Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

KẾT QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (276.47 KB, 13 trang )

1

UBND THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH
BAN CHỈ HUY PCTT & TKCN

Số:

/BC-PCTT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

TP. Nam Định, ngày

tháng 4 năm 2021

BÁO CÁO
Tổng kết cơng tác phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2020
Nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021
Phần thứ nhất
KẾT QUẢ CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG THIÊN TAI
VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2020
I. TÌNH HÌNH THIÊN TAI NĂM 2020:
1. Thiên tai trên thế giới
Năm 2020, thiên tai trong khu vực và trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp,
dị thường với tổng số 458 đợt thiên tai quy mô cấp quốc gia và khu vực, trong đó
điển hình như: Mưa lũ lịch sử tại Trung Quốc từ đầu tháng 6 đến cuối tháng
8/2020 đã xảy ra 5 đợt lũ lớn liên tiếp, ảnh hưởng trên 70 triệu người; 4,7 triệu
người phải di dời; 271 người chết, mất tích. Tổng thiệt hại khoảng 29 tỷ USD.
Mưa lũ 49 ngày liên tiếp từ đầu tháng 7 tại Hàn Quốc, lớn nhất trong vịng 7 năm
gần đây, làm 42 người chết, mất tích;17.958 cơng trình bị hư hại và gần 7.000


người phải sơ tán; đồng thời xả lũ đập Hwanggang từ Triều Tiên sang Hàn Quốc
ảnh hưởng đến vùng hạ du trong đó có thủ đơ Seoul. Siêu bão Haishen đổ bộ vào
Hàn Quốc ngày 07/9/2020 gây ngập lụt, sạt lở và phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng.
Mưa lớn gây sạt lở đất, lũ quét tại Papua (Indonesia) vào tháng 3/2020 làm 63
người chết; ngày 02/7 tại Bang Kachim (Myanma) gây vỡ đập chứa bùn thải làm
162 người chết, mất tích. Tổng thiệt hại về kinh tế do thiên tai, thảm họa gây ra
trong năm 2020 trên thế giới khoảng 187 tỷ đô la.
2. Thiên tai tại Việt Nam
Năm 2020 Việt Nam đã phải hứng chịu 576 trận thiên tai, trong đó có 14 cơn
bão, 2 ATNĐ (đặc biệt trong gần 2 tháng, khu vực duyên hải miền Trung đã chịu ảnh
hưởng dồn dập của 09 cơn bão từ số 5 đến số 13 và 02 ATNĐ; trong đó bão số 9 đã
đạt đến cấp siêu bão và được đánh giá mạnh nhất trong 20 năm qua với gió cấp 14,
giật cấp 17, thời gian lưu gió mạnh lên đến 6-7 tiếng, bão đổ bộ trùng với thời điểm
triều cường đã tàn phá và gây thiệt hại nặng nề), 264 trận dông, lốc, sét, mưa đá, 132
trận lũ quét, sạt lở đất, 90 trận động đất. Dù đã được giảm thiểu đáng kể so với những
trận thiên tai cùng cường độ trong những năm qua, nhưng hậu quả thiên tai để lại vẫn
rất lớn. Năm 2020 thiên tai đã làm 291 người chết và 66 người hiện cịn đang mất
tích. Ước tính thiệt hại về kinh tế khoảng 39.945 tỷ đồng.
Điều đáng chú ý, năm 2020 là năm thiên tai bất thường, cực đoan nhất trong
lịch sử ở cả 3 miền đất nước. Ngay ngày đầu Tết Nguyên đán 2020, mưa đá, giông


2

lốc đã trút xuống dữ dội ở nhiều tỉnh thành miền Bắc. Mùa khô năm 2020 thiếu
hụt nguồn nước nghiêm trọng ở đồng bằng sông Cửu Long, xâm nhập mặn xảy ra
sớm, lấn sâu và kéo dài nhiều ngày đã vượt năm hạn mặn khốc liệt kỷ lục được ghi
nhận. Mùa mưa, các tỉnh miền Trung phải hứng chịu chuỗi đa thiên tai liên tiếp và
dồn dập. Trong đó cơn bão số 9 là một trong hai cơn bão có cường độ mạnh nhất
trong vòng 20 năm trở lại đây.

3. Tình hình thiên tai tại Nam Định
3.1. Khơng khí lạnh
Tính đến hết tháng 4/2020 có 04 đợt rét đậm, rét hại; các đợt rét đậm, rét hại
không kéo dài, nhiệt độ thấp nhất các đợt từ 10-13,50C; riêng đợt không khí lạnh
ngày 25/01 (tức ngày 01/01 năm Canh Tý) kết hợp hội tụ gió trên cao đã xảy ra
mưa to đến rất to và dông trên diện rộng, đặc biệt xảy ra mưa đá một số nơi trên
địa bàn tỉnh, lượng mưa phổ biến từ 43,5 - 118,9mm, đây cũng là hiện tượng đặc
biệt từ trước đến nay.
3.2. Bão, ATNĐ
Tại Nam Định chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi 02 cơn bão (bão số 02 và 07);
chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 5, cụ thể:
- Bão số 02 (SINLAKU): Ngày 02/8, sức gió mạnh nhất vùng tâm bão mạnh
cấp 8, giật cấp 10. Sau đó suy yếu thành ATNĐ. Do ảnh hưởng trực tiếp của bão
số 02, Nam Định có mưa vừa, mưa to, lượng mưa phổ biến từ 46-103mm.
- Bão số 05 ( NOUL): Ngày 18/9 do ảnh hưởng của rìa phía bắc của bão kết
hợp với KKL Nam Định có mưa vừa, mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ
biến từ 132,7 - 168,1mm.
- Bão số 07 ( NANGKA): Ngày 14/10, Nam Định có mưa vừa, mưa to đến
rất to, lượng mưa phổ biến từ 60-90mm, có gió mạnh (cấp 8), giật (cấp 10).
3.3. Mưa
- Có 5 đợt mưa lớn diện rộng tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trung
bình 80-100mm kéo dài trung bình từ 2-4 ngày.
Số đợt
Đợt 1
Đợt 2
Đợt 3
Đợt 4
Đợt 5

Thời gian

01-02/8
04-07/8
13-14/8
18-20/9
14-16/10

Kéo dài (ngày)
02
04
02
03
03

Lượng mưa phổ biến (mm)
31,5-102,9
100,1-101,2
104,4-163,2
132,7-168,1
248,9-291,0


3

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PCTT&TKCN NĂM 2020
1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
- UBND thành phố đã quyết định kiện toàn Ban chỉ huy PCTT & TKCN và
phân công phụ trách địa bàn, lĩnh vực để chỉ đạo cơng tác phịng, chống thiên tai năm
2020.
- 25/25 phường xã đã kiện tồn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN, phân cơng nhiệm
vụ cho các thành viên Ban Chỉ huy.

- Tổ chức tổng kết công tác PCTT & TKCN năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm
2020, để biểu dương khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong
cơng tác PCTT&TKCN, đồng thời chỉ ra những hạn chế còn tồn tại để kịp thời khắc
phục.
- Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố, các phòng, ban, phường, xã hàng năm
đều triển khai rà sốt, cập nhật thơng tin, lập Kế hoạch PCTT&TKCN; phương án
ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai; phương án hộ đê toàn tuyến; phương án di
dân, phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão.
- UBND thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo điều hành cơng tác phịng,
chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn: Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 26/3/2020 Về
việc tăng cường công tác quản lý đê điều, công trình thủy lợi và chuẩn bị sẵn sàng hộ
đê, phịng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2020; số 06/CT-UBND ngày
13/5/2020, về việc tổ chức diễn tập phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm
2020.
- Trước mùa lũ, bão hàng năm, Thường trực Thành ủy, HĐND, lãnh đạo UBND
thành phố tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai; chỉ đạo các
phường, xã, các ngành liên quan tu bổ, sửa chữa những cơng trình đê, kè, cống xung
yếu, tổng kiểm tra đê điều trước mùa lũ, chỉ đạo tập huấn, diễn tập và thực hành
phương án hộ đê; phương án phòng chống lụt bão trên địa bàn. Các phường, xã đã
xây dựng phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai và loại thiên tai cụ thể; có
phương án phịng, chống ngập úng; rà soát, thống kê số lượng nhà yếu, nhà tạm và số
nhân khẩu phải sơ tán ứng với các cấp độ bão, lũ và xây dựng phương án sơ tán dân.
- Duy trì nạo vét thường xuyên hệ thống cống thốt nước nội bộ của các khu
đơ thị và các tuyến cống, kênh tiêu thốt nước chính. Mỗi khi mưa to đều có người
trực tại các điểm tiêu thốt nước chính, các điểm có nguy cơ ngập úng để khơi
thơng đảm bảo tiêu thốt nước.
2 Cơng tác tun truyền, nâng cao nhận thức và năng lực của chính quyền,
người dân, cộng đồng về PCTT&TKCN
Để chủ động và nâng cao năng lực trong phòng, chống thiên tai nhằm giảm
thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do thiên tai gây ra; công tác truyền thông, nâng cao

nhận thức cộng đồng về phòng, chống thiên tai được xác định là nhiệm vụ thường
xuyên quan trọng, được lãnh đạo UBND tỉnh quán triệt chỉ đạo các cơ quan, đơn vị,
địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện ngay từ đầu năm - triển khai nhiệm vụ phòng,
chống thiên tai của năm.


4

Công tác truyền thông, tuyên truyền được thực hiện bằng nhiều hình thức, đa
dạng, phong phú nhằm nâng cao nhận thức đối với lực lượng làm cơng tác phịng,
chống thiên tai và nhân dân:
- Tuyền truyền bằng văn bản chỉ đạo, đôn đốc; lồng ghép thông qua các hội
nghị: Hội nghị trực tuyến tổng kết cơng tác phịng, chống thiên tai tại địa phương;
Hội nghị trực tuyến tổng kết phòng, chống thiên tai do Trung ương tổ chức, được kết
nối đến cấp xã.
- Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai (từ ngày 15-22/5) năm 2020 được các
đơn vị quan tâm triển khai thực hiện.
- Tổ chức tuyên truyền phòng, chống đuối nước cho học sinh trong nhà trường,
nhất là trong dịp nghỉ hè; xây dựng và triển khai hiệu quả kế hoạch hoạt động hè năm
2020.
- Trung tâm Văn hóa, thơng tin và thể thao phối hợp với phịng Kinh tế thường
xuyên thông báo kịp thời các văn bản chỉ đạo và diễn biến thời tiết của Ban Chỉ đạo
PCTT cấp trên.
- Đài phát thanh cấp cơ sở, thôn, xóm phát huy hiệu quả trong cơng tác tun
truyền, đặc biệt là khi có thiên tai dự báo ảnh hưởng trực tiếp đến địa phương và
tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân không lấn chiếm, xả rác, xây bít cống,
cửa ghi tiêu thốt nước.
3. Tổ chức tập huấn, diễn tập phương án ứng phó thiên tai
- Cơng tác tập huấn, diễn tập cũng được xác định là một nhiệm vụ thường xuyên
hàng năm, năm 2020 diễn tập hết sức nghiêm túc trước diễn biến dịch bệnh Covid-19

rất phức tạp.
- Ban chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì, phối hợp với phòng Kinh tế tham mưu
cho UBND thành phố tổ chức diễn tập PCTT&TKCN trên địa bàn phường Lộc
Vượng, Lộc Hạ. UBND các phường, xã khác đã xây dựng kế hoạch và tổ chức diễn
tập hộ đê, phòng, chống thiên tai kết thúc trước 31/5/2020 sát với thực tế của từng địa
phương.
- Tổ chức tập huấn phòng, chống thiên tai, cứu hộ đê giờ đầu cho các lực lượng
xung kích và lực lượng quản lý đê nhân dân, Trưởng điếm canh đê của các phường,
xã.


5

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:
1. Những kết quả đạt được:
- Công tác PCTT & TKCN của thành phố luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ
đạo trực tiếp của Thường trực Tỉnh ủy – HĐND – UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT &
TKCN tỉnh và các Sở, ngành của tỉnh.
- Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của cấp trên về
công tác cứu hộ, cứu nạn; làm tốt công tác chuẩn bị về mọi mặt, bổ sung, kiện toàn
lực lượng, phương tiện, vật chất sẵn sàng tham gia xử lý khi có tình huống thiên tai
xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.
- Chủ động triển khai và thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị PCTT &
TKCN; Chỉ đạo các đơn vị tu bổ, sửa chữa những cơng trình đê, kè, cống xung yếu,
tổng kiểm tra đê điều trước mùa lũ; Tổ chức thực hiện diễn tập và thực hành phương
án hộ đê, phương án phịng chống thiên tai để kịp thời ứng phó với các tình huống
xảy ra trên địa bàn. Thơng qua diễn tập đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán
bộ và nhân dân; nâng cao trình độ tổ chức chỉ huy, huy động, điều hành lực lượng,
vật tư, phương tiện phục vụ PCTT & TKCN của cấp ủy, chính quyền và Ban chỉ huy
PCTT & TKCN các cấp, khả năng phối hợp hiệp đồng giữa các lực lượng, ứng phó

với các tình huống và tìm kiếm cứu nạn khi bão lũ, lụt xảy ra tại địa phương.
- Thực hiện nghiêm túc Công điện của Trung ương và sự chỉ đạo của UBND
tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh; duy trì chế độ thường trực để ứng phó, huy
động tồn bộ lực lượng, phương tiện hiện có để khắc phục hậu quả do bão gây ra.
- Tổ chức đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm công tác lãnh đạo, chỉ đạo; trên
cơ sở đó xây dựng phương án trong phịng, chống thiên tai phù hợp với tình hình của
thành phố, đảm bảo chủ động không để xảy ra đột xuất bất ngờ, khơng để xảy ra thiệt
hại về tính mạng của người dân; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trên
địa bàn.
2. Những hạn chế:
- Cơng tác tuyên truyền về Luật đê điều, Luật phòng, chống thiên tai chưa được
thường xuyên; Ý thức chấp hành của một số tổ chức, cá nhân cịn hạn chế; Cơng tác
kiểm tra, xử lý vi phạm theo Chỉ thị số 10/CT-UBND ngày 23/8/2017 của Chủ tịch
UBND tỉnh Nam Định về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, cơng
trình thủy lợi trên địa bàn chưa triệt để, cịn để phát sinh vi phạm, chậm về cơng tác
phát hiện, chưa thực sự cương quyết trong công tác xử lý.
- Một số đơn vị, bộ phận không nhỏ cán bộ nhân dân cịn có tư tưởng chủ quan
trước diễn biến bất thường của bão, lũ, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cơng tác tổ
chức tập huấn, diễn tập, hộ đê, diễn tập nâng cao kiến thức, kỹ năng phịng, chống lụt,
bão ở một số phường, xã cịn hình thức, hiệu quả thấp; phương châm“4 tại chỗ” cịn
mang tính đối phó, sơ sài, chưa cụ thể, tính khả thi chưa cao.
- Cơng tác tham mưu nắm tình hình, chế độ thông tin, báo cáo của một số
ngành, thành viên Ban chỉ huy PCTT&TKCN thành phố và phường, xã chưa kịp thời,
chưa đầy đủ, chưa sát tình hình thực tế.


6

- Việc chấp hành chế độ thường trực, chế độ thông tin báo cáo, nhất là trong các
ngày nghỉ của một số ngành, địa phương chưa nghiêm, chưa trang bị và áp dụng

những phương tiện công nghệ hiện đại để thu nhận và truyền tải về dự báo, triển khai,
ứng phó và khắc phục thiên tai.
IV. ĐỀ XUẤT- KIẾN NGHỊ:
- Đề nghị UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Nam Định, Sở Nông
nghiệp & PTNT:
+ Tổ chức các lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ, những kiến thức cần thiết về
kỹ năng PCTT cho lực lượng xung kích ở địa phương.
+ Ưu tiên xem xét, hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh và nguồn Quỹ
phòng, chống thiên tai để thành phố đầu tư sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị và cơ sở
vật chất ảnh hưởng do các đợt thiên tai gây ra.
+ Tăng cường hơn nữa độ chính xác của dự báo thiên tai để chính quyền và
người dân có biện pháp phịng, chống, ứng phó phù hợp.
- Đề nghị các phòng, ban, đơn vị của thành phố và UBND các phường, xã phối
hợp chặt chẽ hơn nữa trong triển khai cơng tác phịng, chống thiên tai và tìm kiếm
cứu nạn.
- Đề nghị UBND các phường, xã:
+ Tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nhà nước về PCTT trên địa bàn.
+ Xây dựng kế hoạch PCTT giai đoạn 2021-2026. Chủ động xây dựng, phê
duyệt kế hoạch, phương án PCTT, tổ chức thực hiện kế hoạch PCTT; xây dựng, phê
duyệt phương án hộ đê, phương án bảo vệ trọng điểm chống lụt, bão.
+ Tiếp tục xây dựng và củng cố lực lượng xung kích PCTT theo hướng dẫn tại
Quyết định số 08/QĐ-TWPCTT ngày 27/3/2020 của Ban chỉ đạo Trung ương về
PCTT.
+ Thường xuyên kiểm tra, phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật về đê điều
và các trường hợp lấn chiếm, xả rác, xây bít cống, cửa ghi tiêu thoát nước


7

Phần thứ hai

NHIỆM VỤ PHỊNG, CHỐNG THIÊN TAI
VÀ TÌM KIẾM CỨU NẠN NĂM 2021
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:
1. Nhận định thiên tai năm 2021:

I. Nhận định thiên tai năm 2021
Triển khai nhiệm vụ phịng, chống lụt, bão & tìm kiếm cứu nạn năm 2021
có nhiều khó khăn:
1. Về khí tượng thủy văn
Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu, thiên tai diễn biến bất thường,
khó dự báo. Theo tổng hợp của các cơ quan khí tượng thủy văn: Trong vịng 50
năm lại đây, mực nước biển bình qn đã dâng cao 15-20cm, nhiệt độ trung bình
tăng cao 2-3oc so với trước. Ước tính, đến cuối thế kỷ 21, so với trung bình thời kỳ
1980-1999, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng thêm 2-3oC, lượng mưa
hàng năm tăng khoảng 5% và mực nước biển có thể dâng thêm 75cm (theo Bộ Tài
nguyên và Môi trường, 2012).
Việt Nam là một trong 5 Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến
đổi khí hậu. Trong đó, tỉnh Nam Định được dự báo trong vùng ảnh hưởng trực
tiếp. Vì vậy, nếu khơng chủ động tích cực triển khai phịng chống, ứng phó, hậu
quả sẽ khó lường.
2. Hiện trạng cơng trình đê điều và nhà nguy hiểm trên địa bàn:
2.1. Về đê, kè, cống, bối:
- Đê cấp I thuộc thành phố quản lý gồm 13 km đê sông Hồng và đê sơng Đào, so
với thiết kế cao trình mặt đê, mái đê, một số nơi còn chưa đủ như K166 – K167,3 (xã
Nam Phong gần cống Ngô Xá) và tại K4,26 đến K5,043 (phường Trần Quang Khải).
Nhiều đoạn địa chất thân đê, nền đê yếu khi lũ cao (Báo động II) xuất hiện thẩm lậu
rò rỉ qua thân đê. Tuyến đê Hữu Hồng tại K166 – K166+300 thuộc địa phận xã Nam
Phong và tại K4 – K5 (phường Trần Quang Khải). Thành phố đã xác định trọng điểm
phòng, chống thiên tai của thành phố là khu vực đê Óng Bị, Ngơ Xá (gồm cả cống
Ngơ Xá) cần xây dựng phương án riêng bảo vệ trọng điểm.

- Kè có trên 8 km gồm: Kè vạn Hà, kè Phù Long, kè sông Đào, Tam Phủ. Do
nhiều năm không được duy tu nên nhiều đoạn mái kè, chân kè bị sạt lở.
- Cống qua đê có 4 cống; gồm: Cống Kênh Gia, cống Trạm bơm Kênh Gia,
cống Ngô Xá, cống Vạn Diệp, các cống này đều ở độ sâu (từ - 0,5 đến – 1m) cánh
cống rộng và cao, cần phải kiểm tra theo dõi thường xuyên để đảm bảo an toàn trong
mùa mưa bão.
- 6 km bối thuộc xã Nam Phong và xã Nam Vân với dân số trên 1.000 khẩu cần
phải cải tạo mặt bối và xây dựng phương án sơ tán dân khi có lũ ở mức trên báo động
cấp II.


8

2.2. Về cơng trình, nhà ở diện nguy hiểm:
- Sau khi rà soát, kiểm tra trên địa bàn thành phố hiện nay có tổng số 592 hộ với
1.671 nhân khẩu ở nhà thuộc sở hữu nhà nước cần phải di chuyển khi có bão lụt xảy
ra. Trong đó, tự di chuyển có 16 hộ với 50 nhân khẩu; cịn lại 576 hộ với 1.621 nhân
khẩu phải di chuyển theo phương án chung đã được thống nhất hiệp y với các
phường, xã và Phịng Quản lý Đơ thị, Cơng ty CP Cơng trình đơ thị Nam Định.
- Nhìn chung những căn hộ cho thuê đã hết niên hạn sử dụng. Do vậy phương án
phịng, chống bão lụt ngồi việc thơng báo cho các hộ tự di chuyển khi có tình huống
xảy ra còn phải tập trung chủ yếu phương án sơ tán, di dân cho các dạng nhà đặc biệt
nguy hiểm.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO, MỤC TIÊU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Quan điểm chỉ đạo:
- Tập trung quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành trong thực hiện
nhiệm vụ PCTT & TKCN. Làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, ý thức
trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt của chính quyền cơ sở, sự tham gia của
các tầng lớp nhân dân trong phòng, chống thiên tai. Tăng cường kiểm tra, quản lý,
bảo vệ, tu bổ, nâng cấp các cơng trình đê điều, thủy lợi.

- Triển khai tích cực cơng tác PCTT & TKCN với nguyên tắc cơ bản trong
phòng, chống thiên tai. Đảm bảo phịng ngừa chủ động, phịng ngừa là chính, ứng
phó kịp thời, sau bão tập trung khắc phục khẩn trương hậu quả do bão gây ra.
- Thực hiện nghiêm phương châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; Lực lượng tại
chỗ; Phương tiện, vật tư tại chỗ; Hậu cần tại chỗ.
- Mỗi địa phương, đơn vị xây dựng phương án PCTT&TKCN năm 2021 tùy
điều kiện tình hình thực tế phải xây dựng và tổ chức diễn tập thực hiện phương án
phịng, chống và ứng phó với thiên tai cho phù hợp.
- Thực hiện theo sự phân công, phân cấp, có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa
các lực lượng và phù hợp với các cấp độ rủi ro thiên tai.
2. Mục tiêu:
- Di dân kịp thời ra khỏi các nhà nguy hiểm và nhà có nguy cơ sụp đổ để bảo vệ
đảm bảo tuyệt đối an toàn về tài sản và tính mạng cho nhân dân trên địa bàn.
- Bảo vệ, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do bão gây ra đối với các cơng
trình cơng cộng như: cây xanh, điện chiếu sáng công cộng, các cơng trình kiến trúc...
- Giữ vững an tồn tuyến đê trên địa bàn thành phố, hạn chế mức thấp nhất thiệt
hại trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như: lúa, hoa màu, ngập lụt và đổ cây gây ách
tắc giao thơng thành phố khi có lũ, bão đổ bộ vào thành phố.
- Nhanh chóng khắc phục hậu quả, khơi phục lại sản xuất ổn định đời sống nhân
dân. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội trước, trong và sau bão.
3. Các giải pháp chủ yếu:
- Tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cộng đồng
đối với cơng tác phịng, chống, giảm nhẹ thiên tai. Củng cố hệ thống thông tin tuyên


9

truyền, đảm bảo thông tin kịp thời đến tận người dân để chủ động phòng, chống giảm
nhẹ thiên tai.
- Quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nơng

nghiệp & PTNT và Chỉ thị của UBND tỉnh Nam Định về cơng tác phịng, chống thiên
tai đến các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, phường, xã và nhân dân trên địa bàn
thành phố.
- Kiện toàn Ban chỉ huy PCTT & TKCN; Triển khai kế hoạch phịng, chống
thiên tai năm 2021; Kiện tồn dân qn tự vệ, lực lượng xung kích ở từng đơn vị, xây
dựng kế hoạch tổ chức huấn luyện trong mọi tình huống. Tiến hành tổng kiểm tra
đánh giá chất lượng đê điều trước mùa bão, lũ, xác định các trọng điểm xung yếu để
xây dựng phương án bảo vệ.
- Khảo sát, kiểm tra, thống kê nhà nguy hiểm thuộc sở hữu nhà nước và nhà tư,
khẩn trương xây dựng phương án sửa chữa, nâng cấp di dời đảm bảo tuyệt đối an
toàn; đặc biệt là các hộ dân tại số nhà 181 và 207 đường Hồng Văn Thụ.
- Rà sốt, kiểm tra, cắt tỉa các cây xanh, chặt hạ cây già cỗi, sâu bệnh ở đường
phố và nơi công cộng tránh để đổ gãy. Có phương án bảo vệ cơng trình cơng cộng,
hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do mưu bão gây ra.
- Tăng cường công tác tập huấn kỹ năng ứng phó và kỹ năng phịng, chống
thiên tai cho lực lượng thường trực và các tầng lớp nhân dân. Chỉ đạo UBND xã Lộc
An, phườg Văn Miếu tổ chức diễn tập phòng, chống lụt bão, cứu hộ, cứu nạn, sơ tán
dân để rút kinh nghiệm. Ngoài ra các đơn vị còn lại phải xây dựng phương án trọng
điểm và tùy theo tình hình cụ thể có kế hoạch tổ chức thực hiện diễn tập phòng,
chống thiên tai trong những tình huống cụ thể.
- Xây dựng, rà sốt, đầu tư thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ”. Yêu cầu cụ
thể như sau:
+ Chỉ huy tại chỗ: Người chỉ huy phải có kiến thức, kinh nghiệm về cơng tác
phịng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai, có tính quyết đoán, dám chịu trách nhiệm,
biết tổng hợp và xử lý thơng tin kịp thời, chính xác.
+ Lực lượng tại chỗ: Chủ yếu là dân quân tự vệ, lực lượng thanh niên xung kích,
lực lượng này phải được tập huấn về công tác cứu đê giờ đầu.
+ Vật tư tại chỗ: Ngồi vật tư dự trữ phịng chống lụt, bão thuộc nguồn vốn của
tỉnh và Trung ương để tạo các điểm xung yếu phải được quản lý sử dụng theo đúng
quy định của Bộ Nông nghiệp & PTNT. UBND các phường, xã phải chủ động chuẩn

bị các loại vật tư thông dụng khác như: tre, rong, rào…..đảm bảo số lượng, chất
lượng, chủng loại theo quy định của Luật đê điều. Huy động sự đóng góp của nhân
dân, mỗi gia đình trong thành phố chuẩn bị 02 bao tải, 02 cây hoặc 02 cọc tre > =2,5
m, các hộ ven đê phải chuẩn bị thêm 02 bao đất hoặc cát chống lụt, dụng cụ quang
gánh, cuốc, xẻng…. sẵn sàng cung ứng khi có lệnh huy động.
+ Hậu cần tại chỗ: Chuẩn bị điều kiện hậu cần thiết yếu để phục vụ cho cơng tác
hộ đê phịng, chống thiên tai, đảm bảo sinh hoạt vật chất, điều kiện y tế cho lực lượng
hộ đê, đảm bảo ổn định đời sống cho nhân dân vùng ngập lụt.


10

- Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ trực ban trong mùa bão, lũ nhất là công tác
tuần tra, canh gác, phát hiện và xử lý kịp thời những sự cố, hư hỏng về đê điều, cơng
trình thủy lợi ngay từ giờ đầu. Bảo đảm chế độ thông tin tổng hợp thường xun, liên
tục nhất là trong tình huống có bão, lũ. Động viên khen thưởng kịp thời các tổ chức,
cá nhân có thành tích xuất sắc trong cơng tác PCTT & TKCN.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Phòng Kinh tế:
- Là cơ quan thường trực thực hiện chức năng tham mưu cho UBND thành phố
về cơng tác phịng, chống thiên tai và giảm nhẹ thiên tai; tiến hành rà soát vật tư dự
trữ cho cơng tác phịng, chống thiên tai. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các xã, phường
các ngành triển khai thực hiện cơng tác phịng, chống thiên tai; kiểm tra đánh giá hiện
trạng đê điều trước, trong và sau lũ, bão.
- Tổ chức tập huấn PCTT & TKCN cho các HTX nông nghiệp, bảo vệ kho tàng,
đàn gia súc, bảo vệ sản xuất; tập huấn xử lý đê giờ đầu cho các lực lượng Trưởng
điếm canh đê và lực lượng quản lý đê nhân dân các phường, xã.
- Xây dựng phương án trọng điểm hộ đê tại khu vực Đê Ĩng Bị, Ngơ Xá xã
Nam Phong.
- Kiểm tra, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện tại các đơn vị.

2. Phịng Quản lý đơ thị:
- Xây dựng các phương án, kế hoạch huy động phương tiện khi cần và báo cáo
Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố, qua Phòng Kinh tế, thời gian trước ngày
30/5/2021.
- Xây dựng kế hoạch, ký hợp đồng với các HTX vận tải về phương tiện phòng,
chống thiên tai, kiểm tra các phương tiện neo đậu thuyền khi có bão. Xây dựng kế
hoạch cắm các biển báo những đoạn đường nguy hiểm khi có lũ, bão. Huy động các
loại phương tiện đáp ứng kịp thời theo yêu cầu của Ban chỉ huy PCTT & TKCN
thành phố.
- Xây dựng phương án kịch bản để ứng phó và chống ngập, lụt trên địa bàn
thành phố khi có lũ, bão.
- Thống kê diện nhà nguy hiểm thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn và xây dựng
phương án di dân đến điểm an tồn khi có bão, lũ, siêu bão đổ bộ vào thành phố.
- Phối hợp với các phường, xã, Cơng ty Cổ phần cơng trình đô thị Nam Định
xây dựng kế hoạch cụ thể để sơ tán các hộ nhà nguy hiểm khi có bão xảy ra đặc biệt
là các phường: Phan Đình Phùng, Nguyễn Du, Bà triệu, Quang Trung…
- Đôn đốc, kiểm tra cắt tỉa cành cây đường phố, nơi công cộng trước mùa mưa
bão, có kế hoạch nạo vét bùn cống nội thành, hố ga, cửa xả để tăng cường tiêu thoát
nước.
3. Ban chỉ huy Quân sự thành phố: Là cơ quan thường trực về tìm kiếm cứu
nạn của Thành phố, có trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tìm kiếm
cứu nạn trên địa bàn; phối hợp với Phịng Kinh tế, Hạt Quản lý đê tổ chức lực lượng
xung kích hộ đê, huấn luyện tập huấn cho lực lượng dự bị động viên của các cơ quan


11

đơn vị phường, xã đóng trên địa bàn. Tham mưu cho UBND Thành phố tổ chức hiệp
đồng với các đơn vị đóng trên địa bàn để xử lý tình huống xảy ra. Chủ trì phối hợp
với các phường, các đơn vị tổ chức di dời dân ở các nhà nguy hiểm khi có thiên tai.

Chủ trì tổ chức diễn tập hộ đê, tìm kiếm cứu nạn.
4. Phịng Giáo dục & Đào tạo: Chủ động có kế hoạch điều hành cơng tác giảng
dạy học tập trong tình huống lụt bão, chỉ đạo các nhà trường xây dựng phương án bảo
vệ cơ sở vật chất, đảm bảo an toàn cho học sinh. Có biện pháp sớm khơi phục trường
lớp, ổn định học tập sau khi thiên tai xảy ra.
5. Phòng Y tế: Xây dựng kế hoạch chuẩn bị dự trữ đủ cơ số thuốc phòng dịch
và phương tiện y tế, thầy thuốc; chủ động phòng, chống ngăn ngừa dịch bệnh cứu
chữa người bị nạn; chỉ đạo Trạm y tế các phường, xã đảm bảo vệ sinh môi trường
trước, trong và sau khi bão lũ xảy ra, không để dịch bệnh bùng phát trên địa bàn.
6. Công an Thành phố: Xây dựng kế hoạch đảm bảo an ninh chính trị, trật tự
an tồn xã hội trên địa bàn và kế hoạch bảo vệ các cơng trình phịng, chống thiên tai;
phối hợp với UBND các phường, xã bảo vệ trật tự trị an, nhất là những nơi có bão, lụt
phải tiến hành sơ tán dân. Phối hợp với Phòng Kinh tế và UBND các phường, xã
ngăn chặn và xử lý những vi phạm theo Luật đê điều.
7. Phịng Tài chính - Kế hoạch: Xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn kinh phục
vụ cho công tác PCTT & TKCN và khắc phục hậu quả thiên tai đảm bảo đầy đủ, kịp
thời.
8. Phòng Tư pháp, Phòng Văn hoá: Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyên
truyền về Luật đê điều và Luật phòng, chống thiên tai.
9. Thanh tra thành phố: Phối hợp với Phòng Kinh tế tham mưu cho Ban chỉ
huy PCTT & TKCN thành phố xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra,
kiểm tra công tác PCTT & TKCN, vật tư tại chỗ của các phường, xã trên địa bàn.
10. Phòng Lao động Thương binh & Xã hội: Xây dựng kế hoạch huy động
lực lượng xung kích của các doanh nghiệp, phường, xã; Kịp thời tham mưu thực hiện
có hiệu quả chính sách trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng gia đình có hồn cảnh khó
khăn theo quy định.
11. Trung tâm Văn hóa thơng tin và thể thao: Căn cứ kế hoạch PCTT &
TKCN của thành phố, xây dựng chuyên trang, chuyên mục, viết tin bài tuyên truyền
trên phương tiện truyền thanh của Tỉnh, Thành phố và phường, xã. Khi có bão lũ xảy
ra phải cập nhật kịp thời các thông tin để tuyên truyền theo yêu cầu của thường trực

Ban chỉ huy PCTT & TKCN Thành phố.
12. Văn phòng HĐND – UBND thành phố: Đôn đốc, tổng hợp báo cáo tình
hình trước, trong và sau bão; Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phục vụ công tác điều
hành của Thường trực Ban chỉ huy phịng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thành
phố.
13. Cơng ty Cổ phần Cơng trình đô thị Nam Định:
- Tổ chức nạo vét mương, máng cống tiêu nước nội thành theo kế hoạch trước,
trong và sau mùa mưa lũ. Quản lý, bảo dưỡng vận hành cống Trạm bơm Kênh Gia và


12

Quán Chuột phục vụ tiêu nước Thành phố. Kiểm tra hệ thống cây xanh, hạ cây già
cỗi, cắt tỉa cành cây theo kế hoạch để khi có bão khơng làm ảnh hưởng đến giao
thơng các cơng trình cơng cộng khác và đảm bảo an tồn tính mạng của nhân dân.
Xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn hệ thống điện chiếu sáng công cộng chuẩn bị đầy
đủ lực lượng dụng cụ phịng, chống thiên tai khi có lệnh điều động để xử lý tình
huống xảy ra.
- Tổ chức lực lượng xung kích theo chỉ tiêu phân bổ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ
phương tiện chống lũ bão khi có lệnh điều động ngay lực lượng để làm nhiệm vụ.
- Phối hợp với UBND các phường, xã và các hộ dân thuộc diện nhà nguy hiểm
xây dựng kế hoạch tổ chức sơ tán khi có bão xảy ra.
14. Cơng ty Cổ phần Môi trường Nam Định:
- Xây dựng phương án xử lý giải phóng rác thải trước, sau mưa bão lũ. Triển
khai kịp thời công tác thu gom vận chuyển và xử lý trong mọi tình huống. Tổ chức
lực lượng xung kích theo chỉ tiêu phân bổ, chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phương tiện
chống lũ bão khi có lệnh điều động ngay lực lượng để làm nhiệm vụ.
- Xây dựng kế hoạch chằng chống bảo vệ nhà máy xử lý rác thải để đảm bảo an
toàn về cơ sở vật chất và vệ sinh môi trường.
15. Công ty TNHH MTV KTCTTL Nam Ninh, Mỹ Thành: Xây dựng kế

hoạch sửa chữa các Trạm bơm, duy tu nạo vét các kênh mương, các cơng trình thuỷ
lợi cấp I, II để phục vụ tiêu úng kịp thời. Xây dựng kế hoạch với các HTX nông
nghiệp khoanh vùng đảm bảo chống úng cho lúa, kết hợp với tiêu úng nội thành.
16. Điện lực thành phố Nam Định: Tiến hành rà soát, kiểm tra hệ thống đường
dây tải điện đảm bảo an toàn cho nhân dân và phục vụ kịp thời các nhiệm vụ trước,
trong và sau bão, lũ.
17. Hạt quản lý đê thành phố: Chủ động kiểm tra, phát hiện những vi phạm về
đê điều, phối hợp, tham mưu cho chính quyền các cấp xử lý kịp thời các vi phạm trên
địa bàn; Phối hợp với Phòng Kinh tế, Ban chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức tập
huấn và hướng dẫn kỹ thuật xử lý đê giờ đầu cho các lực lượng xung kích và Trưởng
điếm canh đê.
18. UBND các phường, xã và các cơ quan, doanh nghiệp:
- Mỗi phường, xã, cơ quan, doanh nghiệp phải xây dựng phương án trọng điểm
và phương án phòng, chống siêu bão riêng của đơn vị. Riêng những phường, xã có án
phận đê phải xây dựng phương án hộ đê tại chỗ và tập huấn cho lực lượng xung kích
hộ đê, đặc biệt lưu ý đê Ĩng Bò và đê bối xã Nam Phong; báo cáo Ban chỉ huy PCTT
& TKCN thành phố, qua Phòng Kinh tế thành phố, thời gian trước 30/5/2020.
- Thành lập, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT & TKCN và phân công nhiệm vụ,
trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên ở đơn vị. Xây dựng kế hoạch PCTT &
TKCN, phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai đảm bảo cụ thể, phù hợp
với đặc điểm tình hình ở cơ sở khi có lũ, bão xảy ra.
- Thống kê diện nhà nguy hiểm, các cơng trình có nguy cơ mất an toàn khi mưa
bão xảy ra như: trụ sở, trường học, trạm y tế, cây xanh, biển báo, nhà ở tập thể... chủ


13

động phối hợp với phịng Quản lý Đơ thị để xây dựng phương án di dân và bố trí
phương tiện, địa điểm cho các hộ dân an tồn khi có bão lũ xảy ra.
19. Đối với các thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN thành phố: Theo địa

bàn và nhiệm vụ được phân cơng, có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc và trực tiếp chỉ
đạo các đơn vị về cơng tác chuẩn bị phịng ngừa, ứng phó trước khi thiên tai xảy ra và
công tác khắc phục hậu quả sau khi thiên tai.
20. Đề nghị Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị của thành phố: Căn cứ
chức năng, nhiệm vụ phổ biến, tuyên truyền, giáo dục đoàn viên, hội viên nâng cao
nhận thức và ý thức trách nhiệm, kiến thức và tinh thần cộng đồng, tương thân tương
ái trong công tác PCTT & TKCN.
Ban Chỉ huy PCTT&TKCN thành phố Nam Định trân trọng báo cáo./.
Nơi nhận:
- BCH PCTT tỉnh;
- Sở NN&PTNT;
- TT Thành ủy; HĐND TP;
- LĐ UBND TP;
- Thành viên BCH PCTT TP;
- Các phòng ban, đơn vị, đoàn thể thuộc TP;
- UBND các phường, xã;
- Lưu: VT; BCH.

TM. BAN CHỈ HUY PCTT&TKCN



×