Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa chù keo tỉnh thái bình để phục vụ du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 106 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

KHOA LỊCH SỬ
------

TRẦN THỊ NGA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA DI TÍCH
LỊCH SỬ VĂN HĨA CHÙA KEO TỈNH THÁI BÌNH
ĐỂ PHỤC VỤ DU LỊCH
CHUYÊN NGÀNH: DU LỊCH

Vinh, 2012


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tơi đã hồn thành
khóa luận tốt nghiệp đại học của mình. Đây cũng là kết quả phấn đấu trong
suốt quá trình học tập và rèn luyện dưới giảng đường đại học của bản thân và
công sức giảng dạy của biết bao thầy cô trong suốt thời gian qua.
Để có được kết quả đó tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới
giảng viên Dương Thị Vân Anh đã trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành khóa
luận này cùng các thầy cơ trong tổ bộ môn Du lịch, các thầy cô trong khoa
lịch sử đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện
đề tài.
Đồng thời tôi xin gửi lời cảm ơn đến Sở văn hóa thể thao và du lịch
Thái Bình, Ban quản lý di tích lịch sử văn hóa Chùa Keo, Thư viện tổng hợp
Thái Bình, Thư viện Trường Đại học Vinh đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá
trình tìm hiểu và tổng hợp tư liệu phục vụ cho đề tài.


Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và người thân đã
động viên khuyến khích tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Trần Thị Nga

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao do đó nhu cầu của
con người cũng trở nên phong phú hơn. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi để
ngành du lịch phát triển và trở thành một nhu cầu thiết yếu, có ý nghĩa, tác
động ngày càng lớn tới đời sống.
Tại Việt Nam trong hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã đạt được
những bước phát triển mạnh mẽ dưới tác động của các chính sách phát triển
kinh tế, hội nhập với thế giới của Đảng và Nhà nước cùng tiềm năng du lịch
phong phú và sự an toàn của môi trường xã hội. Hoạt động du lịch phát triển
với tốc độ tăng trưởng cao, mang tính chất bùng nổ, mang lại rất nhiều tác
động tích cực.
Trong bối cảnh như vậy, tỉnh Thái Bình đứng trước cơ hội và tiềm
năng, điều kiện thuận lợi để có thể khai thác tối đa tiềm năng du lịch của tỉnh,
thu hút khách du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ
cấu kinh tế địa phương, tạo thành động lực góp phần chuyển dịch cơ cấu, thúc
đẩy các ngành kinh tế liên quan phát triển, tạo thêm công ăn việc làm, và nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Du lịch văn hóa hiện đang là một trong những loại hình du lịch thu hút
nhiều khách nhất trong thời gian gần đây, và điểm hấp dẫn khách du lịch của
loại hình du lịch này là những nơi có bề dày lịch sử, có nhiều di vật có giá trị

văn hóa truyền thống lâu đời, hoặc là nơi sinh ra và phát triển các tín ngưỡng,
tơn giáo…Tài ngun du lịch văn hóa được coi là một thế mạnh của ngành du
lịch Việt Nam bởi Việt Nam có bề dày lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước với những nét văn hóa đặc trưng của nền nơng nghiệp lúa nước. Nét
văn hóa này được thể hiện dưới hình thái vật thể và phi vật thể khác nhau như
các công trình kiến trúc, các đình làng, các lễ hội, các tập tục tơn giáo…Trong
đó các hoạt động lễ hội, tơn giáo là một hình thức biểu hiện nhiều nhất các giá
trị văn hóa vật chất và tinh thần đang ngày càng thu hút được nhiều khách du

2


lịch. Một trong những lễ hội được biết đến rất nhiều đó là lễ hội Chùa Keo
Thái Bình được tổ chức vào vào mồng 4 tháng 1 và từ mồng 10 tới 15 tháng 9
âm lịch hàng năm.
Sự phát triển của du lịch lễ hội Chùa Keo đã đóng góp một phần không
nhỏ vào sự phát triển kinh tế, văn hóa của xã Duy Nhất, Vũ Thư, tỉnh Thái
Bình. Mỗi năm thu hút hàng vạn lượt du khách. Chùa Keo là một ngôi cổ tự,
gắn với biểu tượng của miền q “năm tấn”, là di tích lịch sử, văn hóa, trường
tồn với thời gian - một cơng trình kiến trúc, điêu khắc gỗ nổi tiếng thế kỷ
XVII thờ Phật và Đức thiền sư Dương Không Lộ. Chùa Keo gồm 17 cơng
trình, 128 gian nhà, tồn bộ các cơng trình và tháp chng hồn tồn được
làm bằng vật liệu gỗ. Các cấu kiện liên hồn với nhau bằng mộng gỗ chính
xác gần như tuyệt đối. Ngoài những tác phẩm điêu khắc gỗ tinh xảo, chùa
Keo còn lưu giữ những cổ vật quý hiếm, những giá trị văn hóa phi vật thể như
rước kiệu, hát múa và các trò chơi dân gian trong lễ hội hàng năm. Chùa Keo
và lễ hội chùa Keo từ lâu đã trở thành điểm du lịch lịch sử, văn hóa thu hút
nhiều du khách trong và ngồi nước.
Tuy nhiên, kết quả hoạt động du lịch, dịch vụ thời gian qua của Chùa
Keo chưa phát triển tương xứng với tiềm năng. Các hạng mục cơng trình đầu

tư cơ sở hạ tầng còn hạn chế, các hoạt động du lịch phát triển chậm, các dịch
vụ còn nghèo nàn, đơn điệu, chủ yếu tập trung vào bán hàng lưu niệm, ăn
uống phục vụ du khách nên hiệu quả chưa cao.
Đó là lý do em chọn đề tài “Tìm hiểu về di tích lịch sử văn hóa chùa
Keo với hoạt động du lịch tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Phương hướng của đề tài là nghiên cứu về di tích lịch sử - văn hóa chùa Keo,
đánh giá thực trạng hoạt động du lịch lễ hội Chùa Keo để xây dựng các giải
pháp nhằm khai thác tiềm năng, phát triển bền vững khu du lịch Chùa Keo
tương xứng với giá trị mà ngôi chùa mang lại, tạo động lực thúc đẩy kinh tế
xã hội trong tỉnh phát triển.

3


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về Chùa Keo Thái Bình, và tài liệu chép
tay cũng như bia ký được lưu giữ có viết về ngôi Chùa này trong sự phát triển
của Phật Giáo Việt Nam. Trong đó có Lịch sử chùa Keo Thái Bình của Giáo
hội Phật giáo Việt Nam, tỉnh hội Phật giáo Thái Bình (2007), đây là cơng
trìmh nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Keo Thái Bình,
lễ hội Chùa Keo và phân tích những giá trị đặc sắc trong kiến trúc Chùa Keo
Thái Bình. Cùng với đó, trong Văn hóa Việt Nam tổng hợp(1989-1995) tác
giả Trần độ cũng nêu lên những giá trị văn hóa nổi bật của Chùa Keo Thái
Bình, nhấn mạnh tới những giá trị văn hóa phi vật thể của ngơi Chùa, và nét
đặc sắc của nét văn hóa đó trong tổng thể văn hóa sinh hoạt sộng đồng Việt
Nam, mà cụ thể là văn hóa lễ hội và văn hóa bảo tồn di sản của cư dân địa
phương. Ngoài ra trong Các lớp văn hóa trong sự tích Thánh Dương Khơng
Lộ đăng trên Tạp chí di sản văn hóa – số 2(11/2005) tác giả Phạm Thị Thu
Hương cịn phân tích rất rõ những giá trị lịch sử của di tích lịch sử văn hóa
Chùa Keo trong giá trị tổng thể của ngơi Chùa. Ngồi ra tác giả cịn có những

nghiên cứu về cuộc đời của vị Quốc sư Dương Không Lộ - vị đại sư đang
được thờ tại Chùa Keo, và được nhân dân khắp nơi tôn Thánh. Trong Mỹ
thuật Phật giáo, tác giả Khiêm Đạt của ĐH Đông Phương – California – USA
cịn nêu bật giá trị văn hóa mỹ thuật trong các trang trí của Chùa Keo như một
mảnh ghép quan trọng trong nghệ thuật trang trí trong chùa Phương Đông
cũng như kiến trúc chùa Việt Nam, mang lại ý nghĩa vô giá cho mỹ thuật. Tất
cả những nghiên cứu đó đều đề cập tới việc bảo tồn những giá trị của Chùa
Keo, phát huy những giá trị đó để làm giàu cho địa phuơng, đất nước.
Chùa Keo là điểm nhấn quan trọng của du lịch Thái Bình, nhưng vấn
đề bảo tồn các giá trị của Chùa Keo, lễ hội Chùa Keo và phát huy các giá trị
đó để phục vụ du lịch thì chưa có đề tài hay cơng trình nghiên cứu nào. Vì vậy

4


tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài nghiên cứu này mong góp một phần cơng sức
vào việc phát triển du lịch Chùa Keo.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
♦ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Chùa Keo thuộc xã Duy Nhất,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
♦ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Về mặt nội dung: Khóa luận tập trung vào nghiên cứu đánh giá về giá
trị của di tích lịch sử văn hóa Chùa Keo, nhằm đưa ra các biện pháp bảo tồn
và phát huy các giá trị của di tích để phục vụ cho phát triển du lịch.
Về mặt không gian: đề tài được nghiên cứu tại di tích lịch sử văn hóa
Chùa Keo tại xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Về mặt thời gian: đề tài bắt đầu nghiên cứu từ tháng 1/2012 đến tháng
4/2012.
4. Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu được thu thập từ: số liệu của Ban quản lý di tích Chùa Keo,

Phịng văn hóa huyện Vũ Thư, sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thái Bình,
các sách báo, tài liệu bia ký, tài liệu thư tịch, tài liệu chép tay có đề cập tới di
tích lịch sử văn hóa Chùa Keo.
Các sách giáo trình về văn hóa du lịch được dùng giảng dạy, học tập trong
các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam.
Các sách chuyên khảo về văn hóa, du lịch, về đời sống tâm linh, về lễ hội
ở Việt Nam.
Các bài viết có liên quan trên các website.
Một số luận văn cao học, thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp đại học có liên quan
đến đề tài.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Khi thực hiện khóa luận này, tơi thực hiện nhiều phương pháp nghiên
cứu khác nhau như:

5


♦ Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm
phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến đề tài giúp chủ thể
khái qt hóa, mơ hình hóa các vấn đề nghiên cứu đạt được mục tiêu đề ra.
♦ Phương pháp thống kê: Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn
khác nhau và thời gian dài ngắn cũng không giống nhau vì thế các tài liệu đó
cần được thống kê lại và xử lý có hệ thống, phục vụ cho quá trình nghiên cứu
đạt được kết quả cao.
♦ Phương pháp khảo sát thực địa: Sử dụng phương pháp này để lấy được các
số liệu, thông tin phục vụ cho việc trình bày luận cứ, đồng thời kiểm nghiệm
độ chính xác, để kết quả nghiên cứu có tính thuyết phục. Phương pháp này
đóng vai trị quan trọng, ảnh hưởng đến độ chính xác của đề tài.
♦ Phương pháp phỏng vấn: Đưa ra những câu hỏi đối thoại liên quan đến lễ
hội của địa phương đối với những vị khách tham gia lễ hội, những người quản

lý, cán bộ văn hóa, những người cao tuổi, người làm du lịch để thu thập thêm
thơng tin.
6. Bố cục khóa luận.
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liêu tham khảo, và phần phụ
lục thì nội dung khóa luận gồm 3 chương
Chương 1: Khát qt về di tích lịch sử – văn hóa chùa Keo
Chương 2: Giá trị của di tích lịch sử - văn hóa chùa Keo
Chương 3: Thực trạng và các giải pháp phát triển du lịch của di tích lịch sử văn hóa chùa Keo

6


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHÁT QUÁT VỀ DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HĨA CHÙA KEO
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Keo Thái Bình
1.1.1 Nguồn gốc chùa Keo
Thái Bình – mảnh đất của những cánh đồng phì nhiêu, tươi tốt. Nằm
bên bờ sông Hồng, một trong hai con sông lớn nhất Việt Nam (sông Hồng,
Sông Cửu Long). Bởi vậy Thái Bình ln đón nhận được những lớp phù sa
phì nhiêu bồi tụ. Đó chính là chất liệu để làm nên đặc trưng truyền thống
nông nghiệp lúa nước nơi đây, để rồi những đặc trưng đó đã quy định những
giá trị văn hóa của vùng đất này – văn hóa nơng nghiệp lúa nước.
Là một trong những cái nơi của nền nông nghiệp lúa nước. Bởi vậy,
bên cạnh những đặc trưng riêng thì Thái Bình cịn mang trong mình những
đặc trưng văn hóa chung, trong đó dấu ấn của Phật Giáo là rất đậm nét. Dấu
ấn Phật Giáo không chỉ được thể hiện trong đời sống tinh thần của người dân,
mà nó cịn được cụ thể hóa thành hình thức bên ngồi - đó chính là những
ngơi chùa. Việc xây dựng những ngơi chùa với mục đích phục vụ tín ngưỡng
tơn giáo, nhưng đồng thời ngồi ý muốn chủ quan nó đã tạo nên một phong

cách kiến trúc rất độc đáo, góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú hơn cho
hệ thống kiến trúc Việt Nam. Trong số những đóng góp độc đáo về mặt kiến
trúc mà Phật giáo để lại, thì chùa Keo Thái Bình là một minh chứng điển
hình. Được xây dựng dưới thời kì phát triển cực thịnh của Phật giáo (thời Lý
– Trần), chùa Keo Thái Bình được đánh giá là “một kiệt tác nghệ thuật bằng
gỗ, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thế kỉ XVII” [7, tr.168].

7


Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang Tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một ngôi chùa cổ ở Việt
Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn với kiến trúc 400 tuổi.
Tương truyền, nguyên thuỷ chùa do Thiền sư Dương Không Lộ xây
dựng ở ven sông Hồng từ năm 1061 dưới thời Lý Thánh Tông, tại hương
Giao Thuỷ, phủ Hà Thanh (nay thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định). Ban
đầu, chùa có tên là Nghiêm Quang Tự, đến năm 1167 mới đổi tên thành Thần
Quang Tự. Vì Giao Thủy có tên nơm là Keo, nên ngơi chùa cũng được gọi là
chùa Keo.
Sau gần 500 năm tồn tại, năm 1611, nước sông Hồng lên to, làm ngập
làng Giao Thủy, nơi có chùa. Một bộ phận dân cư dời đi nơi khác, lập thành
làng Hành Thiện (nay là xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, Nam Định).
Một bộ phận dân cư dời sang tả ngạn sông Hồng, lập làng Dũng Nhuệ trên đất
Thái Bình và cũng dựng lên một ngơi chùa, gọi là chùa Keo Trên (Keo
Thượng), chính là ngơi chùa Keo đang nói tới ở đây.
Ngược dịng lịch sử cách ngày nay trên 1000 năm, nơi đây còn là một
vùng đất phù sa hoang vu nằm dọc theo hạ lưu sông Hồng, do quá trình biển
tiến bồi tụ lên. Nơi đây có hai ngơi chùa cùng có tên nơm là chùa Keo và tên
chữ là Nghiêm Quang tự, đến tháng 3 năm Đinh Hợi, niên hiệu Chính Long
Bảo ứng thứ 5 (1167) đời Lý Anh Tông được đổi là chùa Thần Quang. Bởi vì,

với tên gọi Thần Quang tự nó gần gũi, thích hợp với quần chúng hơn. Thần
Quang là ánh sáng của đạo pháp, là ánh sáng “từ tâm” để mở “thiện căn”.
Theo Các lớp văn hố trong sự tích thánh Dương Không Lộ của Phạm
Thị Thu Hương. Hai chùa này, ngồi thờ Phật cịn thờ một vị thánh là Dương
Không Lộ - một vị thiền sư kiêm đạo sĩ thời Lý. Đó là chùa Keo thuộc làng
Hành Dũng Nghĩa (tức Hành Nghĩa và Dũng Nghĩa) nay là xã Duy Nhất,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình và chùa Keo thuộc làng Hành Thiện nay là xã

8


Xuân Hồng, huyện Xuân Thuỷ, tỉnh Nam Định (theo các văn bia cổ ở hai
chùa, thì chùa Keo Thái Bình xã Dũng Nhuệ, còn chùa Keo Nam Định thuộc
xã Hành Cung, cả hai xã này đều thuộc huyện Giao Thuỷ, phủ Thiên Trường,
trấn Sơn Nam xưa) [10, tr.70-82].
Truyền thuyết và tư liệu bia ký lưu ở hai chùa Keo đều nói: Chùa có từ
thời Lý, ở thời Trần có cả nghìn mẫu ruộng. Hẳn lúc này đất mới bồi rất rộng,
người cịn thưa và do đó chùa làng cũng đơn sơ. Đến thời Hậu Lê, làng lớn
dần, dân đông, bộ mặt khởi sắc hẳn lên. Trong chùa Keo Thái Bình, ở gian
thờ Hậu có bài vị Phạm Tráng, đỗ Đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân, khoa
Kỷ Mão, đã làm tới chức Lại bộ thị lang.
Sách Các nhà khoa bảng Việt Nam cho biết, Phạm Tráng người Dũng
Nhuệ, huyện Giao Thuỷ, có học vị và chức tước như ở bài vị, chỉ khác một
chút là đỗ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Cảnh Thống 5 (1502), (nếu Kỷ Mão thì
là 1519). Như vậy, đầu thế kỷ XVI nơi đây đã là vùng quê văn hiến. Năm
1588 và 1611, những trận vỡ đê, lụt lớn, đất lở khiến cho nhân dân vùng này
phải chia đôi, rồi tái lập làng mới. Hành Cung ở hữu ngạn, Dũng Nhuệ ở tả
ngạn sông Hồng, đồng thời cũng xây hai chùa Thần Quang mới mà gọi theo
tên Nôm của hai làng đều là chùa Keo.
Ngày nay, hai chùa này theo đường chim bay cách nhau khoảng 3 km,

nếu đi đị khơng q 5 km. Cả hai chùa Keo đã qua nhiều lần tu bổ, song
trong chùa cịn nhiều bia cho biết q trình phát triển của từng chùa, qua đó
có thể đối chiếu lịch sử và hiện trạng của hai cơng trình để thấy sự gắn bó đặc
biệt của cặp song sinh này.
Những tư liệu văn tự ấy cùng với Hồ sơ di tích đã đề cập đến sự tích
đức Thánh và q trình tu bổ chùa. Chùa Keo Thái Bình được dựng từ đầu thế
kỷ XVI, đến đầu thế kỷ XVII được trùng tu với quy mô lớn, nhưng lũ lụt năm
1611 (?) làm cho ngôi nhà trôi dạt. Từ tháng 8 năm Canh Ngọ (1630) đến

9


tháng 11 năm Nhâm Thân (1632) chùa được dựng lại với quy mô lớn, gồm
Phật điện, hành lang, gác chuông, nhà oản, tam quan, nhà am, nhà bia... tất cả
21 dãy gồm 154 gian, có tường vách bao quanh bốn phía. Đến năm Tân Hợi
(1671), chùa lại được tu sửa thêm, to đẹp hơn trước. Năm 1698, đúc lại quả
chuông to, cao hơn 180 cm. Năm 1796, dân xã Dũng Nhuệ đúc thêm hai quả
chuông nữa. Từ tháng 3 năm Giáp Thân (1884) đến tháng 3 năm ất Dậu
(1885) tu sửa hai toà Hộ Pháp (Tiền đường) và Tiền Thần (điện Thánh).
Ngồi ra, cịn có những lần sửa chữa ở khoảng giữa và cuối thế kỷ XX: Năm
1941, sửa lại Gác chng và tồ Giá roi. Tháng 2 năm 1954, Gác chuông bị
đạn pháo của Pháp bắn đổ 2 tầng trên, cuối năm 1957 được sửa chữa lại như
cũ. Năm 1991 và 1994 trùng tu dãy hành lang phía Tây và phía Đơng. Năm
1996, trùng tu tồ Giá roi. Năm 1997, kè đá lại bờ các hồ xung quanh chùa.
Năm 2002 trùng tu tam quan và nhà kiệu. Năm 2004 đến nay trùng tu khu
chùa Phật và Gác chuông. Bên cạnh đó, nhiều câu đối có lạc khoản rõ ràng,
được làm vào các năm 1842, 1860, 1873, 1874, 1875, 1889, 1902 cùng đó là
một số hồnh phi có lạc khoản “can chi”, thuộc các năm 1865, 1867, 1870,
1882, 1886. Trong những đồ thờ có ghi niên đại, đặc biệt có đôi chân đèn
gốm thời Mạc làm năm 1581, một số đồ đồng khắc rõ tên người hoặc tập thể

cung tiến như các hội Tân Hưng, hội Phú Thọ, hội Nghĩa Phúc vào các năm
can chi: Giáp Dần (1914) và Bính Dần (1926) [4, tr.56-61].
Chùa Keo Nam Định hiện còn 3 tấm bia tạc năm 1612, 1671, 1704, một
tấm bị vỡ dọc mất phần ghi niên đại, nhưng căn cứ vào các hình trang trí, có
thể thuộc đầu thế kỷ XVII và 2 quả chuông đồng đúc năm 1895 cùng một
chiếc khánh đồng [8, tr.32].
Hệ thống thư tịch cho biết: chùa Keo Nam Định được dựng ở xã Hành
Cung. Khoảng năm 1612, một số người đã bỏ tiền làm thêm các toà Tiền
đường, Thiêu hương, Bảo điện (Thượng điện). Mấy chục năm sau, chùa được

10


xây dựng lại với các toà Tiền và Hậu Phật đường, hành lang hai bên và Gác
chuông rộng rãi. Nhưng rồi ngôi chùa chạm khắc quy mô, nguy nga ấy bị đê
vỡ làm đổ nát. Vào năm 1671, quan và dân ở đây đã trùng tu lại, tốn hơn vạn
quan tiền. Đến năm 1704, đúc tượng Thánh, năm 1861 (?) đúc khánh và năm
1895 đúc hai quả chng, trong đó có quả cao tới 166 cm [4, tr.52-54].
Như vậy, cả hai chùa Keo ở Thái Bình và Nam Định đều từ một gốc
chung là ngôi chùa thuộc các thời Lý - Trần đến thời Lê đã tách đôi theo dân
đi tái lập làng ở Dũng Nhuệ và ở Hành Cung, cùng được làm lại ở các thập
niên đầu thế kỷ XVII, mở rộng và làm mới khang trang hơn ở thập niên 30,
đến đầu thập niên 70, từ đó đến nay tương đối ổn định. Những năm cuối thế
kỷ XVII trở đi cho đến suốt các thế kỷ XVIII - XIX và XX chỉ có sửa chữa,
đúc tượng, chng, khánh và làm nhiều hoành phi, câu đối cùng những đồ thờ
quý giá.
1.1.2 Quá trình xây dựng chùa Keo
Theo Hồ sơ di tích lịch sử văn hóa Chùa Keo thì cơng việc xây dựng
ngôi chùa Keo Thượng được bắt đầu từ năm 1630 và hoàn thành vào
năm 1632 theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị

Ngọc, vợ Tuần Thọ hầu Hoàng Nhân Dũng và Đông Cung Vương phi Trịnh
Thị Ngọc Thọ. Chùa do Cường Dũng hầu Nguyễn Văn Trụ vẽ kiểu, phỏng
theo kiến trúc của chùa Keo Hành Thiện. Sau khi xây dựng xong, chùa được
trùng tu nhiều lần, vào các năm 1689, 1707, 1941... Lần trùng tu năm 1941,
có sự giúp đỡ của Trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp [11, tr.10-17].
Căn cứ vào nội dung hai tấm bia đá đặt trước của Toà Ơng Hộ Chùa
Keo hiện nay thì Chùa Keo có tên là Thần Quang và có xuất xứ liên quan đến
chùa Nghiêm Quang do Thiền Sư Không Lộ làm năm 1061 tại làng Giao
Thủy – Nam Định, văn bia ghi như sau:

11


“Nghiêm Quang Tự làm năm Tân Sửu (1061), niên hiệu Chương Thánh
Gia Khánh thứ 3, đời vua Lý Thánh Tông. Năm Đinh Hợi (1167), niên hiệu
Chính Long Bảo Ứng thứ 5, đời vua Lý Anh Tông ban chiếu đổi tên chùa là
Thần Quang Tự”.
Mô tả quang cảnh chùa Thần Quang thời Lý ở ấp Giao Thuỷ văn bia
còn ghi lại:
“Nơi thờ Phật nước Nam đâu đâu cũng có, nhưng chỉ có chùa Thần
Quang ở vùng Dũng Nhuệ làng Giao Thuỷ ( có nghĩa là vùng nước keo sơn
gắn bó – tên nôm là làng Keo ) là nơi danh thắng bậc nhất từ Bắc chí Nam.
Phía chu tước ( trước) dịng xà giang chầu vào bao la vạn khoảnh.
Phía huyền vũ ( sau) sơng Hồng Giang vịng lại mênh mơng ngàn tầm
Bể Nam Hải uốn quanh từng khúc phơ hình dải lụa xanh lam.
Dây rừng cây tua tủa vươn cao như búi tóc mây sắc lục.
Thật là một cõi Tây Trúc trong chốn Tùng Lâm vậy.
Nào ngờ:
“Nước sông lũ lụt tràn đầy
Đến nỗi ngơi Chùa trơi dạt”

Nhất định phải có người đại phúc đức, đại anh hùng kết hợp đại nhân
duyên, đại lực lượng mới có thể xây dựng lại được”.
Như vậy, sau trận lũ lụt năm 1611 nhân dân làng Keo đã phải di cư
sang hai nơi khác nhau. Môt nửa dân làng chuyển sang hữu ngạn sông Hồng
nay là làng Hành Thiện, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Một nửa
chuyển sang tả ngạn sông Hồng nay là làng Hành Dũng Nghĩa, xã Duy Nhất,
huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Đoạn văn bia “ Hưng Cơng tín thí” tại chùa Keo ghi rõ: Tín chủ hưng
cơng xây dựng là ơng Hoàng Nhân Dũng (quê Từ Quán – Nam Trực – Nam
Định ngày nay), ông giữ chức Dực vận tán trị công thần, đặc tiến kim tử Vĩnh

12


Lộc đại phu. Người thủ hoạ là ông Nguyễn Văn Trụ (quê huyện Ngọc Sơn)
làm tán trị công thần tước cường dũng hầu, đơ chỉ huy sứ.
Bắt đầu từ đó dân làng bắt đầu cuộc vận động xây dựng lại hai ngôi
chùa Keo ở hai làng. Ngày nay hai làng có hai làng Hành Thiện, xã Xuân
Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định nhân dân làng đó cũng xây dựng
lên một ngơi chùa Keo mới.
Tại làng Hành Dũng Nghĩa có chùa Thần Quang mà hiện nay quen gọi
là chùa Keo. Về thời gian xây dựng chùa Keo trên văn bia ghi rõ: Cơng trình
khởi cơng tháng 8 năm Canh Ngọ (1630) niên hiệu Đức Long thứ 2, đời vua
Lê Thần Tơng; hồn thành vào tháng 11 năm Nhâm Thân (1632). Đó là tính
thời gian thợ mộc và thợ nề xây dựng, còn thời gian đào ao, vượt thổ đã được
tiến hành cách đó gần 19 năm.
1.2 Kiến trúc Chùa Keo
1.2.1 Kiến trúc chùa Keo
Chùa Keo có một phong cách kiến trúc rất độc đáo. Với chất liệu chủ
yếu bằng gỗ và với những đường nét chạm trổ rất tinh xảo đã tạo cho nơi đây

một phong cách riêng. Chùa Keo là một quần thể kiến trúc bao gồm nhiều
hạng mục cơng trình. Bên cạnh những hạng mục cơng trình cịn khá nguyên
vẹn, thì do thời gian tàn phá nên nhiều cơng trình đã được trùng tu, tơn tạo,
thay thế nên mang tính hiện đại hơn. Nhưng dù có sự biến đổi nó vẫn giữa
được những nét đặc sắc riêng của phong cách kiến trúc một thời.
Theo Lịch sử Chùa Keo Thái Bình, khi chuyển địa điểm mới, xây dựng
Chùa sang tả ngạn sông Hồng (nay thuộc xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh
Thái Bình), hưng cơng Hồng Nhân Dũng cùng thủ hoạ Nguyễn Văn Trụ
nhận thấy đây là vị trí đắc địa theo thuật phong thuỷ. Phía trước dịng sơng
Hồng uốn quanh với một khoảng đất dài hàng chục dặm khơng hề có án ngữ

13


trước mặt. Chiếu thẳng sang bên hữu ngạn sông Hồng cũng là đồng bãi bao la
phù sa màu mỡ, nơi đó cũng là tiếp nối với sơng Ninh Cơ cùng đưa nước xuôi
về biển cả. Hai bên đông và tây có Thanh Long, Bạch Hổ phù giúp, phía Chu
Tước (trước) dịng xà giang chầu vào, phía Huyền Vũ (sau) cây cối xóm làng
trù phú tốt tươi [2, tr.18-35]
Trục thần đạo theo phương tý - ngọ (nam - bắc) trở thành trục, đối xứng
tồn bộ cơng trình kiến trúc. Từ cột phướn đến trung quan của Tam quan
ngoại, Tam quan nội, lư hương, bàn thờ Phật, thờ Thánh, gác chuông đều nằm
trên đường thần đạo này. Qua khoảng sân rộng với cổ thụ tươi tốt bao quanh,
theo bờ hồ nam vào thăm Tam quan nội. Đường đi xuất nhập của công trình
đều thành hình chữ Á.
Văn bia và địa bạ chùa Keo cịn ghi lại diện tích tồn khu kiến trúc
chùa rộng khoảng 58.000m², gồm nhiều ngôi nhà làm thành những cụm kiến
trúc khác nhau. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa cịn lại 17 cơng trình gồm
128 gian xây dựng theo kiểu “Nội cơng ngoại quốc”.
Nói về quy mơ và vẻ đẹp của chùa Keo khi mới hoàn thành trên bia đá

lớn trước cửa Tồ Ơng Hộ chùa Keo có ghi rõ:
“Từ đông sang tây
Nguy nga, lộng lẫy
Hai chục lâu đài
Sáng trong như ngọc
Ba ngàn thế giới
Không chút bụi trần
Phong cảnh trời Nam
Vun về Chùa Thần Quang là đệ nhất”

14


Tính đến nay đã gần 400 năm, nhưng tồn bộ các hạng chính của chùa
Keo vẫn cịn gần như ngun vẹn.
Đó là hai lớp Tam Quan, Chùa Phật, Đền Thánh, gác chng, hành
lang và một số cơng trình nhỏ nữa. Ngồi 17 cơng trình gồm 128 gian, những
năm gần đây có sự đầu tư của Nhà nước và lịng hảo tâm đóng góp của Phật
tử thập phương, chùa Keo đã xây dựng thêm một nhà Tổ 5 gian và một khu
thờ Thánh Mẫu, phía sau gác chng nhằm đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của
Phật tử, nhân dân cũng như quý khách thập phương.
Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25m ở ngoài cùng, đi qua một sân
đá, sẽ tới tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa cao 2m, rộng
2,6m chạm một ổ rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở
chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đơi cánh cửa chùa
Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời Lê.
Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành là nơi dành
cho khách hành hương sắp lễ vào chùa lễ Phật và lễ Thánh.
Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngơi nhà nối vào nhau. Ngơi nhà ở
ngồi, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là

Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng phật Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ
Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt ở giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ
Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng.
Chùa ngồi thờ Phật, cịn thờ Khơng Lộ - Lý Quốc Sư. Tồn bộ cơng
trình đều làm bằng gỗ lim và là nơi được các nghệ nhân điêu khắc thời nhà
hậu Lê chạm khắc rất tinh xảo.
Sau khu thờ Phật là khu thờ Thánh. Tại hội chùa Keo, sau khi đã có
những nghi lễ như mọi hội chùa khác, thì diễn ra các chơi như kéo nứa lấy
lửa, nấu xôi, nấu chè và nấu cơm chay để mang cúng Thánh. Phía ngồi có

15


một giếng nước. Thành giếng xếp bằng 36 cối đá thủng đã từng dùng giã gạo
nuôi thợ xây chùa từ xưa.
Tiêu biểu và đặc sắc nhất ở ngôi chùa này chính là tồ gác chng
chùa. Gác chng chùa Keo là một kiến trúc đẹp, đặc sắc, rất độc đáo với
chiều cao 11.04m có ba tầng mái, kết cấu bằng những con sơn xếp chồng lên
nhau. Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng, nâng
bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thốt, nhẹ nhàng.
Gác chng được dựng trên một nền gạch xây vng vắn. Ở tầng một có treo
một kháh đá cao 1,20m. Tầng hai có quả chng đồng lớn đúc năm 1686 cao
1.30m đường kính 1m. Hai quả chng nhỏ treo ở tầng ba và tầng thượng cao
0.62m, đường kính 0.69m đều được đúc năm 1796 [11, tr.67-69]
Hai hành lang chạy dài từ chùa Hộ nối với nhà tổ và nhà trai sát gác
chng, bao quanh tồn bộ chùa.
Đến thăm chùa, ta có thể nhìn thấy những đồ thờ quý giá tương truyền
là đồ dùng của Thiền sư Không Lộ như bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vơi
to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà tương truyền rằng chính do Khơng
Lộ nhặt được thuở cịn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong

những năm tháng tu hành.
Trải qua 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến
trúc độc đáo của mình. Gác chng chùa Keo với bộ mái kết cấu gần 100 đàn
đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm
rồng là bộ cửa độc đáo mà ít ngơi chùa nào trên cả nước có được. Chùa cịn
bảo lưu được hàng trăm tượng pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là
một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc.

16


1.2.2 Các cơng trình tiêu biểu
Hiện nay chùa Keo cịn 17 cơng trình với 128 gian. Đó là các cơng
trình kiến trúc chính như: chùa Phật, điện Thánh, gác chng, hành lang và
khu tăng xá, vườn tháp,…
1.2.2.1 Hệ thống Tam Quan
Trong kiến trúc các ngơi chùa nói riêng và nhiều hệ thống cơng trình
khác ở Việt Nam nói chung, thì Tam Quan là một tiểu cơng trình khơng thể
thiếu, Tam Quan chính là lối đi nằm ở phía trước của ngơi chùa, gồm 3 lối đi,
nhưng nó khơng thuần túy chỉ là cái cửa ra vào, mà nhiều tam quan còn là
những kiệt tác kiến trúc. Hệ thống tam quan chùa Keo chính là một trong
những cơng trình như vậy.
Hệ thống tam quan chùa Keo được chia thành: Tam quan ngoại và tam
quan nội. Từ mặt đê theo bậc tam cấp đi xuống, qua một khoảng sân rộng sẽ
đến Tam Quan Ngoại. Đây là một ngôi nhà ba gian không có tường bao,
khơng có cửa. Tồn bộ hệ thống cơng trình được nâng đỡ bởi 4 hàng cột gỗ
lim vững chắc, nó tạo nên một khơng gian mở, thống mát để du khách nghỉ
chân trước khi vào lễ chùa.
Đáng chú ý nhất là hệ thống Tam Quan Nội, đây là một cơng trình kiến
trúc khá độc đáo của riêng chùa Keo. Thông thường hệ thống Tam Quan hoặc

là 4 trụ biểu lớn tạo thành ba lối đi vào chính diện cơng trình kiến trúc, hoặc
là được xây dựng như một ngôi nhà với ba cửa vào (như Đại Cung Môn – lối
vào Tử Cấm Thành trong kinh Thành Huế). Nhưng ở Tam Quan Nội chùa
Keo, thoạt đầu đứng từ bên ngồi nhìn thì đây là một ngơi nhà ba gian, có
hiên có cửa đàng hồng, nhưng khi lên hiên thì thấy ngơi nhà này chỉ có ba
hàng cột, tồn bộ cánh cửa, ngưỡng cửa lắp vào hàng cột cái, hàng cột cái này

17


lại chọi thẳng vào nóc nhà. Đằng trước và đằng sau chỉ còn một hàng cột,
hàng cột này vừa là cột hiên cũng vừa là cột quân. Vì vậy mà khơng có long,
nhìn phía nào cũng chỉ thấy cửa, thấy hiên. Đó chính là lối kiến trúc theo
thuyết “sắc sắc không không” của đạo Phật.
Đặc biệt bộ cánh cửa gian giữa Tam Quan, bộ cánh cửa này gồm hai
cánh, mỗi cánh cao 2,2m rộng 1,3m khi khép lại tạo thành một bức phù điêu
hoàn chỉnh, chạm đề tài “lưỡng long mẫu tử chầu nguyệt”. Chính giữa hai
cánh cửa chạm một mặt nguyệt lớn, mỗi bên cánh cửa chạm một con rồng mẹ
và một con rồng con, phía góc dưới chạm con nghê con tất cả đều đang hướng
về mặt nguyệt.
Sự hài hòa được người nghệ nhân thể hiện ở chỗ: trên phiếm gỗ lim với
độ chạm sâu không quá 3cm mà người nghệ nhân vẫn thể hiện rất chuẩn xác
luật xa gần, tối sáng của nghệ thuật chạm trổ truyền thống. Thân rồng khúc ẩn
khúc hiện, bầy rồng con xa con gần, quyện lấy nhau. Rồng mẹ đầu tóc dữ dội,
thân uốn nhiều lần, rồng con dáng vẻ thảnh thơi núp sau bóng mẹ. Tồn bộ
mơi, râu, bờm rồng dường như bốc lửa. Mây ám thân rồng, chỗ bốc lên thành
mây lửa, chỗ chúc xuống thành rừng giáo mác, thân rồng chìm trong biển lửa
cháy rực. Đường chạm sắc sảo, nét khắc tinh vi, bố cục chặt chẽ khiến các
con linh vật vốn khơng có thật trở nên sống động lạ thường.
1.2.2.2 Quần thể kiến trúc bên trong chùa

Quần thể kiến trúc bên trong chùa được thiết kế theo kiểu “nội nhị
cơng, ngoại nhất quốc”.
Khu thờ Phật có 3 tịa nhà: tịa Ơng Hộ và tịa Tam Bảo nối với nhau
qua tịa Ơng Muống thành chữ cơng (I) thứ nhất (theo chữ Hán).

18


Khu đền Thánh có 3 tịa: tịa Thiêu Hương và tòa Thượng Điện nối với
nhau qua tòa Phụ Quốc tạo thành chữa Công (I) thứ hai.
Hai dãy hành lang mỗi bên 33 gian nối qua 2 toà tả vu, hữu vu – gác
chuông và Tam Quan nội thành ô chữ quốc bao bọc bên ngồi. Mỗi chữ cơng
thờ một thân chủ. Chữ cơng phía trước thờ Phật, chữ cơng phía sau thờ Thiền
Sư Dương Khơng Lộ. Đó cũng là lối kiến trúc “Tiền Phật hậu Thánh”.
Hai bên hành lang đông, tây cùng với Tồ Ơng Hộ bao quanh khu thờ
Phật, thờ Thánh trở thành khung chữ Quốc. Hai hồ lớn nằm nằm bên tả, hữu
cùng hồ nam trở thành ba mặt gương trời tự nhiên soi bóng Chùa lung linh
huyền ảo. Cha ơng ta xưa thật là tài tình, áp dụng thuật phong thuỷ trong kiến
trúc cổ “thượng gia hạ trì”. Khơng gian chốn Thiền lâm như được mở rộng
hơn, hệ thống cây cổ thụ xanh tươi (hành mộc) kết hợp hồ nước (hành thuỷ)
tương snh càng làm cho vượng khí gia tăng, vạn vật và con người càng phát
đạt.
Vào trong khu thờ Phật ta thấy Tồ Ơng Hộ có 7 gian với tổng chiều
dài 24m, rộng 6m [11, tr.71-73]. Nơi đây mái cao lồng lộng, hệ thống kẻ tiền
chạm trổ cơng phu. Kẻ góc cách điệu thành cá hố rồng hoặc chạm rồng
phượng. Hệ thống chắn gió chỗ chạm rồng quỳ, chỗ chạm long ổ, long ám,
long quần. Rồng bay trên mây, rồng vui cùng nghê sấu. Nhiều tấm chắn gió
chạm hoa văn sóng nước cuốn thành hoa dây. Sóng cuốn thành hoa cúc, hoa
sen, thành hình con dơi theo kiểu “ ngũ phúc lâm môn”cách điệu. Các đầu dư
bẩy, kẻ đều chạm rồng. Những đầu rồng to, khoẻ, mắt tròn trợn ngược, nanh

sắc như mác, miệng ngậm viên ngọc, râu bện vào nhau, tóc bờm vút về phía
sau như thế rồng bay.
Toà Ống Muống và Toà Tam Bảo nhỏ hơn Tồ Ơng Hộ. Hai tồ này
làm theo kiểu lòng thuyền tứ trụ, thượng giường hạ kẻ. Đường soi nét bào
bóng nuột tạo vẻ thanh nhã. Bức cốn gian trung tâm toạ hình con phượng lớn.

19


Mào, mỏ phượng cất cao như nhụy sen cách điệu. Đôi cánh xoè ra như hai
cánh quạt lông đan chéo nhau. Dáng phượng nửa đậu nửa bay trông thật đẹp
mắt.
Cách khu thờ Phật một khoảng sân nhỏ là khu Đền Thánh, nơi đây thờ
Thiền Sư Dương Không Lộ, một tông đồ của Đạo Phật. Nhưng Đền Thánh
được xây dựng hoành tráng hơn khu Chùa Phật. Riêng bộ mái đã chia thành 4
loại: Tịa Phụ Quốc mái chảy, Tồ Giá Roi theo kiểu hồi diêm, hai Toà Thiêu
Hương và Thượng Điện theo lối chéo đao tàu góc. Trên bờ nóc chỗ trổ chìm,
chỗ đắp nổi hoa chanh. Bờ cánh chỗ tỉa, chỗ trổ thủng đường dây hoa thị. Xơ
hồi, kìm nóc khá đẹp. Ngạc long ơm bờ nóc, râu bờm dựng đứng, nanh nhọn,
mắt trịn, đi cuộn ngược.
Trong khu Đền Thánh, các tảng đá kê chân cột đều chạm cánh sen. Các
đầu củng, chắn phong đều được chạm trổ hết sức cơng phu. Trên các chắn
phong, rồng mẹ dắt díu đàn con vui đùa với thú. Thú cưỡi lưng rồng, thú túm
râu rồng, thú đu trên chùm mây lửa.
Đặc biệt, ở đây tất cả các vẩy, kẻ đều có con sơn chống đỡ hai đầu. 42
con sơn ngoại chạm 42 con rồng với các dáng vẻ khác nhau. Chỗ này rồng
quấn 3 vòng, 5 vòng quanh con sơn. Chỗ kia rồng tỳ ngực vào cột dồn hết sức
giơ đầu đỡ kẻ. 42 con sơn nội nhỏ hơn nhưng chạm trổ công phu hơn. Cái thì
chạm rồng bốc lửa đưa đầu đội bẩy, cái lại chạm rồng đang khom lưng uốn
mình cõng đấu. Hoặc chạm nghê thần cõng kẻ, đội hoành, đạp đấu. Đường

chạm nét khắc sắc xảo tinh vi vẻ mặt hồn nhiên, khỏe mạnh.
1.2.2.3 Gác chng chùa Keo
Nói đến những cơng trình tiêu biểu của Chùa Keo khơng thể khơng
nhắc tới gác chng Chùa, đây là cơng trình kiến trúc độc đáo nhất của Chùa
Keo.

20


Khác với kiến trúc của nhiều ngôi chùa trên đất nước ta, thường xây
dựng bằng vơi gạch, thì Chùa Keo hồn tồn bằng gỗ lim. Thái Bình khơng
có rừng núi, vì vậy từ xa xưa cha ơng ta đã bỏ ra bao công sức vượt núi cao,
thác hiểm, để đưa gỗ theo sông suối về dựng làm Chùa. Gác chuông nằm
ngay phía sau Đền Thánh, có ba tầng treo chng, tượng trưng cho ba thế
giới: Dục giới, sắc giới và vô sắc giới. Dưới cùng là tầng đặt cầu thang đi lên
và ba cửa đơng, tây và nam.
Tồn bộ khu gác chng nhìn từ xa như một tịa sen nổi bật lên trên nền
trời với độ cao 11.7 m, mái cong có đắp đao cuộn mềm mại. Bốn cột cái bằng
gỗ lim đường kính 68cm, cùng nhiều hàng cột con tạo nên thành gian khung
chịu lực cho tồn bộ cơng trình. Đá tảng kê chân cột cái được các nghệ nhân
xưa tạo dáng cổ bồng cách điệu hoa sen. Bậc thang đi lên tầng treo chng
đầu tiên đặt ở phía tây bắc của gác chuông, đây là phương càn hợi trong bát
quái với ý nghĩa tượng trưng là trời.
Khi lên hết cầu thang, ta thấy ngay quả chuông đồng lớn được chính
giữa tầng hai, chiều cao quả chng đến 1.8m ; đường kính rộng 1m. Các
nghệ nhân đúc quả chng này năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Chính Hịa
thứ 7, đời Lê Huy Tông. Hai quả chuông khác nhỏ hơn, chỉ cao 62cm; đường
kính 69cm, mỗi quả đều có dịng chữ nhưng đều bị đúc mất chữ ghi niên hiệu.
Bằng cơ sở khoa học, các nhà sử học đã chứng minh đây là quả chng đúc
năm Bính Thìn (1796) Cảnh Thịnh thứ 4. Như vậy, chùa Keo có hai quả

chng đúc vào thời Tây Sơn – một triều đại ngắn ngủi nhưng huy hoàng
trong lịch sử [11, tr.21-22].
Một điều đặc biệt nữa là gác chng hồn tồn bằng gỗ, lại được dựng
với độ cao lớn nhưng kết cấu thật vững chắc. Bốn cột cái khi nối chồng lên
qua các tầng đều gối lên đấu gỗ; ngồi ra cịn có hệ thống tay địn đóng vai trị
xà thượng, xà hạ liên kết như một giàn giáo. Những mối liên kết là mộng gỗ

21


được tính tốn rất chi tiết, nhiều chỗ các nghệ nhân tài ba dùng mộng mắt, vì
vậy tồn bộ hệ thống là một khối vững chắc không bị lung lay khi gặp gió bão
hay chấn động.
Hệ thống tay địn tại gác chuông chùa Keo đã tạo sự khác biệt với rất
nhiều cơng trình. Người thủ họa thiết kế khéo léo xử lý tạo điểm nhấn giữa
các tầng với nhau. Nằm ngay dưới mái ngói ta lợp đều là các đường kẻ bẩy
cong lịng thuyền. Tay địn được khóa bên trong và bên ngồi, phần đầu phía
ngồi được đưa hẳn ra, đầu cong vút, cả gác chuông với gần trăm đầu như
vậy, du khách ngắm gác chng bất cứ từ góc độ nào đều nhận thấy. Giới
kiến trúc còn liên tưởng trông như hàng trăm đầu ngà voi cùng hợp sức quỳ
xuống, cúi đầu nâng đỡ mái gác chuông từ gần 400 năm nay. Bên cạnh đó, hệ
thống ánh sáng và khơng khí cũng được người xưa tính tốn hợp lý, khoa học.
Cánh cửa đóng chân quay đóng mở dễ dàng, phần bảo đảm an toàn là chấn
song con triện gỗ thanh thốt. Cửa thơng phong trạm gỗ hoa văn thống, đón
gió và ánh sáng trời tự nhiên, khắp bốn hướng. Khi thời tiết xấu như mưa bão,
người ta có thể đóng lại bằng cánh cửa gỗ rất an tồn. Du khách lên gác
chng đều cảm nhận nơi đây thơng thống và mát, nhất là từ tầng thượng có
thể bao quát cả một vùng rộng lớn, với sông Hồng đỏ lựng phù sa và phóng
tầm mắt ra xa có thể thấy cả dãy núi đá từ Ninh Bình.
Ngay đầu hồi phía đơng Tịa Thượng Điện là một cái giếng. Đường

kính miệng giếng rộng hơn 2m, sâu gần 4m, được xếp hoàn tồn bằng đá.
Phía trên là 36 cối đá thủng xếp lại. Đây chính là những chiếc cối mà dân làng
đã dùng đẻ giã gạo nuôi dân công, nuôi thợ làm Chùa từ khi đào ao vượt thổ
tới khi hoàn thành [11, tr.82-86].
Theo kiến trúc phong thủy, gác chuông cao nhất cùng với giếng nước
sâu là biểu hiện âm dương hòa hợp sinh khí, kiến tạo nên mn lồi.

22


Từ trên cao nhìn xuống, gác chng chùa Keo trơng giống như mái nhà
Rông của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Cấu trúc các tầng nhẹ nhàng, khỏe
đẹp. Dưới hệ thống tàu mái của mỗi tầng xếp 84 cánh rui bay thành 3 tầng, 28
cum lớn liên kết với nhau bằng những thanh xà mảnh như dàn cánh tay đỡ
mái. Hệ thống dàn rui bay này được được đặt trên dàn đấu củng đối trọng vào
bên trong qua 3 hàng tay địn thẳng gối tựa xà lách. Ba quả chng đồng nặng
gần 2 tấn treo chính tâm gác chng cùng sức nặng của dàn mái tạo lực trọng
trường kéo các mộng luôn gắn kết chặt với nhau tạo thế vững chắc cho gác
chuông.
Nhờ tỉ lệ giữa các tầng cân đối, độ thu trả vừa phải giữa các tầng hiên,
tầng mái, cự ly giãn cách giữa các cột chuẩn xác khỏe về lực, đẹp về dáng. Vì
vậy đứng ở bất kỳ vị trí nào ngắm bất kì góc độ nào gác chuông chùa Keo đều
đẹp cả.
Đặc biệt, một vinh dự lớn đối với chùa Keo: ngày 12/12/2007, trung
tâm sách kỷ lục Việt Nam – nhà xuất bản Thông tấn xã và Website:
kyluc.com.vn cấp bằng công nhận và trao cúp “ Ngôi chùa có gác chng gỗ
cao nhất Việt Nam” [11, tr.167].
1.3 Lễ hội chùa Keo
Chùa Keo hàng năm đều có hai kỳ mở hội, đó là hội xuân vào ngày
mồng 4 tết Nguyên Đán và chính hội vào mùa thu từ ngày 13 đến 15 tháng 9

âm lịch.
Lễ hội Chùa Keo ấn tượng với những nét thiêng liêng, thành kính, độc
đáo trong phần lễ và những trò chơi dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp xúc
với nếp sống, nếp nghĩ của người dân nơi đây. Lễ hội là dịp để người dân
trong làng đoàn tụ, sum họp, cùng chia sẻ niềm vui, cùng chơi hội. Thắp nén
nhang thành kính tưởng nhớ, tri ân công đức các bậc hiền nhân, giáo dục con

23


cháu đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” [10, tr.167].
Lễ hội Chùa Keo gồm có phần lễ với những hoạt động tế, rước trang
nghiêm và phần hội với những tiết mục văn hố văn nghệ, những trị chơi dân
gian độc đáo như: hát chèo, diễn quan họ, tổ tôm điếm, cờ người, thi bắt vịt
dưới hồ, võ vật. Quy mô và khơng khí lễ hội được tổ chức theo nếp sống mới
vừa trang trọng, văn minh, công tác an ninh trật tự, vệ sinh mơi trường được
đảm bảo, khơng có tệ nạn bói tốn, mê tín, cờ bạc.
1.3.1 Hội Xn
Vào ngày mồng 4 tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy
Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang
tên làng. Hội khai xuân mồng 4 tết được mở để mọi người lên Chùa lễ Phật
cầu an, vào Đền lễ Thánh để cầu cho mưa thuận gió hịa, mùa màng bội thu một lễ hội tiêu biểu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ [9, tr.164]
Sau nghi thức cắt băng mở cửa thánh, làm lễ khai chỉ, các đoàn đại biểu
của tỉnh, của huyện và các xã lân cận cùng các tăng ni tín đồ phật tử, du khách
gần xa đã dâng hương tưởng nhớ công đức của quốc sư Dương Không Lộ
cũng như những người có cơng xây dựng, làm nên di tích lịch sử văn hoá
quốc gia đặc biệt mang đậm bản sắc kiến trúc độc đáo từ thời Lê Trung Hưng
thế kỷ 17.
Làng Keo xưa được chia làm tám giáp là: Đơng Nhất, Đơng Nhì, Đại
Hữu, Vọng Động, Đồi Nhất, Vọng Đoài, Hoàng Quý và Đường Thịnh. Các

giáp chuẩn bị cho cuộc thi nấu cơm vào sáng mồng 4 tháng Giêng được tổ
chức ngay trước cửa chùa Ơng Hộ. Nhưng nơng phẩm tốt như gạo nếp, đỗ
xanh, được chọn lọc kỹ. Người thi công phu lựa chọn những thanh nứa thật
già, phơi hong thật khô lên gác bếp hàng năm rất cẩn thận. Những thanh nứa
này dùng vào việc kéo lửa để từ đó lấy nguồn lửa nấu cơm, nấu chè cúng Phật
[13, tr.62].

24


×