Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Huong dan sinh hoat chuyen mon tren truong hoc ket noi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.46 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG “TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI” TRONG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN PHẦN HAI: - HƯỚNG DẪN ĐĂNG KÝ THAM GIA CÁC KHÓA HỌC/ CHỦ ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN; GỬI SẢN PHẨM LÊN WEBSITE “TRƯỜNG HỌC KẾT NỐI” - GIỚI THIỆU QUY TRÌNH THAM GIA CÁC CUỘC THI CẤP BỘ I. ĐĂNG KÝ THAM GIA CÁC KHÓA HỌC/CHỦ ĐỀ SINH HOẠT CHUYÊN MÔN (ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN) Các khóa học/ chủ đề sinh hoạt chuyên môn của giáo viên được đặt trong mục “Sinh hoạt chuyên môn”. Khi đã đăng nhập bằng tài khoản cá nhân, giáo viên có thể lựa chọn khóa học/ bài học theo môn học/ hoạt động giáo dục, lớp, giáo viên; đăng ký tham gia các khóa học/ bài học và thực hiện các hoạt động giáo dục theo hướng dẫn. 1. Những yêu cầu chung: - Các chủ khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT tạo ra. - Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn có trách nhiệm đăng ký và làm nhóm trưởng. Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn đồng thời cũng có trách nhiệm tạo nhóm sinh hoạt chuyên môn bằng cách thêm thành viên, hoặc xóa tên thành viên trong nhóm của mình. - Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn có trách nhiệm giám sát, điều hành các hoạt động sinh hoạt chuyên môn của thành viên trong nhóm. Chịu trách nhiệm hoàn thiện sản phẩm sinh hoạt chuyên môn của nhóm, chịu trách nhiệm nộp báo cáo, kết quả sinh hoạt chuyên môn để Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt. Sau đó, tổ trưởng/nhóm trưởng là người đưa kết quả sinh hoạt chuyên môn của nhóm lên website. - Giáo viên là người trực tiếp tham gia các hoạt động trong nhóm. Giáo viên có thể tham gia thảo luận, đặt câu hỏi, gửi file tài liệu, tranh ảnh, video… lên không gian sinh hoạt của nhóm mình. Các thành viên của nhóm cũng được phép tải về các file đính kèm và sản phẩm sinh hoạt chuyên môn được đưa lên sau khi đã hoàn thành. - Các thành viên tham gia có trách nhiệm với những nội dung trao đổi, thảo luận, tài liệu được đưa lên không gian “Trường học kết nối” của mình. Thông tin thảo luận nhóm chỉ có các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn mới đọc được. - Ban giám hiệu có trách nhiệm quản lý, điều hành hoạt động tham gia các khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn của các tổ. Ban giám hiệu cũng có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của các tổ, thẩm định và xác nhận nội dung, chất lượng sản phẩm của các tổ trước khi đồng ý cho tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn đăng tải lên website truongtructuyen.edu.vn. 2. Xem danh sách các khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn: - Đăng nhập bằng tài khoản cá nhân của mình tại trang web truongtructuyen.edu.vn. - Chọn mục . - Tại không gian Sinh hoạt chuyên môn, các thầy cô có thể thấy danh sách các khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn do Bộ GD-ĐT hoặc Sở GD-ĐT tạo ra. Kích chuột vào tiêu đề của khóa học/chủ đề, các thầy cô sẽ xem được môt tả tổng thể của khóa học/chủ đề đó. - Sử dụng công cụ và để chọn các nội dung tham gia. (Ví dụ ở dưới, tôi chin lĩnh vực Ngữ văn, lớp 12)..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Sau khi chọn lĩnh vực chuyên môn và lớp, chủ đề sẽ được hiện ra như hình dưới:. - Kích chuột vào chủ đề đã chọn, các thầy cô sẽ xem được mục đích, yêu cầu và nội dung của chủ đề. 3. Tạo nhóm sinh hoạt chuyên môn, tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua mạng (dành cho các tổ trưởng/nhóm trưởng): 3.1. Các bước tạo nhóm sinh hoạt chuyên môn: - Tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn đăng nhập tài khoản của mình. - Chọn mục - Click vào chủ đề đã được chọn:. , chọn. và. ..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Sau khi chọn chủ đề, ở bên dưới bảng Thông tin cá nhân của các tổ trưởng sẽ hiện ra một menu như hình dưới đây:. - Tổ trưởng click vào nút bên dưới bảng Thông tin cá nhân của mình để đăng ký khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn cho nhóm. - Sau khi đăng ký tham gia khóa học/chủ đề thành công, tổ trưởng tạo nhóm sinh hoạt chuyên môn bằng cách Thêm thành viên. Click vào nút: Thêm thành viên, sau đó Chọn bộ môn và tìm kiếm thành viên dựa trên tên tài khoản của thành viên (giáo viên cung cấp tên tài khoản cho tổ trưởng), nhấn vào ô Tìm kiếm. Khi thành viên đã khai báo đầy đủ thông tin cá nhân, cửa sổ tìm kiếm sẽ hiện ra thông báo. ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Các tổ trưởng tiếp tục nhập mã giáo viên vào ô Nhập mã giáo viên (là tên tài khoản giáo viên) để thêm các thành viên khác vào nhóm mình. Sau khi hoàn thành, nhấn nút để thoát cửa sổ tìm kiếm. Danh sách giáo viên được tổ trưởng tạo nhóm hiện lên như hình dưới:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Nếu tổ trưởng muốn xóa thành viên khỏi nhóm, nhấn dấu viên.. bên phải thông tin thành. - Muốn xem các thông tin về thành viên trong nhóm, click vào nút . Tại mục này, tổ trưởng/ nhóm trưởng cũng có thể thêm nhiều thành viên khác tham gia vào nhóm của mình. Lưu ý: - Chỉ tổ trưởng/ nhóm trưởng mới có quyền Đăng ký chủ đề sinh hoạt chuyên môn. - Chỉ tổ trưởng/ nhóm trưởng mới có quyền Tạo nhóm sinh hoạt chuyên môn. - Mỗi nhóm sinh hoạt chuyên môn chỉ có quyền hạn với một khóa học/chủ đề. Nếu chọn chủ đề khác (ví dụ như ở trên, tôi đã chọn 1 chủ đề sinh hoạt môn ngữ văn khối 12, HK1), tổ trưởng phải Đăng ký và Tạo một nhóm khác cho chủ đề đó. - Chỉ tổ trưởng/nhóm trưởng mới có quyền xóa tên thành viên và xóa chủ đề đã tham gia nếu chủ đề đó chưa quá hạn nộp theo yêu cầu của Sở và Bộ GD-ĐT. 3.2. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua mạng: - Thành viên trong nhóm sinh hoạt chuyên môn tham gia vào sinh hoạt trực tuyến qua các bước: + Đăng nhập bằng tài khoản cá nhân. + Chọn mục. ..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Khi đã là thành viên trong nhóm sinh hoạt chuyên môn, trên bảng Thông tin cá nhân của các thầy cô sẽ hiện ra mục . Click vào mục này, các chủ đề do tổ trưởng, nhóm trưởng lựa chọn và cho phép tham gia với tư cách thành viên sẽ hiện ra. Các thầy cô click vào chủ đề đó, một bảng các nội dung hoạt động sẽ hiện ra như hình dưới:. Trong hình minh họa, giáo viên có tài khoản GV.00444.039 đã được làm thành viên của hai nhóm sinh hoạt chuyên môn thuộc môn Toán và Ngữ văn. Nếu tham gia chủ đề nào, click vào chủ đề đó.. - Mục : Gồm các thông báo chung của khóa học/chủ đề, do website gửi tới các thầy cô. Giáo viên cũng có quyền đặt câu hỏi để trao đổi lại với giảng viên/ban tổ chức. - Mục : là nơi để các giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn có thể trao đổi, thảo luận qua mạng, có thể đưa thêm các file tư liệu của mình lên không gian sinh hoạt chuyên môn. Những nội dung thảo luận, trao đổi chỉ có các thành viên trong tổ/nhóm chuyên môn mới đọc được. Tất nhiên, những thành viên được phân quyền cao hơn cũng có thể nhìn thấy (VD: Ban giám hiệu, người quản trị, Sở GD-ĐT, Bộ GD-ĐT)..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Nhập nội dung thoải luận vào đây.. Mục này để đính kèm thêm các file của thành viên muốn đưa lên.. - Mục , tương tự như nơi Thảo luận nhóm, giáo viên có thể đặt câu hỏi cho giảng viên/ban tổ chức để trao đổi, thảo luận. Điểm khác biệt là, mục Hỏi và đáp có tính chất cá nhân, riêng tư, là sự trao đổi của giảng viên/ban tổ chức với từng học sinh..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Nộp sản phẩm của nhóm: + Sản phẩm (kết quả) của khóa học/chủ đề sinh hoạt chuyên môn: Có thể bao gồm các kế hoạch, hồ sơ giáo án, các biên bản dự giờ đánh giá, báo cáo thu hoạch, video tiết học… mà tổ/nhóm chuyên môn thực hiện được theo chủ đề đã chọn. Khi gửi sản phẩm, cần lưu ý đến dung lượng file gửi đi có giới hạn. Cho nên các tổ cần nén dung lượng tới mức tối thiểu để có thể gửi thành công sản phẩm của mình. Việc này, có thể liên hệ người chịu trách nhiệm hỗ trợ kỹ thuật của nhà trường để được tư vấn, hỗ trợ. + Sau quá trình làm việc, tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn hoàn thành sản phẩm của mình, đại diện cho nhóm gửi sản phẩm lên website sau khi đã được Ban giám hiệu phê duyệt. Tổ trưởng nhấn vào mục . Sau đó, nhấn nút để tìm đến nơi chứa file sản phẩm lưu trên máy tính của mình. Khi tìm kiếm thành công, nhấn. , sản phẩm sẽ được tự động cập nhật lên hệ thống.. Nhấn nút Browse để tìm đến nơi chứa file sản phẩm trên máy tính và gửi đi..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Tổ trưởng cũng được phép chỉnh sửa sản phẩm đã gửi đi bằng cách nhấn vào nút rồi thực hiện lại thao tác nộp sản phẩm như trên để thay thế sản phẩm trước đó. Việc chỉnh sửa chỉ có hiệu lực nếu website chưa khóa chức năng này. - Khi muốn xóa nhóm SHCM (đồng nghĩa với việc xóa tất cả nội dung hoạt động đã thực hiện), tổ trưởng xóa từng thành viên, cuối cùng, bảng thông tin nhóm hiện ra như hình dưới:. Tổ trưởng nhấn nút Xóa nhóm. Chủ đề vừa thực hiện sẽ bị xóa hoàn toàn..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Khi sản phẩm đã hoàn tất và được đưa lên website, các thành viên của nhóm được quyền download sản phẩm đó. Click vào mục để tải về.. , nhấn nút.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> II. GIỚI THIỆU QUY TRÌNH THAM GIA CÁC CUỘC THI CẤP BỘ Để tham gia các kỳ thi cấp bộ, các tác giả cần thực hiện theo một quy trình chặt chẽ chứ không thể tự đăng ký, tự tham gia và gửi sản phẩm dự thi. Chính vì thế, nội dung này chỉ mang tính chất giới thiệu để các thầy cô và các em học sinh nắm được quy trình đó. Nếu nhà trường thực hiện việc tham gia các cuộc thi, nhà trường sẽ có liên hệ với Sở GD-ĐT để được hướng dẫn cụ thể. 1. Các đối tượng sử dụng trên hệ thống: a. Bộ GD-ĐT: là nhóm thành viên đại diện có quyền cao nhất, khởi tạo, quản lý và điều hành tổng thể toàn bộ các cuộc thi. Theo dõi, kiểm tra và thống kê toàn bộ các cuộc thi. b. Sở GD-ĐT: là nhóm thành viên đại diện cho sở GD-ĐT quản lý, theo dõi mỗi cuộc thi trên phạm vi một tỉnh. c. Giáo viên/Học sinh: là nhóm thành viên tham dự cuộc thi. d. Chuyên gia: là nhóm thành viên bao gồm các chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học tham gia quá trình thảm định hồ sơ cũng như quá trình chấm thi trong mỗi cuộc thi do Bộ GD-ĐT tổ chức. 2. Quy trình thực hiện trên hệ thống: - Bộ GD-ĐT: + Khởi tạo, quản lý, điều hành tổng thể các cuộc thi. + Kiểm soát quá trình đăng ký và tham gia các cuộc thi của các Sở GD-ĐT, của GV và HS. + Có quyền và nghĩa vụ mở quyền sửa cho các đề tài mà sở GD-ĐT yêu cầu. + Tổ chức chấm thi, thông báo kết quả, trao giải… - Sở GD-ĐT: + Khai báo các đề tài đăng ký tham gia với Bộ GD-ĐT. + Cấp mã dự thi cho mỗi đề tài (mỗi đề tài có thể do một hoặc một nhóm tác giả tham gia). + Tổ chức, quản lý, điều hành quy trình đăng ký tham dự các cuộc thi đối với các nhóm tác giả thuộc phạm vi quản lý của sở. Gửi đề tài dự thi cho Bộ GD-ĐT. + Sau khi sở GD-ĐT xác nhận với Bộ, với mỗi đề tài gửi dự thi cho Bộ, toàn bộ quyền chỉnh sửa, mở quyền chỉnh sửa sẽ không còn hiệu lực với Sở. Nếu muôn sửa chữa, Sở phải liên hệ với Bộ để được mở quyền sửa. - Giáo viên/học sinh tham gia dự thi: + Nhập mã dự thi: nhóm trưởng nhận mã dự thi do Sở cấp để hoàn tất quá trình nhập mã dự thi. + Đăng ký dự thi: nhóm trưởng đăng ký đề tài, tạo nhóm tham gia, nộp các phiếu đăng ký dự thi, xác nhận hoàn tất quy trình đăng ký dự thi với sở. Sau khi xác nhận, toàn bộ các quy trình trước đó sẽ không thể sửa chữa được nữa. + Nộp bài dự thi: khi đã hoàn thành bài dự thi, nhóm trưởng nộp bài dự thi về Sở (qua website). Sản phẩm dự thi cũng có giới hạn về dung lượng file gửi đi. Khi xác nhận nộp bài dự thi thành công, các tác giả đề tài không thể sửa chữa được nội dung đã xác nhận. Nếu cần chỉnh sửa, nhóm trưởng phải liên hệ với Sở để được mở quyền chỉnh sửa sản phẩm dự thi. Nếu quá hạn nộp sản phẩm, quyền chỉnh sửa cũng hết hiệu lực..

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

×