Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

Nghiên cứu sự biến đổi và hồi phục một số chỉ tiêu sinh lý của học sinh lớp 11 trường thpt nguyễn xuân ôn nghệ an ở bài tập chạy cự ly 100m

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.27 KB, 37 trang )

1

tr-ờng đại học vinh
khoa giáo dục thể chất
--------------

đặng thị hoa

NGHIấN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI VÀ HỒI PHỤC MỘT SỐ CHỈ TIÊU
SINH LÝ CỦA HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT NGUYỄN
XUÂN ÔN - NGHỆ AN Ở BÀI TẬP CHẠY CỰ LY 100M

Khoá luận tốt nghiệp
Ngành: s- phạm giáo dục thể chất

Nghệ an – 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến cơ giáo PGS.TS Hồng Thị
Ái Kh người đã hướng dẫn chỉ đạo nhiệt tình giúp tơi hồn thành đề tài khố luận tốt
nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo trong khoa GDTC – Trường Đại học
Vinh, cùng các thầy cô giáo,trung tâm y tế của trường và học sinh trường THPT Nguyễn
Xuân Ôn_Diễn Châu_Nghệ An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tơi hồn thành đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ và động
viên giúp đỡ tơi trong q trình thu thập và xử lý số liệu.
Dù đã cố gắng rất nhiều song do điều kiện vì thời gian cũng như trình độ cịn
hạn chế. Nên đề tài khơng tránh khỏi những sai sót nhất định. Vậy rất mong sự đóng


góp ý kiến của các thầy cô và các bạn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 05 năm 2012
Người thực hiện

Đặng Thị Hoa


3

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN ......................................................................
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN ..................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................................... 1
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................. 3
1.1.khái niệm về một số chỉ tiêu sinh lý .................................................................................... 3
1.1.1.Tần số tim ......................................................................................................................... 3
1.1.2.Huyết áp động mạch ......................................................................................................... 3
1.1.3.Tần số thở ......................................................................................................................... 4
1.1.4.Dung tích sống .................................................................................................................. 4
1.2. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT lên một số chỉ tiêu tim mạch, hô hấp ............................. 5
1.2.1.Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao lên sự hoạt động của tim ....................................... 5
1.2.2.Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao lên huyết áp động mạch ................................. 6
1.2.3. Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên tần số hô hấp ........................................................ 7
1.2.4.Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao lên dung tích sống (VC) ......................... 7
1.3.Sự tiêu hao năng lượng trong cự ly chạy 100m .................................................................... 8
1.4.Đặc điểm chung của môn chạy 100m ................................................................................... 9

1.4.1. Đặc điểm sinh lý cơ thể trong chạy ngắn ......................................................................... 9
1.4.2 Thời gian hồi phục .......................................................................................................... 10
1.5. Đặc điểm sinh lý của quá trình hồi phục .......................................................................... 11
1.5.1. Khái niệm quá trình hồi phục ......................................................................................... 11
1.5.2. Đặc điểm trong quá trình hồi phục ................................................................................ 12
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 13
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 13
2.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................................... 13
2.3..Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................. 13
2.3.1.Phương pháp đọc,phân tích ,tổng hợp tài liệu ................................................................ 13
2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý .................................................................... 13
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................................. 14


4

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................................. 15
3.1.Một số chỉ tiêu tim mạch và hô hấp của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân
Ôn ở trạng thái yên tĩnh ........................................................................................................... 15
3.2. Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân
Ôn trước và sau chạy 100m ..................................................................................................... 15
3.2.1.Thành tích chạy 100m của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ............... 15
3.2.2.Sự biến đổi tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích sống của nam và nữ học
sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m ......................................... 17
3.3. Sự biến đổi và hồi phục một số chỉ tiêu sinh lý của học sinh lớp 10 trường THPT
Nguyễn Xuân Ôn ở cự ly 100m ................................................................................................ 22
3.3.1.Sự biến đổi và hồi phục tần số tim, huyết áp nam và nữ học sinh lớp 10 trường
THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m ......................................................................... 22
3.3.2.Sự biến đổi tần số thở, dung tích sống của nam và nữ học sinh lớp 10 trường
THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m ......................................................................... 25

CHƯƠNG: 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận .................................................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 30


5

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
Biểu đồ 3.1.Biến đổi tần số tim của hs nam và hs nữ lớp 10 trường THPT Nguyễn
Xuân Ôn trước và sau chạy 100m
Biểu đồ 3.2. Biến đổi huyết áp tâm thu của hs nam và hs nữ lớp 10 trường THPT
Nguyễn Xuân Ôn trước và sau chạy 100m
Biểu đồ 3.3. Biến đổi tần số thở của hs nam và hs nữ lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân
Ôn trước và sau chạy 100m
Biểu đồ 3.4. Biến đổi dung tích sống của hs nam và hs nữ lớp 10 trường THPT Nguyễn
Xuân Ôn trước và sau chạy 100m
Biểu đồ 3.5. Sơ đồ biểu diễn sự biến đổi và hồi phục TS tim ở nam và nữ học sinh
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn sau chạy 100m
Biểu đồ 3.6. Sơ đồ biểu diễn sự diễn biến và hồi phục huyết áp tâm thu ở nam và nữ
học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn sau chạy 100m
Biểu đồ 3.7. Sơ đồ biểu diễn sự diễn biến và hồi phục huyết áp tâm trương ở nam và nữ
học sinh trường THPT Nguyễn Xuân Ôn sau chạy 100m
Biểu đồ 3.8. Sơ đồ biểu diễn sự biến đổi và hồi phục TS thở ở nam và nữ học sinh
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m


6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


THPT

Trung học phổ thông

HATT

Huyết áp tâm thu

HATTR

Huyết áp tâm trương

VC

Dung tích sống

TST

Tần số tim

TS THỞ

Tần số thở

TDTT

Thể dục thể thao

HSSH


Hằng số sinh học

HS

Học sinh


7

DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nam và nữ học sinh lớp 10 THPT Nguyễn Xuân
Ôn khi yên tĩnh
Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu hô hấp ở nam và nữ học sinh lớp 10 THPT Nguyễn Xuân Ôn
khi yên tĩnh
Bảng 3.3. Thành tích chạy 100m của học sinh lớp 10 trường
THPH Nguyễn Xuân Ôn
Bảng 3.4. Tần số tim và huyết áp của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
thời điểm trước và sau chạy 100m
Bảng 3.5. Tần số thở và dung tích sống ở học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân
Ôn trước và sau chạy 100m
Bảng 3.6. Biến đổi và hồi phục tần số tim, huyết áp sau chạy 100m ở nam học sinh lớp
10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
Bảng 3.7. Biến đổi và hồi phục tần số tim, huyết áp sau chạy 100m ở nữ học sinh lớp 10
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
Bảng 3.8. Biến đổi và hồi phục tần số thở và dung tích sống ở nam học sinh lớp 10
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m
Bảng 3.9. Biến đổi và hồi phục tần số thở và dung tích sống ở nữ học sinh lớp 10
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m



8

ĐẶT VẤN ĐỀ
Luyện tập thể lực đem lại cho chúng ta sức khoẻ về thể chất và
sự sảng khoái về tinh thần cũng như giúp chúng ta hoàn thiện về hình thái,
chức năng, tăng khả năng thích nghi với mơi trường sống. Các kết quả
nghiên cứu về lợi ích của luyện tập cho thấy: Tập luyện tạo nên những diễn
biến sinh lý- sinh hoá của cơ thể diễn ra hợp lý hơn, hiệu quả hơn cả khi
nghỉ ngơi cũng như khi vận động. Tất cả những biến đổi của các hoạt động
nhằm thoả mãn nhu cầu năng lượng cho cơ thể vận động, giúp cơ thể phản
ứng nhanh nhạy cũng như thích nghi hơn với q trình hoạt động cơ
bắp.Trong tập luyện, thi đấu TDTT cũng như khi yên tĩnh, tần số tim, huyết
áp, tần số thở, dung tích sống là những chỉ tiêu đánh giá tình trạng sức khoẻ
và trình độ tập luyện.
Trong lĩnh vực sức khoẻ cũng như trong tập luyện thể dục thể thao, tần
số tim, huyết áp, thể tích tâm thu, tần số hơ hấp, dung tích sống, thể tích khí
lưu thơng là những chỉ tiêu sinh lý đánh giá tình trạng sức khoẻ và trình độ
tập luyện ở mỗi người.
Trong những điều kiện khác nhau và trình độ tập luyện khác nhau các
thơng số thể hiện được sự khác biệt rõ ràng. Ở những người tập luyên thể
thao trong điều kiện yên tĩnh cũng như trong điều kiện vận động thì hệ tim
mạch hoạt động tinh tế hơn, tiết kiệm khi yên tĩnh và đáp ứng nhanh khi
hoạt động định lượng. Hệ hô hấp đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy trong hoạt
đơng ưa khí cũng như hoạt động yếm khí. Các chỉ tiêu sinh lý của mỗi
người thể hiện trong hoạt động thể thao rất rõ. Trong vận động sự tuần
hồn và hơ hấp là nội dung luôn gắn chặt chẽ với nhau, quá trình tuần hồn
và hơ hấp đảm bảo cho việc chuyển vận những chất dinh dưỡng và mang
oxy tạo năng lượng vào trong các bắp thịt hoạt động. Sự tuần hoàn và hơ
hấp cịn làm nhiệm trao đổi chất và năng lượng giữa máu và các tế bào, trao



9

đổi khí... và đào thải ra ngồi cơ thể những sản phẩm cặn bã tích luỹ do vận
động biến hố của cơ thể sinh ra trong vận động. Trong hoạt động vận động
các chỉ tiêu sinh lý như tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích
sống...biến đổi nhất định và nó cịn biến đổi đến khi cơ thể hồi phục. Diễn
biến của q trình đó thể hiện được trạng thái sức khỏe cũng như trình độ
tập luyện của mỗi người. Và để hiểu sâu hơn những diễn biến của các chỉ
tiêu sinh lý trong tập luyện thể thao chúng tôi nghiên cứu đề tài “Nghiên
cứu sự biến đổi và hồi phục một số chỉ tiêu sinh lý của học sinh lớp 10
trường Trung học phổ thông Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy cự ly
100m”.
MỤC TIÊU
Tìm hiểu sự biến đổi và hồi phục một số chỉ tiêu tim mạch và hô hấp
ở học sinh 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn sau chạy cự ly 100m.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Đo tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích sống ở học sinh lớp
10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn khi yên tĩnh
- Đo tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích sống ở học sinh lớp10
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn sau chạy 100m
- Đo tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích sống ở học sinh lớp
10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn tại các thời điểm 1 phút, 2 phút, 3 phút,
….. sau chạy 100m cho đến khi xác định hồi phục.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU

1.1. Khái niệm về một số chỉ tiêu sinh lý
1.1.1.Tần số tim
Tần số tim là số lần tim đập trong một phút, bình thường trong một
phút có khoảng 75 chu kỳ tim tức là 75 nhịp tim đập. Tần số tim thay đổi
theo lứa tuổi, giới, trạng thái cơ thể và bệnh lý.
Nhịp tim thay đổi theo lứa tuổi, cụ thể: ở phụ nữ và trẻ em, tần số tim
cao hơn nam giới. Trẻ sơ sinh khoảng 140-150 nhịp/phút, trẻ 3-4 tuổi
khoảng 100 nhịp/phút. Lúc ngủ tần số tim giảm 20% so với lúc thức. Tần
số tim của phụ nữ có kinh và có thai tăng 5-10 nhịp/phút so với lúc bình
thường. Mùa hè, khi nhiệt độ môi trường tăng cao, nhịp tim tăng 5-10
nhịp/phút so với mùa đông, khi rét. Trong ngày nhịp tim buổi sáng chậm
hơn buổi chiều. Khi yên tĩnh, tần số tim của người ít tập luyện cao hơn
người thường xuyên tập luyện. Khi vận cơ, tần số tim ở những người rèn
luyện thể thao tăng ít hơn người ít rèn luyện.
1.1.2.Huyết áp động mạch
Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành động mạch mạch.
Huyết áp động mạch được xác định bằng 4 thông số: huyết áp tâm thu(
huyết áp tối đa), huyết áp tâm trương(huyết áp tối thiểu), huyết áp hiệu số
và huyết áp trung bình.
-Huyết áp tâm thu: khi tâm thu, tim co bóp đẩy máu vào động mạch
với một áp lực cao nhất, áp lực máu đo dược là huyết áp tối đa. Người lớn,
huyết áp tâm thu khoảng 110-120mmhg(giới hạn 90-140mmhg). Dưới


11

90mmhg là thấp huyết áp‚ trên 140mmhg gọi là tăng huyết áp. Nếu huyết
áp tâm thu cao hơn 160mmhg là bệnh tăng huyết áp.
-Huyết áp tâm trương: khi tim giãn, thành động mạch có khả năng
đàn hồi để đẩy máu đi với một áp lực thấp nhất vừa đủ thắng sức cản ngoại

vi, áp lực máu đó được gọi là huyết áp tối thiểu. Bình thường, người lớn có
huyết áp tâm trương khoảng 70-80mmhg (giới hạn 50-90mmhg).
-Huyết áp hiệu số là sự chênh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp
tối thiểu. Bình thường là 40-50mmhg. Khi vận cơ‚ hiệu số huyết áp có thể
lên 70-80mmhg. Thơng số này phản ánh hiệu lực một lần tống máu của
tim.
-Huyết áp trung binh là trị số huyết áp biến động trong một chu kỳ. Huyết
áp trung bình khơng nằm gần huyết áp tâm thu mà nằm gần huyết áp tâm
trương hơn. Người bình thường huyết áp trung bình khoảng 90-100mmhg.
1.1.3.Tần số thở
Một nhịp thở bao gồm 1 lần hít vào + 1 lần thở ra, số nhịp thở trong
khoảng thời gian 1 phút được gọi là tần số thở( tần số hơ hấp). Ở người lớn,
bình thường tần số thở là 16± 3 lần/phút ở nam và 17± 3 lần/phút ở nữ; ở
các vận động viên, tần số thở giảm xuống còn 9-10 lần/phút. Nhịp thở tăng
khi vận động mạnh, khi trao đổi chất mạnh, khi trời nóng và khi xúc động.
Khi vận động tần số thở tăng lên đạt giá trị tối đa để phù hợp với nhu cầu
oxy mà cơ thể đòi hỏi.
Tần số thở phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, trình độ tập luyện,
trạng thái sức khỏe và các yếu tố tâm lý khác.
1.1.4.Dung tích sống
-Dung tích sống -VC: là số lít khí tối đa huy động trong một lần
thở. Dung tích sống gồm 3 thể tích khí tạo thành, đó là: thể tích khí lưu
thơng, thể tích khí dự trữ hít vào, thể tích khí dự trữ thở ra.


12

VC= VT+IRV+ERV

1.2. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT lên một số chỉ tiêu tim mạch, hô

hấp
1.2.1. Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao lên sự hoạt động của tim
- Tần số tim: khi yên tĩnh, nhịp tim của vận động viên thấp hơn người
bình thường, nhất là vận động viên ở mơn thể thao sức bền ưa khí. Nhịp tim
khi nghỉ ngơi là chỉ tiêu quan trọng đánh giá tình trạng sức khoẻ và trình độ
tập luyện của vận động viên. Theo nghiên cứu của Letunov, nhịp tim vận
động viên dưới 60 lần/phút chiếm 43,6%. Theo tài liệu sức khoẻ của Liên xô
cũ, sau 2 năm tập luyện, nhịp tim vận động viên giảm 10 - 15 nhịp/phút. Theo
Lê Quý Phượng, tần số tim vận động viên cấp quốc gia ở Việt nam 47 63nhịp/phút ở nam, 48 - 64 nhịp/phút ở nữ. Như vậy tim của vận động viên
hoạt động tiết kiệm hơn.
Khi hoạt động gắng sức tối đa, nhịp tim của vận động viên tăng cao
hơn người khơng tập luyện, nhưng thể tích tâm thu tăng cùng công suất vận
động, ngay cả khi tần số tim 200 nhịp/phút. Điều này chứng tỏ tần số tim
tăng cao cũng không cản trở sự nạp máu đầy đủ của tâm thất và tim tống
máu vào động mạch một cách có hiệu quả. Cịn ở người bình thường, khi
hồn thành cơng việc nào đó mà khi tần số tim lên đến 160 - 180 lần/phút
là cơ thể đã xuất hiện mệt mỏi (hoa mắt, khó thở, ngất...).
- Thể tích tâm thu: Người bình thường thể tích tâm thu 60 - 70ml/1
lần. Còn ở vận động viên, khi yên tĩnh thể tích tâm thu là 100ml, nhưng khi
vận động thì thể tích tâm thu tăng gấp 2 lần (200ml).
- Thể tích phút là lượng máu tim tống ra trong vòng 1 phút (cịn gọi
là dung lượng phút). Ở người lớn bình thường, khi cơ thể nghỉ ngơi thể tích


13

phút 3 - 5 lít. Nhưng khi bắp thịt vận động thì số lượng máu do tim tống ra lại
lớn hơn. Thể tích phút tối đa của tim khi cơ thể vận động tối đa ở vận động viên
có thể lên đến 47 lít.
Như vậy khi vận động ưa khí tối đa, tần số tim lên đến 200 lần/phút.

Thể tích tâm thu tăng lên 200ml, dung lượng phút có thể lên đến 40 47lít/phút (gấp 6 - 7 lần so với yên tĩnh). Điều này được giải thích do hoạt
động cơ bắp cần nhiều oxy nên phải tăng hoạt động tuần hoàn để kịp cung
cấp oxy cho cơ bắp.
1.2.2. Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao lên huyết áp động mạch
Luyện tập thể dục thể thao có ảnh huởng lên sự lưu thông máu trong
động mạch, được thể hiện qua chỉ số huyết áp. Khi vận động, huyết áp thay
đổi theo mối tương quan giữa lưu lượng tim và sức cản ngoại vi (P = Q. R).
Khi vận động, huyết áp tăng cao hơn bình thường là đáp ứng tốt của tim
với nhu cầu bơm máu trong vận động. Người khoẻ và vận động viên khi
vận động mạnh huyết áp tâm thu tăng cao nhưng tim không cần phải tăng
nhịp đập. Nói chung cơng suất vận động tăng thì huyết áp động mạch cũng
tăng mặc dù khơng nhiều.
Trong vận cơ, lưu lượng tim tăng tương ứng với cường độ vận động.
Lưu lượng tim tăng trong vận động ảnh hưởng đến huyết áp tâm thu nhiều
hơn huyết áp tâm trương. Do đó trong một đơn vị thời gian, các động mạch
đưa vào tiểu động mạch ở cơ và da một lượng máu lớn hơn khi nghỉ ngơi.
Dòng máu chảy ra khỏi động mạch lúc này nhanh nên huyết áp tâm trương ít
thay đổi.
Huyết áp tăng đặc biệt trong vận động tĩnh lực, có ít cơ tham gia.
Huyết áp tăng một mặt do tăng lưu lượng tim, một mặt do tăng sức cản
ngoại biên ở các vùng cơ và các cơ quan không hoạt động. Nếu tập luyện


14

chủ yếu để rèn luyện sức bền thì huyết áp động mạch hạ thấp ở trạng thái
tĩnh, được gọi là giảm huyết áp thể thao.
1.2.3. Ảnh hưởng của tập luyện thể dục thể thao lên tần số hơ hấp
Người bình thường khi ở trạng thái yên tĩnh, tần số hô hấp 16 20lần/phút. Vận động viên cấp cao 9 - 10lần/phút. Tần số hô hấp cũng là
chỉ tiêu để đánh giá tình trạng sức khoẻ và trình độ thể lực. Tần số hô

hấp của vận động viên thấp hơn so với người bình thường, do cơ hơ hấp
người tập luyện co bóp khoẻ hơn nên thể tích lưu thơng (VT), thơng khí
phổi (V) và dung lượng phổi (TLC) lớn hơn.
Khi vận động, tần số hô hấp tăng lên đạt giá trị tối đa phù hợp với
nhu cầu oxy mà cơ thể đòi hỏi.
1.2.4.Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao lên dung tích sống
(VC)
Dung tích sống ở người bình thường khoảng 3,5lít, nhưng dung
tích sống của vận động viên đạt tới 6 - 7lít (đặc biệt vận động viên bơi lội,
bóng nước, bơi nghệ thuật). Ảnh hưởng của luyện tập thể dục thể thao
đối với 3 loại khí của dung tích sống thì VT biến đổi nhiều nhất, từ
500ml có thể lên tới 2000 - 2500ml, tiến gần tới giới hạn VC.
1.3.Sự tiêu hao năng lượng trong một cự ly chạy 100m
* Vai trò của ATP (adenosin triphosphat): là chất cung cấp năng lượng
trực tiếp cho tế bào. Tổng năng lượng trong ATP của mỗi tế bào chỉ đủ
dùng cho tế bào đó trong 1-2 giây với cường độ tối đa. Nồng độ ATP trong
tế bào cơ của cơ thể người vào khoảng 5-7mmol/kg cơ tươi.
ATP

ADP + H1PO1 + Q (7.800 calo/mol)

* Sự tái tổng hợp ATP
Nguồn năng lượng trực tiếp cho cơ co là ATP. ATP là hợp chất giàu
năng lượng. Dự trữ ATP trong một bó cơ không nhiều (5mmol/1kg cơ


15

tươi), để cơ co lâu dài, ATP phải luôn được hồi phục đầy đủ. Năng lượng
dùng để phục hồi ATP được tạo ra bằng cách phân giải các chất dinh

dưỡng khác, năng lượng tự do này sẽ kết hợp một nhóm photphat vào ADP
để tạo ATP.
Có 3 hệ thống năng lượng để tái tạo ATP cung cấp năng lượng
trực tiếp cho cơ hoạt động. Đó là:
+ Hệ photphatgen
+ Hệ lactic
+ Hệ oxy
Trong đó hệ photphagen và hệ lactic là hệ yếm khí, cịn hệ oxy là hệ ưa
khí. Mức độ tham gia của 3 hệ năng lượng vào việc cung cấp năng lượng
để tái tạo ATP phụ thuộc vào công suất và thời gian co cơ, điều kiện hoạt
động của cơ và mức độ cung cấp oxy cho hoạt động cơ thể.
Chạy 100m năng lượng chủ yếu do phân giải ATP và CP cung cấp (hệ
phophagen)
* Hệ photphagen (tổng hợp ATP từ CP)
Creatinphosphat (CP) cũng là chất có liên kết cao năng, nhưng năng
lượng từ CP không cung cấp trực tiếp cho tế bào sử dụng mà phải chuyển
qua ATP. Khi lượng ATP sử dụng sẽ làm tăng ADP (adenosin triphotphat)
thì ngay lập tức CP bị thuỷ phân chuyển năng lượng cho sự tái lập ATP.
CPK ( CK)
CP + ADP

ATP + Creatin

* CPK: Creatinphosphokinase
* CK: Creatinkinase
Quá trình phân giải CP cung cấp năng lượng xẩy ra nhanh, không phụ
thuộc vào việc cung cấp oxy. Tốc độ tái tổng hợp ATP lớn nhất đạt được
ngay sau giây thứ 2 của hoạt động co cơ.



16

Tuy nhiên sự dự trữ CP trong cơ lại không lớn. Nồng độ CP trong tế
bào cơ vân cao gấp 3-5 lần nồng độ ATP (lúc cơ yên tĩnh, có khoảng
20mmol CP/kg cơ tươi). Nồng độ CP trong sợi cơ nhanh II-a cao hơn sợi
cơ chậm I. Do vậy, CP cung cấp năng lượng trong thời gian rất ngắn, có
cơng suất tối đa, có sự co cơ tối đa về lực, tốc độ (chạy ngắn, ném, đẩy tạ,
nhảy, hoặc tăng tốc khi đến đích). Năng lượng do nguồn CP cung cấp cho
hoạt động cơ trong khoảng thời gian 6-8 giây.
1.4. Đặc điểm chung của môn chạy 100m
Chạy 100m thuộc cự ly chạy ngắn. Là bài tập mà kỹ thuật động tác
mang tính động lực, có chu kỳ, ở cường độ tối đa. Chủ yếu để phát triển tốc
độ và sức bền tốc độ.
Đặc điểm chung về kỹ thuật chạy ngắn là tốc độ cao nhất, cường độ
lớn nhất và thời gian ngắn nhất. Thành tích phụ thuộc vào tốc độ phản xạ,
sự tăng tốc, năng lực duy trì tốc độ cao và chất lượng kỹ thuật tốt.
1.4.1. Đặc điểm sinh lý cơ thể trong chạy ngắn
* Hệ thần kinh
- Do hoạt động thay nhau giữa cơ đối kháng và cơ co rút nên q
trình thần kinh có tính linh hoạt cao
- Quá trình hưng phấn chiếm ưu thế, bởi vì tốc độ chạy nhanh nhất
và cường độ cao nên cơ quan thụ cảm bản thể bị rung động rất lớn và
truyền về vỏ não liên tục, gây nên sự hưng phấn cao ở trung tâm vận động.
- Tế bào thần kinh vỏ não dễ bị mệt mỏi nên không thể duy trì tốc độ
vận động cao trong thời gian dài.
* Cơ quan vận động
Do quá trình hưng phấn cơ bắp của vận động viên cao, đòi hỏi chức
năng hoạt động cơ quan vận động cũng rất cao, thời trị cơ bắp ngắn, thời trị



17

cơ đối kháng và co cơ gần giống nhau. Hay nói cách khác, cơ co – giãn với
tốc độ nhanh và liên tục.
* Hệ hô hấp
- Tổng nhu cầu oxy cho hoạt động khơng lớn do thời gian ngắn. Ví
dụ, chạy 100 m chỉ cần 8-10 lít oxy. Song nhu cầu oxy trong một đơn vị
thời gian lại rất lớn. Nợ dưỡng chiếm 95-98% nhu cầu oxy.
- Thương số hô hấp rất cao: do nợ oxy cao, oxy hít vào ít nên thương
số hô hấp dao động 10-20.
- Tần số hơ hấp, độ sâu hơ hấp và thể tích hơ hấp hầu như không
thay đổi. Sau khi ngừng hoạt động, các chỉ số hô hấp lại tăng lên. Tần số hơ
hấp đạt 35 lần/phút, thơng khí phút có thể đạt 70-80 lít/phút.
* Hệ tuần hồn
- Tần số tim khi chạy 140- 160 lần/phút. Sau khi kết thúc tăng đến
200 lần/phút.
- Huyết áp tối đa khi chạy 150-180 mmhg, có thể tăng đến 200
mmhg. Huyết áp tối thiểu không đổi hoặc giảm.
- Thể tích lưu thơng 8-10 lít/phút.
* Máu
- Glucose trong máu tăng
- Acid lactic khi chạy không cao, nhưng sau chạy tăng đến 5-8
mmol/lít.
- Hormon adrenalin và nor-adrenalin tăng cao.
* Năng lượng: chủ yếu do phân giải ATP và CP cung cấp.
1.4.2 Thời gian hồi phục
Nói chung thời gian hồi phục tuỳ thuộc vào thời gian, cự ly chạy.
Nếu chạy với thời gian 3 phút với công suất tối đa thì các chỉ số sinh lý hồi
phục sau chạy khoảng 15-50 phút.



18

1.5. Đặc điểm sinh lý của quá trình hồi phục
1.5.1. Khái niệm quá trình hồi phục
Sau khi ngừng hoạt động, ở các cơ quan và hệ cơ quan xẩy ra những
biến đổi để đưa cơ quan đó về trạng thái chức năng trước khi vận động, các
biến đổi như vậy gọi là q trình hồi phục. Cịn trạng thái của cơ thể khi
các quá trình hồi phục diễn ra được gọi là trạng thái hồi phục.
Trong trạng thái hồi phục của cơ thể, các sản phẩm trao đổi chất sinh
ra trong vận động được đào thải, các men và các vật chất mang năng lượng
bị tiêu hao trong thời gian hoạt động cơ bắp được hồi phục. Hồi phục
không những đưa cơ thể về trạng thái ban đầu mà còn tăng khả năng chức
phận của cơ thể.
1.5.2. Đặc điểm trong quá trình hồi phục
- Quá trình hồi phục của từng chức năng cũng như khả năng hoạt động
thể lực nói chung xảy ra theo hình làn sóng và khơng đều.
- Các chức năng khác nhau, thậm chí các chỉ số sinh lý - hoá sinh khác
nhau hồi phục với tốc độ khác nhau (hồi phục khơng đồng bộ). Ví dụ: sau
hoạt động với công suất tối đa, huyết áp trở về mức ban đầu sau 6-8 phút,
trong khi tần số tim ổn định sau khoảng 7 – 10 phút. Đối với các chỉ tiêu
sinh hoá, hồi phục nhanh nhất là dự trữ O2 và CP trong cơ vận động, sau đó
là hồi phục dự trữ glycogen trong cơ, gan và cuối cùng là dự trữ lipid và
protid cấu trúc.
- Tốc độ hồi phục của phần lớn các chỉ tiêu sinh lý tỷ lệ thuận với công
suất hoạt động. Công suất hoạt động càng lớn, những biến đổi trong vận
động xảy ra càng mạnh, thì tốc độ hồi phục càng nhanh. Ví dụ, giai đoạn
hồi phục sau hoạt động tối đa chỉ vài phút, cịn hồi phục sau chạy marathon
có thể kéo dài vài ngày.



19

- Khả năng hoạt động thể lực và nhiều chức năng liên quan với khả năng
hoạt động thể lực của cơ thể sau hoạt động với cường độ lớn không chỉ hồi
phục đến mức trước vận động, mà còn vượt quá mức đó, tạo ra hồi phục
vượt mức.
Chế độ, cường độ tập luyện những buổi cuối cùng trước thi đấu có ý
nghĩa vơ cùng to lớn quyết định trạng thái sung sức của vận động viên, tận
dụng được cơ chế hồi phục vượt mức trong quá trình thi đấu.
Trạng thái hồi phục của cơ thể sau hoạt động thể lực có thể chia làm 4
giai đoạn: hồi phục nhanh, hồi phục chậm, hồi phục vượt mức, hồi phục
muộn.
Các giai đoạn hồi phục cũng như thời gian và tính chất của mỗi một giai
đoạn có thể biến động rất khác nhau tuỳ thuộc vào chức năng và tính chất
vận động cũng như trình độ tập luyện của mỗi người.


20

CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng nghiên cứu
- Chủ thể nghiên cứu: biến đổi và hồi phục một số chỉ tiêu sinh lý
- Khách thể nghiên cứu: nam và nữ học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn
Xuân Ôn
2.2.Phạm vi nghiên cứu
- 30 học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn gồm 15 nam và 15 nữ
- Các bài tập sử dụng để nghiên cứu: chạy 100m
- Thời điểm thu thập số liệu: yên tĩnh, ngay sau khi kết thúc đường chạy.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.Phương pháp đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu
Chúng tơi sử dụng phương pháp này để tìm hiểu, xây dưng cơ sở lý
luận cho đề tài và phân tích, tổng hợp các tài liệu tham khảo để cập nhật
thông tin khoa học, các kết quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên
cứu để tìm ra sự biến đổi và hồi phục sau chạy cự ly 100m.
2.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh lý
- Xác định tần số tim (lần / phút) bằng cách bắt mạch ở động
mạch tay đầu cổ tay.
- Xác định huyết áp: huyết áp tâm thu (HATT), huyết áp tâm trương
(HATTr) bằng phương pháp Korotkov. Đơn vị: mmHg
- Xác định tần số thở (lần / phút) bằng cách đặt tay lên ngực đối
tượng để đếm theo cử động lồng ngực.
- Đo dung tích sống (VC) bằng Phế dung kế (lít).
- Xác định thành tích chạy 100m lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn
2.3.3 Phương pháp xử lý số liệu


21

Số liệu thu được xử lý thep phương pháp thống kê y sinh học, với sự
hỗ trợ phần mềm Epi. info 6.4


22

CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1.Một số chỉ tiêu tim mạch và hô hấp của học sinh lớp 10 trường
THPT Nguyễn Xuân Ôn ở trạng thái yên tĩnh

Một số chỉ tiêu sinh lý được xác định khi yên tĩnh là tần số tim, huyết
áp tâm thu, huyết áp tâm trương, tần số thở và dung tích sống. Số liệu thu
được được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu tim mạch ở nam và nữ học sinh lớp 10 THPT
Nguyễn Xuân Ôn khi yên tĩnh
Chỉ tiêu
Tần số tim
(nhịp/phút)
HATT
(mmHg)
HATTR
(mmHg)

Nam (n=15)

Nữ (n=15)

P

73,9 ± 8,4

76,8 ± 8,2

<0.05

116,0 ±11,6

114,8 ±12,5

<0.05


76,4 ± 10,5

78,7 ± 11,7

>0.05

Số liệu bảng 3.1 cho thấy:
- Tần số tim của cả nam và nữ đều phù hợp với sinh lý lứa tuổi và
nằm trong giới hạn của Hắng số sinh học người Việt Nam (70-77
nhịp/phút)
- Ở trạng thái yên tĩnh, huyết áp tâm trương của học sinh nữ cao hơn
học sinh nam, nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa (p>0.05), cịn tần số
tim, huyết áp tâm thu của học sinh nam cao hơn học sinh nữ có ý nghĩa với
p<0.05.


23

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu hô hấp ở nam và nữ học sinh lớp 10 THPT
Nguyễn Xuân Ôn khi yên tĩnh
Chỉ tiêu
Tần số thở
(nhịp/phút)
Dung tích sống
(lít)

Nam (n=15)

Nữ (n=15)


P

16,7 ±3,5

18,4 ±4,7

>0,05

3,21 ±0,4

3,04 ±0,3

>0,05

Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: Ở trang thái yên tĩnh tần số thở của học
sinh nữ cao hơn học sinh nam và dung tích sống của học sinh nam lại cao
hơn học sinh nữ, nhưng sự khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê.
Tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích sống là các chỉ số nhạy
cảm để đánh giá tình trạng sức khoẻ và trình độ tập luyện của mỗi người.
Các chỉ số này phụ thuộc vào lứa tuổi, giới tính, tình trạng sức khoẻ và sự
rèn luyện thể lực. Theo Hằng số sinh học (HSSH) người Việt Nam, ở người
bình thường, độ tuổi từ 15-18 tuổi, tần số tim khoảng 75 ± 5 nhịp/phút,
huyết áp tâm thu khoảng 100-120mmhg, huyết áp tâm trương khoảng 7080mmhg; tần số thở của nam là 17 ± 3 nhịp/phút, ở nữ 17 ± 3 nhịp/phút,
dung tích sống 3-3,5 lít.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi thu được tại bảng số liệu 3.1 và
3.2 cho thấy, các chỉ số trên phù hợp với sinh lý lứa tuổi và nằm trong giới
hạn của HSSH. .
Sự khác biệt về tần số tim, huyết áp, tần số thở, dung tích sống giữa
học sinh nam và học sinh nữ trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với

quy luật phát triển của cơ thể và giới tính.


24

3.2. Sự biến đổi một số chỉ tiêu sinh lý của học sinh lớp 10 trường
THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m
3.2.1.Thành tích chạy 100m của học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn
Xuân Ôn
Trước khi nghiên cứu sự biến đổi và hồi phục các chỉ tiêu trong
nghiên cứu, chúng tơi tiến hành kiểm tra thành tích chạy của học sinh lớp
10 THPT Nguyễn Xuân Ôn. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thành tích chạy 100m của học sinh lớp 10 trường
THPH Nguyễn Xuân Ôn
Đối tượng

Độ tuổi

Thành tích (giây)

Nam ( n=15)

16,5 ± 3,2

16,2 ± 2,7

Nữ (n=15)

16,6 ± 3,5


17,6 ± 2,8

3.2.2. Sự biến đổi tần số tim, huyết áp, tần số thở và dung tích sống ở
nam và nữ học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập
chạy 100m
* Sự biến đổi tần số tim, huyết áp của nam và nữ học sinh lớp 10
trường THPT Nguyễn Xuân Ôn ở bài tập chạy 100m
Kết quả nghiên cứu về tần số tim và huyết áp, thời điểm trước và sau
khi chạy được trình bày ở bảng 3.4 và biểu đồ 3.1 – 3.2.
Qua bảng 3.4, biểu đồ 3.1, 3.2 dưới đây ta thấy: sau chạy 100m, tần
số tim, huyết áp tâm thu ở cả học sinh nam và học sinh nữ đều tăng cao hơn
so với khi yên tĩnh, sự khác biệt với p<0,001 còn huyết áp tâm trương giảm
nhẹ nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa (p>0,05).


25

Bảng 3.4. Tần số tim và huyết áp của học sinh lớp 10 trường THPT
Nguyễn Xuân Ôn thời điểm trước và sau chạy 100m
Chỉ tiêu

Đối tượng

Trước chạy

Sau chạy

p

Tần số tim


Nam

73,9 ± 8,4

180,7 ±12,5

<0.001

(nhịp/phút)

Nữ

76,8 ± 8,2

175,6 ±14,2

<0.001

HATT

Nam

116,0 ±11,6

182,7 ±12

<0.001

(mmHg)


Nữ

114,7±12,5

178,5 ± 9,0

<0.001

HATTR

Nam

76,4 ± 10,5

74,7 ± 10

>0.05

(mmHg)

Nữ

78,7 ± 11,7

76,8 ± 11

>0.05

180.7


200

175.6

180

(Nhịp/phút)

160
140
Trước chạy

120
100

Sau chạy

73.9

76.8

80
60
40
Nam

Nữ

Biểu đồ 3.1.Biến đổi tần số tim của hs nam và hs nữ lớp 10 trường

THPT Nguyễn Xuân Ôn trước và sau chạy 100m


×