Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển và giá trị di tích lịch sử chùa quỳnh lâm, huyện đông triều, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 79 trang )

Tr-ờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

đỗ thị h-ờng

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành,
phát triển và giá trị di tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm,
huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh

chuyên ngành lịch sử văn hóa

Vinh - 2012


Tr-ờng đại học vinh
khoa lịch sử
=== ===

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Góp phần tìm hiểu quá trình hình thành,
phát triển và giá trị di tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm,
huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh
chuyên ngành lịch sử văn hóa

GV h-ớng dẫn: ThS. phạm tiến đông
SV thực hiện:


đỗ thị h-êng

Líp:

49B - LÞch sư

Vinh - 2012


LỜI CẢM ƠN
Trải quá một quá trình sưu tầm tài liệu và làm việc nghiêm túc, đến
nay, tơi đã hồn thành đề tài này, đó là thành quả mà tơi đạt được dưới sự
hướng dẫn của thầy Phạm Tiến Đông, chính vì vậy tơi muốn gửi đến thầy
hướng dẫn tơi trong thời gian qua lời cảm ơn sâu sắc của mình.
Đồng thời, tơi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Phịng Văn hóa Thơng
tin huyện Đơng Triều, Ban quản lý di tích chùa Quỳnh Lâm, sư Thích Đạo
Quang trụ trì chùa Quỳnh Lâm, UBND xã Tràng An, Thư viện huyện Đông
Triều đã tạo điều kiện cung cấp tư liệu giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện
đề tài. Tơi cũng biết ơn các thầy cô trong khoa Lịch sử trường Đại học Vinh
và gia đình đã động viên, khích lệ tơi hồn thành khóa luận này.
Tuy nhiên, do khả năng và trình độ của bản thân có hạn, lại là lần đầu
tiên tập dượt trên con đường nghiên cứu khoa học, thêm vào đó là sự hạn chế
của nguồn tư liệu nên trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này tơi
khơng tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và
chỉ bảo của các thầy cô cùng bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Đỗ Thị Hường



MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 2

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5

5.

Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu .......................................... 5

6.

Đóng góp của khóa luận ........................................................................ 6

7.


Bố cục của khóa luận ............................................................................ 6

B. NỘI DUNG ................................................................................................... 7
Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ - VĂN HĨA HUYỆN ĐƠNG TRIỀU ..... 7

1.1.

Khái quát về điều kiện tự nhiên - địa lý kinh tế .................................... 7

1.2.

Khái quát về điều kiện xã hội ................................................................ 9

1.3.

Những giá trị văn hóa tiêu biểu ........................................................... 11

Tiểu kết chương 1............................................................................................. 12
Chương 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÙA
QUỲNH LÂM ................................................................................ 13

2.1.

Vị trí địa lý chùa Quỳnh Lâm ............................................................. 13

2.2.

Sự ra đời chùa Quỳnh Lâm ................................................................. 14

2.2.1. Nguồn gốc lịch sử chùa Quỳnh Lâm................................................... 14

2.2.2. Công trình tiêu biểu tại chùa Quỳnh Lâm ........................................... 15
2.3.

Sự phát triển của chùa Quỳnh Lâm trong lịch sử................................ 17

2.3.1. Thời nhà Trần ...................................................................................... 17
2.3.2. Chùa Quỳnh Lâm từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVIII ....................... 25
2.3.3. Từ thế kỷ XIX cho đến nay ................................................................. 29
2.4.

Một số nhận xét về chùa Quỳnh Lâm ................................................. 30

Tiểu kết chương 2............................................................................................. 32


Chương 3. LỄ HỘI CHÙA QUỲNH LÂM VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ
TIÊU BIỂU CỦA CHÙA QUỲNH LÂM TRONG QUÁ
TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN ĐÔNG TRIỀU,
TỈNH QUẢNG NINH ..................................................................... 33

3.1.

Lễ hội chùa Quỳnh Lâm ...................................................................... 33

3.1.1. Phần lễ ................................................................................................. 33
3.1.2. Phần hội ............................................................................................... 41
3.2.

Giá trị lịch sử - văn hóa ....................................................................... 46


3.3.

Giá trị du lịch....................................................................................... 49

3.4.

Hiện trạng và một số kiến nghị về bảo tồn, phát triển di tích
lịch sử văn hóa quốc gia chùa Quỳnh Lâm ......................................... 51

3.4.1. Hiện trạng ............................................................................................ 51
3.4.2. Công tác bảo tồn .................................................................................. 52
3.4.3. Một số đề xuất kiến nghị ..................................................................... 55
Tiểu kết chương 3............................................................................................. 58
C. KẾT LUẬN ................................................................................................ 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 62
PHỤ LỤC


KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

UBND

:

Ủy ban nhân dân

THPT

:


Trung học phổ thơng

VHTT

:

Văn hóa thơng tin


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
“Những thành phố văn hóa đều cúi nhìn q khứ của mình trên những
di tích. Chính là nhờ biết nhìn các di tích bằng đơi mắt chăm chú, con người
có thể sống lại với thời gian xa xăm đầy biến cố kì lạ dệt thành những tấm vỉ
vĩnh hằng của hiện hữu gọi là lịch sử” [1, 301].
Từ xa xưa, trên mọi miền đất nước Việt Nam thì ngơi chùa cổ truyền
thống được coi là kết tụ tinh thần từ muôn đời, muôn thuở của người dân
Việt. Phong tục, tập quán, nét đẹp văn hóa truyền thống của một dân tộc một
phần được lưu giữ trong các khu di tích và các lễ hội dân gian. Do nhiều yếu
tố, đặc biệt là trong một thời gian dài dân tộc ta chịu nạn ngoại xâm và những
cuộc chiến tranh ác liệt, làm cho nhiều khu di tích, nhiều giá trị văn hóa
truyền thống có phần bị mai một. Ngoài ra, thời gian vừa là chất men cho sự
quên lãng, nhưng đó cũng lại vừa là thứ thuốc hiện hình để làm sáng rõ dần
và minh bạch những sự thật được thăng hoa thành những biểu tượng, những
bài học có giá trị lâu dài trong lịch sử. Với chủ trương xây dựng một nền văn
hóa “tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, hiện nay chúng ta đang quan tâm
nghiên cứu các di tích và lễ hội truyền thống tìm về cuội nguồn, khơi phục
truyền thống văn hóa để khẳng định bản sắc riêng của mình. Như các bậc chí
giả thường nhận ra rằng: Ngơi chùa không chỉ là nơi để con người gửi gắm
mối liên hệ với thần linh bằng các nghi lễ khô khan, nghiêm túc và nhiều khi

dưới góc độ riêng của một tơng phái nào đó, nó cịn nhuốm màu mê tín dị
đoan; mà trong q trình tồn tại, ở nhiều nơi, ngôi chùa mang đậm vị “vàng
son” để trở thành trung tâm văm hóa khơng chỉ của riêng một vùng mà còn là
của cả nước. Nơi đây, khách hành hương tưởng như được nhìn vào mảnh trời
cực lac để ngẫm về lẽ vơ thường của cuộc đời.
Một di tích lịch sử văn hóa được gắn liền với một vùng đất, một hiện
tượng văn hóa nhất định. Có thể nói di tích lịch sử văn hóa chùa Quỳnh Lâm
1


nằm trên mảnh đất quê hương Đông Triều gắn với hiện tượng văn hóa đặc
biệt đó là sự phát triển của Đạo Phật, dưới thời Lý - Trần đạo Phật đóng vai
trị là quốc giáo. Sự phát triển đỉnh cao ấy làm cho chùa chiền ngày càng phát
triển “nửa nước là sư, đâu đâu cũng thấy chùa” và chùa Quỳnh Lâm được
xây dựng trong hoàn cảnh như vậy.
Từ thời phong kiến triều đình nhà Trần đã rất chú trọng đến địa danh
Đơng Triều, ngồi việc xây dựng các cơng trình chùa tháp lớn mang tầm cỡ
quốc gia phục vụ cho việc mở mang giáo lý của thiền phái Trúc Lâm, chấn
hưng Phật giáo; triều đình nhà Trần cịn chọn Đơng Triều để xây dựng lăng
miếu an táng các vị tiên đế. Khu di tích lịch sử văn hố thời nhà Trần ở huyện
Đông Triều bao gồm một hệ thống chùa tháp, đền miếu và lăng mộ có kiến
trúc độc đáo, mang đậm yếu tố lịch sử văn hóa thời đại. Trải qua thời gian bị
thiên nhiên hủy hoại và chiến tranh tàn phá, các di tích nay chỉ cịn là phế
tích. Nhưng qua những gì cịn lại trong lịng đất nơi đây và qua các tư liệu lịch
sử được lưu truyền đến ngày nay thì đây khơng chỉ là một vùng thánh địa mà
còn là một vùng thắng địa linh thiêng.
Là một sinh viên chuyên ngành lịch sử văn hóa, sinh ra và lớn lên trên
vùng thắng địa linh thiêng này. Hơn nữa bản thân nhận thấy sự hiểu biết cịn
chưa thật sâu sắc về q hương. Vì vậy, tơi mong muốn giới thiệu về mảnh
đất quê hương Đông Triều - Quảng Ninh. Vì những lý do trên tơi mạnh dạn

chọn đề tài: “Góp phần tìm hiểu q trình hình thành, phát triển và giá trị
di tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm, huyện Đơng Triều - Quảng Ninh” làm
khóa luận tốt nghiệp đại học của mình, với mong ước có thể tái hiện lại một
phần lịch sử hình thành và phát triển cũng như đóng góp của chùa Quỳnh
Lâm trong tiến trình lịch sử văn hóa của địa phương và trong cả nước.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngày 26 tháng 2 năm 1992, tại Đơng Triều đã có cuộc hội thảo khoa
học về di tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm. Nhiều nhà nghiên cứu sử học đã có
bài phát biểu quan trọng nêu bật vị trí của chùa Quỳnh Lâm trong lịch sử Phật
2


giáo Việt Nam. Qua những bài phát biểu đó có thể khái quát lại: Quỳnh Lâm
gắn bó mật thiết với dòng thiền Trúc Lâm - Yên Tử. Yên Tử trở thành nơi
linh thiêng khi hồng đế Trần Nhân Tơng, vị hoàng đế thứ ba của triều trần, vị
hoàng đế anh hùng dân tộc, linh hồn của hai cuộc kháng chiến chống Nguyên
Mông ở thế kỷ XIII, (1285, 1287 - 1288) đến tu hành từ năm 41 tuổi và trở
thành vị tổ thứ nhất của thiền phái trúc lâm, thiền phái Phật giáo mang tính
chất độc lập của Việt Nam và chùa Quỳnh Lâm nổi tiếng với tượng phật Di
Lặc đúc bằng đồng đen cao 20m, với khánh đá, chuông đồng, là giáo đường
Phật giáo, nơi huyết pháp của Pháp Loa thiền sư. Bốn trăm năm Lý - Trần là
thời đại thịnh trị trong lịch sử Việt Nam. Nền cai trị của nước nhà ấy lấy hai
yếu tố làm nền tảng là Đạo và Đức. Đạo lấy Phật giáo làm gốc. Đức lấy trí,
dũng, nhân. Có trí định việc nước được sáng suốt, khơng phạm sai lầm. Có
dũng mới quả quyết đưa sự nghiệp đến thành cơng. Có nhân mới tạo được hòa
thuận trong một quốc gia. Đạo và Đức hòa quyện vào nhau tạo nên sức mạnh
tinh thần. Chùa Quỳnh Lâm gắn với Lý - Trần dựa trên nền tảng đó. Vì vậy
các vị hịa thượng đạo cao, đức trọng ở chùa Quỳnh Lâm và một số chùa nổi
tiếng khác đều được đề cao, được mời làm quốc sư, cố vấn của nhà vua. Do
đó chúa Quỳnh Lâm đã trở thành một trong những biểu tượng rực rỡ nhất của

tinh thần độc lập tự chủ, tự cường của dân tộc Việt Nam ta.
Đánh giá đầy đủ và khách quan khoa học giá trị di tích lịch sử chùa
Quỳnh Lâm là một việc làm hết sức cần thiết để giáo dục và hướng mọi người
vào viêc kính trọng một di tích lịch sử văn hóa, từ đó nhớ tới những chiến cơng
bất hủ của đất nước, đề cao ý chí tự lực tự cường của dân tộc, nhớ đến những vị
anh hùng, các bậc cao tăng đã dày công tạo dựng thiền phái Trúc Lâm.
Đã có rất nhiều, rất nhiều cuộc hội thảo, các bài phát biểu kể cả việc
khảo cổ di tích lịch sử Quỳnh Lâm. Những phát lộ của khảo cổ học chứng tỏ
những đánh giá về Quỳnh Lâm từ lâu nay là khách quan và chính xác.
Cuốn “Chùa Quỳnh Lâm trong tiến trình lịch sử” của Nguyễn Quang
Luân cơng tác tại Đài phát thanh truyền hình huyện Đơng Triều sưu tầm và
3


biên soạn. Tác giả đã cố gắng dựa trên những cơ sở các tài liệu đã có, những
bài phát biểu của các nhà khoa học, Những nhà nghiên cứu lịch sử, các vị cao
tăng đã tổng hợp lại tương đối đầy đủ và có hệ thống nhàm mục đích giúp
người đọc xác định đúng đắn những giá trị văn hóa, lịch sử của di tích, giá trị
của chùa Quỳnh Lâm trong tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam đặc biệt là
đối với thiền phái Trúc Lâm, khẳng định vị trí quan trọng của Đức Phật
Hồng Trần Nhân Tơng, các vị thiền sư Pháp Loa, Huyền Quang, đặc biệt là
đệ nhị tổ Pháp Loa Huyền Quang đối với Chùa Quỳnh Lâm.
Chùa Quỳnh Lâm trở thành mối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
khoa học. Các bài viết trong hội thảo khoa học “Đông Triều với lịch sử nhà
Trần” như “Chùa, Đền, Lăng miếu thời Trần ở Đông Triều qua các nguồn tư
liệu” của Vũ Khánh Duyên; “Di tích chùa Quỳnh Lâm qua kết quả điều tra,
thám sát khảo cổ học” của Bùi Văn Hiếu; “Bảo tồn, phát huy các di tích phật
giáo nhà Trần”ở Đơng Triều (Quảng Ninh) của Phan Khanh;“Lý lịch di tích
chùa Quỳnh Lâm” của Sở Văn Hóa Thông Tin Quảng Ninh; Báo cáo sơ bộ
kết quả điều tra, khai quật, nghiên cứu khảo cổ học di tích chùa Quỳnh Lâm

và Ngọa Vân (2009) do Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam và Viện Khảo Cổ
thực hiện, “Trung tâm Phật giáo Quỳnh Lâm” (Kỷ yếu hội thảo khoa học “về
di tích lịch sử văn hoa chùa Quỳnh Lâm”) của Hà Văn Tấn - Nguyễn Huệ
Chi, Nguyễn Duy Hinh, ủy ban nhân dân huyện Đông Triều xuất bản năm
1992… đã nêu một các khá đầy đủ cũng như làm sáng tỏ nhiều vấn đề của di
tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm.
Có thể nói di tích đã được tập trung nghiên cứu vào một lĩnh vực nào
đó như lịch sử xây dựng ngôi chùa, công tác bảo tồn. Cho đến nay chưa có
cơng trình nào nghiên cứu về di tích cũng như những giá trị của nó đối với đời
sống văn hóa nhân dân trong vùng một cách tổng thể và có hệ thống. Đó là
điều đáng tiếc. Mặc dù vậy, những cơng trình đó cũng là những nguồn tư liệu
quý giá và cần thiết để giải quyết những nội dung có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn trong quá trình nghiên cứu về di tích.
4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu Quá trình hình thành và phát triển chùa
Quỳnh Lâm trên các mặt: lịch sử, vai trò truyền bá Phật giáo, kiến trúc, lễ hội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu vào sâu vào nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển
của chùa Quỳnh Lâm trong từng thời kỳ lịch sử để thấy được sự hưng thịnh,
suy tàn của phật giáo Việt Nam qua ngôi chùa lịch sử này.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài này được thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Khái quát về mảnh đất Đông Triều nơi chùa Quỳnh Lâm được xây
dựng.
- Tìm hiểu bối cảnh, thời gian xây dựng ngơi chùa, những nhân vật lịch
sử có liên quan đến việc xây dựng chùa

- Ngồi ra cịn tìm hiểu chùa Quỳnh Lâm trên các mặt kiến trúc, điêu
khắc và lễ hội chùa Quỳnh Lâm.
- Giá trị của của ngôi chùa đối với đời sống vật chất - văn hóa và tinh
thần của nhân dân trong vùng
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Trong quá trình thực hiện khóa luận chúng tơi gặp rất nhều khó khăn về
các nguồn tài liệu. Các cơng trình nghiên cứu, các bài viết cịn tản mạn. Vì
vậy, chúng tơi phải thu thập, so sánh, chỉnh sửa cẩn trọng.
Có thể chia ra thành các loại tài liệu sau:
- Nguồn tài liệu thành văn gồm các cơng trình như đã nêu ở phần lịch
sử nghiên cứu vấn đề. Bên cạnh đó chúng tơi cịn sử dụng các cuốn lịch sử
thời phong kiến và các cuốn sách nghiên cứu về văn hóa Việt Nam.

5


- Nguồn tài liệu bia ký: văn bia “An Nam cổ tích danh lam đệ nhất
Quỳnh Lâm tự”, các bia trùng tu và tôn tạo chùa Quỳnh Lâm.
- Nguồn tài liệu dân gian gồm: các bài ca dao, tục ngữ, các huyền tích
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
- Các phương pháp thống kê, điền dã.
6. Đóng góp của khóa luận
Chúng tơi chọn đề tài: “Góp phần tìm hiểu q trình hình thành, phát
triển và giá trị di tích lịch sử chùa Quỳnh Lâm, huyện Đông Triều - Quảng
Ninh” làm đề tài khóa luận nhằm đem lại những hiểu biết về một di tích lịch
sử từng được mệnh danh là “Đệ nhất An Nam cổ tích”, nơi đã từng lưu giữ
“Thiên Nam tứ đại khí” cũng như những hiểu biết về một trường phái của đạo
phật do người Việt sáng tạo ra đó là thiền phái Trúc Lâm - Yên Tử. Cuốn

khóa luận này cũng sẽ góp phần nhỏ bé trong việc giới thiệu về chùa Quỳnh
Lâm, đồng thời giới thiệu về con người và truyền thống văn hóa của vùng đất
Đơng Triều.
Cơng trình đi sâu nghiên chùa Quỳnh Lâm trên các mặt: sự ra đời và
phát triển, kiến trúc, lễ hội làm nổi rõ giá trị, ý nghĩa của ngơi chùa tên các
phương diện lịch sử, văn hóa, kinh tế. Từ đó có những đề xuất để cơ quan
quản lý di tích cũng như nhân dân trong vùng có những cách thức bảo vệ và
sử dụng có hiệu quả.
7. Bố cục của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung
của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về lịch sử văn hóa huyện Đơng Triều
Chương 2: Q trình hình thành và phát triển của chùa Quỳnh Lâm
Chương 3: Lễ hội chùa Quỳnh Lâm và những giá trị tiêu biểu của chùa
Quỳnh Lâm trong sự phát triển của huyện Đông Triều
6


B. NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ - VĂN HĨA HUYỆN ĐƠNG TRIỀU
1.1. Khái qt về điều kiện tự nhiên - địa lý kinh tế
Là vùng đất hợp thành của tổ quốc, ngay từ buổi đầu dựng nước Đông
Triều có lịch sử lâu dài như lịch sử đất nước. Đông Triều hiện là một trong
miền kỳ thú, cảnh đẹp, một vùng bảo tồn các di sản văn hóa đặc sắc, một nơi
nhiều tiềm năng lâm nghiệp, khoáng sản quý giá không chỉ thuộc Quảng
Ninh, mà của cả nước.
Đông Triều là một trong 10 huyện của tỉnh Quảng Ninh, nằm ở phía
cực tây của tỉnh, trên hướng Đơng Bắc của toàn vùng Bắc bộ. Là một vùng
rừng núi, đồi nương, vừa có sơng ngịi, đồng lúa. Đơng Triều về phía bắc

được bao bọc bởi vòng cung dãy núi yên tử cao 1.068m ngăn cách với huyện
Sơn Động, tỉnh Bắc Giang; phía tây giáp với huyện Kinh Mơn, Hải Dương và
huyện Thủy Ngun của thành phố Hải Phịng; phía đơng giáp với Thành phố
ng Bí.
Phía tây nam huyện Đơng Triều, đường ranh giới giáp Hải Dương là
con sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc. Sông Đạm Thủy xưa gọi là sông Đạm
Giang chảy từ vùng núi An Sinh qua Đạm Thủy, Vị Thủy, An Biên (làng
Vẻn). Sơng Cần (có cầu Cầm) chảy từ vùng núi Yên Tử, qua các xã Tràng
Lương, Bình Khê, Xn Sơn, Hưng Đạo.
Ngồi những con sơng nói trên, Đơng Triều cịn có những hồ nhân tạo
như: hồ Bến Châu (xã Bình Khê), hồ Khe Chè và hồ Trại Lốc (xã An Sinh) có
tác dụng tưới nước cho khoảng hơn 1.800ha ruộng trong huyện.
Núi non Đông Triều chủ yếu có những dãy đáng chú ý là vịng cung
Đơng Triều ở phía chính bắc huyện, chạy dài từ tây sang đơng, trong đó có
núi n Tử nổi tiếng. Phía nam của huyện là những dãy núi nhỏ thấp dần,

7


cũng chạy dài từ tây sang đông, trong dãy núi đó có núi Con Mèo, một thắng
cảnh đẹp.
Khí hậu Đơng Triều trong lành. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23º4.
tháng rét nhất, nhiệt độ trung bình 16º6, tháng 6 nóng nhất, nhiệt độ trung
bình 28º4. Độ ẩm trung bình hàng năm 81º. Lượng mưa trung bình hàng năm
1.089 mm. Giờ nắng trung bình trong một ngày là 4,4 giờ. Ở đây đơi khi có
sương mù vào cuối đơng.
Đơng Triều cách thủ đô Hà Nội khoảng 84km và cách thành phố Hạ
Long cũng độ dài tương tự, là hành lang phía tây của tỉnh Quảng Ninh. Hệ
thống giao thơng ở Đơng Triều có đủ loại: đường bộ, đường sắt và đường thủy.
Về đường bộ quốc lộ 18A chạy dài suốt qua tồn bộ chiều ngang của huyện từ

tây sang đơng, từ Cầu Vàng đến Dốc Đỏ dài 28km, nối liền Đông Triều với
thành phố Bắc Ninh, Hà Nội, và Hải Dương, Hải Phịng. Ngồi ra cịn nhiều
tuyến liên xã, liên thơn thuận tiên. Về đường sắt có 3 ga: Đơng Triều, Mạo Khê
và n Dưỡng. Đơng Triều cịn có hệ thống đường thủy trên sông Đá Bạc,
sông Cầm, sông Đạm Thủy, sông Kinh Thầy, v.v… Đoạn trên sông Đá Bạc dài
36km, trên sông Kinh Thầy dài 5km, trên sông Cầm dài 10km.
Tổng diện tích Đơng Triều là 397,2km2, trong đó diện tích đất nơng
nghiệp là 8.080ha, đất canh tác là 7.500ha. So với tồn tỉnh nơng nghiệp được
xếp vào một trong 3 huyện nông nghiệp quan trọng nhất (Đông Triều, Yên
Hưng, Quảng Hà). Tổng sản lượng lương thực hiện nay là 41.000 tấn, đạt
bình qn đầu người tồn huyện là 265kg/năm (riêng trong diện tích đất nơng
nghiệp đạt bình qn 456kg/đầu người/ năm) năng suất lúa Đơng Triều đạt
bình qn 28,5tạ/ha/vụ. Sở dĩ, đạt được những tiến bộ như vậy là nhờ áp dụng
những thành tựu khoa học kỹ thuật với sự đầu tư khá lớn của tỉnh cũng như
trung ương. Nhân dân Đơng Triều đã cơ bản hồn thiện hệ thống thủy lợi,
thủy nơng. Đơng Triều đã có hệ thống đê ven sơng Kinh Thày chiều 47km,
80% diện tích đất canh tác đã được tưới tiêu chủ động. Gần 80% số xã được
sử dụng điện từ mạng lưới điện quốc gia.
8


Đơng Triều cịn là huyện có thế mạnh về lâm nghiệp. Rừng tự nhiên
chiếm khoảng 12.700ha, rừng trồng là 5.627ha, rừng đặc sản và các loại cây
ăn quả 700ha, hàng năm cung cấp hàng vạn m3 gỗ súc, gỗ trụ mỏ. Mấy năm
gần đây Đơng Triều có phong trào trồng cây đặc sản, vải thiều, trồng dâu nuôi
tằm, kết quả rất tốt.
Tiềm năng mạnh và đặc biệt về kinh tế của Đơng triều chính là khống
sản than đá, đất cao lanh… Mỏ than ở đây có trữ lượng lớn, đủ để công việc
khai thác trong nhiều năm nữa. đây là loại than gày giàu nhiệt lượng, rất cần
trên thế giới. Đây cũng là loại mỏ than có độ dày trầm tích từ 1.800 đến

2000m. Than Đơng triều được khai thác từ nhiều thế kỷ trước. Hiện nay mỏ
than Mạo Khê sản xuất khoảng 50vạn tấn/năm với số lượng thợ mỏ gần 5.000
người. Đơng Triều có mỏ đất đất cho ngành nghề làm gốm sứ tại địa phương
và cho cả nước. Vì xuất hiện từ lâu đời, ngành sành sứ Đơng Triều ln ln
là nghề truyền thống có tiếng. Hàng sứ Đơng Triều tong có mặt ở nhiều nước
trên thế giới. Hợp tác sản xuất gốm sứ Đông Thành và ánh Hồng trước đây có
năm đã có sản phẩm xuất khẩu sang một số nước Đông Âu từ 13- 14 triệu sản
phẩm. Bước vào giai đoạn cơ chế thị trường ngành gốm sứ Đông Triều sau
những năm chao đảo nay đã có cơ hội tìm ra thị trường tiêu thụ rộng lớn hơn
cả trong và ngoài nước. Những mặt hàng gốm sứ nặng lửa (1350ºC) của Đơng
Triều đang có nhiều triển vọng tốt đẹp.
1.2. Khái quát về điều kiện xã hội
Đông Triều là một vùng đất đông dân của tỉnh Quảng Ninh. Huyện có
diện tích 397,2km², dân số là 163.984 người (năm 2011). Tỷ lệ tăng dân số
hàng năm khoảng 1,78%. Bình quân 331 người/km², gồm 28% dân số sống
trong vùng đô thị và 72% dân số sống ở vùng nông thơn. Thị trấn Mạo Khê có
số dân đơng nhất trong số các thị trấn, gồm 36.000 người. Ở đây tập trung
nhiều cơng nhân mỏ.
Đơng Triều cũng là vùng đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống. Bên
cạnh dân tộc Kinh chiếm 97% dân số, cịn có tới 7 dân tộc anh em, trong đó
đáng kể là: Sán Dìu, Dao, Tày, Hoa, Nùng, Chỉ… Trong các dân tộc thiểu số
9


đông nhất là người Tày, các dân tộc này tập trung chủ yếu ở hai xã miền núi
là Bình Khê và Tràng Lương.
Cũng như nhiều nơi khác Đông Triều theo hai tơn giáo chính là Phật
giáo và Thiên chúa giáo. Số người theo đạo Thiên chúa ở Đông Triều chiếm
khoảng trên dưới 5%. Tồn huyện có 2 xứ đạo lớn là Đông Khê và Mạo Khê
gồm 2 nhà thờ lớn và 14 họ lẻ. Mạo Khê có 6 họ, 2 nhà thờ xứ. Giáo dân gồm

1324 gia đình và hơn 5.600 người.
Đơng nhất vẫn là tín đồ Phật giáo. Chưa có con số thống kê chính xác
số lượng các tăng ni trên địa bàn của huyện nhưng những người tôn thờ đạo
Phật lúc nào cũng đơng (có thể càng ngày càng đông), bằng chứng là cứ đến
ngày rằm, ngày mồng một (âm lịch) hàng tháng, các "con nhang, đệ tử" khắp
nơi đến các ngôi chùa gần xa, dâng hương lễ Phật, cầu lành. Nếu tính cả số
chùa bị hư hỏng thì tồn huyện Đơng Triều có tới trên 30 ngơi chùa, trong đó
chùa Quỳnh Lâm ở xã Tràng An là nổi tiếng nhất nước ta. Ngồi ra cịn có
một số chùa đáng kể như chùa Phúc Lâm ở thị trấn Đông Triều, chùa Nhuệ
Hổ (xã Kim Sơn), chùa Tế (thị trấn Mạo Khê), chùa Hoa Hiên ở Trạo Hà và
nhiều đền, miếu, đình làng nằm rải rác khắp huyện.
Trải qua quá trình phấn đấu gian khổ, đến nay cuộc sống của nhân dân
Đông triều đã được cải thiện rõ rệt, 93% số hộ nông dân đủ ăn trong các kỳ
giáp hạt. Một bộ phận nông dân khá giả dư thừa, tích lũy vốn kinh doanh.
98% nóc nhà đã được ngói hóa. 86% đồ dùng tiện nghi trong gia đình đã được
nâng nên rõ rệt, kể cả những đồ dùng cao cấp như xe máy, vơ tuyến truyền
hình, tủ lạnh… So với tổng số xe máy hiện có Quảng Ninh thì Đông Triều
chiếm 13,2%. Đông Triều cũng chiếm tới 32,4% số đầu máy kéo; 0,7% số tàu
thuyền gắn máy và 12,4% số đầu xe ơ tơ so với tồn tỉnh.
Chất lượng giáo dục - đào tạo từng bước được nâng lên, xây dựng và
ban hành nghị quyết của ban thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo xây dựng
trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 - 2015. Đẩy mạnh xã hội hóa, tích
cực phát huy nguồn lực đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục đào tạo gắn với
10


xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đến nay đã có 42 trường đạt chuẩn quốc
quốc gia chiếm tỷ lệ 47,7%, trong đó có 3 trường đạt chuẩn mực độ 2. Tiếp
tục duy trì phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.
Quy mô giáo dục được giữ vững và nâng cao; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các

cấp đạt khá; xét tốt nghiệp và chuyển cấp đối với học sinh lớp 9 đạt 97,7%;
tốt nghiệp THPT đạt 96,43%.
Theo số liệu năm 1992, nhân dân Đông Triều đã tự xây dựng trung tâm
văn hóa, một số rạp hát, chiếu bang, trong đó một số rạp khá hiện đại. Đặc
biệt Đơng Triều có đài phát thanh phát hướng ngắn trên 80 đài trạm cơ sở, đã
cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin đại chúng. Tồn huyện có 2 bệnh viện
với gần 300 giường bệnh, có 2 phịng khám khu vự, 30 trạm y tế cơ sở và 2
trung tâm phục vụ kế hoạch hóa gia đình. Như vậy, ngành y tế đã thỏa mãn
tương đối nhu cầu bảo vệ súc khỏe và chữa bệnh cho nhân dân.
1.3. Những giá trị văn hóa tiêu biểu
Đơng Triều cịn là một miền đất du lịch đáng kể với nhiều di tích danh
thắng nổi tiếng. Có thể liệt kê sơ qua mấy điểm chính. Ngồi chùa Quỳnh
Lâm được cơng nhận di tích lịch sử quốc gia cịn có một số di tích rất đáng
q dưới thời Lý - Trần. Đó là chùa Hồ Thiên, cách Đơng Triều 20 km tại xã
Bình Khê, mang dấu tích thời Lý. Nơi đây cịn có cụm tháp và bia đá cách
nay vài thế kỷ. Chùa Ngọa Vân trên đèo Voi, nơi vua Trần Nhân Tông tong tu
hành một thời gian. Đền thờ An Sinh vương Trần Liễu (cha của Trần Quốc
Tuấn) ở An Sinh. Cùng với đền thờ này là cả một câu chuyện lịch sử đầy tự
hào về gia tộc Trần Hưng Đạo và lịch sử nhà Trần, lịch sử đất nước thế kỷ
XIII - XIV. Tại thôn Đức Sơn (xã Yên Đức ngày nay) còn một khu vực đồi
thấp cảnh rất đẹp, tương truyền là khu vườn của quan lại và hoàng tộc nhà
Trần thế kỷ XIII được nhân dân gọi là Thượng Uyển.
Nơi đây còn nhiều chứng tích, bia đá mách bảo về truyền thống lịch sử
lâu đời được hòa quyện với truyền thống cách mạng mới mẻ nhất cách đây
vài choc năm, đó là chùa Bắc Mã căn cứ địa Chiến khu Đông Triều (hay Đệ
11


tứ chiến khu), là núi Canh Yên Đức, một ngôi mộ chung của 73 liệt sĩ du kích
trong một cuộc chống càn. Đơng Triều cịn có một nơi mà phong cảnh hữu

tình đó là n Đức, cách thị trấn Đơng Triều 15km, cách quốc lộ 18A 3km.
Đây là một xã nhỏ khoảng 4.000 dân, nhưng phong cảnh hết sức nên thơ đặc
biệt có núi Con Mèo nổi tiếng, có bến sông ở ngã ba sông Kinh Thày, nơi
giáp ranh 3 huyên, 3 tỉnh. Đông Triều (Quảng Ninh) - Thủy Nguyên (Hải
Phịng) - Kinh Mơn (Hải Dương). Nơi đây núi non hùng vĩ, dịng sơng uốn
lượn mềm mại, thuyền bè đơng vui, cảnh đẹp như tranh vẽ. Trên vách núi
khắc nhiều bài thơ của nhiều danh sĩ đời trước ngợi ca cảnh đẹp này.
Tiểu kết chương 1
Trải qua mấy ngàn năm xây dựng quê hương, nhân dân Đông triều bền
bỉ kiên cường chống chọi với sự khắc nghiệt của tự nhiên, quật khởi đấu tranh
chống bạo tàn, áp bức của các thế lực xâm lược qua các thời kì lịch sử đã tạo
ra nhiều giá trị lịch sử, văn hóa to lớn. Đông Triều là vùng đất thắng địa linh
thiêng, là đất phát tích của dịng họ Trần, từ nơi đây đã sinh ra những con
người có nhiều đóng góp và làm rạng ranh lịch sử dân tộc. Vùng núi Đông
Triều tuy khó khăn vất vả nhưng giàu truyền thống văn hóa thể hiện trong văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần phong pú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc
như hệ thống các di tích đình, chùa, nhà thờ, đền; danh lam thắng cảnh; các
tín ngưỡng dân gian, tơn giáo trong nhân dân địa phương… Hiện nay Đảng,
chính quyền địa phương chăm lo phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng
phục vụ cho công cuộc công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước, xây dựng hệ
thống giáo dục các cấp hoàn chỉnh, chất lượng đào tạo, thiết bị cơ sở hạ tầng
cho giáo dục không ngừng phát triển. Cùng với nhiều biện pháp nâng cao chất
lượng và nhu cầu hưởng thụ các giá trị văn hóa truyền thống cũng như chọn
lọc và phát triển nền văn hóa hiện đại. Như vậy với những điều kiện tự nhiên,
kinh tế xã hội và những giá trị văn hóa sẵn có, Đơng Triều hội tụ đầy đủ
những yếu tố cho một trung tâm Phật giáo hình thành và phát triển đó là chùa
Quỳnh Lâm mà chúng ta sẽ tìm hiểu ở chương sau.
12



Chương 2
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHÙA QUỲNH LÂM
2.1. Vị trí địa lý chùa Quỳnh Lâm
Chùa Quỳnh Lâm là một trong những cơng trình kiến trúc lâu đời có
lịch sử xây dựng và tu sửa hết sức phong phú. Chùa trước kia thuộc xã Hà
Lôi, phủ Kinh Môn, tỉnh Hải Dương, là một trung tâm phật giáo nổi tiếng
xứ Đông.
Cũng như nhiều ngôi chùa lớn xưa khác, chùa Quỳnh Lâm được xây
dựng trên một địa thế môi trường thẩm mỹ khá đẹp. Ngôi chùa tọa lạc trên
một ngọn đồi cao thoai thoải. Ngọn đồi mà theo các thư tịch cổ gọi là núi Tiên
Du này vốn nằm trong cả một hệ thống triền đồi chạy dài từ Yên Tử, Ngọa
Vân xuống đồng bằng. Cùng với những cây cối um tùm, những rừng thông
xanh tố, địa thế cao trội hơn hẳn của chùa đã tạo nên được một môI trường
tĩnh mịch, thanh bạch và cổ kính. Dường như nó giúp cho cơng trình Phật
giáo này cách biệt hẳn với xóm làng trần tục và nhờ đó làm cho khách hành
hương đến chùa những cảm thiêng liêng đầy chất tâm linh của chốn thiền gia.
Mặt khác, nhờ vào địa thế cao đẹp này mà từ xưa, những tháp cao gác rộng
của chùa dường như lại được cao rộng hơn, những tiếng chuông khánh của
chùa dường như lại cang được vang xa hơn. Đây là một dụng ý chúng ta
thường gặp trong các cơng trình kiến trúc xưa mà riêng ở chùa Quỳnh Lâm
những người xây dựng chùa Quỳnh Lâm muốn cho cơng trình của mình có
điều kiện trinh phục cả một vùng đất rộng lớn của đất Tràng An cổ kính
Những người xây dựng chùa Quỳnh Lâm đã biết chọn địa điểm thuận
lợi cho giao thông đườg bộ lại vừa thuận lợi cho cả giao thông đường thủy
chẳng những vông việc chuyên chở nguyên liệu đến xây dựng dễ dàng mà
cũng thuận tiện cho khách thập phương mỗi lần hành hương đến chùa. Trong
dân gian còn lưu lại trong dân gian câu thơ rằng:

13



“Nức tiếng Quỳnh Lâm cõi xứ Đông
Ai đi không đứng lại mà trơng
Tháp cao chín đợt tầng mây phủ
Chùa rộng trăm gian gác ngựa lồng
Trước điện thông reo cùng trúc hóa
Trong am khánh đá với chng chùa”.
Chùa Quỳnh Lâm được xây dựng trong tay ngai, lưng tựa núi trông
thẳng xuống hồ nước (nay là đập Quỳnh); bốn gò là bốn gò đất nổi tương
truyền là bốn mắt rồng: Tứ trấn xuyên thấu tâm linh. Trên các sườn đồi xung
quanh rừng thơng xanh ngát rì rào bốn mùa trong gió… thật là chốn thâm
nghiêm u tịch cõi thiền tâm: Đầu gối sơn, chân đạp thủy. Tiến sĩ khoa Ất Mùi
Nguyễn Thực (thế kỷ XVIII) khi về thăm Quỳnh Lâm đã nhận ra điều này,
ông viết: “Mặt trước về phương Chu Tước (Nam) thường là đường xe ngựa đi
qua, mé ngoài vè phía Huyền Vũ (Bắc) là bến sơng to, thuyền bè tụ tập, dịng
sơng Tơ lượn quanh, phía Thăng Long (trái) có chùa Tiên Sơn đối cảnh…
Xưa kia tất có bậc nhân sĩ nhận xem chỗ phúc địa này xây dựng ấy, điện đài
nguy nga, quy mô rộng lớn, dân nước khấn ứng báo hiển linh”.
2.2. Sự ra đời chùa Quỳnh Lâm
2.2.1. Nguồn gốc lịch sử chùa Quỳnh Lâm
Qua các tài liệu thư tịch, trong đó có cả bia chùa, cho biết thì cơng trình
Phật giáo này ra đời dưới triều Lý Thần Tông và vị quốc sư Nguyễn Minh
Không là người có cơng lớn trong việc tạo dựng và mở mang ngôi chùa.
Lý Quốc Sư (15 tháng 10 năm 1065 - 1141) là tên gọi chức danh pháp lý
cao nhất của thiền sư, pháp sư Nguyễn Minh Không. Tên gọi này để chỉ ơng là
một cao tăng có chức vị đứng đầu của triều đại Lý trong lịch sử Việt Nam. Vì
có nhiều cơng lớn chữa bệnh cho vua và nhân dân mà ông cùng với Trần Hưng
Đạo sau này là nhân vật lịch sử có thật được người Kinh tôn sùng là đức thánh
Nguyễn, đức thánh Trần. Trong dân gian Nguyễn Minh Khơng cịn được coi là
một vị thánh trong tứ bất tử ở Việt Nam và ông tổ nghề đúc đồng.

14


Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không tên thật là Nguyễn Chí Thành sinh
tại xã Đàm Xa, phủ Tràng An (nay là làng Điền Xá, xã Gia Thắng, Gia Viễn,
Ninh Bình. Cha của thánh Nguyễn là Nguyễn Sùng, quê ở thôn Điền Xá, phủ
Tràng An. Mẹ ông là Dương Thị Mỹ, quê ở Phả Lại, phủ Từ Sơn (Bắc Ninh).
Gia cảnh hai vợ chồng ông Nguyễn Sùng rất nghèo nhưng chăm lo làm việc
thiện. Hai ông bà sinh hạ được một người con trai khôi ngô, tuấn tú, đặt tên là
Nguyễn Chí Thành [9, 322].
Cha mẹ mất sớm, cậu bé phải mị cua, bắt cá, sinh sống qua ngày.
Nguyễn Chí Thành lớn lên sang Tây Trúc học đạo và kết nghĩa anh em với Từ
Đạo Hạnh và Giác Hải là hai vị chân sư có uy tín đương thời. Khi tu hành đắc
đạo, Nguyễn chí Thành trở về quê xây dựng chuà Viên Quang, sau đó đó lập
nhiều chùa ở Phả Lại (Bắc Ninh), Giao Thủy (Nam Định), Vũ Thư (Thái
Bình)… để tu hành, lấy hiệu là Minh Không. Trong suốt cuộc đời, Nguyễn
Minh Không đã dựng 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt [9, 324].
Nguyễn Minh Không là một nhà sư có tài lẫy lừng. Ơng đã được coi là
thần y chữa bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tơng và được phong là Quốc Sư,
được nhà vua cấp cho nhà ở, được miễn thuế má. khi ông mất rồi, rất nhiều
đền chùa được dựng lên để thờ phụng. Đại Việt sử ký toàn thư chép rằng:
“Quốc Sư Nguyễn Minh Khơng rất linh ứng. Phàm khi có tai ương hạn lụt,
cầu đảo đều nghiệm cả”. Nguyễn Minh Không được các làng đúc đồng suy
tôn là ông tổ của nghề đúc đồng. Ơng chính là người góp phần tạo nên “Tứ
đại khí” nổi tiếng ở nước Việt thời nhà Lý là Tháp Báo Thiên, Chuông Quy
Điền, tượng phật chùa Quỳnh Lâm, Vạc Phổ Minh.
2.2.2. Cơng trình tiêu biểu tại chùa Quỳnh Lâm
Trong đó tượng phật chùa Quỳnh Lâm là pho tượng bằng đồng hun cao
6 trượng, các nhà kiến trúc phải là một tịa điện cao 7 trượng để chứa tượng.
Vì cao lớn như vậy, lạ ở trên một ngọn đồi nên nhân dân địa phương còn cho

biết, xưa các cụ truyền lại, đứng bên bến đị Đơng Triều cịn nhìn thấy nóc
điện tượng. Tượng mất từ bao giờ thì chưa có tài liệu nói rõ nhưng rất có thể
15


bị hủy hoại trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, dưới triều nhà Trần.
Tuy ngày nay khơng cịn nữa nhưng cùng với “Tứ đại khí” khác, tượng chẳng
những đã phản ánh được trình độ đúc đồng khá cao mà cịn nói lên được
những ý đồ táo bạo, những hồi bão lớn lao trong việc xây dựng cơng trình
nghệ thuật hồnh tráng của cha ông thời bấy giờ.
Hiện vật thời Lý còn lại duy nhất ở chùa cho đến nay là tấm bia đá to
lớn hiện còn dựng ở cổng ra vào. Có lẽ do bị mịn chữ khá nhiều nên bia đã bị
những người trùng tu đầu thế kỷ XVII xóa hết chữ để khắc bia mới. Tuy
nhiên, chúng ta vẫn nhận ra chất Lý của nó qua hình dáng và nhất là qua
những hoa văn trang trí cịn lại. Đây là một trong những tấm bia lớn của thời
bấy giờ. Bia cao 2,4m, rộng 1,56m và dày 0,27m với hình dáng trán dẹt, một
đặc điểm cơ bản để phân biệt với các tấm bia thời sau. Hình dáng và kích
thước này gần như cùng với tấm bia Lý ở chùa Long Dọi (Hà Nam Ninh).
Trang trí của bia, ngồi một số mảng có lẽ do q mịn nên thợ đá thời
sau đã thay các hoa văn mới vào, còn nữa hầu hết cịn giứ ngun được đồ án
trang trí cũ. Đó là những hoa văn hình rồng nhỏ, thân mảnh, uốn lượn mềm
mại, đầu có mào lửa kéo dài sinh động, được bố cục nối đuôi nhau dài thành
dãy dài chạy suốt các diềm bia. Đó cũng là những đôi rồng to, đầu quay vào
nhau đang chầu viên ngọc quý, vây móng đầy đủ, uốn lượn thắt túi, chiếm trọn
cả trán bia. Những con rang này về co bản cùng một loại bố cục mà chúng ta đã
gặp trên các kiến trúc đá thời Lý khác như chùa Phật Tích, chùa Dạm, chùa
Long Dọi, chùa Chương Sơn… Tuy đã gội mưa phơi nắng nhưng những hình
rồng ở đây vẫn gây cho chúng ta những ấn tượng về vẻ đẹp xa xưa của nó. Đó
là những đường nét tinh xảo, mềm mại, uốn lượn uyển chuyển, đều đặn trong
những bố cục đăng đối, đơn giản. Đó cũng là những khối tròn căng mập,

chuyển tiếp cuồn cuộn, tạo cho bức chạm một thế sinh động mà một họa sĩ vốn
yêu nghệ thuật cổ của cha ơng đã phải ví nó như “nước ở gần thác lớn” hoặc
“cờ đuôi nheo đang reo trước gió”. Đây là những di vật quý nó giúp chúng ta
hiểu thêm về trình độ thẩm mỹ rất cao của cha ông.
16


2.3. Sự phát triển của chùa Quỳnh Lâm trong lịch sử
2.3.1. Thời nhà Trần
Dưới thời nhà Trần do vị trí là cửa ngõ nối trung tâm Phật giáo Yên Tử,
Ngọa Vân với các chùa khác ở đồng bằng nên chùa Quỳnh Lâm được chú ý tu
bổ mở rộng, trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Nhiều lễ hội lớn
mang tính chất cả nước được tổ chức ở chùa, như năm 1325, triều đình tổ
chức lễ hội “thiên phật” linh đình, kéo dài 7 ngày 7 đêm liền. Nhiều bậc
vương tôn quý tộc Trần, nhiều danh sư đã đến ở hoặc thường xuyên lui tới
chùa. Trần Nhân Tông, Huyền Quang, Pháp Loa đều có tu ở chùa. Đặc biệt
Pháp Loa là người có cơng lớn trong việc tu tạo mở mang chùa.
Theo “Tam tổ thực lục” Pháp Loa sinh vào giờ Mão ngày 17 tháng 5
năm Giáp Thân, niên hiệu Thiên Bảo thứ 6(1284) tại thơn Đồng Hịa, hương
Cửu La bên sông Nam Sách. Cha ông họ Đồng, pháp danh là Thuần Mậu, mẹ
ông họ Vũ hiệu là Từ Cứu. Trước đó mẹ ơng đã sinh liên tiếp 8 người con gái.
Vào tháng 8 năm Quý Mùi (1283) mẹ ông nằm mộng thấy dị nhân trao cho
kiếm thần, bà vui mừng ơm vào lịng, khi thức giấc bà biết mình có thai. Vì
sinh q nhiều con gái bà đâm ra chán nản nên khi biết mình có thai bà đã âm
thầm dùng thuốc công hiệu để phá thai, uống đến 3 - 4 lần mà thai vẫn cò
nguyên. Khi ông ra đời có mùi hương lạ bay khắp nhà hồi lâu mới hết. Do đó
khi ơng ra đời bà vô cùng mừng rỡ bèn đặt tên là Kiên Cương. Ngay từ lúc
nhỏ ơng đã có thiên tư dĩnh ngộ, khơng nói lời ác, khơng ăn chất cay nồng
hay thịt cá.
Năm Giáp Thìn hiệu Hưng Long thứ 12 (1304) ngài 21 tuổi. Chính năm

này Nhân Tơng Điều ngự đầu đà đi khắp miền khuyên chúng sinh từ bỏ dân
từ, bố thí pháp dược để chữa bệnh cho người nghèo và tìm người nối dịng
Pháp. Ngài đang đi chơi thấy tâm thần phiền muộn nên quay vè vừa lúc gặp
Điều Ngự đến thơn mình, ngài bèn đảnh lễ xin xuất gia. Điều ngự vừa trông
thấy ngài lấy làm bảo: “Đứa bé này có đạo nhãn, sau này hẳn là bậc pháp
khí”. Lại thấy ngài tự đến xin xuất gia nên vui mừng tiếp nhận, đặt tên là
17


Thiên Lai. Điều Ngự thế pháp trao mạn y cho sư rồi bảo đến Quynh quán học
đạo với Hòa thượng Tịnh Giác, sư thệ nguyện tu theo 12 hạnh đầu đà.
Năm Ất Tỵ (1305) Điều Ngự Trần Nhân Tơng đích thân truyền giới
Thanh văn và Bồ tát cho sư tại liêu Kỳ Lân. Nhờ ham học hành thành tài nên
được ban hiệu là Pháp Loa (cùng năm với Huyền Quang ban đầu xuất gia ở
chùa Lễ Vĩnh, sau đến thọ giới với Bảo Phác.
Năm Bính Ngọ (1306) Điều Ngự cử sư làm chủ giảng tại chùa Báo Ân
(Siêu Loại).
Năm Đinh Mùi (1306) sư 24 tuổi Điều Ngự giảng Đại tuệ ngữ lục cho sư.
Tháng 5 năm Đinh Mùi (1307) tại am Ngọa Vân Điều Ngự cho tả hữu
lui hết ra ngoài, rồi lấy y bát và viết tâm kệ giao cho sư bảo phải giữ gìn.
Ngày 1 tháng Giêng năm Mậu Thân (1308) sư phụng mệnh nối dịng
phs trụ trì cam lộ đường chùa Siêu Loại. Điều Ngự trao pháp y cho sư rồi đem
chùa Siêu Loại của sơn môn Yên Tử giao cho sư bảo phải kế thế trụ trì làm
Tổ thứ hai thiền phái Trúc Lâm. Lại đem 100 hộp Kinh sử ngoại điển, 20 hộp
đại tạng cỡ nhỏ viết bằng máu trao cho sư để mở mang học nội và ngoiaj điển.
Năm ấy vua Trần Nhân Tông cấp độ điệp cho sư để thường theo tăng
chúng mà khơng phải ràng buộc bởi luật thường, bởi vì sư là bậc nối dịng
pháp chính thống chứ đâu phải như những tăng chúng khác mà còn phải câu
nệ vào những quy định thông thường.
Giờ Tý ngày 3 tháng 11 năm 1308 Điều Ngự Giác Hồng Trần Nhân

Tơng viên tịch tại am Ngọa Vân.
Bảo Sái phụng di chúc hỏa thiêu Điều Ngự ngay tại am Ngọa Vân. Bốn
hôm sau Pháp Loa từ kinh đô vội vã trở về lấy nước thơm rưới lên hỏa đàn,
khi làm lễ xong thu ngọc cốt xá lợi 5 mẫu cỡ lớn khoảng 500 viên, cỡ nhỏ
bằng hạt lúa, hạt cải không kể hết.
Sư cùng Trần Anh Tơng rước xá lợi về trí tơn ở Đại Nội.
Ngày 14 tháng 7 năm Kỷ Dậu (1309) su tiếp Huyền Quang và bảo:
“Ngươi quên những lời di choc của Điều Ngự rồi sao?...” Từ ấy Huyền Quang
theo sư tham học không rời nửa bước.
18


Sau khi hoàn tất tang lễ tổ thứ nhất (1311), Pháp Loa chủ trì in Kinh
Đại tạng. Tháng 9 năm 1313 sư phụng chiếu đến chùa Vĩnh Nghiêm ở Lạng
Giang (nay là Yên Dũng, Bắc Giang) quy định các choc vụ tăng sĩ trong cả
nước và bổ nhiệm hơn 100 ngơi già lam. Chư tăng trong nước từ đó mới có sổ
bộ và đều cho sư trơng coi, Bấy giờ sư có độ hơn 10 người, về sau cứ 3 năm
độ tăng một lần không dưới 100 người.
Tháng 2 năm 1317 sư bị bệnh nặng.
Tháng 12 năm 1317 sư sáng lập Viện Quỳnh Lâm để đào tạo các nhà sư.
Tháng 8 năm 1318 Thượng hồng Trần Anh Tơng đặc phong sư hiệu là
Phổ Tuệ Tôn Giả, tự xưng là đệ tử của sư.
Tháng 12 năm Kỷ Mùi (1319) sư kêu gọi tăng chúng và cư sĩ chích
máu in kinh Đại Tạng hơn 5000 quyển để tại viện Quỳnh Lâm. Trần Anh
Tơng chích máu qua đời, sư đều có mặt khi đưa thi thể của Anh Tông vào
Kim Quan và khi hạ huyệt.
Ngày 16 tháng 3 năm Canh Thân (1320) Thượng Hồng Trần Anh
Tơng qua đời, Sư đều có mặt khi đưa thi thể của Anh Tông vào Kim Quan và
khi hạ huyệt.
Ngày 16 tháng 3 năm 1322 Trần Minh Tông ban thêm cho sư hiệu

Minh Giác. Sư tạo lập các am Hồ Thiên, Chân Lạc; muốn đúc 1000 pho
tượng Phật.
Tháng 9 năm 1323 giảng hội thứ 5 kinh Hoa Nghiêm tại Quỳnh Lâm.
Bảo Từ Hoàng Thái Hậu tới dự.
Tháng 12 năm 1324 khởi tạo mơ hình tượng Di Lặc cao 1 trượng 6.
Tháng 3 năm 1325 giảng hội thứ 9 kinh Hoa Nghiêm tại chùa Quỳnh
Lâm, thiết lễ Thiên Phật Hội 7 ngày 7 đêm, xây 2 ngôi tháp bằng gạch và đá
tại chùa Quỳnh Lâm.
Ngày 7 tháng 3 năm Đinh Mão (1327) sư đúc Đại tượng Di Lặc và
Thánh tăng tại chùa Quỳnh Lâm.

19


×