Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những bài thuốc từ vừng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.62 KB, 4 trang )

Những bài thuốc từ vừng

Hạt vừng (còn gọi là mè) có 2 loại: vừng vàng và vừng đen, có tên khoa
học là Sésamum indim D.C. Theo Đông y, vừng có tác dụng ích gan (tăng cường
chức năng gan), bổ thận, dưỡng huyết, nâng cao thể lực, nuôi dưỡng não tủy, bền
gân cốt, minh mục (làm sáng mắt), kéo dài tuổi thọ, tăng tiết sữa, làm vết thương
mau lành, chống táo kết, trị bỏng, chống loãng xương, đặc biệt là làm quên cảm
giác đói, rất có lợi đối với người thừa cân (để điều trị béo phì).

Một số bài thuốc đơn giản từ hạt vừng:



- Làm thuốc bổ dưỡng: dùng dầu vừng từ 10 - 25 ml/ngày, dùng liên tục
khoảng 30 - 40 ngày; hoặc dùng viên vừng (thường dùng loại vừng đen): sao chín,
giã nhỏ, dùng nước cơm nhào đều, viên thành từng viên nhỏ (bằng hạt đậu xanh),
sấy khô, ngày dùng từ 15 - 30 gr (hoặc tán thành bột và cũng dùng như trên).

- Lợi sữa: Phụ nữ sau sinh nếu ít sữa dùng vừng (vừng vàng hay đen đều
được) sao cho chín, hoặc giã nát (thêm ít muối để dễ ăn), hoặc để nguyên cả hạt,
mỗi ngày ăn khoảng 50 gr (nếu để nguyên hạt cần nhai thật nhuyễn).

- Bị bỏng hoặc vết thương lâu lành: bôi dầu vừng lên vết thương (sau khi đã
làm sạch vết thương), sau 5 - 7 ngày vết thương sẽ lên da non và mau lành, có thể
tránh được sẹo lồi.



- Trị cao huyết áp, bán thân bất toại (di chứng của tai biến mạch máu não),
xơ vữa mạch máu...: Vừng đen đã sao chín, dùng cùng với hà thủ ô, ngưu tất, liều
lượng bằng nhau, số lượng không hạn chế, tán mịn, dùng nước cơm trộn đều viên


thành từng viên nhỏ, ngày dùng 30 - 40 gr (chia làm 3 lần: sáng, trưa, chiều), chiêu
với nước ấm. Trị táo bón: dầu vừng 40 - 60 ml/ngày (uống 1 lần) hoặc ăn vừng 50
gr/ngày.

Phong trào ăn gạo lứt muối mè lâu nay cũng xuất phát từ những tác dụng
của gạo lứt và vừng như đã trình bày, riêng về tác dụng của gạo lứt, chúng tôi sẽ
đề cập trong một dịp khác.

×