Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Tác động của môi trường lên kiểu gen doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.07 KB, 7 trang )



Tác động của môi trường
lên kiểu gen


Mối quan hệ giữa kiểu gen - môi trường -
kiểu hình như thế nào ? Kiểu hình phụ
thuộc vào những yếu tố nào ?
Kiểu gen còn chịu nhiều tác động
khác nhau của môi trường bên trong
và ngoài cơ thể


1. Tác động của môi trường bên ngoài

a. Nhiệt độ

Tác động căn bản của nhiều gen chủ yếu
là kiểm soát tốc độ phản ứng sinh hóa
thông qua enzyme là những chất được
các gen xác định về mặt

di truyền. Giữa nhiệt độ và tốc độ phản
ứng có sự liên quan chặt chẽ. Nhiệt độ
ảnh hưởng đến sự biểu hiện kiểu hình
trong nhiều trường hợp.

Ví dụ: sự biểu hiện tính trạng lông đen ở
chóp mũi, tai và chân của giống thỏ
Himalaya ở nhiệt độ thấp khi phát triển


bộ lông.

Nhiệt độ có thể ảnh hưởng đến độ thấm
và độ hiện. b. Dinh dưỡng

Trong một số trường hợp chế độ
dinh dưỡng ảnh hưởng đến biểu hiện
kiểu hình. Ví dụ sự biểu hiện mỡ vàng
của thỏ do 2 yếu tố: sự hiện diện của gen
đồng hợp tử lặn yy và lượng thực vật
xanh (xanthophyll) trong thức ăn. Nếu
thiếu thực vật xanh trong thức ăn, mỡ
vàng không xuất hiện.

Bệnh phenylketonuria (PKU) được
gặp ở người da trắng với tỷ lệ
1/10.000 lần sinh. Các đột biến ở
locus mã hóa cho enzyme chuyển hóa
phenylalanine hydroxylase làm cho
người mang kiểu gen đồng hợp không
thể chuyển hóa amino acid
phenylalanine. Trong khi những trẻ sơ
sinh mắc bệnh phenylketon niệu có
biểu hiện bình thường sau sinh thì
sự khiếm khuyết chuyển hóa sẽ làm
tích lũy dần phenylalanine và các sản
phẩm chuyển hóa độc khác dẫn đến tổn
thương hệ thần kinh trung ương và gây ra
biểu hiện chậm phát triển trí tuệ trầm
trọng. Như vậy kiểu gen PKU sẽ gây ra

kiểu hình bệnh lý nghiêm trọng. Tuy
nhiên nếu trẻ mang kiểu gen bệnh được
phát hiện sớm qua sàng lọc trước sinh,
biểu hiện của bệnh có thể tránh bằng chế
độ ăn nghèo phenylalanine. Như vậy,
mặc dầu trẻ mang kiểu gen PKU nhưng
nhờ chế độ ăn phù hợp đã tránh được tình
trạng chậm trí.

c. Ảnh hưởng của cơ thể mẹ

Sau khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể
mẹ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển.
Ví dụ máu người mẹ có kiểu gen rh-
(nhân tố rhesus âm), nếu đứa con thứ
nhất có Rh+ sinh ra sẽ không sao, nhưng
đứa con thứ hai có thể bị chết.

2. Tác động của môi trường bên trong

Quá trình phát triển cá thể trải qua nhiều
bước trung gian phức tạp. Ngay trong cơ
thể có nhiều tác động giữa các cấu trúc
khác nhau và với kiểu gen như các tương
tác: gen với gen, gen với NST, NST -
nhân, nhân - tế bào chất, tế bào - mô... ở
đây chỉ nêu vài tác động có tính chất
chung tổng quát:

a. Tuổi


Nhiều tính trạng và bệnh di truyền ở
người có biểu hiện trong một độ tuổi nhất
định. Bệnh alcaptonuria (nước tiểu có
acid homogentisic bị đen khi có O2) biểu
hiện ngay lúc mới sinh ra. Bệnh vảy cá

×