Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Chế định hình phạt trong luật hình sự việt nam một số vẫn đề lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (594.02 KB, 65 trang )

TRNG I HC VINH

Khoa luật
==== ====

Chế định hình phạt
một số vấn đề lý luận và thực tiễn

khoá luận tốt nghiệp đại học
Ngành: Luật học

Ng-ời h-ớng dẫn: ThS. Phạm Thị Huyền
Ng-ời thực hiện: Hoàng Ngọc Thuỷ
Lớp:
MÃ số sinh viên:

49B3 - Luật
0855035542

Vinh, th¸ng 3/2012

0

Sang


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện bài khố luận tốt nghiệp ngành Luật học với
đề tài “Chế định hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam. Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận đựơc sự giúp
đỡ, động viên nhiệt tình của thầy cơ, gia đình và bạn bè.


Để hồn thành bài khố luận tốt nghiệp này, trước tiên tôi xin đựơc gửi
lời cảm ơn chân thành nhất tới Nhà trường cùng các thầy, cô trong khoa Luật
- Trường Đại học Vinh. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
cơ giáo, Thạc sỹ: Phạm Thị Huyền Sang đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tơi
trong suốt q trình thực hiện bài khố luận này.
Do thời gian và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khố luận khơng
tránh khỏi những thiếu sót nhất định, tơi rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp của Thầy cô, các bạn và những người quan tâm đến đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Hoàng Ngọc Thuỷ

1


DANH MỤC VIẾT TẮT
1. BLHS:

Bộ luật hình sự

2. BLTTHS:

Bộ luật tố tụng hình sự

3. TNHS:

Trách nhiệm hình sự

4. HPC:


Hình phạt chính

5. HPBS:

Hình phạt bổ sung

2


MỤC LỤC
Trang

A. PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..............................................................1
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................................1
3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..................................................2
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU .......................................................................2
5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................3
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................3

B. NỘI DUNG ........................................................................................ 4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH
HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM...............................4
1. Khái niệm chung về hình phạt ....................................................................4
1.1. Khái niệm hình phạt .................................................................................4
1.2. Đặc điểm của hình phạt ............................................................................5
1.3. Mục đích hình phạt...................................................................................9
1.4. Tính nhân đạo của chế định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam .........12
2. Hệ thống hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam .......................................17

2.1. Các hình phạt chính ..................................................................................17
2.2. Các hình phạt bổ sung ..............................................................................21
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ......................................................................25
1. Hình phạt chính ...........................................................................................26
1.1. Hình phạt tù có thời hạn ...........................................................................26
1.2. Hình phạt tù chung thân và tử hình ..........................................................27
1.3. Các hình phạt chính cịn lại ......................................................................30
2. Hình phạt bổ sung .......................................................................................35
2.1. Hình phạt cấm đảm nhiệm chức vụ cấm hành nghề hoặc làm công
việc nhất định ..................................................................................................35

3


2.2. Hình phạt cấm cư trú ................................................................................37
2.3. Hình phạt quản chế...................................................................................37
2.4. Hình phạt tước một số quyền cơng dân ...................................................38
2.5. Hình phạt tịch thu tài sản .........................................................................39
2.6. Hình phạt tiền với tư cách là hình phạt bổ sung ......................................40
2.7. Hình phạt trục xuất với tính chất là hình phạt bổ sung ............................41
Chương 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN
THIỆN CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM ...............................................................................................................42
1. Một số giải pháp đề xuất .............................................................................42
1.1. Qui định về các hình phạt chính...............................................................42
1.2. Hình phạt bổ sung ....................................................................................47
2. Một số kiến nghị khác .................................................................................55

C. KẾT LUẬN ....................................................................................... 57

D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

4


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển, bộ mặt đất nước ngày càng khởi sắc.
Cả đất nước đang sục sôi trong khơng khí cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đất
nước tiến sâu vào hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc. Nền kinh tế nước nhà
ngày càng phát triển và đang trên đà tiến sâu vào nền kinh tế thị trường tồn
cầu, khoa học cơng nghệ ngày càng hiện đại, tinh vi. Cùng đó thì xã hội cũng
có những diễn biến phức tạp, nhiều mối quan hệ xã hội nảy sinh, tội phạm ngày
càng nhiều và càng có nhiều thủ đoạn, mánh khoé ranh ma, tinh vi, tàn bạo
hoạt động lộng hành khắp mọi nơi hơn để vượt qua hàng rào luật pháp.
Để góp phần đắc lực trong cuộc đấu tranh phịng chống tội phạm khơng
thể khơng kể đến vai trị của hình phạt. Hình phạt là một bộ phận cấu thành
không thể thiếu trong hệ thống các biện pháp tác động của Nhà nước và xã
hội đến tội phạm. Vì vậy, việc nghiên cứu các quy định pháp luật cũng như
thực tiễn áp dụng các hình phạt đó nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt là
việc làm rất cần thiết.
Để góp thêm một phần ý kiến cho việc tìm hiểu và việc hồn thiện chế
định hình phạt nói riêng và pháp luật hình sự nói chung, đưa ra một số kiến
nghị cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả hình phạt trong đấu tranh phịng chống
tội phạm giữ vững trật tự an tồn xã hội. Đó là những lý do để tơi lựa chọn
“Chế định hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn” làm đề tài khố luận tốt nghiệp.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Chế định hình phạt là một trong những vấn đề quan trọng nhất của luật
hình sự. Bởi vậy từ trước đến nay nó đã được đề cập đến rất nhiều trong các

nghiên cứu khoa học cũng như luận văn tốt nghiệp.

1


Ngay từ thời kì sơ khai khi pháp luật mới xuất hiện thì hình phạt đã là
một nội dung chính của pháp luật và được những người cai trị sử dụng như
một công cụ quan trọng hữu hiệu nhất để điều hành đất nước. Từ khi nước
CHXHCN Việt Nam được thành lập năm 1945 cho đến khi Bộ luật hình sự
đầu tiên của nước ta được ban hành năm 1985, chế định hình phạt đã được qui
định cụ thể trong các văn bản pháp luật hình sự của nước ta. Và vấn đề này đã
thực sự được hoàn thiện trong Bộ luật Hình sự năm 1999.
Vì vậy, đề tài này của tơi mang tính chất kế thừa có chọn lọc và phát
triển thêm một số ý mới để từ đó nhằm hồn thiện chế định hình phạt trong
luật hình sự Việt Nam.
Trên cơ sở lý luận chung về hình phạt, tơi đi sâu nghiên cứu hình phạt
trong luật hình sự Việt Nam để từ đó nhận thức được tầm quan trọng của nó
trong việc nâng cao bảo vệ pháp luật, giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân
và động viên đơng đảo quần chúng nhân dân tích cực tham gia vào cuộc đấu
tranh phòng chống tội phạm, đồng thời qua đó thể hiện sự nghiêm khắc cũng
như tính nhân đạo của pháp luật Việt Nam.
3. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đây là một đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng, với đề tài này tơi khơng
có ý định đi sâu nghiên cứu các vấn đề chi tiết mà tơi chỉ đi vào tìm hiểu một
số vấn đề lý luận chung và cụ thể. Chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau đây:
- Một số căn cứ lý luận về chế định hình phạt
- Thực tiễn thi hành chế định hình phạt
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Là một đề tài nghiên cứu mang tính khoa học pháp lý, đề tài “Chế định
hình phạt trong luật hình sự Việt Nam. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” có

nhiệm vụ nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đưa ra một số luận cứ khoa học
nhằm góp phần tìm hiểu rõ hơn, sâu hơn về luật hình sự nói chung cũng như
các quy định, chế định các quy phạm về hình phạt của luật hình sự nói riêng.

2


5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận của luận văn là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về nhà nước, pháp luật,
về tội phạm, hình phạt, về con người; những thành tựu của khoa học, triết
học, lịch sử, các học thuyết chính trị pháp lý, luật hình sự, luật tố tụng hình
sự, luật thi hành án, lơgíc học.
Để thực hiện đề tài, bên cạnh việc dựa trên cơ sở lý luận chung thì trong
quá trình nghiên cứu đã sử dụng nhiều phương pháp: Phương pháp phân tích
tổng hợp; phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử; phương pháp duy vật biện
chứng; phương pháp so sách; phương pháp thống kê; phương pháp trừu tượng
hóa khoa học.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài có bố
cục 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về chế định hình phạt trong luật
hình sự Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng các chế định hình phạt trong luật hình sự
Việt Nam.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện chế định hình
phạt trong luật hình sự Việt Nam.

3



B. NỘI DUNG
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẾ ĐỊNH HÌNH PHẠT
TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
1. Khái niệm chung về hình phạt
1.1. Khái niệm hình phạt
Hình phạt là một phạm trù pháp lý - xã hội rất phức tạp, mang tính chất
khách quan, gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước và pháp luật. Đây là chế
định đã được ghi nhận từ rất sớm trong pháp luật hình sự của các quốc gia
trên thế giới. Theo tiếng Latin, hình phạt có tên gọi là “poena”, tiếng Pháp là
“peine”, tiếng Anh là “punishment”, tiếng Đức là “strafe”.
Trong pháp luật hình sự thực định của Việt Nam thời kì từ sau Cách
mạng Tháng Tám đến trước khi pháp điển hố lần thứ hai (1945-1999) thì
định nghĩa pháp lý của khái niệm hình phạt chưa bao giờ được ghi nhận về
mặt lập pháp. Chỉ có sau khi pháp điển hố lần hai, với việc thơng qua Bộ luật
Hình sự 1999 thì định nghĩa pháp lý của khái niệm lần đầu tiên mới được nhà
làm luật chính thức ghi nhận trong Pháp luật Hình sự Việt Nam hiện hành với
nội dung như sau: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của
nhà nước nhằm tước bỏ quyền hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm
tội” (Điều 26 Bộ luật Hình sự 1999).
Trong lý luận luật hình sự, từ trước đến nay trong khoa học luật hình sự
của Việt Nam xung quanh khái niệm hình phạt, giữa các nhà hình sự học vẫn
cịn tồn tại nhiều ý kiến khác nhau. Như theo ý kiến của GS.TS Đỗ Ngọc
Quang thì hình phạt là “Biện pháp cưỡng chế rất nghiêm khắc của Nhà nước
được quy định trong luật Hình sự do Toà án áp dụng đối với người phạm tội
nhằm tước bỏ hoặc hạn chế những quyền và mục đích nhất định với mục đích
với mục đích là cải tạo giáo dục người phạm tội và ngăn ngừa tội phạm, bảo

4



vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân”.
Cịn theo ý kiến của PGS.TS Võ Khánh Vinh hình phạt là: “Biện pháp cưỡng
chế do Toà án quyết định trong bản án đối với người có lỗi trong việc thực
hiện tội phạm và được thể hiện ở việc tước đoạt hoặc hạn chế quyền, lợi ích
do luật quy định đối với người bị kết án”. PGS.TS Nguyễn Ngọc Hoà và TS.
Lê Thị Sơn lại cho rằng: hình phạt là “Biện pháp cưỡng chế nhà nước được
luật hình sự quy định và do tồ án áp dụng có nội dung tước bỏ hoặc hạn chế
quyền, lợi ích của người phạm tội nhằm trừng trị, giáo dục họ, cũng như
nhằm giáo dục người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phịng
ngừa tội phạm”.
Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài này, chúng ta nghiên cứu khái niệm hình
phạt dưới góc độ là khái niệm được quy định trong Bộ luật hình sự 1999.
1.2. Đặc điểm của hình phạt
1.2.1. Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
Đây được xem như là đặc trưng cơ bản nhất của hình phạt so với bất cứ
biện pháp cưỡng chế nào khác. Bởi, mặc dù trong cơng cuộc đấu tranh phịng
chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của Nhà nước sử dụng phối hợp nhiều biện
pháp kinh tế, chính trị, xã hội … nhưng hình phạt vẫn được xem là cơng cụ
hữu hiệu nhất bởi tính cưỡng chế nghiêm khắc nhất của nó. Tính cưỡng chế
nghiêm khắc này được thể hiện ở các đặc điểm sau:
Thứ nhất, người bị áp dụng hình phạt sẽ bị tước bỏ hoặc hạn chế quyền
tự do (hình phạt tù, cấm cư trú, quản chế, trục xuất), quyền về tài sản (tịch thu
tài sản, phạt tiền), quyền chính trị (cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc
làm công việc nhất định) trong thời gian theo luật định. Hình phạt tù là hình
phạt đặc thù hạn chế quyền tự do nhiều nhất của công dân mà biện pháp
cưỡng chế khác không thể đạt được. Và đặc biệt, người bị áp dụng có thể bị
tước đi quyền sống - một quyền cơ bản của con người mà bất cứ một biện
pháp cưỡng chế nào khác ngồi hình phạt (tử hình) đều khơng thể tước bỏ.


5


Thứ hai, mặc dù người bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác như
biện pháp xử lý hành chính, biện pháp bồi thường dân sự…cũng có thể bị
tước bỏ một số quyền về tài sản, quyền chính trị hay bị quản chế về tự do
nhưng có thể thấy mức độ nghiêm khắc vẫn thấp hơn hình phạt bởi người bị
áp dụng hình phạt cịn có thể phải chịu án tích trong một thời gian nhất định
theo luật định. Án tích là hậu quả pháp lý của việc phạm tội bất lợi hơn nhiều
lần so với hậu quả của các hành vi vi phạm pháp luật khác như vi phạm hành
chính. Bởi vì, nếu như chỉ sau thời hạn một năm người có hành vi vi phạm
hành chính và bị xử phạt sẽ được xoá án và coi như chưa bị xử phạt vi
phạm hành chính thì thời hạn để xố án tích tối thiểu là một năm (áp dụng
đối với hình phạt tiền, cảnh cáo hoặc cải tạo khơng giam giữ hoặc được
hưởng án treo) và có thể tối đa là 7 năm (Điều 64 BLHS). Án tích cũng
được coi là căn cứ để xác định xem hành vi phạm tội có tính chất tái phạm
hoặc tái phạm nguy hiểm hay không nhằm xác định căn cứ để định tội và
quyết định hình phạt.
Thứ ba, điều 28 BLHS quy định hệ thống hình phạt bao gồm cả hình
phạt chính và hình phạt bổ sung với mức độ, nội dung cưỡng chế khác nhau.
Khi áp dụng hình phạt, Tồ án được quyền áp dụng cả hình phạt chính và
hình phạt bổ sung để hỗ trợ. Đồng thời, cịn có thể áp dụng kèm theo hình
phạt là các biện pháp tư pháp khác nhằm nâng cao hiệu quả của hình phạt như
tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan tới tội phạm, bắt buộc chữa bệnh, bồi
thường thiệt hại… Trong khi đó, khơng thể áp dụng hình phạt với tính chất hỗ
trợ hiệu quả cho các hình thức cưỡng chế khác như xử phạt hành chính…
Như vậy, với việc có thể áp dụng một hệ thống bao gồm hình phạt chính, hình
phạt bổ sung và biện pháp tư pháp cho cùng một hành vi phạm tội cũng cho
thấy mức độ cưỡng chế tối đa nghiêm khắc của hình phạt so với các biện pháp

cưỡng chế khác.

6


Thứ tư, để đảm bảo thi hành hình phạt thì cần trải qua những thủ tục
phức tạp hơn rất nhiều so với các biện pháp cưỡng chế khác. Thủ tục này
được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003, Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh thi hành án phạt tù năm
2007…Điển hình là cơ chế đảm bảo thi hành hình phạt tù có thời hạn hoặc
hình phạt tử hình (Chương XXVI-Thi hành hành phạt tử hình, Bộ luật tố tụng
hình sự năm 2003) đặc biệt phức tạp nhằm đảm bảo tối đa quyền con người
của người phạm tội.
Như vậy nói đến hình phạt là nói đến sự cưỡng chế cao độ nhất của Nhà
nước đối với hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội là tội phạm. Có sự cưỡng chế
tối đa như vậy mới đảm bảo sự trừng phạt cần thiết của Nhà nước với tính
chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Tuy vậy, tính cưỡng chế
nghiêm khắc nhất của hình phạt khơng có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn khả năng
giáo dục, cải tạo của hình phạt, bởi Tồ án phải căn cứ, xem xét trên tồn diện
hành vi phạm tội để đưa ra hình phạt thích hợp nhất với mức độ nguy hiểm
của hành vi phạm tội cũng như yếu tố nhân thân, hoàn cảnh…của người phạm
tội nhằm đảm bảo khả năng không chỉ trừng trị mà còn giáo dục và cải tạo
người phạm tội.
1.2.2. Hình phạt chỉ có thể áp dụng với người có hành vi phạm tội
Hình phạt với ý nghĩa là biện pháp cưỡng chế Nhà nước nhằm thực hiện
quan hệ pháp luật hình sự nảy sinh giữa người có hành vi phạm tội và Nhà
nước. Do đó, hình phạt chỉ có thể được áp dụng đối với chính người có hành
vi phạm tội và bị kết án. Hơn nữa, dựa trên ngun tắc cá thể hố trách nhiệm
hình sự được ghi nhận trong pháp luật hình sự nói chung, luật hình sự Việt
Nam nói riêng (trách nhiệm hình sự chỉ bị truy cứu đối với chính cá nhân

người phạm tội) thì hình phạt với tư cách là cơng cụ để thực hiện TNHS chỉ
được áp dụng với chính người phạm tội đó.

7


Điều này có nghĩa là hình phạt khơng thể bị áp dụng đối với tập thể
hoặc những người thân thích hoặc có liên quan tới người phạm tội, kể cả
trong trường hợp người phạm tội trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật.
Hơn nữa,nếu như trong các biện pháp cưỡng chế khác cho phép sự chấp
hành biện pháp cưỡng chế thay (như biện pháp phạt tiền trong xử phạt hành
chính, bồi thường thiệt hại…) thì pháp luật hình sự Việt Nam khơng cho
phép bất kì sự chấp hành hình phạt nào thay cho người phạm tội dù trên cơ
sở hoàn tồn tự nguyện. Đặc điểm này đã nói lên tính chất cá nhân của hình
phạt nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người phạm tội cũng như
cá nhân khác. Đây là đặc điểm hoàn toàn khác biệt đối với hệ thống hình
phạt trong thời kì phong kiến, khi mà pháp luật cho phép áp dụng một số
hình phạt với người phạm tội và người thân thích của người phạm tội. Ví
dụ: chu di tam tộc, chu di cửu tộc…
1.2.3. Hình phạt được quy định trong Bộ Luật Hình sự và do Tồ án
quyết định
Các quy định về tội phạm của Việt Nam hiện nay chỉ được ghi nhaanjduy
nhất trong Bộ luật hình sự “chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình
sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 2 BLHS). Như vậy, hình
phạt cũng chỉ được quy định trong Bộ luật hình sự và chỉ có hình phạt được
quy định trong Bộ luật hình sự mới được áp dụng đối với người bị kết án.
Điều này thể hiện rõ nét nguyên tắc pháp chế về hình phạt trong Luật hình sự
của Nhà nước pháp quyền Việt Nam.
Hình phạt được quy định trong phần chung của BLHS tại Chương V, về
khái niệm hình phạt, hệ thống hình phạt, đặc điểm từng loại hình phạt cụ thể

cũng như việc quyết định hình phạt, miễn hình phạt…Đồng thời hình phạt
cũng được quy định cụ thể kèm với từng tội phạm với tính chất, mức độ nguy
hiểm của tội phạm cũng như yếu tố nhân thân, hoàn cảnh…người phạm tội.

8


Nếu như cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác ngồi
Tồ án có thể có các cơ quan hành pháp như Uỷ ban nhân dân, Công an…thì
Tồ án là cơ quan duy nhất được Nhà nước trao thẩm quyền được phép áp
dụng hình phạt với người phạm tội. Điều này xuất phát từ chức năng của Toà
án “cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (Điều
127 Hiến pháp năm 1992) - là cơ quan duy nhất có thẩm quyền phán xét một
hành vi có phải là tội phạm hay khơng và áp dụng chế tài chế tài đối với hành
vi phạm tội đó. Tồ án căn cứ một cách tồn diện tình tiết thể hiện tính chất,
mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách
nhiệm hình sự, nhân thân, hồn cảnh người phạm tội…để quyết định áp dụng
hình phạt hay khơng, áp dụng hình phạt nào và thể hiện quyết định đó dưới
hình thức một bản án có hiệu lực pháp luật. Tuy vậy, Tồ án chỉ có thể quyết
định những hình phạt được quy định trong BLHS mà khơng có quyền thiết
lập bất cứ hình phạt nào khác. Đồng thời, mức độ hình phạt được Tồ án áp
dụng phải trong khng khổ khung hình phạt nhất định do pháp luật quy định.
Việc áp dụng dưới mức khung hình phạt luật định chỉ được thực hiện khi có
đủ căn cứ luật định (Điều 47, Điều 58 BLHS).
Như vậy, hình phạt có những đặc trưng nhất định về tính chất cưỡng chế,
về chủ thể áp dụng cũng như đối tượng áp dụng, nhằm phân biệt hình phạt với
các biện pháp cưỡng chế khác của pháp luật.
1.3. Mục đích hình phạt
Để nghiên cứu hiệu quả của một ngành luật hay một chế định pháp luật
điều đầu tiên phải xác định rõ đó là mục đích của ngành luật, hay chế định

pháp luật đó.
Điều 27 BLHS năm 1999 của nước ta quy định: “Hình phạt khơng chỉ
nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho
xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống XHCN,
ngăn ngừa họ phạm tội mới. Hình phạt cịn nhằm giáo dục người khác tôn

9


trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”. Từ quy định này
có thể rút ra hình phạt có những mục đích sau đây:
1.3.1. Mục đích phịng ngừa riêng
Đây là mục đích quan trọng nhất của hình phạt: đó là mục đích trừng trị
người phạm tội cũng như giáo dục, cải tạo họ, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
Hình phạt trước hết là sự trừng phạt, sự lên án của nhà nước, xã hội đối
với người phạm tội bởi hành vi nguy hiểm của họ đã xâm phạm tới lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Hình phạt với tính chất là
biện pháp trừng trị người phạm tội là công cụ để nhà nước có thể “tự bảo vệ
mình, chống lại sự vi phạm các điều kiện tồn tại của nó”. Nội dung cơ bản
của mục đích trừng trị này thể hiện ở việc tước bỏ hoặc hạn chế quyền lợi
nhất định đối với người phạm tội. Tuy nhiên, có thể thấy nếu như hình phạt
chỉ có mục đích là trừng phạt người phạm tội thì hình phạt đó chỉ đáp ứng
được nhu cầu trước mắt là xác lập lại trật tự xã hội ngay tại thời điểm đó mà
khơng có ý nghĩa cho việc duy trì và củng cố trật tự xã hội, bởi khơng có cơ
sở nào đảm bảo rằng khơng có sự tái phạm của người phạm tội sau khi chấp
hành xong hình phạt. “Trừng trị là mục đích nhưng đồng thời cũng là phương
tiện để đạt mục đích cuối cùng và chủ yếu của của hình phạt đối với người
phạm tội là giáo dục và cải tạo họ” [9].
Muốn đảm bảo mục đích phịng ngừa riêng của hình phạt phải đảm bảo
việc quyết định hình phạt được xem xét đúng đắn tồn diện trên cơ sở mức

độ, tính chất nguy hiểm của hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
TNHS cũng như yếu tố nhân thân, hồn cảnh người phạm tội để đưa ra hình
phạt “tương xứng”. “Khi quyết định hình phạt, Tịa án căn cứ vào quy định
của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng
nặng trách nhiệm hình sự”. (Điều 45 BLHS). Trong mục đích phịng ngừa
riêng, trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội, ngăn ngừa họ phạm tội

10


mới là hai mục đích song song tồn tại và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
chỉ có thể đạt được mục đích cuối cùng và chủ yếu là cải tạo giáo dục người
phạm tội nếu hình phạt áp dùng đối với họ tương xứng với hành vi phạm tội
mà họ đã gây ra.
1.3.2. Mục đích phịng ngừa chung
Theo luật hình sự Việt Nam thì hình phạt cịn có mục đích “Giáo dục
người khác tơn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”
(Điều 27 BLHS).
Nội dung cơ bản của mục đích phịng ngừa chung thể hiện ở việc ngăn
ngừa người khác phạm tội. Nhà nước quy định hình phạt trong BLHS và đặc
biệt khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội, trong trường hợp cụ thể
khơng chỉ tác động trực tiếp đến chính bản thân người phạm tội mà còn tác
động đến tâm lý của các thành viên khác trong xã hội.
Việc tuyên hình phạt đúng đắn sẽ có tác dụng giúp những thành viên
khác trong xã hội nhận thấy trước hậu quả pháp lý mà họ tất yếu phải gánh
chịu nếu họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được coi là tội phạm. Từ
đó, tác động tới tâm lý của những thành viên “không vững vàng” làm họ từ
bỏ ý định phạm tội, lựa chọn hành vi xử sự phù hợp để tránh hành vi xử sự
của họ trở thành hành vi phạm tội. Đồng thời việc đưa ra bản án với quyết

định về hình phạt hợp lý, hợp tình, thể hện nguyên tắc pháp chế sẽ giúp nâng
cao tinh thần tôn trọng và tuân thủ pháp luật cho người dân cũng như đẩy
mạnh tinh thần, khuyến khích người dân tham gia vào cơng cuộc đấu tranh
phịng chống tội phạm. Để đạt được mục đích phịng ngừa chung của hình
phạt, vấn đề đặt ra là phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp như biện pháp
kinh tế, biện pháp chính trị - tư tưởng, biện pháp pháp lý... Trong đó biện
pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức pháp luật trong nhân
dân là biện pháp hết sức quan trọng và có ý nghĩa to lớn. Mục đích phịng
ngừa chung của hình phạt chỉ đạt được kết quả tốt khi quần chúng nhân dân

11


hiểu biết pháp luật, thấy được sự cần thiết của việc tuân thủ pháp luật cũng
như ý nghĩa xã hội của hình phạt.
Mục đích phịng ngừa riêng và phịng ngừa chung là hai mặt của thể
thống nhất (hình phạt). Chỉ coi trọng mặt này hay mặt kia đều có thể dẫn đến
vi phạm nguyên tắc XHCN khi quyết định hình phạt và làm cho mục đích của
hình phạt bị triệt tiêu.
1.4. Tính nhân đạo của chế định hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam
Nhân đạo là bản chất vốn có của Chủ nghiã xã hội. Trong tất cả mọi lĩnh
vực, nguyên tắc này đều được Đảng và Nhà nước ta áp dụng một cách triệt
để. Trong pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Hình sự nói riêng,
ngun tắc này còn được thể hiện một cách cụ thể và sâu sắc hơn.
1.4.1. Trước hết, nguyên tắc nhân đạo được thể hiện ngay trong mục
đích của hình phạt
Như đã trình bày trên, Hình phạt trước hết thể hiện sự lên án, sự phạt của
Nhà nước, của xã hội đối với người phạm tội. Nhưng đó khơng phải là sự lên
án, sự phạt đơn thuần mà là biện pháp đặc biệt để răn đe (răn đe bằng tác
động cưỡng chế nhà nước) để giáo dục, cải tạo (giáo dục cải tạo bằng tác

động cưỡng chế nhà nước) người bị kết án, ngăn ngừa họ phạm tội lại. Hình
phạt cũng là biện pháp đặc biệt để hạn chế (có thể đến loại trừ) điều kiện
phạm tội lại của người bị kết án.
Do đó tội phạm càng nguy hiểm thì mức độ trừng trị người phạm tội
càng nghiêm khắc. Tuy nhiên, trừng trị khơng được coi là mục đích chủ yếu
của hình phạt. Mục đích chủ yếu của hình phạt chính là cải tạo, giáo dục
người phạm tội để họ “trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tn theo
pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm
tội mới”, hướng những con người lầm lỗi trở về với cuộc sống lương thiện.
Điều đó thể hiện sâu sắc bản chất nhân đạo của chế định hình phạt trong luật
Hình sự Việt Nam.

12


1.4.2. Tính nhân đạo chế định hình phạt thể hiện trong các quy định
pháp luật
♦ Quy định về các tình tiết giảm nhẹ:
BLHS khơng đưa ra khái niệm tình tiết giảm nhẹ TNHS. Nhưng về bản
chất, tình tiết giảm nhẹ TNHS là những biểu hiện về các điều kiện, hoàn cảnh,
tình huống có ảnh hưởng đến việc thực hiện tội phạm, qua đó phản ánh mức
độ nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội và là cơ sở để người phạm tội có
thể chịu TNHS ở mức thấp hơn. Tình tiết giảm nhẹ TNHS được quy định cụ
thể trong BLHS (bao gồm 18 tình tiết được quy định tại Khoản 1 Điều 46).
Ngồi ra, nó cịn được ghi nhận trong Nghị quyết số 01/2000/NQ-HĐTP ngày
4/8/2000 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp
dụng một số quy định về Phần chung của BLHS năm 1999). Thậm chí, trong
q trình xét xử, Tịa án có thể tự mình xem xét, cân nhắc coi những tình tiết
khác là tình tiết giảm nhẹ TNHS và ghi rõ lý do trong bản án.
Việc quy định tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có ý nghĩa vơ cùng

quan trọng đối với việc quyết định hình phạt cho người phạm tội. Tình tiết
giảm nhẹ TNHS là căn cứ để Tịa án cân nhắc, xem xét việc áp dụng hình
phạt theo hướng nhẹ hơn đối với người phạm tội, nó phản ánh các diễn biến
bên ngoài của mặt khách quan cũng như diễn biến tâm lý bên trong của mặt
chủ quan trong cấu thành tội phạm hoặc phản ánh yếu tố nhân thân người
phạm tội, góp phần mơ tả tội phạm, giúp chúng ta hình dung được mức độ
nguy hiểm ít hơn của hành vi phạm tội nếu đặt nó trong sự so sánh với trường
hợp phạm tội tương tự mà khơng có tình tiết giảm nhẹ TNHS.
♦ Quy định đối với người chưa thành niên phạm tội:
Mặc dù, người chưa thành niên Việt nam hiện nay có xu hướng phạm tội
tăng và tính chất tội phạm có chiều hướng nghiêm trọng, song, đối với người
chưa thành niên phạm tội, vấn đề khơng phải là áp dụng các hình phạt nghiêm
khắc, mà quan trọng là phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật và

13


xử lý theo hướng giảm nhẹ hình phạt để giúp các em nhận ra lỗi lầm; phải tìm
ra nguyên nhân và điều kiện phạm tội của các em để từ đó có biện pháp khắc
phục và ngăn chặn.
Trên thực tế, chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta thể hiện
trong pháp luật hình sự đã hạn chế một cách tối đa trách nhiệm hình sự của
người chưa thành niên khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chính
sách nhân đạo đó đã được Bộ luật hình sự cụ thể hoá thành những nguyên tắc
xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, quy định tại Điều 69 Bộ luật
hình sự. Bởi người chưa thành niên là những người do chưa phát triển hoàn
thiện cả về thể chất tinh thần lẫn nhân cách nên do các nguyên nhân khác
nhau mà dẫn tới việc phạm tội. Bởi vậy, việc bảo vệ, chăm sóc, phịng ngừa,
giảm thiểu tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên là vấn đề vừa mang
tính pháp lý vừa mang tính nhân văn.

♦ Quy định đối với phụ nữ:
Phụ nữ vốn được coi là phái yếu, việc phạm tội của họ nhiều khi không
phải do ý muốn chủ quan của họ mà do những nguyên nhân khách quan đẩy
họ vào con đường sai lầm. Thêm vào đó, so với người đàn ơng, thì người phụ
nữ còn đảm nhận một thiên chức cao quý khác đó là sinh con và ni con.
Chính vì những điều trên, mà đối với phụ nũ, BLHS của Việt Nam đã có
nhiều quy định ở những điều luật khác nhau nhằm giúp họ có cơ hội được
hưởng mức án nhẹ hơn, cũng như làm lại cuộc đời.
Cụ thể, tại điều 46 BLHS có quy định giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối
với “người phạm tội là phụ nữ có thai” hay như theo điều 35 BLHS về hình
phạt tử hình có quy định: “ Khơng áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ
có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi
đang xét xử. Khơng thi hành án tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang
ni con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tử hình chuyển
thành hình phạt tù chung thân”.

14


♦ Miễn, giảm chấp hành hình phạt:
Chế định miễn chấp hành hình phạt được quy định tai Điều 57 và tại
khoản 2 Điểu 58 BLHS. Miễn chấp hành hình phạt có thể là miễn chấp hành
tồn bộ hình phạt hoặc là miễn phần hình phạt cịn lại. Thể hiện chính sách
nhân đạo và để khuyến khích những người bị kết án cải tạo tốt, Bộ luật hình
sự đã quy định: đối với người bị kết án chưa chấp hành hình phạt mà lập công
lớn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo và nếu người đó khơng cịn nguy hiểm cho xã
hội nữa thì theo đề nghị của viện kiểm sát, tịa án có thể miễn chấp hành tồn
bộ hình phạt (Khoản 2 Điều 51). Thủ tục miễn chấp hành hình phạt được quy
định tại Điều 269 Bộ luật tố tụng hình sự.
Chế định giảm thời hạn chấp hành hình phạt được quy định tại các khoản

1,3,4 Điều 58 và Điều 59 BLHS. Đây là một quy định thể hiện tính nhân đạo
sâu sắc của pháp luật, giúp cho những người đang chấp hành bản án có động
lực để cải tạo tốt hơn và cho họ thêm một cơ hội để làm lại cuộc đời.
♦ Án treo - Miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện:
Án treo cũng là một trong những chế định thể hiện tính nhân đạo sâu sắc
của Nhà nước ta. Án treo được quy định tại điều 60 BLHS. Đây là biện pháp
miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện. Như vậy người được hưởng án treo
tức là không cần phải ngồi tù, không bị cách ly ra khỏi đời sống xã hội, mà
được phép tại ngoại, trở về làm việc, sinh sống dưới sự giám sát của cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội.
♦ Hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù:
Chế định hỗn chấp hành hình phạt tù được quy định tại điều 61 BLHS.
Chế định này thể hiện một cách sâu sắc nguyên tắc nhân đạo của Nhà nước ta
đối với người phạm tội. Người phạm tội bị xử phạt tù có thể được hỗn chấp
hành hình phạt tù nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Bị bệnh nặng được
hoãn đến khi sức khỏe hồi phục, phụ nữ có thai hoặc đang ni con dưới 36
tháng tuổi thì được hỗn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, nếu người phạm

15


tội là người lao động duy nhất trong gia đình nếu phải chấp hành hình phạt thì
gia đình sẽ gặp nhiều khó khăn, trừ các tội xâm phạm an ninh quốc gia, hoặc
các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, bị kết án về tội ít
nghiêm trọng do nhu cầu cơng vụ thì được hỗn đến 1 năm.
Chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt được quy định tại điều 62
BLHS, theo đó những người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong
các trường hợp được quy định tại khoản 1, điều 61 của BLHS thì có thể được
tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.
♦ Xố án tích:

Xóa án tích được hiểu là xóa bỏ việc mang án tích thể hiện ở sự công
nhận coi như chưa bị kết án đối với người trước đó đã bị tịa án xét xử, kết tội.
Chế định xóa án tích được quy định trong BLHS thể hiện tinh thần nhân
đạo của nhà nước ta đối với người bị kết án nhằm khuyến khích họ tuân thủ
pháp luật để thực sự trở thành người có ích cho xã hội. Xố án tích có tác
dụng xố bỏ mặc cảm tội lỗi của người bị kết án, giúp họ sớm tái hoà nhập
cộng đồng và làm lại cuộc đời lương thiện.
1.4.3. Tính nhân đạo của chế định hình phạt thể hiện trong quyết định
hình phạt
Quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt. Đây là một điều luật thể
hiện tính nhân đạo của Nhà nước ta. Điều 47 BLHS quy định: “ Khi có ít nhất
hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại khoản 1, điều 46 BLHS, Tịa án có thể
quyết định hình phạt dưới mức tối thiểu của khung hình phạt mà điều luật quy
định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật, trong
trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là
khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì tịa án có thể quyết định một hình
phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một khung
hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lí do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ
trong bản án.”

16


Việc quyết định hình phạt nhẹ hơn khung hình phạt tạo điều kiện cho
người phạm tội nhiều cơ hội sửa chửa lỗi lầm, nhận thức đúng đắn hơn về
pháp luật, qua đó chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật.
2. Hệ thống hình phạt trong luật Hình sự Việt Nam
Hệ thống hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam được phân thành hai
loại là hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Cụ thể như sau:
2.1. Các hình phạt chính

2.1.1. Hình phạt cảnh cáo
Cơ sở pháp lý: Điều 29 Bộ luật hình sự
Khái niệm: Cảnh cáo là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Toà án
áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Đối tượng áp dụng: người phạm tội ít nghiêm trọng và phải có nhiều tình
tiết giảm nhẹ TNHS được quy định tại điều 46 BLHS.
Ý nghĩa: cảnh cáo là hình phạt chính nhẹ nhất trong hệ thống hình phạt,
thể hiện sự lên án công khai của Nhà nước đối với người phạm tội về hành vi
phạm tội của họ. Hình phạt này mặc dù khơng có khả năng gây nên thiệt hại
về tài sản hoặc những hạn chế nhất định về thể chất cho người phạm tội
nhưng với tính chất là sự khiển trách công khai của Nhà nước đối với người
phạm tội, cảnh cáo gây ra những thiệt hại nhất định về mặt tinh thần.
2.2.2. Hình phạt tiền
Cơ sở pháp lý: Điều 30 BLHS
Khái niệm: Phạt tiền là hình phạt tước của người phạm tội khoản tiền
nhất định sung công quỹ nhà nước.
Đối tượng áp dụng: Điều đặc biệt cần nhắc đến ở đây chính là hình phạt
tiền vừa được quy định là hình phạt chính, vừa được áp dụng như một hình
phạt bổ sung.
Với tư cách là hình phạt chính, Phạt tiền được áp dụng đối với những
người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, an toàn, trật

17


tự cơng cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do BLHS
quy định. Các tội phạm khác ở đây có thể là một số tội về xâm phạm quyền tự
do, dân chủ của công dân, tội xâm phạm về sở hữu, tội phạm ma tuý…
Với tư cách là hình phạt bổ sung, phạt tiền được áp dụng với các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, các tội phạm về tham nhũng, ma tuý, hoặc những

tội phạm khác do BLHS quy định. Các tội phạm khác ở đây có thể là các tội
xâm phạm an tồn, trật tự cơng cộng, trật tự quản lý hành chính, các tội phạm
về chức vụ…
Ý nghĩa: Phạt tiền tước đi những quyền lợi vật chất của người bị kết án,
tác động đến tình trạng tài sản của họ và thơng qua đó tác động đến ý thức của
họ. Mức độ phạt tiền khác nhau cũng gây nên khả năng tác động khác nhau
dến ý thức của họ.
2.2.3. Cải tạo không giam giữ
Cơ sở pháp lý: Điều 31 BLHS
Khái niệm: Cải tạo khơng giam giữ là hình phạt chính có thời hạn từ sáu
tháng đến ba năm được áp dụng với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc
phạm tội nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng
khi xét thấy không cần thiết phải cách li người phạm tội khỏi xã hội.
Đối tượng áp dụng: Cải tạo không giam giữ chỉ áp dụng đối với người
phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, có nơi làm việc ổn định hoặc nơi
thường trú rõ ràng.
Ý nghĩa: Trong hệ thống hình phạt, cải tạo khơng giam giữ nhẹ hơn hình
phạt tù nhưng nặng hơn hình phạt cảnh cáo và phạt tiền. Việc áp dụng cải tạo
không giam giữ đồng nghĩa với việc không cách li người phạm tội ra khỏi xã
hội mà giáo dục cảo tạo họ dưới sự giám sát của các cơ quan chức năng, của
các cá nhân được giao nhiệm vụ và của gia đình. Điều này sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho người bị kết án trong việc tự giác cải tạo và khơng mất thời gian
để tái hồ nhập cơng đồng.

18


2.2.4. Hình phạt trục xuất
Cơ sở pháp lý: Điều 32 BLHS
Khái niệm: Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung buộc người

nước ngồi phạm tội (người khơng có quốc tịch Việt Nam) trong thời hạn nhất
định phải rời khỏi lãnh thổ nươc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Đối tượng áp dụng: Người nước ngoài
Ý nghĩa: Trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung tuỳ theo
trương hợp được toà án áp dụng. Trong hệ thống hình phạt, cảnh cáo là hình
phạt nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo nhưng nhẹ hơn tù có thời hạn. Bởi vì,
người bị kết án khơng được cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, tuy thế họ không
bị cách li khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo.
2.2.5. Hình phạt tù có thời hạn
Cơ sở pháp lý: Điều 33 BLHS
Khái niệm: Tù có thời hạn là buộc người bị kết án phải cách li khỏi xã
hội trong thời gian nhất định để học tập, lao động, cải tạo.
Tù có thời hạn là hình phạt nghiêm khắc hơn cải tạo không giam giữ. Sự
hạn chế tự do của người bị kết án tù có thời hạn là nội dung pháp lý chủ yếu
của loại hình phạt này.
Mức phạt: tối thiều là ba tháng, tối đa là hai mươi năm đối với người
phạm một tội. Trong trường hợp phạm nhiều tội thì mức phạt tối đa là ba
mươi năm (Điều 50 BLHS).
2.2.6. Hình phạt tù chung thân
Cơ sở pháp lý: Điều 34 BLHS
Khái niệm: Tù chung thân là hình phạt tù khơng có thời hạn được áp
dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng
chưa đến mức bị xử phạt tử hình.
Đối tượng áp dụng: Người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa
đến mức xử phạt tử hình thì bị xử phạt tù chung thân.

19


Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, tù chung thân là hình phạt rất

nghiêm khắc, chỉ nhẹ hơn hình phạt tử hình. Tù chung thân tước tự do của
người bị kết án, cách li họ khỏi xã hội để giáo dục, cải tạo và phòng ngừa tội
phạm. Đặc điểm trên của tù chung thân giống với hình phạt tù có thời hạn.
Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản nhất giữa tù chung thân và tù có thời hạn
chính là thời hạn người phạm tội bị cách ly khỏi xã hôi, tù có thời hạn cách ly
người phạm tội ra khỏi xã hội một thời gian nhất định theo bản án có hiệu lực
mà Tồ án tun, cịn tù chung thân có khả năng sẽ tước quyền tự do của
người bị kết án suốt đời.
Bởi tính nghiêm khắc của hình phạt này mà pháp luật hình sự Việt
Nam khơng cho phép áp dụng tù chung thân đối với người chưa thành
niên phạm tội.
2.2.7. Hình phạt tử hình
Cơ sở pháp lý: Điều 35 BLHS
Khái niệm: Tử hình là hình phạt đặc biệt, có mội dung cưỡng chế nghiêm
khắc nhất tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người
phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Đối tượng áp dụng: Do tính chất đặc biệt nghiêm khắc của hình phạt tử
hình với mục đích tước bỏ quyền sống - quyền cơ bản nhất của con người của
người phạm tội cho nên hình phạt này chỉ được áp dụng đối với người phạm
tôi đặc biệt nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội. Thực tiễn xét xử cũng
cho thấy, tử hình chỉ được áp dụng trong trường hợp phạm tội gây ra hậu quả
đặc biệt nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội… có ảnh
hưởng xấu đến xã hôi, bị dư luận xã hội kịch liệt lên án.
Điều đặc biệt so với các hình phạt khác là Tử hình khơng đặt ra mục đích
cải tạo đối với người bị kết án, bởi hình phạt tử hình đã loại bỏ hồn tồn
người phạm tội ra khỏi xã hội, tước đi quyền sống của người đó. Tuy nhiên,
hình phạt tử hình lại đạt được mục đích phịng ngừa chung, góp phần răn đe,

20



×