Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Giọng điệu khẩu ngữ trong thơ tố hữu (qua hai tập việt bắc và gió lộng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (652.77 KB, 76 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA NGỮ VĂN
********************

NGUYỄN THỊ HƯƠNG

GIỌNG ĐIỆU KHẨU NGỮ TRONG THƠ TỐ HỮU
(QUA HAI TẬP VIỆT BẮC VÀ GIĨ LỘNG)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUN NGÀNH: NGƠN NGỮ

Vinh, 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu, với sự cố gắng của bản thân và sự giúp
đỡ của gia đình, bạn bè cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo khoa
Ngữ Văn tơi đã hồn thành khoá luận tốt nghiệp“Giọng điệu khẩu ngữ trong
thơ Tố Hữu”. Tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, các thầy cô giáo
khoa Ngữ Văn, đặc biệt là TS. Lê Thị Sao Chi - người trực tiếp hướng dẫn
tôi làm khoá luận này.
Đây là bước đi đầu tiên của tơi trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, do
đó sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp quý báu từ phía các thầy cơ và các bạn.
Vinh, ngày 7 tháng 5 năm 2012
Sinh viên


Lê Thị Hương


3

MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................2
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................3
5. Đóng góp của đề tài.....................................................................................4
6. Bố cục của khoá luận ..................................................................................4
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......5
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Tố Hữu ................................................................5
1.1.1. Cuộc đời ................................................................................................5
1.1.2. Sự nghiệp...............................................................................................6
1.2. Thơ trong sự phân biệt với văn xuôi ........................................................9
1.2.1. Khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ ............................................................9
1.2.1.1 Khái niệm thơ ......................................................................................9
1.2.1.2. Ngôn ngữ thơ......................................................................................10
1.2.2. Phân biệt thơ và văn xuôi ......................................................................11
1.3. Giọng điệu và giọng điệu khẩu ngữ .........................................................12
1.3.1. Giọng điệu .............................................................................................12
1.3.2. Giới thuyết về giọng điệu khẩu ngữ ......................................................14
1.4. Vấn đề hội thoại và lời thoại ....................................................................16
1.4.1. Hội thoại ................................................................................................16
1.4.2. Vấn đề lời thoại nhân vật ......................................................................16

Chương 2. CÁC LỚP TỪ THỂ HIỆN GIỌNG ĐIỆU KHẨU NGỮ .......18
2.1. Tình thái từ ...............................................................................................18
2.1.1. Khái niệm tình thái từ ...........................................................................18
2.1.2. Vai trị của các tình thái từ ....................................................................18
2.1.3. Phân loại tình thái từ .............................................................................19
2.1.4. Thống kê, khảo sát tình thái từ trong thơ Tố Hữu ...............................20
2.1.5. Nhận xét ................................................................................................21


4
2.2. Từ địa phương ..........................................................................................25
2.2.1. Định nghĩa .............................................................................................25
2.2.2. Vai trò của từ địa phương trong thơ ......................................................26
2.2.3. Phân loại từ địa phương ........................................................................27
2.2.4. Thống kê, khảo sát lớp từ địa phương trong thơ Tố Hữu ....................27
2.2.5. Nhận xét ................................................................................................28
2.3. Từ xưng hơ ...............................................................................................31
2.3.1. Khái niệm từ xưng hơ............................................................................31
2.3.2. Vai trị của từ xưng hô trong thơ ...........................................................32
2.3.3. Phân loại từ xưng hô .............................................................................32
2.3.4. Thống kê, khảo sát lớp từ xưng hô trong thơ Tố Hữu ..........................34
2.3.5. Nhận xét ................................................................................................36
2.4. Tục ngữ, thành ngữ ..................................................................................45
2.4.1. Khái niệm tục ngữ, thành ngữ ...............................................................45
2.4.2. Vai trò của thành ngữ, tục ngữ trong thơ ..............................................46
2.4.3. Phân loại thành ngữ, tục ngữ.................................................................46
2.4.4. Thống kê, khảo sát thành ngữ tục ngữ trong thơ Tố Hữu .....................48
2.4.5. Nhận xét ................................................................................................49
Chương 3. VAI TRÒ CỦA GIỌNG ĐIỆU KHẨU NGỮ TRONG THƠ
TỐ HỮU .........................................................................................................53

3.1. Giọng điệu khẩu ngữ thể hiện nội dung và ý nghĩa của bài thơ ..............54
3.2. Giọng điệu khẩu ngữ giúp cho thơ Tố Hữu thể hiện được nét đẹp của
văn hoá Huế .....................................................................................................58
3.3. Giọng điệu khẩu ngữ làm cho thơ Tố Hữu trở nên dễ hiểu, giàu cảm
xúc ...................................................................................................................59
3.4. Giọng điệu khẩu ngữ giúp cho thơ Tố Hữu giàu hình ảnh, nhịp nhàng,
cân đối, dễ nhớ, dễ thuộc.................................................................................62
3.5. Giọng điệu khẩu ngữ cho phép nhà thơ biểu hiện lập trường, tư tưởng,
tình cảm của nhân vật trữ trình .......................................................................64

KẾT LUẬN .................................................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................70


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tố Hữu có vai trò quan trọng trên thi đàn cũng như trong nền văn
học nước nhà. Suốt nhiều thập kỉ qua, Tố Hữu luôn được coi là con chim đầu
đàn của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại. Với 60 năm hoạt động cách
mạng cũng là 60 năm sáng tác văn chương, Tố Hữu đã để lại cho đời một sự
nghiệp văn học đồ sộ. 7 tập thơ trải dài trong suốt cuộc đời nhà thơ (từ năm
1937 đến năm 2002) đã chứng minh năng lực, sức sáng tạo và lòng nhiệt
huyết ông dành cho văn chương. Thơ Tố Hữu đã đến với công chúng bạn đọc
và tạo ra sức sống bền chặt trong lịng độc giả. Nhiều cơng trình nghiên cứu
về thơ Tố Hữu đã được thực hiện nhằm giúp cho độc giả cũng như những
người yêu thích thơ Tố Hữu có cách nhìn, cách hiểu tồn diện, đầy đủ về thơ
Tố Hữu cũng như cuộc đời ông.
1.2. Giọng điệu là yếu tố quan trọng để cấu thành tác phẩm văn học

cũng như phong cách nhà văn, nhà thơ. Giọng điệu là một phương tiện nghệ
thuật nhằm truyền tải lập trường, tư tưởng, tình cảm của tác giả đến với người
đọc. Do đó, nó có vai trị quan trọng quyết định sự “sống còn” của nhà văn
cũng như những sáng tác của họ.
Giọng điệu khẩu ngữ trong tác phẩm nghệ thuật được bắt nguồn từ
trong ca dao, tiếp tục được nuôi dưỡng từ trong văn học trung đại để rồi nở rộ
và phát triển vào trong thời kì văn học hiện đại. Tố Hữu là đại diện xuất sắc và
tiêu biểu của thơ ca cách mạng, là một trong số những người thành công trong
việc đưa giọng điệu khẩu ngữ vào thơ. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này, chúng
tơi mong muốn đưa đến cho bạn đọc có thêm một góc nhìn về tác gia Tố Hữu
cũng như phong cách nghệ thuật thơ ca của ông.


2
1.3. Thơ Tố Hữu không chỉ là đối tượng nghiên cứu mà còn là đối
tượng giảng dạy ở các trường phổ thơng. Vì vậy, việc nghiên cứu “Giọng điệu
khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu” sẽ có ý nghĩa nhất định góp phần nâng cao chất
lượng dạy - học thơ Tố Hữu trong nhà trường.
2. Lịch sử vấn đề
Là một tác gia trong nền văn học dân tộc, Tố Hữu cũng như sự nghiệp
thơ ca của ông đã được nhiều người tìm hiểu nghiên cứu. Theo thống kê chưa
đầy đủ của chúng tơi hiện nay đã có khoảng hai trăm cơng trình lớn nhỏ
nghiên cứu về thơ Tố Hữu ở nhiều khía cạnh: Từ nội dung tư tưởng, tới hình
thức nghệ thuật, phong cách, từ đề tài, chủ đề tới ngôn ngữ. Có thể kể một số
cơng trình nghiên cứu tiêu biểu về thơ Tố Hữu: Cơng trình Thi pháp thơ Tố
Hữu của tác giả Trần Đình Sử (NXB Tác phẩm mới - Hội nhà văn Việt Nam,
1987), cơng trình Tố Hữu - Về tác gia và tác phẩm của tác giả Phong Lan
(NXB Giáo dục, 1999), hoặc cơng trình nghiên cứu Thơ Tố Hữu - Những lời
bình của tác giả Mai Phương (NXB Văn hố thơng tin, 1999).
Thời gian gần đây đã có một số khố luận, luận văn, luận án đi vào

nghiên cứu thơ Tố Hữu ở phương diện ngôn ngữ như:
- Động từ chỉ hành động trong thơ Tố Hữu của giả Nguyễn Thị Hải Lí.
- Khảo sát vốn từ chỉ không gian, thời gian trong thơ Tố Hữu của tác
giả Trần Thị Bích Thuỷ.
- Khảo sát cách sử dụng từ địa phương trong thơ Tố Hữu của tác giả
Nguyễn Thị Ánh Tuyết.
- Từ chỉ màu sắc trong thơ Tố Hữu của tác giả Nguyễn Thị Yến.
- Đại từ trong thơ Tố Hữu của tác giả Nguyễn Thị Hà.
Như vậy, các cơng trình trên phần lớn đi vào tìm hiểu thơ Tố Hữu ở
phương diện lí luận văn học. Các luận văn, luận án nghiên cứu về thơ Tố Hữu
đã đi vào tìm hiểu về góc độ ngơn ngữ thơ Tố Hữu. Những cơng trình này đã


3
chỉ ra được một số đặc trưng, nét nổi bật trong thơ Tố Hữu ở việc sử dụng
ngôn ngữ. Mặc dù thơ Tố Hữu đã được nghiên cứu khá nhiều, trên nhiều
phương diện nhưng vẫn chưa có cơng trình nào đi sâu tìm hiểu về đề tài
“Giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu”. Kế thừa kết quả của những cơng
trình đi trước nghiên cứu về thơ Tố Hữu, chúng tơi mạnh dạn tìm hiểu đề tài
“Giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu” để góp phần làm sáng rõ thêm
phong cách nghệ thuật Tố Hữu.
3. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khoá luận này là giọng điệu khẩu ngữ trong
hai tập thơ Việt Bắc và tập thơ Gió Lộng trong cuốn Thơ Tố Hữu (NXB Văn
học, 2011).
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thống kê, khảo sát các lớp từ thể hiện giọng điệu khẩu ngữ trong thơ
Tố Hữu qua hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng.
- Phân tích, tìm hiểu ý nghĩa của các lớp từ này trong việc tạo ra giọng

điệu khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu.
- Tìm hiểu vai trò của giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu nói chung
và trong hai tập thơ khảo sát nói riêng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu thành công đề tài này chúng tôi sử dụng một
số phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.


4
5. Đóng góp của đề tài
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về thơ Tố Hữu khá nhiều nhưng
đây là đề tài đầu tiên đi sâu vào tìm hiểu “Giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Tố
Hữu”. Qua việc nghiên cứu đề tài này, chúng tơi hi vọng sẽ có được những
đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu thơ Tố Hữu ở phạm trù giọng điệu.
Đề tài của chúng tôi có những đóng góp:
- Xác định các lớp từ thể hiện giọng điệu khẩu ngữ qua số liệu thống kê.
- Chỉ ra sự vận dụng sáng tạo và hiệu quả lớp từ thể hiện giọng điệu
khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu.
- Khẳng định một số đặc điểm phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Tố Hữu
qua lớp từ thể hiện giọng điệu khẩu ngữ.
- Kết quả nghiên cứu có thể vận dụng vào trong thực tiễn dạy - học về
tác gia Tố Hữu cùng thơ ca của ông ở trường phổ thông.
- Vấn đề giọng điệu trong thơ Tố Hữu từ trước tới nay đều được nghiên
cứu ở góc độ lí luận văn học. Vì vậy, việc nghiên cứu giọng điệu khẩu ngữ
trong thơ Tố Hữu ở góc độ ngơn ngữ sẽ đưa lại cái nhìn tồn diện, sâu sắc,
khách quan hơn về thơ ơng.

6. Bố cục của khố luận
- Ngồi phần mở đầu, phần kết luận, khoá luận của chúng tôi gồm 3
chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến đề tài.
Chương 2: Khảo sát, thống kê lớp từ thể hiện giọng điệu khẩu ngữ
trong thơ Tố Hữu.
Chương 3: Vai trò của giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu.


5
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Cuộc đời và sự nghiệp Tố Hữu
1.1.1. Cuộc đời
Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh ngày 4 tháng 10 năm
1920, tại làng Phù Lai nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên - Huế, trong một gia đình nhà nho nghèo. Ơng thân sinh là một nhà nho
yêu nước. Cụ thuộc nhiều và thích sưu tầm tục ngữ, ca dao, thơ Phan Bội
Châu. Mẹ cũng là một nhà nho, cũng biết nhiều ca dao, tục ngữ. Cậu bé
Nguyễn Kim Thành từ thuở nhỏ mới sinh được mẹ ấp ủ trong lòng và trong
tiếng ru mang linh hồn của những điệu dân ca ấy. Năm lên bảy tuổi, đọc và
viết đã nhanh, Nguyễn Kim Thành giúp cha ghi chép những bài ca dao, dân ca
sưu tầm được, đồng thời mỗi đêm đọc cho cả nhà nghe những bài thơ mà gia
đình u thích. Năm mười hai tuổi, mẹ qua đời, cha đi làm xa. Năm mười ba
tuổi, ông vào học tại Quốc học Huế. Lớn lên giữa lúc phong trào cách mạng
do Đảng cộng sản Đông Dương lãnh đạo đang phát triển mạnh mẽ, Tố Hữu đã
sớm giác ngộ được lí tưởng của Đảng. Năm 1936, ơng gia nhập vào Đồn
thanh niên cộng sản. Năm 1937, ơng bắt đầu có thơ đăng báo. Năm 1938, ông
được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương khi tuổi đời vừa trịn mười tám
và được giao làm cơng tác tuyên huấn. Tháng 4 - 1939, Tố Hữu bị thực dân

Pháp bắt và bị giam ở nhiều nhà lao ở miền Trung và Tây Nguyên. Tháng 3 1942, ông vượt ngục Đaklay, trở về gây dựng hoạt động tại Thanh Hóa. Tháng
8-1945, Tố Hữu là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế và sau đó là
bí thư Xứ ủy Trung kì. Năm 1946, kháng chiến tồn quốc bùng nổ, Tố Hữu
trở lại Thanh Hóa hoạt động và là Bí thư tỉnh ủy Thanh Hóa. Năm 1948, thành
lập hội văn nghệ Việt Nam, Tố Hữu tham gia Ban chấp hành hội. Năm 1951,


6
tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Tố Hữu được bầu là Uỷ viên dự khuyết Trung
ương Đảng vào năm 1955 và Uỷ viên chính thức Trung ương Đảng. Từ đó trở
đi, ơng liên tục giữ nhiều vị trí quan trọng trong các cơ quan của Đảng và của
nhà nước ta.
Ngày 9 tháng 12 năm 2002 tại Hà Nội, Tố Hữu đã ra đi trong sự tiếc
thương của những người u thơ và nhiều đồng chí. Khi đó ơng vừa trịn 82 tuổi.
Các nhà thơ, nhà văn khác có thể đến với thơ văn trước khi đến với
cách mạng hoặc ngược lại. Nhưng ở Tố Hữu, khi ông đến với cách mạng cũng
chính là lúc nhà thơ bước vào con đường sáng tác văn thơ. Vì vậy mà ở Tố
Hữu sự nghiệp thơ ca gắn liền với sự nghiệp cách mạng.
1.1.2. Sự nghiệp
Với Tố Hữu, thơ ca chính là vũ khí để đấu tranh cách mạng. Do đó,
cuộc đời Tố Hữu là một cuộc đời liên tục đấu tranh đồng thời cũng là một
cuộc đời liên tục sáng tác. Từ năm 1937 đến 2002, ông đã cho ra đời 7 tập thơ
với gần 300 bài thơ đã chứng minh cho năng lực sáng tạo dồi dào ở nhà thơ chiến sĩ cách mạng này. Đọc thơ Tố Hữu, chúng ta được nuôi dưỡng bởi
những vần thơ chan chứa yêu thương, tràn đầy tâm huyết. 7 tập thơ mà ông để
lại cho chúng ta gồm:
1.

Từ ấy (71 bài, sáng tác từ năm 1937 - 1946).

2.


Việt Bắc (22 bài, sáng tác từ năm 1946 - 1954).

3.

Gió lộng (25 bài, sáng tác từ năm 1955 - 1961).

4.

Ra trận (35 bài, sáng tác từ năm 1962 - 1971).

5.

Máu và hoa (13 bài, sáng tác từ năm 1972 - 1977).

6.

Một tiếng đờn (73 bài, sáng tác từ năm 1979 - 1992).

7.

Ta với ta (49 bài, sáng tác từ năm 1993 - 2002).

Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) là tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Đó là sản
phẩm của 10 năm phát triển cách mạng, 10 năm đấu tranh tu dưỡng của người


7
thanh niên trí thức tiểu tư sản trở thành một người chiến sĩ cộng sản kiên
cường. Tập thơ Từ ấy thể hiện một nhận thức đúng đắn về mâu thuẫn cơ bản

trong nước và trên trường quốc tế, dám đấu tranh và biết đấu tranh để giải
quyết mâu thuẫn. Đồng thời Từ ấy thể hiện một nhân sinh quan cao đẹp, nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa biết trọng nhân phẩm, khơng chịu cúi đầu, một
tấm lịng rộng mở u ghét phân minh. Không chỉ vậy, qua Từ ấy, ta còn thấy
một niềm lạc quan cách mạng, một niềm tin phơi phới vào tương lai của dân
tộc và của nhân loại.
Việt Bắc là tập thơ thứ 2 của Tố Hữu (sau tập Từ ấy), xuất bản năm
1955, ra đời trong hoàn cảnh sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi,
miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục chống giặc. Nếu Từ
ấy là vấn đề nhân sinh quan, thế giới quan phải giải quyết để giải phóng đất
nước thì đến tập Việt Bắc là quyết tâm bảo vệ đất nước đã được giải phóng.
Tập thơ Việt Bắc chưa phải đã phản ánh đầy đủ cuộc kháng chiến vĩ đại và
thời đại vĩ đại của chúng ta nhưng nó đã bám lấy cuộc đấu tranh của quần
chúng, làm nổi được mấy vấn đề cơ bản về cuộc kháng chiến lâu dài, gian khổ
nhưng tất thắng của nhân dân ta. Những bài thơ cuối của tập Việt Bắc là bình
minh của một ngày mới mà Gió lộng sẽ lộng thổi vào trong tâm hồn dân tộc
vừa chiến thắng, chuẩn bị bước tới tương lai.
Sau Việt Bắc là tập thơ Gió Lộng (1955 - 1961). Tập thơ khai thác những
nguồn cảm hứng lớn, cũng là những tình cảm bao trùm trong đời sống tinh thần
của con người đương thời: niềm vui, niềm tin, niềm tự hào ở công cuộc xây
dựng đời sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, tình cảm với miền Nam và ý
chí thống nhất nước nhà, tình cảm quốc tế rộng mở với các nước anh em niềm
vui chiến thắng nhân lên cùng niềm tự hào của con người làm chủ đất nước,
làm chủ vận mệnh dân tộc mình. Vững tin vào tương lai đã đem đến cho Gió
Lộng cảm hứng lãng mạn phơi phới và khuynh hướng sử thi đậm nét.


8
Hai tập thơ Ra Trận (1962 - 1971), Máu và hoa (1972 - 1977) là chặng
đường thơ Tố Hữu trong những năm kháng chiến chống Mỹ quyết liệt và hào

hùng của dân tộc cho tới ngày toàn thắng. Thơ Tố Hữu lúc này là khúc ca ra
trận, là mệnh lệnh tấn công và kêu gọi, cổ vũ hào hùng của dân tộc trong cuộc
chiến đấu ở cả hai miền Nam - Bắc.
Tập thơ Một tiếng đờn thể hiện những chiêm nghiệm suy tư của một đời
người trên nửa thế kỉ đấu tranh, qua bao nhiêu buồn vui, được mất. Hồn thơ
đang lắng lại với thời gian và tuổi tác và gợi mở nhiều tâm sự của tác giả.
Ta với ta là tập thơ cuối cùng của Tố Hữu. Nó như là một cuộc hành
hương trở về quá khứ. Tập thơ bộc lộ nhiều chiêm nghiệm đáng quý về đạo
làm người, nhận thức rõ trách nhiệm với cộng đồng ở mọi hoàn cảnh, ở mọi
thời điểm. Đồng thời tập thơ cũng bộc lộ nỗi buồn của con người đã bước qua
tuổi thập cổ lai hi.
Với những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà, Tố Hữu được
coi là ngôi sao sáng, là người mở đầu và dẫn đầu cho nền thơ ca cách mạng.
Sáu mươi năm gắn bó với hoạt động cách mạng, ông đã thực sự tạo ra được
niềm yêu thương gắn bó, nỗi đam mê bền chặt trong lịng độc giả. Nói về vị trí
và những đóng góp của Tố Hữu vào nền thơ ca cách mạng nhà thơ Chế Lan
Viên đã có nhận xét (1967) trong lời tựa thơ Tố Hữu như sau: “Nói đến Tố
Hữu về thơ phải nói đến vai trị mở đầu và hiện vẫn là người dẫn đầu trong
nền thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa của chúng ta. Sự thành công của ơng trước
cách mạng đã xúc tiến sự hình thành của thơ hiện thực xã hội chủ nghĩa sau
cách mạng”. Giáo sư Trần Đình Sử trong cơng trình nghiên cứu Thi pháp thơ
Tố Hữu đã đánh giá: “Tố Hữu là nhà thơ cộng sản, ngọn cờ của văn học hiện
thực xã hội chủ nghĩa một nửa thế kỉ qua”. Qua đó ta thấy được vai trị to lớn
của Tố Hữu đối với văn học nước nhà.


9
1.2. Thơ trong sự phân biệt với văn xuôi
1.2.1. Khái niệm thơ và ngôn ngữ thơ
1.2.1.1 Khái niệm thơ

Thơ là một hình thức sáng tác văn học có từ lâu đời nhưng để đưa ra một
định nghĩa chính xác và tồn diện về thơ là một chuyện khơng hề đơn giản.
Khái niệm thơ đã dược đưa ra từ rất sớm trong nền lí luận văn học cổ
điển Trung Hoa. Tác giả Lưu Hiệp trong cuốn Văn Tâm điêu long đã từng nói
đến ba phương diện cơ bản cấu thành một bài thơ đó là : Tình cảm (tình văn),
ngơn ngữ (hình văn) và âm thanh (thanh văn). Đến thời nhà Đường, nhà thơ
Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố cơ bản để tạo thành sự tồn tại của bài thơ:
Cái cảm hố được lịng người chẳng gì quan trọng bằng tình cảm, chẳng gì đi
trước được bằng ngơn ngữ, chẳng gì gần gũi bằng âm thanh, chẳng gì sâu sắc
bằng ý nghĩa. Với thơ, gốc là tình cảm, mầm lá là ngôn ngữ, hoa là âm thanh,
quả là ý nghĩa.
Quan niệm trên đây không những nêu lên mà còn chỉ ra mối quan hệ
giữa các yếu tố cấu thành văn bản. Vì vậy, có thể xem đây là một quan niệm
toàn diện và sâu sắc nhất về thơ trong nền lí luận văn học cổ điển Trung Hoa.
Ở Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Đình Thi cho rằng: “Thơ là tiếng hát
chếch choáng, xáo động trong hồn người, thơ phải có tư tưởng, có ý thức và
bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ”
[37, tr.8].
Định nghĩa về thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này là của nhà nghiên
cứu Phan Ngọc. Theo ông: “Thơ là cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản
để bắt người nhận biết phải nhớ, phải cảm xúc do hình thức ngơn ngữ này”
[30, tr.23].
Nhóm nghiên cứu, phê bình văn học Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi: “Thơ là hình thức sáng tạo văn học phản ánh cuộc sống, thể hiện


10
tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ bằng ngôn ngữ hàm xúc, giàu hình ảnh
nhất và có nhịp điệu” [17, tr.262]. Định nghĩa này đã đưa ra được đặc trưng
cơ bản của thơ đó là cách biểu hiện cảm xúc cô đọng, hàm súc, là sáng tác văn

học bằng ngôn ngữ có nhịp điệu. Đây là đặc trưng cơ bản nhất để phân biệt
thơ và văn xuôi.
Từ những quan niệm trên chúng ta có thể rút ra những đặc trưng cơ bản
của thơ như sau:
- Thơ có cách tổ chức riêng.
- Thơ thể hiện cảm xúc bằng hình ảnh.
1.2.1.2. Ngơn ngữ thơ
Cũng như văn xuôi và các thể loại văn học khác, thơ cũng là một thể
loại văn học nghệ thuật sáng tác bằng ngơn từ. Do đó, ngơn ngữ thơ trước hết
là ngơn ngữ văn học. Vì vậy, ngơn ngữ thơ mang những đặc trưng: tính chính
xác, tính hàm súc và tính đa nghĩa, tính tạo hình cũng như tính biểu cảm. Tuỳ
vào từng trường hợp cụ thể mà ngôn ngữ thơ sẽ được biểu hiện với những sắc
thái cũng như mức độ khác nhau. Đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ là chỉ
dùng một số lượng hữu hạn các đơn vị ngôn ngữ để biểu hiện cái vô hạn của
hiện thực khách quan. Ở thơ ta thấy lời thơ ít nhưng ý nghĩa và cảm xúc của
nó hết sức đa dạng, giàu sức gợi cảm.
Xét ở phạm vi thể loại ngôn ngữ thơ được biểu hiện ở các đặc trưng
ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp nhằm biểu trưng hoá, khái quát hoá hiện thực
khách quan theo một tổ chức riêng của thơ ca.
Tác giả Nguyễn Phan Cảnh cho rằng: “Cơ chế lựa chọn dựa trên một
khả năng của ngơn từ là các đơn vị ngơn ngữ có thể luân phiên cho nhau nhờ
vào tính tương đồng của chúng” [7, tr.24]. Cũng theo tác giả nếu như văn xuôi
làm việc trước hết bằng thao tác kết hợp và trong văn xi lặp lại là một điều
tối kị thì ngược lại chính cái điều tối kị ấy lại là thủ pháp làm việc của thơ.


11
Trong thơ tính tương đồng của các đơn vị ngơn ngữ lại được dùng để xây dựng
các thông báo. Thao tác lựa chọn có thể giúp cho nhà thơ có thể lựa chọn một
đợn vị ngôn ngữ trong hàng loạt các đơn vị ngơn ngữ tương đương, có thể thay

thế cho nhau trên trục dọc. Sau khi đã lựa chọn thì thao tác kết hợp cho phép
người làm thơ có thể tạo ra những kết hợp bất ngờ, sáng tạo nên những tiền đề
vật chất mà ngôn ngữ dân tộc cho phép.
1.2.2. Phân biệt thơ và văn xi
Về hình thức thể loại: Thơ và văn xi là hai loại hình tiêu biểu của hai
phương thức sản xuất văn học: tự sự và trữ tình. Giữa hai loại hình này có sự
khác biệt nhất định. Nếu như văn xuôi được sáng tạo trên trục kết hợp thì thơ
ca lại sáng tạo trên trục lựa chọn (trục dọc, trục thay thế). Thơ là một thể loại
sáng tác văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ trước hết phải là ngôn ngữ
văn học, có nghĩa là “ngơn ngữ mang tính nghệ thuật được dùng trong văn
học”. Song do sự tổ chức ngôn ngữ trên cơ sở của hệ thống nhịp điệu, đảm
bảo tính chất tối đa về nghĩa trên một đơn vị diện tích chật hẹp lại mang sắc
thái chủ quan của người viết trong một mức độ cần thiết đã tạo cho người thi
ca những phẩm chất đặc biệt về phương diện hình thức, nhân tố khác nhau cơ
bản giữa tác phẩm bằng thơ và tác phẩm văn xuôi ở chỗ: thơ thường có nhịp
điệu cịn văn xi thì khơng. Nhịp điệu ở thơ là đặc trưng quan trọng nhất để
phân biệt thơ với các hình thức văn học khác.
Về nội dung chủ đề: Tác phẩm văn xi thường có cốt truyện và hành
động gắn liền với hệ thống sự kiện và hệ thống nhân vật được tác giả tạo ra
theo ngun tắc sáng tạo riêng. Cịn thơ thì khơng có cốt truyện, nội dung
thường diễn tả một tâm trạng, một cảm xúc nhất định của nhân vật trữ tình
nên dung lượng của nó ngắn gọn hơn nhiều so với văn xuôi.
Về ngôn ngữ: Văn xuôi thiên về lột tả rồi sau đó mới thể hiện tính hàm
súc trong chính sự lột tả ấy. Ngược lại, thơ thiên về tính hàm xúc nhiều khi


12
đậm đặc đến mức khơng thể chen vào bất kì một chữ nào và khi cần phải lột tả
thì thơ ca vẫn dùng thủ pháp “lời ít ý nhiều”. Do vậy, trong thơ ln có “ý tại
ngơn ngoại”, cịn trong văn xuôi là ý tại ngôn tại nên ngôn ngữ không cô đúc

như trong thơ ca. Như vậy, trong thơ chủ yếu là giãi bày tâm trạng, thể hiện
tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Vì thế, yếu tố tự sự trong thơ rất ít.
Khi chất tự sự đi vào trong thơ sẽ tạo ra cho tác phẩm thơ những giá trị nhất
định về việc tái hiện cuộc sống, những sự kiện nóng hổi và khi đó ngồi chức
năng giãi bày cảm xúc thì thơ cịn tái hiện lại cuộc sống với những sắc màu đa
dạng của nó (đây là đặc trưng của văn xuôi).
1.3. Giọng điệu và giọng điệu khẩu ngữ
1.3.1. Giọng điệu
Phong cách của một nhà văn được thể hiện ở nhiều yếu tố như: Hệ
thống tư tưởng, nhân vật, đề tài, thế giới quan, hệ thống bút pháp nghệ thuật,
ngôn ngữ...Trong số những yếu tố hình thành nên phong cách của nhà văn thì
giọng điệu được xem là yếu tố rất quan trọng thậm chí có nhiều ý kiến cho nó
là quan trọng nhất. Vậy giọng điệu là gì?
Giọng điệu là hình thức, là phương tiện thể hiện cá tính của nhà văn
trong các sáng tác. Giọng điệu vừa là hiện tượng được thể hiện qua ngơn ngữ,
đồng thời là một yếu tố nằm ngồi ngôn ngữ mà người ta gọi là siêu ngôn ngữ
(Bakhtin).
Giọng điệu của mỗi người đều do yếu tố “trời phú” “thiên bẩm”, vừa bị
chi phối bởi các yếu tố xã hội, thời đại. Các yếu tố này chi phối đến tâm tư,
tình cảm, cách nghĩ, cách nói của cá nhân. Chính vì vậy mà chúng ta có một
Nguyễn Trãi với phong thái đĩnh đạc, một Nguyễn Du đau đáu với nỗi đoạn
trường của số phận con người hay một Xuân Diệu “thiết tha”, “rạo rực”, “băn
khoăn”...


13
Giọng điệu trong tác phẩm còn phụ thuộc vào cảm hứng của tác giả.
Theo quan niệm của Pơxpêlốp thì các dạng cảm hứng như: anh hùng ca, bi
kịch, hài kịch, hài kịch lãng mạn đều có vai trị chi phối giọng điệu.
Giọng điệu trong tác phẩm văn học là một hiện tượng được tạo thành từ

các yếu tố liên kết hơ ứng lẫn nhau. Có thể nói trong các tác phẩm nghệ thuật
giọng điệu là sản phẩm sáng tạo đích thực của nhà văn. Giọng điệu là thần
thái toát lên từ tác phẩm văn chương. Giọng điệu văn chương là một hiện
tượng có tính cá nhân cao độ nhưng khơng thể phủ nhận nó cịn có giọng điệu
thời đại. Chúng có mối quan hệ tương tác. Dựa vào giọng điệu, người ta cịn lí
giải được tiến trình vận động của văn học. Giọng điệu là sự thể hiện lập
trường, thái độ, tình cảm, thị hiếu, thẩm mĩ, sở trường ngơn ngữ của tác giả,
nó gắn chặt với đối tượng giao tiếp, và cách tổ chức lời lẽ, diễn đạt.
Dựa vào loại hình có thể chia thành giọng bi, giọng hài, giọng trữ tình
hay châm biếm....Những kết hợp đa dạng phức tạp của các giọng này làm cho
màu sắc tình cảm của tác phẩm phong phú hơn. Dựa vào sắc thái tình cảm có
thể chia thành trang trọng hay thân mật, thong thả hay vội vàng, bình thản hay
gay gắt... cũng có thể xác định giọng điệu dựa vào khuynh hướng tình cảm:
thơng cảm hay lên án, phê phán hay khẳng định, u thương hay cay độc.
Ngồi ra cịn có thể phân chia dựa theo giọng trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh,
giọng kể, giọng ngâm...Các bình diện này khơng chỉ đứng độc lập mà đan xen
chồng chéo. Vì vậy, giọng điệu của tác phẩm thường đa dạng, phức tạp. Để
nhận ra giọng chủ đạo của tác phẩm cần phải thông qua tồn bộ tổ chức của
văn bản ngơn từ.
Một nhà văn thực sự có phong cách phải là nhà văn tạo nên được giọng
điệu riêng biệt, hợp lí, phong phú và độc đáo. Cái quan trọng nhất là phải tạo
ra được dấu ấn, phong cách của mình trong một giọng điệu riêng chứ khơng
vay mượn chắp vá. Nếu khơng có giọng điệu riêng tức tác giả đó khơng có tài


14
năng, khơng có phong cách. Thực tế sáng tạo của các nhà văn tên tuổi cho
thấy họ luôn tạo ra được giọng điệu riêng. Việc lựa chọn một giọng điệu phù
hợp cho tác phẩm cũng không phải một việc dễ dàng.
Tóm lại, giọng điệu mang nội dung tình cảm, thể hiện thái độ của tác

giả về đời sống. Một tác phẩm văn học có thể mang trong mình nhiều giọng
điệu. Giọng điệu có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc thẩm mĩ của
người đọc. Nhà văn thường nỗ lực để giọng của tác phẩm vừa diễn đạt được
không khí của sự kiện, tình cảm của mình, vừa kích thích ở người đọc những
ấn tượng và cảm xúc tương tự.
1.3.2. Giới thuyết về giọng điệu khẩu ngữ
Xung quanh vấn đề hiểu như thế nào là khẩu ngữ cũng có nhiều cách
hiểu khác nhau. Trong Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê cho rằng “Khẩu ngữ là
ngôn ngữ thông dụng, dùng trong cuộc sống hằng ngày, có đặc điểm phong
cách đối lập với phong cách viết” [31,tr.494] Ví dụ như “cậu”, “tớ” là cách
xưng hô khẩu ngữ giữa bạn, bè trong nói năng, sinh hoạt chứ khơng phải là
trong các văn bản viết.
Nhóm tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hoà trong cuốn Phong
cách học tiếng Việt cũng dùng thuật ngữ phong cách sinh hoạt hằng ngày thay
cho phong cách khẩu ngữ. Và cũng đưa ra định nghĩa phong cách sinh hoạt
hằng ngày như sau: “Phong cách sinh hoạt hằng ngày là khn mẫu thích hợp
để xây dựng lớp phát ngơn (văn bản) trong đó thể hiện vai của người tham gia
giao tiếp trong sinh hoạt hằng ngày. Nói cụ thể hơn, đó là vai của người ơng,
người bà, vai của bố mẹ, con chú anh, chị, em... tất cả những ai với tư cách cá
nhân trao đổi tư tưởng, tình cảm của mình với người khác” [23, tr.122].
Phong cách sinh hoạt hằng ngày được chia ra làm hai biến thể: sinh
hoạt hằng ngày tự nhiên (thông tục) và sinh hoạt văn hố (thơng dụng). Phục
vụ sự trao đổi thân mật giữa các cá nhân, phong cách sinh hoạt hằng ngày


15
mang tính chất tự nhiên, thoải mái. Vì vậy nó trở nên thân mật, gần gũi. Do
thói quen, do tính chất của mối quan hệ vai bằng nhau giữa hai người đối
thoại, trong những hồn cảnh khơng nghi thức, do tâm trạng lúc giao tiếp họ
có thể dùng cả những lời lẽ thơ lỗ, tục tằn. Cịn phong cách sinh hoạt hằng

ngày văn hố, như tên gọi của nó cho thấy, được hình thành do yêu cầu của
một xã hội có trình độ văn hố cao. Sự trao đổi tuy diễn ra giữa các cá nhân
nhưng vẫn có sự hiện diện của những người xung quanh vẫn được dùng trong
hoàn cảnh có nghi thức, trong tình thế vai bằng nhau và vai không bằng nhau
của người tham gia giao tiếp, vẫn tuân theo những nghi thức xã giao, ứng xử
tối thiểu. Phong cách sinh hoạt hằng ngày văn hoá dựa chủ yếu trên kiểu ngôn
ngữ viết không nghệ thuật, nhưng cũng có thể bao gồm cả những cấu trúc của
các kiểu viết và nói nghệ thuật. Phong cách sinh hoạt hằng ngày tự nhiên dựa
chủ yếu trên kiểu ngôn ngữ nói khơng nghệ thuật, nhưng cũng có thể bao gồm
cả những cấu trúc của kiểu nói - nghệ thuật.
Từ sự tìm hiểu về giọng điệu, giọng điệu khẩu ngữ và phong cách khẩu
ngữ, chúng ta có thể hiểu giọng điệu khẩu ngữ là việc sử dụng ngôn ngữ sinh
hoạt hằng ngày vào trong sáng tác nghệ thuật. Đó là những lời đối đáp, trao
đổi tự nhiên giữa các nhân vật, sử dụng những phương tiện từ ngữ thông dụng
trong giao tiếp, khơng mang tính trau chuốt, gọt rũa của ngơn ngữ sách vở. Vì
thế, giọng điệu khẩu ngữ có thể thấy rõ và phổ biến trong văn xuôi - loại hình
sáng tạo nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng cốt truyện, hệ thống sự kiện và
mối quan hệ xã hội giữa các nhân vật. Tuy nhiên, giọng điệu khẩu ngữ cũng
xuất hiện rất nhiều trong thơ Tố Hữu thể hiện qua một số lớp từ đặc trưng.
Với việc đưa giọng điệu khẩu ngữ vào trong thơ, nó khơng làm mất đi tính
chất trữ tình trong thơ mà cịn đưa đến cho thơ Tố Hữu những giá trị thẩm mĩ
nhất định.


16
1.4. Vấn đề hội thoại và lời thoại
1.4.1. Hội thoại
Từ điển tiếng Việt định nghĩa hội thoại “là sử dụng một ngơn ngữ để nói
chuyện với nhau” [39,tr.461]
Trong cơng trình Dụng học Việt ngữ Nguyễn Thiện Giáp đưa ra khái

niệm hội thoại: “là hoạt động giao tiếp phổ biến nhất, căn bản nhất của con
người. Đó là giao tiếp hai chiều, có sự tương tác qua lại giữa người nói và
người nghe với sự liên kết luân phiệt lượt” [16,tr.664].
Tác giả Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Trong giao tiếp hai chiều bên này
nói, bên kia nghe và phản hồi trở lại. Lúc đó vai của hai bên thay đổi. Bên
nghe trở thành bên nói và bên nói trở thành bên nghe. Đó là hội thoại”
[13,tr.76].
Trong cuốn Ngữ nghĩa lời hội thoại tác giả Đỗ Thị Kim Liên định
nghĩa: “Hội thoại là một trong những dạng hoạt động ngôn ngữ giữa hai hoặc
nhiều nhân vật trực tiếp trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự
tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay hành vi nhận thức nhằm đi đến một
đích nhất định” [26,tr.18].
Nhìn chung các tác giả trên đều đã nêu lên được những đặc điểm cơ bản
nhất của hội thoại đó là có nhân vật giao tiếp, hoạt động giao tiếp bằng ngơn ngữ
và có sự tương tác. Như vậy, trong hội thoại nhân vật giao tiếp phải sử dụng
ngôn ngữ cũng như giọng điệu của mình để bày tỏ quan điểm, thái độ, ý kiến về
những vấn đề được nói tới. Qua hội thoại, ta thấy được rõ nhất giọng điệu của
các nhân vật tham gia giao tiếp cũng như giọng điệu chung của cuộc thoại.
1.4.2. Vấn đề lời thoại nhân vật
Lời thoại nhân vật tồn tại ở hai dạng: đối thoại và độc thoại
Đối thoại là trong cuộc giao tiếp song phương mà lời này xuất hiện như
một phản ứng đáp lại lời nói trước. Lời đối thoại có sự tiếp xúc phi quan


17
phương và không công khai, không bị câu thúc trong khơng khí bình đẳng về
một đạo đức của người đối thoại. Lời đối thoại thường kèm theo các động tác
cử chỉ biểu cảm và tạo nên bởi phát ngôn của nhiều người.
Độc thoại là hình thức thoại “khơng địi hỏi sự đáp lại, độc lập với
phản ứng của người tiếp nhận và được thể hiện thoải mái cả trong hình thức

nói lẫn viết” [17, tr.159].
Biểu hiện bề ngồi của tính độc thoại là một dịng lời nói liên tục, dày
đặc, khơng hề bị ngắt qng bởi những lời nói của người khác.
Có thể phân thành kiểu độc thoại “cơ lập” (được cất lên trong đơn độc
hoặc trong khơng khí cơ lập) và kiểu độc thoại “có hướng” (thực hiện một
giao tiếp thực sự, người phát ngôn ở đây muốn tác động vào ý thức những ai
mà anh ta hướng tới).
Trong tác phẩm lời thoại có vai trị rất quan trọng. Lời thoại bộc lộ tính
cách nhân vật. Tính cách nhân vật được thể hiện qua phong thái bề ngoài, qua
tác phong làm việc, qua lời nói. Trong đó ngơn ngữ là một trong những nhân
tố không thể thiếu. Khi giao tiếp nhân vật sẽ thể hiện ra những tính cách, sở
thích, trình độ văn hố, ưu nhược điểm của mình. Qua giao tiếp nhân vật bộc
lộ đời sống nội tâm phong phú, đa dạng của mình, thể hiện thái độ, cách đánh
giá của nhân vật đối với hiện thực được nói tới trong cuộc thoại.
Lời thoại thể hiện dụng ý của tác giả. Việc xây dựng nhân vật là do ý đồ
sáng tạo của nhà văn. Bởi vậy, lời nhân vật khơng phải là bâng quơ, ngẫu
nhiên mà nó nằm trong hệ thống những chi tiết nghệ thuật, góp phần thể hiện
dụng ý nghệ thuật của nhà văn.
Như vậy, qua lời thoại với những đặc điểm của nó, độc giả khơng chỉ
nắm được tính cách của nhân vật mà cịn hiểu rõ ý đồ nghệ thuật của tác giả.
Giọng điệu khẩu ngữ được thể hiện rõ nét thông qua lời thoại giữa các nhân vật.


18
Chương 2
CÁC LỚP TỪ THỂ HIỆN GIỌNG ĐIỆU KHẨU NGỮ
TRONG THƠ TỐ HỮU
Giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại nói chung và trong
thơ Tố Hữu nói riêng thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau như ở lời hội
thoại trong đó có lời hỏi, lời đáp, lời cảm thán, ở sự phối hợp giữa lời nói với

điệu bộ, cử chỉ như ở hội thoại trong sinh hoạt hằng ngày, những từ xưng hơ,
những cảm thán từ, tình thái từ, những từ ngữ địa phương, thành ngữ, tục ngữ,
những cụm từ rào đón đưa đẩy....
Khi nghiên cứu thơ Tố Hữu, chúng tơi thấy các lớp từ: tình thái từ, từ địa
phương, từ xưng hô, thành ngữ, tục ngữ đóng vai trị quan trọng trong việc tạo
nên giọng điệu khẩu ngữ cho thơ Tố Hữu. Chúng có số lần xuất hiện cao trong
thơ ơng. Do vậy, ở khố luận này, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát các lớp từ trên
để có cái nhìn rõ hơn về giọng điệu khẩu ngữ trong thơ Tố Hữu.
2.1. Tình thái từ
2.1.1. Khái niệm tình thái từ
Tình thái từ là lớp từ thuộc nhóm hư từ, một số tác giả thì đặt tình thái
từ ngang hàng với thực từ và hư từ.
Về ý nghĩa, tình thái từ là những từ biẻu thị sắc thái tình cảm, cảm xúc
của người nói.
Về khả năng kết hợp, tình thái từ thường đứng ở trong câu, khơng phụ
thuộc vào thành phần nào.
Về vị trí, tình thái từ có thể đứng đầu hoặc cuối câu.
2.1.2. Vai trị của các tình thái từ
Các tình thái từ có khả năng thể hiện mọi sắc thái tình cảm của con
người một cách sâu sắc, tế nhị. Các nhân vật giao tiếp có thể vận dụng tình


19
thái từ trong những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau, đưa lại những hiệu quả
nhất định. Tuy không phải là thành phần chính của câu nhưng khi khơng có
lớp từ này đi kèm thì ý nghĩa biểu đạt cũng như giá trị thơng báo của phát
ngơn có thể khơng có giá trị mới. Giá trị ấy không chỉ là thông báo đơn thuần
về sự vật, hiện tượng chứ khơng có sắc thái tình cảm của các nhân vật giao
tiếp đi kèm. Chính các tình thái từ tạo nên giá trị mới cho phát ngơn.
Tiêu chí nhận diện tình thái từ:

- Tình thái từ khơng mang nghĩa từ vựng, cũng khơng mang nghĩa
phạm trù ngữ pháp mà chỉ mang nghĩa tình thái - biểu thị cảm xúc, thái độ, sự
đánh giá của người nói đối với nội dung thơng báo.
- Trong câu ta có thể lược bỏ mà khơng làm thay đổi nội dung mệnh đề
(nghĩa miêu tả) nhưng sự có mặt của nó lại tạo cho phát ngơn giá trị mới, với
các sắc thái nghĩa khác nhau.
2.1.3. Phân loại tình thái từ
Dựa vào vị trí của các tình thái từ trong câu người ta chia chúng ra làm
hai loại: Tình thái từ đứng đầu câu và tình thái từ đứng cuối câu.
Đứng cuối câu để thể hiện những sắc thái tình cảm như ghi vấn, cảm
xúc, ngạc nhiên. Ví dụ: à, ư, nhỉ,nhé, hở, hả....tạo câu nghi vấn.
Ví dụ:
- Anh về à?
- Tại sao mày làm thế với tao?
Nhé, nha, nghen... tạo câu mệnh lệnh - cầu khiến một cách thân mật,
gợi đồng tình.
Ví dụ:
- Anh Qn về nhé!
- Em mét má nghen!


20
Tình thái từ đứng đầu câu để biểu thị thái độ, cảm xúc của người nói với
hiện thực.
Tình thái từ biểu thị sự gọi - đáp: ơi, hỡi, ạ, vâng, dạ...
- Lan ơi đi học nào!
- Con làm gì đó?
Tình thái từ đứng đầu câu biểu thị sự vui mừng, ngạc nhiên, sợ hãi, bực
tức, tiếc thương....
- Ôi! Cánh đồng lúa đẹp quá.

- Eo ơi! Con gián.
2.1.4. Thống kê, khảo sát tình thái từ trong thơ Tố Hữu
Bảng 1: Tình thái từ trong hai tập thơ Việt Bắc, Gió lộng của Tố Hữu
STT
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.

Tình thái từ
A
Ơi
Ơi
Thế

Nhe

Nghe
Nhé
À
Nhỉ
Hỡi
Chăng
Thơi
Hỡi ơi


Ơ
Ơ kìa
Ư
Ờ nhỉ
Tổng

Tần số xuất hiện
2
33
91
4
1
2
2
8
2
4
1

4
1
3
3
1
1
3
3
3
172


21
2.1.5. Nhận xét
Dựa vào kết quả thống kê trên, chúng ta thấy số lượng tình thái từ được
Tố Hữu sử dụng trong hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng không phải nhiều: 20
từ. Tuy nhiên, một số từ được xuất hiện với tần số cao: “ơi” xuất hiện tới 91
lần trong hai tập thơ (chiếm 54%) . Tiếp đó là từ “ơi” xuất hiện 33 lần (chiếm
19,9%). Sau đó là từ “nhé” xuất hiện 8 lần (chiếm 4,8 %). Bên cạnh đó cũng
có những từ chỉ xuất hiện 1 lần như: chừng, thơi, gì, nhe, ơ, ơ kìa.
Chúng tơi tiến hành khảo sát 45 bài thơ trong hai tập thơ trên đã thấy tới
172 lần các tình thái từ được sử dụng - đây là một con số khá lớn. Các tình
thái từ xuất hiện nhiều đã giúp cho thơ Tố Hữu dạt dào cảm xúc.
Từ “ơi” được Tố Hữu sử dụng khá nhiều trong thơ của mình:
“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!
Nhớ tự ngày xưa tuổi chín mười
Mây núi hiu hiu chiều lặng lặng
Mưa nguồn gió biển nắng xa khơi...”
(Quê mẹ, tr.242)
Từ “ơi” được dùng tới 8 lần trong bài thơ là tiếng gọi tha thiết của trái

tim nhà thơ dành cho cảnh và con người nơi đây:
“Mẹ ơi, đời mẹ buồn lo mãi
Thắt ruột mòn gan, héo cả tim!”
Hay:
“Tháng Tám vùng lên Huế của ta
Quảng - Phong ơi, Hương Thuỷ, Hương Trà
Phú Vang, Phú Lộc đò lên Huế
Đỏ ngập dịng sơng rộn tiếng ca”
(Q mẹ, tr.244)


×