Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm sức khoẻ, tính mạng một số vấn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (673.2 KB, 61 trang )

Tr-ờng đại học vinh
Khoa luật
=== ===

phạm thị chuyền

Bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng
do xâm phạm sức khỏe, tính mạng - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn

khóa luận tốt nghiệp đại học
Ngành luật

Vinh - 2012


Tr-ờng đại học vinh
Khoa luật
=== ===

Bồi th-ờng thiệt hại ngoài hợp đồng
do xâm phạm sức khỏe, tính mạng - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn

khóa luận tốt nghiệp đại học
Ngành luật

Cán bộ h-ớng dẫn:

ThS. Nguyễn thị thanh


Sinh viên thực hiện:

phạm thị chuyền

Lớp:

49B1 - Luật

MÃ số SV:

0855038151

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp cuối khóa, ngồi sự cố gắng nỗ lực
của bản thân, em đã nhận được sự giúp đỡ của Hội đồng Khoa học khoa Luật,
các thầy giáo, cô giáo trong tổ bộ mơn Luật Tư pháp, cán bộ các Tịa án cùng
sự động viên, khích lệ tinh thần từ gia đình, bạn bè. Đặc biệt, là sự hướng dẫn
và giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của ThS. NGUYỄN THỊ THANH.
Xin trân trọng cảm ơn ThS. NGUYỄN THỊ THANH - người trực tiếp
hướng dẫn khóa luận, xin chân thành cảm ơn Hội đồng khoa học khoa Luật,
các thầy cô giáo trong tổ bộ mơn Luật Tư pháp, cán bộ các Tịa án cùng với
gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi trong q trình triển khai đề tài
khóa luận.
Với kinh nghiệm và năng lực nghiên cứu còn hạn chế, đề tài khơng
tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Hội
đồng khoa học khoa Luật, các thầy giáo, cô giáo cũng như những người
quan tâm đến đề tài này.

Xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên

Phạm Thị Chuyền


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
1.

Lý do chọn đề tài ....................................................................................1

2.

Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài .....................................2

3.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................2

5.

Kết cấu của khóa luận ............................................................................3


B. NỘI DUNG ....................................................................................................4
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI
THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO XÂM
PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE ..................................................4

1.1.

Khái niệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe................................................................................4

1.2.

Đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm
tính mạng, sức khỏe................................................................................8

1.3.

Sơ lược quy định dân sự Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do xâm phạm sức khỏe, tính mạng...............................9

1.3.1. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng trong pháp luật thời kì Lê - Nguyễn .............................................9
1.3.2. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng trong pháp luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc .................................10
1.3.3. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng trong pháp luật dân sự từ năm 1945 đến nay .............................11
1.4.

Những quy định của BLDS hiện hành trong việc bồi thường thiệt
hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng .................................................12


1.4.1. Các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại ...................................12


1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại ...........................................................16
1.4.3. Hình thức bồi thường thiệt hại .............................................................22
Chương 2. THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ BỒI THƯỜNG
THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG DO XÂM PHẠM SỨC
KHỎE, TÍNH MẠNG TẠI TỒ ÁN NHÂN DÂN .........................24

2.1.

Thực trạng pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do
xâm phạm sức khỏe, tính mạng ............................................................22

2.1.1. Thực trạng quy định của pháp luật về căn cứ phát sinh bồi
thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng ............................24
2.1.2. Thực trạng quy định của pháp luật về xác định thiệt hại trong
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm sức khỏe,
tính mạng ..............................................................................................34
2.2.

Thực trạng áp dụng pháp luật để giải quyết tranh chấp về bồi
thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe tại Toà án
nhân dân ................................................................................................38

2.2.1. Thực trạng giải quyết các vụ án về bồi thường thiệt hại do sức
khỏe, tính mạng bị xâm phạm ..............................................................38
2.2.2. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu
cầu bồi thường thiệt hại về vật chất .....................................................39

2.2.3. Thực tiễn xét xử của ngành Tòa án nhân dân đối với những yêu
cầu bồi thường thiệt hại về tinh thần ....................................................43
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI DO
XÂM PHẠM TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE TẠI TÒA ÁN
NHÂN DÂN ....................................................................................48

3.1.

Yêu cầu về việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức khỏe.............................48


3.2.

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật dân sự về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức khỏe ................48

3.3.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết tranh
chấp về bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe tại Tòa án nhân dân ....................................................50

C. KẾT LUẬN .................................................................................................53
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................54


NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN


BLDS:

Bộ luật dân sự

CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay vấn đề bồi thường thiệt hại đang là một vấn đề cấp thiết và
được đông đảo xã hội quan tâm. Xét về nguồn gốc lịch sử chế định bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng ra đời từ rất sớm. Qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, mỗi quốc gia đều có quy định chung về bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng, bên cạnh đó cịn có những quy định cụ thể về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong từng trường hợp cụ thể bởi sự đa dạng
về chủ thể gây thiệt hại, đối tượng bị thiệt hại, hoàn cảnh bị thiệt hại…
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung, bồi thường thiệt hại do
xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng là một trong những loại trách
nhiệm gây nhiều tranh cải về căn cứ phát sinh, mức bồi thường…, hơn nữa
quy định của pháp luật về vấn đề này chủ yếu dừng lại ở các quy định mang
tính khơng định lượng nên gây khó khăn rất nhiều cho cán bộ áp dụng pháp
luật. Bên cạnh đó, án kiện về trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng chiếm tỉ trọng tương đối lớn trong các án kiện về bồi
thường, sự đối lập về tâm lý của người gây thiệt hại với người bị thiệt hại
hoặc gia đình của người bị thiệt hại...làm cho các án kiện về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng bị kháng cáo, khiếu nại
từ phía đương sự.
Xuất phát từ tình hình trên đây, việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy
định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng là một trong những vấn đề có ý nghĩa pháp lý và thực tiễn sâu sắc.

Chính địi hỏi cấp thiết của thực tiễn này đã đặt ra cho tôi việc lựa chọn
nghiên cứu “Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm sức khỏe,
tính mạng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm khoá luận tốt nghiệp
chuyên nghành luật tư pháp của mình
1


2. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Thơng qua việc tìm hiểu các quy định của BLDS năm 2005 và các văn
bản hướng dẫn thi hành, giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn hồn chỉnh về
bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng nói chung và bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng. Ngồi ra, qua việc
nghiên cứu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng cũng như việc áp dụng vào thực tiễn sẽ có những kiến nghị với cơ quan
nhà nước có thẩm quyền trong việc thực thi, sửa đổi và tuyên truyền pháp
luật. Để đạt được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận làm tìm
hiểu các quy định của các văn bản pháp luật hiện hành về trách nhiệm bồi
thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, tìm hiểu thực tiễn áp
dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng, qua
đó chỉ ra những bất cập trong các quy định của pháp luật và phương hướng
hoàn thiện quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói
chung và bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng nói chung.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi giới hạn nghiên cứu đề tài khoá luận tốt nghiệp, tôi chỉ
nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản nhất về bồi thường thiệt hại do có
hành vi trái pháp luật xâm phạm đến sức khỏe và tính mạng, đồng thời xem
xét thực tiễn giải quyết các vụ án dân sự xâm phạm sức khỏe và tính mạng.
Từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế những vướng mắc trong giải
quyết bồi thường thiệt hại sức khỏe và tính mạng khi áp dụng các quy định

cảu BLDS.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khố luận được tơi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận nhận thức của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật.
2


Ngồi ra, khố luận cịn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như
phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, chứng minh, tổng
hợp, thống kê, diễn giải, so sánh pháp luật... cũng được sử dụng trong quá
trình thực hiện đề tài.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phục lục,
nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngồi hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức khỏe
Chương 2: Các quy định tại BLDS năm 2005 bồi thường thiệt hại do
xâm phạm tính mạng, sức khỏe và thực tiễn giải quyết
tranh chấp tại Toà án nhân dân
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật
dân sự về bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng,
sức khỏe tại Tồ án nhân dân

3


B. NỘI DUNG
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM
BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGỒI HỢP ĐỒNG DO XÂM PHẠM

TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE
1.1. Khái niệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe
Trong thực tiễn hình thành và phát triển của xã hội, hành vi gây thiệt
hại thì phải bồi thường là chân lý cốt yếu nếu bên bị xâm phạm và bị thiệt hại
là lợi ích được cộng đồng, nhà nước bảo vệ. Do vậy, bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng là một trong những chế định pháp lý xuất hiện sớm trong lịch
sử pháp luật dân sự. Tuy nhiên, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là
một chế định gây nhiều tranh cãi, có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu
luật pháp cũng như các cán bộ làm công tác thực tiễn.
Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chế định bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng ln được hồn thiện bởi các chuyên gia pháp lý. Ở
nước ta, bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được quy định sớm nhất
trong Quốc triều Hình luật và Hồng Việt luật lệ. Pháp luật mỗi nước có
thể có những quy định khác nhau liên quan đến xác định mức bồi thường,
tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản luôn tồn tại - đó là: “Người gây thiệt hại
phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại”. Như vậy, ta thấy được
rằng chế định bồi thường thiệt hại trong giai đoạn này được quy định rất
mơ hồ, tản mạn và chưa rõ ràng.
Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bước ngoặt mới: Nhà
nước Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này chúng ta chưa thể ban hành được
các văn bản quy phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn
ra hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt kí các sắc lệnh. Những quy

4


định trong sắc lệnh đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của luật
dân sự.
BLDS ra đời tạo ra một văn bản pháp lý thống nhất nhằm điều chỉnh

các quan hệ xã hội trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng được áp dụng với những người
có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho người khác. Trong BLDS vấn đề
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được hệ thống ở chương V, phần thứ 3
với các quy định từ điều 604 đến điều 630 làm cơ sở cho việc giải quyết bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
nhằm giải quyết khách quan, nhanh chóng, cơng bằng theo quy định của
pháp luật.
Pháp luật nhà nước ta sử dụng nhiều phương thức khác nhau để bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức khi bị xâm phạm bởi
những hành vi trái pháp luật. Khi một người có hành vi trái pháp luật gây
thiệt hại đối với người khác làm phát sinh các quan hệ pháp luật về bồi
thường thiệt hại.
Như vậy, bồi thường thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành
vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy
tín, tài sản các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự,
uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Bồi thường thiệt hại
là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại
phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt
hại. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm này là phải có thiệt hại, có hành vi trái
pháp luật, có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra
có lỗi của người gây thiệt hại.
Như vậy, qua những phân tích trên đây, có thể đưa ra khái niệm về bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng như sau:

5


Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là một loại trách nhiệm pháp lý, là
biện pháp cưỡng chế của Nhà nước theo đó người gây thiệt hại phải bồi

thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi hành vi đó được thực hiện với
lỗi cố ý hoặc vơ ý xâm hại tới tài sản, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân
phẩm, uy tín, và các quyền nhân thân khác của cá nhân, tài sản, danh dự, uy
tín của pháp nhân hoặc các chủ thể khác.
Qua khái niệm bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng ta có thể phần nào
hiểu được bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe. Từ đó, ta có thể hiểu bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức
khỏe là một quan hệ dân sự mà trong đó người có hành vi trái pháp luật xâm
xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác gây ra thiệt hại, thì có
nghĩa vụ bồi thường những thiệt hại do chính mình gây ra. Một điều nữa cần
lưu ý trong mối quan hệ này là giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại
khơng hề có quan hệ hợp đồng với nhau (Ví dụ: Một trong số những người
tham gia giao thông trên đường điều khiển phương tiện giao thông vi phạm
những quy định về luật lệ giao thông như phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách,
hoặc do một sự bất cẩn, vơ ý…gây tai nạn cho người khác thì họ phải bồi
thường thiệt hại cho người bị nạn, hoặc những trường hợp các cá nhân gây
thương tích làm tổn hại sức khỏe của người khác…). Mặc dù giữa các chủ
thể khơng có quan hệ hợp đồng hay thoả thuận trước, nhưng giữa họ vẫn
phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính
mạng, bởi vì đây là những quyền về nhân thân bất khả xâm phạm, gắn liền
với mỗi chủ thể được pháp luật quy định “Mọi người có nghĩa vụ phải tơn
trọng quyền nhân thân của người khác” (Điều 26 BLDS). Do đó, mọi hành
vi vi phạm đến các quyền nhân thân này đều bị coi là hành vi trái pháp luật.
Kể cả khi các hành vi này được xuất phát ban đầu từ quan hệ hợp đồng giữa
các chủ thể nhưng việc gây thiệt hại khơng liên quan gì đến việc thực hiện
hợp đồng thì cũng được xác định đó là bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
6


Ví dụ: Vụ án gây thương tích xảy ra ngày 10/1/2010 giữa Tuấn Anh

và Hồng ở Ninh bình. Ban đầu Tuấn Anh có ký hợp đồng th Hồng xây
nhà theo hình thức khốn gọn, thời hạn 2 tháng. Qúa trình thực hiện hợp
đồng phía Tuấn Anh đã làm đúng những điều khoản cam kết, song hết thời
hạn Hồng khơng bàn giao cơng trình, do đó hai bên xảy ra mâu thuẫn dẫn
đến xơ xát. Hồng đã đánh Tuấn Anh gây thương tích nặng làm tổn hại 62%
sức khỏe của Tuấn Anh. Trường hợp này Hồng khơng chỉ phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích cho Tuấn Anh mà cịn phải có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại về khoản vi phạm nghĩa vụ cam kết theo
hợp đồng cùng với khoản thiệt hại do chi phí phục hồi sức khỏe, bồi dưỡng
sức khỏe cho Tuấn Anh.
Trong ví dụ này rõ rằng ta thấy khoản bồi thường thiệt hại về sức khỏe
do có hành vi trái pháp luật của Hoàng hoàn toàn nằm ngoài phần thoả thuận
của hợp đồng, không hề liên quan đến nghiã vụ thực hiện trong hợp đồng.
Thực tiễn cịn có các trường hợp bồi thường thiệt hại do xâm phạm
sức khỏe, tính mạng cũng xuất phát từ quan hệ hợp đồng. Chẳng hạn như
hợp đồng vận chuyển hành khách xuất phát ban đầu từ thoả thuận của các
bên, nhưng việc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe cho khách hàng
thì Tồ án phải vận dụng các quy định về bồi thường thiệt hại ngồi hợp
đồng để giải quyết. Vì tính mạng, sức khỏe của hành khách là do pháp luật
bảo vệ chứ khơng phụ thuộc vào hợp đồng, mặc dù có sự thực hiện hợp
đồng giữa các bên.
Tóm lại, khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm
phạm sức khỏe, tính mạng được hiểu là một loại trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng phát sinh từ hành vi gây thiệt hại trái pháp luật. Trong đó,
người có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của người khác gây thiệt
hại, phải bồi thường những thiệt hại do mình gây ra mà trước đó giữa các bên
khơng có quan hệ hợp đồng, hoặc tuy có quan hệ hợp đồng nhưng hành vi của
7



người gây thiệt hại không thuộc về nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã ký kết.
Hay nói cách khác, quan hệ hợp đồng tuy không phải là căn cứ thực tiễn
nhưng có thể đưa lại khả năng làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại do
xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng.
1.2. Đặc điểm của bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng do xâm phạm tính
mạng, sức khỏe
Nghiên cứu về khái niệm và đặc điểm của chế định bồi thường thiệt
hại ngồi hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức khỏe ta thấy rằng: nó
mang đầy đủ những đặc điểm của chế định bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng. Cơ sở để xác định trách nhiệm chính là những quy định của pháp luật
(quy định những hậu quả pháp lý ngồi mong muốn của chủ thể), khơng có
sự thỏa thuận trước giữa các bên và được phát sinh chỉ trên cơ sở hành vi
bất hợp pháp do lỗi cố ý hoặc vô ý. Các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
bên cũng hoàn toàn do pháp luật quy định, trước thời điểm phát sinh trách
nhiệm giữa các bên khơng có quan hệ hợp đồng với nhau, nếu có thì việc
gây thiệt hại khơng liên quan gì đến việc thực hiện hợp đồng. Ngồi các
đặc điểm cơ bản thì bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm sức
khỏe, tính mạng cịn mang cả các đặc tính xủa chế định trách nhiệm dân sự
nói chung, vì vậy nó tương đối ổn định, tồn tại theo các quy định khách
quan và là những quy định mang tính chất là biện pháp bảo vệ, giữ gìn sự
phát triển bình thường của các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
Những quy định về chế định này sẽ đảm bảo cho việc khơi phục lại các
quyền nhân thân khi nó bị phá vỡ trong quá trình phát triển các quan hệ
pháp luật. Về mặt nguyên tắc thì các quy định của BLDS về bồi thường
thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm tính mạng, sức khỏe đều là những
quy định mang tính chất bắt buộc tn thủ, nó cịn được coi là những nghĩa
vụ do pháp luật quy định.
8



1.3. Sơ lược quy định dân sự Việt Nam về việc bồi thường thiệt hại ngoài
hợp đồng do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
1.3.1. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
trong pháp luật thời kì Lê - Nguyễn
Bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng trước hết là một loại trách nhiệm
pháp lý. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo chiều dài lịch sử của nhân
loại được quy định, áp dụng rất sớm. Trên thế giới chế định bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng được quy định sớm nhất ở thời La Mã (thế kỉ thứ VIII
TCN đến thế kỉ thứ VII SCN). Ở Việt Nam vấn đề trách nhiệm dân sự do
hành vi gây thiệt hại về tài sản, tính mạng cũng được quy định rất sớm, một
trong các quy định về vấn đề này rõ nhất trong Quốc triều hình luật. Trong
Quốc triều hình luật quy định về trách nhiệm dân sự thì các khoản bồi
thường, mức độ bồi thường phụ thuộc vào nhân thân người bị thiệt hại. Theo
Điều 29 Bộ luật Hồng Đức thì tiền đền mạng được ấn định tùy theo phẩm trật
của kẻ bị chết như sau: Nhất phẩm, tòng nhất phẩm được đền 15.000 quan,
nhị phẩm, tòng nhị phẩm 9.000 quan, tam phẩm, tòng tam phẩm 7.000 quan,
tứ phẩm, tòng tứ phẩm 5.000 quan, ngũ phẩm, tòng ngũ phẩm 2.000 quan, lục
phẩm, tòng lục phẩm 1.000 quan, thất phẩm, tòng thất phẩm 500 quan, bát
phẩm đến cửu phẩm 300 quan, thứ nhân trở xuống 150 quan.
Trong trường hợp đánh người gây thương tích thì người phạm tội ngồi
hình phạt bị đánh roi cịn phải bồi thường cho nạn nhân theo mức đã được
quy định trong Điều 466 Bộ luật Hồng Đức như sau: “Sưng phù thì phải đền
tiền thương tổn 3 tiền, chảy máu thì phải 1 quan, gãy một ngón tay, một răng
thì đền 10 quan, đâm chém bị thương thì 15 quan. Đọa thai chưa thành niên
thì 30 quan, đã hình thành thì 50 quan, gãy một chân một tay, mù một mắt thì
50 quan, đứt lưỡi và hỏng âm, dương vật thì đền 100 quan. Về người quyền
quý phải xử khác.”

9



So với Quốc triều Hình luật thời nhà Lê thì trong Hoàng Việt Luật Lệ
(Bộ luật Gia Long) thời nhà Nguyễn các quy định về bồi thường thiệt hại có
khác hơn. Ví dụ điều 261 của Bộ luật quy định mức tiền bồi thường cho gia
đình nạn nhân trong trường hợp tội giết người và tiền chuộc đó giao cho gia
đình nạn nhân để lo chơn cất. Nếu phạm nhân bị phạt tội giảo thì tiền chuộc là
12 lạng bạc. Người điên giết người số tiền phạt cũng như vậy. Trường hợp
gây thương tích cho người khác thì Hồng Việt luật lệ chỉ quy định một cách
tỉ mỉ về các hình phạt mang tính chế tài hình sự tại điều 271, chứ không đề
cập đến vấn đề bồi thường dân sự.
Như vậy, qua một số quy định của Quốc triều Hình luật thời nhà Lê và
Hồng Việt Luật Lệ thời nhà Nguyễn ta thấy các chế định về trách nhiệm dân
sự rất sơ sài, mơ hồ và gần như không có sự phân biệt giữa trách nhiệm dân
sự và trách nhiệm hình sự .
1.3.2. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
trong pháp luật dân sự thời kỳ Pháp thuộc
Dưới thời Pháp thuộc, do tiếp thu được phần nào sự tiến bộ của nền khoa
học pháp lý Phương Tây nên trách nhiệm dân sự đã được tách khỏi trách nhiệm
hình sự . Điều này, được thể hiện rõ trong các quy định tại Điều 712 bộ Dân
luật Bắc Kỳ và điều 761 Hoàng Việt trung kỳ hộ luật, đó là : Người nào làm bất
cứ việc gì gây thiệt hại cho người khác do lỗi của mình đều phải bồi thường
thiệt hại.
Như vậy, qua một số quy về bồi thường thiệt hại dưới thời Pháp thuộc
ta thấy rằng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự chưa được tồn tại một
cách độc lập, song những quy định cụ thể này đã khẳng định khái niệm bồi
thường thiệt hại về dân sự, nay gọi là trách nhiệm dân sự đã hình thành từ lâu
đời. Những quy định này được Pháp luật Việt Nam hiện đại kế thừa và phát
triển thành chế định trách nhiệm bồi thường dân sự độc lập như hiện nay.

10



1.3.3. Quy định về bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
trong pháp luật dân sự từ năm 1945 đến nay
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một bước ngoặt mới: Nhà
nước Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này do hoàn cảnh của đất nước
chúng ta chưa thể ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các quan hệ
xã hội trong đó có các quan hệ về trách nhiệm dân sự. Để điều chỉnh các quan
hệ đó Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lượt ký Sắc lệnh số 90/SL ngày
10/10/1945 và Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên
tinh thần không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hịa của
Nhà nước ta. Như vậy, thực tiễn cho thấy việc giải quyết các quan hệ bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng đều trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của
ngành Tòa án chứ chưa có văn bản pháp lý cụ thể để giải quyết các tranh chấp
này về sau. Bên cạnh đó, xu hướng phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, địi hỏi phải có BLDS điều chỉnh một
lĩnh vực quan hệ xã hội rộng lớn.
BLDS Việt Nam đầu tiên ra đời đã bao quát được một lĩnh vực rộng
lớn trong đời sống xã hội, đó là giao lưu dân sự của các chủ thể. Bên cạnh
việc xây dựng chuẩn mực pháp lý cho các chủ thể tham gia quan hệ dân sự,
góp phần giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển. BLDS
còn hạn chế những tranh chấp, tiêu cực trong các quan hệ dân sự làm lành
mạnh các quan hệ xã hội bằng các quy định về trách nhiệm bồi thường dân
sự. Những quy định này giúp cho những chủ thể có đủ cơ sở để tự bảo vệ các
quyền dân sự của mình, cũng như có quyền u cầu Tịa án, cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền khác bảo vệ quyền dân sự bị xâm phạm.
Kể từ năm 1995, BLDS của CHXHCN Việt Nam được ban hành và có
hiệu lực vào ngày 1/7/1996, những quy định về trách nhiệm bồi thường ngoài
hợp đồng được quy định ở chương V Phần thứ ba, tại Điều 609 của Bộ luật
quy định: “Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vơ ý xâm phạm đến tính mạng, sức

11


khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác
của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các
chủ thể khác mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường”. Như vậy, người gây thiệt
hại cho dù có hành vi cố ý hoặc vô ý gây thiệt hại cho người khác về tài sản,
sức khỏe, tính mạng và các quyền nhân thân khác thì phải bồi thường theo
trách nhiệm dân sự.
Sau này, khi BLDS năm 2005 được ban hành thay thế cho BLDS năm
1995 thì các quy định về bồi thường ngồi hợp đồng nói chung và bồi thường
ngồi hợp đồng do xâm phạm sức khỏe, tính mạng nói riêng càng được quy
định cụ thể và hồn chỉnh hơn.
1.4. Những quy định của BLDS hiện hành trong việc bồi thường thiệt hại
do xâm phạm sức khỏe, tính mạng
Một trong số những quyền nhân thân quan trong nhất gắn liền với mỗi
cá nhân đó là quyền được bảo đảm an tồn về sức khỏe, tính mạng. Chính vì
vậy Nhà nước ta đã ghi nhận việc bảo hộ các quyền này ngay trong Hiến
pháp: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người về
chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các
quyền công nhân và được quy định trong Hiến pháp và luật” (điều 50 Hiến
pháp 92). Căn cứ vào nhiệm vụ, mục đích, đối tượng điều chỉnh của mình
BLDS 2005 ra đời với các quy định về các chủ thể trong quan hệ bồi thường,
nguyên tắc bồi thường, hình thức bồi thường thiệt hại đã tạo nền tảng pháp lý
để các chủ thể bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình trong quan hệ tài sản,
quan hệ nhân thân và trong giao lưu dân sự.
1.4.1. Các chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại
a. Pháp nhân - chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại
Khi chưa có BLDS 1995, trách nhiệm của pháp nhân và cá nhân được
quy định tại Thông tư 173/UBTP-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao ngày

12


23/3/1972. Theo tinh thần của thơng tư này thì cơng nhân viên chức hay một
người đại diện hợp pháp của xí nghiệp, cơ quan trong khi thi hành nhiệm vụ,
do hành vi liên quan chặt chẽ đến công tác, được xí nghiệp, cơ quan phân
cơng mà gây thiệt hại theo chế độ trách nhiệm dân sự, rồi sau đó có quyền địi
hỏi họ hồn trả việc bồi thường đó theo quan hệ lao động.
Trong trường hợp công nhân viên chức hoặc đại diện của xí nghiệp, cơ
quan lợi dụng nhiệm vụ do hành vi không liên quan đến công việc được phân
công, để mưu lợi riêng mà gây thiệt hại cho người khác thì cá nhân họ phải
bồi thường.
Điều 618 BLDS quy định: “Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao.
Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền u cầu người có lỗi trong
việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật”.
Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền và
nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân
trong giao dịch dân sự. Trong quan hệ dân sự pháp nhân có thể đại diện do
pháp luật quy định hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc
được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
Pháp nhân chỉ bồi thường thiệt hại trong trường hợp người của pháp nhân
quản lý gây thiệt hại.
Ví dụ: A là lái xe của công ty B, trên đường đi công tác gây tai nạn.
Trong trường hợp này thì cơng ty B phải bồi thường tồn bộ thiệt hại.
Có trường hợp tuy người đó là người của pháp nhân quản lý gây thiệt
hại nhưng khơng phải bồi thường. Cũng như ví dụ trên, nhưng sau khi hồn
thành xong cơng việc cơng ty giao cho, A đã lái xe tranh thủ về thăm quê và
trên đường về quê đã gây ra tai nạn, trong trường hợp này thì A phải có trách
nhiệm bồi thường tồn bộ thiệt hại, cơng ty B khơng phải chịu trách nhiệm

bồi thường thiệt hại.
13


Người của pháp nhân quản lý không phải chịu trách nhiệm thay cho
pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện. Trong
trường hợp người của pháp nhân quản lý lợi dụng nhiệm vụ được cơ quan chủ
quản giao nhưng lại làm một việc vì mục đích cá nhân mà gây thiệt hại thì
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại xảy ra.
b. Cá nhân - Chủ thể trong quan hệ bồi thường thiệt hại
Xuất phát từ năng lực chủ thể của cá nhân khi tham gia quan hệ dân sự,
BLDS quy định năng lực chịu bồi thường thiệt hại của cá nhân phụ thuộc vào
các mức độ năng lực hành vi dân sự, khả năng bồi thường và tình trạng tài sản
của cá nhân.
Khoản 1 Điều 606 BLDS quy định: “Người từ đủ 18 tuổi trở lên gây
thiệt hại thì phải tự bồi thường”.
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có khả
năng bằng chính hành vi của mình xác lập thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự
(Điều 17 BLDS).
Trên thực tế, khi xét xử đối với người gây thiệt hại từ đủ 18 tuổi trở lên,
chưa có việc làm, khơng có thu nhập, khơng có tài sản đáng kể và đang sống
chung với cha mẹ, thì Tịa án vẫn xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
đối với họ và trong quá trình giải quyết vẫn thừa nhận sự tự nguyện của cha
mẹ người gây thiệt hại bồi thường thay cho con, nhưng về mặt luật pháp thì
khơng thể buộc họ bồi thường. Thực tế xảy ra cho thấy có người đủ 18 tuổi
gây thiệt hại nhưng đang học ở một trường nào đó, chưa có tài sản, khơng có
thu nhập đang phải sống nhờ vào cha, mẹ chu cấp tiền ăn học thì khi thụ lý cơ
quan Tòa án nên hòa giải, động viên cha mẹ người gây thiệt hại bồi thường.
“Người chưa thành niên dưới mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha,
mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường tồn bộ thiệt hại, nếu tài sản của cha, mẹ

không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng
thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu”.
14


Trong cuộc sống phần lớn người dưới mười lăm tuổi khơng có tài sản
và sự tự lập về kinh tế. Điều đó khơng có nghĩa là tất cả những người này đều
khơng có tài sản riêng mà thực tế có nhiều trường hợp những người này đã có
tài sản riêng do được hưởng thừa kế, được tặng cho tài sản. Nhưng về mặt
pháp lý thì khi những người này gây thiệt hại thì cha, mẹ vẫn là người phải
bồi thường thay, chỉ trừ khi việc bồi thường cịn thiếu thì mới lấy tài sản riêng
của con bồi thường cho đủ.
“Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại
thì phải bồi thường bằng tài sản của mình. Nếu khơng đủ tài sản để bồi
thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình”.
Theo luật lao động thì: Người từ đủ mười lăm tuổi trở lên có thể được
tham gia vào quan hệ lao động để có thu nhập và có tài sản riêng có thể tự
mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha, mẹ quản lý và cha, mẹ hồn tồn có
quyền định đoạt tài sản đó vì lợi ích của con. Tuy nhiên, những người ở độ
tuổi này chưa đầy đủ về năng lực hành vi dân sự nên phải có người đại diện
cho mình trong việc xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự. Vì vậy, cha,
mẹ của người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi vẫn phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại do con mình gây nên.
Xem xét hai trường hợp người dưới mười lăm tuổi và người từ đủ mười
lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại với trường hợp người gây
thiệt hại là người mất năng lực hành vi dân sự thì nếu những người này có cá
nhân, tổ chức giám hộ thì cá nhân, tổ chức đó được dùng tài sản của người
được giám hộ để bồi thường. Khoản 3 Điều 606 BLDS quy định:
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại
mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được

giám hộ để bồi thường: nếu người được giám hộ khơng có tài sản hoặc khơng
đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của
mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc
giám hộ thì khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
15


Xuất phát từ quy định trên đây của BLDS, một vấn đề nảy sinh là: Nếu
người giám hộ chứng minh được mình khơng có lỗi trong việc giám hộ thì
khơng phải lấy tài sản của mình để bồi thường. Vậy trong trường hợp này sẽ
lấy tài sản ở đâu để bồi thường, ai là người phải bồi thường cho người bị thiệt
hại. Vì vậy, theo tơi cần có một quy định cụ thể trong trường hợp này, chẳng
hạn coi đó là rủi ro và người bị thiệt hại phải gánh chịu thiệt hại.
1.4.2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Khi giải quyết các vụ án liên quan đến sức khỏe, tính mạng bị xâm
phạm các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng phải tuân thủ
nguyên tắc về bồi thường thiệt hại. Dưới góc độ lý thuyết thì nguyên tắc là
các tư tưởng pháp lý chỉ đạo có ý nghĩa bao trùm, xun suốt trong q trình
ban hành văn bản pháp luật cũng như áp dụng pháp luật các chủ thể phải
tuân theo.
Điều 605 BLDS quy định:
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể
thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật
hoặc thực hiện một công việc, phương pháp bồi thường một lần hoặc nhiều
lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý
mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường khơng cịn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt
hại hoặc người gây thiệt hại có quyền u cầu Tịa án hoặc cơ quan nhà nước
có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

BLDS 2005 đã bổ xung nguyên tắc “bồi thường một lần hoặc nhiều
lần”. Việc bổ xung điều kiện này đã tạo cho người gây thiệt hại và người bị
thiệt hại tự do thỏa thuận theo hoàn cảnh kinh tế và khả năng của mình.
Các nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 605 BLDS
thể hiện sự công bằng hợp lý của pháp luật dân sự, bảo vệ quyền, lợi ích hợp
16


pháp của cá nhân, tổ chức, pháp nhân khi bị xâm phạm, đồng thời cũng thể
hiện sự công bằng đối với người gây thiệt hại, đó là người gây thiệt hại chỉ
phải chịu trách nhiệm về mức độ lỗi của mình gây ra.
a. Ngun tắc bồi thường tồn bộ và kịp thời
Mục đích của bồi thường thiệt hại ngồi hợp đồng là buộc người gây
thiệt hại phải bù đắp, khắc phục những thiệt hại đã xảy ra cho người bị thiệt
hại, do đó gây thiệt hại phải bồi thường tồn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người bị thiệt hại. Khoản 1 Điều 605,
nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời quy định: “Thiệt hại phải được bồi
thường toàn bộ và kịp thời”. Theo từ điển giải thích từ ngữ Luật học của
trường Đại học Luật Hà Nội năm 1999 thì cụm từ “Bồi thường thiệt hại” được
hiểu là: “Hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây thiệt
hại phải khác phục hậu quả bằng cách bù đắp, đền bù tổn thất về vật chất và
tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại”.
Vậy hiểu như thế nào là “tồn bộ” và “kip thởi”?
Theo tơi thì “tồn bộ” là tất cả các phần, bộ phận của một chỉnh thể.
Bồi thường toàn bộ thiệt hại là ngun tắc cơng bằng hợp lý phù hợp mục
đích cũng như chức năng khơi phục. Điều này có nghĩa cực kỳ quan trọng khi
xác định bồi thường thiệt hại về tính mạng và sức khỏe trong việc cứu chữa,
hạn chế thiệt hại bởi các chi phi cứu chữa thường rất cao, trong một số trường
hợp vượt quá khả năng của người bị thiệt hại.
Bồi thường “kịp thời” là không chậm trễ, có thể người gây thiệt hại

phải bồi thường ngay mà khơng cần chờ quyết định của Tịa án.
Trong trường hợp người gây thiệt hại có khả năng về kinh tế nhưng
không chịu bồi thường ngay để chữa chạy cho người bị thiệt hại thì tùy từng
trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng có thể ra quyết định áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời buộc người gây thiệt hại phải bồi thường ngay cho người bị
thiệt hại.
17


Ví dụ: Một người bị thiệt hại đang được cứu chữa trong cơ sở y tế bởi
hành vi trái pháp luật của người gây thiệt hại và có thể phải điều trị thời gian
dài, nhưng người bị thiệt hại do hồn cảnh khó khăn khơng thể đáp ứng ngay
được. Trong trường hợp này nếu người gây thiệt hại không tự nguyện bồi
thường do hành vi của mình gây ra thì Tịa án có thể áp dụng biện pháp khẩn
cấp tạm thời buộc người gây thiệt hại phải bồi thường ngay một khoản tiền
cho người bị thiệt hại.
Bồi thường thiệt hại được xác định theo nguyên tắc: người gây thiệt
hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu (bồi thường tồn bộ thiệt hại).
Thiệt hại xảy ra có thể là tài sản, sức khỏe, tính mạng bị xâm phạm (Điều
608; Điều 609; Điều 610 BLDS) tùy từng trường hợp có thể áp dụng bồi
thường thiệt hại về tinh thần (khoản 2 Điều 609; khoản 2 Điều 610 BLDS);
không chấp nhận những chi phí, thiệt hại khơng thực tế và thiệt hại được suy
diễn chủ quan.
Nguyên tắc bồi thường toàn bộ và kịp thời không hạn chế sự tự nguyện
thỏa thuận việc bồi thường giữa người gây thiệt hại và người bị thiệt hại.
Đồng thời không nghiêm cấm sự ép buộc thỏa thuận và việc thỏa thuận đó
khơng trái pháp luật, tùy theo sự thỏa thuận của các bên có thể cao hơn mức
thiệt hại hoặc thấp hơn mức thiệt hại xảy ra trên thực tế. Đây là đặc trưng cơ
bản trong giao lưu dân sự trên cơ sở tự do ý chí, tự do cam kết thỏa thuận.
b. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi

vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng khinh tế trước mắt và lâu
dài của mình
Với ngun tắc này thì người gây thiệt hại chỉ có thể được giảm mức
bồi thường khi có đủ hai điều kiện sau:
+ Do lỗi vô ý mà gây thiệt hại
Nếu người gây thiệt hại mà do lỗi cố ý mà gây thiệt hại thì khơng được
áp dụng ngun tắc này bởi vì người gây thiệt hại chú ý gây ra thiệt hại mà
18


×