Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phong Cách Nghệ Thuật Thơ Yến Lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.98 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ XUÂN

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
THƠ YẾN LAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

VINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

LÊ THỊ XUÂN

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
THƠ YẾN LAN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. PHAN HUY DŨNG

VINH - 2011


1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Yến Lan là một hiện tượng độc đáo trong văn học Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có bao nhiêu cơng trình nghiên cứu về thơ ơng,
ngoại trừ một số bài viết ngắn có tính chất điểm sách hay hồi ức, kỷ niệm. Trong
bối cảnh đó, khơng có gì lạ khi việc khảo sát phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan
vẫn cịn bị để ngỏ. Đây chính là điều cần sớm được khắc phục để chúng ta có thể
có được một cái nhìn bao quát, đầy đủ về diện mạo thơ Việt Nam thế kỷ XX.
1.2. Yến Lan, từ thời thơ Mới đến các thời kỳ thơ về sau, chưa khi nào là
một tác giả thời thượng. Nhưng các nhà phê bình vẫn thường nhắc đến tên ơng
với thái độ kính trọng. Vấn đề là ơng đã chọn được cho mình con đường đi riêng
và tự tạo được một khn mặt thơ không thể lẫn với ai khác. Qua việc nghiên
cứu đề tài này, chúng tôi muốn làm rõ hơn tầm quan trọng của vấn đề xây dựng
phong cách trong sáng tạo văn học, nhất là khi đang phổ biến xu hướng làm thơ
theo các trào lưu thời thượng, ít chú ý đến bản sắc cá nhân của người viết.
1.3. Yến Lan làm thơ theo nhiều thể loại khác nhau, trong đó, tứ tuyệt là
thể loại ơng có thành cơng nổi bật. Khi tìm hiểu phong cách thơ ơng, khơng thể
khơng nói đến thành cơng này. Hy vọng với đề tài đã chọn, chúng tơi sẽ tích luỹ
được thêm nhiều hiểu biết về bí mật cấu trúc của thơ tứ tuyệt, từ đó mà dạy học
về nó tốt hơn, bởi theo chương trình Ngữ văn ở phổ thơng, số lượng bài thơ tứ
tuyệt được học là khá lớn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Qua những tư liệu mà chúng tôi hiện có, dựa trên tổng thư mục các sách
báo, tạp chí nghiên cứu về thơ tứ tuyệt và tác giả Yến Lan ở Việt Nam, có thể


2

khẳng định rằng cho đến nay chưa có một cơng trình nghiên cứu nào mang tên

Phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan.
Từ những năm 80 của thế kỷ trước, trong Ngoại vi thơ, Chế Lan Viên đã
dành những trang văn vô cùng trang trọng cho Yến Lan : Yến Lan là một người
viết tứ tuyệt thành công. Biết bao bài tứ tuyệt trên các báo hiện nay chỉ là thơ
bốn câu. Tứ tuyệt của Yến Lan có tình và có thế võ của tứ tuyệt. Qua đó độc giả
bước đầu nhận ra ở Yến Lan một phong cách thơ riêng biệt, độc đáo. Tuy nhiên,
trong giới hạn của một bài tựa, Chế Lan Viên chưa có điều kiện triển khai sâu
nhiều luận điểm có chạm tới phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan. Những nhận
xét của ông về thơ Yến Lan mới dừng lại ở mức độ cảm nhận ban đầu khái quát,
gợi mở đầy hứng khởi.
Quách Tấn, một trong 4 người bạn chí thân với Yến Lan trong nhóm Bàn
thành tứ hữu, trong cuốn hồi ký Bóng ngày qua của mình đã kể về Yến Lan với
tất cả tình cảm thân thiết nhất. Đó là những câu chuyện văn chương sâu sắc thâm
thúy, chuyện đời thường bình dị chân thành. Cái đáng quý chính là ở chỗ, những
nhận xét, những câu chuyện, kỉ niệm khó quên ấy được kể ra bởi một trong tứ
linh của Bàn Thành tứ hữu do vậy mà chúng rất mực chân thực, đầy tính thuyết
phục. Qua những câu chuyện được kể có phần mộc mạc ấy, độc giả có điều kiện
hiểu rõ thêm về Yến Lan, về cuộc đời, con người cũng như tài năng nghệ thuật
của ông.
Về sau, năm 1996, nhà xuất bản Văn học đã ấn hành cuốn Tuyển tập Yến
Lan do Nguyễn Bao tuyển chọn, giới thiệu. Đây được xem là cơng trình tập hợp
đầy đủ nhất trước tác của nhà thơ từ trước tới nay. Tuy nhiên cũng vì là tuyển tập
nên người đọc mới được tiếp cận văn bản tác phẩm mà chưa có điều kiện cảm
nhận thẩm bình các bài thơ dưới tư cách là đối tượng của phê bình văn học.


3

Gần đây, năm 2006, người vợ thân yêu, người bạn văn, thư kí trung thành
tin cẩn của nhà thơ là cụ bà Nguyễn Thị Lan - nhân vật xuất hiện trong nhiều bài

viết của nhà thơ với niềm trắc ẩn - đã gom góp tiền lương hưu ít ỏi xuất bản cho
chồng Tuyển tập thơ tứ tuyệt Yến Lan (NXB Văn học ấn hành) như một nghĩa cử
cao đẹp trước vong linh thi sĩ. Bằng việc dày công sưu tầm và ghi chép cụ bà
Nguyễn Thị Lan đã đưa đến cho độc giả một cơng trình tập hợp khá đầy đặn
những vần thơ tứ tuyệt tài hoa của thi sĩ Yến Lan, những bài thơ như là sự chắt
chiu cả cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài và tâm huyết của thi nhân. Tuy
nhiên cũng vì là tuyển tập thơ tứ tuyệt nên sự phản ánh cũng mới chỉ dừng lại ở
một thể loại văn học mà chưa có được cái nhìn khái qt mang tính tổng hợp
thành phong cách.
Gần đây, Lê Thiếu Nhơn, một cây bút trẻ ở thành phố Hồ Chí Minh đã cho
ra đời cơng trình Thi ca nết đất sự tập hợp những bài viết tương đối sâu sắc về
một số gương mặt tiêu biểu trong làng văn Việt Nam. Ở đó Yến Lan cũng được
dành những lời đánh giá đầy trang trọng. Tuy nhiên trong khn khổ của một
cơng trình nghiên cứu cịn tương đối mỏng về dung lượng Lê Thiếu Nhơn mới
chỉ dừng lại ở một cái nhìn khái quát cũng như chưa thể thể hiện hết cái tầm, cái
tài của các tác giả như Yến Lan.
Trong thời gian gần đây, một số bài báo trên báo chí cũng như các tạp chí
chuyên ngành cũng đã quan tâm hơn đến tên tuổi Yến Lan và sự nghiệp văn thơ
của ơng. Có thể dễ dàng kể ra đây một số cái tên đáng chú ý như : Trần Minh
Nguyệt, Xuân Tùng, Trần Ngọc Tuấn, Trần Hoàng Nhân, Mang Viên Long, Duy
Phi... và đặc biệt là Lâm Bích Thủy, con gái nhà thơ Yến Lan. Tuy nhiên có thể
khẳng định ngay rằng những cây bút trên mới dừng ở kể lại những dòng hồi ức
gắn với nhà thơ Yến Lan, những kỉ niệm đẹp về con người chí tình chí nghĩa ấy.


4

Cũng có khi các tác giả cũng thể hiện tâm tình, cảm xúc và tâm hồn nhạy cảm
trong những dịng cảm thụ về thơ Yến Lan tuy nhiên cũng mới chỉ là ở những
khoảnh khắc, những rung cảm riêng lẻ về một vấn đề nào đó trong hồn thơ Yến

Lan. Trong số ấy có lẽ Lâm Bích Thủy gây ấn tượng nhiều hơn cả. Là con gái
nhà thơ Yến Lan, bà là người trong cuộc, là người gần gũi, trực tiếp cùng cha trải
qua những năm tháng thăng trầm, cả những buồn vui trong cuộc sống thường
nhật cũng như những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời. Vì vậy, dù không theo
nghiệp văn chương như cha, dù rằng những bài viết chưa thực trau chuốt về ngôn
từ song sự chân thực và cả tinh thần dám nói, dám bày tỏ chính lại là nguyên
nhân chủ yếu khiến độc giả quan tâm và ủng hộ cô con gái của thi nhân. Tuy
nhiên, những bài viết của Lâm Bích Thủy cũng chỉ mới như là một sự nhìn nhận
lại những câu chuyện, những sự kiện chính trị đã ảnh hưởng đến cuộc đời thi sĩ
Yến Lan, những kỉ niệm gắn bó với bà từ tuổi ấu thơ đến lúc trưởng thành mà
chưa cho thấy được chân dung tổng quát về con người và sự nghiệp văn chương
của thi nhân.
Nhìn tổng thể, có thể nói cho đến nay, ngồi một số bài viết trên tạp chí
khoa học chun ngành, một số bài bình và giới thiệu, chưa có cơng trình nghiên
cứu khoa học quy mơ nào đặt ra vấn đề tìm hiểu phong cách nghệ thuật thơ Yến
Lan. Từ những lí do đó chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài này để nghiên cứu.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Như tên đề tài đã xác định rõ, đối tượng nghiên cứu của luận văn là phong
cách nghệ thuật thơ Yến Lan, biểu hiện trên mọi mặt nội dung và hình thức.


5

3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Tư liệu chính là Tuyển tập thơ Yến Lan do nhà xuất bản Văn học ấn hành
năm 1996. Ngồi ra, chúng tơi cịn tham khảo Thi nhân Việt Nam của Hoài
Thanh, Hoài Chân cùng một số tuyển thơ Việt Nam hiện đại khác. Những tập hồi
ức, hồi ký có nói về Yến Lan như Hồi ký của Quách Tấn cũng được chú ý khảo
sát.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Đưa ra cái nhìn tổng quan về quan điểm sáng tác, hành trình thơ của
Yến Lan.
4.2. Khảo sát phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan thể hiện qua cách ứng
xử với con người, cuộc đời.
4.3. Khảo sát phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan thể hiện qua cách ứng
xử với ngôn từ.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện luận văn, chúng tơi sử dụng kết hợp nhiều
phương pháp nghiên cứu khác nhau, đặc biệt là các phương pháp: phương pháp
cấu trúc - hệ thống, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu…
6. Đóng góp và cấu trúc của luận văn
6.1. Đóng góp
Đây là lần đầu tiên phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan được tập trung
khảo sát, phân tích một cách tồn diện, có hệ thống.


6

Kết quả của luận văn có thể góp phần nâng cao hiệu quả việc tiếp cận thơ
nói chung trong hoạt động dạy và học ở nhà trường. Ngoài ra đây cịn là tài liệu
tham khảo bổ ích đối với bạn đọc yêu văn nói chung, yêu thơ Yến Lan nói riêng.
6.2. Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Vị trí Yến Lan trong nền thơ Việt Nam hiện đại.
Chương 2. Phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan qua ứng xử với kiếp nhân
sinh
Chương 3. Phong cách nghệ thuật thơ Yến Lan qua ứng xử với ngôn từ



7

Chương 1
VỊ TRÍ YẾN LAN TRONG NỀN THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
1.1. Con người, cuộc đời, quê hương, quan điểm thơ Yến Lan
1.1.1. Con người, cuộc đời, quê hương của Yến Lan
1.1.1.1. Yến Lan tên thật là Lâm Thanh Lang, sinh ngày 2/3/1916 tại thị trấn
Bình Định, xã Nhơn Hưng, huyện An nhơn, tỉnh Bình Định trong một gia đình
nghèo. Cả tuổi thơ ơng phải sống trong chùa Ơng của thị trấn An Nhơn - Bình
Định. Thực ra lúc đầu tên ơng là Lâm Xn Lan. Khi đi học vì trục trặc giấy tờ, nhà
trường ghi là Lâm Thanh Lang, gia đình đành để vậy.
Mồ cơi mẹ từ năm 6 tuổi, Yến Lan trưởng thành sống bằng nghề dạy học
tư và viết văn. Ông sáng tác thơ và gặt hái thành tựu từ khá sớm. Sau Cách mạng
tháng Tám 1945 ông nhiệt tình tham gia công tác kháng chiến, là Ủy viên Văn
hóa cứu quốc tỉnh Bình Định. Yến Lan kết hôn với bà Nguyễn Thị Lan (năm
1944) sinh hạ được sáu người con (ba trai ba gái). Bà Lan trở thành người bạn
đời, người gần gũi, chăm sóc và là thư ký riêng ghi lại, biên soạn những sáng tác
trên giường bệnh cho Yến Lan. Sau này, khi nhà thơ qua đời, bà Lan đã dành
tiền lương hưu in cho chồng Tuyển tập thơ tứ tuyệt gồm hàng trăm bài. Bà cũng
viết hồi ký Yến Lan, nhớ mãi về anh kể lại những vui buồn sau gần sáu chục năm
chung sống với thi sĩ.
Từ năm 1947 đến năm 1949 Yến Lan đảm nhiệm vị trí Ủy viên Văn hóa
Kháng chiến Nam Trung Bộ - Trưởng đoàn kịch Kháng chiến. Sau 1954, Yến
Lan tập kết ra Bắc, trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957.
Trong khoảng những năm 1955-1975 ông về công tác tại Nhà xuất bản Văn học


8


và tham gia phong trào Nhân văn Giai phẩm. Sau khi thống nhất đất nước năm
1975 Yến Lan trở về tham gia cơng tác Văn hóa Văn nghệ ở Bình Định, đảm
nhận vị trí Chủ tịch danh dự Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định.
Ngày 5/10/1998, nhà thơ Yến Lan khép lại cuộc đời 82 năm của ơng trên
chính mảnh đất quê nhà An Nhơn - Bình Định. Hơn một thập kỷ đã trơi qua, dù
chưa có cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về văn nghiệp
Yến Lan, nhưng độ lùi thời gian cũng đủ cho độc giả thẩm thấu những giá trị mà
ông để lại trên thi đàn.
Đời thường Yến Lan giản dị và mộc mạc. Trong suy nghĩ và cảm nhận của
người thân và bạn bè, Yến Lan là một người chồng yêu thương, chung thủy, son
sắt, với con là người cha đầy trách nhiệm, u thương, mẫu mực, với bạn bè thì
chí tình chí nghĩa : sẻ chia với Bích Khê trong những ngày khốn khó, lo chu tất
dám cưới cho Chế Lan Viên, sẻ gạo giúp Quang Dũng thời kỳ tem phiếu v.v…
Trong thời kỳ khó khăn, nhà lại đơng con, không muốn vợ con cam chịu cảnh
nghèo mà thua thiệt bạn bè, nhà khơng có những vật dụng mua từ nước ngồi về
ơng ra chợ mua phế liệu rồi tự chế ra bàn, ghế từ những thùng gỗ đựng hoa quả,
hộp sữa bò làm thành bếp dầu, mảnh đạn bom bi làm thành bàn ủi .v.v. Tự ngẫm
về mình, trước lúc về với Bến My Lăng gọi đị sang sơng mãi mãi, ơng nói với
các con của mình : “Ba nghèo lắm, khơng có gì để lại, đó là thiệt thòi lớn cho
các con. Nhưng bù lại, suốt đời ba đã phấn đấu, đến giờ các con có quyền tự hào
mình là con của một người làm thơ biết tự trọng và khiêm tốn. Điều này còn quý
hơn tiền bạc, nhà cửa”. Một con người đời thường như vậy nhất định sẽ là một
người nghiêm túc, tự trọng và tận hiến trong văn chương.


9

1.1.1.2. Quanh câu chuyện về bút danh của thi sĩ Yến Lan có thể kể thành
những giai thoại ly kì và thú vị. Sự thay đổi những bút danh cũng có thể xem
như là q trình phát triển trong sự nghiệp sáng tác nghệ thuật của thi nhân.

Những ngày đầu bước vào làng thơ, bằng những bài lục bát tuyên truyền cho dân
hiểu về Cách mạng, Yến Lan lấy bút danh Thọ Lâm. Trên Tiểu thuyết thứ Bảy
ơng có bút danh Xuân Khai. Còn bút danh Yến Lan là sự ghép tên của hai giai
nhân : Nguyễn Thị Lan và Thái Thị Bạch Yến. Hai cô vốn chơi thân với nhau và
thường đùa rằng sau này sẽ lấy chung một chồng. Cơ Yến về sau đi di cư cùng
gia đình bị nạn mà mất. Cơ Lan thì trở thành vợ của nhà thơ. Cảm động về tình
bạn đẹp của hai bà mà thi sỹ quyết định lấy tên hai bà làm bút danh, đổi Xuân
Khai thành Yến Lan. Với bút danh này ông đã gặt hái được nhiều thành tựu mà
bước đầu phải kể đến là Bến My Lăng và nhiều thi phẩm khác đăng trên các báo
Phụ nữ, Tiểu thuyết thứ Năm, Nghệ thuật... Đây cũng chính là bút danh theo ông
đến cuối đời và là cái tên mà người yêu thơ và bạn văn dành cho nhiều phần trân
trọng. Hẳn rằng theo thời gian hậu thế sẽ vẫn còn nhắc tên Yến Lan.
1.1.1.3. Trước tác của Yến Lan tuy chưa thể nói là đồ sộ song cũng có thể
xem là đầy đặn, là kết quả của một cuộc đời lao động nghệ thuật nghiêm túc, đầy
tâm huyết. Sáng tác của ông thể hiện ở khá nhiều lĩnh vực song tập trung nhất ở
hai mảng Thơ và Kịch. Sáng tác của Yến Lan cũng có thể xem là tấm gương
phản chiếu cuộc đời ơng.
- Bóng giai nhân (Kịch thơ, viết chung với Nguyễn Bính - 1940)
- Gái Trữ La (Kịch thơ - 1944)
- Hướng Điền căm thù (Truyện tranh - 1955)
- Những ngọn đèn (Thơ - 1957)
- Tôi đến, tôi yêu (Thơ - 1962)


10

- Lẵng hoa hồng (Thơ - 1968)
- Giữa hai chớp lửa (Thơ - 1978)
- Én đào (Truyện thơ - 1979)
- Cầm chân hoa (Thơ - 1991)

- Thơ tứ tuyệt (Thơ - 1993)
- Tuyển tập Yến Lan (Thơ - 1996)
Sinh ra và lớn lên ở quê hương Bình Định, một vùng quê có truyền thống
quật cường đã đi vào lịch sử, cho dù cịn khốn khó, khi thành danh, khơng giống
như nhiều bè bạn cùng thời ở lại lập nghiệp tại Hà Nội, Yến Lan là một trong số
ít người trở về và sống tới cuối đời với thành Đồ Bàn địa linh nhân kiệt. Những
năm tháng tuổi thơ lam lũ, sự đùm bọc yêu thương của gia đình đặc biệt là những
người chị cùng với truyền thống lịch sử quê hương lâu đời, tất cả đã góp phần
hun đúc nên tài năng và nhân cách của Yến Lan. Tự một mình Yến Lan đã và
đang khẳng định mảnh đất Bình Định khơng chỉ có truyền thống võ học mà cịn
tàng ẩn những văn tài.
1.1.2. Quan điểm nghệ thuật của Yến Lan
Đương thời người dân và bạn bè yêu văn chương đất Bình Định đã dành
một danh xưng cao quý để dành gọi nhóm bốn nhà thơ gồm : Hàn Mặc Tử, Chế
Lan Viên, Yến Lan và Quách Tấn là Bàn Thành tứ hữu (Bốn người bạn thân ở
thành Đồ Bàn). Bạn bè lại dùng tên của bộ Tứ linh (Long-Lân-Quy-Phụng) để
gọi tên cho Tứ hữu. Theo đó Hàn Mặc Tử là Rồng, Chế Lan Viên là Phụng, Yến
Lan ứng với con Lân còn Quách Tấn là con Rùa. Tuy chỉ là gọi tên để đùa vui
song kỳ thực chẳng biết vơ tình hay hữu ý bốn linh vật kia đã thể hiện khá khái
quát và chân thực tâm tính, cuộc đời, sự nghiệp của mỗi người cả về phương
diện vật chất lẫn tinh thần.


11

Yến Lan ứng với hình tượng con Lân - một con vật thiêng liêng trong tâm
linh của người Việt Nam - một linh vật khơng có thật, đầu rồng mình sư tử chân
cá sấu. Vì vậy bấy nay người ta dù vốn rất thân quen với hình ảnh con lân trong
các lễ hội múa lân, múa sư tử, những dịp rước đèn trung thu hay trong các đền
đài miếu mạo... Người ta có thể bá vai, ơm cổ, xoa đầu hay cưỡi lên lưng nhưng

chưa bao giờ trông thấy thực ngồi đời. Gần gũi, thân thiết và vơ cùng bình dị
đấy nhưng cũng cao thâm khó dị, thấy đầu mà không thấy chân, ẩn chứa một
nguồn năng lượng dồi dào bất kỳ lúc nào cũng chực bùng phát. Người ta cũng có
thể dùng nhận xét đó cho con người và tài năng của thi sĩ Yến Lan.
Ai đã biết về Yến Lan chắc không quên cảnh đời cơ khổ mà thanh bạch
của nhà thơ. Sống không bon chen, không nản lòng trước nghịch cảnh của cuộc
đời, nhân nghĩa và lương thiện, ơng lẳng lặng làm việc, lẳng lặng tìm mọi cách
vượt khó khăn, khơng than thở, như bơng hoa dại vẫn nở khi đất đã khơ cằn. Ơng
tâm niệm :
Ứa nhựa hàn vết đau
Tĩnh yên cành gió quật
Quả đu đủ góc ao
Lặng dâng đời quả ngọt
(Quả đu đủ góc ao)
Dụng tâm tận hiến cho đời, cho nghệ thuật ấy của thi sĩ cho đến nay chắc
hẳn còn khiến cho giới sáng tác phải suy nghĩ, trăn trở. Vượt qua bao khó khăn
của cuộc sống thường nhật, bao bon chen của đời, qua bao cám dỗ Yến Lan vẫn
mạnh mẽ bước những bước những bước dài và vững vàng đầy kiên định trên
bước đường nghệ thuật vốn ẩn chứa những chông gai. Quan điểm sống và sáng


12

tác ấy của thi nhân giúp ta hiểu tại sao hậu thế ln nhìn ơng bằng con mắt kính
ngưỡng.
Sinh thời, ông luôn nhiệt tình kèm cặp các nhà thơ trẻ. Ông thường dặn
dò: “Muốn làm thơ, trước tiên hãy làm con người tốt. Và với thơ điều tối kỵ là
viết dối, viết cẩu thả”. Vậy là với Yến Lan, yêu cầu đầu tiên và quan trọng đối
với người làm thơ phải là cái Tâm sáng. Có cái tâm sáng ấy thi nhân mới cảm
được phần tinh túy nhất của đời, của cõi thâm sâu của người. Có cái tâm ấy nhà

thơ mới vượt qua được những cám dỗ, những tham, sân, si. Người yêu thơ, ai
cũng biết nhà thơ Yến Lan ngay từ khi còn trẻ đến lúc bạc mái đầu, khi mới chập
chững vào nghề hay khi đã tựu thành, dù là nhà thơ hay người biên tập, ở cương
vị nào ông cũng được tiếng là một nhà thơ, nhà biên tập kỹ lưỡng, cẩn trọng về
chữ nghĩa. Cấu trúc ngôn từ của ông bao giờ cũng chặt chẽ và giàu tính sáng tạo.
Trong hội nghị các nhà văn miền Trung ở Nha Trang ngày 27-7-1987 ông
đã phát biểu 2 quan điểm :
1. Cuộc sống trên trái đất cần ánh mặt trời, con người cần có tình u,
cịn thơ phải xuất phát từ trái tim và tâm hồn. Người làm thơ phải có sự rung
động của trái tim và cần có lý trí, tài năng để sáng tác những vần thơ hay, có giá
trị nghệ thuật, thiếu một trong hai thì khơng thể có thơ.
2. Thơ ni dưỡng và thanh lọc tâm hồn. Theo ông một phần tâm hồn và
trái tim thi nhân tạo ra thơ, do đó thơ trở thành một sinh thể sống động đồng
hành với con người theo suốt chiều dài cuộc sống, như tri âm, tri kỷ. Người làm
thơ phải lấy truyền thống làm nền tảng nhưng đừng nhầm lẫn giũa cái mới và cái
lạ. Cái mới là cái phải chắt lọc từ bao nhiêu cái đã có để thay thế. Cái lạ là cái
được thấy lần đầu nhưng thường là lạ ở chỗ này lại nhìn quen ở chỗ khác. Hơn


13

nữa thể hiện cái lạ chưa sành thường làm cho nó thành ra lố bịch, lai căng và
méo mó.
Hai quan điểm ấy đáng được xem là tâm huyết cả đời của Yến Lan. Đó
khơng đơn thuần là những lời phát biểu ngẫu hứng mang tính nhất thời. Hơn hết
đó là sự đúc rút, là kết quả của một đời lăn lộn, lao động nghệ thuật nghiêm túc
hết mình, là quả ngọt của những trải nghiệm khơng chỉ có mồ hơi của người
nghệ sỹ chân chính. Thời gian qua đi, những quan điểm nghệ thuật mà Yến Lan
phát biểu cách đây mấy thập kỷ vẫn như đang còn đau đáu, đầy tính thực tiễn bởi
lẽ đó như đã là chân lý của nghệ thuật đích thực, nghệ thuật của con người, của

cuộc sống.
1.2. Hành trình thơ Yến Lan
Yến Lan nổi tiếng hay thơ từ khi còn ở ghế nhà trường. Tuy học vị không
cao (chưa đỗ Cao đẳng Tiểu học) nhưng học vấn cùng sự un bác, tinh thơng
nghệ thuật thì ai đã gặp qua và làm việc với ông đều không thể phủ nhận. Tài
năng nơi ông là sự hội tụ của năng khiếu thiên bẩm và khả năng tự học, tự rèn
luyện, tự bồi dưỡng. Chỉ riêng với điểm đó thơi cũng đủ để bạn bè và nhà văn
lớp sau ngưỡng mộ và học tập. Chính Yến Lan đã dìu dắt Chế Lan Viên rồi cùng
Chế Lan Viên sánh vai nhau trên con đường văn nghiệp. Cùng với việc tham gia
trao đổi, thảo luận, sáng tác trong nhóm thơ Bình Định Bàn Thành tứ hữu, năm
1937 ơng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên sáng lập một trường phái thơ mới
gọi là Trường thơ loạn (còn gọi là Thơ điên) với những trăng, xương, máu, hồn
ma... tràn ngập trong thơ. Lúc ấy Chế Lan Viên đã xuất bản tập Điêu tàn, Hàn
Mặc Tử đã hoàn tất tập Thơ điên và Yến Lan có hai tập thơ đã hồn tất là Bến
My Lăng và Giếng loạn. Ba tập Giếng loạn, Thơ điên và Điêu tàn chính là nền


14

tảng của Trường thơ loạn. Hai bài tựa của tập Điêu tàn và Thơ điên là tuyên
ngôn của Trường thơ loạn. Trường thơ loạn sinh ra trong một hoàn cảnh khá đặc
biệt, đó là khi phong trào Thơ mới đang lên cao và giành được những thành tựu
to lớn. Hơn nữa việc xuất hiện ở một tỉnh nhỏ khiến cho bản thân nó khơng có
đủ năng lực ảnh hưởng để tồn tại. Do vậy Trường thơ loạn vừa mới xuất thế đã
tạ thế.
Cùng năm này Yến Lan cùng với Chế Lan Viên sáng lập ra tờ báo Tiếng
Địch. Song tờ báo mới ra được một số đã sớm phải ngừng xuất bản do khơng đủ
khả năng về tài chính để duy trì.
Sau này tại Thu Xà - Quãng Ngãi nhà thơ Bích Khê lẻ loi, cơ quạnh, đành
lui vào Bình Định cùng bốn chàng thi sĩ của nhóm Bàn Thành tứ hữu lập thành

nhóm Ngũ hành. Nhóm Ngũ hành từ khi mới thành lập đã rất tâm đầu ý hợp. Tuy
nhiên cũng giống như Bàn Thành tứ hữu nhóm Ngũ hành cũng khó tìm được chỗ
đứng trong cảnh trăm hoa đua nở, trăm nhà khoe tiếng lúc bấy giờ.
Về sau (hiện vẫn chưa xác định chính xác năm nào) Xuân Diệu trở về
Bình Định, nhập vào nhóm Ngũ hành để tạo thành nhóm Lục căn (Nhãn - Nhĩ Tỷ - Thiệt - Thân - Ý). Tuy vậy lần này nhóm cũng khơng gây được tiếng vang
gì đáng kể.
Người ta vẫn thường nói cả cuộc đời một thi nhân chỉ cần để lại cho đời
một bài thơ hoặc một câu thơ hay là đủ. Nhưng, nhắc đến Yến Lan giới yêu thơ
đều nhận ra rằng ở mỗi giai đoạn lịch sử ông đều để lại những dấu ấn cá nhân
không thể trộn lẫn. Nguyễn Bao đã khẳng định : “Năm 20 tuổi nhà thơ đã có
những câu thơ điêu luyện, tài hoa, những câu thơ có thể xếp vào lọai đặc sắc
góp phần khẳng định sự thắng lợi của Thơ mới trong buổi đầu” (Từ Bến My


15

Lăng). Và cho tới bây giờ hẳn nhiều người khi tới thăm địa danh Hịn Trống Mái
(Thanh Hóa) sẽ cịn nhớ như in những câu thơ :
Trống xa mái ngẩn ngơ thơ đá chạm
Chiều bồ câu cánh ủ khắp viên trang
Sầu tam giác buồm cơ về lặng nghỉ
Nhịp hỗn hịa đến vỗ đảo xa khơi
Năm 21 tuổi ơng đã có Bến My Lăng đầy tài hoa :
Bến My Lăng nằm không thuyền đợi khách
Rượu hết rồi ông lái chẳng buông câu
Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách
Ơng lái buồn để gió lén mơn râu
Trước Cách mạng ơng có bài Bình Định 1935. Có lần phóng viên hỏi:
“Trong đời làm thơ, ơng thích bài nào nhất ?”. Ơng khơng đắn đo trả lời : “Bình
Định 1935”. Thực tế cho đến nay bài thơ chỉ còn được biết đến ở một số câu

trích nhằm minh chứng cho sự ra đời của Thơ mới:
Thuyền bồ câu nghiêng buồm trắng trôi ven
Trên đài trán thơ hằn lên vọng nguyệt
Trăng còn nương thuyền nhạc khuất trong sương
Lan can đỏ xuống dần từng bậc bậc
Hồn cuộn dần bậc bậc khói hương xây
Hoa tư tưởng phân thân chiều gió trải
Hồn tơi lỗng trên bệ vàng thếp chảy...
Điều này cho đến nay vẫn còn là thắc mắc của một số người.


16

Trong chín năm kháng chiến ơng có Lại về tỉnh nhỏ và Nhớ. Những ngày
tập kết ra Bắc thì có Uống rượu với bạn đồng hương :
Ta uống mừng tuổi ta
Bước khôn đè bước dại
Năm nhăm chẳng trối già
Một hướng đi khơng mỏi...
và Khăng khít :
Em có cháu gọi bà
Gọi em anh vẫn gọi
Năm mươi tuổi ai già
Chúng mình sao trẻ vậy.
Những năm cuối đời ông bị chứng liệt rung. Bà Nguyễn Thị Lan là người
vợ hiền, là cánh tay của ơng. Nhờ có bà mà ơng, tuy tuổi cao sức yếu nhưng bút
lực vẫn dồi dào. Hơn 500 bài tứ tuyệt để lại là minh chứng sống động cho mối
tình thiết tha nồng đậm đó. Mỗi bài thơ của ông là một mảng tâm hồn mang ước
vọng tiếp tục hiến dâng cho đời. Xin bày ra đây một vài quả ngọt trong vườn tình
u ngát hương đó :

Quả đu đủ góc ao
Ứa nhựa hàn vết đau
Tĩnh yên cành gió quệt
Quả đu đủ góc ao
Lặng dâng đời quả ngọt.
Đa và Dừa
Hàng dừa tơ, tốt mã mới trồng sau


17

Bứt tàu lá làm gươm khua với gió
Cội đa cũ vươn tầm lên đại thọ
Gót nhựa đời bng rễ tự trên cao.
Nợ
Nhà không vườn, không gác không sân
Tôi nợ đời rau trái tơi ăn
Nợ hàng xóm trưa hè bóng mát
Nợ em cài bên cửa một vầng trăng.
Tránh rét
Mỗi bận vào đơng mở cửa nhìn
Vẫn hồi gió bấc tạt vào hiên
Nửa toan tránh rét nhà quay hướng
Nửa ngại cô đơn bạn láng giềng.
Viết về mối tình tương kính như tân đẹp đẽ đó thiết nghĩ phải giành nhiều
thời gian và bút lực mới truyền tải hết, chúng ta sẽ còn trở lại vấn đề này ở phần
sau. Nói về hành trình thơ Yến Lan chúng ta có thể xem đó là con đường kiếm
tìm chân lý tối thượng của nghệ thuật chân chính. Con đường ấy đầy cam go và
kéo dài, chiếm gần như toàn bộ tâm huyết và tuổi trẻ của nhà thơ. Vì vậy có nhà
nghiên cứu đã nhận ra rất tinh rằng càng về già thơ Yến Lan càng cơ đúc, đằm

sâu, càng chất chứa. Hành trình thơ Yến Lan cũng có thể xem là cuộc vận động
phát triển đi lên, một sự vận động đầy tích cực dù cịn nhiều gian nan. Nó vừa là
sự phản ánh chân thực sự chuân chuyên trong cuộc đời của một tài thơ vừa là
thước đo ý chí và nghị lực phi thường vượt lên trên mọi bão táp của cuộc đời,


18

chiến thắng mọi quan niệm về sự may rủi của số phận, một tấm gương mà thế hệ
các nhà văn đi sau cần học tập.
1.3. Tổng quan về vị trí thơ Yến Lan qua từng thời kỳ
Lúc còn trẻ Yến Lan quen tự lập. Lớn lên, cuộc đời ông cũng khắc khoải,
trăn trở với bao thăng trầm. Bản thân ông phải vận động sao cho phù hợp với lẽ
sống mới. Trước Cách mạng, cũng như bao người dân nước Việt Yến Lan kí gửi
kín đáo tâm sự của một người dân của một dân tộc bị kìm kẹp, áp bức trong
những sáng tác về quê hương đất nước. Yếu tố thời đại chưa cho phép người
nghệ sĩ có cách cảm cách hiểu thấu triệt. Do vậy khi có ánh sáng Cách mạng soi
đường, hơn ai hết với tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ đã quen tự lập, Yến
Lan mạnh mẽ đón lấy ngọn gió thời đại. Cảm hứng mới đã đem lại diện mạo mới
cho thơ Yến Lan, làm cho thơ ngày càng hay. Vì thế nhà thơ, nhạc sĩ tài hoa Văn
Cao đã không ngần ngại khi nhận xét: “Từ một người bình dị Yến Lan đang trở
thành một người muốn thúc đẩy một sức gì đang làm trì trệ cuộc sống của chúng
ta. Tơi thấy ở anh một sự chuyển biến, một sự mở ra có sức lực..”
Khi Cách mạng bùng lên, ông cùng anh vợ trực tiếp kêu gọi nhân dân
đứng lên cướp chính quyền huyện. Theo Cao Kế, hiện nay là giảng viên trường
đại học Quy Nhơn : “Trong khi một số nhà thơ khác ở trường phái Thơ mới khi
Cách mạng lên đã chống lại Cách mạng, không hợp tác hay trùm chăn đợi thời
thế và viết “Ta nằm chính giữa cân trời đất” thì Yến Lan đã làm thơ về cái loa
phát thanh, đã ca ngợi công ơn Đảng :
Ơn này ơn Đảng em ơi

Đẹp người sẽ đẹp lứa đôi vợ chồng
Nhà thơ đã tuyên truyên hô hào nhân dân đi theo Cách mạng với nhiều
sáng kiến độc đáo, điều này bây giờ nói ra xem như một việc bình thường, nhưng


19

thời đó là q là một đóng góp rất lớn cho Cách mạng. Ai đã từng sống trong thời
điểm lịch sử lúc ấy mới thấy nhà thơ Yến Lan là một nhà thơ chân chính, là một
nhà thơ thuộc về Cách mạng”. Chính Chế Lan Viên cũng nói với mình “Đi xa
nên về muộn”. Thiết nghĩ nếu có một tác giả nào sau này viết về lịch sử thơ ca
cách mạng ở tỉnh Bình Định cũng nên thấy cho hết con người Yến Lan và những
đóng góp của ơng trong những buổi đầu đầy khó khăn ấy. Ngày ấy những bài thơ
như Bình Định 1947 của Yến Lan đã có một tầm ảnh hưởng khơng nhỏ đối với
nhân dân Bình Định nói chung và đội ngũ trí thức nói riêng. Một bài thơ mà nội
dung phục vụ cách mạng rất kịp thời và xuất sắc về phương diện nghệ thuật.
Trong thời gian tập kết ra Bắc, những năm tháng chiến tranh ác liệt, đi
thực tế nhiều nơi, trực tiếp trải nghiệm đã khiến Yến Lan như thay da đổi thịt.
Ông sáng tác với một niềm say mê mãnh liệt đặc biệt. Nhạc sĩ Văn Cao cũng
phải thốt lên: “Người ta khơng những ngạc nhiên về hình thức mà cịn ngạc
nhiên về sự thay đổi của Yến Lan trong nội dung. Trong sự chuyển biến chung
của thơ ca hiện nay mong nhiều người góp sức vào để đẩy lui một qúa khứ nhạt
nhẽo, trường hợp thơ của Yến Lan cũng làm nhiều người ở vào lứa tuổi của anh
phải suy nghĩ.
Đọc thơ cuả Yến Lan, tơi có cảm tưởng là lúc nào anh cũng bắt đầu. Một
sự bắt đầu vào các luồng thơ khác nhau gần như không do dự. Tôi u Yến Lan
ở cái chỗ ln ln bắt đầu đó”.
Hơn 60 năm sáng tác ông luôn lấy cuộc sống thực tế của mình, của những
người xung quanh làm đề tài và tạo nguồn cảm xúc từ những cảnh sắc, tâm hồn
dân dã. Chính vì vậy mà cảnh trong thơ ơng rất thực, rất sâu và tình thơ thật sâu

xa, lắng đọng khiến người đọc rung động bởi được hiểu đời thực, thấm thía và
thương đời:


20

Nghe trên đàng quạnh hiu
Cỗ xe bò nặng nhọc
Người trên xe trằn trọc
Giữa những tiếng rơm kêu
Người đọc thơ ông, ln có được một cảm giác thân thuộc và gần gũi:
Ở đây nắng mới võ vàng
Dừa cao lễnh khễnh
Cành xoan ngoằn ngo
Con đàng thì ngút cheo leo
Mình đi chỉ bóng cùng theo với mình.
Trong cơng việc hàng ngày ơng cần mẫn như chú ong thợ, không tham
vọng, không ước mơ mà chỉ sáng tạo. Bởi thế người đọc thơ Yến Lan cảm nhận
được những nét riêng biệt, rất tình người và sâu đậm, khó phai. Trên đường đi
đâu đó, hễ bắt gặp một thị trấn nhỏ người ta lại nhớ đến :
Tỉnh nhỏ - cô em - nằm xem - kiếm hiệp
Trong hàng trăm bài tứ tuyệt - mảng thơ mà Yến Lan tâm đắc, theo chúng
tôi cũng là lĩnh vực ông thành công nhất - ông không quên họa những bức tranh
đẹp của q hương mình.
Đó là nét đẹp của những bộ môn nghệ thuật dân gian truyền thống bao đời nay
của người Việt, là liền anh liền chị áo mớ ba mớ bảy với quan họ làm say đắm lịng
người, để rồi mỗi khi đi đâu xa khơng ai không khỏi nhớ về :
Rạo rực bờ ao lá trúc tre
Ới “người ơi, người ở đừng về”
Một câu quan họ mành như chỉ

Xuyên suốt tâm hồn mọi nẻo quê


21

(Quan họ)
Hay những lớp tuồng nức lòng khán giả, gợi bao niềm tâm sự, bao hồi
bão sâu xa :
Lửa xng tiết nghĩa, mạo gian hùng
Đâu dể nhìn ra lớp “sóng tùng”
Binh lửa vừa lui, đèo núi dựng
“Gian nan là nợ khách anh hùng”.
(Tuồng)
Có khi đó cũng có thể chỉ là một chút hương chuếnh chống dư vị tình
cảm nam nữ song cũng đủ khiến lòng người lắng đọng :
Em lý hay em cưỡi ngựa ơ
Bờm tung vó dựng lạc đồng khua
Hồn anh như cuốn theo sau gót
Xốc dậy thanh âm lớp bụi mờ
(Lý)
Mượn một tích chèo cổ để nói chuyện hơm nay, ngẫm ngợi chuyện ngày mai:
Vị rối tơ, rồi gỡ rối tơ
Gỡ khơng ra mối lại đem vị
Nàng Vân giả dại, Nàng Vân dại
Vân dại nên đời cũng ngẩn ngơ.
(Chèo)
Thơ Yến Lan đầy chất suy tư, duy lý. Đọc thơ ông do vậy không thể cảm
bằng giác quan thông thường và những suy nghĩ một chiều. Có lẽ chính vì những
lẽ đó, khi đọc thơ ơng nói chung, thơ tứ tuyệt nói riêng, giới yêu nghệ thuật đã
dùng hai chữ “Bố già” để tôn vinh một nhà thơ đầy tài năng và tâm huyết. Đánh

giá về tài thơ của thi nhân, nhà thơ Chế Lan Viên đương thời đã có nhận xét rất


22

tinh tế và sâu sắc rằng : “Đây là sự thực thu nhỏ lại, vô cùng nhỏ lại cho đến
mức người ta có thể lẫn nó với mơ màng…Cũng ở đây người ta thấy sự giản dị
của những câu ca dao, vẻ hiền hòa của bao khúc hát cổ, một cái gì thân mật…”.
Có thể nói thơ Yến Lan trước và thơ Yến Lan sau cách mạng là hai mệnh
đề tương hỗ nhưng có điểm khác biệt tương đối rõ rệt. Đó là kết quả của cả một
q trình vận động phát triển đi đến đích, là giai đoạn mang tính bước ngoặt của
người nghệ sỹ. Ranh giới mang tên cách mạng ấy sẽ phân loại giới trí thức nói
chung về những lập trường chính trị khác nhau. Và sự thực Yến Lan ngay từ đầu
đã chọn cho mình con đường phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, mang vai
trò của một nhà văn cách mạng đến với nhân dân, đến với Đảng và đến với thơ.
Nhận thức rõ được sức chuyển mình vĩ đại nhờ ánh sáng cách mạng của
người nghệ sỹ, lấy chính bản thân mình làm minh chứng sống động, Chế Lan
Viên đã xúc động mà rằng : “Chúng tôi bước khỏi đêm quá khứ, bước được nhờ
Cách mạng… Cách mạng đổi đời cho chúng tôi nhưng phải đâu Cách mạng có
phép thần, chỉ đá hóa ngọc, chỉ chì hóa vàng cho mọi người làm văn học. Có
những người Cách mạng đến thì viết hay ra, có người chỉ viết dài ra, âm vang
ngắn lại. Có người thì tắt nghỉm. Cách mạng đâu có tội gì. Khơng có cách mạng
anh ta cũng chỉ đến thế. Lan là người, sau Cách mạng, nhờ Cách mạng, đã viết
không những khác đi mà còn hay hơn. Xưa kia anh chỉ có Bến My Lăng, giờ anh
qua bao bờ bến mới, đến tận Cộng hòa Dân chủ Đức. Tầm mắt, đề tài khơng chỉ
quanh quẩn ở thành Bình Định và nỗi cơ đơn như cái bóng mình.” [69, 99]
Những đóng góp của Yến Lan cho nền Văn học Nghệ thuật Bình Định nói
riêng và nền văn học nước nhà nói chung là không thể phủ nhận. Cả một đời tâm
huyết thiết tha của ông đã được Đảng và Nhà nước ghi nhận qua bảng thành tích
khá ấn tượng : Huân chương lao động hạng Nhất, Huân chương kháng chiến



23

hạng Nhất cùng với hàng loạt các huân huy chương khác... Năm 2007 ông được
truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
Tuy nhiên, nhìn về cả cuộc đời riêng và sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của
Yến Lan người quan tâm khơng khỏi có cùng chung nhận xét : Nhà thơ không
gặp may như những người cùng thời. Trong sáng tác ông là người bị mất nhiều
nhất. Là người trực tiếp chứng kiến những thiệt thòi trong cuộc đời và trong sáng
tác của Yến Lan, nhà thơ Chế Lan Viên đã xót xa mà thốt lên : “… Yến Lan là
đỉnh núi cao khó với tới, anh là người luôn đi trước nhưng lại về muộn…”
Cách nay hơn 10 năm, nhà thơ Hữu Thỉnh khi đó là Phó Tổng thư ký Hội
Nhà văn Việt Nam đã viết: “Trong gần 60 năm liên tục Yến Lan đã cống hiến
nhiều truyện ngắn, kịch thơ, ca kịch, trường ca và thơ, thể loại nào cũng có
thành tựu. Chính vì vậy, cùng với Chế Lan Viên, Tế Hanh và các nhà thơ cùng
thế hệ, Yến Lan đã có nhiều đóng góp lớn cho văn học, là bậc thầy mẫu mực cho
nhiều thế hệ các nhà văn noi theo”. Đó có thể xem là lời khẳng định, sự ghi nhận
của Đảng và nhân dân dành cho một nghệ sỹ chân chính gần như đã dành trọn
cuộc đời cho sự phát triển của văn học nghệ thuật nước nhà, một lời tri ân của
hậu thế dành cho một bậc tiền bối đã có nhiều đóng góp to lớn.


×