Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BAI GIOI THIEU SACH HUYEN THOAI ME

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.66 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI GIỚI THIỆU SÁCH</b>


HUYỀN THOẠI NGƯỜI MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG


Cuộc đời con người bắt đầu từ mẹ. Lịch sử
Việt Nam cũng bắt đầu từ người mẹ. Có lẽ,
khơng ở đâu trên trái đất này, khái niệm Mẹ Tổ
quốc lại đúng như ở Việt Nam. Ba tiếng “Mẹ
Việt Nam” nghe mới thân thương, dịu ngọt và
trìu mến làm sao! Mẹ Việt Nam từ ngàn đời,
như biểu tượng cao quý khắc sâu vào lịch sử
hào hùng của dân tộc. Mẹ đã đi vào trang sách
con nhỏ, vài lời ru, câu hát, vào những vần thơ
thấm đượm tình người, tình đời.


Có thể nói, người dân Việt Nam từ già đến trẻ, ở bất cứ nơi nào, khi nói
về nguồn gốc dân tộc đều nhắc đến vai trò sáng tạo của mẹ Âu Cơ. Điều đó có
thể thấy, người mẹ Việt Nam lần đầu tiên xuất hiện là bằng hành động lịch sử
sáng tạo ra dân tộc. Hành động lớn lao ấy phải mang tầm vóc huyền thoại. Và từ
hành động lịch sử đầu tiên này mà những hành động lịch sử tiếp theo của người
Việt Nam đều lung linh sắc màu huyền thoại với những phẩm chất anh hùng.
Thưa quý vị và các em! Cuốn “Huyền thoại người mẹ Việt Nam anh
hùng”, trong đó khắc họa chân dung những bà mẹ Việt Nam tiêu biểu nhất trong
lịch sử dân tộc từ xa xưa cho tới hiện nay. Chân dung của các mẹ được thể hiện
với những nét sinh hoạt đời thường, sống gắn bó với cộng đồng dân tộc, nhưng
cũng ln hết sức, hết lịng vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước; đặc biệt là sự
nhấn mạnh, làm nổi bật những công lao, những thành tích to lớn, sự chịu đựng
khó khăn, gian khổ và cả những mất mát đau thương mà các mẹ phải gánh chịu
vì độc lập và phồn vinh của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

triển chung. Hình ảnh Hai Bà Trưng cũng đã đi vào thơ ca và lưu truyền muôn


thuở:


Bà Trưng quê ở Phong Châu


Giận người tham bạo thù chồng chẳng quên
Chị em nặng một lời nguyền


Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân
Ngàn tây nổi áng phong trần


Ầm ầm binh mã xuống gần Long Biên
Hồng quần nhẹ bước chinh yên
Đuổi ngay Tô Định dẹp yên biên thành


Đô kỳ đóng cõi Mê Linh


Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.


Khơng chỉ có Hai Bà Trưng trở thành những phụ nữ huyền thoại Việt
Nam mà Bà Triệu, Nguyên Phi Ỷ Lan, Công chúa Ngọc Hân đều là những nhân
vật lịch sử, về huyền thoại mẹ Việt Nam anh hùng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

dân tin yêu bầu là chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất năm 1952. Và chị
Chiên cũng là một trong những nữ du kích được nhận danh hiệu Anh hùng đợt
đầu tiên của nước ta.


Đến thời kì chống Mĩ, mẹ Phạm Thị Hoa ở Dầu Tiếng, nỗi đau chiến
tranh nhân lên gấp nhiều lần khi chồng, 4 người con trai và người con rể là liệt
sĩ. Sự mất mát trong lịng người mẹ q lớn vì mỗi người con là cả cuộc đời của
mẹ mà. Mỗi khi thắp nhang cho chồng và các con, Mẹ không khóc hay đã khóc


nhiều quá rồi để bây giờ làm gì cịn nước mắt nữa. Sự chịu đựng đã làm thân
hình mẹ khơ quắt đi. Vết thương chiến tranh trong lòng Mẹ, trong lòng cuộc
sống đã bắt đầu kéo da non… Hay tấm gương kiên trung, yêu nước nồng nàn
với tinh thần triệt để cách mạng, sẵn sàng hi sinh những lợi ích cá nhân riêng
mình vì sự nghiệp chống Mĩ cứu nước của má Nguyễn Thị Rành đã có tác dụng
lôi cuốn, cổ vũ, động viên kịp thời nhân dân đất thép Củ Chi hăng hái tham gia
cách mạng. Khơng thể khơng nói đến Mẹ Nguyễn Thị Suốt mặc dù tuổi cao, sức
yếu, không quản ngại gian nan vất vả, mẹ cho rằng mình cịn một chút tài đị
đưa thì cứ việc đưa đị, bởi việc cứu nước “mình còn chờ chi ai”. Ngày đêm mẹ
chèo đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông Nhật Lệ. Quê hương Mẹ nhanh chóng
chở thành căn cứ cách mạng. Mẹ Suốt – như trăm nghìn bà mẹ bình thường khác
trên quê hương đất Quảng, đã bất chấp bom đạn súng gươm, dành trọn tình u
thương cho những đứa con khơng phải là giọt máu của mình. Vì lớn hơn tình
yêu thương là một lẽ sống, mẹ đã coi sự nghiệp cứu nước của những đứa con
làm lẽ sống của đời mình. Bên cạnh đó, nữ anh hùng Nguyễn Thị Út ở Trà Vinh,
Nguyễn Thị Định ở Bến Tre với “đội quân tóc dài” khiến Mĩ – Diệm khiếp đảm.
Cả những người mẹ người dân tộc như Mẹ Y H’Mỗi, Mẹ Y Đên, Mẹ Y Lém,
Mẹ Y Vao, ... luôn là những người mẹ hiền, người vợ thủy chung, người cán bộ
trung kiên của cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Ngọc Sương, Trần Thị Đường, tiến sĩ Lê Viết Kim Ba, ... các chị là những người
phụ nữ Việt Nam tiêu biểu – nữ anh hùng trong thời kì đổi mới.


Gấp lại cuốn sách, ta thấy Mẹ Việt Nam không chỉ là bậc sinh thành, một
đời lam lũ, tần tảo, chắt chiu nuôi dưỡng bao thế hệ con cháu. Hơn thế nữa, Mẹ
là điểm tựa, là niềm tin, là bóng mát chở che, là nhựa sống truyền cho chồi non
lộc biếc dần lên, lớn nhanh lên thành những chàng trai Phù Đổng, những cơ Tấm
dun dáng hay lam hay làm, hết lịng vì nghĩa lớn với nước, với dân.


Noi theo ý chí kiên cường và nghị lực vô song của các mẹ, chúng con xin


hứa: Nguyện phấn đấu hết sức mình, rèn luyện ý chí, phẩm chất, xứng đáng là
những người con, người em vô cùng gần gũi, thân thiết và tin cẩn của các mẹ
anh hùng của chúng ta.


</div>

<!--links-->

×