịch vụ lý Việt Nam (trang 18, 20), kết hợp vốn hiểu biết: - Xác định các tuyến đường giao thông qua.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> vùng, các cảng biển, sân bay. - Nêu tên các điểm du lịch nổi tiếng. - Nhận xét hoạt động dịch vụ của vùng.. - Khá phát triển. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn - Tập trung ở Đà Nẵng, Quy Nhơn, kiến thức. Nha Trang Chuyển ý: Các thành phố biển với hoạt động - Thế mạnh: Du lịch xuất nhập khẩu, du lịch nhộn nhịp trở thành trung tâm kinh tế vùng. Bước 1: HS dựa vào hình 26.1 hoặc Atlat, kết V. Các trung tâm kinh tế và vùng hợp kiến thức đã học: kinh tế trọng điểm miền Trung. - Xác định vị trí các thành phố Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. - Cho biết tại sao các thành phố này được coi là cửa ngõ của Tây Nguyên? - Xác định các tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tầm quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đối với sự phát triển kinh tế liên vùng?. - Các trung tâm kinh tế: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn. - Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, tạo mối liên Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn hệ kinh tế liên vùng kiến thức. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -Hs đọc kết luận sgk - Câu 1 và 3, trang 99 SGK - Dựa vào hình 26.1 và kiến thức đã học, trình bày đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ. -HS làm bài tập 2, trang 99 SGK. -Đọc trước bài 27. Thực hành Soạn ngày : 26/11/2010 Giảng ngày: 29/11/2010(9B) 30/11/2010(9A) TIẾT 29. BÀI 27- THỰC HÀNH: KINH TẾ BIỂN CỦA BẮC TRUNG BỘVÀ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Hs xác định được cơ cấu kinh tế biển của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, làm muối, du lịch và dịch vụ biển..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> 2. Kĩ năng: Nâng cao kỹ năng đọc bản đồ, phân tích số liệu thống kê, liên kết không gian kinh tế Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ địa lý tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam. 2. Học sinh:. HS chuẩn bị máy tính bỏ túi, bút chì, bút màu.. III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Mở bài: GV nêu yêu cầu HS cần phải hoàn thành trong giờ học: Làm xong bài 1, bài 2 trang 100 SGK. *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập số 1(38 phút) -Mục tiêu: Hs xác định được cơ cấu kinh tế biển của hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (gọi chung là Duyên hải miền Trung), bao gồm hoạt động của các hải cảng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, làm muối, du lịch và dịch vụ biển. -Đồ dùng dạy học: - Bản đồ địa lý tự nhiên hoặc bản đồ kinh tế Việt Nam. -Cách tiến hành: Bài tập số 1 * Bước 1: HS dựa vào các hình 24.3, 26.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam (trang 15, 18, 20, 22, 23) kết hợp kiến thức đã học, hoàn thành bài tập 1 trang 100 SGK. Gợi ý: + Kinh tế biển gồm các hoạt động gì? + Sự thống nhất và khác biệt giữa 2 vùng phía Bắc và phía Nam dãy núi Bạch Mã. * Bước 2: Cá nhân trong nhóm cùng nhau trao đổi kết quả bài làm, bổ sung cho nhau. * Bước 3:Đại diện các nhóm trình bày kết quả, xác định trên bản đồ treo tường các địa danh (mỗi nhóm trình bày một ý của bài tập). - GV chuẩn kiến thức: Nhận xét: Duyên hải miền Trung có tiềm năng kinh tế biển rất lớn. Bài tập số 2 * Bước 1: + HS xử lý số liệu: cộng sản lượng hai vùng thành tổng sản lượng của Duyên hải miền Trung, chuyển từ số liệu tuyệt đối  số liệu tương đối. + Trả lời các câu hỏi của bài tập số 2 trong SGK. * Bước 2:Cá nhân trong nhóm cùng nhau trao đổi kết quả làm bài, bổ sung cho nhau..

<span class='text_page_counter'>(97)</span> * Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Đáp án: Sản lượng thủy sản ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ (%). Thuỷ sản nuôi trồng. Toàn vùng Duyên hải miền Bắc Trung Bộ Trung 100% 58,4%. Thủy sản khai thác. 100%. 23,8%. Duyên hải Nam Trung Bộ 41,6% 76,2%. a. So sánh - Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ lớn hơn Duyên hải Nam Trung Bộ; dẫn chứng (Phương án 1: chiếm 58,4% sản lượng toàn Duyên hải miền Trung. Phương án 2: gấp 1,4 lần Nam Trung Bộ). - Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ rất nhiều; dẫn chứng (phương án 1: chiếm 76,2% sản lượng toàn Duyên hải miền Trung. Phương án 2: gấp 3,2 lần Bắc Trung Bộ). b. Giải thích: Duyên hải Nam Trung Bộ: - Có nguồn hải sản phong phú hơn Bắc Trung Bộ, có hai trong bốn ngư trường trọng điểm của cả nước, nhiều cá to có nguồn gốc biển khơi. + Người dân có truyền thống - kinh nghiệm lâu đời về đánh bắt hải sản. + Cơ sở vật chất kỹ thuật được trang bị hiện đại, công nghiệp chế biến thực phẩm phát triển mạnh. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: 1. Câu sau đúng hay sai? Tại sao? Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn hơn Bắc Trung Bộ. 2. Sắp xếp các cảng biển thuộc Duyên hải miền Trung theo thứ tự từ Bắc vào Nam. Cửa Lò, Nha Trang, Đà Nẵng, Cam Ranh, Dung Quất, Quy Nhơn -Đọc trước: Bài 28.Vùng Tây Nguyên Soạn ngày: 05/12/2010 Giảng ngày: 30/11/2010(9B) 03/12/2010(9A) TIẾT 30. BÀI 28 - VÙNG TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. 2. Kỹ năng: - Biết phân tích bản đồ, bảng thống kê. - Có kỹ năng phân tích số liệu, kết hợp kênh chữ và kênh hình để nhận xét, giải thích đặc điểm tự nhiên, dân cư - xã hội của vùng. - Có ý thức trách nhiệm trong vấn đề bảo vệ rừng đầu nguồn, tài nguyên du lịch, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: -Thu thập và xử lí thông tin,phân tích đánh giá -Trình bày suy nghĩ/ý tưởng lắng nghe/phản hồi tích cực,giao tiếp và hợp tác khi làm việc nhóm cặp III. CÁC PHƯƠNG PHÁP: Động não,thuyết trình,nêu vấn đề,Hs làm việc theo cặp IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Tây Nguyên. 2. Học sinh : n/c trước bài V.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: 1. Khám phá: Bản đồ tư duy: -GV y/c hs sử dụng bản đồ tư duy để trình bày những hiểu biết của bản thân về vùng Tây Nguyên -GV gắn hiểu biết của học sinh vào bài mới 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ(12 phút) -Mục tiêu: -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Tây Nguyên. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung - HS dựa vào H28.1, kết hợp với kiến thức I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: đã học: ? Xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ vùng Tây Nguyên. So với các vùng khác vị trí - Ngã ba biên giới giữa Việt Nam -.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> vùng có đặc điểm gì đặc biệt.. Lào - Campuchia.. ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý.. - Không giáp biển. - HS chỉ bản đồ, phát biểu - GV chuẩn kiến - Vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, quốc phòng. thức. *Hoạt động 2:Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(15 phút) -Mục tiêu: -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Tây Nguyên. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào H28.1, hoặc Atlat địa lý II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Việt Nam, tranh ảnh, kết hợp kênh chữ thiên nhiên: mục II và kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập (phần phụ lục). - GV:Các giải pháp để khắc phục khó khăn là + Bảo về và trồng rừng đầu nguồn.. - Địa hình: Cao nguyên xếp tầng. + Thuỷ lợi: Xây dựng các hồ chứa - Khí hậu: mát mẻ, có một mùa khô kéo nước. dài khốc liệt. + Chọn lọc giống cây, con thích hợp. - Tài nguyên khác: - HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn + Đất bazan chiếm 66% diện tích đất xác KT. bazan cả nước. + Rừng chiếm diện tích và trữ lượng lớn nhất. + Tiềm năng thuỷ điện khá. + Khoáng sản: Bôxit có trữ lượng lớn. + Giàu tiềm năng du lịch. *Hoạt động 3:Tìm hiểuđặc điểm dân cư - xã hội(13 phút) -Mục tiêu: -HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. -Cách tiến hành:. Hoạt động của thầy và trò. Nội dung - HS dựa vào bảng 28.2, Atlat địa lý VN, tranh III. Đặc điểm dân cư - xã hội. ảnh, kết hợp kênh chữ mục III và vốn hiểu biết:.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> ? Cho biết Tây Nguyên có những dân tộc nào? Địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc. ? So sánh một số chỉ tiêu pt' DC-XH ở Tây - Tây Nguyên là địa bàn cư trú của Nguyên với cả nước và đề ra các giải pháp nhiều dân tộc ít người. quan trọng để nâng cao mức sống của nhân - Thưa dân nhất nước ta. dân một cách bền vững. - Đời sống dân cư còn khó khăn, - HS phát biểu ,GV chuẩn xác kiến đang được cải thiện đáng kể - Giải pháp: + Ngăn chặn nạn phá rừng, bảo vệ đất, rừng, động vật quý hiếm. + Đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, đầu tư phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc. 3. Thực hành/luyện tập: Động não: -Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng đầu nguồn ở Tây Nguyên. 4. Vận dụng: Sưu tầm tư liệu: Sưu tầm tư liệu(bài viết,hình ảnh…) nói về trang phục các dân tộc ở Tây nguyên?. Soạn ngày: 04/12/2010 Giảng ngày: 06/12/2010(9B) 07/12/2010(9A) TIẾT 31. BÀI 29. VÙNG TÂY NGUYÊN (tiếp).

<span class='text_page_counter'>(101)</span> I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: -HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng -HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của mỗi trung tâm 2. Kỹ năng: - Biết kết hợp kênh hình và kênh chữ để nhận xét và giải thích một số vấn đề bức xúc ở Tây Nguyên. - Biết đọc biểu đồ, lược đồ, bản đồ để khai thác thông tin, tìm ra kiến thức mới. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Tây Nguyên. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: - Trong XD KT-XH, Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì ? - Hãy nêu đặc điểm phân bố dân cư của Tây Nguyên. *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Được sự quan tâm của Đảng - Nhà nước, nhờ có chính sách phù hợp hoàn cảnh thực tế, nhằm phát huy tối đa tiềm năng kinh tế, công cuộc đổi mới KT-XH của Tây Nguyên đã bắt đầu khởi sắc hoà nhập với cả nước trên con đường CNH HĐH đất nước, nâng cao mức sống của đồng bào các dân tộc anh em. *Hoạt động 1:Tìm hiểu nông nghiệp(15 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Tây Nguyên -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào H29.1,2 và bảng 29.1, kết hợp IV. Tình hình phát triển kinh tế: kênh chữ và kiến thức đã học: 1. Nông nghiệp: ? Cho biết Tây Nguyên trồng những cây công nghiệp nào? Loại cây nào trồng nhiều nhất. ? NX tình hình phát triển NN ở Tây Nguyên? Tỉnh nào có giá trị SX NN cao nhất? Tại sao. ? So sánh tỷ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên với cả nước? Vì sao cà phê.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> được trồng nhiều ở vùng này. ? Xác định các vùng trồng cà phê, cao su, chè ở Tây Nguyên. ? Chuyển hướng quan trọng trong sản xuất lâm nghiệp của vùng là gì? Tại sao? - GV: Giá trị sản xuất tăng nhanh. + 2 tỉnh có giá trị sản xuất nông nghiệp cao nhất là Đắk Lắk và Lâm Đồng, nhờ có thế mạnh: * Đắk Lắk có diện tích trồng cà phê với quy mô lớn  phát triển sản xuất và xuất khẩu cà phê, ngoài cà phê còn có hồ tiêu, hạt điều. * Lâm Đồng có thế mạnh trồng chè, hoa, rau quả ôn đới với quy mô tương đối lớn. Du lịch cũng là nguyên nhân kích cầu cho sự tiêu thụ sản - Vai trò quan trọng nhất. phẩm nông nghiệp *. + Việc mở rộng quá mức diện tích trồng cà phê - Tốc độ tăng khá lớn, tập trung ở sẽ giảm diện tích rừng cũng là vấn đề bức xúc Đắk Lắk và Lâm Đồng. - Cây công nghiệp đem lại hiệu ở Tây Nguyên. - Học sinh phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn KT quả kinh tế cao: cà phê, cao su, chè, điều... -. - Sản xuất lâm nghiệp có bước chuyển hướng quan trọng.. *Hoạt động 2: Tìm hiểu công nghiệp(13 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng - Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Tây Nguyên -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào bảng 29.2,H29.2 kết hợp 2. Công nghiệp KT đã học: ? Tính tốc độ phát triển công nghiệp của Tây Nguyên và cả nước (lấy năm 1995 = 100%). ? NX tình hình phát triển CN ở Tây Nguyên. ? Xác định vị trí các nhà máy thuỷ điện ở Tây Nguyên. ? Ý nghĩa của việc pt' thuỷ điện ở Tây Nguyên..

<span class='text_page_counter'>(103)</span> ? Xác định các trung tâm công nghiệp của vùng. Các ngành chủ yếu của từng trung tâm. -GV:Ý nghĩa của việc XD các nhà máy thuỷ điện: + Khai thác thế mạnh về thuỷ năng của vùng. + Thuỷ điện  nguồn năng lượng, nguồn - Tốc độ phát triển khá nhanh nhưng nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và chậm hơn so với cả nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng về mùa khô - Chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với cả nước. ở Tây Nguyên. - Các ngành phát triển: thuỷ điện, khai + Góp phần ổn định nguồn sinh thuỷ cho thác chế biến gỗ, chế biến cà phê xuất các dòng sông chảy về các vùng lân cận. khẩu. - Học sinh phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn KT. *Hoạt động 3: Tìm hiểu dịch vụ và các trung tâm kinh tế (12 phút) -Mục tiêu: -HS trình bày được tình hình phát triển và phân bố một số ngành kinh tế chủ yếu của vùng -HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn với các chức năng chủ yếu của mỗi trung tâm -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Tây Nguyên -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Nêu tiềm năng XK nông sản của Tây 3. Dịch vụ Nguyên. ? Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Tây Nguyên.. - Phát triển khá nhanh, đặc biệt là ? Những khó khăn và giải pháp khắc phục khó ngành du lịch. khăn để phát triển dịch vụ ở Tây Nguyên. - Hàng xuất khẩu chủ lực: Cà phê. - HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức. - Nhiều thuận lợi phát triển du lịch ? Xác định vị trí của các thành phố Plâyku, sinh thái, văn hoá. Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. Nêu chức năng chuyên ngành của từng thành phố. ? Xác định những quốc lộ nối các thành phố V. Các trung tâm kinh tế: này với TP.HCM và các cảng biển của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. -HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn xác kiến - Plâyku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt. thức..

<span class='text_page_counter'>(104)</span> - Đà Lạt là thành phố du lịch nổi tiếng. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -Học sinh đọc kết luận sgk 1- Sử dụng câu 1, 2 trang 111 SGK Địa lý 9. 2- Ý nào không thuộc nguyên nhân làm cho Tây Nguyên trồng nhiều cà phê? a) Vùng có diện tích đất bazan lớn nhất cả nước. b) Khí hậu nhiệt đới có một mùa mưa, một mùa khô thuận lợi cho gieo trồng, thu hoạch, chế biến, bảo quản. c) Trong điều kiện kinh tế mở, nước ta có thể xuất khẩu cà phê sang thị trường nhiều nước và khu vực. d) Ngành công nghiệp chế biến cà phê xuất khẩu phát triển mạnh. e) Có nhiều cao nguyên xếp tầng, dân thưa nhất cả nước. 3- Câu sau đúng hay sai? Tại Sao? Phát triển thuỷ điện là động lực quan trọng nhất trong việc phát triển kinh tế bền vững ở Tây Nguyên. -HS sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về thành phố Đà Lạt. -Đọc trước Bài 30.Thực hành.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> Soạn ngày: 04/12/2010 Giảng ngày: 07/12/2010 (9B) 10/12/2010(9A) TIẾT 32. BÀI 30-THỰC HÀNH: SO SÁNH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ VỚI TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp để phát triển bền vững. 2. Kỹ năng: - Củng cố kỹ năng sử dụng bản đồ, phân tích số liệu thống kê. - Có kỹ năng viết và trình bày một báo cáo ngắn gọn. - Có ý thức, trách nhiệm trong vấn đề sử dụng, cải tạo và chống xói mòn đất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam. 2. Học sinh: thước kẻ, máy tính cá nhân, bút chì, bút màu, vở thực hành, Atlat địa lý Việt Nam. III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: -Tây Nguyên có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển SX nông- lâm nghiệp ? -Tại sao nói Tây Nguyên có thế mạnh du lịch ? *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Đồ dùng dạy học: không -Cách tiến hành: GV giới thiệu bài *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập số 1 (40 phút) -Mục tiêu: Phân tích và so sánh được tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên về đặc điểm, những thuận lợi, khó khăn, các giải pháp để phát triển bền vững. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lý tự nhiên và bản đồ kinh tế Việt Nam.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> -Cách tiến hành: - GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học. - Cách làm việc để đạt hiệu quả cao nhất trong giờ học. Bài tập số 1 Bước 1: HS dựa vào bảng 30.1 kết hợp Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học: Trả lời các câu hỏi của bài tập 1, trang 112 SGK. Bước 2: Cá nhân trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Đáp án a) Cây trồng có ở cả hai vùng: Chè, cà phê. Cây chỉ có ở Tây Nguyên là: Cao su, điều, hồ tiêu. Vì có sự khác nhau về đất và khí hậu. b) So sánh: - Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích và sản lượng chè lớn hơn Tây Nguyên (diện tích 2,7 lần; sản lượng 2,1 lần). - Tây Nguyên có diện tích và sản lượng cà phê rất lớn, chiếm 85,1% diện tích, 90,6% sản lượng cà phê cả nước; Trung du và miền núi Bắc Bộ mới trồng thử nghiệm. Bài tập số 2 Bước 1: GV hướng dẫn cả lớp cách viết một báo cáo ngắn gọn trên cơ sở tổng hợp tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của cây cà phê hoặc cây chè. GV cung cấp thêm thông tin: Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của Việt Nam là: Nhật Bản, CH Liên bang Đức... Các nước tiêu thụ chè của Việt Nam là: EU, Tây á, Nhật Bản, Hàn Quốc... Dàn ý viết báo cáo: 1. Đặc điểm sinh thái của cây chè hoặc cây cà phê. 2. Tình hình sản xuất, phân bố, tiêu thụ sản phẩm của một trong hai loại cây (cà phê, chè). Bước 2: HS dựa vào dàn ý GV hướng dẫn, viết báo cáo ngắn gọn. GV chia lớp thành hai nhóm lớn: một nhóm viết báo cáo về chè, một nhóm viết về cà phê. Trong mỗi nhóm lớn lại chia thành các nhóm nhỏ (3 - 4 học sinh). Bước 3: Các cá nhân trong nhóm trao đổi bổ sung cho nhau. Bước 4: Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn kiến thức. Báo cáo (tham khảo): Cây chè.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Cây chè có nguồn gốc ở vùng cận nhiệt, thích hợp khí hậu mát lạnh, phát triển trên đất Feralit, được trồng nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với diện tích 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích chè cả nước; sản lượng là 47,0 nghìn tấn; chiếm 62,1% sản lượng chè (búp khô) cả nước. Tây Nguyên có diện tích và sản lượng đứng thứ 2 cả nước. Chè được bán rộng rãi ở thị trường trong nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới như châu Phi, EU, Tây Á, Nhật Bản, Hàn Quốc... Cây cà phê Cây cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực. Cà phê thích hợp khí hậu nóng, phát triển trên đất badan. Cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên với diện tích là 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% diện tích cả nước; sản lượng là 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước. Cà phê được tiêu thụ rộng rãi trong nước và xuất khẩu sang thị trường châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê nhiều nhất thế giới. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -GV nhận xét giờ học - GV chấm điểm bài thực hành của HS. - HS hoàn thành nốt các phần việc chưa xong. - Chuẩn bị ôn tập tốt cho kiểm tra học kì I.

<span class='text_page_counter'>(108)</span> Ngày soạn: 10/12/2010 Ngày giảng: 13/12/2010(9B) 14/12/2010(9A) TIẾT 33 - ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU : - Khôi phục lại kiến thức về: + Tiềm năng phát triển kinh tế của Trung Du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. + Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn. - Hệ thống hoá các kiến thức, kỹ năng đã học. - Có kỹ năng so sánh, vẽ biểu đồ đường, đọc biểu đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Các bản đồ: tự nhiên, kinh tế, hành chính Việt Nam. - Các phiếu học tập 2. Học sinh: ôn tập trước ở nhà III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: - GV kiểm tra đề cương ôn tập của HS. - Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập, hệ thống hoá kiến thức từ bài 17 đến bài 30. *Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học(40 phút) -Mục tiêu: Khôi phục lại kiến thức về: + Tiềm năng phát triển kinh tế của Trung Du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. + Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và giải pháp khắc phục khó khăn. -Đồ dùng dạy học:Các bản đồ: tự nhiên, kinh tế, hành chính Việt Nam -Cách tiến hành: Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Nhóm 1: Phiếu học tập số 1 Nhóm 2: Phiếu học tập số 2 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 Nhóm 4: Phiếu học tập số 4 Bước 2: Các nhóm làm việc theo yêu cầu của phiếu học tập, cử người báo cáo..

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - GV hoặc HS chỉ bản đồ các nội dung có liên quan đến bản đồ. - GV cùng HS đánh giá kết quả làm việc của các nhóm. -HS ôn tập tất cả nội dung đã học để tiết sau kiểm tra học kỳ I. V. Phụ lục: Phiếu học tập số 1 1/ HS so sánh thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích sự khác nhau. 2/ Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của 2 vùng. Tại sao vùng Tây Nguyên công nghiệp còn hạn chế? 3/ So sánh tiềm năng du lịch 2 vùng. Phiếu học tập số 2 1/ Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của Đồng bằng sông Hồng. Chức năng chuyên ngành từng trung tâm. 2/ Tại sao vùng Đồng bằng sông Hồng đưa vụ đông thành vụ sản xuất chính trong nông nghiệp? 3/ Vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với Đồng bằng sông Hồng, với Trung du và miền núi Bắc Bộ. Phiếu học tập số 3 1/ Tại sao vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ trồng cây lương thực bị hạn chế, trong khi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc lớn lại phát triển. 2/ Tại sao ngành khai thác, nuôi trồng thuỷ sản là thế mạnh của Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ? 3/ Chỉ trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của 2 vùng và nói rõ tại sao công nghiệp còn hạn chế? 4/ Trình bày tiềm năng du lịch của hai vùng. Phiếu học tập số 4 - GV có thể gọi 2 HS lên bảng vẽ biểu đồ bài 1 trang 80, bài 3 trang 105 SGK. - Hoàn thành sơ đồ hệ thống hoá kiến thức từ bài 17 đến bài 30. Vùng Các yếu tố Vị trí, giới. Trung du và miền núi Bắc Bộ. Đồng bằng sông Hồng. Bắc Trung Bộ. Duyên hải Nam Trung Bộ. Tây nguyên.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> hạn ĐKTN và tài nguyên thiên nhiên. - Nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh. Nhiều khoáng sản, trữ năng thuỷ điện. - Nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnh. - Đất phù sa, giàu dinh dưỡng. - Đồng bằng nhỏ, hẹp. - Nhiều rừng Thường xuyên bị thiên tai. Đồng bằng nhỏ, hẹp, mùa khô kéo dài, hay có thiên tai. - Đất bazan: 66% diện tích bazan cả nước. - Rừng: 25% diện tích cả nước Quặng Bôxit. Dân cư hội. - Nhiều dân tộc, đời sống còn khó khăn.. - Đông dân nhất, kết cấu hạ tầng khá hoàn thiện. Đời sống còn khó khăn. - 25 dân tộc. - Đời sống còn khó khăn. Thiếu nhân lực, đời sống đang cải thiện. - Khai thác khoáng sản: than, sắt... Điện (thủy điện, nhiệt điện). - Chế biến lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, cơ khí, VLXD. ... Khái khoáng, sản xuất VLXD, chế biến nông sản,.... Cơ khí, chế biến nông sản, thực phẩm. Thủy điện, khai thác chế biến gỗ, chế biến nông sản. Xã. Kinh tế. Công nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Nông nghiệp. Trồng trọt: chè, hồi, cây ăn quả. Chăn nuôi: trâu, lợn. - Lúa - Nuôi lợn, gia cầm. - Cây công nghiệp, chăn nuôi - Thuỷ sản. - Chăn nuôi bò - Thủy sản. Dịch vụ - Du lịch. Trung tâm kinh tế. Giải pháp. Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn Trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn. Cây CN: cà phê, hồ tiêu, cao su, chè. Du lịch. Du lịch. - Xuất khẩu nông sản. Du lịch. Hà Nội, Hải Phòng. Thanh Hoá, Vinh, Huế. Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang. Đà Lạt, Plâyku, Buôn Ma Thuột. Sử dụng quỹ đất hợp lý. Trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn. Đa dạng. Trồng, bảo vệ rừng. Trồng, bảo vệ rừng đầu nguồn.

<span class='text_page_counter'>(112)</span> Ngày soạn: Ngày giảng:. TIẾT 34. KIỂM TRA HỌC KÌ 1. I. TRẮC NGHIỆM :(3điểm) Câu 1(2đ): *Chọn ý em cho là đúng nhất 1. Việc đầu tư trồng rừng đem lại lợi ích : A - Bảo vệ môi trường sinh thái B - Hạn chế lũ lụt, chống xói mòn đất và sa mạc hoá C - Cung cấp lâm sản đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân D - Tất cả các đáp án trên 2. Dân số đông và tăng nhanh gây ra những hậu quả đối với . A - Tài nguyên môi trường . B - Chất lượng cuộc sống . C - Sự phát triển kinh tế . D - Tất cả các đáp án trên 3. Ba cảng biển lớn nhất nước ta là: A. Hải Phòng, Cam Ranh, Sài gòn. B. Vũng Tàu, Sài Gòn, Đà Nẵng. C. Sài gòn, Đà Nẵng, Hải Phòng. D. Nha Trang, Dung Quất, Hải Phòng. 4. Loại hình vận tải nào có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện nay? A. Đường hàng không. B. Đường bộ. C. Đường sông + đường biển ( đường thủy). D. Đường sắt. Câu 2(1điểm): Nối các ý ở cột A với cột B cho phù hợp. A. Tỉnh B. Địa điểm du lịch a. Quảng Ninh 1 . Phong Nha- Kẻ Bàng b. Quảng Bình. 2. Bạch Mã. c. Thừa Thiên Huế 3 . Mỹ Sơn. d. Quảng Nam. 4 .Trà Cổ. 5. Hội An.

<span class='text_page_counter'>(113)</span> PHẦN II . TỰ LUẬN : (7điểm) Câu 1 (2 điểm) Kể tên các ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta ? Trình bày hiểu biết của em về ngành công nghiệp điện ? Câu 2(3điểm ): Trung du miền núi Bắc Bộ có những thế mạnh và khó khăn gì trong vấn đề phát triển kinh tế thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước? Cõu 3(2điểm): Cho các số liệu sau: Hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta năm 2002 (%) a. Hàng cụng nghiệp nặng và khoỏng sản: 31.8% b. Hàng cụng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cụng nghiệp: 40.6% c. Hàng nụng, lõm, thủy sản: 27.6% 1. Hóy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị xuất khẩu nói trên. 2. Kể tên các mặt hang theo 3 nhóm đó. HƯỚNG DẪN CHẤM PHẦN I . TRẮC NGHIỆM :(3điểm) Câu 1(2đ): Mỗi ý đúng (0,5đ) 1-D 2-D 3-C 4-B Câu 2 ( 1 điểm): Mỗi ý đúng (0,25đ) 1. Nối a- 4 b- 1 c- 2 d- 3,5 PHẦN II . TỰ LUẬN : (7điểm) Câu 1 (2điểm) Kể tên :(1 điểm) - CN khai thác nhiên liệu. - CN điện. - CN cơ khí- điện tử. - CN hóa chất. - CN vật liệu xây dựng. - CN chế biến lương thực thực phẩm. - CN dệt may. * Nêu đặc điểm ngành CN điện (1đ) - Thuỷ điện : Phân bố , kể tên các nhà máy - Nhiệt điện : ……. Câu 2 (3đ) a, Thế mạnh (1.5đ): - Tài nguyên, khoáng sản phong phú. - Có đường bờ biển dài… - Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh… - Tiềm năng du lịch biển… b, Khó khăn(1.5đ): - Địa hình bị chia cắt mạnh . - Khí hậu thất thường. - Khoáng sản trữ lượng nhỏ. - Thiếu lao động kỹ thuật cao. Câu 4(2 điểm) * Vẽ biểu đồ:(1đ) - Yờu cầu HS vó biểu đồ hỡnh trũn..

<span class='text_page_counter'>(114)</span> - Tỷ lệ chớnh xỏc. - Kớ hiệu rỏ ràng. - Có ghi chú và tên bản đồ. * Tờn cỏc mặt hàng:(2đ) - Hàng cụng nghiệp nặng, khoỏng sản: Than, dầu thụ, .... - Hàng cụng nghiệp nhẹ, tiểu thủ cụng nghiệp: dệt may, điện tử, dày dép... - Hàng nụng lõm thuỷ sản: gạo, gổ, cỏ, tụm, cà phờ, rau quả....

<span class='text_page_counter'>(115)</span>

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Soạn ngày: 18/12/2010 Giảng ngày:23/12/2010(9A,B) TIẾT 35. BÀI 31- VÙNG ĐÔNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU : 1-Kiến thức: -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. 2- Kĩ năng : Rèn cho HS kĩ năng khai thác tri thức từ bảng số liệu, lược đồ, bản đồ. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Yêu cầu HS quan sát chỉ tiêu GDP / người của Đông Nam Bộ so với cả nước, suy nghĩ và nhận xét vì sao có sự khác biệt đó  vào bài. *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ (12 phút).

<span class='text_page_counter'>(117)</span> -Mục tiêu: HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào Atlat địa lý Việt Nam (trang I. Vị trí địa lý và giới hạn lãnh thổ: 13 và 24) và trang 113 SGK xác định vùng Đông Nam Bộ, so sánh với các vùng đã học - S : 23 550 km2. về diện tích và dân số. - DS: 10,9 triệu(2002). ? Dựa vào hình 31.1, xác định các tỉnh và - VTGH(SGK trang 114). thành phố của vùng Đông Nam Bộ. ? Xác định ranh giới vùng và nêu ý nghĩa VTĐL của vùng. - HS trình bày, chỉ bản đồ treo tường. - GV xác định TP Hồ Chí Minh trên bản đồ ĐNÁ (trên bảng), xác định thủ đô các nước trong khu vực ĐNÁ từ đó kết luận: Từ Thành phố Hồ Chí Minh, với khoảng 2 giờ bay chúng ta có thể tới hầu hết các nước trong khu vực ĐNÁ.. - Vùng có vị trí rất thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và các nước trong khu vực Đông Nam Á.. ? Điều đó dẫn đến lợi thế gì. *Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (18 phút). -Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên Đông Nam Bộ. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên *Bước 1: thiên nhiên Nhóm 1, 2: 1. Thuận lợi: - Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ. Nhóm 3, 4 - Dựa vào hình 31.1 hoặc Atlat địa lý Việt Nam, bảng 31.1 và kiến thức đã học, giải thích vì sao Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển? Gợi ý cho nhóm 1, 2:.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> a) Kết hợp bảng và hình 31.1 đồng thời dựa vào kiến thức đã học tìm hiểu các mặt sau: + Địa hình + Khí hậu + Sông ngòi + Đất đai + Động thực vật b) Trên cơ sở đó nêu tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng. Gợi ý cho nhóm 3, 4: Dựa vào kiến thức đã học, bảng 31.1 và hình 31.1 tìm hiểu về: + Tài nguyên khoáng sản + Tài nguyên sinh vật biển + Tài nguyên du lịch biển + Điều kiện phát triển gtvt biển. Trên cơ sở đó giải thích vì sao ĐNB có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển ? Bước 2:. - Địa hình thoải, cao trung bình, mặt bằng xây dựng, canh tác tốt. Đại diện nhóm lên trình bày - GV - Đất xám, đất bazan, khí hậu cận xích chuẩn xác kiến thức. đạo nóng ẩm, thuận lợi trồng cao su, cà - HS dựa vào hình 31.1 hoặt Atlat và phê, hồ tiêu, điều, cây ăn quả. kiến thức đã học: - Biển: Khai thác dầu khí, đánh bắt hải ? Xác định trên bản đồ các S.Đồng Nai, sản, giao thông biển, du lịch biển. S.Sài Gòn, S.Bé. Hệ thống sông Đồng Nai có tầm quan ? Nêu vai trò của chúng đối với sự pt' KT- XH của vùng. trọng đặc biệt đối với Đông Nam Bộ. ? Giải thích vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm 2. Khó khăn: nước của các dòng sông. Rừng tự nhiên ít, nguy cơ ô nhiễm môi ? Nêu những khó khăn về tự nhiên đối trường với sản xuất và đời sống ở Đông Nam 3. Biện pháp: Bộ. Đề xuất biện pháp giải quyết. Bảo vệ môi trường đất liền và biển. - Đại diện nhóm phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn xác KT..

<span class='text_page_counter'>(119)</span> - GV: Rừng và nước là 2 nhân tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo sự phát triển bền vững. Rừng Đông Nam Bộ không còn nhiều, do đó việc bảo vệ rừng đầu nguồn làm nguồn sinh thuỷ là rất quan trọng. Ngoài ra, do đô thị hoá và công nghiệp phát triển mạnh, phần hạ lưu của các dòng chảy ngày càng bị ô nhiễm nặng, cần phải tìm biện pháp hạn chế. *Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư - xã hội (10 phút) -Mục tiêu: HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội của vùng. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS dựa vào bảng 31.2, kênh chữ trong III. Đặc điểm dân cư - xã hội: SGK, nhận xét tình hình dân cư, xã hội của vùng. + So sánh tất cả các chỉ tiêu của vùng Đông Nam Bộ với cả nước. + Nêu nhận xét chung, từ đó kết luận vai trò của dân cư, xã hội đối với sự phát triển của vùng.. - Dân cư khá đông, nguồn lao động dồi - Quan sát Atlat địa lý Việt Nam (trang dào, lành nghề và năng động. 20) nêu tài nguyên du lịch nhân văn của - Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá để vùng Đông Nam Bộ. phát triển du lịch - Đại diện HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -Hs đọc kết luận sgk -Nối các ý ở cột A và B sao cho hợp lý: A. Điều kiện tự nhiên 1. 2.. Hải sản phong phú Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm. 3. 4. 5. 6. 7.. B. Thế mạnh kinh tế. Sát đường hàng hải quốc tế Đất bazan, đất xám Nhiều bãi biển đẹp Nguồn sinh thuỷ tốt Nhiều dầu mỏ. a.. Các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, thuốc lá. b. Phát triển mạnh kinh tế biển.

<span class='text_page_counter'>(120)</span> -Học bài và trả lời câu hỏi sgk -Làm bài tập 2, 3 trang 116 SGK. -Đọc trước Bài 32.Vùng Đông Nam Bộ (tiếp). Soạn ngày: 001/01/2011 Giảng ngày: 03/01/2011(9B) 04/01/2011(9A) TIẾT 36. BÀI 32 -VÙNG ĐÔNG NAM BỘ(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: -HS trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng 2. Kĩ năng : - Khai thác các bảng số liệu, lược đồ, bản đồ, kênh chữ trong SGK để phân tích, nhận xét các vấn đề quan trọng của vùng. - Xác lập mối liên hệ giữa thiên nhiên, con người và hoạt động sản xuất. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. PHƯƠNG PHÁP: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> -Cách tiến hành: Bài học trước đã cho ta biết Đông Nam Bộ là vùng phát triển rất năng động. Nhưng sự năng động ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào trong công nghiệp, nông nghiệp chúng ta chưa rõ. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu cặn kẽ về điều ấy. *Hoạt động 1: Tìm hiểu công nghiệp(20 phút) -Mục tiêu: -HS trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung IV. Tình hình phát triển kinh tế: - HS căn cứ vào bảng 32.1, so sánh cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ với cả nước. Rút ra nhận 1. Công nghiệp: xét - GV(gợi ý): Xác định ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ rồi -Là thế mạnh của vùng. Cơ cấu so sánh với cả nước. So sánh với ngành công sx công nghiệp cân đối,đa nghiệp ở Đông Nam Bộ trước ngày giải phóng. dạng,tiến bộ bao gồm các ngành quan trọng: khai thác dầu,hóa - HS quan sát hình 32.1: dầu,cơ khí,điện tử,công nghệ ? Kể tên các ngành công nghiệp ở Đông Nam Bộ. cao,chế biến lương thực thực ? Sắp xếp và xác định các trung tâm công nghiệp phẩm xuất khẩu,hàng tiêu dùng theo thứ tự từ lớn đến bé. -Công nghiệp-xây dựng chiếm tỉ ? Nhận xét sự phân bố công nghiệp ở Đông Nam trọng lớn(59,3%) trong cơ cấu Bộ kinh tế của vùng và cả nước - GV: chuẩn xác kiến thức và bổ sung những khó khăn mà ngành công nghiệp Đông Nam Bộ đang -Công nghiệp tập trung chủ yếu gặp phải: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu ở TP Hồ Chí Minh(50%),Biên cầu phát triển, ô nhiễm môi trường... Hòa,Vũng Tàu * Chuyển ý: Công nghiệp có vai trò quan trọng không chỉ trong vùng mà còn đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu kinh tế cả nước. Còn nông nghiệp thì sao? *Hoạt động 2: Tìm hiểu nông nghiệp (17 phút) -Mục tiêu: -HS trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở 2. Nông nghiệp: và hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, bảng số liệu thống kê, SGK lần lượt trả lời.

<span class='text_page_counter'>(122)</span> các câu hỏi sau đây: ? Nhìn vào hình 32.1 hãy nêu tên các loại cây trồng chính ở Đông Nam Bộ và nêu nhận xét về sự phân bố của chúng. - Dựa vào bảng 32.2, em hãy: ? Nhận xét tình hình phân bố các cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ. ? Tại sao cây cao su lại được trồng chủ yếu ở - Là vùng trồng cây công nghiệp ĐNB. quan trọng nhất nước, đặc biệt là ? Nêu một số nét chính về ngành chăn nuôi cây cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, mía đường, đậu tương, thuốc lá và của vùng. cây ăn quả. - GV: Cây cao su được trồng chủ yếu ở ĐNB - Chăn nuôi gia cầm, gia súc theo vì : + Vùng có lợi thế về thổ nhưỡng (đất xám, phương pháp công nghiệp. đất phù sa cổ), khí hậu (nóng ẩm quanh năm) - Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. địa hình (tương đối bằng phẳng), chế độ gió - Vùng đang đầu tư để bảo vệ pt' (ôn hoà), người dân có nhiều kinh nghiệm, có rừng đầu nguồn, XD hồ chứa nhiều cơ sở chế biến mủ cao su, thị trường... nước, giữ gìn sự đa dạng sinh học. + Ngoài ra vùng còn có thế mạnh về cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả. - GV: yêu cầu cả lớp nhìn lên bản đồ trên bảng rồi vừa xác định hồ Dầu Tiếng và hồ Trị An, vừa giải thích tầm quan trọng của hai hồ chứa nước đối với sự phát triển nông nghiệp của vùng. - GV nêu một số ý chính về chăn nuôi. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -HS đọc kết luận sgk -Cho hs làm bài tập trắc nghiệm: 1. Đặc điểm nào không đúng với vùng kinh tế Đông Nam Bộ hiện nay? a) Cơ cấu kinh tế nông, công nghiệp, dịch vụ khá hoàn thiện. b) Chất lượng môi trường đang bị suy giảm. c) Có giá trị sản lượng nông nghiệp đạt 59,3%. d) Lực lượng lao động đông, trình độ kỹ thuật cao. 2. Ý nào thể hiện đúng nhất thế mạnh về cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ? a) Cao su, cà phê. c) Cao su, điều, hồ tiêu. b) Cà phê, cao su, điều. d) Cao su, cà phê, hồ tiêu. 3. Ngành nào sau đây biểu hiện thế mạnh kinh tế biển của vùng Đông Nam Bộ?.

<span class='text_page_counter'>(123)</span> a) Khai thác dầu khí. c) Hàng hải, du lịch.. b) Thể thao, giải trí. d) Thông tin thương mại.. 4. iện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm năm 2002(Nghìn ha) a) Tỷ trọng diện tích của cây điều so với cả nước là cao nhất b) Tỷ trọng sản lượng của cây cao su so với cả nước là cao nhất c) Năng suất của các loại cây lâu năm ở Đông Nam Bộ, nhìn chung cao hơn năng suất của các vùng còn lại trong cả nước. d) Diện tích và sản lượng của cây cao su, hồ tiêu và điều đạt trên 60% so với cả nước. - Trả lời câu hỏi 2 và làm bài tập 3 trong SGK. - Nghiên cứu trước bài 33.Vùng Đông Nam Bộ(tiếp). Soạn ngày: 9/01/2011 Giảng ngày: 11/01/2011(9B) 14/01/2010(9A) TIẾT 37. BÀI 33- VÙNG ĐÔNG NAM BỘ(TIẾP THEO) I. MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: -HS trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động dịch vụ ở Đông Nam Bộ -HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn,vị trí,giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước 2. Kĩ năng: Biết khai thác kiến thức từ bảng số liệu, lược đồ, bản đồ kinh tế. II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN: -Thu thập và xử lí thông tin -Giải quyết vấn đề -Trình bày suy nghĩ/ý tưởng,lắng nghe/phản hồi tích cực,hợp tác và làm việc nhóm -Thể hiện sự tự tin III. CÁC PHƯƠNG PHÁP/KĨ THUẬT DẠY HỌC: Động não,thảo luận nhóm,giải quyết vấn đề,suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ,cá nhân,trình bày 1 phút.

<span class='text_page_counter'>(124)</span> IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V.TỔ CHỨC GIỜ HỌC: *Kiểm tra bài cũ: Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà ĐNB trở thành vùng SX cây CN lớn của cả nước ? 1. Khám phá: Động não: GV y/c hs dựa vào kiến thức đã học,nhắc lại: -Cơ cấu ngành dịch vụ và đặc điểm phân bố ngành dv nước ta Tên các vùng kinh tế trọng điểm nước ta 2. Kết nối: *Hoạt động 1:Tìm hiểu dịch vụ(25 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động dịch vụ ở Đông Nam Bộ -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò *Hoạt động nhóm:. Nội dung. 3. Dịch vụ:. - HS xem lại khái niệm dịch vụ trong bảng tra cứu thuật ngữ trang 152, đồng thời xem SGK ? Xác định các ngành dịch vụ chính ở Đông Nam Bộ. ? Dựa vào H33.1, NX một số chỉ tiêu dịch vụ của vùng so với cả nước. ? Dựa vào H33.1 nhận xét tỉ lệ vốn đầu tư nước ngoài vào ĐNB so với cả nước và giải thích vì sao ĐNB có sức hút mạnh nhất nguồn vốn đầu tư nước ngoài. - GV(gợi ý): Định hướng cho HS tập trung phân tích thế mạnh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng... của Đông Nam Bộ để giải thích vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh nhất nguồn đầu tư nước ngoài. - GV chuẩn xác kiến thức:. - Dịch vụ rất đa dạng. - Các chỉ tiêu dịch vụ của vùng cao hơn mức trung bình của cả nước. - Là vùng có sứ hút mạnh nhất vốn đầu tư nước ngoài..

<span class='text_page_counter'>(125)</span> *Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ:. - TP.HCM:. - Dựa vào Atlat, trang 18 hãy cho biết từ TP.HCM có thể đi đến các tỉnh (thành phố) khác trong cả nước bằng những loại hình giao thông nào? Từ đó chứng minh đây là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và trong cả nước.. + Là đầu mối giao thông vận tải quan trọng hàng đầu ở Đông Nam Bộ và cả nước. + Là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước.. - Sự đa dạng của các loài hình kinh tế dịch vụ đã góp phần thúc đẩy kinh tế - Dựa vào Atlat (tr.18,20) xác định các của vùng phát triển mạnh mẽ. tuyến du lịch từ TP.HCM đi Vũng Tàu, Đà Lạt, Nha Trang, ĐBSCL.Có thể đi đến các địa điểm đó bằng những phương tiện GT nào? - HS trả lời, GV chuẩn xác kiến thức *Chuyển ý: Yêu cầu HS xem hình 6.2 (trang 21 SGK), kể tên các vùng kinh tế trọng điểm, xác định ranh giới vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kể tên các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. *Hoạt động 2: Tìm hiểu các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam(12 phút) -Mục tiêu: HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn,vị trí,giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Đông Nam Bộ. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung V. Các trung tâm kinh tế và *HS làm việc cá nhân vùng kinh tế trọng điểm phía - GV: Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam = ĐNB Nam: + Long An. - Nghiên cứu lại khái niệm vùng kinh tế trọng điểm trong bảng tra cứu tr.156 SGK. -Vùng kinh tế trọng điểm phía - Xem SGK và kiến thức cũ, xác định tầm quan Nam có vai trò quan trọng trọng của TP HCM, Biên Hoà, Vũng Tàu trong không chỉ với ĐNB mà còn với vùng KT trọng điểm phía N. các tỉnh phía Nam và cả nước. - Dựa vào bảng 33.3, nhận xét vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với cả nước. - HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(126)</span> 3. Thực hành/luyện tập: Trình bày 1 phút: GV chỉ định 1 vài hs trình bày về: -Ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ -Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 4. Vận dung: Thực hành với Át lát địa lí Việt Nam: Sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam,xác định tuyến đường từ thành phố Hồ Chí Minh đến tỉnh của em và bằng những loại hình giao thông nào?. Soạn ngày: 15/01/2011 Giảng ngày: 18/01/2011(9B) 21/01/2011(9A) TIẾT 38. BÀI 34 -THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TRỌNG ĐIỂM Ở ĐÔNG NAM BỘ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Khôi phục lại kiến thức đã học về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của vùng, khắc sâu hơn nữa vai trò của vùng Đông Nam Bộ. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng xử lý, phân tích số liệu thống kê về một số ngành công nghiệp trọng điểm. - Có kỹ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Các lược đồ: tự nhiên, kinh tế Đông Nam Bộ. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: trực quan,vấn đáp,nhóm IV.Tổ chức giờ học:.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Gv giới thiệu bài *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1(17 phút) -Mục tiêu: Khôi phục lại kiến thức đã học về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của vùng, khắc sâu hơn nữa vai trò của vùng Đông Nam Bộ. -Đồ dùng dạy học: Các lược đồ: tự nhiên, kinh tế Đông Nam Bộ. -Cách tiến hành: Bước 1: GV hướng dẫn HS nghiên cứu bảng 34.1, sau đó hỏi: Thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm? (Gợi ý HS: dựa vào kiến thức đã học, xem bảng tra cứu thuật ngữ trang 153). Có bao nhiêu ngành công nghiệp trọng điểm? Sắp xếp lại thứ tự các ngành theo tỷ trọng từ lớn đến bé so với cả nước. GV dẫn dắt HS nhận thức được mối liên hệ giữa các ngành kinh tế trọng điểm ở Đông Nam Bộ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Bước 2: Cho HS nêu ý kiến nên chọn lựa biểu đồ gì? Tại sao lại chọn loại biểu đồ đó? GV kết luận: Có thể có nhiều cách để thể hiện nhưng cách tốt nhất là chọn biểu đồ cột. Bước 3: Thực hiện Gọi 1 HS khá lên bảng, sau đó yêu cầu cả lớp làm việc theo hướng dẫn của GV: - Vẽ toạ độ tâm O, trục tung chia thành 10 đoạn, mỗi đoạn tương ứng với 10%, tổng cộng 100%. Đầu mút trục tung ghi %. - Vẽ trục hoành có độ dài hợp lý cân đối với trục tung, chia đều 8 đoạn thể hiện các ngành công nghiệp trọng điểm theo thứ tự như trong bảng số liệu. - Vẽ các cột. Trên đầu mỗi cột ghi trị số đúng như trong bảng 34.1 Bước 4:- Yêu cầu cả lớp cùng nhìn lên bảng nhận xét, bổ sung, sửa chữa (nếu cần). - Nhắc nhở HS ghi tên biểu đồ, ghi chú và đánh màu để phân biệt các ngành trọng điểm. *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2(18 phút) -Mục tiêu: Khôi phục lại kiến thức đã học về những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế của vùng, khắc sâu hơn nữa vai trò của vùng Đông Nam Bộ -Đồ dùng dạy học: Các lược đồ: tự nhiên, kinh tế Đông Nam Bộ. -Cách tiến hành: Bước 1: Các nhóm nghiên cứu kỹ các câu a, b, c, d và tìm cách trả lời theo gợi ý của GV. (Gợi ý: câu a nghiên cứu H 31.1 trang 114; câu b xem lại bài 12 mục 4, 5 trang 46). Bước 2: GV đọc to từng câu hỏi, yêu cầu các nhóm cử đại diện xung phong trả lời (đứng tại chỗ, không cần lên bảng) nêu chưa hoàn chỉnh, nhóm khác bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(128)</span> Chú ý: Cố gắng tổ chức như phần thi "AI NHANH TAY HƠN" để tạo ra không khí hào hứng, sôi nổi, nếu có cộng điểm hoặc có thưởng những phần quà nho nhỏ cho các nhóm khá nhất thì càng tốt. Bước 3: GV chuẩn xác kiến thức: -Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nguồn tài nguyên sẵn có trong vùng: năng lượng, chế biến thực phẩm... -Những ngành công nghiệp trọng điểm sử dụng nhiều lao động: dệt may, chế biến thực phẩm. -Những ngành công nghiệp trọng điểm đòi hỏi kỹ thuật cao: năng lượng, cơ khí điện tử... -Vai trò của vùng Đông Nam Bộ trong phát triển công nghiệp của cả nước: + Là vùng có ngành công nghiệp phát triển nhất nước. + Một số sản phẩm chính của các ngành công nghiệp trọng điểm dẫn đầu trong cả nước. - Khai thác dầu thô chiếm 100% tỉ trọng so với cả nước. - Động cơ Điêden chiếm 77,8% tỉ trọng so với cả nước. - Điện sản xuất chiếm 47,3% tỉ trọng so với cả nước. Kết luận: Đông Nam Bộ có vai trò quyết định trong sự nghiệp phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển công nghiệp trong cả nước. *Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà: -Gv nhận xét giờ thực hành -Cho điểm nhóm làm tốt -Nghiên cứu trước bài 35. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long Soạn ngày:. 22/01/2011. Giảng ngày: 25/01/2011(9B) 28/01/2011(9A) TIẾT 39. BÀI 35- VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức : -HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng..

<span class='text_page_counter'>(129)</span> 2. Kĩ năng : Kết hợp khai thác kênh chữ và kênh hình để giải thích một số vấn đề bức xúc ở Đồng bằng Sông Cửu Long. II. Các kĩ năng sống cơ bản: -Thu thập và xử lí thông tin,phân tích -Trình bày suy nghĩ/thảo luận,lắng nghe/phản hồi tích cực,hợp tác và làm việc theo nhóm -Quản lí thời gian,đảm nhận trách nhiệm cá nhân trong nhóm III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Động não,thảo luận nhóm/kĩ thuật các mảnh ghép IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V.Tổ chức giờ học: 1. Khám phá: GV yêu cầu HS xem lại hình 6.2 trang 21 cho biết Việt Nam có mấy vùng kinh tế, lớp đã học được bao nhiêu vùng, còn lại vùng nào  vào bài: 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ(12 phút) -Mục tiêu: HS nhận biết vị trí địa lí,giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế-xã hội. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Xác định ranh giới vùng ĐBSCL qua I. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ: H6.2 và H35.1 (Xác định các vùng kinh tế tiếp giáp, nước -Là vùng tận cùng phía Tây Nam tiếp giáp, biển tiếp giáp, xác định các tỉnh, nước ta: thành phố thuộc ĐBSCL). +Bắc: giáp Campuchia +Tây Nam: vịnh Thái Lan +Đông Nam: biển Đông +Đông Bắc: Vùng Đông Nam Bộ ? Nêu ý nghĩa vị trí địa lý của vùng.. - Thuận lợi để phát triển kinh tế trên đất liền, kinh tế biển.. ? 1 HS lên bảng xác định ranh giới vùng trên - Mở rộng quan hệ hợp tác với các H6.2, nêu ý nghĩa của vị trí địa lý. nước trong Tiểu vùng sông Mê - GV chuẩn xác kiến thức. GV xác định ranh Kông. giới và giải thích thuật ngữ "miền Tây" *Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên(15 phút).

<span class='text_page_counter'>(130)</span> -Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng và những thuận lợi,khó khăn đối với việc phát triển kinh tế,xã hội -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung * HS (thảo luận nhóm) nhóm lẻ dựa vào hình II. Điều kiện tự nhiên và tài 35.1, kết hợp bản đồ tự nhiên Đồng bằng nguyên thiên nhiên: sông Cửu Long, Atlat địa lý Việt Nam, hình 35.2 cho biết: ? Các loại đất chính ở ĐBSCL và sự phân bố của chúng. ? Nhận xét thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long để sản xuất lương thực thực phẩm. HS nhóm chẵn dựa vào hình 35.1, kết hợp SGK, tranh ảnh, vốn hiểu biết: Nêu một số nét khó khăn chính về mặt tự nhiên của ĐBSCL, các biện pháp khắc phục, tìm hiểu kỹ biện pháp "sống chung với lũ". - Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. GV cần giải thích cho HS rõ thế nào là sống chung với lũ. -Địa hình: tương đối bằng phẳng -Khí hậu: cận xích đạo nóng ẩm quanh năm,nguồn nước phong phú -Sinh vật trên cạn,dưới nước rất phong phú,đa dạng -Đồng bằng có diện tích rộng lớn -Đất: 3 loại có giá trị kinh tế cao +Đất phù sa ngọt: 1,2 triệu ha +Đất phù sa phèn,mặn: 1,2 triệu ha -Tài nguyên thiên nhiên có nhiều thế mạnh để phát triển nông nghiệp -Thiên nhiên gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất của Đồng bằng sông Cửu Long + Đất phèn, đất mặn +Lũ lụt +Mùa khô thiếu nước, nguy cơ xâm nhập mặn..

<span class='text_page_counter'>(131)</span> *Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm dân cư - xã hội12 phút() -Mục tiêu: HS trình bày đặc điểm dân cư,xã hội và tác động của chúng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội của vùng. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Đồng bằng Sông Cửu Long -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1:Dựa vào bảng 35.1, NX tình hình III. Đặc điểm dân cư - xã hội: DC-XH ở ĐBSCL. Gợi ý: So sánh các chỉ tiêu của ĐBSCL so với cả nước, sắp xếp thành 2 nhóm chỉ tiêu: nhóm khá hơn và nhóm kém hơn so với cả -Là vùng đông dân,có nhiều dân nước, sau đó rút ra nhận xét tổng quát. tộc sinh sống như người Kinh,Khơ ?Tại sao phải đặt vấn đề phát triển đi đôi với Me,Chăm,Hoa nâng cao mặt bằng dân chí và phát triển đô thị ở ĐBSCL. Bước 2: HS phát biểu. GV chuẩn xác kiến thức. GV bổ sung: Người dân ĐBSCL có -Người dân cần cù,năng động thích kinh nghiệm sản xuất hàng hoá ứng linh hoạt với sản xuất hàng hoá,với lũ hàng năm -Mặt bằng dân trí cao. 3. Thực hành/luyện tập: Trình bày 1 phút: Nêu thế mạnh về 1 số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? 4. Vận dụng: Sưu tầm tư liệu: Tìm hiểu,sưu tầm tài liệu,tranh ảnh về vùng trồng lúa lớn nhất nước ta? Tỉnh trồng nhiều lúa nhất?. Soạn ngày: 12/02/2011 Giảng ngày: 15/02/2011(9B) 18/02/2011(9A) TIẾT 40. BÀI 36- ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬULONG(TIẾP THEO) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng -HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn 2. Kĩ năng : Rèn luyện KN kết hợp sơ đồ và lược đồ để khai thác kiến thức..

<span class='text_page_counter'>(132)</span> II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: trực quan,vấn đáp,nhóm IV. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: Nêu thế mạnh về một số tài nguyên để thiên nhiên pt' KT- XH ở ĐBSCL? *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Bài học trước đã cho chúng ta biết ĐBSCL có VTĐL và TNTN rất thuận lợi để trở thành vùng trọng điểm LT, TP; đồng thời là vùng XK nông sản hàng đầu cả nước. Điều ấy thể hiện cụ thể ntn? Những thành phố nào là hạt nhân KT của vùng? Ta sẽ tìm hiểu qua bài ... *Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp(17 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - HS căn cứ vào bảng 36.1, hãy tính tỷ lệ (%) IV. Tình hình phát triển kinh diện tích và sản lượng lúa của Đồng bằng sông tế: Cửu Long so với cả nước. Nêu ý nghĩa của 1. Nông nghiệp: việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này. a. Sản xuất lương thực: - Dựa vào bản đồ trang 14 Atlat địa lý Việt - Diện tích trồng lúa chiếm Nam, hãy nêu tên các tỉnh trồng lúa chủ yếu ở 51,1% cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long. - Sản lượng lúa chiếm 51,4% cả - Dựa vào SGK, tranh ảnh, tìm hiểu vấn đề nước. trồng cây ăn quả và nghề nuôi vịt đàn, nghề nuôi trồng đánh bắt thuỷ sản ở Đồng bằng sông -Giữ vai trò hàng đầu trong việc đảm bảo an toàn lương thực Cửu Long. cũng như xuất khẩu lương thực, - Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long thực phẩm của cả nước. có thế mạnh phát triển nghề nuôi trồng và đánh -Lúa được trồng chủ yếu ở các bắt thuỷ sản? tỉnh ven sông Tiền và sông Hậu ? Nhắc lại cách tính tỷ lệ phần trăm: cả nước: b. Khai thác và nuôi trồng thuỷ 100%, Đồng bằng sông Cửu Long . sản: ? Vì sao ĐBSCLcó thế mạnh về đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản. + Vùng biển rộng và ấm quanh năm, nhiều cá, tôm - Tổng sản lượng thuỷ sản + Vùng rừng ven biển cung cấp nguồn tôm chiếm hơn 50% cả nước. Đặc giống tự nhiên và thức ăn nuôi tôm trên các biệt là nghề nuôi tôm,cá xuất.

<span class='text_page_counter'>(133)</span> vùng ngập mặn.. khẩu. + Lũ hàng năm của sông Mê Kông đem lại - Vùng trồng cây ăn quả lớn nguồn thuỷ sản, lượng phù sa lớn. nhất cả nước. + Nguồn thức ăn phong phú từ ngành trồng -Nghề nuôi vịt phát triển mạnh trọt. -Nghề trồng rừng có vị trí quan ? HS phát biểu, chỉ bản đồ. GV chuẩn xác kiến trọng,nhất là rừng ngập mặn thức. GV bổ sung vai trò của nghề rừng. *Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp(10 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Các nhóm hoàn thành các nhiệm vụ sau:. 2. Công nghiệp:. ? Dựa vào bảng 36.2 và kiến thức đã học, cho biết vì sao ngành chế biến lương thực, TP chiếm tỷ trọng cao hơn cả. ? Quan sát hình 36.2, xác định các thành phố, thị xã có cơ sở công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. - Để giải thích được vì sao ngành chế biến LT,TP chiếm tỷ trọng cao, GV cần gợi ý cho HS nhớ lại nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành này từ sản xuất nông nghiệp. - Đại diện nhóm trả lời. GV chuẩn xác kiến thức.. -Tỉ trọng sx công nghiệp còn thấp(chiếm 20% tổng GDP trong toàn vùng) - Ngành CN chế biến lương thực, TP chiếm tỉ trọng cao -Thành phố Cần Thơ có nhiều cơ sở sx công nghiệp. *Hoạt động 3: Tìm hiểu ngành dịch vụ và các trung tâm kinh tế(12 phút) -Mục tiêu: HS trình bày được đặc điểm phát triển kinh tế của vùng. HS nêu được các trung tâm kinh tế lớn -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV: Vì sao khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông 3. Dịch vụ: Cửu Long chủ yếu là các ngành: xuất nhập khẩu, vận tải đường thuỷ, du lịch? Nêu các mặt hàng xuất khẩu chủ lực? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm về ý nghĩa của vận tải đường thuỷ trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng. Cho HS thử thiết kế một tour du lịch từ TP Hồ Chí Minh về Đồng.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> bằng sông Cửu Long.. - Gồm các ngành chủ yếu: xuất (Gợi ý: HS kết hợp H36.2, bản đồ giao thông, khẩu chủ lực là gạo,thuỷ sản bản đồ vùng kinh tế Nam Bộ - Atlat địa lý Việt đông lạnh Nam và SGK để làm phần này). -Giao thông đường thuỷ có vai - HS trình bày kết quả, GV chuẩn xác kiến thức trò quan trọng trong sản suất và đời sống - GV hướng dẫn cả lớp nhìn lên bản đồ KT trên bảng, xác định các TP.Cần Thơ, Mỹ Tho, Long V. Các trung tâm kinh tế: Xuyên. Giới thiệu đó là những trung tâm KT chính của vùng. Giải thích vì sao Cần Thơ trở -Cần Thơ, Mỹ Tho, Long Xuyên, thành trung tâm KT lớn nhất ĐBSCL (VTĐL- Cà Mau. không xa TP HCM, vai trò của cảng Cần Thơ, -Cần Thơ là trung tâm kinh tế lớn vai trò của trường Đại học Cần Thơ, vai trò của nhất vùng. khu CN Trà Nóc). *Tổng kết và hướng dẫn tự học ở nhà: -Học sinh đọc kết luận sgk -Chọn câu trả lờn đúng nhất: 1. Nguồn tài nguyên tự nhiên có giá trị thiết thực phục vụ cho đời sống và sản xuất hàng ngày của Đồng bằng sông Cửu Long. a) Đá vôi, than bùn. c) Thủy sản nước ngọt và nước lợ. b) Các loại bò sát và chim. d) Rừng ngập mặn. 2. Trở ngại lớn nhất trong việc cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL để phát triển nông nghiệp là: a) Nạn thiếu nước ngọt vào mùa khô. b) Tình trạng lũ ngập sâu và kéo dài vào mùa mưa. c) Diện tích đất nhiễm mặn và nhiễm phèn lớn hơn 50%. d) Câu A và B đúng. 3. Thế mạnh của du lịch ở Đồng bằng sông Cửu Long là: a) Du lịch miệt vườn.. c) Du lịch sinh thái.. b) Du lịch sông nước.. d) Tất cả đúng.. -Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK. -Đọc trước bài 37.Thực hành Soạn ngày: 19/02/2011 Giảng ngày: 22/02/2011(9B) 25/02/2011(9A) TIẾT 41. BÀI 37- THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT.

<span class='text_page_counter'>(135)</span> CỦA NGÀNH THỦY SẢN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Hiểu đầy đủ hơn về thế mạnh sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long. 2. Kĩ năng: - Củng cố và phát triển các kỹ năng: xử lý số liệu thống kê, vẽ và phân tích biểu đồ. - Xác lập mqh giữa các điều kiện với phát triển SX của ngành thủy sản của ĐBSCL. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam. 2. Học sinh: -Thước kẻ, bút chì màu hay hộp màu, compa, máy tính. III. Phương pháp: Thực hành,nhóm,vấn đáp IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Đồ dùng dạy học: -Cách tiến hành: Các em đã biết ĐBSCL là vùng trọng điểm SX lương thực, đây còn là vùng SX và XK nhiều thuỷ sản. Để hiểu rõ hơn về ngành này, chúng ta làm bài thực hành về tình hình sản xuất thủy sản của ĐBSCL. *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1(20 phút) -Mục tiêu: - Hiểu đầy đủ hơn về thế mạnh sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long. -Đồ dùng dạy học: Thước kẻ, bút chì màu hay hộp màu, compa, máy tính. -Cách tiến hành: a. Xử lí số liệu: - GV cho cả lớp đọc nội dung của bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập. - GV hỏi: Để làm được bài tập này, chúng ta cần phải tiến hành những công đoạn nào? (Xử lý số liệu: chuyển từ giá trị tuyệt đối thành giá trị tương đối để lập bảng số liệu mới, sau đó vẽ biểu đồ). - Gv yêu cầu HS tính tỷ lệ (%): chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm tính một số liệu, sau đó yêu cầu các nhóm đọc kết quả để ghi thành bảng số liệu mới. Sản lượng thuỷ sản năm 2002 (%). Loại. Đồng bằng sông Đồng bằng sông Cả nước Cửu Long Hồng.

<span class='text_page_counter'>(136)</span> Cá biển khai thác 41,5 Cá nuôi 58,4 Tôm nuôi 76,8. 4,6 22,8 3,9. 100 100 100. b. Vẽ biểu đồ: Bước 1: GV yêu cầu một HS lên vẽ biểu đồ ở trên bảng, các HS khác vẽ biểu đồ vào vở (dựa vào bảng số liệu đã tính). Bước 2: Các HS quan sát biểu đồ trên bảng, đối chiếu để cùng nhau chỉnh sửa biểu đồ đã vẽ (HS có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ hình tròn, mỗi loại thuỷ sản vẽ một biểu đồ). Yêu cầu: Biểu đồ phải chính xác, đẹp, có đủ tên biểu đồ và bảng chủ giải *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 2(17 phút) -Mục tiêu: Hiểu đầy đủ hơn về thế mạnh sản xuất thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ nông, lâm, ngư nghiệp Việt Nam. -Cách tiến hành: Bước 1: HS thảo luận để trả lời các câu hỏi của bài tập 2. Có thể chia lớp thành 6 nhóm hoặc nhóm theo bàn, hai nhóm chuẩn bị một câu hỏi. Ví dụ: - Nhóm 1, 2 chuẩn bị câu a. - Nhóm 3, 4 chuẩn bị câu b. - Nhóm 5, 6 chuẩn bị câu c. Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả trước lớp. GV giúp HS chuẩn xác kiến thức. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -GV tổ chức cho HS đánh giá kết quả làm việc của nhau. --Ôn tập và làm đề cương theo câu hỏi để tiết sau ôn tập.. Soạn ngày:. 27/02/2011.

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Giảng ngày: 01/3/2011(9B) 04/3/2011(9A) TIẾT 42. ÔN TẬP I. Mục tiêu: HS cần: - Hiểu và trình bày được: + Tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. + Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và các giải pháp khắc phục khó khăn. +Vai trò củ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế 2 vùng. - Có kỹ năng so sánh, phân tích, vẽ biểu đồ cột, tròn. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Các phiếu học tập. - Các bản đồ: tự nhiên, kinh tế, hành chính của 2 vùng 2. Học sinh: ôn tập kiến thức ở nhà III. Phương pháp: nhóm,vấn đáp IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: GV kiểm tra đề cương ôn tập của HS. + Nêu nhiệm vụ giờ ôn tập: hệ thống hoá kiến thức từ bài 31 đến bài 37. + Vẽ thành thạo biểu đồ cột, tròn. *Hoạt động 1(8 phút) -Mục tiêu: HS nắm được vị trí,giới hạn,các tỉnh của 2 vùng -Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên, kinh tế, hành chính của 2 vùng -Cách tiến hành: 1. GV gọi 2 - 3 HS xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của 2 vùng kinh tế. Nêu rõ ý nghĩa vị trí địa lý của mỗi vùng. 2. Tổ chức cho HS tự sắp xếp tên các tỉnh của từng vùng, của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. *Hoạt động 2 (32 phút) -Mục tiêu: Hiểu và trình bày được: + Tiềm năng phát triển kinh tế của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. + Thế mạnh kinh tế của mỗi vùng, những tồn tại và các giải pháp khắc phục khó khăn. - Vai trò củ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đối với sự phát triển kinh tế 2 vùng. -Đồ dùng dạy học: Lược đồ tự nhiên, kinh tế, hành chính của 2 vùng -Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> Bước 1: GV phân chia lớp thành 3 nhóm Nhóm 1: Phiếu học tập số 1 Nhóm 2: Phiếu học tập số 2 Nhóm 3: Phiếu học tập số 3 Bước 2: Các nhóm làm việc theo phiếu và chuẩn bị cử người lên báo cáo. Bước 3: Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung, GV chuẩn kiến thức. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - GV cùng HS đánh giá cho điểm kết quả làm việc của các nhóm. - Ôn tập tất cả các nội dung đã học -Giờ sau kiểm tra 1 tiết. VI. Phụ lục Phiếu học tập số 1 1/ Xác định trên bản đồ vị trí các trung tâm công nghiệp của Đông Nam Bộ, chức năng chuyên ngành từng trung tâm? Tại sao công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ lại phát triển mạnh? 2/ Kể tên các cây trồng, vật nuôi của vùng Đông Nam Bộ. Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của vùng là gì? Dựa trên điều kiện nào? 3/ Tại sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài? Xác định các tuyến giao thông xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh? Phiếu học tập số 2 1/ Thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long được dựa trên điều kiện gì? Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực ở đồng bằng này. 2/ Tại sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở Đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh? 3/ Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò gì trong phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long? Phiếu học tập số 3 Nhóm 3 cử 2 HS lên bảng vẽ 2 loại biểu đồ khác nhau. HS thứ nhất làm bài 1 trang 134 SGK. HS thứ hai làm bài 3 trang 123 SGK. Trong nhóm 3 chia làm 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm nhỏ làm 1 bài tập:.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> Bảng hệ thống hoá kiến thức Vùng Các Đông Nam Bộ yếu tố. Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí, giới hạn Khí hậu cận xích đạo nóng, ẩm, Điều kiện tự đất bazanm, đất xám, thềm lục nhiên và tài địa rộng, nông, biển ấm, nhiều nguyên thiên dầu khí nhiên. Dân hội. cư. CN. Kinh tế NN. DV. xã. - Đất phù sa chiếm diện tích lớn. - Rừng ngập mặn lớn nhất cả nước, nóng ẩm quanh năm, nguồn thủy sản lớn nhất toàn quốc.. Dân khác đông, có mức sống Mặt bằng dân trí chưa cao. cao nhất, đội ngũ lao động Thích ứng linh hoạt với sản năng động, linh hoạt xuất hàng hoá. Chế biến thực phẩm, sản xuất Chế biến lương thực, thực hàng tiêu dùng, dầu khí, công phẩm nghệ cao Thế mạnh: cây công nghiệp, Thế mạnh: cây lương thực, cây cây ăn quả, nuôi trồng và đánh ăn quả, nuôi vịt đàn, nuôi trồng bắt thuỷ sản. và đánh bắt thuỷ sản, xuất khẩu gạo, thuỷ sản, hoa quả. Phát triển mạnh, đa dạng. Xuất nhập khẩu, vận tải đường thuỷ, du lịch.. Các trung Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Cần Thơ, Mỹ Tho, Long tâm kinh tế Hoà, Vũng Tàu Xuyên, Cà Mau.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> Ngày soạn : 05/3/2011 Ngày giảng: 08/3/2011(9B) 11/3/2011(9A) TIẾT 43. KIỂM TRA MỘT TIẾT I. Mục tiêu : Nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS, rút ra những sai lệch trong quá trình học tập để kịp thời bổ sung, uốn nắn. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Ma trận đề kiểm tra Các cấp độ tư duy Tổng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng điểm TN TL TN TL TL TN Vùng Đông 2,4 ,5 8 9 (2.0) 5,5 Nam Bộ Đồng BSCL. (1,5) 1,3,6. (2.0). Tổng. (1 ,5) 6. 1. 1. 1. (3.0). (2.0). (3.0). (2.0). 7 (3.0). 4,5 10.0. Đề kiểm tra I . Phần trắc nghiệm( 3 điểm) *Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu ý em cho là đúng nhất. Câu 1. Các dân tộc ít người chủ yếu của Đồng Bằng Sông Cửu Long là a. Khơ me ,Mông ,Chăm b. Khơme .,Chăm ,Hoa c. Khơ me .kinh ,Hoa, d . Khơ me ,Thái Chăm 2. Hồ chứa nước có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nông nghiệp của Đông Nam Bộ là: a. Hồ Dầu Tiếng b. Hồ thuỷ điện Đrây - hinh c. Hồ thuỷ điện Trị An d. Cả a và c đều đúng 3. Các tỉnh có lượng thuỷ sản nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long là: a. Kiên Giang, Cà Mau, Bến Tre b. Cà Mau, An Giang, Bến Tre c. Cà Mau, Kiên Giang, An Giang d. Kiên Giang, An Giang, Bến Tre 4. Nông nghiệp Đông Nam Bộ có thế mạnh là: a. Vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước b. Vùng có tổng lượng thuỷ sản nhiều nhất cả nước c. Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước d. Cả a, b, c đều đúng 5. Trong cơ cấu kinh tề cảu vùng Đông Nam Bộ thì công nghiệp chiế tỷ trọng a, Cao nhất b. Thấp nhất c, Trung bình d. Thấp hơn dịch vụ.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> 6. Trong nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh nhất về: a. Cây lương thực b. Cây công nghiệp lâu năm c. Cây công nghiệp hàng năm d. Cây ăn quả II. Phần tự luận: Câu 7. ( 3 điểm) Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. Câu 8. ( 2 điểm)Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi như thế nào từ sau khi đất nước thống nhất? Câu 9. (2 điểm) Cho bảng số liệu sau: Cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2002 (%) Tổng số Nông - Lâm - Ngư nghiệp Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ 100,0 1,7 46,7 51,6 a. Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. b. Nhận xét. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM I. Phần trắc nghiệm: Câu 1(2 điểm). 1- b , 2- d , 3- c , 4- c , 5- a , 6- a II. Phần tự luận: Câu 3. Chứng minh Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước. (3 điểm) Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất cả nước + Chiếm tới 51,1% diện tích và 51,45% sản lượng trồng lúa cả nước. Vì thế việc sản xuất lương thực có vai trò quan trọng hàng đầu đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. + Bình quân lương thực trên đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước, đạt 1066,3 kg/người => Vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Câu 4. Tình hình sản xuất công nghiệp ở Đông Nam Bộ thay đổi từ sau khi đất nước thống nhất. (2,0 điểm) - Công nghiệp xây dựng chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng Đông Nam Bộ chiếm 59,3% cao gấp 1,5 lần so với cả nước. - Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu. - Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Đồng Nai. Câu 5. (2 đ)Cho bảng số liệu sau: - Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh. (1 điểm) - Nhận xét(1 điểm) 2. Học sinh: Ôn tập tốt, bút viết, máy tính, thước kẻ, com pa… III. Phương pháp: Kiểm tra đánh giá IV. Tổ chức giờ học: -GV: phát đề. Y/c hs làm nghiêm túc - HS làm bài, GV giám sát HS làm bài *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà:.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> -Giáo viên thu bài và nhận xét giờ kiểm tra -Đọc trước bài 38. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo Soạn ngày: 12/3/2011 Giảng ngày: 15/3/2011(9B) 18/3/2011(9A) TIẾT 44. BÀI 38- PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Biết được các đảo và quần đảo lớn ở nước ta -Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển ,đảo đối với việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng -Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển,đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển 2. Kĩ năng: - Xác định được trên sơ đồ, bản đồ vị trí, giới hạn từng bộ phận của vùng biển nước ta; một số đảo, quần đảo lớn của nước ta. - Biết đọc và phân tích bản đồ, sơ đồ, lược đồ. 3. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ tự nhiên Việt Nam 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp,nhóm IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu:Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Nước ta có một vùng biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo. Biển nước ta là một bộ phận của Biển Đông. Biển nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế đa dạng nhưng lại thường xuyên bị các cơ bão nhiệt đới tàn phá gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống. *Hoạt động 1: Biển và đảo Việt Nam(15 phút) -Mục tiêu: Biết được các đảo và quần đảo lớn ở nước ta. Phân tích được ý nghĩa kinh tế của biển ,đảo đối với việc phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Việt Nam -Cách tiến hành:.

<span class='text_page_counter'>(143)</span> Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Bước 1: HS dựa vào hình 38.1, 38.2 I. Biển và đảo Việt Nam hoạt Atlat, kết hợp kiến thức đã học: - Cho biết chiều dài đường bờ biển và diện tích vùng biển nước ta. - Bờ biển nước ta dài 3260km, vùng 2 - Xác định trên sơ đồ và nêu giới hạn biển rộng khoảng 1 triệu km với nhiều đảo, quần đảo. từng bộ phận của vùng biển nước ta. - Tìm hiểu trên bản đồ các đảo, quần đảo lớn ở vùng biển Việt Nam. - Vùng biển, đảo và quần đảo nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho phát triển kinh tế?. - Tài nguyên phong phú đa dạng, đặc biệt hải sản, thuận lợi phát triển tổng - GV chuẩn xác kiến thức. hợp kinh tế biển *Hoạt động 2: Phát triển tổng hợp kinh tế biển(20 phút) -Mục tiêu: Trình bày các hoạt động khai thác tài nguyên biển,đảo và phát triển tổng hợp kinh tế biển -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên Việt Nam Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Bước 1: GV yêu cầu HS dựa vào hình II. Phát triển tổng hợp kinh tế biển: 38.3 và kiến thức đã học: - Nêu tên các ngành kinh tế biển. - Phân biệt khái niệm phát triển tổng hợp kinh tế biển và phát triển bền vững. Bước 2: HS phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. Bước 1:. 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải HS dựa vào Atlat địa lý Việt Nam (trang sản: 15) tranh, ảnh kết hợp kênh chữ và kiến thức đã học: - Chứng minh rằng biển nước ta giàu có về hải sản. - Đọc tên các bãi cá, bãi tôm dọc bờ biển nước ta. - Tình hình phát triển ngành đánh bắt,.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> nuôi trồng hải sản, các trung tâm chế biến hải sản. - Tại sao cần ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ? - Trữ lượng lớn, chủ yếu cá biển. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ, GV chuẩn xác kiến thức. - Hình thức: Chuyển ý: Đường bờ biển dài 3.260km, + Đánh bắt xa bờ. có nhiều bãi tắm nổi tiếng, khu du lịch sinh thái đã thu hút nhiều khách du lịch - Nuôi trồng còn quá ít. - Xu hướng: Đẩy mạnh khai thác xa bờ, trong và ngoài nước. nuôi trồng hải sản, phát triển đồng bộ và Bước 1: HS dựa vào Atlat (trang 20), hiện đại công nghiệp chế biến hải sản. tranh ảnh, kết hợp kênh chữ, kiến thức 2. Du lịch biển-đảo: đã học. - Xác định vị trí các bãi biển, các vườn quốc gia dọc bờ biển và trên các đảo. - Trình bày tình hình phát triển ngành du lịch biển - đảo. - Nêu những giải pháp, xu hướng phát triển. Gợi ý: - Những giải pháp + Chống ô nhiễm môi trường biển. + Xây dựng cơ sở hạ tầng. + Nâng cao mức sống của nhân dân. - Xu hướng: Ngoài hoạt động tắm biển còn phát triển các môn thể thao: lướt ván, bóng đá, bóng ném, du thuyền. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ - GV chuẩn.. - Phát triển mạnh, chủ yếu hoạt động tắm biển. - Xu hướng: phát triển nhiều loại hình du lịch để khai thác tiềm năng to lớn về du lịch của biển - đảo.. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: 1. HS sắp xếp các bãi biển, vườn quốc gia, hang động, di sản văn hoá, di sản thiên nhiên thế giới theo đúng thứ tự từ Bắc vào Nam: vịnh Hạ Long, Trà Cổ, Cát Bà, Đồ Sơn, Cửa Lò, Sầm Sơn, Hội An, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Côn Đảo, Phú Quốc. 2. Câu 1 trang 139 SGK 3. Cầu sau đúng hay sai?.

<span class='text_page_counter'>(145)</span> Ngành khai thác hải sản cần phải ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, vì: Nguồn hải sản ven bờ đang bị cạn kiệt, nguồn hải sản xa bờ có trữ lượng lớn. -Hs đọc kết luận sgk - Câu 1, 2 trang 139 SGK. -Đọc trước bài 39. Bài 39- Phát triển tổng hợp kinh tế vàbảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (Tiếp theo) Soạn ngày: 20/3/2011 Giảng ngày: 22/3/2011(9B) 01/4/2011(9A) TIẾT 45. BÀI 39- PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG BIỂN - ĐẢO (TIẾP THEO) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: - Trình bày được tiềm năng và tình hình phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí,giao thông vận tải biển -Trình bày được đặc điểm tài nguyên và môi trường biển đảo -Nêu được 1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo 2. Kĩ năng: - Đọc,phân tích lược đồ các ngành kinh tế biển 3. Thái độ: Có ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo. II. Các kĩ năng sống cơ bản: -Thu thập và xử lí thông tin,phân tích -Đảm nhận trách nhiệm -Giao tiếp,trình bày suy nghĩ/ý tưởng lắng nghe/phản hồi tích cực,hợp tác và làm việc nhóm -Thể hiện sự tự tin III. Các phương pháp/kĩ thuật dạy học: Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ,động não,nhóm,cá nhân,bản đồ tư duy IV. Phương tiện dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế Việt Nam. - Bản đồ giao thông Việt Nam. 2. Học sinh: n/c trước bài mới V. Tổ chức giờ học:.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> 1. Khám phá: Suy nghĩ-cặp đôi-chia sẻ GV y/c HS trình bày những hiểu biết của các em về nguồn tài nguyên biển và hiện trạng môi trường biển ở Việt Nam. GV gắn kết hiểu biết của học sinh với bài mới 2. Kết nối: *Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành khai thác và chế biến khoáng sản biển() -Mục tiêu: Trình bày được tiềm năng và tình hình phát triển ngành khai thác khoáng sản biển đặc biệt là dầu khí -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tự nhiên, bản đồ kinh tế Việt Nam. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. Bước 1: HS dựa vào Atlat địa lý Việt Nam (trang 16) kết hợp kênh chữ, kiến thức đã học: ? Kể tên một số khoáng sản chính của biển nước ta? Phân bố ở đâu.. 3. Khai thác và chế biến khoáng sản biển: - Biển VN có nhiều KS (dầu mỏ, khí đốt,titan, cát trắng).. - Khai thác dầu khí phát triển mạnh, ? Trình bày tiềm năng và sự phát triển của tăng nhanh. hoạt động khai thác dầu khí ở nước ta. - Xu hướng: phát triển hoá dầu  chất ? Tại sao nghề làm muối pt’ ở ven biển dẻo, sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, NTB. điện, phân bón - công nghệ cao về dầu Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ - GV khí. chuẩn xác kiến thức.. - Làm muối pt’ ở ven biển từ Bắc vào Chuyển ý: Nằm trong khu vực ĐNÁ Nam, nhất là NTB. cầu nối giữa đất liền và hải đảo, nước ta nằm gần nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng - giao thông đường biển pt’ nhanh, hiện đại. *Hoạt động 2: Tìm hiểu phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển() -Mục tiêu: Trình bày được tiềm năng và tình hình phát triển ngành giao thông vận tải biển -Đồ dùng dạy học: Bản đồ giao thông Việt Nam. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung Bước 1: HS dựa vào H39.2, Atlat (tr.18), 4. Phát triển tổng hợp giao thông vận ND trong SGK, tranh ảnh kết hợp kiến tải biển. thức đã học: ? Xác định một số cảng biển và tuyến giao thông đường biển của nước ta..

<span class='text_page_counter'>(147)</span> ? Cho biết tình hình GTVT biển ở nước ta. ? Việc phát triển GTVT biển có ý nghĩa to lớn ntn đối với ngành ngoại thương ở nước ta. ? Xu hướng phát triển của ngành vận tải biển. - Điều kiện: gần nhiều tuyến giao Gợi ý: Ý nghĩa của việc phát triển giao thông quốc tế; nhiều vũng vịnh, cửa thông vận tải biển đối với ngành ngoại sông để xây dựng cảng biển. - Phát triển nhanh, ngày càng hiện đại thương: cùng với quá trình nước ta hội nhập + Vận chuyển hàng hoá xuất khẩu từ vào nền kinh tế thế giới. nước ta đến các nước khác trong khu vực, trên thế giới. + Vận chuyển hàng hoá NK từ nước khác về VN. Bước 2: HS phát biểu, chỉ bản đồ - GV chuẩn xác kiến thức. *Hoạt động 3: Tìm hiểu bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo () -Mục tiêu: Trình bày được đặc điểm tài nguyên và môi trường biển đảo. Nêu được 1 số biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bước 1: HS dựa vào kênh chữ trong SGK, III. Bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo: tranh ảnh, kết hợp vốn hiểu biết: - Nêu nguyên nhân dẫn tới sự giảm sút tài 1. Sự giảm sút tài nguyên và ô nguyên và ô nhiễm mt biển đảo. Hậu quả của nhiễm môi trường biển - đảo việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo. Gợi ý: Sự giảm sút tài nguyên: diện tích rừng ngập mặn giảm nhanh (những năm 40 của thế kỷ XX: 450.000 ha, năm 1986 còn 190.000 ha, diện tích rạn san hô vùng Cát Bà - Hạ Long mất 30%, độ phủ san hô ở bờ biển Khánh Hoà giảm hàng chục lần. Nhiều sinh vật biển có nguy cơ tuyệt chủng: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, trai ngọc. + Ô nhiễm môi trường biển: Ô nhiềm dầu do khai thác, giao thông phát triển mạnh. Bước 2: HS phát biểu - Gv chuẩn xác kiến. - Tài nguyên biển ngày càng bị.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> thức. Chuyển ý: Đứng trước nguy cơ bị suy cạn kiệt. thoái nguồn TN và mt biển - đảo chúng ta - Môi trường biển - đảo bị ô phải làm gì? nhiễm ngày càng tăng. Bước 1: HS dựa vào kênh chữ kết hợp kiến thức đã học, vốn hiểu biết: 2. Các phương hướng chính để bảo vệ - Những giải pháp cụ thể để bảo vệ tài nguyên tài nguyên và môi trường. và môi trường biển. - VN đã tham gia cam kết quốc tế Bước 2: HS phát biểu - GV chuẩn xác kiến trong lĩnh vực bảo vệ mt biển. thức - Có kế hoạch khai thác hợp lý. - Khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên 3. Thực hành/luyện tập: 1. Biển nước ta có những loại khoáng sản chính nào, ở đâu? Trình bày tình hình khai thác dầu khí ở vùng biển nước ta. 2. Nước ta có những thuận lợi nào về giao thông vận tải biển? Trình bày tình hình phát triển giao thông vận tải biển ở nước ta. 4. Vận dụng: -Thu thập thông tin về sự suy giảm tài nguyên biển và ô nhiễm môi trường biển nước ta. Viết báo cáo ngắn về vấn đề này..

<span class='text_page_counter'>(149)</span> Soạn ngày: 26/3/2011 Giảng ngày: 29/3/2011(9B) 01/4/2011(9A) TIẾT 46. BÀI 40-THỰC HÀNH: ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA CÁC ĐẢO VEN BỜ VÀ TÌM HIỂU VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về phát triển tổng hợp kinh tế biển. 2. Kĩ năng: - Phát triển kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức. - Có kỹ năng xây dựng sơ đồ trong quá trình học tập để biểu hiện mối quan hệ giữa các đối tượng địa lý. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ kinh tế Việt Nam. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp,nhóm IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: GV nêu nhiệm vụ cần phải hoàn thành trong giờ học. Cách thức tiến hành để đạt kết quả cao nhất. *Hoạt động 1: Tìm hiểu bài tập 1() -Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phát triển tổng hợp kinh tế biển -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Việt Nam. -Cách tiến hành: Bài tâp số 1: Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại: Phát triển tổng hợp kinh tế biển bao gồm những ngành nào? - HS dựa vào bảng 40.1, Atlat (trang 4) kết hợp kiến thức đã học:.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> + Xác định vị trí các đảo ven bờ. + Những đảo nào có điều kiện thích hợp để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển? Vì sao? Bước 2: Cá nhân trong nhóm trao đổi, bổ sung cho nhau. Bước 3: Đại diện các nhóm phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. Đáp án: - Các đảo: Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc: Nông - lâm - ngư nghiệp - du lịch, dịch vụ biển. *Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 2() -Mục tiêu: Củng cố kiến thức về phát triển tổng hợp kinh tế biển -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế Việt Nam. -Cách tiến hành: Bài tập số 2 Bước 1: GV hướng dẫn HS cách phân tích biểu đồ: + Phân tích diễn biến của từng đối tượng qua các năm. + Sau đó phân tích mối quan hệ giữa các đối tượng qua các năm. Bước 2: HS dựa vào biểu đồ hình 40.1 kết hợp kiến thức đã học: - Nhận xét về tình hình khai thác, xuất khẩu dầu thô, nhập khẩu xăng dầu ở nước ta. - Nhận xét về tình hình phát triển ngành công nghiệp chế biến dầu khí ở nước ta. Bước 3: Cá nhân sau khi làm xong cùng cả nhóm trao đổi. Bước 4: Đại diện nhóm phát biểu, GV chuẩn xác kiến thức. Đáp án: - Từ năm 1999 đến năm 2003: + Sản lượng khai thác dầu thô tăng liên tục. + Hầu như toàn bộ lượng dầu khai thác được đều xuất khẩu dưới dạng thô. + Trong khi xuất khẩu dầu thô, nước ta phải nhập lượng xăng dầu chế biến ngày càng tăng. + Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển. Đây là điểm yếu của công nghiệp dầu khí. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: 1. Sắp xếp các đảo điển hình ở ven bờ theo thứ tự từ Bắc vào Nam: Cát Bà, Cái Bầu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú Quý, Thổ Chu. 2. Chọn ý đúng nhất trong câu sau:.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> Ngành công nghiệp chế biến dầu khí của nước ta chưa phát triển thể hiện: a) Hầu như lượng dầu khai thác được đều xuất khẩu dưới dạng thô. b) Lượng nhập xăng, dầu ngày càng tăng. c) Tất cả các ý trên. -HS hoàn thành nốt bài thực hành.. ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG Soạn ngày: 02/4/2011 Giảng ngày: 05/4/2011(9B) 08/4/2011(9A) TIẾT47. BÀI 41 - ĐỊA LÍ TỈNH LÀO CAI I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS cần nắm được: - VTĐL, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh Lào Cai. - Các ĐKTN và TNTN của tỉnh LC (ĐH, KH, thuỷ văn, thổ nhưỡng, SV, KS) 2. Kỹ năng: Đọc bản đồ địa lí tỉnh Lào Cai. 3. Thái độ: Có ý thức tham gia XD địa phương, có những tình cảm tốt đẹp với quê hương đất nước. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ địa lí tỉnh Lào Cai. 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: nhóm,trực quan,vấn đáp IV. Tổ chức giờ học: *Khởi động/mở bài(2 phút) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: GV giới thiệu bài *Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính(17 phút) -Mục tiêu: HS cần nắm được:VTĐL, phạm vi lãnh thổ và sự phân chia hành chính tỉnh Lào Cai..

<span class='text_page_counter'>(152)</span> -Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tỉnh Lào Cai. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. ? Tỉnh LC có phạm vi lãnh thổ ntn ? I-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và sự Diện tích là bao nhiêu. phân chia hành chính: 1.Vị trí và lãnh thổ. ? Tỉnh ta nằm ở vị trí ntn . a)Vị trí. - GV: gọi HS lên xác định các điểm cực Đ,T, N, B trên bản đồ HC Lào Cai.. - Nằm ở vùng núi cao biên giới phía TB - GV: + Điểm cực B - X.Pha LongVN. H.Mường + Phía B giáp tỉnh Vân Nam(TQ). Khương (22051’B). + Phía N giáp tỉnh Yên Bái. +Điểm cực N- X. Nậm Tha- H. Văn + Phía T giáp tỉnh Lai Châu. + Phía Đ giáp tỉnh Hà Giang. Bàn (21051’B). +Điểm cực T- X. Ý Tí- H.Bát - S : 6357,08 km2. Xát(103031’Đ). +Điểm cực Đ - X. Việt Tiến - H. Bảo b) Ý nghĩa. LC vị trí cửa ngõ là đầu mối giao Yên 104038’Đ). thông quan trọng giữa VN và TQ. Vị trí ? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lí với sự pt’ đó còn tạo cho LC mở rộng khả năng KT-XH. giao lưu với các tỉnh trung du và đồng bằng. ? Tỉnh LC thành lập ngày, tháng, năm 2.Sự phân chia hành chính. nào. a) Thành lập. - Thành lập : 12/07/1907(Lao Kay). - Tái lập : 01/10/1991. ? Tỉnh ta có bao nhiêu TP, bao nhiêu b) Hành chính. huyện, bao nhiêu(Phường, xã, thị trấn). LC có 1 TP, 8 huyện với 164 xã, phường, thị trấn *Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ( 20 phút) -Mục tiêu: HS cần nắm được: Các ĐKTN và TNTN của tỉnh LC (ĐH, KH, thuỷ văn, thổ nhưỡng, SV, KS) -Đồ dùng dạy học: Bản đồ địa lí tỉnh Lào Cai. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Địa hình tỉnh ta có đặc điểm gì . II- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên - GV: thuyết trình về ĐH tỉnh LC. thiên nhiên: 1. Địa hình. - Chủ yếu là núi , hướng TB -> ĐN..

<span class='text_page_counter'>(153)</span> ? Nêu những thuận lợi của KH a’h’ tới SX và đời sống của nhân dân tỉnh ta.. ? Nêu những khó khăn của KH a’h’tới SX và đời sống của nhân dân tỉnh ta. ? Nêu đặc điểm thuỷ văn của tỉnh ta. ? Kể tên một số con sông, suối lớn của tỉnh ta. ? Kể tên các loại đất chính ở tỉnh ta? Chúng phân bố ở những đâu. ? Ý nghĩa của đất đối với SX và đời sống. ? Tình hình sử dụng đất ở tỉnh ta diễn ra ntn. ? Vì sao phải khai thác đất theo các vành đai như đã nêu.(a’h’ của ĐH). ? TV tỉnh ta có đặc điểm gì . ? Kể tên 1 số loài TV ở tỉnh ta và cho biết vai trò của chúng. ? Nguyên nhân nào làm cho. - Chia làm 2 miền : + Hữu ngạn S .Hồng là miền núi trẻ HLS cao và đồ sộ nhất nước ta. + Tả ngạn S .Hồng là miền núi thượng nguồn S .Chảy có các CN cổ Bắc Hà, Mường Khương. 2. Khí hậu. a) Thuận lợi. - KH nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh. - KH có sự phân hoá theo độ cao. - Lượng mưa TB năm : 1800 - 2000mm. b) Khó khăn. Có một số loại hình THôNG TIN đặc biệt và thiên tai a’h’ tới SX và đời sống: Sương muối, mưa đá, lũ ống, hạn hán… 3. Thuỷ văn. - Mạng lưới sông ngòi dày đặc. - Hướng chảy TB -> ĐN. - Sông có 2 mùa lũ và cạn có giá trị thuỷ lợi, thuỷ điện… 4. Thổ nhưỡng. - Có 2 loại đất chính : + Đất feralít phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi. + Đất phù sa phân bố ở ven sông, suối. - Việc khai thác, sử dụng đất được tiến hành theo các vành đai của ĐH. 5. Sinh vật. a) TV: - TV khá đa dạng, chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa. - TV phân bố theo độ cao. - Nhiều loại gỗ quý, dược liệu quý, nhiều loại cây ăn quả nhiệt đới và ôn đới. b) ĐV: - ĐV phong phú và đa dạng. - Nhiều loài có giá trị. - Một số loài đang có nguy cơ tuyệt chủng.. ? Đặc điểm động vật ở tỉnh ta. ? Kể tên một số loài ĐV hoang dã và giá trị của chúng. ? Nêu nguyên nhân làm cho các loài ĐV quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng? các biện pháp bảo vệ. 6. Khoáng sản. ? Kể tên các loại khoáng sản chính và - KS rất phong phú và đa dạng(31 loại ): phân bố. Apatít, sắt, vàng, đồng, cao lanh… (Apatít- LC; sắt- VB, LC; đồng- BX;.

<span class='text_page_counter'>(154)</span> cao lanh, pens-pat- VB, LC). ? Hãy xác định vị trí và đọc tên các mỏ KS chủ yếu của tỉnh LC trên bản đồ. - KS là nguồn tài nguyên có giá trị trong ? Ý nghĩa của KS đối với việc pt’ các việc pt’ các ngành CN. ngành kinh tế. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với việc pt’ KT- XH của tỉnh ta ? - Theo em thành phần tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự phát triển KT- XH của tỉnh ta ? -Học bài và nghiên cứu trước bài 42. Soạn ngày: 12/4/2011 Giảng ngày: 15/4/2011(9A) 19/4/2011(9B) TIẾT48. BÀI 42 - ĐỊA LÍ TỈNH LÀO CAI (TIẾP THEO) I. Mục tiêu : 1. Kiến thức: HS cần nắm được: - Gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số ở tỉnh ta. - Kết cấu dân số, ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự pt’ KT- XH. - Phân bố dân cư và các loại hình cư trú. - Tình hình pt’ văn hoá, giáo dục, y tế. - Đặc điểm chung về kinh tế cuat tỉnh LC. 2. Kỹ năng: Vận dụng KT vào thực tế. 3. Thái độ: - Hiểu rõ thuận lợi và khó khăn của địa phương về dân cư, kinh tế của tỉnh, để có ý thức tham gia XD địa phương. - Có sự đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Tài liệu, tranh ảnh về sinh hoạt của con người ở LC. 2. Học sinh: Tài liệu, tranh ảnh về sinh hoạt của con người ở LC. III. Phương pháp: trực quan,vấn đáp-tìm tòi, nhóm IV. Tổ chức giờ học: *Kiểm tra bài cũ: - Đánh giá ý nghĩa của VTĐL đối với việc pt’ KT- XH của tỉnh. - Theo em TP tự nhiên nào có tác động trực tiếp và mạnh mẽ nhất đến sự pt’ KTXH của tỉnh ? *Khởi động/mở bài(2 phút).

<span class='text_page_counter'>(155)</span> -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: GV giới thiệu bài *Hoạt động 1: Tìm hiểu dân cư và lao động(30 phút) -Mục tiêu: HS cần nắm được:Gia tăng dân số, nguyên nhân và hậu quả của gia tăng dân số ở tỉnh ta. Kết cấu dân số, ảnh hưởng của kết cấu dân số tới sự pt’ KTXH.Phân bố dân cư và các loại hình cư trú.Tình hình pt’ văn hoá, giáo dục, y tế. -Đồ dùng dạy học: Tài liệu, tranh ảnh về sinh hoạt của con người ở LC. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò. Nội dung. ? Tỉnh ta có bao nhiêu dân số.. III- Dân cư vcà lao động. ? Tỉ lệ gia tăng TN của DS tỉnh ta qua 1)Gia tăng dân số các năm. - DS : 557.000 người(2003). - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có giảm nhưng ? Gia tăng cơ giới ở tỉnh ta ntn. ? Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến vẫn còn cao:1,83 %. động dân số ở tỉnh ta. - Gia tăng cơ giới không đáng kể. - Nguyên nhân dân số tăng nhanh : + Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao (phần lớn chưa biết KHHGĐ). + Quan niệm lạc hậu: trọng nam khinh ? Tác động của gia tăng DS tới SX và nữ. - Hậu quả: thiếu việc làm, nhà ở, y tếđời sống. GD và các vấn đề XH nảy sinh, ô nhiễm mt. ? Kết cấu dân số tỉnh ta ntn. 2) Kết cấu dân số. ? Kể tên các dân tộc anh em sinh sống - Dân số trẻ. trên địa bàn của tỉnh LC. - GV: nêu lên a’h’ của kết cấu DS tới - Nhiều dân tộc anh em(25) sinh sống sự pt’ KT- XH: a’h’ tích cực và tiêu trên địa bàn của tỉnh. cực. 3) Phân bố dân cư. ? MĐDS của tỉnh ta ntn. 2 ? Phân bố dân cư của tỉnh ta có đặc - Mật độ TB: 88 người/km . điểm gì. - Phân bố không đều: + Tập trung ở TP, Thị trấn, ven đường giao thông. + Thưa thớt ở các xã vùng sâu, vùng ? Tỉnh ta có những loại hình cư trú nào. cao..

<span class='text_page_counter'>(156)</span> - GV: vùng thấp là địa bàn. - Có 2 loại hình cư trú: nông thôn và thành thị. 4)Tình hình pt’ văn hoá, giáo dục,y tế. - Có nhiều loại hình văn hoá dân gian: xuống đồng, hát then, hát nôm, hội Đền Thượng, Lễ hội Gầu Tào… - GD : Số trường lớp, số HS không ngừng tăng qua các năm, chất lượng HS ngày càng cao. - Y tế : Pt’ mạnh(số bệnh viện, trạm xá, số cán bộ y tế không ngừng pt’ cả về số lượng lẫn chất lượng…). *Hoạt động 2: Tìm hiểu kinh tế(10 phú(8 phút) -Mục tiêu: HS cần nắm được: Đặc điểm chung về kinh tế cuat tỉnh LC. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ? Cho biết đặc điểm chung của kinh IV- Kinh tế: tế Lào cai 1)Đặc điểm chung - KT tăng liên tục trong những năm gần đây(GDP tăng 7,1% năm 2003). - Cơ cấu chuyển dịch từ NN  CN và DV. - KT của tỉnh ta nói chung còn kém pt’ so với cả nước. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -Cho biết số dân Lào Cai? Phân bố dân cư và thành phần dân tộc? -Nêu đặc điểm chung kinh tế Lào cai? -Học bài và nghiên cứu trước bài 43.

<span class='text_page_counter'>(157)</span>

<span class='text_page_counter'>(158)</span> Ngày soạn: 19/4/2011 Ngày giảng: 22/4/2011(9A) 26/4/2011(9B) TIẾT49. BÀI 43 - ĐỊA LÍ TỈNH LÀO CAI (TIẾP THEO) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: -HS cần nắm được tình hình sản xuất nông, công nghiệp và 1 số ngành quan trọng khác -Nắm được việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 2. Kỹ năng: Vận dụng KT vào thực tế. 3. Thái độ: - Hiểu rõ thuận lợi và khó khăn của địa phương về dân cư, kinh tế của tỉnh, để có ý thức tham gia XD địa phương. - Có sự đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ tỉnh Lào Cai 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp IV. Tổ chức giờ học: * Khởi động/mở bài (2 phút ) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: GV giới thiệu bài * Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành kinh tế(30 phút) -Mục tiêu: HS cần nắm được tình hình sản xuất nông, công nghiệp và 1 số ngành quan trọng khác -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tỉnh Lào Cai -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung I. Sản xuất công nghiệp: -Trình bày đặc điểm ngành sản xuất 1. Khai thác khoáng sản: công nghiệp của Lào Cai? Phân bố? a. Khai thác Apatít ở Lào Cai, tuyển khoáng ở Tằng Loỏng b. Khai thác khoáng sản khác: -Khai thác quặng đồng(Sinh QuyềnBát Xát) -Khai thác quặng sắt( Văn Bàn)..... 2. Chế biến lâm sản và sản xuất vật.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> liệu xây dựng: 3. Chế biến nông sản,thực phẩm: --Trình bày đặc điểm ngành sản xuất II. Sản xuất nông nghiệp: nông nghiệp của Lào Cai? Phân bố? 1. Trồng trọt: -Cây lương thực: -Cây công nghiệp và dược liêu: 2. Chăn nuôi: Trâu,bò,lợn,gia cầm,ngựa,dê III. Các ngành sản xuất khác: 1. Lâm nghiệp: (SGK) 1. Giao thông vận tải: -Em hãy kể tên các quốc lộ chính của - Đường sắt: tỉnh Lào Cai? Hà Nộ-Lào Cai Phố Lu-Pom Hán - Đường bộ: 4 tuyến quốc lộ: 70, 279 , 4D, 4E - Đường thuỷ: * Hoạt động 2: Tìm hiểu bảo vệ tài nguyên và môi trường (10 phút) -Mục tiêu: Nắm được việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung -Nêu tình hình môi trường ở địa IV. Bảo vệ tài nguyên và môi trường: phương? -Môi trường giữ vững, không ô nhiễm ở các khu công nghiệp,khu kinh tế và đô thị -Tỉ lệ che phủ rừng: 85%(2020) -Tỉ lệ dân thành thị được sử dụng nước sạch là 100%, nông thôn: 98% *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: -GV khái quát nội dung bài -Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp của tỉnh Lào Cai? -Kể tên các quốc lộ chính của Lào cai? -Học bài cũ -Đọc trước bài bài 44- Thực hành: phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên vẽ và phân tích biểu đồ cơ cấu kinh tế địa phương.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> Ngày soạn: 27/4/2011 Ngày giảng: 29/4/2011(9A) 03/5/2011(9B) TIẾT50. BÀI 44- THỰC HÀNH: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH PHẦN TỰ NHIÊN VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG I. Mục tiêu: - HS phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phân tự nhiên. Từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên. - Biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: Bản đồ tỉnh Lào Cai 2. Học sinh: Com pa, bút chì, bút màu, thước kẻ. III. Phương pháp: Trực quan,vấn đáp,thực hành IV. Tổ chức giờ học: * Khởi động/mở bài (2 phút ) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: GV giới thiệu bài * Hoạt động 1: Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên(20 phút) -Mục tiêu: HS phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phân tự nhiên. Từ đó thấy được tính thống nhất của môi trường tự nhiên. -Đồ dùng dạy học: Bản đồ tỉnh Lào Cai -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Bài tập 1: Phân tích mối quan - GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ địa lí tự hệ giữa các thành phần tự nhiên Việt Nam và bản đồ địa phương để nhiên trình bày những đặc điểm chính của thiên nhiên ở địa phương. - Chia HS thành các nhóm, phân công nhiệm vụ: + Nhóm 1: Địa hình có ảnh hưởng gì tới khí hậu (nhiệt độ, mưa…), tới sông ngòi (dòng chảy, độ dốc lòng sông)? + Nhóm 2: Khí hậu có ảnh hưởng gì tới * Địa hình ảnh hưởng gì tới khí sông ngòi (lượng nước, chế độ nước của hậu: sông ngòi…)? + Nhóm 3: Địa hình và khí hậu có ảnh * Khí hậu có ảnh hưởng gì tới hưởng gì tới thổ nhưỡng (sự hình thành các sông ngòi: loại thổ nhưỡng, xói mòn đất đai..)? + Nhóm 4: Địa hình, khí hậu và thổ * Địa hình và khí hậu có ảnh nhưỡng có ảnh hưởng gì tới phân bố thực hưởng gì tới thổ nhưỡng:.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> vật, động vật? * Địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng ảnh hưởng tới phân bố thực vật, động vật: * Hoạt động 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế (20 phút) -Mục tiêu: Biết cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế và phân tích biểu đồ. -Đồ dùng dạy học: Com pa, bút chì, bút màu, thước kẻ. -Cách tiến hành: Hoạt động của thầy và trò Nội dung - GV yêu cầu HS trình bày lại cách vẽ Bài tập 2: Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh biểu đồ cơ cấu kinh tế. tế - HS vẽ biểu đồ. Phân tích sự biến động trong cơ - GV nhận xét và nêu những lỗi mà HS cấu kinh tế của địa phương. thường mắc để rút kinh nghiệm. - Vẽ biểu đồ - HS phân tích biểu đồ -> rút ra nhận xét - Phân tích -> nhận xét. về: + Sự thay đổi tỉ trọng giữa các khu vực kinh tế qua các năm. + Xu hướng phát triển của nền kinh tế (thông qua sự thay đổi tỉ trọng…). => GV nhận xét, đánh giá. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - GV nhận xét thái độ học tập, sự chuẩn bị bài thực hành của HS. - GV đánh giá (cho điểm) đối với cá nhân và các nhóm làm đúng. - Hoàn thành bài thực hành.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> Ngày soạn: 03/5/2011 Ngày giảng: 06/5/2011(9A) 10/5/2011(9B) TIẾT 50 - ÔN TẬP HỌC KÌ II I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Biết hệ thống và nắm vững các đặc điểm đã học về đặc điểm tự nhiên đặc điểm kinh tế-xã hội của 2 vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác hiểu được vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế. Bên cạnh đó còn phải nắm vững và biết vận dụng kiến thức đã học về địa lí địa phương mình. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng nhận xét giải thích. 3. Thái độ: - Nhận thấy tầm quan trọng của 2 vùng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, việc cần phải phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo và biết vận dụng vào lao động sản xuất tại địa phương mình. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên: - Bản đồ kinh tế chung Việt Nam - Lược đồ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long - Bản đồ địa phương 2. Học sinh: n/c trước bài mới III. Phương pháp : Trực quan,vấn đáp,nhóm IV. Tổ chức giờ học : * Khởi động/mở bài (2 phút ) -Mục tiêu: Tạo hứng thú học tập cho học sinh -Cách tiến hành: Để chuẩn bị tốt bài kiểm tra học kì thì các em không ngừng ôn luyện học kì, để ôn tập có chất lượng và bài kiểm tra có hiệu quả. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ ôn tập hệ thống lại kiến thức đã học ở học kì II từ bài 33 đến bài 43. GV yêu cầu HS nhắc lại các vấn đề lớn đã học. * Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức (40 phút) -Mục tiêu: Biết hệ thống và nắm vững các đặc điểm đã học về đặc điểm tự nhiên đặc điểm kinh tế-xã hội của 2 vùng: Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác hiểu được vì sao phải phát triển tổng hợp kinh tế. Bên cạnh đó còn phải nắm vững và biết vận dụng kiến thức đã học về địa lí địa phương mình..

<span class='text_page_counter'>(163)</span> -Đồ dùng dạy học: Bản đồ kinh tế chung Việt Nam. Lược đồ vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Bản đồ địa phương -Cách tiến hành: 1. Vùng Đông Nam Bộ : ? Trình bày tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở Đông Nam Bộ. - Tình hình phát triển nông nghiệp ở Đông Nam Bộ. + Công nghiệp xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế vùng chiếm 59,3% cao gấp 1,5 lần so với cả nước. + Cơ cấu sản xuất công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành quan trọng như: khai thác dầu khí, hoá dầu, cơ khí, điện tử, công nghệ cao, chế biến lương thực, thực phẩm xuất khẩu. + Công nghiệp tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu. - Tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. + Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của nước ta đặc biệt là cao su, cà phê, mía, điều, đậu tương, thuốc lá… Đây là thế mạnh nông nghiệp của vùng. + Chăn nuôi khá phát triển bao gồm: chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng công nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đặc biệt chăn nuôi bò sữa. + Các vấn đề cần được quan tâm để phát triển nông nghiệp.  Vấn đề thuỷ lợi  Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn  Gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển. 2. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long: ? Đồng bằng sông Cửu Long có những điều kiện thuận lợi gì để trở thành vùng sản xuất lương thực lớn nhất của cả nước? * Điều kiện tự nhiên: - Vị trí địa lí: Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cực nam đất nước, khí hậu cận xích đạo, có mùa mưa, mùa khô rõ rệt. Nhiệt độ, bức xạ trung bình năm cao, lượng mưa khá lớn là điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp, nhất là cây lúa nước. (1,5 điểm) - Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, dồi dào(3 điểm) + Tài nguyên nước (sông Mê Kông đem đến cho vùng lượng nước tự nhiên dồi dào, vùng có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt) + Tài nguyên khí hậu (khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm, lương mưa dồi dào). + Tài nguyên đất (diện tích đất phù sa ngọt rộng lớn: 1.2 triệu ha)phong phú, dồi dào. Đất phèn sau khi cải tạo thuận lợi cho việc mở rộng diện tích canh tác trồng lúa. * Điều kiện xã hội: - Người dân lao động cần cù, năng động, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường (1,5 điểm) ? Trình bày tình hình phát triển công nghiệp và nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nông nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(164)</span> - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước. + Diện tích: 51,1% + Sản lượng: 51,45% + Các tỉnh trồng nhiều lúa nhất: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Sóc Trăng, Long An, Tiền Giang. + Bình quân lương thực trên đầu người gấp 2,3 lần trung bình cả nước, đạt 1066,3 kg/người => Vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản lớn nhất cả nước, chiếm hơn 50%. - Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều tiềm năng khác như cây công nghiệp, cây ăn quả, nuôi vịt đàn (chiếm 25% đàn vịt cả nước) và nghề trồng rừng ngập mặn. Công nghiệp - Tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp chiếm khoảng 20% GDP toàn vùng. - Ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu công nghiệp của vùng, chiếm tới 65%. - Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung ở các thành phố, thị xã; đặc biệt là thành phố Cần Thơ. 3. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển-đảo. ? Tại sao phải phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển. Việt Nam có vùng biển rộng với nhiều đảo và quần đảo. Nguồn tài nguyên biển-đảo phong phú của nước ta là tiền đề để phát triển nhiều ngành kinh tế biển: đánh bắt, nuôi trồng và chế biến hải sản, du lịch biển, khai thác khoáng sản biển, giao thông vận tải biển. ? Vẽ sơ đồ lát cắt về các bộ phận vùng biển Việt Nam 4. Địa lí tỉnh (thành phố)-Tỉnh Lào Cai. ? Nêu vị trí địa lí, phạm vi và sự phân chia đơn vị hành chính của tỉnh thanh hóa ? Nêu tên các sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp, nông nghiệp chính của tỉnh ta. Các sản phảm đó được phân bố (sản xuất) ở đâu. 5. Các bài thực hành: - GV yêu cầu HS xem lại các bài tập thực hành: Bài 34, 37, 40. - GV lưu ý một số vấn đề ở các bài thực hành. *Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: - Ôn tập tốt các bài học ở học kì II và rèn luyện các kĩ năng. - Chuẩn bị tiết sau: Tiết 51 - Kiểm tra học kì II..

<span class='text_page_counter'>(165)</span>

×