Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.92 KB, 9 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH ĐỒNG NAI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI. . BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ MÔN: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC. Ý TƯỞNG MỚI TRONG DẠY HỌC TIẾNG VIỆT. TÊN SV: BÙI THỊ THANH HƯƠNG GVHD: TRẦN DƯƠNG QUỐC HÒA LỚP: ĐẠI HỌC TIỂU HỌC B_K3 NĂM HỌC: 2015 -2016.
<span class='text_page_counter'>(2)</span> Ý tưởng tổ chức một bài dạy I.. Đặt vấn đề: - Qua 4 tuần thực tập tại trường tiểu học, được lên tiết dạy và dự giờ các tiết. dạy của các thầy cô trong trường, em học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm và nhận thấy để có tiết dạy tốt người giáo viên không ngừng sang tạo để thiết kế được những bài giảng thu hút và gây hứng thú cho học sinh. - Theo em với phương pháp dạy truyền thống thì người giáo viên sẽ tổ chức, là người giải quyết nhiều vấn đề hơn, sẽ làm cho học sinh thụ động, không phát huy được tính tích cực của học sinh. Cần phải có phương pháp mới để nâng cao chất lượng dạy và học cũng như phát triển được năng lực ở học sinh. Và dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm là phương pháp dạy hay và mang lại hiệu quả cao đòi hỏi người giáo viên phải nghiên cứu bài dạy một cách linh hoạt. Đặc biệt chú ý đến khả năng lĩnh hội kiến thức, quan sát hành vi học tập của học sinh trong giờ học, người giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Nội dung và phương pháp dạy học phải gây hứng thú , phù hợp với học sinh. Giúp học sinh thân thiện, đoàn kết, gần gũi và biết giúp đỡ lẫn nhau..
<span class='text_page_counter'>(3)</span> II. Giải quyết vấn đề: - Trong quá trình thực tập và chuẩn bị cho tiết dạy đánh giá em đã hình thành 1 ý tưởng tổ chức một bài dạy theo phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm qua bài Luyện từ và câu: Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái, so sánh. Ý tưởng được tiến hành qua các bước như sau: Bước 1: Chuẩn bị: Giáo viên - Chuẩn bị tốt nội dung bài Luyện từ và câu Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái, so sánh. - 3 chiếc hộp: làm bằng giấy rôki, bên ngoài có dán hình con thỏ, cây nấm, con cá. Bên trong 3 hộp là 3 câu hỏi kiểm tra bài cũ. - 16 cây đáp án a, b, c, d được làm từ ống hút và giấy màu cứng để học sinh làm bài tập 3. - 4 cây hình mặt cười, 4 cây hình mặt khóc được làm từ giấy màu cứng và ống hút để học sinh nhận xét bài bạn trong quá trình làm bài tập. - 4 tờ thăm có chứa các từ chỉ hoạt động dể học sinh tham gia trò chơi trong phần củng cố. Bước 2: Tiến hành các hoạt động: Hoạt dộng 1: Kiểm tra bài cũ - Tổ chức cho lớp chơi trò “ Đi chợ ” + Hỏi học sinh khi đi chợ sẽ mua vật gì trong 3 chiếc hộp có dán hình cây cải, con cá và con thỏ..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Câu hỏi: Kể một số từ ngữ chỉ sự vật ở quê hương. Câu hỏi: Kể một số từ ngữ chỉ tình cảm đối với quê hương.. Câu hỏi: Cho 2 ví dụ về mẫu câu “ Ai làm gì?”. + 3 học sinh lần lượt chọn 1 trong 3 đồ vật và trả lời câu hỏi chứa trong hộp..
<span class='text_page_counter'>(5)</span> Hoạt động 2: Bài mới Giới thiệu bài. Hướng dẫn học sinh làm bài tập: Bài 1: + Phát phiếu bài tập, cho học sinh hoạt động nhóm 4 Bài tập 1: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi: Con mẹ đẹp sao Những hòn tơ nhỏ Chạy như lăn tròn Trên sân, trên cỏ. Phạm Hổ a) Gạch chân dưới các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên. b) Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào? + Học sinh tự tìm ra câu trả lời và trao đổi phiếu bài tập với nhóm bạn. + 2 nhóm nêu bài làm + Các nhóm còn lại lần lượt nhận xét, bổ sung câu trả lời của nhóm bạn. + Các nhóm còn lại sẽ lần lượt nhận xét bài của 2 nhóm đó. Nếu đúng sẽ giơ cây có dán hình mặt cười lên, nếu sai sẽ giơ hình mặt khóc..
<span class='text_page_counter'>(6)</span> Bài 3: Xác định được ý đúng để ghép lại thành câu cho đủ bộ phận và ý.. 1. 2. 3. 4.. Những ruộng lúa cấy sớm Những chú voi thắng cuộc Cây cầu được làm bằng thân dừa Con thuyền cắm cờ đỏ. A. B. C. D.. huơ vòi chào đã trổ bông lao băng băng trên sông bắc ngang dòng kênh. + Chia lớp thành 4 nhóm. + Phát mỗi nhóm 4 cây đáp án A, B, C, D tương ứng với thứ tự 4 ý còn thiếu và cho thảo luận nhóm. A. B. C. D.
<span class='text_page_counter'>(7)</span> + Khi giáo viên đọc xong ý đầu tiên của câu 1 sẽ yêu cầu 2 nhóm giơ đáp án đúng để ghép lại thành câu cho hoàn chỉnh. + Các nhóm còn lại sẽ lần lượt nhận xét bài của 2 nhóm đó. Nếu đúng sẽ giơ cây có dán hình mặt cười lên, nếu sai sẽ giơ hình mặt khóc.. Nếu câu trả lời của nhóm bạn đúng. Nếu câu trả lời của nhóm bạn sai. + 3 câu còn lại của bài tập sẽ được làm tương tự.. Hoạt động 3: Củng cố:.
<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Tổ chức trò chơi “ Đoán hoạt động” + Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 2 bạn tham gia trò chơi. + Các bạn ở dưới làm trọng tài. + Giáo viên hướng dẫn cách chơi: o Mỗi đội sẽ bốc 1 tờ thăm trong đó có chứa 5 từ chỉ 5 hoạt động khác nhau.. Chạy, ăn, nằm, đọc, đứng.. Viết, vẽ, đi, uống, hát.. o 1 bạn sẽ dứng diễn tả lại các từ đó bằng hành động, không được dùng lời nói. o 1 bạn viết lại các từ đó lên bảng. o Trong thời gian 3 phút đội nào xong trước và viết đúng nhiều hơn sẽ thắng + Giáo viên nhận xét, tuyên dương..
<span class='text_page_counter'>(9)</span> III. Kết thúc vấn đề: Dạy học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm cho ý tưởng tổ chức 1 bài dạy đã phát huy vai trò tích cưc, chủ động, tạo hứng thú cho học sinh trong học tập. Giúp các em tự tìm tòi, khám phá kiến thức vả ghi nhớ nội dung bài tốt hơn, rèn cho học sinh tinh thần trách nhiệm, tính tự tin, đoàn kết với bạn bè khi làm việc nhóm, giúp các em rèn kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy, phán đoán…. Một tiết học nhẹ nhàng mà hiệu quả không những mang lại hứng thú học tập cho học sinh mà còn giúp các em dễ dàng khắc sâu kiến thức. Bài làm còn nhiều thiếu xót, thầy đọc và góp ý để em sửa chữa, học hỏi để có ý tưởng tốt hơn cho bài tập lần sau. Em chân thành cảm ơn..
<span class='text_page_counter'>(10)</span>