Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của đảng tại hội nghị paris về việt nam (1968 1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHỊNG

Hà Bình Minh
Lớp 49A – GDQP
Khóa Học 2008 - 2012

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGHỆ THUẬT VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM TRONG ĐẤU
TRANH NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG TẠI HỘI NGHỊ
PARIS VỀ VIỆT NAM 1968 – 1973

Giảng viên hướng dẫn khóa luân. Đại Tá Trương Xuân Dũng

Nghệ An, 5 - 2012


1

LỜI CẢM ƠN!

Luận văn này hồn thành có sự cố gắng nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ
tận tình chu đáo của giảng viên hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp Đại học Đại
Tá Trương Xuân Dũng trưởng khoa Giáo Dục Quốc Phòng Trường Đại học
Vinh, cùng sự động viên khích lệ của gia đình và bạn bè.
Từ đáy lịng tơi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành tới giảng viên hướng dẫn
khóa luận, các thầy cơ giáo cùng gia đình và bạn bè.
Do khả năng và thời gian có hạn chắc chắn khố luận này khơng tránh
khỏi những khiếm khuyết. Tôi hy vọng nhận được sự chỉ bảo tận tình của thầy
cơ và sự góp ý chân thành của các bạn.


Nghệ An, tháng 5 năm 2012.
Tác giả
Hà Bình Minh


MỤC LỤC
Trang
A-PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................................... 1
2-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ............................................................................................................ 3
3-ĐỐI TƯỌNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................................... 5
4-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 5
5-BỐ CỤC LUẬN VĂN........................................................................................................ 5

B-NỘI DUNG................................................................................................... 6
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM 6
1.1 KHÁI NIỆM .................................................................................................................... 6
1.2 KẾ SÁCH “VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM” TRONG TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ VIỆT
NAM . .................................................................................................................................... 8
1.3 CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHỆ THUẬT VỪA
ĐÁNH VỪA ĐÀM .............................................................................................................. 16

Chương 2: NGHỆ THUẬT VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM TRONG ĐẤU
TRANH NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG TẠI HỘI NGHỊ PARIS VỀ VIỆT
NAM (1968 – 1973)........................................................................................ 22
2.1 TẠO CỤC DIỆN VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM (5/1968 -11/1968)................................... 23
2.1.1 BỐI CẢNH LỊCH SỬ TRƯỚC THẾ TRẬN VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM .................. 23
2.1.2 KÉO MỸ VÀO BÀN ĐÀM PHÁN ........................................................................... 30
2.2 ĐÀM PHÁN VÀ MẶC CẢ( từ đầu năm 1969 đến giữa năm 1972). ........................... 46
2.2.1 TRÊN CHIẾN TRƯỜNG ........................................................................................... 47

2.2.2 SỰ GIẰNG CO TRÊN BÀN ĐÀM PHÁN................................................................ 51
2.3 NGẢ BÀI – KÍ KẾT ( 7-1972 đến 1-1973 ) .................................................................. 61
2.3.1 ĐI VÀO ĐÀM PHÁN THỰC CHẤT ........................................................................ 61
2.3.2 NGẢ BÀI – KÍ KẾT ................................................................................................... 67

C. KẾT LUẬN ............................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82


1

A-PHẦN MỞ ĐẦU
1-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sau hơn ba mươi năm giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc, ngoại
giao Việt Nam có thể tự hào về vai trị là một mặt trận quan trọng, trong ba
mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao, đã thực tốt chiến lược, sách lược của
Đảng trong cuộc cách mạng của toàn dân ta nhằm đưa giang sơn về một mối,
cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội.Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
hoạt động ngoại giao thực sự trở thành một chiến lược lớn của Đảng.Tuy
nhiên ngoại giao là một “nghệ thuật của các khả năng”. Vì vậy để nâng hoạt
động ngoại giao lên một tầm cao, đạt tới trình độ nghệ thuật địi hỏi phải có
phương pháp và phương cách vận dụng chiến lược, sách lược đối ngoại một
cách nhạy bén, uyển chuyển và sáng tạo, đạt được hiệu quả có lợi nhất, trên
tương quan lực lượng và điều kiện cụ thể tại nhiều thời điểm nhất định, đặc
biệt là trong tình thế hiểm ngèo. Đảng ta tại Hội nghị Pari đã thể hiện được
nghệ thuật đó và Hội nghị Paris cũng chính là sự thể hiện trình độ cao của
nghệ thuật vừa đánh vừa đàm của Việt Nam.
Cuộc đấu tranh ngoại giao trong suốt quá trình đàm phán ở Paris giữ
một vai trị hết sức quan trọng, tích cực, chủ động và có ý nghĩa chiến lược.
Đó là sự kiên định về nguyên tắc, độc lập tự chủ trong đàm phán, đồng thời

luôn luôn sáng tạo, khôn khéo mềm dẻo về sách lược, là sự kết hợp nhuần
nhuyễn vừa đánh vừa đàm trong đàm phán hai bên và bốn bên, trong họp
cơng khai và bí mật…
Hội nghị Paris là cuộc thương lượng trực tiếp giữa Việt Nam và Mỹ, là
sự thể hiện sách lược mềm dẻo của Đảng nhằm sớm đi vào cục diện vừa đánh
vừa đàm, buộc Mỹ phải “đi vào kế hoạch của ta”. Đảng ta chủ trương: đẩy


2

mạnh tiến cơng tồn diện bằng qn sự và chính trị, bằng ba mũi giáp công,
kết hợp với tiến công ngoại giao để giành thắng lợi quyết định về ta.
Ngày nay, nước ta đã hoàn toàn độc lập, thống nhất đang đẩy mạnh
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố vì mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, xã hội cơng bằng dân chủ, văn minh” theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Trong sự nghiệp lớn lao đó, chắc chắn ngoại giao vẫn tiếp tục đóng
vai trị rất quan trọng và những bài học của cuộc hồ đàm Paris vẫn cịn
ngun giá trị. Bài học từ Hội nghị Paris và Hiệp định Paris đối với ngoại
giao Việt Nam và hoạt động đối ngoại trong bối cảnh tình hình phức tạp
hiện nay là bài học về tổ chức cuộc đấu tranh ngoại giao, tập hợp lực
lượng, đấu tranh dư luận và nghệ thuật đàm phán ngoại giao. Tất cả
những gì có thể học hỏi được từ Hội nghị Paris vẫn có giá trị thời sự thiết
thực đối với tất cả chúng ta hôm nay và mai sau.
Nhìn lại cuộc đấu tranh ngoại giao đưa đến việc kí Hiệp định Paris,
chúng ta có dịp cùng nhau ôn lại những năm tháng lịch sử vẻ vang, cùng nhau
suy ngẫm về đường lối chỉ đạo, sách lược và những bước đi ngoại giao tài
tình đã được vận dụng để chống lại những ý đồ, mưu mô, hành động xảo
quyệt và tàn bạo của đối phương. Đồng thời, qua đó cũng để hiểu rõ hơn và
đánh giá đúng hơn về ngun nhân thành cơng, tầm vóc và ý nghĩa to lớn của
thắng lợi ngoại giao lịch sử của dân tộc ta tại Paris.

Hơn 30 năm đã trôi qua, thế giới đã trải qua biết bao thay đổi. Lịch sử
đã bước sang một giai đoạn mới trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa phồn vinh, văn minh và hiện đại. Trên đường đi tới tương lai
các bài học kinh nghiệm của Hội nghị Paris về Việt Nam vẫn luôn sáng mãi
giá trị thời sự và có ý nghĩa thực tiến lớn lao.
Nghiên cứu về nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại
giao của Đảng tại Hội nghị Paris về Việt Nam là một đề tài hay nhưng cho


3

đến nay chưa có một cơng trình nào đề cập một cách cơng phu, trong
khn khổ của một khố luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài về “ Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của
Đảng tại hội nghị Paris về Việt Nam (1968-1973)” làm đề tài cho khoá luận
tốt nghiệp của mình.
2-LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã được nhiều
người nghiên cứu, với nhiều khía cạnh khác nhau.
Cuốn “Tạp chí cộng sản. Cơ quan lí luận và chính trị của trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam số 8/4-2005 có bài “Mặt trận ngoại giao trong
cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc” của tác giả Phan
Doãn Nam, đã đề cập đến những bước đi khéo léo trên mặt trận ngoại giao
trước khi diễn ra Hội nghị Paris và sự linh hoạt “kiên quyết” nhưng uyển
chuyển trên bàn Hội nghị của Đảng ta tại Hội nghị Paris. Cuối cùng tác giả
đề cập đến quá trình đấu tranh thi hành hiệp định Paris của ta cho đến ngay
giải phóng miền Nam
Cuốn thứ hai đề cập đến là “Mặt trận ngoại giao với cuộc đàm phán
Paris về Việt Nam” của nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội-2004. Cuốn
sách đã đi sâu phân tích, phác hoạ nên một bức tranh sinh động, tồn cảnh về

q trình đấu tranh gay go, quyết liệt từ khi bắt đầu đến khi kết thúc cuộc đàm
phán hồ bình tại Hội nghị Paris và cuộc đấu tranh sau đó nhằm đảm bảo
những kết qủa đã giành được trong Hiệp định.
Cuốn “Các cuộc thương lượng Lê Đức Thọ–Kissinger tại Paris” tác
giả Lưu Văn Lợi–Nguyễn Anh Vũ của nhà xuất bản Công an nhân dân2002, đã đề cập đến các cuộc tiếp xúc Việt Nam-Hoa Kỳ trước Hội nghị
Paris, còn phần tiếp theo các cuộc thương lưọng Lê Đức Thọ-Kissinger tại


4

Paris xoay quanh về việc kết thúc chiến tranh, rút quân Mỹ về nướcvà cuối
cùng kí hiệp định.
Cuốn thứ tư được đề cập đến là “Ngoại giao Việt Nam 1945-2000”của
nhà xuất bản chính trị Quốc gia Hà Nội năm 2005, các tác giả đã phác hoạ
những nét chính của hoat động ngoại giao Việt Nam trong 55 năm, từ 19452000, một thời kỳ đầy biến động và biết bao đổi thay ở Việt Nam cũng như
trên thế giới. Trên nền của đời sống chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc
tế trong thời kỳ này, đồng thời gắn liền với quá trình vận động của cách mạng
nước ta, cuốn sách trình bày một cách hệ thống và tổng hợp các sự kiện ngoại
giao của Việt Nam.
Cuốn “Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ và hai mươi năm
xây dựng đất nước”, với bài “Tiến công ngoại giao trong thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ” của tác giả Trần Hữu Đính đã đề cập đến: Trong thời kỳ kháng
chiến chống mỹ, cứu nước hoạt động ngoại giao không chỉ đơn thuần phản
ánh, so sánh lực lưọng trên chiến trường, mà cịn là âm mưu tấn cơng để
giành thắng lợi và kết thúc chiến tranh .
“Quá trình Đảng lãnh đạo đấu tranh ngoại giao tại Hội nghi Paris về
Việt Nam(1968-1973)” của tác giả tiến sĩ Lương Viết Sang, nhà xuất bản
chính trị Quốc gia Hà Nội-2005. Nội dung của cuốn sách này, tác giả đã tập
trung làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng trong đàm phán buộc Mỹ chấm
dứt ném bom bắn phá miền Bắc và chống chiến lược “Việt Nam hố chiến

tranh” buộc Mỹ kí hiệp định Paris. Phần cí cùng tác giả nêu lên ý nghĩa
thắng lợi và một số kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo đấu tranh ngoại
giao tại Hội nghị Paris.
Tất cả các tư liệu này đã được công bố rộng rãi, đã đựơc viết thành
sách báo, trở thành nguồn tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho rất nhiều ngưòi.
Tuy nhiên tất cả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu khái quát mà chưa đi vào


5

cụ thể và chúng tơi lấy đó làm những tư liệu tài liệu tham khảo quan trọng
trong quá trình thực hiện đề tài.
3-ĐỐI TƯỌNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
*Đối tượng nghiên cứu : “Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh
ngoại giao của Đảng tại Hội nghị Paris về Việt Nam”
*Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi không gian: những vấn đề trong khuôn khổ cuộc chiến Việt-Mỹ
trên chiến trường và trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris về Việt Nam.
Phạm vi thời gian:(từ tháng 05/1968 đến tháng 01/1973)
4-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở phương pháp luận: là lí luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam với công tác
nghiên cứu khoa học.
Phương pháp nghiên cứu: ngoài phương pháp lịch sử và phương pháp
lơ gíc là chủ yếu, tác giả sử dụng phương pháp hỗ trợ như: Mơ tả, giải
thích…để rút ra những nhận xét, những kết luận khoa học khách quan.
5-BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, thì
nội dung chính của luận văn được trình bày trong hai chương sau:
Chương1: Cơ sở lí luận về nghệ thuật vừa đánh vừa đàm

Chương2: Nghệ thuật vừa đánh vừa đàm trong đấu tranh ngoại giao của
Đảng tại Hội nghị Paris về Việt Nam(1968-1973)


6

B-NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGHỆ THUẬT VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM
1.1 KHÁI NIỆM
Vừa đánh vừa đàm là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh đã có từ lâu trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Đây là “nghệ thuật kết hợp
tiến công địch cả về quân sự và ngoại giao, tạo nên sức mạnh tổng hợp để
giành thắng lợi cuối cùng”.
Một đặc điểm nổi bật trong lịch chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam
là luôn phải chiến đấu chống lại những kẻ thù mạnh hơn về quân số và vũ khí.
Trong điều kiện ấy, Việt Nam luôn phải áp dụng nghệ thuật lấy yếu đánh
mạnh, lấy ít địch nhiều. Nghệ thuật đó khơng chỉ được áp dụng trong từng
trận đánh, từng chiến dịch quân sự mà trong nhiều cuộc kháng chiến còn là sự
phối hợp giữa tiến công địch cả về quân sự và ngoại giao. Đó chính là phương
thức vừa đánh vừa đàm.
Trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải trải
qua nhiều cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ với nhiều loại giặc ngoại xâm
hùng mạnh gấp bội để giành lại và giữ vững nền độc lập của mình và sự thống
nhất Tổ quốc. Nét đặc thù đó của nước ta rất hiếm thấy trên thế giới. Một nét
đặc thù nữa là trong sự nghiệp đấu tranh ấy, đấu tranh ngoại giao luôn luôn là
bạn đồng hành của đấu tranh quân sự. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
là một điển hình về nét đặc thù này của Việt Nam.
Có lẽ trong trường hợp Việt Nam, câu châm ngôn “khi tiếng súng
ngừng nổ là lúc các nhà ngoại giao lên tiếng” không thật phù hợp. Đấu tranh

quân sự và đấu tranh ngoại giao ln ln có mối quan hệ biện chứng, trong
đó thắng lợi trên chiến trường thường quyết định thành công trên bàn đàm


7

phán. Tuy nhiên, đối với nước ta, đấu tranh ngoại giao khơng mang tính chất
thụ động mà hỗ trợ trực tiếp và rất đắc lực cho đấu tranh quân sự. Quân sự và
ngoại giao là hai mặt trận gắn liền hữu cơ và hỗ trợ lẫn nhau. Trên bàn đàm
phán khơng thể giành được những gì khơng giành được trên chiến trường.
Nhưng những gì giành được trên chiến trường sẽ khơng được khẳng định nếu
khơng có nghệ thuật giành thắng lợi trên bàn đầm phán. Hơn thế nữa, thắng
lợi trên bàn đàm phán tạo thêm điều kiện thuận lợi để giành thắng lợi lớn trên
chiến trường.
Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự giữ vị trí hàng đầu. Chiến tranh
càng phát triển thì hình thức đấu tranh quân sự càng trở nên quan trọng, vì nó
giữ vị trí quyết định trong việc tiêu diệt lực lượng quân sự địch, làm thất bại
âm mưu qn sự và chính trị của địch. Vì thế Đảng ta hết sức tập trung chỉ
đạo cuộc đấu tranh trên mặt trận quân sự. Mọi hoạt động khác trong đó có
ngoại giao, phải góp phần tạo ra sức mạnh cho cuộc kháng chiến. Trong khi
lãnh đạo toàn dân quyết tâm chiến đấu đến cùng, với quan điểm nhân đạo và
hồ bình, Đảng chủ trương khơng bỏ lỡ cơ hội đàm phán để kết thúc chiến
tranh. Trên cơ sở giành thắng lợi trên chiến trường, làm tiêu tan hi vọng giành
thắng lợi bằng quân sự của địch, Đảng đã chỉ đạo “vừa đánh vừa đàm”, kết
hợp giành thắng lợi quyết định trên chiến trường với bàn đàm phán tại Hội
nghị Paris để kết thúc kháng chiến.
Hội nghị Paris là sự thể hiện trình độ cao của nghệ thuật vừa đánh vừa
đàm của Việt Nam, Hội nghị cho thấy chúng ta đã vận dụng một cách nghệ
thuật mối quan hệ hữu cơ đó, biết mở đàm phán đúng lúc, phù hợp với tình
thế trên chiến trường .



8

1.2 KẾ SÁCH “VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM” TRONG TRUYỀN THỐNG
LỊCH SỬ VIỆT NAM .
Để dựng nước và giữ nước, để giành và giữ nền độc lập dân tộc, nhìn
chung cả quá trình mấy nghìn năm lịch sử, nhân dân ta trươc kẻ thù hung
bạo, dùng vũ lực đặt ách thống trị, đã không đi trệch con đường đúng đắn,
duy nhất đã chọn : con đường cầm vũ khí đấu tranh quyết liệt một mất một
còn với địch. Chưa đạt được mục đích độc lập dân tộc, chưa thực hiện quyền
làm chủ hồn tồn đất nước mình thì tổ tiên ta quyết nắm chắc vũ khí trong
tay, quyết đánh quyết thắng. Chính đi theo con đường đó mà cha ơng sáng tạo
ra một nghệ thuật chỉ đạo đúng đắn, một nghệ thuật biết khởi sự và giỏi tiến
hành chiến tranh đồng thời biết kết thúc chiến tranh và giữ vững thắng lợi của
chiến tranh đó một cách có lợi cho đất nước, dân tộc, một khi mà mục tiêu cơ
bản của chiến tranh đã đạt được. Đó là nghệ thuật giành, giữ vững, củng cố
quyền làm chủ đất nước của một dân tộc kiên cường bất khuất, người không
đông quân đội không nhiều, đất nước không rộng, mà phải chiến thắng những
quân đội xâm lược của một nước phong kiến lớn mạnh.
Trong điều kiện ta là một nước đất không rộng, người không đông,
phải đánh phải thắng oanh liệt một quân đội xâm lược của một nước phong
kiến lớn mạnh, dân tộc ta đã tạo nên một nghệ thuật mà tổ tiên ta gọi là
“lấy ít địch nhiều, lấy yếu trị mạnh, lấy đoản chống trường”. Trong việc xử
trí tình huống chiến lược cụ thể thì khơng khinh địch, đánh giá đúng sức
mạnh ban đầu của quân xâm lược: lúc quân địch cịn mạnh thì ta hành động
rất thận trọng, nhưng khi địch đã trở thành yếu lại hành động rất táo bạo.
Trên cơ sở đánh giá đúng tình thế khách quan, biết địch biết ta một cách
đúng đắn, tổ tiên ta đã phát huy đến mức cao độ nỗ lực chủ quan, phát huy
đến mức cao độ trí tuệ của mình, tìm ra trăm phương nghìn kế, khắc phục

mn vàn khó khăn gian khổ và đã lập nên những chiến cơng kỳ lạ. Đó


9

cũng chính là điều kiện làm cho tính sáng tạo trong nghệ thuật chỉ đạo
chiến tranh, đạt đến trình độ rất cao.
Điểm lại các cuộc kháng chiến trong lịch sử nước ta, chúng ta thấy tổ
tiên ta đã biết khéo léo kết hợp đấu tranh vũ trang rất kiên quyết với đấu tranh
ngoại giao rất mềm dẻo sau khi đã giành được thắng lợi to lớn quyết định trên
chiến trường, sau khi quân địch bị thất bại nặng nề mà thực chịu thua, nhằm
củng cố và mở rộng thành quả đấu tranh.
Trong những cuộc chiến tranh thắng lợi vấn đề “đánh” và “đàm” đã
được tổ tiên ta nhận thức một cách đúng đắn và giải quyết một cách đúng đắn
sáng tạo. Luôn luôn sẵn sàng đánh, đánh đến thắng lợi hoàn toàn, đánh hết
trận này, đánh xong với kẻ thù này lại chuẩn bị đánh trận khác, đánh kẻ thù
khác nếu chúng dám xâm lược. Đó là quan điểm chiến lược nhất quán của dân
tộc ta. Mặt khác tổ tiên ta cũng tỏ ra mình hiểu người, biết dùng biện pháp
đàm phán kết hợp được tính cứng rắn về nguyên tắc và tính mềm dẻo về sách
lược, để củng cố và mở rộng thành quả của đấu tranh vũ trang .
Có đánh có đàm, trên cơ sở đánh thắng oanh liệt mà chủ động đẩy
mạnh hoat động ngoại giao khôn khéo, điều đó đã được thể hiện ở tất cả các
cuộc kháng chiến trong lịch sử Việt Nam. Kinh nghiệm lịch sử của tổ tiên
chứng tỏ phải có những chiến thắng oanh liệt, những trận đánh tiêu diệt lớn
thật vang dội, cổ vũ đến cao độ nhiệt tình yêu nước của nhân dân ta, khiến
toàn quân toàn dân dốc sức đánh bại hồn tồn qn địch, mà địch thì suy sụp
tinh thần chiến đấu, không thể không chịu thua trước thảm hoạ quân sự của
chúng, đó là thời cơ có lợi để tổ tiên ta tiến hành ngoại giao với địch. Tuỳ
theo so sánh lực lượng gữa ta và địch trong từng triều đại, tổ tiên ta đã biết áp
dụng hai cách vừa đánh vừa đàm và đánh thắng rồi đàm. Trong quá trình giữ

nước của dân tộc, tổ tiên ta ở các thời đều kết hợp đấu tranh quân sự với đấu


10

tranh ngoại giao để đánh thắng giặc. Chiến tranh giải phóng hay chiến tranh
bảo vệ Tổ quốc, tổ tiên ta đều làm như thế.
Trong kháng chiến chống tống(1075-1077) thời kỳ nhà Lý sau khi
đánh các căn cứ xâm lược của quân Tống ở Khâm Châu, Ung Châu, Liêm
Châu(1075), Lý Thường Kiệt rút quân về nước. Mùa Thu 1076, sau khi
đem quân từ Quảng Tây về, Lý Thường Kiệt cho đắp ở bờ sông cầu một
khúc đê cao như bức thành đất, dài gần 7 vạn bước(khoảng 30 km), chạy
dài từ bến đị sơng Như Nguyệt tới chân núi Nham Biền, bên ngồi đê,
đóng cọc tre mấy lớp để làm giậu, giữ lấy chân đê. Toàn bộ khúc đê cao
này là một chiến luỹ kiên cố để chặn đánh địch, không cho chúng qua sông
cầu tiến vào Thăng Long.
Những ngày đầu năm 1077, tướng Tống là Quách Quỳ đem đại quân
vượt biên giới tiến sang nước ta. Sau 10 ngày hành quân rất chật vật, ngày 1811-1077, quân Tống mới tới bờ Bắc sơng Cầu, nhưng khơng sang được vì
khơng có thuyền. Đối diện với quân Tống bên bờ Bắc là phòng tuyến kiên cố
của ta ở bên bờ Nam và có đại qn ta đóng ngay tại phịng tuyến .
Qn Tống nửa đêm bắc cầu phao qua sông, liều chết đánh sang bờ
Nam. Quân ta kiên quyết chống lại. Sau trận đánh này, quân Tống bị quân ta
vây chặt ở bờ Bắc sông Cầu trong 40 ngày liền. “Quân Tống sang Đại Việt 10
vạn, bị chết 8 vạn, chỉ còn 2 vạn; 20 vạn dân phu cũng chết một nửa, 1vạn
ngựa thì cịn hơn 3 nghìn”. Tuy Lý Thường Kiệt đã chặn được đại qn Tống
trên phịng tuyến sơng Cầu nhưng tình thế địch ta chưa phân rõ thắng bại, dù
thế ta có lợi hơn. Bất kể thế nào thì đến khi đó qn Tống vẫn cịn ở trên đất
ta và đã chiếm được một số vùng của ta.
Có hai vấn đề phải giải quyết: đuổi quân tống ra khỏi nước và thu hồi
các châu Quang Lang, Châu Môn, Tô Mậu, Tư Lang, Quảng Nguyên…Sau

những tổn thất trên phòng tuyến sông Cầu và những tổn thất do Lam Sơn


11

chướng khí, tinh thần quân Tống sa sút, bản thân tướng Quách Quỳ hoang
mang, tiến thoái lưỡng nan. Nhưng rút lui thì mất thể diện của “thiên triều”.
Biết rõ ý đồ xâm lược của giặc đã bị đè bẹp, Lý Thường Kiệt liền chủ động
đưa đề nghị “ rút quân về thì giao hảo” thực chất là mở lối thốt cho quân
Tống . Đó là chủ trương kết thúc chiến mềm dẻo của Lý Thường Kiệt : “dùng
biện sĩ để bàn hồ, khơng nhọc tướng tá khỏi tốn máu xương mà bảo tồn
đước tơn miếu”. Lý Thường Kiệt cử Kiều Văn Ung đi thương thuyết với
Quách Quỳ. Sứ giả bàn với Quách Quỳ : “ xin hạ chiếu rút lui đại quân về thì
lập tức sai sứ sang “tạ tội”và “tu cống”, chỗ nào quân Tống đã chiếm là đát
Tống”. Quách Quỳ–Tướng Tống lúc đó chỉ có thể chọn một trong hai con
đường : hoặc tiếp tục đánh thì bị tiêu diệt hồn tồn, hoặc nhận điều kiện rút
qn thì bảo tồn được bộ phận sinh lực còn lại, giữ được tính mạng của bản
thân. Trong điều kiện nguy cơ bị tiêu diệt hoàn toàn, Quách Quỳ đã chọn con
đường thứ hai, lập tức rút quân, ngay trước khi triều đình ra lệnh. Vào tháng
3-1077, qn Tống bí mật rút lui.
Quân Tống rút đến đâu, Lý Thường Kiệt cho quân theo sát lấy lại đất
đai đến đấy. Quân ta nhanh chóng thu hồi các châu Mơn, Quang Lang, Tơ
Mậu, Tư Lang. Riêng châu Quảng Nguyên (Cao Bằng) là miền đất có nhiều
tài nguyên, nhất là mỏ vàng, nên nhà Tống có âm mưu chiếm đóng lâu dài.
Nhưng rồi bằng những biện pháp đấu tranh kiên quyết kết hợp chiến tranh du
kích với đấu tranh ngoại giao nhà Lý cũng lấy lại được vào năm 1079. Nhà sử
học Phan Huy Chú bình luận rất đúng “việc biên giới ở đời nhà Lý được nhà
Tống trả lại rất nhiều. Bởi vì trước thì có oai thắng trận, người Trung Châu
hoảng sợ đủ làm cho nhà Tống phải phục, sau thì sứ thần bàn bạc lời lẽ thung
dung, càng thêm khéo léo, cho nên cần gì dược nấy làm cho lời tranh biện

khiến người phương bắc phải phục mà thế lực Nam giao được mạnh”.


12

Lý Thường Kiệt chống Tống bằng một cuộc chiến tranh toàn diễn trên
tất cả các mặt từ quân sự, ngoại giao, chính trị đến cả địch vận. Thiên tài của
ơng là đã táo bạo phá kế hoạch chuẩn bị chiến tranh của quân Tống ngay trên
đất Tống, ghìm chân trên phịng tuyến Như Nguyệt để dùng “biện sĩ bàn
hồ”với tướng Tống-Quách Quỳ khiến y biết ta sẽ thương lượng rồi màvẫn bí
mật sút qn về nước, khơng đợi lệnh Vua. Chính Lý Thường Kiệt đã lần đầu
tiên trong lịch sử nước ta đưa ra kiểu “ vừa đánh vừa đàm” để kết thúc chiến
tranh bằng thương lượng.
Thời kỳ nước ta bị quân Minh đô hộ, trong 10 năm chiến tranh giải
phóng (1407-1427) đã có nhiều lần vừa đánh vừa đàm như vậy. Lê Lợi và
Nguyễn Trãi đã kiên trì đấu tranh ngoại giao kết hợp đấu tranh quân sự để
đánh thắng giặc. Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương “ta mưu dẹp bằng đánh
vào lịng, khơng chiến trận mà địch phải khuất”.
Đánh vào lòng địch là một bộ phận của đấu tranh ngoại giao mà
Nguyễn Trãi đã dùng với hai hình thức: Dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ địch
và nguỵ quân ở các thành. Cùng với chủ trương dụ hàng, vận động quân địch
phản chiến, Nguyễn Trãi kiên trì đấu tranh hoà đàm với địch. Đấu tranh hoà
đàm cuả ông là một hình thức đấu tranh ngoại giao đi liền với đấu tranh quân
sự, nhằm chấm dứt chiến tranh, đem lại hồ bình, gây lại giao hảo giữa ta và
địch. Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng rất linh hoạt, tài giỏi
đấu tranh quân sự với đấu tranh hoà đàm. Đàm mà vẫn đánh, đánh mà vẫn
đàm. Vừa đàm vừa đánh cho tới khi kết thúc chiến tranh. Đàm tới khi địch
không thể đánh được nữa và đánh tới khi địch phải đàm phán, chấp nhận đầu
hàng mới thôi.
Từ năm 1418, nghĩa quân Lam Sơn phất cờ khởi nghĩa, chiến đấu kiên

cường, càng đánh càng mạnh, nhưng vẫn khi được, khi thua, chưa dành được
những chiến thắng lớn và những thắng lợi quyết định. Năm 1423, Nguyễn


13

Trãi tới Lam Sơn bắt đầu vận dụng kế sách đấu tranh- hoà đàm để mở đầu
một giai đoạn chiến tranh mới, giai đoạn đánh mạnh vào lòng địch, kết hợp
đánh mạnh bằng quân sự và bằng sức mạnh của quần chúng nổi dậy để đánh
bại hẳn quân địch.
Muốn thực hiện kế sách đó cơng việc trước tiên là phải đàm phán
thương lượng với địch, tăng cường sức mạnh của mình. Nguyễn Trãi được
trao trách nhiệm nghiên cứu, trù liệu đàm phán và đàm phán thành công.
Giữa năm 1423 Lê Lợi sai các tướng Lê Vận, Lê Trăn mang năm đơi ngà
voi cùng thư cầu hồ gửi Sơn Thọ và Mã Kỳ. Thế vừa đánh vừa đàm mở ra
trong lúc nghĩa quân đang ở thế cùng “ lấy củ rau để làm lương” sẽ tiếp tục
cho đến khi quân địch bị vây khốn trong thành Đông Quan. Lúc đầu là để
lấy lại sức, chuẩn bị đánh lâu dài, lúc cuối là để phát huy thế thắng dành
thắng lợi hoàn toàn.
Sau hai năm hồ hỗn, trở về Lam Sơn nghĩa qn đã có bước tiến nhảy
vọt, chiếm thành Nghệ An, từ đó kết hợp chiến đấu với địch vận, lần lượt giải
phóng Diễn Châu, Thanh Hố, Tân Bình, Thuận Hố…
Nhận thấy sức ta đã mạnh, giặc thì suy yếu phải dựa vào thành cố thủ
đợi viễn binh sang, Lê Lợi, Nguyễn Trãi quyết định tiến công ra Bắc. Tháng 9
–1426 ba đạo quân trên 1 vạn người phái ra truớc với nhiệm vụ chung là chặn
viễn binh. Từ 8–10 đến 9-11–1427 với chiến thắng vang dội Chi Lăng–
Xương Giang, nghĩa quân đã tiêu diệt được 15 vạn viễn binh của Liễu Thăng
và Mộc Thạnh, đập tan cố gắng cao nhất cuối cùng của nhà Minh. Kể từ sau
chiến thắng Chi Lăng–Xương Giang thế quân sự của ta mạnh hẳn lên, thế ta
trong thế “vừa đánh vừă đàm” càng mạnh và rõ ràng quân sự phục vụ ngoại

giao, “đánh” phục vụ “đàm”.
Sau khi diệt viện, quân ta có đủ điều kiện và khả năng đẻ hạ thành
nhưng chủ trương của Lê Lợi, Nguyễn Trãi là muốn tiếp tục vây hãm và kiên


14

trì thuyết phục, buộc chúng phải đầu hàng. Như thế vừa bảo đảm giành thắng
lợi trong điều kiện ít tổn hại xương máu nhất, vừa mở ra lối thoát thuận lợi để
kết thúc chiến tranh với nhà Minh.
Tổng binh Vương Thơng mới được cử sang thay Trần Trí bị giam trong
thành Đơng Quan cùng với 10 vạn qn, khơng cịn hi vọng trông chờ viện
binh từ Trung Quốc sang đang lâm vào cảnh “kế cùng lực kiệt” một mặt mang
thư ra “xin giảng hoà, mở đường cho về” nhưng mặt khác, Vương Thơng vẫn
cịn ngoan cố, nghi ngại và hoảng sợ. Hắn liều lĩnh dốc hết quân trong thành,
tự mình cầm qn, mở một cuộc phản kích hịng phá vây về nước. Quân ta đã
chuẩn bị sẵn sàng, nhử địch vào nơi mai phục, rồi đánh cho tan tác, sau đó Lê
Lợi – Nguyễn Trãi tiếp tục đàm phán với Vương Thông. Nguyễn Trãi đã viết
7 bức thư gửi cho Vương Thơng, chỉ rõ cho Vương Thơng thấy tình thế của
chúng lúc này “nhà lớn gần xiêu, một cây gỗ khôn hay chống đỡ, đê dài sắp
vỡ, một vốc đất khó thể chi trì. Nếu khơng biết lượng sức mà cứ cưỡng làm
thì ít khi khơng thất bại”. Nguyễn Trãi đã bác bỏ mọi lý lẽ trì hỗn việc đầu
hàng của quân Minh và phân tích một cách hết sức ơn tồn, có tình có lý để
xố bỏ những mối ngờ vực, lo lắng của Vương Thông.
Những lời khuyên dụ của Nguyễn Trãi tác động mạnh tới tinh thần
tướng địch. Vương Thông xin làm theo lời Nguyễn Trãi, tự định việc rút quân
về. Ngày 10-12-1427 chủ tướng Vương Thông cùng toàn bộ tướng lĩnh cao
cấp của địch đã đến dự hội thề Đông Quan. Trong buổi lễ, chủ tướng Vương
Thông thay mặt toàn thể quân giặc, trịnh trọng xin thề “Tổng binh quan thành
sơn hầu Vương Thơng quả tự lịng thành, đúng theo lời bàn, đem quân về

nước không thể kéo dài năm tháng để đợi viện binh đến nơi. Lại phải theo
đúng như sự lý bản tâu, đúng lời bàn trước mà làm…”.


15

Theo quy định của các lãnh tụ Lam Sơn tại hội thề Đông Quan, đúng
ngày 19-12-1427 hơn 10 vạn quân Minh bắt đầu rút về nước mặc dầu chưa có
lệnh vua Minh.
Trong sự nghiệp đánh đuổi quân Minh đô hộ, có phần đóng góp cơng lao
rất quan trọng của Nguyễn Trãi. Ông vừa giỏi về quân sự, vừa giỏi về ngoại
giao, kết hợp chặt chẽ đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao để đánh
thắng địch. Nguyễn Trãi đấu tranh ngoại giao với địch rất linh hoạt, sắc bén,
đúng thời cơ, sát với từng tình huống cụ thể của chiến trường. Khi đã giành
thắng lợi quyết định bằng quân sự thì tiến hành đàm phán hồ bình, dùng
ngoại giao để phát huy thắng lợi quân sự và chấm dứt chiến tranh, đặt lại quan
hệ bình thường giữa hai nước. Cơng tác ngoại giao của Nguyễn Trãi đã góp
phần vào cơng cuộc đánh thắng hồn tồn qn Minh xâm lược. Đường lối và
thành tích ngoại giao của Nguyễn Trãi cùng với đường lối và thành tích chính
trị, quân sự của ông đã góp phần tạo nên những chiến công vô cùng rực rỡ của
dân tộc ta trong chiến tranh chống quân xâm lược đầu thế kỉ XV.
Tiếp tục truyền thống của Lý Thường Kiệt, Lê Lợi theo kế hoạch của
Nguyễn Trãi, đã biết dùng cục diện “vừa đánh vừa đàm” trong lúc thắng để
kết thúc chiến tranh, đuổi quân Minh ra khỏi nước. Lúc này khơng ít tướng
lĩnh phản đối giảng hồ với Vương Thơng và đề nghị đánh Đơng Quan. Lê
Lợi nói “đánh thành là hạ sách, ta đánh thành lâu hàng tháng hàng năm không
hạ được, quân ta sức mỏi mà khí nhụt, nếu viện binh giặc đến thì trước mặt,
sau lưng đều có giặc, đó là con đường nguy. Không bằng nuôi dài, chứa sức
để chờ viện, diệt viện thì thành phải hàng, thế là làm một mà được hai, kế vẹn
tồn đấy”.

Cịn thời Trần, thời Nguyễn Huệ chỉ sau khi đã giành thắng lợi hoàn
toàn bằng những chiến cơng hiển hách, tiêu diệt gần hồn tồn quân xâm


16

lược, nhà Trần và Nguyễn Huệ mới chủ động tiến hành hoạt động ngoại giao
với các triều đình Nguyên và Thanh.
Như đã nêu trên, dù vùa đánh vừa đàm hay là đánh thắng rồi đàm, tổ
tiên ta tỏ ra nắm vững quan hệ giữa giành thắng lợi quyết định trên chiến
trường nước ta và củng cố, mở rộng thắng lợi đó bằng hoạt động ngoại giao.
Đó là biểu hiện của sự kết hợp đúng đắn giữa ý chí kiên cường bất khuất và
nhãn quan trơng xa thấy rộng, có lịng căm thù sâu sắc quân địch, lại biết đánh
giá đúng sức mình, sức người.
Qua hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc, ông cha ta đã để lại
những bài học có giá về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nói chung và ngoại
giao nói riêng: Trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc phải biết kết hợp cả chiến đấu
và ngoại giao, kiên quyết chiến dấu trên chiến trường, nhưng khi cần có thể
tạo ra thế vừa đánh vừa đàm, lúc dùng ngoại giao phục vụ chiến trường, lúc
dùng thăng lợi trên chiến trường phục vụ ngoại giao.
1.3 CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NGHỆ
THUẬT VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM
Trong chỉ đạo cách mạng, chỉ đạo chiến tranh, chủ nghĩa Mác-Lênin
cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh là vũ khí tiến cơng của Đảng, Đảng ta coi chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho hành động của mình.
Bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin đã được
vận dụng một cách sáng tạo, kết hợp một cách chặt chẽ và phát huy tác dụng
một cách đầy đủ nhất trong đường lối và phương pháp cách mạng của Đảng
ta. Cách mạng có thể tiến hành bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhưng

vấn đề là trong số những phương pháp đó, chủ nghĩa duy vật biện chứng bao
giờ cũng là cơ sở phương pháp luận hướng dẫn cho Đảng biết chọn lấy


17

phương pháp cách mạng nào đúng đắn nhất, thực hiện được mục tiêu cách
mạng tốt nhất, đưa cách mạng đến đỉnh nhanh nhất.
Lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Đảng nhận thức rằng nhân dân Việt Nam không thể chỉ dùng sức mạnh vật
chất để chiến thắng nhanh chóng kẻ thù là một tên đế quốc mạnh nhất thế giới
tư bản. Trên cơ sở tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin Đảng ta đã đánh giá so
sánh lực lượng ta, địch một cách khoa học và cách mạng: so sánh cả lực và
thế, đánh giá cả số lượng và chất lượng, mặt mạnh và mặt yếu và dự kiến xu
thế phát triển của nó chúng ta đã biết căn cứ vào điều kiện cụ thể, tình hình so
sánh lực và hồn cảnh quốc tế của từng thời kỳ mà đặt ra những mục tiêu vừa
sức, sát hợp nhất mà khả năng cho phép. Trong chỉ đạo chiến lược, Đảng ta đã
vận dụng trong một thể thống nhất hữu cơ các mặt đấu tranh chính trị, quân
sự, ngoại giao. Sức mạnh tổng hợp ấy là sự tổng hoà của lực và thế trong mối
quan hệ biện chứng của nó. Dùng lực để tạo thế, tạo thế có lợi để sử dụng lực
đến mức tối đa giành thắng lợi càng lớn, tạo ra lực mới và thế mới. Lực thế
kết hợp chặt chẽ, nhịp nhàng càng phát huy chỗ mạnh của ta, khoét sâu chỗ
yếu của địch, đẩy chúng vào thế ngày càng bất lợi, bảo đảm cho ta giành
thắng lợi cuối cùng.
Ngoại giao phải có thực lực, đó là một chân lý khơng thể thay đổi.
Thực lực của ta trong kháng chiến chống Mỹ là những gì ta có được từ đấu
tranh quân sự và đấu tranh chính trị mà trước hết là kết quả thu được từ chiến
trường . Hơn lúc nào hết chúng ta thấm nhuần lời dạy của C.Mác: “Vũ khí
phê phán cố nhiên không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí, lực lượng
vật chất chỉ có thể bị đánh đổ băng lực lượng vật chất”. Thực tiễn 21 năm

kháng chiến chống Mỹ nói chung và 5 năm đấu tranh ngoại giao tại hội nghị
Paris nói riêng cho thấy phải có tiến công quân sự và thắng lợi quân sự, tiêu
diệt và làm tan rã quân đội Mỹ, ngụy thì mới đánh bại được ý chí xâm lược


18

của đế quốc Mỹ, làm suy sụp tinh thần ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn, làm
cho hàng ngũ địch bị chia rẽ, thúc đẩy đấu tranh chính trị tạo thế đấu tranh
ngoại giao.
Mặt khác, việc vận dụng sách lược trong đấu tranh ngoại giao đòi hỏi
phải biết nhân nhượng đối phương khi cần thiết để đạt được mục tiêu chính
cho từng giai đoạn và tiến tới mục tiêu cuối cùng của cách mạng. Chủ nghĩa
Mác-Lênin coi đây là sự nhân nhượng, thoả hiệp có ngun tắc của giai cấp
vơ sản “dù có thoả hiệp với kẻ thù mà có lợi cho cách mạng vẫn phải
làm”(Lênin).
Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, nước Nga vẫn trong tình trạng
chiến tranh với Đức. Chủ trương của chính quyền Xơ Viết là đàm phán, kí
hồ ước với Đức và các nước thuộc phe Đức để chấm dứt chiến tranh, lập lại
hồ bình, xây dựng và củng cố lực lượng cách mạng. Nhưng B.Tờrốtxki,
người cầm đầu đồn đàm phán, lại khơng chấp hành chỉ thị của V.I Lênin là
phải duy trì cuộc đàm phán và trong trường hợp phái đoàn Đức đưa ra tối
hậu thư thì phải ký ngay hồ ước. Vì thế nước Nga phải chiến đấu chống lại
cuộc xâm lược của liên quân Đức–Áo. Với hồ ước Brétlitốp được ký ngay
sau đó, nước Nga phải chịu những điều kiện nặng nề hơn như cắt một bộ phận
lãnh thổ rộng 1 triệu km2, bồi thường 6 tỉ mác cho Đức và giải ngũ quân đội.
Dù đã bỏ lỡ thời cơ trước đó, phải nhận những điều kiện nặng nề như thế,
nhưng nước Nga vẫn phải ký vì đây là bước rút lui tạm thời để bảo vệ thành
quả của cách mạng. Về sau, V.I Lênin cho rằng “đây là một hoà ước tai hại
nhất, tàn khốc nhất, nhục nhã nhất” nhưng trong điều kiện bấy giờ “chính

sách đó đã tỏ ra duy nhất đúng đắn”.V.I. Lê nin cũng từng nói rằng trong lịch
sử, nhiều lúc hồ ước đã tỏ ra có tác dụng như một cuộc ngừng chiến để tập
hợp lại lực lượng nhằm tiến hành những trận chiến đấu mới và trong lịch sử
thế giới cũng “chưa từng có những cuộc chiến tranh nào lại bắt đầu và kết


19

thúc bằng những cuộc tấn công luôn luôn thắng cả, hoặc nếu có thì đấy là
những trường hợp ngoại lệ”. Như vậy kinh nghiệm của cách mạng Nga khi
đàm phán với Đức ở Brétlitôp cuối năm 1917 đầu năm 1918 cho thấy nếu
khơng nắm thời cơ để kí hiệp ước với kẻ thù thì sẽ dẫn đến những tổn thất to
lớn cho đất nước. Diễn biến của cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Paris
cho thấy mỗi lần Việt Nam có nhân nhượng mang tính sách lược là mỗi lần
cuộc đàm phán phá vỡ dược sự bế tắc.
Chủ nghĩa Mác–Lênin đã chỉ ra rằng : nhân nhượng là để tiến công,
nhân nhượng những cái trước mắt để xây dựng cho kế hoạch lâu dài và Hội
nghị Paris chính là một mẫu mực về trường hợp nhân nhượng–thoả hiệp có
nguyên tắc.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước chủ tịch Hồ Chí Minh và
các đồng chí lãnh đạo Đảng đã vận dụng sáng tạo những nguyên lý chủ nghĩa
Mác-Lênin, đã thực hiện thành công chiến lược chiến tranh cách mạng phù
hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Đảng ta đã biết kết hợp linh hoạt các hình thức
đấu tranh khác nhau: quân sự, chính trị, ngoại giao. Và đây chính là một trong
những yếu tố đảm bảo cho sự thành công của nghệ thuật vừa đánh vừa đàm
tại Hội nghị Paris về Việt Nam. Đồng chí Lê Duẩn cho rằng “là thuyết cách
mạng triệt để và duy nhất khoa học, chủ nghĩa Mác-Lênin như ngọn đèn pha
soi sáng cho Đảng ta phương hướng giải quyết mọi vấn đề của cách mạng
Việt Nam, định ra đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn”.
Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cũng soi đường

cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn
của Đảng và dân tộc ta. Tại Hội nghị Paris, tư tưởng Hồ Chí Minh ln là kim
chỉ nam cho Đảng trong suốt q trình đàm phán.
“Khơng có gì q hơn độc lập tự do”, “hồ bình thực sự quyết không
thể tách rời khỏi độc lập tự do thực sự” là cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh cho


20

một giải pháp kết thúc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Nó trở thành lập trừơng
xuyên suốt của Việt Nam trong cuộc thương lượng. Nghệ thuật thể hiện nó ở
cuộc thương lượng Paris là kết hợp với chính trị, quân sự để “lúc cương lúc
nhu” mềm dẻo, linh hoạt buộc đối phương vào phương án đàm phán có lợi
cho ta.
Tìm ra lối thoát cho cuộc chiến tranh của một dân tộc nhỏ yếu chống
lại cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của một cường quốc hàng đầu
phương Tây không phải là chuyện dễ dàng. Buộc đối phương công khai thừa
nhận thất bại thơng qua thương lượng hồ bình tay đơi cịn khó khăn hơn rất
nhiều. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “dùng lối nói chuyện thì phải nhân
nhượng nhau đúng lúc mức” và “tranh lấy hồ bình khơng phải là một việc
dễ, nó là cuộc đấu tranh trường kỳ gian khổ, phức tạp, nó có những điều kiện
có lợi, cũng có những khó khăn”.
Tại cuộc họp Bộ chính trị ngày 26-4-1969 bàn về việc đánh cho Mỹ rút
quân chủ tịch Hồ Chí Minh nói “ta sẵn sàng cho Mỹ rút quân có thể diện, sẵn
sàng trải thảm đỏ cho quân Mỹ rút về nước, hoan tống họ một cách lịch sự”.
Một nước nhỏ chống sự xâm lược của một nước lớn thì tương quan lực lượng
khơng cho phép hy vọng có thể giành thắng lợi bằng cách tiêu diệt hoàn toàn
lực lượng quân sự của đối phương. Cách tốt nhất là làm sao đánh bại ý chí
xâm lược của chúng và buộc chúng phải rút quân. Đã có lần chủ tịch Hồ Chí
Minh suy ngẫm “…đối với Mỹ, ta có cách chủ động cho nó rút ra, vì rất phức

tạp. Một tay đánh, một tay mở cho nó ra, trước cửa cần có rèm chống”.
Về vai trị của Bác Hồ trong quá trình chuyển thế trận đánh - đàm,
giáo sư sử học Hunggari Laszlo Salgo nhận xét “không một chút nghi ngờ,
hơn ai hết, chủ tịch Hồ CHí Minh là người đã sử dụng đến mức tối đa sự mềm
dẻo xung quanh tấm thảm xanh để thăm dò những khả năng cho một giải
pháp hồ bình có thể được thực hiện bằng một thoả hiệp”.


21

Tư tưởng mặt trận ngoại giao Hồ Chí Minhđược hình thành trong
những năm 1960, tiếp thu truyền thống đánh-đàm trong lịch sử ngoại giao
truyền thống và kinh nghiệm ngoại giao thời kỳ kháng chiến chống thực dân
xâm lược. Đấu tranh ngoại giao theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải có sự phối
hợp “ăn ý” với đấu tranh quân sự, kinh tế, văn hoá. Đấu tranh ngoại giao mà
đơn lẻ, đơn độc sẽ không giành được thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng
nói “thực lực là cái chiêng, ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới
lớn”. “cái chiêng” ở đây chính là lực lượng của nhân dân, lực lượng quân sự.
Tiếng súng của chiến trường vọng vào nghị trường, làm tăng sức mạnh của
tiếng nói. Đó là nhờ cái “chiêng to”, nên tiếng của nó “ mới lớn”. Có lần Bác
Hồ chỉ rõ “muốn dựng ngơi nhà tốt thì phải xây nền cho thật vững” “gốc có
vững cây mới bền” “cái nhà” “cái cây” “cái nền” “cái gốc” đều là mối liên
kết, tác động lẫn nhau, cùng nhau đứng vững trước mưa to gió lớn. Qua đó
chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm rõ mối quan hệ giữa ngoại giao và quân sự
trong chiến tranh, trong đó đấu tranh quân sự là quyết định, tác động mạnh
mẽ vào thành quả của cuộc đấu tranh ngoại giao, còn đấu tranh ngoại giao là
một mặt phản ánh thắng lợi trên mặt trận quân sự. Như vậy chỉ có thắng lợi
trên mặt trận quân sự mới có thể giành được thắng lợi trên mặt trận ngoại
giao. Phát huy sức mạnh tổng hợp ở mức cao nhất để đánh thắng quân thù
chính là pháp bảo thần kỳ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là những luận cứ

khoa học của nghệ thuật vừa đánh vừa đàm.


22

Chương2
NGHỆ THUẬT VỪA ĐÁNH VỪA ĐÀM
TRONG ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO CỦA ĐẢNG
TẠI HỘI NGHỊ PARIS VỀ VIỆT NAM (1968 – 1973)

Toàn cảnh về Hội Ngị Paris chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam


×