Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Quan hệ nhật bản trung quốc trong vấn đề triều tiên cuối thế kỷ xix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.82 KB, 117 trang )

TRƯỜNG ĐẠI1HỌC VINH
KHOA LỊCH SỬ

BÙI CẨM LY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUAN HỆ NHẬT BẢN-TRUNG QUỐC TRONG
VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN CUỐI THẾ KỶ XIX

CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Lớp: 49A Lịch sử

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Hải Yến

VINH - 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới cơ giáo ThS. Hồng Thị Hải Yến
đã hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong quá trình lựa chọn và hồn
thành khố luận này.
Để hồn thành được khố luận, em cịn nhận được sự đóng góp tận tình
của các thầy, cơ giáo trong khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh. Em cũng rất
biết ơn sự động viên, cổ vũ về mặt tinh thần của gia đình cũng như người thân
và các bạn sinh viên đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành đề tài này.
Những nội dung trình bày trong đề tài của em mới chỉ là kết quả nghiên
cứu bước đầu. Do trình độ cịn hạn chế, thời gian nghiên cứu khơng dài, q
trình thu thập tài liệu chưa đầy đủ như mong muốn, nên khố luận khơng


tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến
đóng góp xây dựng của các thầy, cô giáo và các bạn sinh viên để khố luận
được hồn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Bùi Cẩm Ly


3

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................5
5. Đóng góp của khố luận ...........................................................................................5
6. Cấu trúc của khố luận ..............................................................................................6
Chương 1: TRIỀU TIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN
VÀ TRUNG QUỐC THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI..................................................7
1.1. Triều Tiên - Nhịp cầu nối liền Nhật Bản và Trung Quốc .............................7
1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................................7
1.1.2. Sự giao thoa văn hoá giữa Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản ............9
1.2. Nét chính trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn đề
Triều Tiên........................................................................................................................14
1.2.1. Các cuộc tấn công xâm lược Triều Tiên của đế quốc Nguyên Mông .........14
1.2.2. Chính sách bành trướng vào lục địa của Nhật Bản ...................................19
Chương 2: VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN TRONG QUAN HỆ NHẬT BẢN TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX .................................................................27

2.1. Tình hình Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên cuối thế kỷ XIX ................27
2.1.1. Nhật Bản trong cuộc Minh Trị duy tân ........................................................27
2.1.2. Sự suy yếu của Đại Thanh ..............................................................................38
2.1.3. Thách thức đối với Triều Tiên cuối thế kỷ XIX ........................................46
2.2. Vấn đề Triều Tiên và cuộc chiến tranh Nhật - Trung (1894 - 1895) .......57
2.2.1. Vấn đề Triều Tiên - nguyên nhân sâu xa của cuộc chiến Nhật - Trung......57
2.2.2. Chiến tranh Nhật - Trung ................................................................................60
2.2.3. Kết quả của chiến tranh Nhật - Trung ..........................................................64


4
Chương 3: TÁC ĐỘNG CỦA VẤN ĐỀ TRIỀU TIÊN SAU CHIẾN
TRANH NHẬT - TRUNG .......................................................................................68
3.1. Sự can thiệp của các cường quốc phương Tây đối với vấn đề Triều
Tiên ...................................................................................................................................68
3.1.1. Sự can thiệp của ba cường quốc Nga - Đức - Pháp ..................................68
3.1.2. Mỹ tăng cường mở rộng ảnh hưởng ở Triều Tiên ....................................75
3.2. Sự đổi ngôi ở khu vực Đông Bắc Á .................................................................79
3.2.1. Trung Quốc suy yếu..........................................................................................79
3.2.2. Nhật Bản trở thành cường quốc ở Đông Bắc Á .........................................83
KẾT LUẬN ...................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 92


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đối ngoại là một trong hai chức năng cơ bản của bất kỳ nhà nước
nào, thể hiện vai trò to lớn của cơ quan đầu não trong việc lãnh đạo toàn bộ

đất nước. Đặc biệt, trong mỗi giai đoạn giao thời, lịch sử sẽ đặt ra cho các
quốc gia - dân tộc những thách thức mới. Độc lập dân tộc, phát triển đất nước
và tạo ảnh hưởng tới các nước khác nhằm đưa lại lợi ích cho dân tộc mình là
ba mục tiêu lớn của quan hệ đối ngoại.
Thực tế cho thấy, vào cuối thế kỷ XIX, phần lớn các nước châu Á đã
không nắm bắt được vận hội của lịch sử. Duy chỉ có Nhật Bản thành cơng,
khơng những thốt khỏi gót chân giày xéo của chủ nghĩa thực dân mà còn
vươn lên hàng các cường quốc tư bản. Cơ hội đã được mở ra cho Nhật Bản đã
đánh bại đế quốc già Trung Quốc, làm nên cuộc đổi ngôi ở khu vực châu Á.
1.2. Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước ở khu vực Đơng Bắc Á có
nhiều nét tương đồng về lịch sử văn hố, chính trị, kinh tế. Tuy nhiên, nếu
như Trung Quốc được biết đến như một đại lục bao la rộng lớn, là chiếc nôi
của văn minh nhân loại từ thời tiền sử, thì Nhật Bản thời cổ trung đại chỉ là
một quốc đảo xa xôi nhỏ bé, không tên tuổi. Không những thế, thiên nhiên
dường như cũng ưu đãi cho sự phát triển của nền văn minh Hoa Hạ khi mà
nơi đây có đủ mọi tài nguyên thiên nhiên quý giá, trong khi đó Nhật Bản lại
cộng thêm vào sự nghèo nàn của thiên nhiên là những trận động đất và sóng
thần dữ dội.
Trong thời kì cổ - trung đại, văn hố Trung Hoa đóng vai trò chi phối chủ
đạo và ảnh hưởng sâu sắc đến các khu vực. Nhật Bản Triều Tiên cũng nằm
trong số đó. Khơng những vậy, với sự lớn mạnh của mình, có những thời gian
Trung Quốc đã chiếm lĩnh và thống trị nhiều nước, bắt họ thần phục và cống
nạp như những nước chư hầu. Nhật Bản đã thoát khỏi ách nô dịch của Trung


2
Quốc, tuy nhiện cũng bị họ xem như là những nước man di mọi rợ không chút
quyền thế.
Tuy nhiên, bước sang thế kỷ XIX, quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc được
mở sang một trang mới. Nhật Bản sau cuộc cải cách Minh Trị dần lớn mạnh

về kinh tế, quân sự và muốn làm một cuộc đổi ngôi ở khu châu lục bằng
những cuộc chiến tranh xâm lược theo các nước phương Tây. Chiếm Triều
Tiên chính là tiền đề quan trọng cho việc thực hiện âm mưu bành trướng của
Nhật Bản. Do vậy, mấu chốt của những xung đột và chiến tranh Nhật - Trung
vào năm 1894 - 1895 là vấn đề Triều Tiên.
1.3. Vậy tại sao Triều Tiên lại trở thành điểm nóng tranh chấp giữa Nhật
Bản và Trung Quốc nói riêng cũng như trong quan hệ quốc tế nói chung? Vấn
đề Triều Tiên đã được Nhật Bản và Trung Quốc giải quyết như thế nào và nó
ảnh hưởng gì đến quan hệ hai nước cũng như giao lưu quốc tế trong quá khứ
và hiên tại?
Rõ ràng quá khứ ln có tác động sâu sắc đến sự phát triển lịch sử của mọi
quốc gia trong những thời kỳ tiếp theo. Do đó, việc xem xét quan hệ Nhật Bản
- Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên cuối thế kỷ XIX là một vấn đề cần thiết.
Hơn 100 năm trôi qua kể từ khi cuộc chiến tranh Nhật - Trung xảy ra, đã
có khơng ít những thăng trầm biến đổi trong quan hệ hai nước. Hiện nay, khi
mà có ý kiến cho rằng nền văn minh nhân loại đang dịch chuyển dần về phía
đơng thì Nhật Bản và Trung Quốc đang là những nước có vai trị, ảnh hưởng
to lớn đối với các quốc gia trong khu vực và thế giới. Mối quan hệ vừa hợp
tác, vừa cạnh tranh diễn ra phức tạp trên mọi lĩnh vực giữa hai nước đã có tác
động sâu sắc đến tình hình quốc tế. Tìm hiểu quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc
ở cuối thế kỷ XIX sẽ giúp chúng ta xem xét, đánh giá đúng đắn và sẽ có cái
nhìn tồn diện hơn về quan hệ hai nước hiện nay.
Với những ý nghĩa khoa học và thực tiễn quan trọng như vậy, chúng tôi
mạnh dạn chọn vấn đề “Quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc trong vấn đề Triều
Tiên cuối thế kỷ XIX” làm đề tài khố luận tốt nghiệp của mình.


3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tõ tr-íc tíi nay, việc nghiên cứu lịch sử Nhật Bản v Trung Quc vào

cuối thế kỷ XIX đã thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong
nước cũng như quốc tế. Nhưng do hạn chế về khả năng, nhất là trình độ ngoại
ngữ cho nên nguồn tài liệu mà chóng tôi tiếp cận đ-ợc phần lớn là các tác
phẩm tiếng Việt.
Liên quan đến quan h Nht Bn v Trung Quc thi k cn i, có rất
nhiều công trình đề cập đến, có thể kể một vài công trình sau:
* Vit về Nhật Bản thời kỳ này có các tác phẩm như: Cuốn “Nhật Bản
cận đại” của tác giả Vĩnh Sính xuất bản năm 1991, là tác phẩm tổng hợp
những thành tựu nghiên cứu của các học giả Nhật Bản và nước ngoài; Các
nhà nghiên cứu Việt Nam như Phan Ngọc Liên, Đinh Ngọc Bảo, Trần Thị
Vinh… cũng đã viết về Nhật Bản với cuốn “Lịch sử Nhật Bản”, được nhà
xuất bản Văn hố - Thơng tin xuất bản năm 1995; Cun Tại sao Nhật Bản
thành công, công nghệ ph-ơng Tây và tính cách Nhật Bản của tác giả Michio
Masaya, NXBKHXH, HN 1991; Cuốn “Nhật Bản quá khứ và hiện tại” của tác
giả Erwen O.Reis Chauer, NXB KHXH.
* Viết về Trung Quốc thời kì này có các tác phẩm như: “Lịch sử cận đại
Trung Quốc”, quyển 2 của Đinh Hiểu Tiên; “Một số vấn đề về nghiên cứu
lịch sử cận đại Trung Quốc” của Hồ Thăng; Các cơng trình nghiên cứu về
Trung Quốc của các tác giả Nguyễn Huy Quý với “Lịch sử cận đại Trung
Quốc”; “Sử Trung Quốc” Nguyễn Hiến Lê.
* Nghiên cứu về quan hệ Nhật - Trung (trong đó các tác giả đề cập đến
vấn đề Triều Tiên) có các tác phẩm như: “Quan hệ của Nhật Bản với Đông
Nam Á thế kỷ XV - XVII” của Nguyễn Văn Kim; “Quan hệ quốc tế ở Đông
Á trong lịch sử (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) của Lê Văn Quang;…
* Ngồi các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu kể trên, liên quan đến đề tài
“Quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên cuối thế kỷ XIX”


4
cịn có nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu Việt Nam, Nhật Bản và Trung

Quốc đăng trên các tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, Trung Quốc, Đơng Bắc Á:
Bµi viết “Nhật Bản ba lần mở cửa, ba sự lựa chn ca Nguyễn Văn Kim; Bài
viết ng li chớnh tr đối ngoại và quân sự của chính quyền Minh Trị thi
k 1886 - 1912 của Hoàng Minh Lợi; Nhìn lại chính sách đối ngoại của
Nhật Bản trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế k XX và những hệ quả
của nó của Nguyễn Văn Tận
Những công trình nghiên cứu kể trên, ở những khớa cnh khỏc nhau ó
cp đến quan hệ Nhật - Trung vào cuối thế kỷ XIX. Đây là một thuận lợi lớn,
song cũng rất khó khăn trong việc lựa chọn, tập hợp, xử lý t- liệu theo nội
dung khoa học mà đề tài đòi hỏi. Bởi vì, trong các công trình nghiên cứu về
lch s NhËt B¶n và Trung Quốc giai đoạn này, ch-a cã một công trình nào
chuyên sâu và có hệ thống về quan hệ Nhật - Trung về vấn để Triều Tiên.
V× thế, khoá luận một mặt kế thừa thành tựu của các nhà nghiên cứu
tr-ớc để hệ thống hoá những nét chính trong quan h Nht - Trung, đồng thời
cố gắng tìm hiểu thêm một số khía cạnh trong phạm vi tµi liƯu cho phÐp. Tất
nhiên, khố luận cịn tồn tại nhiều hạn chế là điều khơng thể tránh khỏi, kính
mong q thầy cơ và các bạn góp ý bổ sung để tơi hồn thiện hơn đề tài của
mình.
3. Đối tượng v phm vi nghiờn cu
3.1. Đối t-ợng nghiên cứu của khoá luận là quan h Nht Bn - Trung
Quc trong vấn đề Triều Tiên cuối thế kỷ XIX. Trong đó, chúng tôi chỉ tập
trung tìm hiểu những vn sau:
- Vị trí của Triều Tiên trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc
thời cổ - trung đại.
- Quan hệ Nhật - Trung về vấn đề Triều Tiên trong và sau chiến tranh Nhật
- Trung (1894 - 1895)
3.2. Ph¹m vi thời gian: Khoá luận nghiên cứu quan h Nht Bản - Trung
Quốc trong vấn đề Triều Tiên, chúng tôi chỉ tập trung vào cuối thế kỷ XIX, cụ
thể là trước, trong và sau cuộc chiến tranh Nhật - Trung (1894 - 1895).



5
3.3. Phạm vi không gian: Những sự kiện liên quan đến quan hệ Nhật Trung diễn ra ở Triều Tiên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề do do đề tài đặt ra, về mặt phương pháp luận,
chúng tôi dựa vào chủ nghĩa duy vật biện chứng, đặc biệt là chủ nghĩa duy vật
lịch sử. Bên cạnh đó, chúng tôi cố gắng tiếp cận những quan điểm mới nhất,
những tư duy mới của Đảng và Nhà nước ta trong lĩnh vực đối ngoại nói
chung. Những quan điểm ấy chính là kim chỉ nam để chúng tơi xử lý các
nguồn tài liệu và tiếp cận với quan điểm của các học giả nước ngoài.
Do đặc trưng của khoa học lịch sử, phương pháp cụ thể mà chúng tôi sử
dụng là phương pháp lịch sử được đặc biệt coi trọng. Trên cơ sở những tài
liệu lịch sử, những sự kiện lịch sử có thật để phân tích, xử lý, hệ thống hố và
khái qt hố vấn đề. Nói một cách khác là sử dụng kết hợp hai phương pháp:
phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngồi ra, chúng tơi còn sử dụng
phương pháp đối chiếu so sánh và các phương pháp liên ngành để giải quyết
các vấn đề do đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của khố luận
Theo suy nghĩ chủ quan của bản thân chúng tơi, khố luận này có thể có
những đóng góp như sau:
Đây là cơng trình tập trung tìm hiểu về mối quan hệ giữa Nhật Bản và
Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên cuối thế kỷ XIX. Khoá luận đã hệ thống
hoá và dựng lại được bức tranh tổng thể về quan hệ Nhật - Trung trong vấn đề
Triều Tiên một cách khách quan và trung thực.
Không chỉ dừng lại ở việc mô tả khơi phục lại lịch sử, luận văn cịn phân
tích lý giải tại sao Triều Tiên lại trở thành vấn đề căng thẳng dẫn đến xung đột
quân sự giữa hai nước, kết quả của nó ra sao, tác động như thế nào đến quan
hệ hai nước Nhật - Trung.
Cuối cùng, nội dung và tư liệu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu
tham khảo, tìm hiểu về lịch sử Nhật Bản, Trung Quốc cũng như lịch sử quan

hệ quốc tế giai đoạn cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.


6
6. Cấu trúc của khố luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khố luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Triều Tiên trong mối quan hệ giữa Nhật Bản và Trung
Quốc thời cổ - trung đại.
Chương 2: Vấn đề Triều Tiên trong quan hệ Nhật Bản - Trung Quốc
cuối thế kỷ XIX.
Chương 3: Tác động của vấn đề Triều Tiên sau chiến tranh Nhật Trung.


7

Chương 1
TRIỀU TIÊN TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA NHẬT BẢN
VÀ TRUNG QUỐC THỜI CỔ - TRUNG ĐẠI
1.1. Triều Tiên - Nhịp cầu nối liền Nhật Bản và Trung Quốc
1.1.1. Vị trí địa lý
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản là ba nước nằm trong khu vực Đơng
Bắc Á, đã sớm có những mối quan hệ về kinh tế và văn hoá từ các thế kỷ
trước và sau công nguyên. Ở thời điểm đó, Trung Quốc được biết đến như
một trong những cái nơi của lồi người, một trong những trung tâm của văn
minh nhân loại. Chính nhờ điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực đã thúc đẩy
sự truyền bá, giao lưu giữa văn hố Trung Hoa với tồn lục địa châu Á và đặc
biệt là Đông Bắc Á.
Nhật Bản là một đảo quốc trải dài theo hình cách cung, có tổng diện tích
khoảng 378.000 km2. Đảo quốc này do bốn hịn đảo chính tạo thành: Hokkaido

(78.000km2), Kuyshu (37.000 km2), Shikoku (18.000 km2) và Honshu (227.800
km2) chiếm tới 60% tổng diện tích của cả quần đảo, và khoảng 3.900 đảo nhỏ khác.
Vì là một đảo quốc nên Nhật Bản khơng tiếp giáp với bất kì quốc gia hay
vùng lãnh thổ nào trên đất liền. Quốc gia lân cận ở vùng biển Đông Hải là
Trung Quốc. Nhật Bản cách Trung Quốc bởi vùng biển có độ dài khoảng 700
hải lý. Vì đây là vùng biển có nhiều sóng gió thất thường nên việc giao lưu
với các nước khác trong khu vực vào thời cổ đại khó khăn hơn. Do đó ảnh
hưởng của văn hố Trung Hoa đã khơng tác động một cách trực tiếp và mạnh
mẽ như các nước châu Á khác. Sự chia cắt về địa lý của Nhật Bản khơng chỉ
với bên ngồi mà ngay cả chính bên trong nó. Với cơ cấu địa hình đa dạng,
phức tạp, núi non hiểm trở, cùng hệ thống sơng ngịi nhỏ dày đặc đã làm cho
sự tách biệt văn hoá càng sâu sắc giữa các vùng miền. Điều đó đã góp phần
tạo ra nét đặc trưng văn hoá cho “xứ sở hoa anh đào”.


8
Giữ vai trò cầu nối giữa Nhật Bản và Trung Quốc là bán đảo Triều Tiên,
nằm cách quần đảo Nhật Bản về phía Tây, hướng vào đại lục. Bán đảo Triều
Tiên trải dài khoảng 1.000 km, nằm ở 33 tới 43 độ vĩ Bắc và từ 124 o tới 131o
kinh Đơng. Núi non chiếm tới hơn 70% diện tích bán đảo, cịn những bình
ngun có thể trồng trọt đều nhỏ và bị chia cắt bởi các dãy núi. Địa hình sơn
cước càng điển hình khi tiến xa về phía Bắc và phía Đơng. Trong số 3400 hịn
đảo của Triều Tiên thì phần lớn nằm gần bờ biển phía Tây và phía Nam, với
các đảo chính là: đảo Koje (Cự Tế) ở ngồi khơi bờ biển Đơng Nam, đảo
Cheju (Tế Châu) là đảo lớn nhất của Triều Tiên nằm cách xa bờ biển phía
Nam khoảng 160 km và đảo Ullung (Uất Lăng) nằm về phía biển Nhật Bản.
Bán đảo Triều Tiên được bao quanh bởi ba biển: biển Nhật Bản ở phía
Đơng, biển Hồng Hải ở phía Tây và eo biển Triều Tiên. Nó bị phân cách với
Mãn Châu - Trung Quốc bằng con sơng Yalu (Áp Lục) ở phía Tây Bắc, và
sông Tumen (Đậu Mãn) tách Triều Tiên ra khỏi Nga về hướng Bắc. Chính vị

trí tiếp giáp với hai quốc gia và ba biển như vậy đã khiến cho Triều Tiên nắm
giữ vai trò cầu nối truyền bá văn hoá từ đại lục châu Á tới Nhật Bản và ngược
lại. Cho đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, Triều Tiên trở thành đối tượng
tranh chấp giữa các thế lực Trung Quốc, Nhật Bản và Nga.
Như vậy, điều kiện địa lý tự nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát
triển xã hội - văn hoá và lịch sử khu vực Đông Bắc Á. Đại lục Trung Quốc
nằm cách Nhật Bản một eo biển nhưng lại nằm tiếp giáp với Triều Tiên trong
khi Triều Tiên nằm gần Nhật Bản hơn. Bán đảo Triều Tiên xưa là đầu mối
quan trọng cho mối quan hệ giao lưu ảnh hưởng giữa Trung Quốc - Triều
Tiên - Nhật Bản. Chính vì vị trí đó mà có thể coi bán đảo Triều Tiên như môt
nhịp cầu nối liền lục địa châu Á với thế giới bên ngồi nói chung và quần đảo
Nhật Bản nói riêng. Bán đảo Triều Tiên xưa là đầu mối quan trọng cho mối
quan hệ giao lưu ảnh hưởng giữa Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản.


9
1.1.2. Sự giao thoa văn hoá giữa Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản
Mỗi quốc gia - dân tộc đều có những đặc trưng văn hóa riêng và vấn đề
giao lưu văn hố mang tính qui luật tự nhiên trên dịng lịch sử. Nền văn hố
của mỗi nước là thành quả của yếu tố nội sinh hoà lẫn những nét ngoại sinh
phù hợp. Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản là những nước đồng văn thuộc
khối chữ tượng hình, vốn sớm có sự giao lưu văn hố từ thời tiền sử. Và chính
điều kiện địa lý tự nhiên như trên đã trình bày đã tác động khơng nhỏ tới ảnh
hưởng của văn hoá Trung Hoa tới khu vực. Do vị trí nằm giữa Trung Quốc và
Nhật Bản nên trong suốt tiến trình lịch sử, Triều Tiên đã đóng vai trị là chiếc
cầu nối hữu hiệu nối liền văn minh Trung Hoa và Nhật Bản.
Có thể khẳng định rằng, Triều Tiên là nước chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
văn hoá Trung Quốc, cịn Nhật Bản với vị trí nằm tách biệt lục địa, cho nên
các luồng văn hoá từ lục địa ra hầu như bị “khúc xạ” khi qua cầu nối trung
gian là Triều Tiên. Tuy vậy, với ý thức dân tộc của mình, Triều Tiên và Nhật

Bản vừa đón nhận dịng chảy từ trung tâm văn hố lục địa, vừa tạo dựng cho
mình một sắc thái văn hố riêng với những dấu ấn bản địa sâu đậm.
Trong tiến trình lịch sử, sự tiếp xúc văn hoá giữa Trung Quốc, Triều Tiên
và Nhật Bản có thể có từ thời tiền sử thơng qua các đợt di cư của lồi người.
Tuy nhiên, những quan hệ mang tính chất nhà nước ở Đơng Bắc Á được xác
định tương đối rõ ràng là vào khoảng các thế kỷ trước và sau cơng ngun.
Trong đó, nền văn minh Trung Hoa có ảnh hưởng rất to lớn đến các nước
khác. Minh chứng tiêu biểu cho điều đó là sự ảnh hưởng tồn diện của Trung
Quốc đối với Triều Tiên và Nhật Bản từ tổ chức nhà nước, chữ viết, tôn giáo
đến văn học nghệ thuật và các ngành kinh tế…
Vào cuối thế kỷ III TCN, ở đời nhà Tần, do hậu quả của chiến tranh,
nhiều cư dân Trung Quốc đã chạy sang Triều Tiên. Hệ quả là nền văn hố sắt
(có nguồn gốc từ Trung Quốc) và nền văn hố đồng (có nguồn gốc từ Scytho
- Siberia) đã hoà lẫn vào nhau và được truyền vào Triều Tiên thông qua ngả


10
sơng Áp Lục. Chính vì vậy, kĩ thuật luyện kim từ Trung Quốc đã du nhập vào
Triều Tiên. Các làn sóng văn hố này tiếp tục vượt biển để tràn vào Nhật Bản.
Từ đảo Kyushu phát khởi nên nền văn hoá Yayoi (năm 250 TCN - năm 250
SCN), thay thế cho nền văn hố Jomon trước đó. Cư dân thuộc thời đại này đã
biết chế tạo đồ gốm bằng bàn xoay với những sản phẩm nổi tiếng màu nâu
khơng có hoa văn. Đặc biệt, các công cụ và phương pháp canh tác mới như
nghề trồng lúa nước từ Trung Quốc và Triều Tiên đưa sang đã đóng một vai
trị quan trọng trong hoạt động canh tác nông nghiệp của người Nhật.
Năm 1974, tại thành phố Fukuoda, các nhà khảo cổ học đã tiến hành
thám sát tại 18 di chỉ có niên đại đầu thời Yayoi. Kết quả cho thấy, những
hiện vật gốm mang phong cách Triều Tiên chiếm tỉ lệ vượt trội hơn so với
hiện vật mang thuần chất Nhật Bản [17; 17]. Các công cụ như: gươm, dao
đồng, giáo, kiếm… được chế tác tại Triều Tiên hoặc mang phong cách Trung

Quốc đã được đưa đến Nhật. Do đã tiếp thu được kỹ thuật đúc và luyện kim
của người Trung Quốc và Triều Tiên, đến giữa thời kỳ Yayoi trở đi, người
Nhật ngày càng chủ động hơn trong việc chế tạo nơng cụ và vũ khí bằng đồng
và sắt. Đây thực sự là những bước tiến của việc chế tạo công cụ sản xuất, thúc
đẩy sản xuất. Công cụ bằng sắt gắn liền với quá trình du nhập của cây lúa và
sự hưng thịnh của văn minh lúa nước Nhật Bản.
Đặc trưng của giao lưu văn hoá là ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Sự tiếp
thu ảnh hưởng thường không từ một phía, nhưng cũng có khi có quốc gia này
ảnh hưởng quốc gia khác nhiều hơn. Thực tế cho thấy, mặc dù nền văn hoá
Trung Hoa lục địa giữ vai trị chủ đạo, nhưng văn hố Nhật Bản cũng có sự
lan toả qua các luồng di cư và hoạt động quân sự. Kết quả khai quật di chỉ còn
cho thấy, vào giữa thời Yayoi, nhiều loại vò dùng trong nghi lễ mai táng của
Nhật đã được đưa đến vùng cực nam của bán đảo Triều Tiên như: Pusan,
Kinhae và Kyongsang - namdo… Ngoài ra, kết quả khai quật di chỉ Neokdu
và di chỉ Yeoeng cũng tìm thấy nhiều sản phẩm gốm của Nhật Bản, chứng tỏ


11
mối liện hệ giữa Nhật Bản với đất liền. Về sau, vào thời văn hóa Kofun, thế kỷ
III - VII, có những ngơi mộ hình dáng lỗ chìa khố và loại tượng người - thú,
đặc trưng của văn hoá Nhật Bản cũng thấy xuất hiện ở miền nam Triều Tiên.
Sự ảnh hưởng của văn hoá Hán vào Triều Tiên ngày càng mạnh mẽ kể từ
đời nhà Hán, đặc biệt là sau khi Hán Vũ Đế đánh chiếm được vùng đất này.
Dưới sự cai trị của người Hán, cách sống và các định chế theo Hán dần dần
xâm nhập vào cơ cấu xã hội Triều Tiên, thể hiện tiêu biểu ở pháp luật nước
này. Hệ thống pháp luật cũ của Triều Tiên vốn chỉ gồm 8 điều cấm sau đó
được mở rộng trên 60 điều.
Từ thế kỷ VI trở đi, Hán tự được dùng phổ biến trong triều đình Triều
Tiên. Tuy nhiên nó chỉ được dùng chủ yếu để biên soạn thư tịch và viết sử
dân tộc vì sự rắc rối và rắc rối và phức tạp của Hán tự. Còn trong nhân dân,

họ đã nghĩ cách vận dụng Hán tự cho phù hợp với nhu cầu bằng cách sử dụng
Hán tự để ghi âm tiết từ Triều Tiên hoặc là dùng Hán tự có cùng ý nghĩa. Có
một số qui luật nhất định để ghi âm đọc Triều Tiên bằng Hán tự mà về sau nó
đã ảnh hưởng đến việc tạo ra hệ thống ghi âm gana của Nhật Bản.
Quan hệ Trung - Triều ngày càng được củng cố và phát triển khi Triều
Tiên cũng thường cử các phái đoàn tới Trung Quốc để triều cống và nhận sắc
phong của các hoàng đế Trung Quốc. Nhiều nhà bác học, thợ thủ công và cư
dân Trung Quốc sang sinh sống trên bán đảo Triều Tiên ngày càng nhiều.
Sách vở từ Trung Quốc đưa sang cùng với Phật giáo được truyền bá ngày
càng rộng rãi.
Triều đình Triều Tiên đã ủng hộ và đề cao Phật giáo bởi vì những giáo lý
của tơn giáo này có lợi cho giai cấp thống trị, có thể trở thành chỗ dựa tinh
thần cho bộ máy nhà nước quân chủ. Ý niệm về một tập thể duy nhất gồm các
Phật tử tôn sùng Phật pháp song hành với ý niệm tồn thể thần dân phụng sự
một ơng vua duy nhất chắc hẳn là yếu tố mạnh mẽ để thống nhất và đoàn kết
dân tộc trong giai đoạn này.


12
Trong thời gian này, Nho giáo cũng được truyền vào Triều Tiên. Năm
372, ở vương quốc Koguryo, một Học viện Quốc gia nghiên cứu về Khổng
giáo được thành lập với cái tên T’eahak. Tiếp theo, các địa phương cũng cho
xây dựng trường. Dù Nho giáo đến với Vương quốc Paekche và Shilla muộn
hơn nhưng lại ảnh hưởng mạnh mẽ hơn. Tại đây đã sản sinh ra những học giả
Nho giáo nổi tiếng như: Wang In (Vương Nhân), Ko Hung (Cao Hưng), Kim
Saeng (Kim Sinh) và Kim Tae - mun (Kim Đại Vấn)… [19; 74 - 75].
Đến cuối thế kỷ IV, mối bang giao giữa Nhật Bản và Triều Tiên được
thiết lập. Những nghề bắt nguồn và phát triển ở Trung Quốc từ thời nhà Hán
như: dệt, luyện kim, thuộc da, đóng tàu… cũng được truyền sang Nhật Bản
thơng qua Triều Tiên. Sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật

Bản trong thời kì trước khi chế độ phong kiến Nhật Bản thành lập đã đạt tới
mức mà trong tầng lớp “bộ dân” đã tồn tại một bộ phận khá đơng đảo người
Triều Tiên và Trung Quốc. Họ có trình độ canh tác nơng nghiệp và tay nghề
thủ cơng nghiệp cao hơn người Nhật. Có thể nói chính những người này đã
mang vào Nhật các tư tưởng của Phật giáo, Nho giáo, thể chế chính trị và các
thành tựu văn hoá tinh thần khác của lục địa. Đáng chú ý là nhiều người trong
số họ đã trở thành quan lại, đóng vai trị quan trọng trong nhà nước phong
kiến Nhật.
Người Nhật đã học tập Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực, đáng lưu ý là
việc chấp nhận chữ viết dựa trên cơ sở tượng hình của người Trung Quốc đã
trở thành phương tiện trung gian để Nhật Bản tiếp thu các ngành như: y học,
triết học, cách làm lịch và thuật chiêm tinh… Hệ thống nhà nước của Trung
Quốc cũng đưa lại một mẫu hình cho tầng lớp thống trị Nhật Bản phỏng theo
để xây dựng hệ thống chính quyền riêng cho mình.
Chính quyền Nhật đã chủ trương tiếp thu nền văn hố của nước ngồi để
làm giàu thêm cho văn hoá Nhật. Và thực sự, văn hoá đại lục khi vào Nhật
Bản có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển về kinh tế và văn hoá, sự tập


13
trung quyền lực vào chính quyền trung ương. Ở đây lý do được giải thích là:
Nhật Bản đã đạt tới trình độ phát triển nhất định về văn hố, tổ chức chính trị
cho phép sự tiếp thu văn hố nước ngồi bắt đầu được đẩy nhanh hơn và có ý
thức hơn. Phong cách mới mà văn hoá Trung Quốc thể hiện lúc này đã đẩy
nhanh quá trình này [31; 27].
Chế độ phong kiến Triều Tiên đã bước sang một giai đoạn mới khi bán
đảo này thoát khỏi ách thống trị của Trung Quốc dưới thời nhà Đường (618907). Đất nước thống nhất dưới vương triều Tân la, mối quan hệ với Trung
Quốc và Nhật Bản do đó ngày càng được mở rộng. Trong quan hệ thương mại
với Trung Quốc và Nhật Bản, Triều Tiên thường xuất khẩu nhân sâm, trâu bò,
ngựa, vàng bạc… Do sự phát triển của thương mại mà không chỉ người Trung

Quốc đến Triều Tiên mà người Triều Tiên cũng tới Trung Quốc ngày càng
đông. Một số khu dân cư Triều Tiên ven biển của Trung Quốc đã hình thành
được gọi là “phường Tân la”.
Văn hố thời Đường đã ảnh hưởng tới Nhật Bản thông qua hai con
đường chủ yếu: một là người Nhật trực tiếp học tập văn hoá ở nước sở tại rồi
mang về nước, hai là người Trung Quốc mang sang. Lúc bấy giờ, thủ đơ
Trường An (Trung Quốc) đã đón nhận hàng nghìn sinh viên nước ngoài vào
học ở Quốc Tự Giám. Trong đó có nhiều du học sinh người Nhật, những
người mà sau khi trở về đã góp phần tích cực vào việc phát triển đất nước.
Trong khi tiếp nhận văn hoá Trung Hoa, Nhật Bản luôn đề cao ý thức
chọn lọc. Do vậy khi vào Nhật Bản, Khổng giáo không trở thành giáo lý cứng
nhắc mà đã phát huy được mặt tích cực và thực tiễn của nó. Người Nhật căn
cứ vào tập qn nước mình nên họ khơng tiếp thu chế độ khoa cử và chế độ
hoạn quan mà chỉ giáo dục con cái họ tinh thần hiếu học và đề cao chữ hiếu,
giáo dục con cái họ phải ăn ở có hiếu với cha mẹ.
Kiến trúc, hội hoạ, âm nhạc thời kì này ở Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng
lớn từ nhà Đường. Nara - thành phố và là kinh đô đầu tiên của nước Nhật,


14
được xây dựng phỏng theo kinh đô Trường An nhà Đường ở Trung Quốc.
Văn hoá Đường in đậm trên những tồ nhà cổ mái cong có rồng chầu hổ
phục, những ngôi chùa với pho tượng gỗ lớn được khắc mềm mại.
Chữ Hán đã du nhập vào Nhật Bản từ lâu nhưng người Nhật vẫn còn e
dè. Cho đến đời Đường, khi văn hoá Trung Hoa phát triển mạnh mẽ và trở
thành mẫu mực của văn hố phương Đơng thì người Nhật mới hướng vào văn
hố Đường. Thời kì này mới bắt đầu có sách Nhật Bản viết bằng chữ Hán
như: cuốn Kojiki được viết vào năm 682, cuốn Zoku Nihongi năm 760-790,
và nhiều tác phẩm khác xuất hiện sau năm 700 như Nihon Shok năm 720. Với
việc tiếp nhận chữ Hán đời Đường, người Nhật đã tạo ra chữ Kana của mình

[11; 48].
Thể chế chính trị của Nhật Bản được xây dựng dựa theo mơ hình nhà
Đường. Nhật Bản cũng chia bộ máy hành chính thành các bộ chun trách
trơng coi từng lĩnh vực như: Bộ Lễ, Bộ Lại, Bộ Hộ, Bộ Binh, Bộ Hình… và
chia khu vực hành chính theo đơ, đạo, phủ, huyện… Cách tổ chức này có ưu
điểm là vừa tập trung quyền lực vừa phân công trách nhiệm cụ thể. Chính bộ
máy nhà nước này đã giúp cho xã hội Nhật Bản phát triển.
Tóm lại, nhìn vào sự giao lưu văn hoá giữa Trung Quốc và các nước
trong khu vực cho thấy từ rất sớm, Đông Bắc Á đã hình thành một khu vực
lịch sử với vai trò trung tâm là Trung Quốc. Do sự tách biệt về mặt địa lí, tự
nhiên và xã hội mà trong q trình tiếp thu các luồng văn hố lục địa, Nhật
Bản và Triều Tiên đã từng bước hình thành nên một nền văn hố với nhiều
đặc tính riêng trên tất cả các lĩnh vực. Những kết quả giao lưu văn hoá giữa
Trung Quốc - Triều Tiên - Nhật Bản cho thấy sự tất yếu, hợp qui luật của sự
hội nhập trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc.
1.2. Nét chính trong quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc về vấn
đề Triều Tiên
1.2.1. Các cuộc tấn công xâm lược Triều Tiên của đế quốc Nguyên Mông
Vào đầu thế kỷ XIII, Thành Cát Tư Hãn đã thành lập nên nhà nước
phong kiến du mục dựa trên sự phát triển hưng thịnh của các bộ tộc Mông Cổ.


15
Trong q trình phát triển của mình, qn Mơng Cổ liên tục bành trướng ra
khắp Á - Âu, thiết lập nên một đế quốc rộng lớn và cường thịnh nhất trong
các đế quốc thời Trung cổ. Qn Mơng Cổ có tài cưỡi ngựa, bắn cung và
chiến đấu hết sức dũng cảm nên đi đến đâu chiến thắng đến đó. Quân Mông
Cổ đã gây nên rất nhiều tội ác tại các nước mà họ chiếm đóng, là nỗi kinh
hồng cho nhiều dân tộc trên thế giới trong hàng thế kỷ . Trong khi đế chế mở
rộng về phía Đơng Bắc, Nhật Bản ở ngồi khơi xa cũng khơng nằm ngồi

tham vọng bành trướng của “vó ngựa Mơng Cổ”.
Trung Quốc ln là mục tiêu chính của Thành Cát Tư Hãn, nhưng đồng
thời quân Mông Cổ cũng mở những cuộc tấn công chinh phục bán đảo Triều
Tiên, lúc này đang nằm dưới sự cai trị của vương triều Cao Ly (935 - 1392).
Sau nhiều lần tấn công, quân Nguyên Mông đã chinh phục được vương quốc
Cao Ly, chiếm đóng nhiều trung tâm chính trị kinh tế quan trọng. Cao Ly phải
nằm dưới sự thống trị của quân Mông Cổ cho đến khi nhà Nguyên ở Trung
Quốc sụp đổ (1368).
Sự thống trị của đội quân Mông Cổ ở Triều Tiên đã kéo theo nhiều hệ
lụy. Cao Ly trở thành nước lệ thuộc, phải triều cống phụ nữ, thợ thủ công
cùng các lễ vật khác cho chính quyền Ngun Mơng. Một hệ quả tất yếu khác
là việc đế quốc Nguyên Mông sử dụng lãnh thổ Triều Tiên làm bàn đạp tấn
công sang Nhật Bản. Thực tế, hầu hết quân đội, lương thực, thuyền chiến của
Trung Quốc đều được chuẩn bị, tập trung và bổ sung ở đây.
Trong lịch sử, do cách trở về mặt địa lý nên giữa Trung Quốc và Nhật
Bản hầu như không có cuộc chiến tranh lớn trực tiếp với nhau, ngoại trừ
những cuộc đột nhập của thương nhân kiêm cướp biển của hai nước. Cho đến
khi đế chế Nguyên Mông rộng lớn và hùng mạnh được thành lập ở đại lục đã
làm đảo lộn tất cả, khiến Nhật Bản lần đầu tiên trở thành đối tượng xâm lược
trực tiếp của Trung Quốc.
Hồng đế Mơng Cổ đã cố gắng mở rộng quyền lực của mình ở Nhật Bản
bằng việc gửi một bức thư đe dọa gây chiến nếu nước này không chịu thừa


16
nhận làm chư hầu và thiết lập quan hệ thân hữu với triều đình Ngun Mơng. Nhưng nhờ vị trí địa lí đặc biệt của Nhật Bản cùng với sự hùng mạnh
của chính quyền Mạc phủ Kamakura (dưới sự trị vì của dịng họ Hojo), đã cho
phép Nhật Bản tỏ thái độ cứng rắn trước các yêu sách của Mông Cổ. Chính
quyền Mạc phủ đã cự tuyệt khơng trả lời nhà Nguyên, bởi họ cho rằng Nhật
Bản không phải chịu hàng phục bất kì kẻ nào vì đất nước họ cũng có nguồn

gốc thần tiên. Đồng thời, quân dân cả nước Nhật tích cực chuẩn bị kháng
chiến, tăng cường phịng thủ ở những vị trí chiến lược, gấp rút xây dựng lực
lượng vũ trang cùng các chiến thuyền.
Bị chính quyền Nhật Bản từ chối, Hốt Tất Liệt đã tích cực chuẩn bị tấn
công sang đây ngay sau khi xưng đế, đổi quốc hiệu là Nguyên (1271) và hoàn
toàn chinh phục được bán đảo Triều Tiên (1270). Sau 5 lần sứ giả nhà
Nguyên đến đều thất bại, năm 1274, chính quyền Nguyên Mông đã phát động
cuộc chiến tranh xâm lược Nhật Bản lần đầu tiên. Hốt Tất Liệt đã cử tướng
Hàn Đô đem 33 ngàn quân cùng với rất nhiều chiến thuyền Triều Tiên viễn
chinh sang Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản tại đảo Kyushu đã phải gánh chịu
sức tấn công mạnh mẽ của quân địch ở Hakata, trên bờ biển phía tây bắc đảo.
Đây chính là nơi 5 năm trước, Nhật Bản đã củng cố cơng sự phịng ngự vì sợ
sự xâm lăng của quân Triều Tiên.
Quân đội Nguyên Mông được trang bị vũ khí tốt hơn nên khá dễ dàng
đánh bại được các đơn vị đồn trú của Nhật trên các đảo, tiêu biểu là Tsushima
và Iki. Những người ở đây đều bị giết chết và các đảo này bị tàn phá. Quân
đội Nguyên Mông tiến vào vịnh Hakozaki, đến vùng tây bắc đảo Kyushu
thuộc tỉnh Chikuzen và đổ bộ vào cửa Imasu. Dưới sự yểm trợ của vũ khí lửa,
chiến thuyền của qn Ngun Mơng định cập bờ để đổ bộ. Tuy nhiên, họ đã
vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của các lãnh chúa ở phía nam Nhật Bản.
Do có sự chuẩn bị từ trước và với quyết tâm chiến đấu cao, quân Nhật đã
thoát hiểm được và đánh trả quyết liệt, buộc quân địch phải rút lui. Hơn nữa,


17
điều kiện thời tiết cũng giúp họ rất nhiều. Ngày 19/11/1274, quân Nguyên đổ
bộ lên Nhật Bản và ngay chiều hơm đó, một số thuỷ thủ Triều Tiên giàu kinh
nghiệm đi biển khuyên họ nên quay thuyền trở lui nhưng đã khơng kịp. Một
trận bão mạnh tối hơm đó đã đập tan 200 trong số 900 chiến thuyền của quân
Nguyên. Cuộc viễn chinh lần thứ nhất của nhà Nguyên sang Nhật Bản đã thất

bại nặng nề. Quân Nguyên Mông đành phải rút quân về nước.
Mặc dù thất bại, nhưng hoàng đế Hốt Tất Liệt vẫn không từ bỏ ý định
chinh phục Nhật Bản bằng một cuộc viễn chinh lớn hơn. Về phía Nhật Bản,
sau chiến thắng Ngun Mơng lần thứ nhất, họ vẫn khơng lơ là trong việc
phịng thủ. Các tầng lớp võ sĩ được động viên chuẩn bị cho cuộc chiến mới.
Quân đội được tổ chức và củng cố lại. Người Nhật Bản rất tin tưởng vào khả
năng của mình sau cuộc thử sức đầu tiên. Hơn nữa, tuy đế quốc Nguyên
Mông hùng mạnh nhưng không thể dễ dàng huy động được một lực lượng lớn
cho cuộc viễn chinh trên biển.
Năm 1275, Hốt Tất Liệt đã cử sứ giả sang Nhật Bản yêu cầu Nhật Hoàng
sang Bắc Kinh để tỏ lịng thần phục Ngun Mơng. Nếu như các lần trước
Nhật Bản chỉ cự tuyệt khơng trả lời thì lần này Mạc phủ Kamamura đã có
hành động phản kháng quyết liệt hơn. Chấp quyền Hojo Tokimune không
những đã khước từ địi hỏi vơ lí của nhà Ngun mà cịn ra lệnh giết chết cả
phái bộ cùa nhà Nguyên tại bờ biển Kamamura và tiến hành tăng cường việc
phòng thủ miền Tây. Sự kiểm soát quân đội tại Kyushu được thắt chặt. Dọc
bờ biển ở vịnh Hakata, một bức tường thành bằng đá được xây dựng nhằm
phịng kẻ thù có những cuộc tấn công mới tại đây. Với những hành động phản
kháng mạnh mẽ của chính quyền Mạc phủ Kamamura thì cuộc chiến tranh
giữa quân Nguyên Mông và Nhật Bản chi còn là vấn đề thời gian.
Hành động giết sứ thần nhà Nguyên của chính quyền Nhật Bản đã làm
thổi bùng dã tâm xâm lược Nhật Bản của quân Mông Cổ. Sau khi hoàn toàn
tiêu diệt được Nam Tống (1279), Hốt Tất Liệt đã biến miền Nam Trung Quốc


18
thành một căn cứ tiến đánh Nhật Bản cùng với bàn đạp là Triều Tiên. Nam
Trung Quốc được lệnh đóng 600 chiếc thuyền, cịn Cao Ly thì phải đóng 900
chiếc. Một cơ quan được gọi là “Chinh Đông Sảnh” được lập ra tại Cao Ly để
chuyên lo việc cho cuộc đông chinh sang Nhật Bản.

Năm 1281, quân Nguyên Mông tiếp tục tấn công sang Nhật Bản lần thứ
hai. Lần này, Hốt Tất Liệt sai tướng Hàn Đô cùng nhiều tướng lĩnh khác đem
theo 15 vạn quân viễn chinh chia làm hai mũi tấn công Nhật Bản. Đạo quân
thứ nhất xuất phát từ phía nam của Trung Quốc chủ trương tiến đánh phía
nam Nhật Bản. Đạo quân thứ hai từ phía nam của bán đảo Triều Tiên qua đảo
Tsushima (Đối Mã) tiến cơng hịng đánh chiếm các đảo phía tây nam Nhật
Bản. Hai đạo quân này dự định gặp nhau tại bờ biển thuộc đảo Kyushu.
Đạo quân từ Triều Tiên sang có lực lượng mỏng yếu hơn nhưng lại đến
trước nên vấp phải sự chống trả quyết liệt của binh lính và nhân dân Nhật
Bản. Vì thế, đạo quân từ Triều Tiên sang khơng thể tiến sâu vào trong đất
liền. Cịn đạo qn từ phía nam Trung Quốc thì lại đến chậm nên không hỗ
trợ được cho đạo quân từ Triều Tiên. Khi đến vịnh Hakozaki và các đảo Taka
Hirato thuộc tỉnh Hizen thì đạo quân này gặp phải một trận bão lớn vào ngày
15/8/1281. Trận bão đã gây tổn thất nặng nề vì làm đắm phần lớn chiến
thuyền. Đồng thời, quân Nhật tiếp tục giáng cho đạo quân còn sống sót những
địn chí tử. Kết quả, trong số hơn 10 vạn quân Nguyên ra đi chỉ còn lại 3 vạn
trở về. Người Nhật lại chiến thắng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống
quân Nguyên Mông lần thứ hai này. Vậy là, một lần nữa người Nhật tổ chức
kháng chiến anh dũng và bão tố lại làm cho cuộc viễn chinh lần thứ hai của
qn Ngun Mơng lại thất bại hồn tồn.
Có thể lí giải ngun nhân thắng lợi chủ yếu của cuộc kháng chiến chống
Nguyên Mông của Nhật Bản là nhờ tinh thần chiến đấu ngoan cường của
quân và dân Nhật dưới thời Mạc phủ Kanamura. Ngoài ra, sự cách trở biển
khơi, cộng thêm những cơn cuồng phong bão táp cũng là yếu tố khách quan
góp phần tạo nên chiến thắng vẻ vang của dân tộc Nhật Bản.


19
Sau hai lần viễn chinh thất bại thảm hại nhưng quân Nguyên Mông vẫn
nuôi tham vọng chinh phạt Nhật Bản lần thứ ba. Tuy nhiên do gặp phải nhiều

bất lợi như: quân đội Nguyên Mông thiện chiến trên đất liền, có tài cưỡi ngựa,
bắn cung chứ khơng quen chiến đấu trên biển nên nhà Nguyên không dám
phiêu lưu mạo hiểm. Hơn nữa, sau thất bại ở Đại Việt, năm 1286, Hốt Tất
Liệt đã không ngần ngại dẹp bỏ kế hoạch đông chinh để tập trung vào cuộc
chiến tranh xâm lược lần thứ ba vào Đại Việt. Điều kiện khách quan này đã
giúp cho Nhật Bản tránh được một cuộc chiến tranh xâm lược mới của
Nguyên Mông.
Như vậy, ở thế kỷ XVIII, Nhật Bản là nước duy nhất ở Đông Bắc Á và là
một trong số ít các nước châu Á đã bảo tồn được nền độc lập tự chủ của mình
khỏi sự thống trị của đế chế Mơng Cổ. Khác với số phận chung của các nước
Âu - Á lúc bấy giờ, những cuộc tấn công ngắn ngủi của quân Nguyên Mông
đã không gây cho Nhật Bản nhiều thiệt hại như những nơi khác mỗi khi vó
ngựa Mơng Cổ đi qua.
1.2.2. Chính sách bành trướng vào lục địa của Nhật Bản
Sau khi đế quốc Nguyên Mông sụp đổ, nhà Minh được thành lập ở Trung
Quốc (1368 - 1644) do Chu Ngun Chương làm hồng đế, đóng đơ ở Nam
Kinh. Trong thời gian đầu, quan hệ giữa Trung Quốc, Triều Tiên và Mông Cổ
vẫn căng thẳng. Nhưng do nhận thấy sự tan rã của nhà Bắc Nguyên và sự lớn
mạnh dần của nhà Minh mà Triều Tiên đã chủ trương đặt quan hệ “hữu hảo”
với Trung Quốc. Chính mối quan hệ này đã trở thành chỗ dựa cho Triều Tiên
đối phó với sự bành trướng của Nhật Bản vào cuối thế kỷ XVI.
Suốt gần hai thế kỷ sau khi đế quốc Nguyên - Mông sụp đổ, mối quan hệ
Nhật Bản và Trung Quốc vẫn diễn ra bình thường. Bước vào thế kỷ XV-XVI,
ở Nhật Bản diễn ra tình trạng cát cứ khiến cho các Daimyo ở những đảo phía
nam Nhật muốn tăng cường quan hệ buôn bán với Trung Quốc và Triều Tiên.
Về phía nhà Minh cũng muốn yên ổn ở mặt phía đơng nên đã sẵn sàng mở


20
cửa buôn bán với Nhật Bản. Ngay trong thời kỳ này, Nhật Bản dần dần phát

triển mạnh lên và ngày càng biểu hiện khuynh hướng xâm nhập, bành trướng
vào lục địa châu Á.
Điều này được thể hiện rõ qua hoạt động vừa buôn bán, vừa cướp biển
của các thương nhân Nhật Bản trong quá trình hoạt động thương mại với
Trung Quốc. Nhà Minh đã đưa ra chính sách “bế quan, tuyệt cống”, tức là
đóng cửa đất nước, cắt đứt việc cống nạp và mọi quan hệ khác với Nhật. Tuy
Nhật không chấp nhận điều này nhưng do đang vướng vào cuộc nội chiến
trầm trọng nên Nhật Bản chưa có điều kiện can thiệp sâu vào lục địa. Hàng
trăm năm sau, âm mưu bành trướng đó của Nhật được thúc đẩy ngay sau khi
đất nước cơ bản được thống nhất dưới thời Hideyoshi.
Hideyoshi là một trong ba vị tướng tài giỏi của Nhật Bản có cơng trong
việc kết thúc cuộc nội chiến kéo dài, thống nhất đất nước vào thế kỷ XVI. Ba vị
tướng đó là: Oda Nobunaga (1534 - 1582), Toyotomi Hideyoshi (1536 - 1598)
và Tokugawa Ieyasu (1542 - 1616).
Vào giữa thế kỷ XVI, Oda Nobunaga nổi lên như một daimyo có tài thao
lược và giữ được vai trị to lớn trong việc chiến thắng các daimyo khác để
thống nhất Nhật Bản. Bản thân ông xuất thân từ một gia đình võ sĩ ở miền
trung đảo Honshu. Ơng rất có tài về qn sự, ln tìm cách đổi mới trong lực
lượng quân đội của mình bằng cách mua nhiều loại vũ khí của Bồ Đào Nha.
Qn của ơng đã nhanh chóng tiêu diệt được các địch thủ lân cận. Năm 1573,
Nobugana chiếm được Kyoto, lật đổ chế độ Muromachi Bakufu. Tuy vậy,
Nobugana vẫn không xưng là Shogun và chỉ xưng là Võ tướng (Busho), tuyên
bố trung thành với Thiên hoàng.
Sau khi chiếm Kyoto, Nobunaga liên tục mở rộng ảnh hưởng của mình.
Tuy nhiên, ơng chưa kịp hồn thành tồn bộ sứ mệnh thống nhất đất nước của
mình thì đã qua đời vì bị ám sát vào năm 1582. Cho đến lúc ơng mất thì mới
thống nhất được 30 trong tổng số 66 lãnh địa của Nhật Bản. Tuy vậy, ông đã
có cơng lớn trong việc đặt nền móng cho việc thống nhất đất nước.



21
Sau khi Nobunaga qua đời, một trợ thủ thân cận của ông là Hideyoshi đã
tiếp tục sự nghiệp dang dở của ơng. Với tài thao lược của mình, Hideyoshi đã
chiến thắng trong cuộc tranh chấp giành quyền lực sau khi Nobanaga mất.
Ơng tiếp tục chính sách của Nobunaga nhưng với những biện pháp kiên quyết
hơn, trước hết là đối với daimyo và nơng dân. Vì vậy, đến khoảng những năm
cuối thế kỷ XVI, về cơ bản đất nước Nhật Bản được thống nhất. Osaka được
xây dựng thành trung tâm kinh tế - chính trị của cả nước.
Hideyoshi đã kế tiếp sự nghiệp của Nobunaga, thực hiện chính sách
ngoại giao bành trướng vào lục địa để đẩy các mâu thuẫn trong nước ra bên
ngoài, đồng thời thoả mãn tham vọng của các daimyo và tầng lớp samurai
chuyên sống bằng nghề cung kiếm. Ơng có tham vọng lớn, muốn chinh phục
và thiết lập một đế quốc bao trùm tồn Đơng Á theo kiểu nhà Nguyên, bao
gồm cả Nhật Bản, Triều Tiên và Trung Quốc với dự định: Thiên hồng Nhật
Bản sẽ đóng đơ ở Bắc Kinh, cịn Hideyoshi đóng ở Ninh Ba (Trung Quốc),
các tướng lĩnh của Nhật sẽ cai trị Triều Tiên, cịn hồng tử con của thiên
hồng sẽ cai trị Nhật Bản.
Năm 1592, Hideyoshi đã tiến hành cuộc viễn chinh sang Triều Tiên để
thực hiện kế hoạch này. Lịch sử Đơng Bắc Á thời kì này được chứng kiến một
hiện tượng lịch sử đặc biệt. Nếu như trước đây, Triều Tiên được xem như là
bàn đạp để Trung Quốc đại lục vươn tay ra khơi xa Nhật Bản, thì bây giờ nó
lại là chiếc cầu nối cho Nhật Bản bành trướng thế lực của mình vào đất liền.
Thực hiện kế hoạch này, Hideyoshi cử sứ giả đến Triều Tiên bày tỏ
mong muốn thiết lập quan hệ “giao hảo” Nhật - Triều và yêu cầu Triều Tiên
cho mượn đường và giúp đỡ Nhật Bản tấn cơng Trung Quốc. Nhưng chính
quyền của họ Lý ở Triều Tiên đã cự tuyệt đòi hỏi vơ lí này của Nhật. Quan
điểm của Triều Tiên là muốn dựa vào nhà Minh ở Trung Quốc để chống lại sự
bành trướng của Nhật Bản. Về phía nhà Minh, do nhận thức được âm mưu



×