Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tài liệu Các bài thuốc từ cây dâm bụt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.24 KB, 3 trang )

Thuốc từ cây dâm bụt
Cả 2 loại dâm bụt thường và dâm bụt kép đều được sử dụng làm thuốc để chữa trị
nhiều bệnh. Hầu như các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ và thân đều có tác dụng
trong trị liệu.
Dâm bụt thường
Là loại cây thân gỗ nhỏ, mọc thẳng đứng, có độ cao 1-3 m. Mép lá có khía răng, hoa
màu đỏ hồng, cũng có loại hoa màu trắng hồng, hình phễu mọc ở nách lá hay đầu
cành, nhị nhiều ở trên một trụ dài hơn phễu hoa. Quả nang hình trứng hơi tròn, chứa
nhiều hạt.
Đông y cho rằng với dâm bụt loại này vỏ rễ vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh,
tiêu viêm, chống ho và chữa nhiều bệnh như viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc cấp,
viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không
đều, mất kinh
Hoa vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng khế huyết, cố
tinh, sát trùng, chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ... Lá vị nhạt,
nhớt, tính bình, tác dụng an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng, chữa viêm niêm mạc dạ dày,
ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ
Dâm bụt kép
Đây cũng là loại thân gỗ nhỏ, cao từ 2-3 m, nhiều cành tạo thành bụi lớn, lá hình thoi,
răng cưa, mép lá lớn và phân làm 3 thùy, gốc lá tù, đầu hơi nhọn, có cuống rất ngắn
phủ lông mịn, kín. Hoa mọc đơn, màu trắng, hồng hay tía tím. Đài hoa nhỏ và 5 cánh
rời, nhiều nhị. Quả nang hình trứng, hạt hình thận có lông tơ, mùa ra hoa, quả từ tháng
7-10.
Theo Đông y, hoa dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng thanh nhiệt lương huyết,
giải độc, tiêu thũng, chữa kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, xuất huyết. Liều trung bình mỗi
ngày sắc uống 10-30 g. Ngoài ra, nó còn dùng chữa mụn nhọt, viêm mủ da, bỏng.
Vỏ thân và vỏ rễ vị ngọt, hơi hàn, tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn chống ngứa, chữa
kiết lỵ, tiêu chảy, bạch đới, thống kinh. Thuốc sắc với liều thường 3-10 g. Ngoài ra
còn dùng chữa bệnh ngoài da và Eczema
Lá dâm bụt kép được dùng làm trà uống, lợi tiêu hóa, trị ngứa và thuốc lợi tiểu. Quả
dâm bụt kép vị ngọt, tính bình, tác dụng tiêu viêm đường hô hấp, tiêu đờm, dãi giảm


đau, chữa cảm, ho, thở khò khè, đau đầu do thần kinh, chứng thiên đầu thống... Sắc
với liều 10-15 g mỗi ngày, có thể dùng trị rôm sảy.
Hoa Dâm bụt (các tỉnh miền Nam gọi là bông bụp) nói ở đây là dâm bụt ta - một loại
cây khiêm nhường thường chỉ được trồng làm hàng rào.
Tuy nhiên, hoa dâm bụt khá đẹp nở rộ vào mùa hè và đầu mùa thu, hoa to xòe 5 cánh
đỏ rực rỡ, trông na ná như cái dù, ở giữa vươn ra nhụy dài.
Trẻ em thường lấy nhụy hoa dâm bụt để ăn. Trong Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, và
trong Lĩnh Nam bản thảo của Hải Thượng Lãn Ông có ghi: “Dâm bụt có vị ngọt, tính
bình, không độc, tính thông hoạt, trị lở ngứa, sưng đau, bạch đới, mất ngủ, giải khát”.
Các bài thuốc có dâm bụt
Chữa viêm tuyến mang tai: Lá dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang, chữa 3 lần. Nơi
mang tai đau, dùng hoa dâm bụt 20 g giã nát đắp ngoài.
Chữa viêm kết mạc: Rễ dâm bụt 30 g, sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, dùng 2-3
tháng.
Chữa kinh nguyệt không đều: Vỏ rễ dâm bụt 30 g, lá huyết dụ 25 g, ngãi cứu 10 g. Sắc
uống ngày 1 thang, chia 3 lần/ngày. Uống 3 ngày, uống trước hành kinh 7 ngày.
Chữa mất ngủ: Lá dâm bụt 15 g, hoa nhài 12 g. Sắc uống vào buổi chiều trong 5 ngày
liền (dùng dâm bụt kép).
Chữa thống kinh: Hoa dâm bụt kép 5 g, ngãi cứu 5 g, bồ kết 3 g. Sắc uống ngày 1
thang chia 3 lần trong 15 ngày liền trước kỳ kinh 20 ngày.
Chữa ho: Quả dâm bụt kép 5 g, gừng 3 g, nghệ 8 g, ngải cứu 8 g. Sắc uống ngày 1
thang, chia 3 lần trong ngày.
Trị mụn nhọt: Lấy hoa tươi và lá sạch, giã nát với một ít muối đắp lên những mụn
nhọt đang mưng mủ (khô thuốc lại thay) cho đỡ đau nhức và chóng vỡ mủ. Hoặc dùng
hoa dâm bụt phối hợp với lá trầu không, lá thồm lồm (3 thứ bằng nhau), đem giã nát,
đắp lên mụn đang mưng mủ, cũng có công dụng tương tự.
Chữa khó ngủ, hồi hộp, nước tiểu đỏ: Dùng hoa dâm bụt phơi khô, hãm uống như
uống nước trà.
Chữa kiết lỵ: Bụng đau quặn, mót đại tiện nhiều lần, phân lầy nhầy như nước mũi,
hoặc màu máu cá. Hái 10 hoa dâm bụt bỏ cuống hoa, cho vào bát ăn cơm, thêm 1 thìa

nhỏ (thìa cà phê) đường, đem hấp cơm. Khi cơm chín lấy bát thuốc ra ăn. Bài thuốc
này không độc, trẻ em rất thích ăn, áp dụng cho cả người lớn và trẻ em.
Hoa dâm bụt kép 10 g, lá mơ lông 8 g, trứng gà một quả. Đập trứng vào thuốc đã thái
nhỏ, trộn đều, cho vào bát hấp cách thủy hoặc hấp cơm cũng được, ăn hết một lần,
dùng 2-3 ngày sẽ hiệu quả.
Chữa chứng nhức đầu chóng mặt ở phụ nữ: Lấy một nắm hoa dâm bụt (khoảng 50g)
và 40-50g gỗ vang, 3 lát gừng tươi, tất cả đem sắc uống (Nam dược thần hiệu).
Chữa di tinh, mộng tinh : Lấy hoa và lá dâm bụt, lá bấn hoa trắng (còn gọi là bạch
đồng nữ), thài lài tía, mã đề; mỗi thứ một nắm bằng nhau (chừng 50g) đem sắc uống.
Với phụ nữ ra khí hư bạch đới như máu cá, hoặc đái buốt, đái rắt cũng dùng bài thuốc
này để chữa trị.
Ngoài hoa, lá, thì vỏ và rễ của cây dâm bụt cũng được dùng làm thuốc - rễ tiêu viêm
tiết niệu, điều hòa kinh nguyệt...
Hoa dâm bụt 10 g, hạt sen 30 g. Sắc uống ngày 1 thang trong 10 ngày liền.
Cũng nên biết thêm: Cần phân biệt dâm bụt ta, với cây dâm bụt Tây (có nguồn gốc
từ Nam Mỹ) còn gọi dâm bụt dấm, hoa có màu đỏ tía, cấu trúc hoa có khác khi nhìn
gần. Loại cây này mới được du nhập vào trồng ở nước ta, những năm gần đây, cũng
có nhiều lợi ích tốt; nhưng không thuộc vào các trị liệu nói trên.

(Theo SK&ĐS - Việt Báo - Theo_24h)

×