Quản lý nguồn lực trong khó khăn - từ "đẩy" sang
"kéo"
Chúng ta đang từng bước chuyển đổi từ một thế giới “đẩy” sang “kéo” và cách quản lý
các nguồn lực sẽ phải thay đổi khi nhu cầu của công chúng thay đổi.
Các chương trình hành động hay chiến lược đẩy hoạt động dựa trên một giả định then
chốt duy nhất: chúng ta có thể dự đoán được nhu cầu trong tương lai. Khi nhu cầu nằm
trong tầm dự đoán, chúng ta hoàn toàn có thể đẩy các nguồn lực một cách hiệu quả đúng
lúc, đúng chỗ.
Tuy nhiên, chuyện gì sẽ xảy ra khi khả năng dự đoán của chúng ta bị thu hẹp, bị che
khuất bởi những biến động khôn lường trong giai đoạn chuyển đổi như hiện nay. Các
chương trình hành động theo kiểu cũ bỗng chốc trở thành chướng ngại vật cản trở việc
phản ứng hiệu quả trước sự thay đổi không ngờ trong nhu cầu của công chúng.
Sự chuyển đổi này sẽ khiến chúng ta tốn nhiều công sức, nhưng phần thưởng rất đáng để
chờ đợi, và có ý nghĩa tương đối lớn. Chiến lược đẩy với mục đích tối ưu hoá các nguồn
lực đã mang lại thịnh vượng cho kinh tế thế giới trong suốt cả một thập kỉ qua. Giờ đây,
chúng ta lại đang chập chững những bước đi đầu tiên trong việc định hình và triển khai
một cách tiếp cận hoàn toàn mới dựa trên nền tảng của sức kéo.
Không khó khăn để nhận thấy khả năng dự đoán của chúng ta không còn hoạt động hiệu
quả như trước. Thực tế, chỉ cần liếc qua các bảng ghi chép ảm đạm những dự báo về
vòng đời kinh doanh, rủi ro tài chính, và kế hoạch lợi nhuận hàng quý của các doanh
nghiệp tư nhân là thấy rõ. Nhưng sự thực là hầu hết các tổ chức, thể chế - không chỉ các
doanh nghiệp, mà cả các tổ chức giáo dục, phi lợi nhuận, thậm chí là cơ cấu chính phủ -
đều được thiết kế dựa trên chiến lược đẩy.
Trong khi đó, chiến lược xây dựng trên nền tảng sức kéo lại lại cho chúng ta nhiều cách
tiếp cận linh hoạt hơn trong việc huy động và phân bổ nguồn lực. Những công ty như
Toyota được coi là bậc thầy về áp dụng kĩ thuật sản xuất tinh gọn (lean manufacturing
techniques[1]) nhằm dùng sức kéo các nguồn lực trong toàn bộ dây chuyền cung cấp, và
họ đã gặt hái được những thành công mà bất kì đối thủ cạnh tranh nào cũng mơ ước. Mặc
dù vậy, các doanh nghiệp này vẫn chưa thể mở rộng quy mô áp dụng những kĩ thuật tinh
gọn vượt ra khỏi phạm vi tương đối của hẹp một vài đối tác kinh doanh.
Bên cạnh đó, vẫn còn một khía cạnh khác của chiến lược kéo mà những hệ thống trên
chưa giải quyết được, trong khi tầm quan trọng của khía cạnh này ngày càng mở rộng.
Sống trong một thế giới mà sự thay đổi diễn ra một cách chóng mặt, chúng ta không còn
có thể dám chắc rằng mình biết cần phải tìm kiếm điều gì.
Chuyện gì sẽ xảy ra khi chúng ta không biết tới sự hiện hữu của một sản phẩm hay một
nhân vật nào đó, dù biết chắc rằng chúng thực sự cần thiết và phù hợp với nhu cầu của
chúng ta vào lúc này. Hệ thống sản xuất tinh gọn ít ra cũng có giả định rằng chúng ta biết
rõ thứ chúng ta cần vào bất kì thời điểm nào.
Nền tảng sức kéo hiện đang phát triển tương đối khác so với mô hình đẩy. Khả năng mở
rộng quy mô lớn hơn, kết nối được hàng nghìn thành tố vừa đa dạng, vừa chuyên biệt
cùng tham gia. Những nhân tố đầu tiên của nền tảng mới này đang vươn xa phạm vi hoạt
động tới nhiều mảng như game trực tuyến, mạng lưới phát triển phần mềm rộng lớn,
ngành công nghiệp may mặc, trang sức, và cả ngành công nghiệp mô tô.
Mặc dù những nỗ lực này đã đạt được những quy mô đáng kể bằng cách mở rộng “hệ
sinh thái” sao cho phù hợp với sự đa dạng của thành viên tham gia, nhưng chúng mới chỉ
đang ở chập chững ở giai đoạn đầu tiên của cả quá trình phát triển, với những đặc điểm
còn rất hạn chế và sơ khai.
Điều mà ngày nay chúng ta thực sự cần là một nền tảng sức kéo có khả năng mang lại
những nguồn lực tương ứng dù cho trước đây chúng ta chưa từng biết đến sự tồn tại của
chúng, nhưng hiểu rằng chúng hữu ích. Nền tảng này nhất thiết phải hoạt động hiệu quả
theo xu hướng có khả năng điều chỉnh quy mô, bởi ai cũng hiểu rằng nhiều nguồn lực có
thể đang ở một nơi xa xôi nào đó trên thế giới này hay nằm trong tay những cá nhân mà
diện mạo của họ mới chỉ đang bắt hé lộ.
Nói cách khác, những nền tảng kiểu như vậy phải có một khả năng đặc biệt để tình cờ
phát hiện những điều bất ngờ và may mắn, cũng như năng lực kiếm tìm không biết mệt
mỏi.
Nếu sở hữu được loại năng lực đó, có lẽ chúng ta sẽ thành công hơn nhiều trong việc
nhận ra tiềm năng của mình, với tư cách cá nhân và tổ chức. Quan trọng trên hết lại nằm
chính ở giá trị đích thực của chiến lược kéo – bằng cách kéo những đối tượng khác về
phía mình, nó sẽ cũng sẽ kéo hay nói cách khác là khơi dậy những tiềm năng đích thực
trong tất cả chúng ta.
Cuối cùng, chúng ta sẽ cần một thứ hỗn hợp để hài hòa cả hai cách tiếp cận: đẩy và kéo.
Rút cuộc thì đâu là thứ hỗn hợp chính xác cần cho chúng ta. Làm thế nào chúng ta quyết
định được khi nào và bằng cách nào để đẩy nhanh giai đoạn chuyển đổi này? Và phải
nhấn mạnh tới vấn đề tối quan trọng là phải xác định những kĩ năng và sự hành xử nào là
cần thiết để mở rộng “hệ sinh thái” đa dạng dành cho các thành viên tham gia.
Bài viết của John Hagel III, John Seely Brown và Lang Davison trên Harvard Business
Publishing
Tuyết Lan dịch
Theo TuanVietNam