Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Cách phòng tránh nhiệt miệng trong mùa hè docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.63 KB, 4 trang )

Cách phòng tránh nhiệt
miệng trong mùa hè

Ăn nhiều rau, củ quả giúp ngăn ngừa nhiệt miệng.
Mùa hè, thời tiết nắng nóng, cơ thể mệt mỏi khiến ăn uống kém, không
đủ chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu vitamin C, PP, B6, B2, kẽm và acid folic, là
một trong những nguyên nhân chính gây nhiệt miệng (hay còn gọi là lở
miệng). Bệnh không nguy hiểm nhưng gây đau đớn, khó chịu, nhất là khi ăn
uống và vệ sinh răng miệng và rất dễ tái phát. Tuy nhiên, biện pháp phòng
ngừa không khó.
Triệu chứng nhiệt miệng bắt đầu thường là sự xuất hiện một mụn nước nhỏ
rất dễ vỡ, để lại một vết lở nông ở niêm mạc miệng, hình tròn hoặc bầu dục,
đường kính từ 2-10 mm, bờ rõ rệt, đáy màu vàng nhạt, xung quanh có một đường
viền màu đỏ tươi, rất khó chịu và đau lúc nói hoặc khi ăn uống phải nhai nuốt.



Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi - lợi, ở đầu
lưỡi... Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận. Không
điều trị, các vết loét này cũng có thể tự biến mất sau 1- 2 tuần, nhưng sau đó rất dễ
tái đi tái lại theo chu kỳ (tức viêm loét miệng mạn tính). Mỗi đợt tái phát thường
xuất hiện 1- 3 vết loét hoặc nhiều hơn, thường ở niêm mạc má, miệng, bờ và mặt
dưới lưỡi, lợi, sàn miệng. Nếu không được điều trị và chăm sóc đúng cách, vết lở
có thể chuyển sang viêm cấp, tấy đỏ, rất đau, thậm chí gây sốt cao, nổi hạch dưới
hàm, ăn uống mất ngon, mất ngủ, rối loạn tiêu hoá. Trẻ bị nhiệt miệng thường
quấy khóc, biếng ăn, dễ suy dinh dưỡng.

Người bệnh cần được vệ sinh răng miệng, súc miệng nước muối loãng.
Dùng thuốc kháng sinh trong đa số các trường hợp là không cần thiết, nếu dùng
phải theo hướng dẫn của thầy thuốc.


Phòng ngừa nhiệt miệng

Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó.
Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc
miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh strees.
Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Với trẻ em, không nên để thức khuya, ăn uống tùy tiện không theo giờ giấc, hướng
dẫn bé đánh răng đúng cách để không làm rách niêm mạc miệng. Nên tập cho bé
thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày.

Trong những ngày nóng, dù có cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ăn uống không
ngon miệng cũng cần phải đảm bảo đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Nên ăn
các món luộc, rau, củ, quả và trái cây... Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu
mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt
miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để
khám và điều trị dứt điểm.

×