Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Tài liệu CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢY TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC HAI GIÒNG TƯ TƯỞNG: LẠC HẬU VÀ TIẾN BỘ pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.81 KB, 20 trang )

CHƯƠNG HAI MƯƠI BẢY

TRIỀU ĐÌNH HUẾ TRƯỚC HAI GIÒNG TƯ TƯỞNG:
LẠC HẬU VÀ TIẾN BỘ

Đang lúc đất nước Việt Nam trải qua những ngày đen tối, do việc Pháp chiếm đóng Gia
Định năm 1862 và Thăng Long thất thủ năm 1873, thì Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng phải
trải qua những ngày đau thương do triều đình Huế, Văn Thân và Cần Vương gây nên. Họ tàn sát
hàng chục nghìn người Công giáo vi
ện cớ là Công giáo theo Tây.
1

Trong hoàn cảnh bi đát như vậy, một số người can đảm biểu lộ sự thật, nói lên tiếng nói
lương tâm cho triều đình và nhân dân Việt Nam rõ lập trường cứu nước thương dân của mình.
Nhưng triều đình lạc hậu, mù quáng, cố chấp, cứ một mực thi hành đường lối khát máu đối với
giáo dân và người ngoại quốc. Đường lối đó đưa đến sự sụp đổ hoàn toàn c
ủa đất nước và đưa
người dân Việt Nam vào vòng nô lệ của thực dân Pháp.
Lúc bấy giờ xuất hiện hai tư tưởng chống đối nhau. Một bên là các nho sĩ gồm các vua
chúa phong kiến của triều đình cùng những sĩ phu Văn Thân và Cần Vương hiếu chiến. Họ tự
đắc tự mãn với những bằng cấp kiến thức nho học của mình. Do đó bàn đến quốc sự, họ chiũ biết
đến Nghiêu, Thuấn, Hạ, Thương, Chu của Trung Quốc. Hạng người này lại có quyền bính trong
tay, cai trị đất nước bằng cách ngâm thơ, vịnh phú, rung đùi bên tách trà sen thơm nóng, rồi khi
đứng, khi ngồi, khi tỉnh, khi say mà tưởng mình là nhất thiên hạ, không ai văn minh hơn mình,
không ai hùng mạnh hơn mình,
2
và cho thiên hạ là man di mọi rợ, chính đang lúc thiên hạ tiến
một bước dài trên việc mở mang thương mại, công nghệ, cơ khí và khoa học kỹ thuật.
Đại diện cho nhóm nhà nho bảo thủ có thế lực là Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức và ông
đồ nho Nguyễn Đình Chiểu, là người rêu rao việc tiêu diệt Phật Giáo và Gia Tô giáo để làm vinh
quang cho Nho giáo.


3

Đối chọi với nguồn tư tưởng lạc hậu phong kiến trên là nguồn tư tưởng phóng khoáng,
tiến bộ, đòi canh tân xứ sở cấp tốc không thì mất nước. Tư tưởng này do người Công giáo chủ
trương mà đại diện nổi bật là linh mục Đặng Đức Tuấn, Nguyễn Trường Tộ, Pétrus Trương Vĩnh
Ký, và một số người Công giáo khác.
Người Gia Tô giáo trí thức lúc bấy giờ, trước sự tiến bộ của khoa học phương Tây, mở to
đôi mắt để quan sát học hỏi. Họ là nhóm người duy nhất đi du học nước ngoài, hoặc chính họ
không đi học thì họ gởi con cái đi, như trường hợp của thánh Hồ Đình Hy,
4
của y sĩ Xuân. Ngoại
trừ Nguyễn Trường Tộ, thì Linh mục Đặng Đức Tuấn, giáo sư Hán văn tại Pénang trong 10 năm,
Trương Vĩnh Ký và biết bao người Công giáo khác vào thế kỷ XVIII, XIX
5
như các linh mục
Vinh Sơn Liêm, Gioan Thi Công, Phêrô Gioan Huy
6
tốt nghiệp tại Đại Học Thánh Thomas ở
Manila, Philippines. Du học tại Pénang, Malaysia có Phan Văn Minh, Hồ Đình Thịnh, Lê Văn

1
Xem Chương Hai Mươi Lăm.
2
Thời nay Cộng Sản Việt Nam cũng tự gán cho mình đỉnh cao trí tuệ loài người.
3
Nguyễn Đình Chiểu, Dương Từ Hà Mậu (Long An, 1982), trg 12. Trong thời kỳ này Nho giáo được cho là chính
đạo. Xem:
- Chương Mười Sáu.
- ĐNTL - ĐIIK, Dưới Triều Minh Mạng, Tập 17, trg 244, Hà Nội.
4

Lm. Hồ Đình Thịnh, con của Hồ Đình Hy, được gởi đi học Pénang. Con của y sĩõ Xuân tử đạo cũng đuợc gởi đi
học ở Pénang. Trương Bá Cần và Quốc Oai trong Nguyệt San Công Giáo và Dân Tộc, số 657-663, 1988 lên án việc
Hồ Đình Hy gởi con đi du học là một tội chính trị!
5
Nhằm canh tân hóa quốc gia trong các lãnh vực xã hội, kinh tế và quốc phòng.
6
Bùi Đức Sinh, Dòng Đaminh Trên Đất Việt (Sài Gòn, 1993), Tập I, trg 83.
Lộc, Đoàn Văn Quy, Lê Văn Huấn,
7
Trần Ngọc Vịnh,
8
Đoàn Trinh Hoan, Đoàn Trinh Khoan;
9

và du học Pháp có Nguyễn Ngọc Tuyên.
10

Vào thời gian này, các quan ở triều Nguyễn không có lấy một người đi du học thì làm sao
mà trông xa thấy rộng. Nhãn giới của họ không vượt quá bốn bức tường dầy đăỉc và đen tối của
kinh thành Huế. Hầu hết những người đi du học có tên ở trên đều bị triều đình Huế, Văn Thân
hoặc Cần Vương giết sạch. Cũng có dư luận rằng Nguyễn Trường Tộ bị đầu độc mà chết.
11

Phong trào đổi mới do Nguyễn Trường Tộ chủ xướng được nhiều đồng bào trí thức trong
nước hưởng ứng như Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Điền, Nguyễn Hiệp, Đinh Văn Điền
12
, Lê Đĩnh,
Phan Liêm
13
, Bùi Phùng và Cao Bá Quát

14
.
Tất cả đề nghị cải cách của những người trí thức nà cũng như của Nguyễn Trường Tộ đều
bị đình thần cản trở.
15


I. LINH MỤC ĐẶNG ĐỨC TUẤN

1. Tiểu Sử
Đặng Đức Tuấn
16
sinh năm 1806 tại Bồng Sơn, Bình Định, đã tỏ ra là một người thông
Nho. Dưới triều Minh Mạng và các vua chúa kế vị sau xảy ra liên tiếp nhiều cuộc cấm đạo, nên
Giáo hội không thể tổ chức chủng viện ở trong nước mà đành phải gởi các thanh niên đi du học ở
Pénang, Malaysia.

7
Lm. Lê Văn Huấn sinh năm 1840 tại An Vân, Thừa Thiên, con ông lý trưởng Lê Văn Khuê (ông bị đày ra Lạng
Sơn và chết vì đạo tại đây năm 1861). Cha Huấn học tại Pénang từ năm 1864-1870, chịu chức linh mục 1882 và làm
phó Nhu Lý năm 1883. Năm 1885, cha Huấn theo cha Khoan từ Nhu Lý về Dương Lộc với giáo hữu và 65 nữ tu.
Cha bị Cần Vương giết ngoài nhà thờ ngày 8-9-1885 và được an táng trong lăng tử đạo Dương Lộc.
8
Lm. Trần Ngọc Vịnh sinh tại Mậu Tài, Phú Vang, Thừa Thiên, con quan tham tri Trần Ngọc Giao, học tại Quốc Tử
Giám và tại Pénang từ 1864-1870. Được cử làm cha sở Đại Lộc. Lúc Cần Vương nổi lên, cha Lộc từ Đại Lộc chạy
về Dương Lộc tỵ nạn, bị thiêu sát với giáo dân trong nhà thờ ngày 8-9-1885.
9
Lm. Đoàn Trinh Khoan, cháu ruột của thánh Đoàn Trinh Hoan, học tại chủng viện Pénang, chịu chức linh mục tại
Huế năm 1863 và được cử làm cha chính xứ Nhu Lý. Năm 1885, cha đưa nữ tu và giáo hữu Nhu Lý về Dương Lộc
tỵ nạn. Cha bị thiêu sát cùng với giáo hữu trong nhà thờ Dương Lộc ngày 8-9-1885.

10
Lm. Nguyễn Ngọc Tuyên sinh tại Phụ Việt, Quảng Bình năm 1829, học Mans, Pháp, thụ phong linh mục tại Pháp
1864. Cha là giáo sư Pháp văn tại Thượng Bạc, Huế và được bổ làm tham biện Hải Phòng. Năm 1880 về làm cha sở
Thợ Đúc rồi An Truyền và Dương Lộc, bị Cần Vương giết tại Dương Lộc ngày 8-9- 1885.
11
Đào Trinh Nhất, Phan Đình Phùng (Sài Gòn, 1950), trg 29 (1, 2). Trừ hai linh mục không bị giết là Đặng Đức
Tuấn và Hồ Đình Thịnh.
12
Lê Thành Khôi, Le Việtnam Histoire and Civilisation (Paris, 1955), trg 364.
13
Ibid, trg 365.
14
Cao Bá Quát, năm 1843, táp tùng phái bộ Đào Tri Phú sang Singapore. Ông đã bàng hoàng nhận định về cường
thịnh của người và hèn yếu của mình, và cũng đã từng than thở,
Nhai văn nhá chữ buồn ta
Con giun còn biết đâu là cao sâu
Tân gia từ vượt con tàu
Mới hay vũ trụ một màu bao la
Giật mình khi ở xó nhà
Văn chương chữ nghĩa khéo bè trò chơi
Không đi khắp bốn phương trời
Vui đầu án sách uổng đời làm trai

15
Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược (Sài Gòn, 1954), trg 474.
16
Nguyễõn Tài Thư, Cao Bá Quát, trg 130 viết theo Vũ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn, Tinh Hoa Công Giáo Ái Quốc
Việt Nam (1970).
- BAVH Le traité de 1862.


Chủng viện Pénang nhận đào tạo các chủng sinh từ các nước Á đông như Việt Nam,
Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bổn, v.v... Ngoài những môn cần thiết phải học để có thể thụ phong
linh mục, các sinh viên Việt Nam phải học thêm Hán Văn vì môn này rất quan trọng lúc trở về
truyền giáo. Theo lời yêu cầu của nhà trường, Giám mục Cuénot Thể gởi Đặng Đức Tuấn đi
Pénang với tư cách là giáo sư Hán văn. Tại đây, vừa dạy Hán văn, ông vừa học thêm các tiếng
như La tinh, Pháp và Anh văn. Sau 10 năm xuất dương, ông trở về nước và được thụ phong linh
mục tại Gò Thị bởi tay Giám mục Cuénot Thể. Sau đó ngài coi sóc địa sở Châu Me và Trung Tín
được 6 năm thì chiến tranh Việt-Pháp bùng nổ dữ dội ở Cửa Hàn và Gia Định. Trong lúc đó triều
đình Huế lại ra lệnh bắt giam tất cả các người theo Gia Tô giáo, và đánh phá cướp bóc các nhà
thờ, nhà xứ. Cha Tuấn phải lánh xa Quảng Ngãi trở về Bình Định rồi sau lại trở ra Quảng Ngãi.
Trên đường bôn tẩu, nhiều lúc cha Tuấn ghé vào nhà người bên lương mà vẫn được tiếp
đãi tử tế vì lúc trước cha có dạy Hán văn, được tử sĩ Bình Định và Quảng Ngãi kính trọng.
Đối với Tự Đức và triều đình, đạo Gia Tô là đạo dị đoan, là tà thuyết mê hoặc nhân dân,
đào tạo nên những phần tử phản qu
ốc và a tòng theo giặc. Muốn sửa đổi những quan niệm sai
lầm ấy, linh mục Đặng Đức Tuấn làm một tập điều trần bày tỏ căn nguyên và những điều hiểu
lầm về Công giáo. Cha thường phải luôn bôn ba chẳng nơi định kỳ vì triều đình đang truy nã các
linh mục ráo riết. Cuối cùng cha bị bắt tại Nghĩa Mân và bị giải đến huyện Mộ Đức. Sau khi hỏi
cung, quan huyện soát trong người cha Tuấn, gặp một tập điều trần 6 trang. Trước những lời nói
hùng hồn can đảm, lý lẽ gắt gao, quan huyện đùoán ngay tông tích của ngài. Đến tối quan lại đòi
cha ra để hỏi chuyện và người nhìn nhận mình là linh mục. Quan huyện làm giấy đem Cha Tuấn
lên tỉnh đường.
Quan Bố và quan án truyền cho cha Tuấn bước qua Thập giá, nhưng cha từ chối. Cũng
vào thời kỳ này có hai quan ở Huế đến quan sát tình hình địa phương. Tỉnh đường trình 6 trang
điều trần của cha Tuấn cho các quan xem, và các ông phê: ”Điều trần phân minh, phải gởi lên
triều đình.” Tiếp đó, hai quan thanh tra gặp cha Tuấn và truyền cởi gông xiềng. Tỉnh đường gởi
bản điều trần và lời khai của cha Tuấn về Cơ Mật để dâng cho Tự Đức. Nhờ bản điều trần minh
bạch của cha Tuấn mà sự ác cảm đối với Công giáo được dịu bớt phần nào. Năm hôm sau có chỉ
truyền cha Tuấn ra Kinh và mỗi tỉnh phải bổ quân đón ngừa và một số quân 30 người đưa dọc
đàng từ địa phương này đến địa phương khác. Giải đến Huế vừa xế chiều, tiếng đồn khắp gần xa,

nên dân kinh thành đổ xô đến xem rất đông. Cha Tuấn được dẫn đến Bộ Binh và hội kiến nhiều
quan thượng như Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp. Các quan lớn nhỏ ngồi hai hàng nghiêm
trang oai vệ. Cha Tuấn ngồi chính giữa điện, trên một chiếc chiếu bông trải trước mặt các quan
văn võ triều đình.
Phan Thanh Giản chủ tọa buổi hội thảo và bảo rằng: “Nay vua truyền mời đạo trưởng về
triều để xét hai điều. Thứ nhất trong đạo Gia Tô có nhiều điều khó hiểu. Th
ứ hai là do nguyên cớ
gì mà tây dương đến đây quấy rối làm ngang. Thầy cứ sự thật tường khai.”
Cha Tuấn phân giải cặn kẻ hai câu hỏi của Phan Thanh Giản, và kết thúc bằng cách cắt
nghĩa thêm về hai vấn đề quan trọng khác đã gây bao tai hại lớn lao trong thời kỳ bấy giờ.
Phan Thanh Giản truyền cho cha viết vào giấy nạp Bộ, rồi bãi triều. Quân đưa cha về ngục thất
chờ lệnh trên. Qua hôm sau Phan Thanh Giản đòi cha Tuấn vào hỏi lâu giờ, rồi mời nước thết đãi
lịch thiệp. Phan Thanh Giản cho biết trong triều có nhiều quan có ác cảm và hoài nghi với đạo. Ý
triều đình và nhà vua cũng muốn làm lơ nhưng các tỉnh cứ đệ sớ tâu xin khắc khe với đạo. Ông
khuyên cha hãy nhẫn nại chờ đợi trong lúc nhà vua cứu xét bản điều trần.
Ngay sau lúc đọc xong bản điều trần, Tự Đức hạ lệnh mở gông, giải xiềng và ban thưởng
cho cha Tuấn. Thừa ân huệ, người lập tức đi thăm các bổn đạo bị cấm cố ở Thừa Phủ, Cung
Quán, Trấn phủ và Khám đường. Các lao tù thời ấy chật ních những giáo hữu sau sắc dụ phân
tháp năm 1860.
Ở Gia Hội có một bà góa Công giáo tên là Trần Ngọc Giao, thân mẫu của linh mục Trần
Ngọc Vịnh. Cha Vịnh được phúc tử đạo vào đời Văn Thân. Bà nhờ rể hiền là ông Kiến Thoại,
một quan lớn trong triều, nên khỏi phải đi phân tháp. Giữa lúc cấm cách nhiều vị linh mục trú ẩn
ở nhà bà trá hình làm tôi tớ. Một hôm cha Tuấn đến thăm bà, thấy một khuôn mặt hơi quen nơi
một cậu trai với bộ áo nâu bưng trà tiếp khách. Cậu ấy là linh mục Martino Nguyễn Văn Thanh
(An Vân).
17
Hai linh mục nhìn nhau nỗi lòng đau đớn.
Bản điều trần khiến Tự Đức phân vân. Nhưng nhà vua càng trì hoãn quyết định thì tình
thế càng nguy ngập. Miền Nam bị chiếm, miền Bắc bị loạn. Để giúp Tự Đức, cha Tuấn soạn
thêm hai tập điều trần. Tháng 3-1862, cha dâng hai tập điều trần ấy và Tự Đức thuận theo những

lời yêu cầu. Ông hạ chỉ tha nam phụ lão ấu, cho họ lui về quê quán. Thế là vấn đề phân tháp
được bãi bỏ dứt khoát.
Thượng tuần tháng 3, tàu Pháp ra Huế, yêu cầu ký kết hòa ước với Việỉt Nam. Triều đình
hội đàm bàn tính không biết phải cử ai đi làm đại sứ. Lâm Duy Hiệp mời cha Tuấn dò ý kiến, và
cha trả lời rằng: ”Trình quan lớn, xin quan lớn dâng sớ tâu Hoàng đế ủy quan lớn vào Đồng Nai,
và tôi sẽ tùng hành với ông. Tôi quả quyềt không ai dám làm gì. Hòa được thì tốt, không thì lui
ra.” Lâm duy Hiệp vào nội tấu, vua ban sắc hạ y như lời xin.
Từ ngày ấy cha Đặng Đức Tuấn được phép ra vào Tả Viện và Hoàng Thành để thương
thuyết bàn bạc với hai ông Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp. Ngày 22-5-1886, chiếc tàu
Hoàng gia Việt Nam rời Thuận An đến Sài Gòn. Lúc hoà ước ký xong, cha Tuấn có đến thăm
Giám mục Lefèbvre ở Gia Định. Sau đó cha về Bình Định, và mỗi khi cần hỏi ý kiến, Tự Đức lại
xuống chỉ triệu cha về Huế. Nhờ cha mà triều đình giảm bớt ác cảm với đạo và biết rõ quan niệm
chân chính ái quốc của người Công giáo. Cha Đặng đức Tuấn mất năm 1874 tại địa sở Chánh
Khoan, Phù Mỹ, Bình Định.

2. Sự Nghiệp
Tác phẩm lớn của cha Tuấn gồm hai thi phẩm trường thi có liên quan đến quốc sử là Việt
Nam Giáo Sử Diễn Ca và Lâm Nạn Phụng Quốc Hành.

A. Việt Nam Giáo Sử Diễn Ca
Việt Nam Giáo Sử Diễn Ca là quyển s
ử biên niên, lược thuật sự thăng trầm của Công
giáo Việt Nam suốt 3 thế kỷ từ 1528 đến 1874.

B. Lâm Nạn Phụng Quốc Hành
Lâm Nạn Phụng Quốc Hành là một hành khúc ghi lại 4 sự kiện bản thân gồm có bản thân
lâm nạn vì chỉ dụ cấm đạo, phụng chỉ đến kinh đô để điều trần việc cứu quốc, nam du nghị hòa,
và giải nạn cho các giáo hữu.
Tại kinh đô, cha Tuấn đàm thoại với quan Thượng thư Bộ binh Lâm Duy Hiệp về giáo lý
và chứng minh việc Pháp quấy rầy ở Cửa Hàn năm 1856-1857 không liên quan đến Công giáo.

Cha viết:
Đạo mà nội ứng với tàu Lang Sa
Thì khi tàu ấy mới qua


17
Nguyễn Văn Hội, Lịch Sử Giáo Phận Huế, trg 274, Huế, 1993. Bốn linh mục đang trốn tại nhà bà Trần Ngọc Giao
là cha Anrê Nguyễn Văn Lành, cha Anrê Nguyễn Van Thoại, cha Tađêô Phan Văn Thân và cha Martinô Nguyễn
Văn Thanh.
Kéo nhau bỏ xứ chạy hoà theo Tây.
Sau đó cha Tuấn quả quyết lòng trung thành đối với quốc gia của người Công giáo. Họ là
một công dân của đất nước, tuân giữ các luật lệ và nghĩa vụ cũng như các công dân khác:
Phụng công thủ pháp mọi đường
Binh thuế như chúng kiều lương như người
18

Đạo chẳng dám xuất, bỏ đi,
Là trọng Thiên Chúa, đâu vì Lang sa!
19

Tháng 5-1862, phái đoàn Việt Nam gồm Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp, Đặng Đức
Tuấn vào Gia Định dự hội nghị với Pháp và Espanha. Theo như cha Tuấn thuật lại trong Nam Du
Nghị Hòa, tàu Loan Phụng ra cửa Thuận An, có tàu Forbin của Pháp đón tiếp, cột giây kéo vào
Gia Định. Dân chúng Nam Kỳ nghe tin tàu vua đến, ra đứng bờ sông trông đợi, tỏ tình quyến
luyến phái đoàn. Quang cảnh thành Gia Định bấy giờ khác hẳn năm xưa: ngoại kiều đông đảo,
phố xá nghinh ngang. Phái đoàn Việt Nam đến đất cũ của mình mà như đặt chân lên một miền xa
lạ. Hội nghị giảng hoà khai diễn ngày 6-5-1862, một bên là Pháp và đồng minh Espanha, và bên
kia là Việt Nam. Pháp đòi bồi thường khoảng 5 triệu đồng và cắt giao trọn 6 tỉnh Nam Kỳ. Phan
Thanh Giản cùng Lâm Duy Hiệp thấy điều kiện giảng hòa khá nặng, nên hỏi ý kiến cha Tuấn:
Phan, Lâm đòi Tuấn hỏi han:

Tây xin nhiều quá, Tuấn bàn làm sao?
Tuấn rằng: ”Ông lớn lượng cao,
Đòi bồi thì chịu, đừng giao tỉnh thành.”
20

Giáo luật Công giáo bắt buộc giáo dân phải tuân giữ các lề luật quốc gia như người công
dân khác, không thể là một Công giáo tốt nếu không phải là một công dân tốt. Những tư tưởng
này Đặng Đức Tuấn có dịp trình bày cho triều đình lần trước trong 2 tập điều trần. Chính hai tập
điều trần này vẫn còn tồn tại. Tập thứ I là Hoành Mao Hiến Bình Tây Sách và tập thứ II là Minh
Đạo Bình Tây Sách. Cha Tuấn biên soạn 6 bản điều trần nhưng bây giờ chỉ còn 2 bản quan trọng
này.
21
Trong lúc bị bắt giải đi, cha Tuấn để 2 tập điều trần này trong túi hành lý.

C. Hoành Mao Hiến Bình Tây Sách
22

Đây là Sách Lược Bình Giặc Tây Của Một Kẻ Sĩ ở Nhà Tranh. Trong bản điều trần này
cha Tuấn chỉ đề cập đến 2 việc thiết yếu là kế hoạch bình Tây và sách lược chiến thắng Tây.

- Kế Hoạch Bình Tây
Về kế hoạch bình Tây thì phải biết Tây là ai? Binh pháp cơ bản là biết người biết ta, trăm
trận đánh không mỏi mệt. Bọn Mọi Biển
23
rất là mạnh dữ, tinh nhuệ, rất giỏi nghề bắn súng, và
thuốc súng của chúng rất mãnh liệt. Đánh nhau trên sông, trên biển hay trên đất liền, chúng đều
giở hết những sở trường của chúng là đánh trên biển, chiến thuyền và hỏa thuyền của chúng lui
tới rất lanh, không ai ngăn chặn được. Chính thế mà Mọi Biển vùng vẫy khắp nơi, được tiếng vô
địch từ lâu. Đến nơi nào cũng thắ
ng như tại các nước A-lập-Bá, Angiêri, Amédia ở bên đất Tây,

và các nước Đại Thanh, Xiêm La, Triều Tiên, Nhật bản ở bên đất Đông. Hễ bọn Giặc Biển đến là
chúng gây ra mối họa chiến tranh, chiếm đất giữ thành theo kiểu chim tu hú đẻ nhờ ổ quạ.

18
Giáo dân vẫn đi lính, đóng thuế cho triều đình, những việc công ích như làm cầu làm đường, giáo dân đều vâng
chịu như lương dân, không bao giờ dám khinh lệnh của triều đình.
19
Võ Ngọc Nhã, Đặng Đức Tuấn (Sài Gòn, 1970), trg 73.
20
Ibid, trg 159.
21
Ibid, trg 125.
22
Ibid, trg 223.
23
Lính viễn chinh Pháp.
Binh của chúng ta tuy nhiều, nhưng chưa chắc mạnh mẽ tinh nhuệ bằng binh của chúng,
chưa chắc giỏi nghề bắn súng bằng chúng, thuốc đạn của chúng ta chưa chắc mau chóng, dữ dội
bằng thuốc đạn của chúng. Vì cớ đó mà chúng lấn được vào bờ cõi ta, dám chiếm đất vua, sang
đoạt thành trì, chỉ vì binh ta yếu kém hơn mà thôi. Nay muốn xua chúng ra biển, khôi phục đất
đai Gia Định, ắt phải lo liệu việc binh ngoài cách thức thông thường, không thể vịn vào lối cũ.
Cái đạo dùng binh là theo tình thế của quân địch mà ứng chiến, không thể bo bo theo kiểu như
xưa được. Do đó chúng ta cần lưu ý đến 3 điều thiết yếu sau:
Điều 1 là tuyển lính. Những người cường tráng, từ 20 tuổi trở lên và từ 40 tuổi trở xuống
cần được chiêu mộ. Thời gian phục vụ là 5 năm. Số lính ở quân ngũ được h
ưởng lương tiền gấp
đôi lần trước. Binh lính đều được miễn mọi siêu dịch như việc chặt cây xúc đất. Như thế là cốt
cho quân lính cường tráng tăng thêm nhuệ khí chiến đấu và tập luyện tinh tuyền thuần thục cơ
thể để chống nhau với kẻ thù. Bọn Giặc Biển sẽ phải thua!
Điều 2 là thao diễn chiến pháp. Phép thao diễn không gì quan trọng hơn việc tập bắ

n
súng.
24
Lũ lính trên các chiến thuyền giặc Biển bắn súng rất giỏi. Quả thực bọn chúng đối với ta
là kẻ thù cách nhau một trời một vực, đâu phải chuyện tầm thường. Nếu chúng ta cứ dùng cái lối
võ nghệ gươm dao, côn dài, cung mạnh thì thật là ứng chiến không phải phép vậy. Chỉ cần cho
quân ta giỏi nghề bắn súng, biết dùng các thứ súng lớn, súng lửa, súng trái phá, súng thần công,
súng máy là đủ vậy.
Điều 3 là luy
ện chế thuốc súng. Thuốc súng không cần số lượng nhiều, mà cần ở sức
công phá mạnh, và thuốc bắn súng không dùg thứ cũ, chỉ lấy thứ mới. Phàm các thứ thuốc súng
lâu quá 3, 4 năm thì vất bỏ đi.
Trong 3 điều quan trọng nói trên mà thiếu đi một điều thì dẫu Hoàng triều có những vị
tướng văn, tướng võ ngang trời dọc đất, vận trù quyết sách, mưu mẹo như thần cũng không làm
gì xuể bọn Giặc Biển này được.

- Sách Lược Chiến Thắng Tây
Việc thiết yếu thứ hai là sách lược quyết thắng Mọi Biển. Cái đạo dùng binh trước hết
phải rõ cái lý khúc trực,
25
cái thế mạnh yếu. Binh Mọi Biển lý khúc phi chính nghĩa mà thế
mạnh, binh ta lý trực có chính nghĩa mà thế yếu. Luận về lý thì chúng khúc mà ta trực, luận về
thế mạnh yếu thì chúng mạnh mà ta yếu. Cho nên binh ta đông mà không chắc thắng nổi số
lượng ít của binh chúng. Huống chi Giặc Biển có đủ chiến thuyền lưu hành khắp thiên hạ bốn
phương, đó là một lý do mà ta chưa dễ thắng nổi chúng vậy. Do đó mu
ốn thắng chúng, trước hết
chúng ta phải phòng ngự vững vàng rồi mới đi cầu viện binh.
Nay xin vua sai kẻ hùng biện đem quốc thư đi đường biển sang Hạ Châu (Singapore) cầu
viện quân Anh, kể đủ việc binh Phú lang Sa vô cớ xâm hiếm bờ cõi nước Nam, đoạt ngang thành
trì, làm lắm điều trái nhân đạo, tàn hại sinh linh, tội ác của chúng đầy dẫy. Nên biết rằng Phú

Lang Sa tiếng là cường thịnh, nhưng từ tr
ước đến giờ vốn sợ binh Anh Cát Lợi.
Nay nếu về mặt thủy chiến, có binh Anh Cát Lợi, về mặt lục chiến, có quân ta ngăn trên
bộ, thuyền Giặc Biển quyết sẽ lâm vào cảnh dứt đường lui tới, ra vào đều khó. Dầu chúng có
cánh bay lên trời đi nữa, cũng khó mà trốn thoát vậy. Việc chế ngự bọn Giặc Biển là công việc
khẩn cấp của triều đình.
Bản điều trần trên là một bản điều trần quan trọng, biểu lộ được lòng yêu nước thiết tha
của một người Việt, mà lại là một người Công Giáo - còn hơn thế nữa, của một linh mục. Điều
đó làm cho Tự Đức và triều đình phải suy nghĩ đường lối chém giết người Gia Tô giáo mà nhà

24
Đào Trinh Nhất, op. cit., trg 22-23, mục Việc Tập Bắn ở Thuận An.
25
ĐNTL - ĐIVK, CBTTĐ, Tập 36, trg 244, Hà Nội.
vua đang ráo riết thi hành là một đường lối sai trái. Sự truyền cảm của bài văn chứa đầy nhiệt
tình yêu nước tất phải có hiệu quả vì:
Bát canh nấu với máu gan,
Dâng trời cũng thấu lời van cho mình.
Mũi tên dồn hết tinh thành
Bắn vào đá quí tan tành như chơi.
26


D. Minh Đạo Bình Tây Sách
“Hiện giờ bọn Giặc Biển ngang dọc ở chốn biên thùy. Lũ giặc thù đó là quân mạnh bạo
tuyệt vời, tài xuất chúng hơn hẳn rợ Nghiêm Doãn thời Chu, rợ Hung nô đời Hán, rợ Hốt Tất
Liệt Đột Quyết đời Đường, rợ Khiết Đan Kim Liên đời Tống. Nay ta phải chống nhau với bọn
giặc dữ đó, mà binh sĩ ta đều là dân quen an hưởng thái bình đã lâu năm, 50, 80 năm không từng
trải chiến trận, như vậy mà muốn chiến thắng thành công tưởng thiệt là khó vậy.
Rủi như thất thủ chốn biên cương thì những kẻ đương nhiệm lại không chịu biết rằng

quân ta yếu, quân giặc mạnh, chiến trận diễn biến theo thế tấât nhiên, việc phải đến nó đến. Bèn
quay ra đổ oán hờn tội lỗi cho người theo đạo Giatô, ức đoán rằng những người này làm nội ứng
cho giặc, giặc nhờ thế mà thỏa chí xâm lăng
27
... Một người nói ra 10 người phụ họa, khiến cho
những người có đạo phải chịu cái hiềm nghi đen tối rồi hết thảy đều sa vào tù ngục oan khiên.
Những người có trách nhiệm làm như vậy tưởng đâu trừ được mối lo nội phản, thì có thể tránh
được nạn xâm lăng từ bên ngoài. Họ có biết đâu rằng bọn dân hèn ở chốn thảo dã, chịu oan ưổng
tức là đã làm loạn làm cho tai họa bên ngoài càng thêm rắc rối, nhiễu nhương, rốt cuộc chưa có
được phương lược đúng tốt để dẹp trừ quốc nạn.
Ngày xưa đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế gặp lúc Tây Sơn dấy loạn núp mình rồng trong
chốn dân gian, từng gặp người Tây dương là Bá Đa Lộc. Người theo đạo Gia Tô này từng lui tới
giúp đỡ nhà vua, đánh binh Tây Sơn thống nhất đất nước.
Đương hồi quốc triều mới mở nước, ngoài đạo Giatô chưa từng phụ ơn. Đến khi gặp vận
hội trung hưng, người đạo ấy lại may được có công phò tá.
Nay quân Pháp xâm lấn cương thổ, quân ta bèn nghi người có đạo sanh lòng giặc, bắt
phải chịu hình phạt thiệt nghiêm, há phải rằng đạo ấy lúc đầu thì yêu nước trung vua, mà nay
biến chất thành ra phản nghịch. Làm gì có sự quái lạ ấy trên đời? Vì thế đức Thế Tổ Cao Hoàng
ta còn trị vì, ngài chuẩn cho đạo ấy được thịnh hành không bao giờ cấm đoán. Phàm các địa
phương có người theo đạo đều được phép cất nhà thờ, rao giảng công khai. Việc ấy kể đã lâu
lắm. Chính vì đạo Thiên Chúa là đạo thanh minh, đổi biến loạn thành bình trị. Đức Cao Hoàng
sáng lập nghiệp lớùn truyền ngôi lại cho con cháu, mở mang nguồn lợi, sắp đặt công việc, thành
tích kiến thiết rõ ràng có thể truyền đến muôn đời mà không gây ra mối tệ. Đương thời buổi ấy
sống trong biển lặng, vua khoanh tay ngồi rỗi ở chốn cửu trùng và muôn vật cường thịnh, dân
chúng yên vui, cảnh tượng thái bình, bút nào tả cho xiết được.
Kể đến năm Minh Mạng thứ 13, nhân có người thù hiềm với giáo dân, lúc đầu chỉ là việc
vu cáo hãm hại
28
để trả thù riêng mà về sau oan nghiệt liên miên, gây thành họa lớn. Từ đó mới
bắt đầu có chỉ cấm đạo. Tiếng ty ngôn đưa xuống, sợi tơ vụt lớn như bánh xe. Người trong nước

đều coi giáo dân là phường không vua, không cha rồi những kẻ hiếu sự bất cứ việc gì cũng cứ
vịn theo lệ ấy để thỏa bạo, lấy của người làm giàu cho mình, thành ra những người Giatô kế tiếp

26
Phan Bội Châu do Lâm Giang dẫn trong Đặng Đức Tuấn (Sài Gòn, 1970), trg 244.
27
ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXII, 1859, Tờ 23-26, 77-79, CRO 2: CB 242.
ĐNTL - ĐIVK: CBTTĐ XXII, 1859, Tờ 275-276, CRO 2: CB 239.
28
Xem Chương Mười Bảy, số II. Vụ làng Dương Sơn và Mông Phụ.
nhau vào nhà tù, bi lụy vô cùng, xiềng xích gômg cùm không mở miệng kêu oan vào đâu được,
đến nỗi dưới ánh mặt trời sáng sủa trong vòng giáo hóa nhân ái của nhà vua, mà một lũ dân trung
tuân giữ phép nước phụng sự hoàng triều lại chịu hàm oan thảm thiết.
Ngày xưa chỉ một phụ nữ nước Tề chịu hình phạt oan uổng mà Trời còn cảm ứng, biến
loạn đến ba năm, huốâng chi ngày nay số tù ngục oan khiên nhiều hơn nước Tề gấp mấy. Nếu
bảo rằng người đạo Thiên Chúa đều có tội đáng xử phạt, trường hợp này không thể so sánh với
oan ngục nươc Tề, thế thì tại sao lũ dân cày ruộỉng, đào giếng làm ăn lương thiện đời vua Gia
Long nay lại biến ra bọn tù phạm đáng chém, thắt cổ, đáng kết án khổ sai, đáng chịu đi đày hết
cả?
29
Há rằng đạo ấy ngày xưa thì phải mà ngày nay lại trái sao? Và những người theo đạo ấy
ngày xưa so với những giáo dân ngày nay có một sự cách biệt khác nhau một trời một vực?
Huống chi là người theo đạo ấy, về các việc dân việc lính chịu sưu chịu thuế cũng y như hạng
bình dân khác, sao lại đối xử riêng với họ theo cách ấy, làm sao cho khỏi tổn thương đến cái lòng
nhân ái công bình của nhà vua, xem muôn dân như con đỏ, không phân biệt chút nào. Cái ngh
ĩa
trị dân một cách bình đẳng, khiến cho xa gần vui phục có phải vì việc cấm đạo mà sứt mẻ đi
chăng? Vì những kẻ mà so sánh với đời Gia Long yên vui vô sựỉ thì ngày nay thậât là rối rắm,
nhiễu nhương, cái thế ngày trước khỏe, ngày nay mệt đã được chứng nghiệm một cách rõ ràng,
nhìn qua là thấy được nét lớn ngay.

Trộm nghĩ rằng:
Sau cơn sấm sét thì có gió mưa, đó là cái lòng vô tư của Tạo Hóa. Việc hình phạt oai
nghiêm phải lấy đức khoan hòa, nhân ái làm tiêu chuẩn, đó là việc của vua thánh bắt chước theo
Trời. Cúi xin Hoàng Thượng thể theo lòng che chở bao bọc của Trời Đất noi gương đại đức của
tổ tiên, nuôi dưỡng muôn dân cho được cùng sống, ban hành lịnh mở tù, bỏ ngục, tha hết lũ dân
có đạo Giatô ra, phàm hiện giờ tất cả những người bị giam cầm, bị đi đày, bị làm việc khổ sai,
đều nhất loạt tha hết, cho phép bọn họ được tùy tiện kiếm đường làm ăn, khỏi chịu các thảm
cảnh chết đói, chết rét.”
30

Những tác phẩm của cha Đặng Đức Tuấn Việt Nam Quốc Sử Diễn Ca, Lâm Nạn Phụng
Quốc Hành, và nhất là qua hai bản điều trần Hoành Mao Hiến Bình Tây Sách và Minh Đạo Tây
Sách biểu lộ một luồng tư tưởng hoàn toàn ngược lại tư tưởng lạc hậu của triều đình Huế và sĩ
phu thời bấy giờ. Đó là người Gia Tô giáo có công xây dựng và thống nhất đất nước; quốc sách
chém giết người Gia Tô là sai lầm, làm rạn nứt tình đoàn kết dân tộc trong việc chống bọn Mọi
Biển xâm lăng; và cần phải xử dụng thế lực người Gia Tô trong chính sách Bình Tây.
Cha Đặng Đức Tuấn không lẻ loi, đơn độc trong việc tuyên truyền luồng tư tưởng mới để
cứu nước. Một người Gia Tô giáo Nguyễn Trườụng Tộ cũng mạnh mẽ trình bày với triều đình
những t
ư tưởng tiến bộ này.
31


II. NGUYỄN TRƯỜNG TỘ (1830-1871)

1. Tiểu Sử
Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830 tại thôn Bùi Chu, huyện Hưng Yên, tỉnh Nghệ An,
giữa lúc thịnh thời của nhà Nguyễn, nhưng cũng nhằm lúc xã hội Việt Nam đang bắt đầu chuyển
mình qua sự tiếp xúc miễn cưỡng với Tây phương.
32



29
Xem Chương Hai Mươi Ba, số II, 1-4.
30
Lâm Giang, op. cit., trg 227.
31
Xem Chương Hai Mươi Tám. Triều đình Huế và Văn Thân và Cần Vương làm mất nước. Đặng Đức Tuấn đề nghị
triều đình dùng người Gia Tô làm một lực lượng chống Mọi Biển xâm lăng.
32
Muốn biết đầy đủ thêm về Nguyễn Trường Tộ, xem:

×