Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Thử nghiệm dịch ép tỏi (allium sativum l) để phòng trị vi khuẩn streptococcus spp gây bệnh trên cá trắm cỏ (ctenopharyngodon idellus)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
==========

HỒ THỊ TÂN

THỬ NGHIỆM DỊCH ÉP TỎI (Allium sativum L)
ĐỂ PHÒNG TRỊ VI KHUẨN Streptococcus spp
GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRẮM CỎ
(Ctenopharyngodon idellus)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
==========

THỬ NGHIỆM DỊCH ÉP TỎI (Allium sativum L)
ĐỂ PHÒNG TRỊ VI KHUẨN Streptococcus spp
GÂY BỆNH TRÊN CÁ TRẮM CỎ
(Ctenopharyngodon idellus)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
KỸ SƯ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

Người thực hiện:


Hồ Thị Tân

Lớp:

49K1 - NTTS

Người hướng dẫn:

ThS. Trương Thị Thành Vinh

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành tốt khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ThS.
Trương Thị Thành Vinh - giảng viên khoa Nông Lâm Ngư, trường Đại học Vinh, là
người đã định hướng và hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo trong suốt thời gian tơi thực
hiện đề tài tốt ngiệp.
Đồng thời tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Kim Chung và các cơ
giáo phịng thí nghiệm khoa Nơng Lâm Ngư, đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện
cho tơi hồn thành đề tài này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban chủ nhiệm khoa và thầy, cô giáo
khoa Nông Lâm Ngư - Đại học Vinh đã trang bị nền tảng kiến thức và giúp đỡ tôin
trong những năm học qua.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, tập thể lớp 49K1 NTTS đã
quan tâm, động viên trong suốt quá trình học tập và trong thời gian thực hiện đề tài.
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Hồ Thị Tân


i


MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC VIẾT TẮT ......................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. v
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. vi
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1.
1.1.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 3

Vài nét về đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 3

1.1.1. Tỏi Allium sativum L...................................................................................... 3
1.1.2. Vi khẩn Streptococcus spp .............................................................................. 5
1.1.3. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) ......................................................... 7
1.2.

Những hạn chế của việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh
cho ĐVTS ....................................................................................................... 8

1.3.

Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm
khuẩn ở ĐVTS ................................................................................................ 9


1.3.1. Trên thế giới .................................................................................................... 9
1.3.2. Tại Việt Nam ................................................................................................. 11
1.4.

Tình hình sử dụng dịch chiết của Tỏi ........................................................... 13

Chương 2.

ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17

2.1.

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 17

2.2.

Vật liệu nghiên cứu ....................................................................................... 17

2.3.

Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 17

2.4.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 18

2.4.1. Sơ đồ tổng thể các nội dung nghiên cứu của đề tài....................................... 18
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................................... 18

2.5.

Phương pháp xử lý số liệu............................................................................. 27

2.6.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................. 27

ii


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 28
3.1.

Kết quả thử nghiệm khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus spp của
dịch ép tỏi ...................................................................................................... 28

3.2.

Kết quả thử nghiệm dùng thức ăn bổ sung thảo dược để phòng bệnh
cho cá Trắm cỏ .............................................................................................. 30

3.3.

Kết quả thử nghiệm dùng thức ăn bổ sung thảo dược để trị bệnh cho cá
Trắm cỏ ......................................................................................................... 36

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 40
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC VIẾT TẮT

TT

Viết đầy đủ

Viết tắt

1

CT

Công nghệ

2

ĐC

Cộng tác viên

3

KHCN

Khoa học công nghệ


4

NCNTTS

Công nghệ nuôi trồng thủy sản

5

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

6

NXB

Nhà xuất bản

7

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

8

ThS

Thạc sĩ


iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. So sánh khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus spp của dịch ép
tỏi với các thuốc kháng sinh ................................................................... 28
Bảng 3.2. Diễn biến bệnh lý của cá sau khi tiêm cảm nhiễm Streptococcus spp ....... 31
Bảng 3.3. Tỷ lệ cá biểu hiện bệnh và tỷ lệ chết trong q trình thí nghiệm ........... 33
Bảng 3.4. Kết quả phân lập vi khuẩn trên cá Trắm cỏ bị bệnh ............................... 35
Bảng 3.5. Diễn biến bệnh lý của cá sau khi tiêm cảm nhiễm Streptococcus spp ....... 36
Bảng 3.6. Tỷ lệ cá biểu hiện bệnh và tỷ lệ chết trong q trình thí nghiệm ........... 37

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Tỏi Allium sativum L ............................................................................... 3
Hình 1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp...................................................................... 5
Hình 1.3. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)................................................... 7
Hình 2.1. Sơ đồ tổng thể các nội dung nghiên cứu của đề tài ................................ 18
Hình 2.2. Sơ đồ thử khả năng kháng khuẩn của dịch ép củ tỏi đối với vi
khuẩn Streptococcus spp......................................................................... 18
Hình 2.3. Các bước pha lỗng nồng độ vi khuẩn ................................................... 19
Hình 2.4. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus
spp gây ra trên cá trắm cỏ của nước ép từ củ tỏi .................................... 21
Hình 2.5. Bố trí thí nghiệm phòng bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp gây
ra trên cá trắm cỏ của nước ép từ củ tỏi .................................................. 22
Hình 2.6. Đường cấy vi khuẩn trên đĩa lồng........................................................... 23
Hình 2.7. Sơ đồ nghiên cứu tác dụng trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp
gây ra trên cá trắm cỏ của dịch ép từ củ tỏi ............................................ 25

Hình 2.8. Nghiên cứu tác dụng trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus spp gây
ra trên cá trắm cỏ của dịch ép từ củ tỏi ................................................... 26
Hình 3.1. Đồ thị khả năng kháng vi khuẩn Streptococcus spp của dịch ép củ
tỏi và các thuốc kháng sinh ..................................................................... 28
Hình 3.2. Đường kính vịng kháng khuẩn của Tỏi và các thuốc kháng sinh .......... 29
Hình 3.4. Biểu hiện bệnh lý của cá trong thí nghiệm phịng bệnh ......................... 34
Hình 3.5. Phân lập vi khuẩn trên cá Trắm cỏ bệnh................................................. 35
Hình 3.6. Đồ thị tỷ lệ cá Trắm cỏ biểu hiện bệnh và chết trong q trình thí
nghiệm .................................................................................................... 37
Hình 3.7. Biểu hiện bệnh lý của cá trong thí nghiệm trị bệnh ................................ 38

vi


MỞ ĐẦU
Để đáp ứng với nhu cầu về sản phẩm thủy sản của người tiêu dùng,
hiện nay ngành NTTS Việt Nam không những tập trung nuôi với quy mô lớn
mà các đối tượng nuôi cũng ngày càng đa dạng. Nhiều đối tượng nuôi mới
được di nhập nhằm làm phong phú thêm các sản phẩm thủy sản. Tuy nhiên,
một thực tế cho thấy nhiều đối tượng nuôi truyền thống như trắm, trơi, mè,
chép vẫn đóng một vai trị quan trọng, góp phần không nhỏ trong cơ cấu các
đối tượng nuôi, đồng thời đáp ứng phần lớn nhu cầu tiêu dùng nội địa.
Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) là đối tượng truyền thống được
nhiều hộ dân chọn ni thả chính trong ao, lồng, đặc biệt là ở các tỉnh phía
Bắc. Tuy nhiên, nghề ni cá trắm cỏ vẫn gặp phải khó khăn lớn đó là dịch
bệnh. Dịch bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó vi khuẩn được xem là
tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho đối tượng nuôi nước ngọt. Trong
đó, Bệnh do vi khuẩn streptococcus là một trong những tác nhân gây tổn thất
nặng nề cho nghề nuôi cá nước ngọt nói chung. Tỷ lệ chết 50% có khi lên đến
100%. Bệnh thường xảy ra vào những tháng có nhiệt độ cao. Tuy nhiên có thể

xảy ra bất cứ tháng nào trong năm. Bệnh thường kèm với tác nhân bội nhiễm
là nấm càng tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh [9].
Để phòng và trị bệnh do vi khuẩn nói chung, chúng ta thường sử dụng
kháng sinh và sẽ đem lại hiệu quả cao nếu dùng đúng thuốc, đúng liều, đúng
thời điểm. Tuy vậy, nhóm kháng sinh do con người tổng hợp cũng là con dao
hai lưỡi, có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe động vật sử dụng nó và cũng có
những tác động khơng nhỏ tới mơi trường sinh thái, nếu dùng kháng sinh tùy
tiện và thiếu hiểu biết có khả năng tạo ra các dịng vi khuẩn kháng thuốc. Mặt
khác, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm cũng ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng và tác động xấu tới việc tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với

1


những mặt hàng xuất khẩu. Vì thế, một số kháng sinh đã bị hạn chế hoặc cấm
sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.Trước tình hình đó việc phát triển và ứng
dụng các biện pháp thay thế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thuỷ sản là
hết sức cần thiết.
Hiện nay có nhiều biện pháp thay thế sử dụng kháng sinh và hóa chất
trong ni trồng thủy sản đã được đưa ra như quản lý sức khoẻ động vật
thủy sản bằng biện pháp tổng hợp, sử dụng các chế phẩm sinh học và sử
dụng cây thuốc nam. Việc sử dụng cây thuốc nam trong điều trị bệnh một số
bệnh do tác nhân vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra có lịch sử lâu đời. Theo
kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và
đang được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như sài đất, tỏi, cây chó đẻ
răng cưa, nhọ nồi...
Tỏi là một loại thuốc nam được nông dân dùng khá nhiều trong điều trị
bệnh thủy sản. Tỏi có tác dụng trong việc phịng trị bệnh đường ruột cho tơm
cá. Tỏi có tính kháng khuẩn khá cao với hầu hết các chủng vi khuẩn phân lập
được trên cá bị bệnh trong nước ngọt cũng như nước lợ và nước mặn. Chất

chiết của tỏi tách cho kết quả kháng khuẩn cao [24]. Sử dụng tỏi trong điều trị
bệnh không những hạn chế sử dụng thuốc kháng sinh, nó cịn hạn chế hiện
tượng kháng thuốc của vi khuẩn. Một lợi thế lớn nhất của việc sử dụng tỏi đó
là dễ tìm kiếm, nơng dân có thể tự trồng được.
Xuất phát từ những yêu cầu, điều kiện thực tế, chúng tôi thực hiện đề
tài: “Thử nghiệm dịch ép Tỏi (Allium sativum L) để phòng trị vi khuẩn
Streptococcus spp gây bệnh trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)”.
Mục tiêu của đề tài:
Đánh giá tác dụng của dịch chiết Tỏi để phòng, trị bệnh xuất huyết do
vi khuẩn Streptococcus spp ở cá trắm cỏ.

2


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vài nét về đối tượng nghiên cứu
1.1.1. Tỏi Allium sativum L.
Thuộc họ Hành - Alliaceae.

Hình 1.1. Tỏi Allium sativum L
- Đặc điểm:
Cây thảo sống nhiều năm. Thân thực hình trụ, phía dưới mang nhiều rễ
phụ, phía trên mang nhiều lá. Lá cứng, hình dải, thẳng dài 15-50cm, rộng 12,5cm có rãnh khía, mép lá hơi ráp. Ở mỗi nách lá phía gốc có một chồi nhỏ
sau này phát triển thành một tép Tỏi; các tép này nằm chung trong một cái
bao (do các bẹ lá trước tạo ra) thành một củ Tỏi tức là thân hành (giò) của
Tỏi. Hoa xếp thành tán ở ngọn thân trên một cán hoa dài 55cm hay hơn. Bao
hoa màu trắng hay hồng được bao bởi một cái mo dễ rụng, tận cùng thành
mũi nhọn dài.
Hoa tháng 5-7, quả tháng 9-10.

- Bộ phận dùng: Thân hành (giò) - Bulbus Allii, thường có tên là Ðại tốn.
- Nơi sống và thu hái: Cây của miền Trung châu Á, được gây trồng ở
nhiều nước ôn đới. Ở nước ta, cũng trồng nhiều, có những vùng trồng Tỏi có
tiếng ở Quảng Ngãi, Hà Bắc, Hải Hưng... Tỏi là gia vị rất quen thuộc trong
3


đời sống của nhân dân ta. Thường ta thu hoạch vào cuối đơng, đầu xn; có
thể dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
- Tác dụng dược lý:
Trong các nghiên cứu và thử nghiệm các loại thuốc chiết xuất từ dịch
ép củ Tỏi trên người bệnh đã cho thấy Tỏi có tác dụng chữa trị nhiều căn
bệnh khác nhau. Trong tỏi tươi có chất allicin, nhờ tác dụng của men allinaza
chuyển hóa aliin có sẵn trong tỏi thành allicin, là chất chủ yếu gây tác dụng
đối với vi khuẩn. Allicin là chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng mạnh hơn cả
penicillin. Nước tỏi pha lỗng 125.000 lần vẫn có dấu hiệu ức chế nhiều loại
vi khuẩn gram âm và gram dương như: Staphylococcus, Streptococcus,
samonella, V. cholerae, B. dysenteriae, Mycobacterium tuberculosis. Tỏi
cũng ức chế sự phát triển của nhiều loại siêu vi như siêu vi trái ra, bại liệt,
cúm và một số loại nấm gây bệnh ở da hoặc bộ phận sinh dục nữ như candida.
Trong Tỏi cịn có liallyl sulfide, chất này tuy khơng mạnh bằng allicin nhưng
có thể tồn tại lâu hơn và giữ nguyên được dược tính khi nấu [21]. Data (1948)
đã phân lập từ Tỏi một chất gọi là allistalin, có tính chất giống như allicin;
Machado (1948) cũng phân lập từ Tỏi chất garcin, nó là một chất kháng
khuẩn màu vàng, khơng có mùi lưu huỳnh, khơng độc, có tác dụng đến cả vi
khuẩn Gram (-) và Gram (+). Garcin có thể dễ dàng hấp thu qua thành ruột và
có thể đi tới dịch não tủy, đã ứng dụng có kết quả trong nhiễm khuẩn Shigella
hoặc do các bệnh ký sinh trùng như giun kim, giun đũa và giun tóc. Các nhà
khoa học Mỹ đã tìm thấy chất prostagladin A trong nước Tỏi có khả năng hạn
chế bệnh nhồi máu cơ tim, hạ huyết áp, phòng bệnh xơ vữa động mạch. Các

bác sĩ Nhật Bản lại nhận xét rằng do Tỏi chứa chất allixotine nên Tỏi có tác
dụng chữa đau lưng, viêm khớp. Ngoài ra các nghiên cứu lâm sàng cũng cho
thấy Tỏi có tác dụng chữa trị được nhiều căn bệnh như: các bệnh về tai, mũi,
họng; bỏng nhiễm khuẩn và vết thương có mủ; dùng Tỏi để trị các loại giun;

4


dùng nước ép Tỏi để trị viêm âm đạo trùng roi; chữa các bệnh về tim mạch
[25]. Theo kinh nghiệm của người dân, có thể dùng tỏi trộn vào thức ăn cho
cá để trị bệnh viêm ruột ở cá Trắm cỏ.
1.1.2. Vi khẩn Streptococcus spp
Ngành:

Firmicutes

Lớp:

Bacilli
Bộ:

Lactobacillales
Họ:

Streptococcaceae
Giống:

Streptococcus

Hình 1.2. Vi khuẩn Streptococcus spp


Streptococcus spp là một giống lớn, có dạng hình cầu hoặc hình ovan,
đường kính nhỏ hơn 2µm. Các tế bào của chúng thường được ghép với nhau
thành từng chuỗi nên được gọi là liên cầu khuẩn. Chúng là vi khuẩn Gram
dương, khơng động, hầu hết yếm khí tuỳ tiện, lên men trong môi trường
Glucose, nhu cầu phát triển phức tạp. Nuôi cấy Streptococcus spp ở 20-30oC,
sau 24-48 giờ hình thành khuẩn lạc nhỏ, đường kính 0,5x1,0 mm, màu hơi
vàng, hình trịn, hơi lồi [12].

5


Streptococcus spp là tác nhân chính của các bệnh nguy hiểm gây nên
thiệt hại lớn ở cá Rơ phi nói riêng và cá nước ngọt nói chung, làm ảnh hưởng
đến hiệu quả kinh tế của nghành nuôi trồng thủy sản thế giới (Stoffregen và
ctv, 1996, Shoemaker và Klesins 1997) [13].
Bệnh có thể xảy ra ở một số lồi cá nước ngọt như: cá Basa, Rô phi, cá
Chép, và một số loài cá biển như cá Chẽm… Bệnh do Streptococcus spp
thường bùng phát ở nhiệt độ 200C - 350C [12].
Những loài cá khác nhau khi bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus spp cho
một số dấu hiệu chung và một số dấu hiệu khác nhau. Màu sắc đen tối, bơi lội
khơng bình thường, mắt cá lồi và đục, xuất huyết ở các vây và xương nắp
mang. Các vết xuất huyết lan rộng thành lở loét, nhưng các vết loét thường
nông hơn các bệnh cá lở loét khác. Cá bị bệnh vận động khó khăn, khơng định
hướng, cá bệnh có hình thức bơi xoắn, thận và lá lách tăng lên về thể tích do
bị phù nề.
Tại Việt Nam, mặc dù chưa có những thống kê cụ thể về thiệt hại do vi
khuẩn này gây ra trên các đối tượng nuôi nhưng sức tàn phá nghiêm trọng của
nó có thể thấy rõ trong những năm gần đây tại nhiều địa phương như Hải
Dương, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội,...dịch bệnh gây chết cá với số lượng

lớn, ở mọi cỡ cá đặc biệt nhiều ở cá có kích cỡ lớn đặc biệt nghiêm trọng trên
cá rơ phi [20].
Theo Đinh Thị Thủy khi nghiên cứu bệnh do vi khuẩn streptococcus
spp trên cá rô phi cho rằng nguyên nhân chủ yếu làm lây lan bệnh nhanh là do
thời tiết nắng nóng cộng với tình trạng ơ nhiễm mơi trường nước [23].
Hiện nay, giải pháp chủ yếu khi đối tượng thủy sản bị bệnh là sử dụng
kháng sinh, tuy nhiên cũng đã có một số nghiên cứu khác nhau về tính kháng
khuẩn của một số lồi thảo dược như lá ổi, bớp bớp,… đã cho kết quả khả
quan, mở ra triển vọng về sử dụng các loại thảo dược này trong phòng trị
bệnh do vi khuẩn streptococcus spp gây ra trên các đối tượng thủy sản.

6


1.1.3. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)
Ngành : Chordata
Lớp : Actinopterygii
Bộ : Cypriniformes
Họ : Cyprinidae
Phân họ : Cyprininae
Giống : Ctenopharyngodon
Lồi:Ctenopharyngodon idellus

Hình 1.3. Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)
Cá trắm cỏ có mình thn dài, tiết diện than trịn, đầu ngắn, miệng
rộng, hàm dưới hơi thụt vào, mép khơng râu. Họng có 2 hàng răng hầu phát
triển, hình lưỡi cưa. Vây khơng có gai cứng. Tồn than phủ vảy trịn khá to,
màu xanh phớt vàng, bụng trắng vàng, lưng xám xanh.
Cá trắm cỏ có nguồn gốc từ xứ lạnh, phân bố rộng ở phía đơng Nga,
Trung Quốc. Năm 1937, đã thu được mẫu tự nhiên của cá trắm cỏ tại châu thổ

song Hồng (Việt Nam), nhưng sau 1954 lại khơng tìm thấy. Cá trắm cỏ hiện
đang nuôi ở nước ta đã được nhập từ Trung Quốc từ năm 1958.
Cá trắm cỏ có khả năng thích ứng rộng với điều kiện mơi trường, sống
ở vùng nước tĩnh và nước chảy. Cá sinh trưởng tốt trong mơi trường có độ
mặn biến động từ 0 - 8‰ và thích nghi được ở nhiệt độ từ 13 - 32°C, pH từ 5
- 9, ngưỡng oxy thích hợp 0,5 - 1mg/l.

7


Cá có tốc độ sinh trưởng khá nhanh, cá 1+ đạt 1kg, 2+ đạt 2 - 4kg, cá 3+
đạt 6 - 9kg. Cá tăng trưởng nhanh vào giai đoạn trước khi thành thục nhưng
sau đó chậm dần. Khối lượng thành thục sinh dục phụ thuộc vào điều kiện
môi trường và vĩ độ. Cá trắm cỏ thuộc nhóm đẻ trứng bán trơi nổi, bãi đẻ
ngồi trự nhiên thuộc phần trung lưu các con song, nhiệt độ thích hợp cho
sinh sản khoảng 22 - 29°C. Cá đẻ tự nhiên bắt đầu vào cuối tháng 3 đầu tháng
4, rộ nhất vào các tháng 4, 5, 6. trong sinh sản nhân tạo cá đẻ sớm hơn, vào
giữa tháng 3 cá có khả năng sinh sản tốt [3].
1.2. Những hạn chế của việc sử dụng kháng sinh trong phòng, trị bệnh
cho ĐVTS
“Kháng sinh là tất cả các chất tự nhiên, bán tổng hợp hay tổng hợp có
tác dụng kháng khuẩn” [25].
Cho đến nay, sử dụng kháng sinh vẫn là phương pháp phổ biến trong
phòng trị bệnh nhiễm khuẩn ở động vật thuỷ sản. Nếu dùng đúng thuốc, đúng
liều và đúng thời điểm sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, một tồn tại lớn
là kháng sinh bị sử dụng bừa bãi mà chưa kiểm soát được. Do sử dụng kháng
sinh bừa bãi, chúng ta đã phải đón nhận những hậu quả khơng nhỏ của nó.
Trong đó, hai vấn đề nổi cộm là kháng thuốc và dư lượng thuốc kháng sinh.
Vấn đề kháng thuốc kháng sinh thật sự là mối đe doạ đối với nuôi trồng thuỷ
sản, đặc biệt khi dựa vào số lượng giới hạn các kháng sinh có ở nhiều nước.

Nhiều điều tra cho thấy tính phức tạp của việc tăng khả năng kháng thuốc
đồng nghĩa với việc chấp nhận tăng khả năng sử dụng kháng sinh trong ngành
nuôi trồng thuỷ sản [5], [6]. Cùng với kháng thuốc, dư lượng thuốc kháng
sinh cũng là một cản trở lớn của thuỷ sản nước ta. Số liệu thống kê từ những
năm 2002 đến 2007 cho thấy các cơ quan kiểm tra liên tục phát hiện được dư
lượng thuốc kháng sinh cấm sử dụng và kháng sinh bị hạn chế vượt ngưỡng
cho phép trong các sản phẩm thuỷ sản. Dư lượng kháng sinh một mặt ảnh
8


hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, mặt khác lại tác động tiêu cực đến việc
tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt đối với các mặt hàng xuất khẩu như cá tra, ba sa,
tôm sú,…
Về đời sống của vật nuôi, kháng sinh có thể gây nên những ảnh hưởng
đáng kể : làm giảm sức đề kháng, gây ra những tác dụng phụ, độc lực; ảnh
hưởng xấu đến môi trường xung quanh và làm mất cân bằng hệ vi sinh vật
đường ruột. Mặt khác, việc sử dụng kháng sinh cũng được cho là tốn kém [11,
tr 110]. Với những hạn chế như thế, một số hướng giải quyết đã được đề xuất
và triển khai. Trong đó, nghiên cứu sử dụng thảo dược với những ưu điểm của
nó đang được các nhà khoa học rất quan tâm.
1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh nhiễm
khuẩn ở ĐVTS
1.3.1. Trên thế giới
Công tác nghiên cứu sử dụng thảo dược trong nuôi trồng thủy sản trên
thế giới và tại Việt Nam đã đạt được những thành quả bước đầu. Đã có một số
loài thảo dược được đưa vào nghiên cứu như Tỏi, lá Xoan, lá và quả Ổi, Sài
đất…Tác dụng diệt khuẩn của các lồi thảo dược đó được nghiên cứu trên khá
nhiều loài vi khuẩn, đặc biệt là Vibrio spp. Đối tượng nuôi mà các nghiên cứu
áp dụng bao gồm cả các loài nước mặn và nước ngọt như cá Chép, cá Trắm
cỏ, cá Rô phi, cá Song… Các nghiên cứu đã đề xuất được một số phương

thức sử dụng thảo dược như sử dụng phần thô, dịch chiết, hoạt chất của thảo
dược. Kết quả các nghiên cứu cho thấy một số thảo dược bước đầu có tác
dụng trong việc phịng trị bệnh cho vật ni hoặc giúp sinh ra kháng thể. Bên
cạnh đó, có nghiên cứu cịn chứng minh được tính vơ hại của thảo dược đối
với mơi trường. Sau đây là một vài nghiên cứu điển hình:
.

* Ở Ấn Độ: Người ta đã tiến hành nghiên cứu trong qui mơ phịng thí

nghiệm với 3 loại thảo dược Ocimum sanctum(os), withania somniera (ws) và
9


Myristik fragrans(mf) có ảnh hưởng kháng lại lồi vi khuẩn vibrio harvey gây
bệnh trên cá song Epinephelus tauvina.[19]. Thí nghiệm được tiến hành với
cá Song có trọng lượng 30 ± 0,5g, 3 loại thảo dược nêu trên được tách chiết
trộn vào thức ăn cho cá ăn với các nồng độ tăng dần (100, 200, 400 và 800
mg/kg thức ăn). Các lơ thí nghiệm đối chứng cho thấy tỷ lệ cá chết lên đến
100%, các lơ thí nghiệm cho ăn với nồng độ 100, 200 đã giảm tỷ lệ chết 5%.
Vậy bước đầu đã có kết quả tốt trong việc sử dụng Os, Ws, Mf có tính kháng
vi khuẩn Vibrio harvey. Một nghiên cứu khác cho thấy chất chiết từ lá ổi và
quả ổi có tác dụng chống lại các lồi vi khuẩn Staphylococcus, Shigella,
Salmonella, Pacilus, E. Coli, Cloestridium và Pseudomonas.
Năm 2004, Hasnabana đã nghiên cứu sử dụng Azadirachta indik,
Allium sativum và Poligonum hidropiper là 3 loại thảo dược dùng để kháng
khuẩn . Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng chúng là các thảo dược có tác dụng
phịng bệnh nhưng khơng gây ô nhiễm môi trường [18]. Một nghiên cứu khác
đề cập đến hiệu quả của thảo dược đối với tính miễn dịch của cá chép Ấn Độ.
Thí nghiệm tiến hành trên cá có trọng lượng (200±17g) cho ăn thức ăn có
chứa 0,5% rễ cây Achyranthes astera (Amaranthaceae) sau 4 tuần cho ăn

nhận thấy cá có khả năng sinh ra kháng thể (Vasudeva rao.y; Romesh.m,
Syngh a và Chakrabarti, 2004) [2].
* Ở Trung Quốc: Người ta đã nghiên cứu hiệu quả của 2 loại thảo
dược (Astragalus radix và Scutellavia radiis) lên tính miễn dịch không đặc
hiệu của cá Rô phi [17]. Kết quả cho thấy Astragalus radix cho ăn với nồng
độ 0,1 và 0,5% trong thời gian 3 tuần có hiệu quả tối ưu nhất. Riêng
Scutellavia radiis cần có thêm thí nghiệm để tìm ra nồng độ và thời gian cho
ăn thích hợp. Năm 2007 cũng tại Trung Quốc thêm một nghiên cứu khác về
tính miễn dịch của cá Chép, trộn lẫn một số loại thảo dược với nhau như
Astragalus mempranaceus (phần rễ và thân), Poligonum multiflorum (phần

10


rễ), Isatis tinctoria (phần rễ), Glycyrrhida grabra (phần thân) cho cá Chép ăn
0,5% và 1% trong thời gian 30 ngày, kết quả cho thấy thảo dược giúp tính
miễn dịch của cá tăng lên đáng kể (Chuntao Yuan, Dongmei Li, Wei Chen,
Fangfang Sun, Guanghong Wu, Yi Gong, Fianqing Tang, Meifang và
Xiaodong Han, 2007)[16].
Hiện ở Trung Quốc sản phẩm có nguồn gốc từ tỏi (Allium sativum)
dạng bột mịn trắng đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong việc
phịng và trị bệnh nhiễm khuẩn trên cá Trắm cỏ.
1.3.2. Tại Việt Nam
Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo dược
đã và đang được sử dụng trong ni trồng thuỷ sản: lá xoan, tỏi, cây chó đẻ
răng cưa, hạt cau, hạt bí ngơ… Mỗi một loại có tác dụng khác nhau trong việc
phịng và trị bệnh, một số cây có ưu thế trong việc phịng trị bệnh do tác nhân
gây bệnh là ký sinh trùng và một số cây có ưu thế phịng trị bệnh nhiễm khuẩn.
Ở mức độ sâu hơn, nhiều nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những
hợp chất có trong một số loài thảo dược. Theo tổng kết của Đỗ Tất Lợi (2006)

hợp chất có trong thảo dược rất phong phú, chúng được chia thành các nhóm
trong đó bao gồm kháng sinh thực vật (phytocide) có tác dụng diệt khuẩn
cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn [4].
Kế thừa những kết quả trên, người ta bắt đầu nghiên cứu sử dụng thảo
dược để phòng trị bệnh cho động vật thủy sản. Ban đầu là phương pháp trộn
cả phần thô thảo dược vào thức ăn cho cá như phương pháp của Bùi Quang
Tề (1985) hoặc phương pháp của Đỗ Thị Hòa (1996). Ngày nay, hầu hết các
nghiên cứu đều sử dụng dịch chiết, thậm chí có nghiên cứu cịn thu được hoạt
chất. Đặc biệt, một số sản phẩm thuốc đã được ra đời.
Phan Xuân Thanh, Nguyễn Đức Mạnh, Bùi Lai, Nguyễn Việt Tú
(2002) đã nghiên cứu chọn ra được một số cây có hoạt chất chính là 2-Hydro-

11


6-Pentodecatrienyl benzoate có tác dụng chống khuẩn và chống nấm phổ
rộng. Hoạt chất này là thành phần chính của chế phẩm Sơng Lam TS3 hiện
đang được sử dụng để phịng trị bệnh cho động vật thủy sản.
Lê Văn Yến (2006) đã dùng dịch chiết củ tỏi, lá trầu không, cây chó đẻ
răng cưa, lá muồng trâu để trị bệnh đốm vỏ, bệnh đen mang trên cua biển. Kết
quả cho thấy các dịch chiết đều cho hiệu quả đặc biệt là dịch chiết từ tỏi [15].
Nguyễn Ngọc Phước và ctv (2007) đã tiến hành nghiên cứu xác định
khả năng kháng nấm của lá trầu lên sự phát triển một số loài nấm gây bệnh
trên động vật thủy sản nước ngọt. Nghiên cứu này đã cho kết quả bước đầu rất
tốt [8].
Bên cạnh các nghiên cứu ở quy mơ phịng thí nghiệm thì những nghiên
cứu áp dụng trực tiếp vào thực tiễn là những nghiên cứu sản xuất các sản
phẩm thuốc có nguồn gốc thảo dược.
Thuốc KN-04-12 là sản phẩm phối chế của đề tài cấp nhà nước mã số
KN-04-12 năm 1990-1995 (do Hà Ký làm chủ nhiệm). Thành phần thuốc bao

gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nội, cỏ sữa, chó đẻ
răng cưa….), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột,
có mùi đặc trưng của tỏi. Thuốc có tác dụng phịng và trị bệnh nhiễm khuẩn
như đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của cá nuôi lồng hoặc nuôi ao.
Thuốc BecaNor TD1 và BecaNor TD2 là 2 sản phẩm với thành phần
chính là tỏi và gừng bước đầu đã có hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị
bệnh đốm đỏ ở qui mơ phịng thí nghiệm, sản phẩm được ra đời do sự nỗ lực
trong việc nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh lở loét trên cá trắm cỏ của
CEDMA đồng thời với sự tài trợ của dự án NORAD. Năm 2006 đã tiến hành
thử nghiệm ngoài thực địa 2 loại dược thảo BecaNor TD1 và BecaNor TD 2
tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang phòng bệnh cho cá trắm cỏ, hàng
tháng cho cá ăn dược thảo với liều lượng 7g/ kg thức ăn. Kết quả thu được

12


cho thấy tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Nam Định, cá trắm cỏ cho ăn thuốc phịng
đã khơng nhiễm bệnh trong khi đó ở các lơ đối chứng vẫn có hiện tượng cá
chết do nhiễm bệnh vi khuẩn. Tại tỉnh Hà Giang, tỷ lệ chết giảm từ 100%
xuống còn 40% khi cho cá ăn thuốc phòng [7].
Trương Thị Mỹ Hạnh và CTV (2009) đã nghiên cứu dịch chiết từ lá Hẹ
và thử nghiệm thấy có hiệu quả trong việc phịng trị bệnh do vi khuẩn
Aeromonas hydrophyla và Streptococus spp gây ra trên cá Rô phi.
Tuy nhiên, việc thử nghiệm chưa được thực hiện trên diện rộng nên
chưa khẳng định được hiệu quả của các dược thảo này đồng thời chưa được
áp dụng rộng rãi (Phạm Văn Thư, 2006) [3]. Mong muốn trong những năm
tới sản phẩm ngoài việc mở rộng thí nghiệm trên diện rộng cho cá Trắm cỏ
cũng sẽ tiến hành thử nghiệm cho đối tượng nuôi biển như cá Song, cá Giị và
cá Vược.
Gần đây, một nơng dân ở xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên

Huế, đã dùng tỏi - một vị thuốc dân gian để phòng bệnh cho tôm và đem lại
hiệu quả cao. Sau nhiều lần thí nghiệm thành cơng, từ tháng 1-2005, anh
Xn đem thực nghiệm đại trà trên ao tơm nhà mình, kết quả thật khả quan.
Liên tiếp trong hai mùa tôm của năm 2005, trong khi ao của ngưịi khác tơm
bị dịch bệnh chết sạch, riêng 5ha tơm của anh khơng có con nào chết vì dịch
bệnh [26].
1.4. Tình hình sử dụng dịch chiết của Tỏi
Việc tăng năng suất, sản lượng Nuôi trồng thủy sản bằng cách ồ ạt phát
triển nghề nuôi tôm khiến dịch bệnh ngày càng trở thành một vấn đề gây nhức
nhối cho người nuôi. Để xử lý vấn đề này, các loại hoá chất, kháng sinh được
xem như biện pháp đầu tiên được con người sử dụng để điều trị cho các loại
thuỷ sản. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại hố chất, kháng sinh khơng đúng
quy cách, liều lượng đang gây ảnh hưởng lớn tới sinh thái môi trường. Bên
13


cạnh đó, việc tồn dư kháng sinh cịn ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của con
người. Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng thảo dược trong điều trị
cho bệnh thuỷ sản đang được sử dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh trên
động vật thuỷ sản. Hơn nữa việc sử dụng thảo dược có biên độ an tồn lớn, ít
ảnh hưởng tới mơi trường sinh thái cũng như môi trường nuôi, đồng thời
không ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. Các chiết xuất từ thảo dược
như hinokiticol, citral, allylisocyanate được sử dụng rộng rãi trong bảo quản,
điều trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra.
Năm 1858, nhà bác học Pháp Louis Pasteur đã chứng minh được cơng
dụng diệt vi khuẩn của tỏi. Năm 1944, nhà hóa học Chester J. Cavallito đã
phân tích được hợp chất allicin trong tỏi có cơng dụng như thuốc kháng sinh.
Allicin chỉ có trong tỏi chưa nấu hay chế hóa. Kháng sinh này mạnh bằng
1/5 thuốc penicillin, 1/10 thuốc tetraciline, có tác dụng trên nhiều loại vi
khuẩn, xua đuổi hoặc tiêu diệt nhiều sâu bọ, ký sinh trùng, nấm độc. Năm

1948, Marchado cùng cộng sự đã chiết suất từ tỏi được garcilin, chất này
khơng có mùi lưu huỳnh, khơng độc, ứng dụng tốt trong bệnh nhiễm trùng
Shigella, Salmonella hoặc các bệnh ký sinh trùng như giun kim, giun đũa,
giun tóc [14].
Một nghiên cứu khác tại Brazil năm 1982 đã chứng minh nước tinh
chất của tỏi có thể chữa được nhiều bệnh nhiễm độc bao tử, do thức ăn có lẫn
vi khuẩn [14].
Năm 2004, Hasnabana đã nghiên cứu sử dụng Azadirachtaindik, Allium
sativum và Poligonum hidropiper là 3 loại thảo mộc dùng để kháng khuẩn
[18]. Kết thảo mộc đối với tính miễn dịch của cá chép Ấn Độ. Thí nghiệm
tiến hành trên cá có trọng lượng (200±17g) cho ăn thức ăn có chứa 0,5% rễ
cây Achyranthes astera (Amaranthaceae) sau 4 tuần cho ăn nhận thấy cá có

14


khả năng sinh ra kháng thể (Vasudeva rao.y; Romesh.m, Syngh a và
Chakrabarti, 2004).
Hiện ở Trung Quốc sản phẩm có nguồn gốc từ tỏi (Alliumsativum) dạng
bột mịn trắng đã được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả cao trong việc phịng
và trị bệnh cho ĐVTS ni.
Tại Việt Nam, Bokashi tỏi và chuối dùng để cải thiện môi trường các
ao nuôi trồng thuỷ sản, khi nồng độ BOD và COD quá cao (ao sủi bọt, váng
nổi nhiều) làm cho cá, tôm nổi đầu, dùng EM thứ cấp được té đều trên mặt ao,
sau 1 đến 2 giờ tôm cá khỏe mạnh bình thường, dùng Bokashi tỏi và chuối
cho tơm ăn để trị bệnh đầu vàng cho tôm sú (kết quả này đã được kiểm chứng
tại nơi nuôi cá nhà ông Thụ, ông Bình ở xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách; ông
Trần Văn Nhạ, xã Đồn Tùng, huyện Thanh Miện; ơng Trần Văn Vụ, Nguyễn
Trường Kỳ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ và một số hộ nuôi ba ba ở xã Đại
Đồng, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương [1].

Thuốc BecaNor TD1 và BecaNor TD2 là 2 sản phẩm với thành phần
chính là tỏi và gừng, bước đầu đã có hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị
bệnh đốm đỏ ở quy mơ phịng thí nghiệm và ngồi thực địa của 3 tỉnh Quảng
Ninh và Nam Định (cá ăn thuốc phịng khơng nhiễm bệnh trong khi lô đối
chứng vẫn bị bệnh), Hà Giang (tỷ lệ chết giảm từ 100% xuống còn 40%) [7].
Sản phẩm được ra đời do sự nỗ lực trong việc phòng trị bệnh lở loét trên cá
trắm cỏ của CEDMA với sự tài trợ của dự án NORAD.
Một sản phẩm khác có tên VTS1 - C và VTS1 - T là sản phẩm thảo
dược phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ tỏi (Allium sativum), sài đất
(Weledia calendulacea), nhọ nồi (Elista alba Hassk) để phịng trị bệnh cho
tơm Sú và cá tra nuôi ao và nuôi lồng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn
Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda, Hafnia alvei, Vibrio harveyi,
Vibrio alginolyticus (Bùi Quang Tề và ctv) [14].

15


Như vậy, ngoài các vấn đề đã giải quyết được thì các nghiên cứu vẫn
cịn bộc lộ một số hạn chế như ĐVTS nuôi được thử nghiệm chưa nhiều, các
nghiên cứu trên thực địa rất ít, sản phẩm thuốc nguồn gốc thảo dược còn rất
khiêm tốn. Mặt khác, cũng chưa tách được kháng sinh nguyên chất để nghiên
cứu. Việt Nam cũng tồn tại những vấn đề cần giải quyết mà tình hình chung
của thế giới đang yêu cầu.

16


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Tỏi (Allium sativum L).
- Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) với kích thước trung bình của
cá: chiều dài thân 9 - 12cm, nặng 8 - 10g/cá thể.
- Vi khuẩn Streptococcus spp được thu và lưu giữ bởi phịng thí nghiệm
vi sinh bệnh học thủy sản khoa Nông Lâm Ngư trường Đại học Vinh.
2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ phân tích vi khuẩn: Ống nghiệm vơ trùng các loại, đĩa peptri,
que cấy vô trùng, đèn cồn, lamen, lam, pipet, kẹp gắp, dầu soi kính, tủ lạnh,
kính hiển vi, nước muối sinh lý, nước cất,…
- Hoá chất: Cồn, thuốc thử, thuốc nhuộm Gram.
- Môi trường nuôi cấy cơ bản NA.
- Dụng cụ lấy dịch ép thảo dược: Máy xay, chai lọ, giấy lọc…
- Đĩa giấy tẩm nước ép thảo dược đường kính 6mm...
- Dao, kéo, panh, găng tay…
- Thùng xốp, máy sục khí, dây sục khí, đá bọt.
2.3. Nội dung nghiên cứu
2.3.1. Thử kháng sinh đồ của dịch ép củ tỏi đối với vi khuẩn
Streptococcus spp
2.3.2. Nghiên cứu tác dụng phòng bệnh do Streptococcus spp gây ra
trên cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) của dịch ép củ tỏi (Allium sativum L)
2.3.3. Nghiên cứu tác dụng trị bệnh do Streptococcus spp gây ra trên cá
trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus) của dịch ép củ tỏi (Allium sativum L)
17


×