Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tìm hiểu hiệu quả của chế phẩm vi sinh bio ems thông qua một số chỉ tiêu liên quan trong xử lý nước thải sinh hoạt tại kênh nước thải số 3 thành phố vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA SINH HỌC

DƯƠNG THỊ NGA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TÌM HIỂU HIỆU QUẢ CỦA CHẾ PHẨM VI SINH
BIO-EMS THÔNG QUA MỘT SỐ CHỈ TIÊU LIÊN
QUAN TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT
TẠI KÊNH NƯỚC THẢI SỐ 3 THÀNH PHỐ VINH

CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: GVC.Nguyễn Dương Tuệ

VINH - 2012


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn
chân thành đến:
- Ban giám hiệu trường Đại học Vinh, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học,
cùng tất cả các thầy cô đã tận tình giảng dạy, giúp tơi có được kiến thức trong
qng đường Đại học của mình.
- GVC. Nguyễn Dương Tuệ, người thầy đã ln tận tình hướng dẫn,
động viên tơi trong suốt q trình làm khóa luận.
- Trung tâm thực hành, trường Đại học Vinh; cô giáo Lê Thị Hồng Lam;
cô giáo Nguyễn Thị Thanh Lam cùng các thầy cô giáo làm việc tại trung tâm
đã tạo điều kiện và hết lịng giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hành làm
khóa luận.
- Cùng gia đình, bạn bè và người thân luôn ở bên cạnh giúp đỡ và động


viên tôi.

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................... 3
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4
1.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt ............................................................ 4
1.1.1. Khái niệm .............................................................................................. 4
1.1.2. Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt ................................... 6
1.1.3. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường ................................ 9
1.1.4. Một số chỉ tiêu được quan tâm khi khi đánh giá chất lượng nước
thải ................................................................................................................... 9
1.1.5. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ....................................... 15
1.2. Vai trò của vi sinh vật trong quá trình xử lý nước thải bằng chế phẩm
vi sinh ............................................................................................................ 23
1.2.1. Quá trình sinh trưởng và chuyển hóa vật chất nhờ vi sinh vật ........... 24
1.2.2. Cơ sở của quá trình xử lý nước thải bằng chế phẩm vi sinh ............... 28
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................... 32
2.1. Thu mẫu, xử lý và bảo quản ................................................................... 32
2.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 32
2.3. Môi trường và kỹ thuật nuôi cấy ............................................................ 32
2.3.1. Môi trường .......................................................................................... 32
2.3.2. Kỹ thuật nuôi cấy ................................................................................ 33

2.4. Xác định mật độ vi sinh vật ................................................................... 33
2.4.1. Theo phương pháp MPN (Most Probable Number) ........................... 33
2.4.2. Theo phương pháp CFU (Colony Forming Unit) ............................... 34


2.4.3. Theo phương pháp đo độ đục (Nephelo turbidity meter) ................... 35
2.5. Xác định khả năng phân giải của vi sinh vật ......................................... 35
2.6. Xác định một số chỉ tiêu môi trường liên quan đến phân giải hữu cơ
và các hợp chất chứa nitơ trong nước thải .................................................... 36
2.7. Xử lý các số liệu theo phương pháp thống kê ........................................ 36
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................. 37
3.1. Về khả năng phân giải hữu cơ bởi chế phẩm BIO - EMS ..................... 37
3.2. Kết quả phân tích BOD (Biochemical oxygen demand – BOD) với
chủng được lựa chọn ..................................................................................... 40
3.3. Kết quả phân tích COD (Chemical oxygen demand – COD) ................ 42
3.4. Kết quả phân tích NH3 ........................................................................... 44
3.5. Kết quả phân tích NO3 ........................................................................... 48
3.6. Vai trị của chế phẩm BIO - EMS trong xử lý Coliform ....................... 51
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 58


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Mơ hình bể lắng và bốn vùng lắng cơ bản ....................................... 17
Hình 3.1: Vịng phân giải ................................................................................. 38
Hình 3.2: Biểu đồ biểu thị hiệu suất phân giải chất hữu cơ của chế phẩm
BIO - EMS ....................................................................................................... 39
Hình 3.3: Biểu đồ biểu thị hiệu quả xử lý BOD của chế phẩm BIO - EMS .... 41
Hình 3.4: Biểu đồ biểu thị hiệu quả xử lý COD của chế phẩm BIO - EMS .... 44

Hình 3.5: Biểu đồ biểu thị hiệu quả xử lý NH3 của chế phẩm BIO - EMS ..... 47
Hình 3.6: Biểu đồ biểu thị hiệu quả xử lý NO3 của chế phẩm BIO - EMS ..... 51
Hình 3.7: Biểu đồ biểu thị hiệu quả xử lý Coliform của chế phẩm BIO EMS .................................................................................................................. 53
Hình 3.8: Sơ đồ hệ thống Biofilter ................................................................... 54
Hình 3.9. Hệ thống Biosand Filter ................................................................... 55


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn thải nước một số cơ sở dịch vụ và cơng trình cơng ..... 5
Bảng 1.2: Lượng chất bẩn một người trong một ngày thải vào hệ thống
thoát nước ........................................................................................................ 8
Bảng 1.3 : Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư.................................. 8
Bảng 3.1: Hiệu lực phân giải hữu cơ trong nước thải của chế phẩm BIO EMS ............................................................................................................... 38
Bảng 3.2: Hiệu quả xử lý BOD5 của chế phẩm BIO - EMS ......................... 41
Bảng 3.3. Hiệu quả xử lý COD của chế phẩm BIO - EMS .......................... 43
Bảng 3.4: Hiệu quả xử lý NH3 của chế phẩm BIO - EMS............................ 46
Bảng 3.5: Hiệu quả của q trình oxy hóa amơn tạo nitrat........................... 50
Bảng 3.6: Hiệu suất xử lý Coliform của chế phẩm BIO - EMS ................... 52


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

BOD:

Nhu cầu oxy sinh hóa


BOD5:

Nhu cầu oxy sinh hóa trong 5 ngày

COD:

Nhu cầu oxy hóa học

DO:

Oxi hịa tan

TOC:

Tổng hàm lượng cacbon hữu cơ

DOC:

Lượng cacbon hữu cơ hòa tan

TSS:

Tổng chất rắn lơ lững

NH4+:

Amoni

N:


Nitơ

NO3:

Nitrat


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của con người. Nước trong tự
nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển vịnh sông hồ, ao suối, nước ngầm,
hơi nước ẩm trong đất và trong khí quyển. Trên trái đất khoảng 94% là nước
mặn, 2 - 3% là nước ngọt nó chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Nước ngọt dạng lỏng
thường ở các tầng ngầm, chiếm khoảng 2,24% tổng lượng nước ngọt. Như
vậy, chỉ có khoảng 0,03% lượng nước trên hành tinh là có thể sử dụng được.
Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Nước giúp cho các tế bào sinh vật
trao đổi chất, tham gia vào các phản ứng hố sinh và tạo nên các tế bào mới.
Vì vậy, có thể nói rằng ở đâu có nước là ở đó có sự sống [15].
Nước được dùng cho đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ. Sau khi sử dụng nước trở thành nước thải, bị ô nhiễm với các mức độ
khác nhau. Ngày nay, cùng với sự bùng nổ dân số và tốc độ phát triển cao của
công nông nghiệp đã để lại nhiều hậu quả phức tạp, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm
môi trường nước. Vấn đề này đã trở thành mối quan tâm của mọi người, mọi
quốc gia trên thế giới.
Ở nước ta hiện nay phần lớn nước sau khi đã qua sử dụng được thải ra
sông hồ, kênh rạch mà chưa qua xử lý. Vì vậy, dẫn đến tình trạng các con
sơng đó bị ơ nhiễm bốc mùi khó chịu, làm mất cảnh quan và ảnh hưởng
nghiêm trọng tới sức khoẻ của con người.
Đặc biệt là nước thải sinh hoạt đã và đang trở thành một vấn đề nan giải
mà xã hội quan tâm hiện nay. Nước thải sinh hoạt chiếm gần 80% lượng nước

được cấp cho mục đích sinh hoạt, nước thải sinh hoạt chứa nhiều các tạp chất
khác nhau, và mức độ ô nhiễm cũng khác nhau tuỳ từng khu vực [2]. Theo
Yutaka Matsuzawa - Chuyên gia môi trường của Tổ chức Hợp tác Quốc tế
Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam - khuyến cáo nước thải sinh hoạt (Domesitc
waste water) chính là tác nhân đáng sợ nhất gây ô nhiễm nguồn nước.
1


Không những thế, theo Matsuzawa cho rằng, nước thải sinh hoạt là hiểm
hoạ môi trường hàng đầu tại Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam, q trình cơng nghiệp hố, đơ thị hoá trong những năm gần
đây phát triển rất nhanh. Dân số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là tại các khu
đô thị và các thành phố lớn. Sự gia tăng dân số nhanh chóng đó đã kéo theo
việc sử dụng nước phục vụ cho sinh hoạt ngày càng tăng lên. Đơ thị hố
nhanh, nhưng cơ sở hạ tầng lại phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống
xử lý nước thải sinh hoạt tại Việt Nam vô cùng thơ sơ. Do đó có thể nói rằng,
chúng ta đang làm ơ nhiễm nguồn nước uống chính bằng nước sinh hoạt thải
ra hàng ngày. Trong đó Nghệ An cũng là một trong những tỉnh mà vấn đề này
cần được quan tâm hàng đầu. Dân số Nghệ An theo điều tra dân số tính đến 0
giờ ngày 1/4/2009 là 2.913.055 người. Tốc độ gia tăng hàng năm cao. Sự gia
tăng dân số cùng với tốc độ đơ thị hố nhanh, đặc biệt là sự tập trung đông
dân cư ở các vùng trung tâm gây ra sự quá tải về việc sử dụng nước, thốt
nước từ các hộ gia đình và các trường đại học. Nước thải ở những nơi đó trở
thành một vấn đề cần quan tâm đặc biệt. Để giải quyết những vấn đề đó cần
có những cơng trình nghiên cứu về xử lý nước thải sinh hoạt nhằm giảm thiểu
ơ nhiễm khi thải ra mơi trường góp phần giữ gìn và bảo vệ mơi trường.
Một trong những hướng nghiên cứu đó là ứng dụng chế phẩm vi sinh
trong xử lý nước thải sinh hoạt. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu khá mới mẻ,
đạt hiệu quả cao, giá thành thấp và đang được đi sâu nghiên cứu. So với các
phương pháp xử lý nước thải thơng thường thì việc ứng dụng các chế phẩm vi

sinh cho hiệu quả xử lý cao hơn, thân thiện với mơi trường hơn.
Vì những lý do đó mà tơi quyết định lựa chọn đề tài: "Tìm hiểu hiệu
quả của chế phẩm vi sinh BIO - EMS thông qua một số chỉ tiêu liên quan
trong xử lý nước thải sinh hoạt tại kênh nước thải số 3 thành phố Vinh".
2. Mục tiêu của đề tài
• Thử nghiệm chế phẩm vi sinh BIO - EMS trong xử lý nước thải sinh
hoạt tại kênh số 3 thành phố vinh.
2


• Phân tích một số chỉ tiêu mơi trường liên quan đến chất thải hữu cơ, các
hợp chất chứa nitơ và đánh giá kết quả.
• Rèn luyện phương pháp thực hành, thí nghiệm để sau này ra cơng tác
được tốt hơn.
3. Nội dung nghiên cứu
• Tiến hành lấy mẫu, bảo quản và xử lý.
• Xây dựng mơ hình thực nghiệm và phân tích một số chỉ tiêu mơi trường
liên quan đến chất hữu cơ và các hợp chất chứa nitơ gây ô nhiễm để đánh giá
được kết quả xử lý của chế phẩm.
• Xử lý số liệu, tập hợp và viết luận văn.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Mẫu được lấy tại kênh nước thải số 3 - Thành phố Vinh. Do thời gian
nghiên cứu chỉ kéo dài từ tháng 10/2011 đến tháng 4/2012 nên phần nào đó
chưa thể đánh giá hết khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của chế phẩm BIO EMS.
Đề tài chỉ dừng lại và đi sâu nghiên cứu một số chỉ tiêu của nước thải
sinh hoạt nhằm làm rõ hiệu quả xử lý của chế phẩm vi sinh BIO - EMS. Cụ
thể là tìm hiểu khả năng xử lý chất hữu cơ, Coliform và một số sản phẩm phân
giải hợp chất chứa nitơ.

3



CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về nước thải sinh hoạt
1.1.1. Khái niệm
Nước thải sinh hoạt là nước đã được sử dụng cho các mục đích ăn uống,
sinh hoạt, tắm rửa, vệ sinh nhà cửa,…của các khu dân cư, cơng trình cơng
cộng, cơ sở dịch vụ,… Như vậy nước thải sinh hoạt được hình thành trong
quá trình sinh hoạt của con người. Một số các hoạt động dịch vụ hoặc công
cộng như bệnh viện, trường học, nhà ăn,… cũng tạo ra các loại nước thải có
thành phần và tính chất tương tự như nước thải sinh hoạt [2]. Thông thường,
nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm hai loại: nước đen và nước
xám. Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm,
chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lững. Nước xám là
nước phát sinh từ quá trình tắm rửa, tắm, giặt, với thành phần các chất ô
nhiễm không đáng kể. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ
thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát
nước. Tiêu chuẩn cấp nước thải sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào
khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện
có. Các trung tâm đơ thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các
vùng ngoại thành và nơng thơn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một
đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Tiêu chuẩn nước
thải sinh hoạt của các khu dân cư đô thị thường là từ 100 đến 250l/người.ngày
đêm (đối với các nước đang phát triển) và từ 150 đến 500l/người.ngày đêm
(đối với các nước phát triển). Ở nước ta hiện nay tiêu chuẩn cấp nước dao
động từ 120 đến 180 l/người/ngày. Đối với khu vực nông thôn, tiêu chuẩn cấp
nước sinh hoạt từ 50 đến 100 l/người.ngày. Thông thường tiêu chuẩn nước
thải sinh hoạt lấy bằng 90 đến 100% tiêu chuẩn cấp nước [2]. Ngoài ra, lượng
4



nước thải sinh hoạt của khu dân cư còn phụ thuộc vào điều kiện trang thiết bị
vệ sinh nhà ở, đặc điểm khí hậu thời tiết và tập quán sinh hoạt của người dân.
Lượng nước thải sinh hoạt tại các cơ sở dịch vụ, cơng trình cơng cộng
phụ thuộc vào loại cơng trình, chức năng, số người tham gia, phục vụ trong
đó. Tiêu chuẩn thải nước của một số loại cơ sở dịch vụ và cơng trình cơng
cộng được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.1: Tiêu chuẩn thải nước một số cơ sở dịch vụ
và cơng trình cơng cộng
Nguồn nước thải

Đơn vị tính

Nhà ga, sân bay

Hành khách

Khách sạn

Khách

Lưu lượng
(lít/đối tượng.ngày)
7.5 - 15
152 - 212

Nhân viên phục vụ

30 - 45


Nhà ăn

Người ăn

7.5 - 15

Siêu thị

Người làm việc

26 - 50

Bệnh viện

Giường bệnh

273 - 908

Nhân viên phục vụ

19 - 56

Trường đại học

Sinh viên

56 - 113

Bể bơi


Người tắm

19 - 45

Khu triển lãm, giải trí

Người tham quan

15 - 30

(Nguồn: Metcalf & Eddy. Wastewater Engineering Treatment, Disposal,
Reuse, Fourth Edition, 2004) [2]
Lượng nước thải từ các cơ sở thương mại và dịch vụ cũng có thể được
chọn từ 15 đến 25% tổng lượng nước thải của toàn thành phố [2].
Nước thải sinh hoạt ở các trung tâm đô thị thường thoát bằng hệ thống
thoát nước dẫn ra các sơng rạch, cịn các vùng ngoại thành và nơng thơn do
khơng có hệ thống thốt nước nên nước thải thường được tiêu thoát tự nhiên
vào các ao hồ hoặc thoát bằng biện pháp tự thấm.
5


Nước thải sinh hoạt thường không cố định lượng xả ra theo thời gian
trong ngày và theo tháng hoặc mùa. Lượng nước thải sinh hoạt thường được
tính gần đúng dựa vào kinh nghiệm đánh giá quy mô khu vực sinh sống
(thành thị, ngoại ô, nông thôn), chất lượng cuộc sống (cao, trung bình,
thấp)… Việc đo lưu lượng nước thải cũng rất cần thiết nếu có điều kiện.
Trong ngày việc đo lưu lượng có thể thực hiện vào các thời điểm từ 6 - 8h, 11
- 13h và 17 - 19h.Trong năm, nên chọn việc đo nước thải vào mùa hè (tháng
3, 4, 5) [10].

Lượng nước thải sinh hoạt và tính chất tập trung ô nhiễm thường biến
động cao. Hàm lượng các chất độc hại khơng nhiều vì vậy cho đến bây giờ
việc xử lý nước thải sinh hoạt vẫn chưa có được sự quan tâm đúng mức của
các cấp, các ngành. Hầu hết nước thải chưa qua xử lý được thải trực tiếp vào
hệ thống kênh mương gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
1.1.2. Thành phần và đặc tính của nước thải sinh hoạt
Thành phần của nước thải sinh họat gồm hai loại:
• Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phịng vệ sinh.
• Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt: cặn bã từ nhà bếp, các
chất rửa trôi, kể cả làm vệ sinh sàn nhà.
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất rắn lơ lững, các
chất hữu cơ, và vi sinh vật gây bệnh cao; Khơng có nhiều thành phần độc hại
như phenol, và các chất hữu cơ độc hại khác. Tổng chất rắn xấp xỉ 800mg/l,
Lượng chất rắn lơ lững chiếm khoảng 40% tổng lượng chất rắn. Trong số này,
khoảng 200mg/l là lượng chất rắn lơ lững có thể lắng đọng chừng 60% sau
khoảng một giờ để yên nước, được lấy ra khỏi nước và xử lý vật lý như một
biện pháp lắng sơ bộ. Phần còn lại chừng 100mg/l là những chất khơng thể
lắng đọng và có thể dùng các biện pháp xử lý hóa học hoặc sinh học để loại
thải. Hầu hết biện pháp xử lý thứ cấp là sinh học. Phần còn lại cuối cùng phần
lớn là vi chất vô cơ của chất rắn không lắng đọng được, muốn loại bỏ hoàn
toàn phải dùng những biện pháp xử lý triệt để hơn [10].
6


Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ bao gồm những chất hữu cơ
dễ bị phân huỷ sinh học và cả những chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học.
Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40 50%), hydrat cacbon (40 - 50%). Nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh
hoạt dao động trong khoảng 150 - 450mg/l theo trọng lượng khơ. Có khoảng
20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học.
Trong nước thải sinh hoạt chứa một lượng rất lớn N và P, nếu không

được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng - một
hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N và P cao, trong đó
các lồi thực vật thuỷ sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rửa, làm cho
nguồn nước trở nên ô nhiễm.
Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các
loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật
gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua
tiếp xúc trực tiếp, qua mơi trường (đất, nước, khơng khí, cây trồng, vật nuôi,
côn trùng,…), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hơ
hấp… và sau đó gây bệnh cho người. Vi sinh vật gây bệnh chon người bao
gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, ngun sinh vật và giun sán. Trong
quá trình sinh hoạt, con người xả vào hệ thống thoát nước một lượng chất bẩn
nhất định, phần lớn là các loại cặn, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng. Hàm
lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện
sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng, hệ thống tiếp nhận nước thải và
đặc điểm nước thải của từng vùng dân cư.
Ở nước ta, trên cơ sở tiêu chuẩn xây dựng 20TCN 51 - 84, đã đề nghị
đưa vào Tiêu chuẩn xây dựng mới TCXDVN 51:2006 những quy định về
lượng chất bẩn tính cho một người dân đơ thị thải vào hệ thống thoát nước
trong một ngày như bảng sau: [2]

7


Bảng 1.2: Lượng chất bẩn một người trong một ngày thải
vào hệ thống thoát nước
Các chất

Giá trị, g/ng. ngày


Chất lơ lững

60 - 65

BOD5 của nước thải chưa lắng

65

BOD5 của nước thải đã lắng

30 - 35

Ni tơ amon(N - NH4)

7

Phốt phát (P2O5)

1.7

Clorua (Cl -)

10

Chất hoạt động bề mặt

2 - 2.5

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được nêu trong bảng sau:
Bảng 1.3 : Thành phần nước thải sinh hoạt khu dân cư

Chỉ tiêu

Trong khoảng

Trung bình

350 - 1.200
250 - 850
100 - 350

720
500
220

BOD5, mg/l

110 - 400

220

Tổng Ni tơ, mg/l
- Ni tơ hữu cơ, mg/l
- Ni tơ Amoni, mg/l
- Ni tơ Nitrit, mg/l
- Ni tơ Nitrat, mg/l

20 - 85
8 - 35
12 - 50
0 - 0.1

0.1 - 0.4

40
15
25
0.05
0.2

Clorua, mg/l

30 - 100

50

Độ kiềm, mgCaCO3/l

50 - 200

100

Tổng chất béo, mg/l

50 - 150

100

Tổng chất rắn (TS), mg/l
- Chất rắn hòa tan (TDS), mg/l
- Chất rắn lơ lững (SS), mg/l


Tổng Phốt pho, mg/l

8

(Nguồn: Nguồn: Metcalf & Eddy. Wastewater Engineering Treatment,
Disposal, Reuse, Fourth Edition, 2004) [2].
8


1.1.3. Tác động của nước thải sinh hoạt đến môi trường
Nước thải sinh hoạt chưa được xử lý thải ra hệ thống kênh rạch làm ô
nhiễm nguồn nước tiếp nhận, ô nhiễm đất,…Tác hại đến môi trường của nước
thải do các thành phần ô nhiễm tồn tại trong nước thải gây ra:
• COD, BOD: Sự khống hố, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng
lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh
thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình
thành. Trong q trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H 2S, NH3,
CH4,… làm cho nước có mùi hơi thối và làm giảm pH của mơi trường.
• SS: lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
• Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước thải sinh hoạt thường không ảnh hưởng tới
đời sống của thuỷ sinh vật nước.
• Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như
tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da…
• Amonia, P: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ
trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hố.
• Màu: làm mất mỹ quan.
• Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuyếch tán oxy trên bề mặt [15].
1.1.4. Một số chỉ tiêu được quan tâm khi khi đánh giá chất lượng nước
thải
Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt cần dựa vào một số chỉ tiêu cơ

bản, so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và sinh học đối
với từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau. Các chỉ tiêu cơ bản
để đánh giá chất lượng nước là: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng chất rắn,
các chất lơ lững, oxy hòa tan, nhu cầu oxy sinh hóa BOD, nhu cầu oxy hóa
học COD, …Ngồi các chỉ tiêu hóa học cần quan tâm tới chỉ tiêu sinh học đặc
biệt là E. Coli [7].
9


1.1.4.1. Độ màu
Nước tự nhiên thường trong suốt và không màu, nước có màu là do các
chất bẩn hịa tan trong nước tạo nên. Màu của nước được phân thành hai
dạng: màu thực do các chất hòa tan hoặc dạng hạt, keo ; màu biểu kiến là màu
của các chất lơ lững trong nước tạo nên [7]. Màu không chỉ làm giảm giá trị
cảm quan của nước, nó cịn cho biết mức độ ơ nhiễm, thậm chí cịn cho biết
mức độ độc hại của nước. Độ màu càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng cao.
Nước thải sinh hoạt thường tạo ra màu xám hoặc đen cho nguồn nước [4].
Để đánh giá màu sắc của nước, người ta dùng phương pháp so màu bằng
mắt hoặc bằng phổ kế với các dung dịch chuẩn [4].
1.1.4.2. Độ đục
Nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong
suốt và không màu. Khi chứa các hạt sét, mùn, vi sinh vật, hạt bụi, các hóa
chất kết tủa thì nước trở nên đục [4]. Nước đục ngăn cản quá trình chiếu ánh
sáng mặt trời xuống đáy thủy vực, ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của
các sinh vật tự dưỡng trong nước, gây giảm thẩm mỹ. Vi sinh vật có thể bị
hấp phụ bởi các hạt rắn lơ lững sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn. Độ đục càng
cao thì độ nhiễm bẩn càng lớn. Nước thải sinh hoạt thường có độ đục cao vì
trong nước thải sinh hoạt chứa một hàm lượng lớn các chất rắn lơ lững, các
chất hữu cơ phân hủy, và chứa nhiều vi sinh vật [7].
Độ đục có thể được đo bằng máy quang phổ: đơn vị NTU, FTU. Hoặc đo

bằng trực quan: đơn vị JTU. Nước thải sinh hoạt phải có độ đục khơng lớn
hơn 5 NTU [9].
1.1.4.3. Độ mùi
Dấu hiệu của mùi rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng nước.
Nước có mùi là do sự phân hủy các chất có trong nước. Mặc dù tương đối vô
hại (nếu với hàm lượng nhỏ), nhưng mùi có thể gây cảm giác khó chịu, buồn
nơn. Thơng thường mùi có được là mùi tổng hợp của nhiều loại mùi khác
10


nhau. Khi độ nhiễm bẩn hữu cơ không quá lớn, q trình phân hủy hiếu khí
xảy ra chủ yếu mạnh mẽ (khi nước có đủ oxy) thì nồng độ mùi thường thấp.
Ngược lại, khi trong nước khơng có oxy, các chất hữu cơ trung gian được tạo
ra do quá trình phân hủy kị khí như các axit chưa no dễ bay hơi, các bazo ni
tơ, CH4, H2S,…nên mùi được tạo ra rất mạnh, nồng độ mùi lớn và gây cảm
giác khó chịu. Nước thải sinh hoạt tích tụ trong các kênh, hồ thường có mùi
rất khó chịu.
1.1.4.4. Độ cứng:
Độ cứng của nước là đại lượng biểu thị hàm lượng các ion canxi, magie
có trong nước. Trong xử lý nước thường phân biệt thành 2 loại độ cứng: độ
cứng tạm thời và độ cứng vĩnh cửu. Độ cứng tạm thời là độ cứng do các muối
bicacbonat của Mg và Ca tạo thành. Khi làm thoáng tốt và ở nhiệt độ cao, các
muối bicacbonat tạo kết tủa cacbonat.
Ca(HCO3)2  CaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O
Độ cứng vĩnh cửu là do các muối Ca, Mg không cacbonat tạo nên
(thường là muối sunphat, clorua). Những muối này bền nhiệt nên khi đun
nóng khơng bị kết tủa.
Độ cứng của nước thường không được coi là ơ nhiễm vì khơng gây hại
cho sức khỏe con người. Nhưng độ cứng lại gây nên ảnh hưởng lớn đến công
nghệ xử lý. Độ cứng của nước được xác định bằng phương pháp chuẩn độ [4].

1.1.4.5. Độ pH
Độ pH của nước được xác định dựa theo công thức: pH = - lg [H+]. Nước
tinh khiết ở điều kiện thường bị phân ly theo phương trình: H 2O = H+ + OH –.
Và trung hịa về điện tích, tức là [H+] = [ OH - ]. với nước tinh khiết thì pH =
7, khi chứa nhiều ion H+ hơn OH - nước có tính axit pH < 7, khi chứa nhiều
ion OH - hơn H+ nước có tính kiềm pH > 7. Độ pH tự nó khơng gây ơ nhiễm
nhưng đóng vai trị là thơng số rất đặc trưng rất quan trọng cho biết mức độ
nhiễm bẩn và xác định sự cần thiết phải điều chỉnh trước khi xử lý nước thải
11


bằng biện pháp sinh học. Sự thay đổi trị số pH làm thay đổi các q trình hịa
tan hoặc keo tụ, làm tăng, giảm vận tốc của các phản ứng hóa sinh xảy ra
trong nước [4], [9].
Độ pH của nước có thể xác định bằng máy pH – meter hoặc bằng giấy đo pH.
Tiêu chuẩn pH cho nước sinh hoạt là 5 - 9.
1.1.4.6. Hàm lượng các chất rắn
Là thông số đặc trưng của nước thải sinh hoạt.
Các chất rắn có trong nước là:
- Các chất vơ cơ là dạng các muối hịa tan hoặc khơng tan như đất đá ở
dạng huyền phù lơ lững.
- Các chất hữu cơ như xác các vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh,
động vật phù du,…
Chất rắn ở trong nước làm giảm chất lượng nước, ảnh hưởng lớn đến sự
hoạt động bình thường của các thủy sinh vật.
Tổng chất rắn (TS): được xác định bằng trọng lượng khơ phần cịn lại
sau khi cho bay hơi 1l mẫu nước trên bếp cách thủy ở 103ºC cho đến khi
trọng lượng khơng đổi. Đơn vị tính bằng mg/l (hoặc g/l)
Chất rắn lơ lững dạng huyền phù (SS): hàm lượng các chất rắn huyền
phù là trọng lượng khơ của chất rắn cịn lại trên giấy lọc sợi thủy tinh, khi lọc

1l mẫu nước qua phễu lọc Gooch rồi sấy khô ở 103ºC - 105ºC tới khi trọng
lượng khơng đổi. Đơn vị tính bằng mg (hoặc g/l) [7].
Chất rắn hòa tan (DS): là hiệu số tổng chất rắn huyền phù: DS= TS –SS.
Đơn vị tính bằng mg (hoặc g/l) [7].
Chất rắn bay hơi (VSS): hàm lượng chất rắn bay hơi là lượng mất đi khi
nung lượng chất rắn huyền phù ở 550ºC trong khoảng thời gian xác định. Đơn
vị tính bằng mg (hoặc % của SS hoặc TS) [7].
Chất rắn có thể lắng: chất rắn có thể lắng là số ml phần chất rắn của 1l
mẫu nước đã lắng xuống đáy phễu sau một khoảng thời gian (thường là 1
giờ). Đơn vị tính là mg/l.
12


1.1.4.7. Hàm lượng oxy hòa tan DO (Dissolved Oxygen)
Oxy tự do hịa tan trong nước cần thiết cho sự hơ hấp của các sinh vật
nước (cá, lưỡng cư, thủy sinh, cơn trùng…) thường được tạo ra do sự hịa tan
oxy từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do hòa tan trong
nước khoảng 8 - 10 ppm (ppm = mg/l hoặc mg/1kg), và sự dao động mạnh
phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân hủy các chất, sự quang hợp của tảo. Khi nồng
độ DO thấp, các loài sinh vật nước thiếu oxy sẽ giảm hoạt động hoặc chết. Do
vậy DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ơ nhiễm thủy vực. Có nhiều
phương pháp xác định giá trị DO của mẫu nước như phương pháp ion của
Winkler và phương pháp điện cực [4].
1.1.4.8. Nhu cầu oxy sinh hóa BOD (Biochemical oxygen demand – BOD)
Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy mà vi sinh vật dùng để oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước theo phản ứng:
Chất hữu cơ + O2 
 CO2 + H2O + tế bào mới + sản phẩm trung gian
Như vậy, BOD là đại lượng phản ánh được lượng chất hữu cơ dễ bị phân
hủy có trong nước thải. Thơng số BOD có tầm quan trọng thực tế vì đó là cơ

sở để thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải ; BOD còn là thông số cơ
bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Giá trị BOD càng lớn nghĩa
là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao [4].
Để xác định giá trị BOD của mẫu nước người ta tìm giá trị oxy hòa tan
DO của mẫu nước trước và sau khi ủ mẫu một thời gian ở nhiệt độ 20 oC.
Thông thường thời gian ủ là 5 ngày khi đó khoảng 70 – 80% các chất hữu cơ
bị oxy hóa (BOD5). Theo lý thuyết để oxy hóa gần hết hồn tồn các chất hữu
cơ (98 - 99%) địi hỏi sau 20 ngày [9].
1.1.4.9. Nhu cầu oxy hóa học (Chemical oxygen demand – COD)
Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ
có trong nước thải. COD là lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hóa tồn bộ
các chất hữu cơ có trong mẫu nước thành CO2 và H2O [7]. COD cao tạo điều
13


kiện dễ dàng cho các loài vi sinh vật phát triển. Nước bị nhiễm bẩn làm giảm
hiệu quả của các q trình xử lý và tốn nhiều hóa chất trong công tác khử
trùng. Người ta xác định COD bằng phương pháp oxy hóa bằng chất oxy hóa
mạnh là kali permanganat (KmnO4) hoặc kali đicromat (K2Cr2O7) trong môi
trường axit, ở 150ºC và tính tốn lượng oxi tương đương [9].
1.1.4.10. Các hợp chất của nitơ và photpho
Các hợp chất của nitơ tồn tại trong nước thải dưới dạng: nitrit ( NO-2 ),
nitrat ( NO3- , amoniac (NH3), và các muối amôn (NH4) hay nitơ tự do. Đó là
sản phẩm của q trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ [9]. Các hợp chất
nitơ có trong nước thải có vai trị quan trọng trong hệ sinh thái nước. Trong
nước rất cần thiết có một lượng nitơ thích hợp, mối quan hệ giữa BOD5 với N
và P có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và khả năng oxi hóa của bùn hoạt
tính. Vì vậy trong xử lý nước thải cùng với các chỉ số trên người ta cần xác
định chỉ số tổng nitơ.
Tuy nhiên, nếu hàm lượng các hợp chất nitơ trong nước thải vượt quá

giới hạn cho phép sẽ gây ô nhiễm nguồn nước. Các dạng hợp chất nitơ là chất
chỉ thị để nhận biết mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước. Nồng độ NH4 cao gây
độc cho cá. Nồng độ NH4 thấp hay nồng độ nitrat cao là môi trường tốt cho
rong, tảo, phát triển. Phát triển quá mức sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng
nước. Quá trình chuyển hóa amonium thành nitrat tiêu hao lượng lớn oxi hịa
tan trong nguồn nước. Trong nước thải sinh hoạt chứa hàm lượng lớn các hợp
chất nitơ từ nguồn nước tiểu thải vào [7].
Photpho tồn tại trong nước với các dạng H 2PO-4 , HPO-24 , PO-34 ,
polyphotphat như Na3(PO4)6, các photpho hữu cơ. Đây là một trong những
nguồn dinh dưỡng cho thực vật dưới nước, gây ơ nhiễm và góp phần thúc đẩy
hiện tượng phú dưỡng ở các thủy vực. Nước thải sinh hoạt khá giàu hợp chất
photpho. Hầu hết photpho vô cơ là từ chất thải của con người qua q trình
tiêu hóa protein. Chất tẩy rửa chứa lượng lớn hợp chất photphat làm chất tạo
14


bọt. Chất tẩy rửa tổng hợp ra đời làm gia tăng đáng kể hàm lượng photphat
trong nước thải sinh hoạt [7].
Khi trong nước có hàm lượng N và P cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng,
làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, gây chết cá và thủy sinh vật.
1.1.4.11. Chỉ tiêu vi sinh vật
Vi sinh vật có mặt trong nước ở nhiều dạng khác nhau. Bên cạnh các vi
sinh vật có ích, có nhiều nhóm vi sinh vật gây bệnh hoặc truyền bệnh cho
người và động vật. Trong số này đáng chú ý là các loại vi khuẩn, siêu vi
khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, sốt rét, viêm gan B,
viêm não Nhật Bản, giun đỏ, trứng giun…
Coliform là chỉ tiêu thường được phân tích để xác định mức độ ơ nhiễm
vi sinh vật của nước thải, vì:
- Chúng là nhóm vi sinh quan trọng nhất trong việc đánh giá vệ sinh
nguồn nước và có đầy đủ các tiêu chuẩn của loại vi sinh chỉ thị lý tưởng.

- Chúng có thể được xác định trong điều kiện thực địa.
Việc xác định Coliform dễ dàng hơn xác định các vi sinh chỉ thị khác.
Chẳng hạn các quy trình xác định Streptococci cần thời gian ổn nhiệt lâu còn
việc xác định Clostridia cần phải tiến hành ở 80ºC là lên men hai lần nên
trong điều kiện thực địa rất khó xác định hai loại vi sinh chỉ thị này. Tiêu
chuẩn vệ sinh Việt Nam qui định chỉ số E.coli của nước thải sinh hoạt phải
nhỏ hơn 20 [4].
1.1.5. Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt
Trong thành phần nước ơ nhiễm có chứa nhiều loại tạp chất nhiễm bẩn
có tính chất khác nhau. Từ các loại chất khơng tan đến các chất ít tan và
những hợp chất tan trong nước. Xử lý nước ô nhiễm là loại bỏ các tạp chất đó
làm sạch nước và có thể đưa nước đổ vào nguồn hoặc đưa vào tái sử dụng. Để
đạt được những mục đích đó chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại
tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Đối với nước thải sinh
15


hoạt, tùy vào lưu lượng nước thải, hàm lượng các chất ô nhiễm mà lựa chọn
các phương pháp xử lý thích hợp [7].
Khi xử lý nước thải sinh hoạt, người ta sử dụng các phương pháp vật lý,
hóa học hay sinh học.
1.1.5.1. Đối với phương pháp vật lý
Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn
theo như rơm cỏ, mẫu gỗ, bao bì chất dẻo, giấy, giẻ, dầu mỡ nổi, cát, sỏi, các
vụn gạch ngói,… Ngồi ra cịn có các loại hạt lơ lững ở dạng huyền phù rất
khó lắng. Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lý cơ học là thích
hợp (trừ hạt dạng chất rắn keo). Phương pháp này tách khỏi nước thải sinh
hoạt khoảng 60% tạp chất không tan. Xử lý cơ học là khâu sơ bộ chuẩn bị cho
xử lý sinh học tiếp theo. Tuy nhiên, phương pháp này không thể tách loại ra
khỏi nước thải các chất rắn nhỏ và các chất hòa tan. Các phương pháp thơng

thường như:
 Lọc – filtration
Ngun lý:
Lọc là q trình được thực hiện bằng cách cho chất cần lọc (chất lỏng,
chất khí) đi qua một cơ cấu lọc cho phép tách loại những yếu tố khơng mong
muốn [4].
Q trình lọc được sử dụng để tách các hạt hữu cơ và vơ cơ có kích
thước nhỏ có trong nước và nước thải.
 Lắng – Sedimentation
Nguyên lý:
Lắng là quá trình tách cặn lơ lửng khỏi nước nhờ tác động của trọng lực,
nó còn được gọi là sa lắng. Trong nước thải khoảng 20% chất bẩn ở dạng
khơng hịa tan, trong đó một phần là cát, xỉ được giữ ở bể lắng cát (khoảng
20% lượng chất khơng hịa tan này). Lượng chất bẩn khơng hịa tan cịn lại
chủ yếu là chất hữu cơ sẽ được giữ lại trong bể lắng đợt một. Các chất bẩn
16


hữu cơ khơng hịa tan hình thành trong q trình xử lý sinh học sẽ lắng tại bể
lắng đợt hai. Quá trình lắng phụ thuộc rõ rệt vào hàm lượng cặn ban đầu của
nước thải. Thời gian lắng thực tế để có thể lắng được các hạt cặn hữu cơ trong
nước thải sinh hoạt thường phải lớn hơn hoặc bằng 1.5h. Cấu tạo của một bể
lắng như sau:

Vùng nhận và phân phối nước

Vùng thu nước lắng
Máng thu nước

Nước thô

Vùng lắng

Vùng chứa bùn
Xả bùn

Hình 1.1: Mơ hình bể lắng và bốn vùng lắng cơ bản
Sau quá trình lắng trọng lực BOD của hỗn hợp nước thải và cặn sơ cấp sẽ
giảm được 30 - 40% [2].
 Tuyển nổi – Flotation: [4], [7]
Nguyên lý:
Quá trình tuyển nổi là quá trình phân tách các hạt rắn hoặc lỏng khỏi pha
lỏng được thực hiện bằng cách cung cấp các bọt khí mịn vào pha lỏng.
Khi đến gần các bọt khí đang nổi lên trong nước, các hạt lơ lửng sẽ kết
dính với các bọt khí này và cùng nó nổi lên trên mặt nước, tạo thành lớp bọt
có nồng độ tạp chất cao hơn trong nước ban đầu. Sau đó người ta tiến hành
tách các bọt khí cùng các phân tử dính ra khỏi nước. Thực chất đây là quá
trình tách bọt hoặc làm đặc bọt.
- Lượng khơng khí nén vào dung dịch cần tuyển nổi tuân theo định luật
Henry – Dalton: Pi = K. Ci
17


Trong đó: Ci là nơng độ của khí i trong nước
K là hằng số Henry
Pi là áp suất riêng phần của khí i
Tuyển nổi được ứng dụng để loại ra khỏi nước các tạp chất phân tán
khơng tan và khó lắng. Trong nhiều trường hợp tuyển nổi còn được sử dụng
để tách chất tan như chất hoạt động bề mặt.
Hiệu quả của q trình tuyển nổi phụ thuộc kích thước và số lượng bong
bóng khí, kích thước tối ưu của bong bóng khí là 15 – 30 µm. Để có kích

thước bọt ổn định trong q trình tuyển nổi người ta dùng các chất tạo bọt.
Chất tạo bọt có thể là dầu thông, phenol, ankyl, sunfat natri, cresol.
1.1.5.2. Phương pháp hoá học
Các phương pháp hoá học dùng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt
gồm có: trung hồ, oxy hoá khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân huỷ các hợp
chất độc hại. Cơ sở của phương pháp này là các phản ứng hố học diễn ra
giữa chất ơ nhiễm và hố chất thêm vào, do đó ưu điểm của phương pháp là
có hiệu quả xử lý cao, thường được xử lý nước khép kín. Tuy nhiên phương
pháp hố học có nhược điểm là chi phí vận hành cao, khơng thích hợp cho các
hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn [15].
 Phương pháp trung hòa:
Nguyên lý: Phương pháp trung hòa dựa trên phản ứng hóa học giữa axit
và kiềm hoặc giữa muối với axit hoặc kiềm có trong nước thải. Nhằm đưa
nước thải đạt được độ trung hòa, pH vào khoảng 6.5 - 8.5.
Phương trình phản ứng:
H+ + OH- 
 H 2O

Nước thải sinh hoạt thường có những giá trị pH khác nhau, muốn nước
thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và
điều chỉnh pH về vùng 6,6 - 7,6. Chất được lựa chọn để thực hiện phản ứng
với các axit hoặc kiềm có trong nước thải gọi là tác nhân trung hịa hóa học.
18


×