Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thái độ của triều đình huế trước quá trình xâm lược của thực dân pháp từ năm 1858 1884

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.38 KB, 80 trang )

0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ
==== ====

LƯỜNG THỊ DUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THÁI ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC QUÁ
TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP TỪ
NĂM 1858 - 1884

Chuyên ngành LỊCH SỬ VIỆT NAM

Vinh - 2012


TRƯỜNG ĐẠI1 HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ

==== ====

LƯỜNG THỊ DUYẾN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

THÁI ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC QUÁ
TRÌNH XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP TỪ
NĂM 1858 - 1884


Chuyên ngành LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn

Vinh - 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Nhân dịp khóa luận hồn thành, chúng tơi xin chân thành cảm ơn tập
thể thư viện Đại học Vinh và các cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi trong công tác
sưu tầm, xác minh tư liệu, đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học. Đặc biệt, xin
được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Trọng Văn đã nhiệt
tình hướng dẫn đề tài khoa học, đơn đốc và giúp đỡ chúng tơi trong qúa trình
nghiên cứu và hồn thành khóa luận này.
Nhân dịp này, chúng tơi cũng xin chân trọng cảm ơn Ban chủ nhiệm,
cán bộ giảng dạy khoa lịch sử Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tơi trong suốt q trình học tập, rèn luyện, tu dưỡng tại khoa và nhà
trường.
Đây là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tiên của chúng tơi nên
khơng tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được nhận được ý kiến
đóng góp từ hội đồng khoa học, tập thể cán bộ giảng dạy Khoa lịch sử Đại
học Vinh.

Vinh, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Lường Thị Duyến



1

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4
6. Bố cục của khoá luận .................................................................................. 5
CHƯƠNG 1: ÂM MƯU XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN
PHÁP .............................................................................................................. 6
1.1. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản Pháp và nhu cầu thuộc địa ...................... 6
1.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp ................................................... 8
1.2.1. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược ....................... 8
1.2.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp .............................................. 10
1.3. Quá trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp ..................................... 14
1.3.1. Chiến sự ở Đà Nẵng ............................................................................ 15
1.3.2. Ở Gia Định .......................................................................................... 15
1.3.3. Thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây. Nam kì lục tỉnh rơi
vào tay Pháp .................................................................................................. 17
1.3.4. Pháp tiến ra Bắc kì lần 1. Hà thành thất thủ lần thứ nhất ................... 17
1.3.5. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai. Hồn thành q
trình xâm lược ............................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC QUÁ
TRÌNH MỞ RỘNG XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP TỪ
NĂM 1858 - 1884 ......................................................................................... 20
2.1. Thái độ của triều đình Huế trước quá trình từng bước mở rộng xâm
lược của thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1862 (trước khi kí Hiệp

ước Nhâm Tuất 5/6/1862) ............................................................................. 20


2
2.1.1. Chiến sự ở Đà Nẵng ............................................................................ 21
2.1.2. Tại Gia Định ........................................................................................ 23
2.2. Thái độ của triều đình Huế trước quá trình mở rộng xâm lược của
thực dân Pháp từ năm 1862 đến năm 1884 ................................................... 32
2.2.1. Từ sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) đến trước khi Nam kì lục tỉnh
rơi vào tay Pháp............................................................................................. 32
2.2.2. Pháp đánh Bắc kì lần 1. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất .............. 40
2.2.3. Pháp đánh Bắc kì lần hai. Sự sụp đổ của nhà nước phong kiến Việt
Nam ............................................................................................................... 45
CHƯƠNG 3: TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NGUYỄN TRONG VIỆC
MẤT NƯỚC ................................................................................................ 53
3.1. Dưới vương triều Nguyễn, hàng trăm phong trào nông dân diễn ra
làm hao tổn sức dân, sức nước khiến sức đề kháng của dân tộc tiếp tục
suy yếu........................................................................................................... 54
3.2. Các chính sách của vương triều Nguyễn làm suy kiệt tình hình kinh
tế đất nước ..................................................................................................... 57
3.3. Nhà Nguyễn khơng có quyết tâm cao trong việc chống Pháp xâm
lược, không quy tụ được, khơng tổ chức tồn dân chống xâm lược. Bỏ
qua các thời cơ đánh Pháp ra khỏi đất nước ................................................. 59
3.4. Canh tân đất nước là con đường cứu nước hữu hiệu ở nửa sau thế kỉ
19 nhưng do sự bảo thủ, thiển cận vua quan triều đình chưa nhận ra vấn
đề đó, lần lượt khước từ các đề nghị cải cách ............................................... 62
C. KẾT LUẬN ............................................................................................. 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 75



1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Lich sử đã trơi qua nhưng nhiều vấn đề của nó cịn chưa được giải quyết
một cách thỏa đáng. Triều Nguyễn và vai trò của triều đại này trong lịch sử
dân tộc đến nay vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn cãi. Ra đời trong bối cảnh đặc
biệt, trước sự xâm lược của thực dân Pháp, nhà Nguyễn đứng trước một sự
lựa chọn lịch sử, hoặc là bảo thủ, đóng kín cửa, khư khư giữ lấy ngai vàng
phong kiến hoặc là mở cửa để thơng thương, tiến hành canh tân đất nước,
đồn kết đấu tranh, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cuối cùng nhà Nguyễn đã
chọn bảo thủ, đóng cửa, khước từ các đề nghị canh tân, khơng đồn kết cùng
nhân dân chống Pháp dẫn đến kết quả là mất nước vào tay Pháp. Mặc dù giáo
sư Trần Văn Giàu có nói “Đã bàn nát nước rồi, đâu cịn gì lớn mà nói nữa?”
[4, tr. 1] nhưng hiểu một cách thấu đáo về “Thái độ của triều đình Huế trước
quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 - 1884” có ý nghĩa lí
luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Về mặt lí luận
Trước đây, chúng ta có cái nhìn tương đối phiến diện, quy hết việc Việt
Nam mất nước cho vương triều Nguyễn và coi đây là “vết đen” trong lịch sử
dân tộc. Điều này tạo nên cái nhìn lệch lạc, khn mẫu và cứng nhắc, phủ
nhận hồn tồn cơng lao của triều đại này trong lịch sử. Tuy nhiên, với vai trò
là sinh viên nghiên cứu khoa học ngành lịch sử. Luận văn mong muốn đóng
góp một phần nhỏ để nhìn nhận lại một cách khách quan về thái độ của nhà
Nguyễn trước quá trình xâm lược của thực dân Pháp và trách nhiệm triều đại
này trong việc để mất nước, trả lại lịch sử như nó đã tồn tại. Cũng như để lại ý
nghĩa cho việc nghiên cứu nhà Nguyễn sau này về mặt tư liệu, quan điểm, về
cách nhìn nhận, đánh giá sự kiện, biến cố lịch sử dưới góc nhìn đa diện, nhiều
chiều.



2
Về mặt thực tiễn
Lịch sử được coi là thầy dạy của cuộc sống, hiểu đúng về lịch sử giúp
thế hệ trẻ hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học. Sinh ra trong
bối cảnh lịch sử có nhiều biến động, một triều đại khơng quyết tâm chống
Pháp, mất lịng dân sẽ khơng có mấy thiện cảm, thậm chí bị cái nhìn đánh giá
thiếu khách quan. Hiểu đúng về thái độ của dịng họ này trước q trình xâm
lược của thực dân Pháp giúp giáo viên làm tốt hơn công tác của mình trong
giảng dạy lịch sử Việt Nam giai đoạn (1858 - 1885). Giúp học sinh có cái
nhìn đúng đắn hơn về công và tội của triều Nguyễn, ai là người u nước thật
sự và có cơng, ai là kẻ bán nước và có tội cũng như bồi dưỡng cho học sinh
quan điểm khoa học lịch sử. Tìm hiểu về vấn đề trên cịn để lại bài học trong
cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhất là khi
đất nước đang tiến hành đổi mới toàn diện để hội nhập khu vực và thế giới
trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày càng chồng chéo, phức tạp, đặc biệt vấn
đề biển Đông – tâm điểm của quan hệ quốc tế hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu
Nhà Nguyễn, đặc biệt sau năm 1945 đã trở thành đề tài của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều quan điểm được nêu ra, nhiều ý kiến
được bàn luận, nhiều luận văn, tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu ra đời.
Nhưng liệu rằng nó đã cho chúng ta thấy một cái nhìn tồn diện về thái độ của
nhà Nguyễn trước quá trình xâm lược của thực dân Pháp?
Khơng có một luận văn hay một cơng trình nghiên cứu khoa học nào ra
đời trên một mảnh đất trống. Và luận văn này được may mắn kế thừa nhiều
thành tựu nghiên cứu về nhà Nguyễn trong nhiều thập kỉ qua. Một trong
những nhà nghiên cứu dành nhiều sự quan tâm của mình cho nhà Nguyễn
phải nhắc tới GS.Trần Văn Giàu với tác phẩm: “Sự phát triển của tư tưởng
Việt Nam từ thế kỉ XIX đến cách mạng tháng 8”, tập 1. Trong tác phẩm này,
tác giả đã cho thấy cách nhìn nhận của mình về thái độ nhà Nguyễn thông qua



3
việc đánh giá tư tưởng thủ cựu và duy tân, giữa tư tưởng chủ chiến và thái độ
chủ hòa nhưng dưới góc nhìn của Nho giáo và sự thất bại của nó trước các
nhiệm vụ lịch sử. Vậy dưới quan điểm duy vật lich sử vấn đề này sẽ được
nhìn nhận như thế nào? Tăng Hồng Phú trong luận văn “Phe chủ chiến trong
triều đình Huế nửa sau thế kỉ XIX” tìm hiểu về sự hình thành và phát triển
của phe chủ chiến, nhưng cùng với phe chủ chiến thì phe chủ hòa chỉ được
nhắc đến để làm nổi bật vai trò của phe chủ chiến chứ chưa được nhắc đến với
tư cách là một nội dung chính khi đánh giá về thái độ của nhà Nguyễn. Cũng
có những tác phẩm đi sâu tìm hiểu tư tưởng canh tân, trong đó tác phẩm :
“Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam” trình bày tư tưởng trên để thấy thái độ
thủ cựu của nhà Nguyễn và coi nó như một hướng chủ hịa. Nhưng tác phẩm
chưa thật sự cho ta nhìn một cách hồn chỉnh về sự hình thành, phát triển của
tư tưởng chủ hịa.
Cùng với đó, nhà Nguyễn cịn được sự quan tâm sử gia nước ngoài.
Trong cuốn “Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa” Yoshiharu Tshuboi
với cách nhìn của một nhà ngoại quốc nhìn nhận tình hình Việt Nam trước khi
thực dân Pháp xâm lược, giúp chúng ta có một nguồn tư liệu quý giá song thái
độ của triều đình Huế chưa được nhắc đến nhiều.
Luận văn là sự kế thừa các thành tựu trên cũng như suy nghĩ của người
viết khi nhìn lại thái độ của nhà Nguyễn trong một giai đoạn đầy biến cố lịch
sử. Góp phần đem lại một cách nhìn khách quan, tồn diện về thái độ của
triều đình Huế cũng như hiểu một cách thấu đáo hơn về trách nhiệm của triều
đại này trong việc để Việt Nam mất nước vào tay Pháp dưới quan điểm duy
vật lịch sử.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Từ lịch sử vấn đề như trên chúng tôi xác định đối tượng của đề tài không
phải là toàn bộ vấn đề liên quan đến nhà Nguyễn mà chỉ tìm hiểu: Thái độ của

triều đình Huế trước quá trình xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 - 1884.


4
Về thời gian: luận văn được giới hạn từ 1858 – 1884 tức là trong khoảng
thời gian thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam. Năm 1858, Pháp nổ
súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà, mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
Đến năm 1884, hiệp ước Patonot được kí kết, Pháp hồn thành q trình xâm
lược Việt Nam.
Về nội dung: Bên cạnh làm rõ âm mưu xâm lược việt Nam của Pháp
cũng như trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước. Luận văn của
chúng tôi tập trung làm rõ hai vấn đề:
1. Thái độ của triều đình Huế trước cơng cuộc duy tân đất nước. Thái độ
thủ cựu và tư tưởng canh tân.
2. Thái độ của triều đình Huế trước quá trình chống Pháp xâm lược trước
và sau năm 1862. Đó là sự hình thành và phát triển của đường lối chủ hòa và
tư tưởng chủ chiến.
Những vấn đề nằm ngoài khung thời gian và nội dung trên không nằm
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong sưu tầm tư liệu, chúng tơi sử dụng phương pháp sưu tầm, sao
chép, tích lũy các thông tin tại thư viện.
Trong công tác xử lý tư liệu, chúng tôi sử dụng phương pháp tổng hợp,
thống kê, phân loại tư liệu theo vấn đề thời gian. Sau đó sử dụng phương pháp
đối chiếu, so sánh và xử lý các nguồn tài liệu.
Trong biên soạn, chúng tôi tuân thủ theo phương pháp lịch sử và phương
pháp logic, cố gắng trình bày, phân tích đánh giá các vấn đề lịch sử theo trình
tự lịch sử đảm bảo tính lịch đại, tơn trọng tính khách quan, trung thực, chính
xác, cơng bằng đứng trên quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử và duy vật biện
chứng.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thấy được âm mưu, cũng như quá trình xâm lược Việt Nam của Pháp
là một qúa trình nhất quán, được chuẩn bị lâu dài.


5
- Làm rõ sự phân hóa thái độ của triều đình Huế trước quá trình xâm
lược của thực dân Pháp trước và sau năm 1862. Sự hình thành và phát triển
của thái độ chủ hòa và tư tưởng chủ chiến trong triều đình.
-Thấy được thái độ của triều đình đã ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc
cứu nước của nhân dân ta. Đó là ngun nhân chính dẫn đến mất nước. Từ
đây có cái nhìn khách quan hơn về cơng và tội của nhà Nguyễn.
6. Bố cục của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp.
Chương 2: Thái độ của triều đình Huế trước quá trình mở rộng xâm
lược của thực dân Pháp từ năm 1858 - 1884.
Chương 3: Trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc mất nước.


6

CHƯƠNG 1
ÂM MƯU XÂM LƯỢC VIỆT NAM CỦA THỰC DÂN PHÁP
1.1. Sự phát triển chủ nghĩa tư bản Pháp và nhu cầu thuộc địa
Mác đã từng nói:“ngay từ lỗ chân lông cuả chủ nghĩa tư bản đã đầy
máu và bùn nhơ của sự áp bức bóc lột”. Từ thế kỉ XVII, chủ nghĩa tư bản đã
phát triển mạnh với ngành cơng nghiệp cơ khí, máy móc ngày càng nhiều,
một nền kinh tế tập trung hóa, chun mơn hóa địi hỏi một nguồn nguyên

liệu lớn, nguồn nhân công dồi dào giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Nó trở
thành yêu cầu sống còn của chủ nghĩa tư bản.
Nằm trong quỹ đạo chung ấy, thế kỉ XVII nước Pháp đã xuất hiện mầm
mống của chủ nghĩa tư bản. Mặc dù còn rất nhỏ bé nhưng ở các tỉnh miền
Đông Bắc, địa chủ đã mở sang mơ hình doanh trại lớn theo cách bóc lột tư
bản chủ nghĩa và áp dụng lối kinh doanh lớn theo cách này.
Đến cuối thế kỉ XVIII, cơng thương nghiệp Pháp lúc này chỉ cịn thua
kém Anh. Sản lượng cơng nghiệp Pháp đóng vai trị quan trọng trong toàn
bộ nền kinh tế quốc dân. Năm 1789, ngành ngoại thương của Pháp thu
được 1826 triệu livro sản phẩm nông nghiệp và gần 252 triệu livro sản
phẩm công nghiệp. Trong giới thương mại, nước Pháp buôn bán với Châu
Âu, châu Mĩ và phương Đông Pháp xuất khẩu các xa xỉ phẩm và nhập
đường, thuốc lá, cà phê... Đặc biệt là buôn bán nô lệ da đen đem lại nhiều
lãi xuất nhất trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự phát triển của cơng
thương nghiệp lúc này cịn làm cho những thành phố trung cổ thay đổi hẳn
diện mạo như: Lion, Ruăng và Havrơ. Đặc biệt Thủ đô Paris với 500 vạn
dân trong đó có 6 vạn thợ làm thuê là một trong những trung tâm công
nghiệp, thành phố nổi tiếng thế giới về sản xuất mĩ phẩm.
Cùng với chuyển biến kinh tế đến cuối thế kỉ XVIII, giai cấp tư sản là
giai cấp có thế lực kinh tế nhất, với số vốn kếch xù đây trở thành kẻ đại diện


7
cho phương thức sản xuất mới. Ở thế kỉ này, nước Pháp đã chuẩn bị sục sôi
để lật đổ chế độ phong kiến mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. Cách
mạng tư sản Pháp năm 1789 quần chúng nhân dân đã lật đổ chế độ phong
kiến thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Sau đó Napoleon thiết vai trị của mình
đưa lãnh thổ nước Pháp mở rộng ra đến 1/2 Châu Âu.
Những năm đầu cho đến những năm 50, 60 thế kỉ XIX, nước Pháp đứng
hàng thứ hai trong nền kinh tế thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp đang

trên đà phát triển đưa số lượng máy hơi nước tăng lên nhanh chóng, năm 1820
là 65 cái, năm 1830 là 616 cái, năm 1848 là 4853 cái. Sản lượng các ngành
công nghiệp cũng tiến bộ rõ rệt, đặc biệt trong công nghiệp khai thác than và
sắt thép. Nước Pháp thành một nước công nghiệp hùng mạnh nhất lục địa
Châu Âu. Nổi bật ở sự phát triển kinh tế tư bản Pháp đó là ngành tư bản ngân
hàng. Năm 1868, chính phủ 14 nước vay nợ ngân hàng Pháp 33 tỉ Prăng và
Pháp trở thành kẻ cho vay nặng lãi trên thị trường thế giới... Điều này thúc
đẩy q trình tích lũy tư bản của Pháp nhanh hơn thơng qua việc bóc lột nhân
dân trong nước và thuộc địa. Tuy nhiên, thị trường trong nước nhỏ hẹp, nguồn
nhân cơng hạn chế, ngun liệu ít ỏi... là trở lực cho sự phát triển của Pháp.
Theo quy luật của chủ nghĩa tư bản, nước Pháp không tránh khỏi những cuộc
khủng hoảng. Để thốt khỏi tình trạng này, nước Pháp phải tìm kiếm cho
mình một điểm tựa. Thuộc địa là yếu tố tồn vong của chủ nghĩa tư bản Pháp
nói riêng và thế giới tư bản nói chung.
Vào khoảng 30 năm cuối của thế kỉ XIX, sau chiến tranh Pháp - Phổ
(1870), Pháp chuyển nhanh từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang giai
đoạn chủ nghĩa đế quốc độc quyền. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và kinh
tế hàng hóa, làm cho nhu cầu mở thuộc địa và thị trường ngày càng trở nên
cấp thiết. Pháp chạy đua với Anh và các nước với đế quốc trong việc tranh
giành những “miếng mồi béo bở” ở Châu Á, châu Phi.


8
Ngay từ năm 1830, dưới thời Lui Philip, Pháp đã tấn công xâm lược
Angieri. Những năm 50, dưới thời Napoleon III, Pháp tun bố là đế chế hịa
bình nhưng thực tế thì hồn tồn trái ngược, Pháp tiến hành nhiều cuộc chiến
tranh ở châu Phi và châu Á. Điều này đã đem lại của cải và sự giàu sang cho
đại tư sản Pháp, danh vọng và tiền tài cho giới quân phiệt Pháp. Cuối thế kỉ
XIX, Pháp gần như chiếm tồn bộ Bắc phi (Angieri, Tuynidi, Marơc) và
Đơng Phi.

Trải qua một quá trình dài chuẩn bị lực lượng với những biến cố lớn lao
trong nước, đến đế chế thứ hai, chủ nghĩa tư bản đòi hỏi ngày càng cấp thiết
nguồn nguyên liệu, nền chính trị ổn định tạm thời là cơ hội để Pháp đẩy mạnh
hơn âm mưu xâm lược Việt Nam.
1.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp
1.2.1. Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược
Ngay từ thế kỉ XVI, phương Đơng trong đó có Việt Nam trở thành điểm
nhìn của tư bản phương Tây, họ hướng đơi mắt của mình về phương Đơng và
tương lai của họ ở đó.
Suốt dịng lịch sử của mình, Việt Nam luôn là một nước nông nghiệp,
luôn khẳng định độc lập đối với Trung Hoa. Nhưng không thể quên rằng nước
ta là thuộc địa của Trung Hoa, coi đây là một lân bang khổng lồ. Đến thời
Nguyễn những chính sách sai lầm không tạo nên sức đề kháng của dân tộc.
Về chính trị, khác với các triều đại trước thiết lập bằng một cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc còn vương triều Nguyễn, triều đại cuối cùng dựng lên bằng
một cuộc nội chiến mà kẻ thắng dựa vào thế lực ngoại bang. Về khách quan
nó đã đi ngược lại với quyền lợi dân tộc, hơn nữa Tự Đức gia cố thêm Nho
giáo tạo bệ đỡ cho một chính quyền chuyên chế đang mục nát dẫn đến khủng
hoảng, suy vong. Nhiều người Châu Âu sống ở Việt Nam nhận xét “Hệ thống
chính quyền quân chủ tuyệt đối là đặc trưng của chế độ chính trị nhà


9
Nguyễn”. Ngay Tự Đức cũng phải thú nhận “quan lại khắc nghiệt lấy giấy tờ
pháp luật làm gông cùm, lấy dân đen làm cá thịt... thể chế ấy sinh ra sự lộng
hành ghê gớm của bọn cường hào” [6, tr. 205]. Chưa kể chính sách cấm đạo
của triều đình đã làm cho quan hệ giáo lương ngày càng căng thẳng, triều
đình rất lúng túng trong việc giải quyết vấn đề này. Tình hình đất nước khó
khăn hơn khi nhà nước đánh mất chính sách ngoại giao nhu viễn, khơn khéo
bằng xin phong vương đối với phương Bắc, đòi bảo hộ Cao Miên, Ailao...

xung đột xã hội đan cài căng thẳng dẫn đến sự bùng nổ liên tục của các phong
trào nông dân khởi nghĩa nhất là khởi nghĩa của Phan Bá Vành.
Về kinh tế: Lúc này, nông nghiệp vẫn được coi là nền tảng. Tuy nhiên
công tác đê điều ngày càng chểnh mảng nên vỡ đê liên tếp xảy ra, hiện tượng
địa chủ cường hào lấn ruộng công xã ngày càng phổ biến khiến nông dân mất
đất phải đi lưu tán. Nó trở thành hiện tượng xã hội trầm trọng. Đời sống nhân
dân lầm than.
Về công thương nghiệp: Đến thời Tự Đức công nghiệp lụi tàn bởi các
quy định ngặt nghèo như chế độ cơng tượng mang tính cưỡng bức lao động,
đánh thuế sản vật rất nặng. Thương nghiệp trong nước với nước ngoài sút kém
rõ rệt. Một số của cảng trước kia buôn bán phồn thịnh nay trở nên vắng vẻ.
Về quân sự: Vì tầm mắt hạn hẹp của mình, các vua triều Nguyễn bỏ tiền
sang Châu Âu mua súng mà khơng biết rằng vũ khí đều sản xuất trước năm 1848
khi Châu Âu chưa làm cuộc cách mạng về vũ khí. Một người Pháp đã nhận định:
“Những cuộc hành quân của vua xứ An Nam giống kì lạ với những cuộc hành
quân thời đệ nhất cộng hòa Pháp, giống kì lạ về tổ chức và vũ khí, nhất là
chịu ảnh hưởng của những nhà quân sự Pháp cuối thế kỉ XVIII” [6, tr. 206].
Về tư tưởng văn hóa: Có nhiều lí do để khiến thời Nguyễn, Tống nho
được đề cao, vua quan coi đó là hệ quy chiếu duy nhất “xưa hơn nay”,“nội
hạ ngoại di”.


10
Như vậy, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam đã tỏ ra bế tắc
với những vấn đề của thế kỉ XIX. Một Việt Nam phong kiến đang chìm đắm
trong sự lạc hậu và giáo lí cổ truyền của đêm trường trung cổ tất yếu bị cuốn
vào làn sóng thực dân đang đến gần.
Người Pháp không phải là người Tây dương đầu tiên có mặt ở Việt
Nam. Kể từ thế kỉ XVI, người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha... đã bắt đầu giao
thiệp với Việt Nam thông qua việc buôn bán, truyền giáo và đè nặng lên lịch

sử nước ta. Ở thời điểm đó cũng chính người Việt lên tiếng kêu gọi người Tây
dương viện trợ mỗi khi có tranh chấp và huynh đệ tương tàn. Dưới thời
Nguyễn Ánh đã từng kêu gọi sự giúp đỡ của Xiêm và sau đó là người Pháp.
Hơn tất thảy, người Pháp tỏ ra quan tâm đến vấn đề Việt Nam hơn cả. Và
cũng từ đây lịch sử nước ta bị cuốn vào dịng lịch sử tồn cầu.
1.2.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của Pháp
Không phải thế kỉ XIX thực dân Pháp mới có ý định xâm lược Việt
Nam. Mà ngay từ thế kỉ XVII, người Pháp đã có mặt ở nước ta, đó là một âm
mưu lâu dài và thống nhất.
Hiện nay vẫn có nhiều người, nhất là các sử gia nước ngoài cho rằng sở
dĩ Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam là vấn đề cơng giáo. Thực ra đó chỉ là
cái cớ. Một sĩ quan Pháp trong một cuốn sách nói về Việt Nam đã nói thẳng:
“Đồng bào Pháp ít hiểu lịch sử cho rằng nước Pháp can thiệp vào An Nam
chỉ là bảo vệ các nhà truyền giáo, để bảo vệ những hành động đối nghịch,
ngược đãi với đạo Gia Tơ. Sự thật, thì truyền giáo chỉ là lí do của những
hành động chúng ta chống lại An Nam mà thôi. Nước An Nam đã cho chúng
ta cơ hội ấy và chúng ta đã nắm cơ hội ấy và giờ đây việc đánh chiếm An
Nam đã hoàn thành” [6, tr. 207].
Khác với người Anh, thương nhân đi trước binh lính theo sau thì “thủ
đoạn của tư bản Pháp khơng chỉ là nhà bn khốc áo giáo sỹ, mà còn là áo


11
chồng đen đi trước và lính xâm lược theo sau” [10, tr. 8]. Sự phối hợp các
giáo sĩ thừa sai với quyền lực nhà nước là một biểu hiện quan trọng cho ý đồ
bành trướng của người Pháp ở hải ngoại. Dưới thời Napoleon III, sự kết hợp
giáo sĩ thừa sai với quyền lực nhà nước gần như là đồng nhất. Dù phải trả giá
là sự hi sinh gian khổ trong việc đặt chân vào một xứ sở chưa Kitô hóa, họ đã
đào tạo các tân dịng đứng vững tại đây. Sau giai đoạn khởi hưng đó hồn
thành, thủy qn Pháp xuất hiện lợi dụng tối đa những người mới theo đạo,

nắm cơ hội lấy xứ sở này thành thuộc địa bằng giải pháp quân sự. Sau đó làm
áp lực trên chính quyền bản xứ nhằm thiết lập căn cứ quân sự hay buộc phải
mở cửa cho nước ngoài vào bn bán, hoặc nữa là phải kí kết hiệp định đảm
bảo cho tự do tín ngưỡng của đạo Kitơ. Thật đặc biệt bởi thương gia Pháp trên
tầm quốc tế không nhiều, nó khác hẳn sự quan tâm và tính năng động của
người Anh.
Cần phải nói rằng các giáo sĩ thừa sai đóng vai trị cực kì quan trọng
trong việc đưa tin tức có liên quan đến Việt Nam sang Pháp. Đây cũng là lực
lượng gắn Pháp với Việt Nam mà không phải là Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha đồng thời là lực lượng thúc bách Pháp can thiệp vào Việt Nam
lấy nước này làm thuộc địa.
Người đầu tiên giới thiệu Việt Nam về Pháp là Alechxandre de Rhodes.
Ngay từ thế kỉ XVII, bên cạnh truyền giáo và chữ quốc ngữ, vị linh mục dịng
tên này đóng vai trò quan trọng trong việc lập ra “Hội truyền giáo đối ngoại”
ở Paris vào năm 1658, góp phần lập ra công ty Đông Ấn Pháp vào năm 1684.
Hai cơ quan một thương mại, một truyền giáo thực sự đã hướng sự ảnh hưởng
của nước Pháp vào Đông Dương đồng thời gạt ảnh hưởng của các thế lực
phương Tây ra khỏi nước ta.
Vai trò của người Pháp thực sự được hé mở bằng những hoạt động
không biết mệt mỏi của Bá Đa Lộc. Đây là một giám mục đa mưu túc trí, vũ


12
dũng, khi thì đeo cây thánh giá, khi thì tuốt cây thánh giá đeo gươm ở chiến
trường đã góp phần quan trọng đưa hội thừa sai ăn sâu bám rễ tại Việt Nam,
từ phạm vi tôn giáo chuyển sang phạm vi chính trị. Đặc biệt liên minh
Nguyễn Ánh – Bá Đa Lộc với việc Bá Đa Lộc thay mặt cho Nguyễn Ánh về
Pháp điều đình và kí hiệp ước xin viện trợ quân sự nhằm giành lại ngai vàng
cho nhà Nguyễn ở Đàng Trong. Kết quả của của việc hợp tác này là hiệp ước
Vecxai năm 1787 được kí kết. Mặc dù khơng được thi hành nhưng sự hịa

hiếu giữa Bá đa lộc và Nguyễn Ánh cột chắc Gia Long vào ảnh hưởng của hội
truyền giáo nước ngoài ở Paris. Vì những ân tình của người Pháp nên Gia
Long lên ngôi đã sử dụng 40 cố vấn, chủ yếu là những giáo sĩ hội truyền giáo
ở Paris trong đó có Sanhô, Vanie ở kinh thành Huế và hàng chục giáo sĩ khác
để dạy học cho các hồng tử, cơng chúa, dịch sách, nắm tài lực của triều đình
và mọi bí mật quốc gia. Đã từ lâu người ta e ngại sự hiện diện và hoạt động
của các thừa sai, coi họ như tác viên của phương Tây trong việc phá hoại nền
chính trị và đạo đức quốc gia. Mặc dù những vị vua sau này đã thi hành
những chính sách khắc nghiệt, nhưng các thừa sai người Pháp không rời bỏ
xứ sở này, không để bị bức hại một cách thụ động, ngược lại họ đã góp phần
yển trợ về chính trị, quân sự cho binh lính Pháp, là trung gian mơi giới hai
chính phủ Pháp - Việt. Hoạt động của giáo sĩ thừa sai là kẻ dẫn đường cho
người Pháp ở Việt Nam. Giám mục Bá Đa Lộc đã viết “nếu khơng có thừa
sai và giáo dân thì người Pháp chẳng khác nào như những con cua bị bẻ hết
càng” [10, tr. 85]. Cách so sánh này mộc mạc nhưng khơng kém phần chính
xác và mạnh mẽ. Thực tế, nếu khơng có giáo dân và thừa sai, người Pháp phải
hứng chịu những thảm họa, bị buộc phải rời bỏ xứ sở này, nơi mà quyền lợi và
cả sự hiện diện sẽ bị nguy hại. Các thừa sai đã hành sử ngồi phạm vi tơn giáo
đã góp phần liên kết quyền lợi chính trị, thương mại của người Pháp vào sự
phát triển giáo hội ở đây “tại đây, người Pháp có một ngơi nhà, nhưng chúng


13
tôi không thể phân biệt là thương mại hay mục đích truyền giáo” [10, tr 58] đó
là sự thống nhất giữa tơn giáo, thương mại và chính trị.
Sau các giáo sĩ là thương nhân, nhưng phải sau thế kỉ XVIII mới có
những người pháp với danh xưng thương nhân. Sang thế kỉ XVIII, XIX nhiều
dự án của người Pháp xây dựng thương điếm nhưng không thành công. Mục
tiêu của thương nhân Pháp khơng chỉ là kinh tế mà nó bao hàm cả mục tiêu
chính trị. Hoạt động của tên lái bn Đuypuy là một bằng chứng. Ngồi làm

giàu, y cịn tìm kiếm một con đường lên Vân Nam, chính y sau này đã tạo ra
nguyên cớ cho người Pháp đánh ra Bắc kì lần1. Tuy nhiên một thực tế là
thương gia Pháp chưa bao giờ có một vị trí mạnh tại Viễn Đơng nói chung và
Việt Nam nói riêng. Dù đó là nơi họ có nhiều lợi nhuận nhất cũng như sự hiện
diện của thừa sai và lãnh sự Pháp, sự can thiệp của các thương gia được thúc
đẩy bởi lí do chiến tranh hơn kinh tế. Nó trở thành một mánh lới giành giật,
một phương tiện thay đổi Viễn Đông sau này.
Sau giáo sĩ, thương nhân, các sĩ quan Pháp giữ vai trò chủ yếu trong việc
thực hiện giải pháp quân sự ở giai đoạn thực dân hóa tại Việt Nam. Họ ước
mong chiếm được vùng biển gần Trung Hoa mà hải qn Pháp khơng có một
chỗ trú ẩn nào kể từ thế kỉ XVII. Đặc biệt đến năm 1822, khi bị Anh gạt ra
khỏi Ấn Độ, thực dân Pháp tỏ ra quan tâm hơn đối với vấn đề Việt Nam. Tiêu
biểu là ý kiến của thượng thư Gido năm 1843 cho rằng nước Pháp phải có hai
cái đảm bảo ở Viễn Đông là vùng biển Trung Hoa và Việt Nam bởi người
Pháp cần một điểm tựa, một điểm trú ẩn, một điểm tiếp tế. Tuy nhiên, cuộc
cách mạng 1848 và việc lập đế chế thứ hai 1852 làm chậm lại quá trình xâm
lược của Pháp. Vì thế, năm 1852, Napoleon III lên cầm quyền đã giúp giới hải
quân Pháp can thiệp sâu hơn, trang bị đủ phương tiện cho chính sách “ngoại
giao pháo kích” giải quyết vấn đề Việt Nam bằng quân lực. Tháng 2/1857,
giáo sĩ Húc gửi thư lên hồng đế Pháp về vấn đề Nam kì, có đoạn “Những


14
người Anh đang dịm ngó Đà Nẵng, họ sẽ đi trước chúng ta nếu biết đề án
của chúng ta” [6, tr. 5]. Chính vì vậy, Napoleon III cho gấp rút thành lập “ủy
ban nghiên cứu vấn đề Nam kì” và đưa ra quyết định chuẩn bị đánh chiếm
Việt Nam. Nhà vua Pháp đã cử sứ thần đến Huế đòi truyền đạo tự do, đồng
thời ra lệnh cho thiếu úy Gionuiy làm chỉ huy quân viễn chinh đánh chiếm
Việt Nam. Là người khơi mào cho đến việc thực hiện, hải quân Pháp đã hồn
thành kế hoạch của mình và trở thành người cai trị thuộc địa mới.

Năm 1858, tư bản Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam với cớ triều đình
Huế ngược đãi giáo sĩ và cự tuyệt không nhận quốc thư của Pháp địi vào Việt
Nam bn bán. Thực dân Pháp đinh ninh rằng “Đánh chiếm Việt Nam rất dễ
dàng hết sức, sẽ khơng gây tổn phí gì cho nước Pháp. Dân chúng hiền lành,
cần cù, rất thuận lợi cho việc tuyên truyền lòng tin của thiên chúa giáo đang
rên xiết dưới sự tàn bạo đến tột độ. Họ sẽ đón chúng ta như những người giải
phóng và những ân nhân” [7, tr. 8].
Như vậy, các giáo sĩ thừa sai, thương nhân người Pháp đã hoạt động để
thiết lập thuộc địa trong nước, còn các hải quân Pháp thiết lập thuộc địa đó từ
bên ngồi. Người Pháp có thể biện minh bằng nguyên nhân kinh tế, nhưng
trên thực địa thương nhân Pháp không thể cạnh tranh nổi người Hoa về kinh
tế. Sự thật quyết định nhất là nguyên nhân chính trị, đó là sự cần thiết để có
một căn cứ tác chiến để tiến về Trung Hoa và thăng bằng lực lượng với Anh.
Quá trình chuẩn bị xâm lược Việt Nam là một quá trình lâu dài, nhất quán của
việc bành trướng, xâm chiếm thị trường hồn tồn khơng phải vì mục đích tơn
giáo hoặc sứ mệnh khai hóa văn minh nào cả.
1.3. Quá trình xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp
Âm mưu xâm lược Việt Nam của người Pháp là nhất quán vì thế trải qua
một quá trình thăm dị, tìm kiếm, gõ cửa, gặm nhấm. Việc Pháp nổ súng xâm
lược nước ta là tất yếu, vấn đề chỉ là thời gian.


15
1.3.1. Chiến sự ở Đà Nẵng
Xác định Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên, tư bản Pháp đạt các
mục đích sau: ở đây có cửa biển sâu rộng nên tàu chiến có thể ra vào dễ dàng,
hậu phương Quảng Nam giàu có và đơng dân có thể giúp chúng thực hiện
khẩu hiệu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, trông chờ vào sự ủng hộ của
giáo dân mà bọn giáo sĩ hoạt động trong đất liền được báo cáo là khá mạnh.
Vì thế từ chiều ngày 31/8/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha đã tới dàn trận

tại cửa biển Đà Nẵng làm căn cứ bàn đạp, từ đó đánh vào nội địa tiêu diệt sinh
lực của triều đình Huế tại đây, rồi vượt đèo Hải Vân bóp chết sức kháng chiến
của phong kiến triều Nguyễn tại chỗ buộc triều đình phải đầu hàng. Mờ sáng
ngày hơm sau (1/9/1858), chúng đã cho người đưa tối hậu thư buộc trấn thủ
Trần Hồng phải trả lời trong vịng 2 giờ. Khơng đợi hết hạn chúng đã cho đại
bác bắn lên các đồn Điện Hải, An Hải suốt ngày hơm đó và cho quân đổ bộ
lên bán đảo Sơn Trà.
Được tin mất bán đảo Sơn Trà, triều đình cử nhiều quân tướng tới tăng
cường lực lượng phòng thủ. Nguyễn Tri Phương được cử làm chỉ huy mặt
trận Quảng Nam lo chống giặc. Nhưng ông không chủ động tấn công giặc, mà
chỉ huy động nhân dân xây thành đắp lũy, chặn không cho chúng tấn cơng vào
nội địa. Cịn đối với nhân dân thì thực hiện chiến thuật“vườn khơng nhà
trống”. Dù khơng độc đáo nhưng chiến thuật này khiến Pháp giam chân ở đây
5 tháng liền. Bị tiêu hao, bị dịch bệnh và khả năng tiếp tế từ đất liền hồn tồn
khơng có. Tình trạng khó xử ấy, Gionuiy quyết đinh chuyển hướng vào Nam
kì trước hết là Gia Định.
1.3.2. Ở Gia Định
Để thốt khỏi tình trạng “tiến thối lưỡng nan”, tháng 2/1859, Pháp đưa
quân vào Gia Định.
Âm mưu của địch lần này khi kéo vào Gia Định có nhiều điểm khác.
Muốn cắt đứt con đường tiếp tế bằng cách chiếm Nam kì và Sài Gòn mà


16
chúng biết là kho lúa gạo của triều đình, chiếm được Gia Định coi như cắt
được dạ dày của triều đình Huế. Tránh sự can thiệp của triều đình mà chúng
được biết là không phải yếu kém như bọn giáo sĩ đã báo cáo. Ở đây cịn có hệ
thống giao thông đường thủy thuận lợi, chiếm được Gia Định Pháp dễ dàng
làm chủ sông Mê Kông đánh sang Campuchia. Hơn nữa, lúc này Pháp đang còn
phải hành động gấp rút vì tư bản Anh sau khi chiếm Singapo và Hương Cảng

cũng đang ngấp nghé chiếm Sài Gòn để nối liền hai cửa biển quan trọng trên.
Đây là lí do Pháp đẩy mạnh đánh chiếm Gia Định. Sáng ngày 9/2/1859,
hạm đội Pháp tới Vũng Tàu rồi theo sông Cần Giờ tiến lên Sài Gòn. Do vấp
phải sự kháng cự của nhân dân ta nên mãi tới ngày 16/2/1859 quân Pháp mới
chiếm được Gia Định. Ngày 17/2/1859 chúng nổ súng đánh thành. Thành Gia
Định thất thủ. Mặc dù chiếm được thành Gia Định nhưng do không đủ sức
giữ thành nên quân Pháp buộc phải rút quân xuống đóng dưới tàu ở giữa lịng
sơng để khỏi bị qn ta tập kích. Sau đó chúng chỉ để lại một số ít quân ở Gia
Định, còn lại cấp tốc kéo ra tiếp viện cho quân Pháp đóng ở mặt trận Đà
Nẵng, trong lúc có nguy cơ bị tiêu diệt.
Đến năm 1861, Pháp có những điều kiện thuận lợi hơn trước, điều ước
Bắc kinh 25/10/1860 cho chúng rảnh tay hơn trong “Vấn đề Nam kì”. Ngày
4/4/1861, Sacne với 400 quân và 70 tàu chiến đánh thẳng vào phịng tuyến
Chí Hịa. Cuộc chiến đấu diễn ra căng thẳng suốt hai ngày liền, cuối cùng Đại
Đồn bị san phẳng. Quân Pháp lấn tới, mở cuộc hành binh đẫm máu dọc sông
Bảo Định, lần lược chiếm Định Tường (12/4), Biên Hịa (18/12/1861) sau đó
chiếm ln thành Vĩnh long vào ngày 23/3/1862.
Chiếm được ba tỉnh miền Đơng Nam kì, Pháp có ý định dừng lại để củng
cố vị trí. Nhân cơ hội triều đình đang lưỡng lự, Bơna đã nhanh chóng kí với
triều đình hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862. Đây là bước chân hợp pháp đầu tiên
đánh dấu việc hồn thành chiếm ba tỉnh miền Đơng ở Việt Nam của Pháp.


17
1.3.3. Thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây. Nam kì lục tỉnh
rơi vào tay Pháp
Sau năm 1862, khi ba tỉnh miền Đông và Cao Miên rơi vào tay Pháp, số
phận của ba tỉnh miền Tây có thể xem là đã định đoạt.
Sang năm 1867, Pháp càng muốn hành động gấp rút hơn trong việc mở
rộng xâm chiếm nước ta. Sau nhiều lần vu cáo triều đình ủng hộ phong trào

chống Pháp ở ba tỉnh miền Đơng, coi đó là nguy cơ thường trực cho “xứ Nam
kì thuộc Pháp”, chúng đã cử người thăm dò thái độ của triều đình Huế. Lúc
này, tình hình nước Pháp cũng thuận lợi cho Pháp thực hiện âm mưu của
mình. Sáng ngày ngày 20/6/1867, Pháp kéo đến dàn trận trước thành Vĩnh
Long, ngay ngày hơm đó thành Vĩnh Long rơi vào tay Pháp. Quyết tâm hành
động đến cùng, Pháp còn yêu cầu Phan Thanh Giản lúc này kinh lược sứ miền
tây viết thư cho quan quân hai tỉnh An Giang và Hà Tiên nộp thành để “tránh
khỏi sự đổ máu vơ ích” do đó chúng chiếm ln hai tỉnh An Giang (21/6) và
Hà Tiên (24/6) mà không tốn một viên đạn.
1.3.4. Pháp tiến ra Bắc kì lần 1. Hà thành thất thủ lần thứ nhất
Chiếm xong Nam kì, thực dân Pháp, nhất là sứ ủy Pháp ở Nam kì ráo
riết chuẩn bị tấn cơng ra Bắc kì, chinh phục tồn bộ lãnh thổ Việt Nam. Lợi
dụng giải quyết “vụ Đuypuy” ngày 5/11/1873 Gacnie đưa quân ra Hà Nội.
Sau khi hội quân với Đuypuy, chúng giở trị khiêu khích. Ngày 19/11/1873,
Gacnie gửi tối hậu thư yêu cầu Nguyễn Tri Phương phải giải giáp quân đội,
rút hết súng trên thành, khai phóng sơng Hồng. Khơng đợi trả lời, sáng sớm
ngày 20/11/1873, y ra lệnh nổ súng đánh thành Hà Nội. Thừa thắng, kéo quân
đánh chiếm Phủ lí (26/11/1873), Hải Dương (3/12), Ninh Bình (5/12) và Nam
Định (12/12)... Trong khi mọi hành động của triều đình đều chậm chạp và dè
dặt thì cuộc chiến của nhân dân ta thực sự bắt đầu. Phối hợp với quân cờ đen
của Lưu Vĩnh Phúc, ngày 21/12/1873, quân ta khiêu khích bố trí mai phục


18
trên tuyến Cầu Giấy. Gacnie cùng binh lính Pháp bị sa vào ổ phục kích và bị
tiêu diệt ở đây. Làm ngơ trước thực tế này, triều đình vội vàng kí với Pháp
hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874 gồm 22 điều khoản. Hiệp ước này thực sự thừa
nhận sự cai trị của Pháp ở Nam kì lục tỉnh.
1.3.5. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kì lần thứ hai. Hồn thành q
trình xâm lược

Bước vào thập kỉ 80, chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển sang giai đoạn chủ
nghĩa đế quốc, vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên cấp bách. Do đó ra Bắc kì
lần này được sự nhất chí cao độ của chính phủ Paris và sứ uỷ Nam kì.
Lợi dụng hiệp ước Giáp Tuất với những điều khoản rộng rãi. Năm 1874,
Pháp tấn cơng ra Bắc kì lần hai lấy cớ vu cáo triều đình vi phạm hiệp ước
Giáp Tuất. Cũng như lần trước, ngày 3/4/1882 quân Pháp do Rivie bất ngờ đổ
quân lên Hà Nội. Ngày 25/4/1882 sau khi được tăng thêm viện binh, chúng
gửi thư cho tổng đốc thành Hà Nội là Hoàng Diệu yêu cầu quân đội triều đình
hạ vũ khí, giao thành trong vịng ba giờ đồng hồ nhưng chưa hết thời gian
chúng đã nổ súng chiếm thành. Nhân lúc triều đình hoang mang, lơ là, thiếu
cảnh giác, Rivie cho quân chiếm mỏ Hòn Gai, Quảng Yên, Nam Định.
Ngay khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng, Hoàng Diệu đã lãnh đạo quân
dân chiến đấu anh dũng, nhưng khi chiến sự đang diễn ra căng thẳng thì kho
thuốc súng trong thành nổ tung, quân đội triều đình tan rã nhanh chóng nhưng
đơng đảo nhân dân Hà Nội vẫn nơ nức mang khí giới đến giết giặc. Chiến
thắng Cầu Giấy lần 2 (19/5/1883) làm cho giặc Pháp vô cùng hoang mang và
lo sợ. Nhưng không giống như 10 năm trước, tin Rivie thất trận không làm
cho thực dân Pháp chùn bước mà quyết tâm đánh thẳng lên Sơn Tây trung
tâm kháng chiến ngoài Bắc và kinh thành Huế nơi đầu não của triều Nguyễn.
Tự Đức mất (17/7/1883) tình hình lục đục của triều đình Huế càng thúc giục
Pháp quyết tâm hành động. Sáng ngày 18/8, sau khi kéo vào uy hiếp cửa biển


19
Thuận An - cửa họng của kinh thành Huế, Cuốcbê đưa tối hậu thư địi triều
đình giao tất cả pháo đài trong vòng 2 giờ. Đến 4 giờ chiều, tàu chiến Pháp
bắt đầu nổ súng và công phá mấy hôm liền các đồn trại của quân ta. Chiều
ngày 20, quân Pháp bắt đầu đổ bộ và chiếm toàn bộ Thuận An. Triều đình
Huế nghe vọng của tiếng đại bác vơ cùng lo ngại lại nghe tin thất bại nên càng
hoảng hốt vội cử Nguyễn Văn Tường xuống gặp Cuốcbê xin đình chiến. Hiệp

ước Hácmăng do pháp thảo sẵn được kí kết giữa triều đình Huế và đại diện
của Pháp vào ngày 25/8/1883. Từ đây, Pháp chính thức thiết lập quyền bảo hộ
của mình lên Việt Nam và nắm tồn bộ về kinh tế,chính trị, ngoại giao. Trên
đà thắng thế, ngày mùng 6/6/1884 chính phủ Pháp cùng triều đình lại kí hiệp
ước Patơnốt. Căn bản dựa trên điều ước Hacmăng nhưng có sửa chữa lại đơi
điều nhằm mua chuộc phong kiến đầu hàng.
Hai hiệp ước Hácmăng và Patơnốt được kí kết dưới áp lực quân sự đã
đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của nhà nước phong kiến độc lập Việt Nam.
Cũng từ đây, người Pháp hồn thành q trình xâm lược nước ta và bắt tay
vào bình định.


20

CHƯƠNG 2
THÁI ĐỘ CỦA TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC QUÁ TRÌNH
MỞ RỘNG XÂM LƯỢC CỦA THỰC DÂN PHÁP
TỪ NĂM 1858 - 1884
Ngày 1/9/1858 thực dân Pháp tấn công bán đảo Sơn Trà, mở đầu q
trình thơn tính và nuốt chửng tồn bộ nước ta. Trải qua thời gian dài mở rộng
đánh chiếm đến năm 1884 bằng điều ước Patonot thực dân Pháp hồn thành
q trình xâm lược nước ta. Qua q trình kéo dài 25 năm đó chúng ta thấy
được thái độ cũng như cách ứng phó của triều đình Huế trước q trình xâm
lược Việt Nam của thực dân Pháp.
Đó là cuộc đấu tranh giữa tư tưởng chủ hòa và thái độ chủ chiến xung
quanh vấn đề là trong điều kiện chênh lệch về vũ khí, về rèn luyện giữa ta và
địch, ta có thể đánh lui nổi quân xâm lược Pháp hay không? Thứ hai là từ chỗ
so sánh lực lượng giữa hai bên thì nên chủ trương hịa hay chủ trương chiến?
Hịa thì mới giữ được nước hay đánh thì nước mới cịn? Phức tạp hơn nữa đó
là vấn đề đánh thì phải làm gì? Hịa là quyền nghi hay kế sách lâu dài ? Cuộc

đấu tranh giữa chủ hịa và chủ chiến kéo dài ¼ thế kỉ trở thành đề tài đấu
tranh chính trị và tư tưởng lớn, sôi nổi kể từ ngày Pháp đánh Đà Nẵng cho
đến ngày kinh thành Huế thất thủ. Nó sớm “vượt ra ngoài phạm vi đấu tranh
tư tưởng để trở thành cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân và triều đình,
giữa quần thần trong triều ngồi tỉnh với nhà vua và bè cánh của nhà vua,
hơn nữa cuộc đấu tranh sớm vượt qua cuộc đấu tranh chính trị mà trở thành
cuộc khởi nghĩa vũ trang của nhân dân, của quân đội chống triều đình đương
thời” [3, tr. 432]. Đây cũng là mấu chốt lịch sử thời kì này.
2.1. Thái độ của triều đình Huế trước quá trình từng bước mở rộng
xâm lược của thực dân Pháp từ năm 1858 đến năm 1862 (trước khi kí
Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862)
Trong những năm đầu của cuộc chiến tranh đến trước điều ước năm
1862, triều đình Huế đã kiên quyết chống Pháp và có những cố gắng nhất


×