Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (261.68 KB, 47 trang )

Thứ 3, tiết 4 – 6
Phịng D.002

Tìm hiểu
KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN
DANH SÁCH NHÓM
1. Đàm Thị Nga
2. Trần Thị Hồng Vân
3. Trần Thị Hà
4. Lê Thị Vân Anh
5. Nguyễn Thị Ngọc Linh
6. Châu Kim Ngân
7. Ân Thị Nhung
8. Nguyễn Thị Kim Phụng
9. Nguyễn Đức Tuấn
10.Nguyễn Thị Sơn Tuyền
11.Nguyễn Thị Hạnh

K38.601.083
K38.601.168
K39.601.031
K40.601.002
K40 601 064
K40.601.085
K40.601.101
K40.601.108
K40.601.140
K40.601.141
K40.606.068



Kafka và tác phẩm Vụ án

MỤC LỤC
1. Tìm hiểu chung................................................................................................................... 4
1.1. Bối cảnh lịch sử............................................................................................................... 4
1.1.1. Hoàn cảnh xã hội.......................................................................................................4
1.1.2. Sự ra đời của các khuynh hướng văn học..................................................................6
1.2. Tác giả............................................................................................................................. 8
1.2.1. Gia đình..................................................................................................................... 8
1.2.2. Học tập...................................................................................................................... 9
1.2.3. Đời viên chức..........................................................................................................10
1.2.4. Tính cách................................................................................................................. 12
1.2.5. Quan điểm chính trị.................................................................................................13
1.2.6. Quan điểm về dân tộc..............................................................................................14
1.3. Tác phẩm Vụ án............................................................................................................. 15
1.3.1. Giới thiệu tác phẩm.................................................................................................15
1.3.2. Tóm tắt tác phẩm.....................................................................................................16
2. Cái phi lí trong tác phẩm Vụ án........................................................................................16
2.1. Cốt truyện phi lí............................................................................................................. 18
2.2. Khơng gian và thời gian phi lí.......................................................................................20
2.2.1. Khơng gian phi lí.....................................................................................................20
2.2.2. Thời gian phi lí........................................................................................................28
2.3. Nhân vật phi lí...............................................................................................................29
2.3.1. Nhân vật chính........................................................................................................30
2.3.2. Nhân vật phụ...........................................................................................................32
2.3.3. Nhân vật trung tâm - nhân vật vắng mặt.................................................................35
2.4. Chi tiết phi lí.................................................................................................................. 36
2.4.1. Chi tiết phi lý mang tính huyền thoại......................................................................36
2.4.1.1. Chi tiết y phục...................................................................................................37
2.4.1.2. Chi tiết cửa........................................................................................................38

2.4.2. Chi tiết phi lý “nhiễu” mạch truyện.........................................................................38
3. Dụ ngôn người nông dân trước pháp luật.........................................................................39
3.1. Mối liên hệ giữa dụ ngôn người nông dân trước pháp luật với tác phẩm Vụ án............39
3.2. Ý nghĩa dụ ngôn nông dân trước pháp luật....................................................................42
3.2.1. Dụ ngơn bí ẩn người giữ cửa chế giễu các đặc điểm tiêu cực của pháp luật............42
3.2.2. Nỗi hoang mang của con người trước thực tại bí ẩn của cánh cửa pháp luật...........44
2


Kafka và tác phẩm Vụ án

Kết luận................................................................................................................................ 46
Tài liệu tham khảo................................................................................................................ 47

KAFKA VÀ TÁC PHẨM VỤ ÁN
--o0o-Franz Kafka là một trong những nhà văn lớn nhất thế kỉ XX và hiện nay là một trong
những tên tuổi lớn của văn học thế giới. Sinh thời ông viết không nhiều và có 3 tác phẩm dở
dang: Lâu đài, Hóa thân và Vụ án… nhưng đều trở thành kinh điển. Tác phẩm của ơng
mang tính ẩn dụ và sự đa nghĩa của các hính tượng nghệ thuật, đồng thời là sự đổi mới kĩ
thuật viết tiểu thuyết trong một số phương diện. Và chính Kafka là một trong những nhà văn
có cơng lớn trong việc cách tân tiểu thuyết. Vì thế mà ơng có vai trị rất quan trọng với tiểu
thuyết hiện đại. Nhưng chúng ta có thể khẳng định việc khám phá về ơng sẽ khơng có điểm
dừng bởi tính đa nghĩa cùng các tầng biểu hiện phức tạp trong tác phẩm của ơng. Chính vì
thế mà tác phẩm của Kafka nói chung và tiểu thuyết của ơng nói riêng đặc biệt là tiểu thuyết
vụ án đã mang đến cho văn đàn thế giới nhiều cuộc tranh luận sôi nổi và đã gây hứng thú
cho các nhà nghiên cứu và độc giả trong suốt một thời gian dài xuyên suốt từ khi bắt đầu
khám phá cho tới hiện nay.

3



Kafka và tác phẩm Vụ án

1. TÌM HIỂU CHUNG
1.1. Bối cảnh lịch sử
1.1.1. Hoàn cảnh xã hội
Bối cảnh thế kỉ XX là một thế kỉ nhiều biến động, đây là một cơn chấn động lớn vào
đời sống con người tạo ra nhiều biến đổi quan trọng trên các lĩnh vực đời sống.
Thứ nhất, thế kỉ XX mang trong mình nhiều cuộc chiến tranh lớn và những biến
chính trị có ảnh hưởng quan trọng đến lịch sử loài người. Các cường quốc Âu Mỹ bước vào
thời kì của chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và tư bản lũng đoạn. Đó cũng là thời kỳ lan
rộng của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân mới, các chủ nghĩa cực đoan, nhiều sự biến
chính trị xảy ra vào giai đoạn này như Chiến tranh Thế giới lần I, Cách mạng Tháng Mười
Nga, Chiến tranh Thế giới lần II, sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa… Các cuộc chiến
tranh đó bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, từ việc tranh giành ảnh hưởng, chia chác các
quyền lợi của các cường quốc đến việc thực hiện các tham vọng làm bá chủ hồn cầu, thực
hiện các chủ trương độc tơn dân tộc. Ngồi ra, các cuộc chiến tranh cịn là sự khẳng định
tiếng nói chính nghĩa, lịng u tổ quốc, u tự do hồ bình và u mến con người, chiến
đấu vì tự do hạnh phúc của con người chống lại các thế lực bạo quyền. Trong cuộc chiến
đấu đó có phần đóng góp to tát của chủ nghĩa Mác Lênin và các lực lượng hịa bình, dân
chủ, nhân đạo ở khắp nơi trên thế giới.
Thứ hai, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện một hiện tượng phát triển vượt bậc về khoa học
kỹ thuật của nền văn minh vật chất Âu Mỹ. Nền khoa học kỹ thuật hiện đại đạt được những
bước phát triển lớn, thay đổi cơ bản nhận thức của con người về tự nhiên, xã hội. Cách
mạng khoa học kĩ thuật lần 2 với những thay đổi khoa học cơ bản, công cụ sản xuất, năng
lượng, vật liệu, cách mạng xanh, thông tin vận tải… Ðây là thời kỳ nở rộ của các thành tựu
và sáng tạo. Trong khoa học nghiên cứu, thuyết tương đối cơ học cổ điển của Newton và
thuyết tương đối rộng và hẹp của Einstein là hai thuyết có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng
trong sự tiến bộ vượt bậc của khoa học. Chỉ trong vòng vài chục năm sự phát triển của khoa
học kĩ thuật đã làm thay đổi bộ mặt của Âu Mỹ vốn đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ qua, đem lại

sự giàu mạnh về nhiều phương diện cho phương Tây tiên tiến.
4


Kafka và tác phẩm Vụ án

Từ đó, những biến động này tác động khơng nhỏ đến hình thái ý thức xã hội bằng
ngôn từ là văn học, dẫn đến những trào lưu văn học phong phú. Các trào lưu văn học phát
triển mạnh mẽ như chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện đại.Trong chủ nghĩa hiện thực
gồm có chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Trong chủ
nghĩa hiện đại gồm có chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghỉa vị lai, chủ nghĩa
tượng trưng, chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện sinh và phân tâm học Freud trong văn học.
Điều này bắt nguồn từ nền văn minh vật chất mới, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
đã giúp con người phát hiện ra những bí mật của đời sống, của tự nhiên, của vũ trụ. Sự xuất
hiện các thuyết lượng tử, phân tử, thuyết tương đối, những phát hiện y học về thân thể con
người... đã làm người ta thấy rõ hơn những vấn đề có tính chất khám phá, những phát hiện
về thế giới mà triết học duy lý trước đó đã khơng thể giải quyết được. Ðiều này kéo theo sự
lung lay, sự nghi ngờ nền tảng tinh thần cũ và yêu cầu xem xét lại những giá trị đó sau khi
người ta thấy rằng có một số những chân lý khoa học và tư tưởng của thế kỷ trước thực sự
khơng cịn chính xác nữa.
Xã hội Âu Mỹ nhanh chóng đi vào kỹ nguyên văn minh vật chất và nhiều kỳ vọng về
tương lai. Nhưng con người cũng đã sớm nhận ra rằng họ đã hoàn toàn thất vọng, khi nền
văn minh vật chất đã phản bội lại con người, là kẻ sáng tạo ra nó. Mặt khác nó trở thành chủ
nhân của con người, biến con người thành nơ lệ của xã hội máy móc văn minh. Xã hội tiền
tài vật chất chi phối và quyết định cuộc sống cũng như hành động của con người.
Ðối diện với sự hoài nghi về cái cũ lẫn cái mới, bầu khơng khí văn hóa tinh thần của
tây phương đi vào khủng hoảng sâu sắc. Ðây là thời kỳ người ta luôn bị ám ảnh bởi khái
niệm “cuối thế kỷ”: suy đồi, mệt mỏi. Triết học duy lý lung lay và hậu quả của sự thất vọng
ấy là con người bắt đầu hướng về những giá trị đặc dị và bất thuận lý về thị dục, về lòng
nhiệt thành , bản năng, tình cảm, đức tin...

Ðứng trước hồn cảnh đó đã xuất hiện nhiều thái độ, phản ứng khác nhau của nhiều
tầng lớp nhà văn. Từ đó đã dẫn đến việc hình thành những khuynh hướng văn học trong các
giai đoạn lịch sử khác nhau, từ đầu thế kỷ cho đến sau hai cuộc thế chiến.
Khuynh hướng chống tri thức xuất hiện và lan truyền mạnh vào những năm cuối thế
kỷ XIX bước sang đầu thế kỷ XX. Nó bắt đầu từ sự sụp đổ của các nền tảng tư tưởng duy
5


Kafka và tác phẩm Vụ án

lý, khi “vũ trụ duy lý đã biến thành vũ trụ phi lý”. Nhận thức về sự đe dọa của nền văn minh
mới cũng đem đến sự hoài nghi cái mới. Huyền thoại về sự tiến bộ đã trở thành nỗi thất
vọng về tiến bộ, khi con người nhận ra rằng nền văn minh vật chất không phải bao giờ cũng
là bạn đồng hành của văn minh tinh thần mà con người mong mỏi.
Văn học phi lý với chủ đề bao trùm là thân phận con người sẽ chi phối mạnh mẽ văn
học phương Tây trong giai đoạn tiếp theo, với các khuynh hướng của các thời kỳ trước và
sau hai cuộc chiến tranh thế giới, từ văn học phi lý thời Kafka, kịch phi lý trước và sau
chiến tranh thế giới thứ hai, đến chủ nghĩa hiện sinh rồi hiện sinh phi lý phát triển mạnh vào
những thập niên năm mươi, sáu mươi ở Pháp. Nói chung trào lưu văn học phi lý có những
đặc điểm như sau: Thái độ không chấp nhận xã hội tư sản và nền văn minh tư sản, tố cáo
những khủng hoảng, bế tắc về mặt tinh thần, là nền văn học của những nạn nhân viết về
những nạn nhân, thường nêu lên những quan niệm bi đát về thân phận con người, phủ nhận
lý trí, gạt bỏ lý tính trong q trình sáng tạo nghệ thuật.
Dịng văn học phản chiến xuất hiện trong hai cuộc chiến tranh thế giới ở cả Châu Âu
và châu Mỹ, đồng hành với nền văn học hiện thực nhân đạo và tiến bộ. Ðặc biệt, văn học
hiện thực xã hội chủ nghĩa chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mác - Lênin cũng là một trào lưu
đáng kể, phổ biến ở các nước xã hội chủ nghĩa và một số nhà văn Âu Mỹ hướng về chủ
nghĩa xã hội trong mục tiêu xây dựng một thế gới hịa bình, khơng áp bức bóc lột và phát
triển hồn thiện con người. Tóm lại, thế kỉ XX ở phương Tây có nhiều biến động dữ dội
trong các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, khoa học kĩ thuật… dẫn đến sự tác động mạnh mẽ

đến hệ tư tưởng tinh thần và ảnh hưởng sâu sắc đến văn học nghệ thuật qua nhiều trào lưu
văn học.

1.1.2. Sự ra đời của các khuynh hướng văn học
Văn học phương Tây hiện đại thế kỉ XX ra đời nhiều khuynh hướng văn học nghệ
thuật khác nhau: Chủ nghĩa hiện thực; Chủ nghĩa hiện đại; Chủ nghĩa biểu hiện (Đức:19051920); Chủ nghĩa tượng trưng; Chủ nghĩa vị lai (Đầu tk XX ở Ý và Nga); Chủ nghĩa siêu
thực (Pháp, 20 năm đầu tk XX); Chủ nghĩa hiện sinh (Pháp, thế chiến II); Chủ nghĩa Freud;
Chủ nghĩa tân cổ điển; Chủ nghĩa biểu hiện.

6


Kafka và tác phẩm Vụ án

Chủ nghĩa biểu hiện hay Trường phái biểu hiện (Expressionism) là một trào lưu nghệ
thuật xuất hiện và phát triển ở châu Âu vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, hình
thành và phát triển ở Đức từ 1905 đến 1920, lan rộng ảnh hưởng trong văn hóa một số nước
khác ở châu Âu: châu Mĩ như Áo, Nga, Bắc Âu, Mĩ, …. Nảy sinh như là sự phản ứng lại
những khủng hoảng xã hội đầu thế kỷ XX (chiến tranh thế giới 1914 – 1918), chủ nghĩa
biểu hiện là tiếng nói của những con người công khai phản đối chiến tranh và tình trạng vơ
hồn của cuộc sống, chống lại sự áp chế của các cơ cấu xã hội đối với cá nhân và sự xơ cứng
của những nguyên tắc “cổ điển” về nghệ thuật.
Chủ nghĩa biểu hiện có đặc điểm nhấn mạnh, thậm xưng trong sự thể hiện cảm tính xúc cảm của chủ thể (thường là cảm xúc con người hoặc một nhóm người) hoặc xúc cảm
của chính người họa sĩ. Những cảm xúc này thường được gây ra bởi một sự kiện đặc biệt
nào đó, cũng có thể bởi sự gặp mặt – giao lưu của nhiều người hoặc sự giao lưu của những
xu hướng hội họa khác nhau (như cổ điển và hiện đại).
Nguyên tắc thẩm mĩ của chủ nghĩa biểu hiện là cắt nghĩa thực tại một cách chủ quan
dựa theo những cảm giác có tính thứ nhất về thế giới (từng được chủ nghĩa ấn tượngcoi là
cơ sở hàng đầu để xây dựng hình tượng nghệ thuật). Nguyên tắc ấy đã quy định sự ham
thích tính trừu tượng, những cảm xúc sắc nhạy và cái kì dị hoang đường. Nghệ thuật chủ

nghĩa biểu hiện là một trái tim tan nát vì thế giới khổng hồn, vì sự tương phản giữa cái sống
và cái chết, tinh thần và thể xác, “văn minh” và “tự nhiên”.
Nhiều người thuộc trường phái này thường lên tiếng kêu gọi cải tạo thực tại, bắt đẩu
bằng sự cải tạo ý thức con người. Tất nhiên họ quan niệm cải tạo theo cách của họ. Chẳng
hạn, trong nghệ thuật, họ coi ngang nhau không cần phân biệt cái bên trong với cái bên
ngoài, cái chủ quan với cái khách quan.
Chủ nghĩa biểu hiện khơng chủ trương nghiên cứu tính phức tạp của cuộc sống.
Nhiều tác phẩm của họ chỉ có nghĩa như những lời hiệu triệu. Và thực chất đấy là một nghệ
thuật tuyên truyền cổ động. Tác phẩm của họ không phải là bức tranh sinh động, nhiều màu
sắc, khía cạnh được thể hiện bằng hình tượng nghệ thuật có thể cảm nhận được bằng giác
quan, mà chỉ là sự diễn đạt sắc bén những tư tưởng quan trọng đối với tác giả bằng cách sử
dụng bất kì sự cường điệu và ước lệ nào. Tiêu biểu nhất về mặt này là tác phẩm Hóa thân
của Ph. Cáp-ca.
7


Kafka và tác phẩm Vụ án

Về mặt tư tưởng – xã hội, chủ nghĩa biểu hiện thực chất là một thái độ phản ứng
trước sự khủng hoảng xã hội trầm trọng ở châu Âu trong vòng một phần tư của thế kỉ XX do
nhiều nguyên nhân tạo nên, trong đó có cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất và đi liền nó
là sự chấn động dữ dội của các cuộc cách mạng.
Chủ nghĩa biểu hiện đã từng có ảnh hưởng khá rộng đến văn học một số nước châu
Âu. Khơng ít nhà văn nổi tiếng về sau này như Bê-sơ (1891 11958), Ph. Vôn-phơ (1888
11953), Ph. Cáp-ca (1883 – 1924), L.N. An-đrê-ép (1871 – 1919),… đã từng chịu ảnh
hường ít nhiều của trường phái nghệ thuật này.
Chủ nghĩa biểu hiện thể hiện trong nhiều dạng nghệ thuật, từ hội họa, kiến trúc cho
đến văn học, thơ ca, nhạc kịch và điện ảnh.
Đó là cảm xúc của nhân vật chính với cái tên không rõ ràng Joseph K., làm nhân viên
ngân hàng, vô duyên bị bắt giữ để điều tra. Anh ta khơng thể hiểu những gì đang diễn ra với

cuộc đời anh ta và cái án tử treo trên đầu anh. Anh ta mong muốn tìm kiếm lời giải đáp và
sự bào chữa cho cái án của bản thân. Nhưng dần dần anh ta trở nên dửng dưng lạnh lùng
hơn bởi lúc đó anh hiểu ra rằng cuộc đợi đầy những cái phi lý mà ta không thể nào hiểu
được. Phi lý đến mức cả lý trí cũng khơng thể nào giải thích được, điều đó cũng hết sức hợp
lý. Trong q trình đó, tâm trạng nhân vật chịu ảnh những ám ảnh khi nhìn thấy được số
phận con người cơ đơn, lạc lồi, họ đang sống trong một khơng gian tù túng ngột ngạt và
đau xót hơn là họ bằng lịng với hiện tại ấy. Chính vì Joseph K nhận ra những điều đó, điều
mà tất cả mọi người trong thời đại ấy mê mụi không hay biết, và vì thế mà nhân vật bao giờ
cũng cơ đơn và bị xã hội vây bủa, đào thải. Thân phận con người được đẩy lên tới mức cao
trước sự tồn tại của xã hội mà không làm sao để thay đổi được. Cái nghịch dị ấy đeo bám
con người và không bao giờ buông tha con người.

1.2. Tác giả
1.2.1. Gia đình
Kafka chào đời ngày 3 tháng 7 năm 1883 ở gần quảng trường Altstadter ở Praha, khi
ấy thuộc Đế quốc Áo - Hung. Gia đình ơng là những người Do Thái Ashkenazi thuộc tầng
lớp trung lưu. Cha ông, Hermann Kafka (1852-1931), là con thứ tư của Jacob Kafka, một
8


Kafka và tác phẩm Vụ án

người mổ thịt. Ông Jacob đã đưa gia dình Kafka chuyển tới Praha từ Osek, một làng người
Séc có đơng dân Do Thái ở gần Strakonice ở bắc Bohemia. Từ chỗ là một người chào hàng
lưu động, ông vươn lên trở thành một ông chủ bán lẻ quần áo và vật trang trí, thuê tới 15
người làm thuê, sử dụng hình ảnh quạ gáy xám (trong tiếng Séc gọi là kavka) làm logo
thương mại. Mẹ của Kafka, Julie (1856-1934), là con gái một nhà buôn bán lẻ giàu có ở
Poděbrady tên là Jakob Lowy và được học hành tử tế hơn chồng bà. Cha mẹ của Kafka chắc
đã nói một thứ tiếng Đức pha Yiddish (đôi khi gọi là Mauscheldeutsch), nhưng do tiếng Đức
là phương tiện giao tiếp xã hội nên họ hẳn đã khuyến khích con cái nói tiếng Thượng Đức.

Jacob và Julie có sáu người con, trong đó Franz là con cả. Hai em trai của Franz, Georg và
Heinrich, chết yểu trước khi Franz lên bảy; ba em gái là Gabriele (Ellie) (1889–1944),
Valerie (Vallie) (1890–1944) và Ottilie (Ottla) (1892–1943). Gia đình Kafka có một người
hầu gái sống cùng họ trong một căn hộ chật hẹp. Phòng của Franz thường xuyên lạnh giá.
Vào tháng 11 năm 1913, gia đình chuyển tới một căn hộ rộng hơn dù trước đó Ellie và
Vallie đã lấy chồng và dọn khỏi nhà cũ. Đầu tháng 10 năm 1914, không lâu sau khi Thế
chiến thứ nhất bùng nổ, các cô em này mất tin tức về chồng họ và lại trở về ngôi nhà mới
này. Cả Ellie và Vallie giờ đã có con. Franz, khi đó ở tuổi 31, rời đến căn hộ yên tĩnh của
Vallie và lần đầu tiên ra ở riêng. Herman được nhà viết tiểu sử Stanley Corngold miêu tả là
một “thương gia to lớn, ích kỉ, hống hách”; cịn chính Franz Kafka gọi ơng là “một người họ
Kafka thực thụ xét về sự cường tráng, sức khỏe, ăn uống, giọng ầm ĩ, sự hùng biện, tính tự
mãn, thói gia trưởng, khả năng chịu đựng, sự nhanh trí, hiểu bản chất con người”. Trong
những ngày bn bán, bà Julie cũng dành có khi tới 12 giờ một ngày để tham gia cùng
chồng trong việc kinh doanh của gia đình nên cả hai ơng bà đều vắng nhà. Cho nên, tuổi thơ
của Kafka có phần cơ đơn và lũ trẻ trong nhà chủ yếu được nuôi dưỡng bởi các cô giáo dạy
trẻ và người hầu khác nhau. Mối quan hệ không yên ổn của Franz Kafka với người cha thể
hiện rõ ràng trong bức “Thư gửi cha” (Brief an den Vater) dài hơn 100 trang, trong đó ông
phàn nàn đã chịu tác động sâu sắc từ tính cách khắt khe và độc đốn của cha ơng; trái lại,
mẹ ơng ít lời và nhút nhát. Hình ảnh về người cha gia trưởng có một dấu ấn rõ nét trên văn
chương của Kafka.

1.2.2. Học tập
Từ 1889 tới 1893, Kafka học ở một trường tiểu học nam sinh Đức (Deutsche
Knabenschule) ở Fleischmarkt (tức “chợ bán thịt”), nay là đường Masná, Praha. Nền giáo
9


Kafka và tác phẩm Vụ án

dục truyền thống Do Thái của ông kết thúc với lễ thành niên Bar Mitzvah ở tuổi 13. Kafka

chưa bao giờ phục vụ lễ ở giáo đường Do Thái và chỉ cùng cha tới đó dự bốn ngày lễ chính
mỡi năm. Sau khi rời trường tiểu học năm 1893, Kafka được nhận vào một trường trung học
nhà nước kiểu cổ điển nghiêm khắc, Altstadter Deutsches Gymnasium, nằm trong khuôn
viên Cung Kinský ở quảng trường Altstadter. Tiếng Đức là ngơn ngữ giảng dạy, nhưng
Kafka cũng nói và viết được tiếng Séc; bởi ông học tiếng Séc ở trung học khoảng 8 năm, đạt
những điểm tốt trong mơn này. Ơng được khen ngợi về tiếng Séc của mình, nhưng chưa
từng tự coi mình là thành thạo nó. Ơng đỡ kì thi tốt nghiệp trung học (tiếng Đức gọi là
Matura) năm 1901. Đăng ký vào trường Đại học Karl-Ferdinands của Praha năm 1901, ban
đầu Kafka theo ngành hóa học, nhưng chuyển sang ngành luật chỉ sau hai tuần. Mặc dù ông
không hứng thú với lĩnh vực này nhưng nó hứa hẹn nhiều cơ hội cơng việc làm hài lịng cha
ơng. Hơn nữa, ngành luật địi hỏi khóa học dài hơn, cho Kafka thì giờ để theo các lớp về
nghiên cứu tiếng Đức và lịch sử nghệ thuật. Ông cũng tham gia vào một câu lạc bộ sinh viên
tên là “Hội trường Đọc sách và Giảng bài của Sinh viên tiếng Đức” (Lese-und Redehalle der
Deutschen Studenten), nơi tổ chức các sự kiện văn học, đọc sách và các hoạt động khác.
Trong số những bạn bè của Kafka có nhà báo Felix Weltsch học triết, diễn viên Yitzchak
Lowy đến từ một gia đình Do Thái nhánh Hasidic chính thống ở Warszawa, và các nhà văn
Oskar Baum và Franz Werfel. Vào năm cuối ở đại học, Kafka gặp M. Bord, một nghiên cứu
sinh ngành luật, và họ trở thành bạn suốt đời của nhau. Bord sớm nhận ra rằng, mặc dù
Kafka nhút nhát và hiếm khi nói, những gì ơng nói ra thường sâu sắc. Kafka là một độc giả
nghiện sách suốt đời; cùng với Bord, ông đã đọc cuốn Protagoras của Plato bằng tiếng Hy
Lạp cổ dưới sự đề xuất của Bord, và các tiểu thuyết Giáo dục tình cảm và Sự cám dỗ thánh
Anthoine của Flaubert bằng tiếng Pháp do Bord gợi ý. Ngồi ra, ơng cũng quan tâm tới văn
học Séc, đồng thời rất yêu thích các tác phẩm của Goethe. Kafka nhận bằng tiến sĩ luật ngày
18 tháng Bảy 1906 và làm việc một năm bắt buộc khơng lương như một thư ký luật cho các
tịa án dân sự và hình sự.

1.2.3. Đời viên chức
Ngày 1 tháng Mười một 1907, Kafka được tuyển dụng vào Assicurazioni Generali,
một công ty bảo hiểm Ý, nơi ông làm việc gần một năm. Những thư từ trong thời kì này cho
thấy ông lấy làm khổ sở với lịch làm việc - từ 8 sáng tới 6 giờ tối - khiến cho ông khó có thể

tập trung vào viết văn, một đam mê ngày càng lớn trong ông. Ngày 15 tháng Bảy 1908, ông
10


Kafka và tác phẩm Vụ án

từ chức, và hai tuần sau tìm được một vị trí dễ chịu hơn tại Cơ quan Bảo hiểm Tai nạn Công
nhân của Vương quốc Bohemia. Công việc liên quan tới việc điều tra và định mức đền bù
thương tật của công nhân công nghiệp; các tai nạn như mất ngón hay cả bàn tay, chân xảy ra
phổ biến ở thời đó. Giáo sư quản trị Peter Drucker ghi nhận Kafka đã phát triển một loại mũ
bảo hiểm dân sự đầu tiên khi làm việc ở đây, nhưng khơng có bất cứ văn bản nào từ cơ quan
xác nhận điều này. Cha Kafka thường gọi nghề làm công chức bảo hiểm là một Brotberuf,
nghĩa đen là “nghề kiếm ăn”; còn bản thân Kafka thường tỏ ra khinh miệt nó. Ơng thăng
tiến khá nhanh chóng, đảm nhiệm những chức trách bao gồm việc thực hiện và điều tra các
yêu cầu bồi thường, viết báo cáo, và xử lý những thỉnh cầu từ những doanh nhân cảm thấy
nhà máy của họ bị xếp vào mức rủi ro cao; điều này khiến họ tốn nhiều tiền đóng bảo hiểm .
Ông cũng được giao nhiệm vụ biên soạn các báo cáo cho cơ quan bảo hiểm trong vài năm
ông làm ở đây. Các bản báo cáo được cấp trên của ơng đón nhận tích cực. Kafka thường
hồn thành cơng vụ vào lúc 2h chiều, do đó ơng có thì giờ dành cho công việc viết văn. Cha
của Kafka cũng mong ông trợ giúp và tiếp quản cửa hàng bán đồ trang trí của gia đình. Tuy
nhiên trong những năm về sau, Kafka thường xun bệnh tật, khó lịng làm việc ở công ty
lẫn viết lách. Cuối năm 1911, chồng của Ellie là Karl Hermann và Kafka trở thành những
đối tác ở nhà máy amiăng đầu tiên ở Praha, tức Prager Asbetwerke Hermann & Co. Ban đầu
Kafka tỏ ra khá tích cực, dành nhiều thời gian rảnh cho việc kinh doanh này, nhưng về sau
ơng lấy làm bực bội vì nó lấn vào thời gian viết văn của ơng. Trong thời gian này ơng cũng
tìm thấy sự hứng thú và giải trí trong các cuộc biểu diễn ở nhà hát Yiddish. Sau khi thấy một
đồn sân khấu Yiddish trình diễn vào tháng Mười 1911, suốt sáu tháng sau đó Kafka “chìm
đắm trong tiếng Yiddish và văn học Yiddish”. Mối quan tâm này đóng vai trị điểm khởi đầu
cho những liên hệ ngày một tăng của ông với đạo Do Thái. Đó cũng là khoảng thời gian
Kafka trở thành một người ăn kiêng. Khoảng 1915 Kafka nhận giấy báo nhập ngũ tham gia

vào Thế chiến thứ nhất, nhưng cấp trên của ông trong cơ quan bảo hiểm đã sắp xếp một sự
hỗn qn dịch nhờ cơng việc của Kafka được xem như dịch vụ cơng thiết yếu. Sau đó ơng
đã cố gắng gia nhập quân dội nhưng bị ngăn cản bởi các vấn đề y tế liên quan tới chứng lao
được chẩn đoán từ năm 1917. Năm 1918 Cơ quan Bảo hiểm Tai nạn Công nhân cho ông
nghỉ hưu do bệnh tật và ơng dành hầu hết phần đời cịn lại trong các viện điều dưỡng.

11


Kafka và tác phẩm Vụ án

1.2.4. Tính cách
Kafka thường lo sợ người ta sẽ thấy ông gớm ghiếc cả về tinh thần lẫn cơ thể. Tuy
nhiên, những ai gặp ông thì nhận thấy ơng có cách cư xử điềm đạm và ít lời, một trí tuệ nổi
bật và ít óc hài hước; họ cũng thấy ông điển trai một cách trẻ thơ, bất chấp vẻ ngoài khắc
khổ. Brod so sánh ông với Heinrich von Kleist, lưu ý rằng cả hai nhà văn đều có năng lực
miêu tả rõ ràng và hiện thực một hồn cảnh với những chi tiết chính xác. Kafka là một trong
những người thú vị nhất mà Brod đã gặp; Kafka thích chia sẻ tâm trạng với bạn bè, nhưng
cũng giúp họ trong những lúc khó khăn với những lời khuyên đáng giá. Theo M. Bord, ông
là một người đam mê kể truyện, có thể diễn đạt lời nói của mình như thể nó là âm nhạc.
Bord cho rằng hai nét tính cách nổi bật nhất của Kafka là “sự chân thật tuyệt đối” (absolute
Wahrhaftigkeit) và “sự ngay thẳng đúng đắn” (prazise Gewissenhaftigkeit); và rằng ông
khám phá chi tiết, cái thầm kín một cách sâu sắc với một tình u và sự chính xác đến nỡi
sự vật hiển lộ khơng ngờ, có vẻ lạ lùng, nhưng đơn giản là đúng” (nichts als wahr). Mặc dù
Kafka ít tỏ ra đam mê luyện tập khi còn bé, sau này ông lại quan tâm tới các trò chơi hay
hoạt động thể chất, và tỏ ra là một tay cưỡi ngựa, bơi và đua thuyền cừ. Vào cuối tuần ông
thường cùng bạn bè tiến hành những cuộc đi bộ đường trường, do chính Kafka lên kế hoạch.
Các mối quan tâm khác của ông bao gồm trị liệu bằng tập luyện, các hệ thống giáo dục hiện
đại như phương pháp Montessori hay những phát minh tân kì như máy bay và điện ảnh. Đặc
biệt, việc viết văn rất quan trọng với Kafka; ơng xem nó như một “dạng lời cầu nguyện”.

Ơng rất nhạy cảm với tiếng ồn và ưa sự tĩnh lặng khi viết văn. Nhà tâm lý học Marino
Pérez-Álvarez từng tuyên bố rằng Kafka có thể mắc một chứng rối loạn nhân cách. Văn
phong của ông, người ta khẳng định, không chỉ trong "Hóa thân" mà cả các tác phẩm khác,
dường như thể hiện những triệu chứng rối loạn nhân cách từ mức nhẹ tới trung bình, điều
giải thích nhiều tác phẩm gây kinh ngạc của ông. Nỗi khổ não trong ông có thể thấy trong
trang nhật ký ngày 21 tháng 6 năm 1913: Thế giới thật khủng khiếp chưa trong đầu tơi!
Nhưng làm sao để giải phóng chính tơi và giải phóng chúng mà khơng xé toạc ra. Và xé ra
nghìn lần trong tơi cịn tốt hơn là nó được kìm lại hoặc chơn cất. Chính vì việc đó mà tôi
sống trên đời này, điều này khá rõ ràng với tôi. Và trong Cách ngôn Zurau số 50: Người ta
không thể sống mà khơng có một niềm tin thường trực vào những thứ bất hoại bên trong
hắn ta, mặc dù cả thứ bất hoại đó và cả niềm tin của anh ta vào nó có thể ln ln bị chơn
giấu kín với hắn. Tuy Kafka chưa từng kết hơn nhưng ông rất trân trọng hôn nhân và trẻ
12


Kafka và tác phẩm Vụ án

con. Ơng có một số bạn gái, tuy nhiên một vài nhà nghiên cứu vẫn suy đốn về khuynh
hướng giới tính của ơng; những người khác đề xuất rằng ơng có thể đã mắc một chứng rối
loạn dinh dưỡng. Bác sĩ Manfred M. Fichter của Bệnh viện thực hành về Tâm thần của Đại
học Munchenđưa ra “bằng chứng cho giả thuyết rằng nhà văn Franz Kafka mắc một bệnh
chán ăn tâm thần khơng điển hình” và rằng Kafka không chỉ cô độc và thất vọng mà cịn
“đơi khi có khuynh hướng tự sát”. Trong cuốn sách Franz Kafka, the Jewish Patient năm
1995, Sander Gilman đã tìm hiểu “tại sao một người Do Thái có thể bị xem là bị ám ảnh về
sức khỏe hoặc đồng tính luyến ái và làm sao Kafka kết hợp những khía cạnh theo những
cách hiểu này về người đàn ơng Do Thái vào sự tự nhận thức và văn chương của chính
ơng”. Kafka được cho là đã cố tự tử ít nhất một lần, vào cuối năm 1912.

1.2.5. Quan điểm chính trị
Trước Thế chiến thứ nhất, Kafka đã tham dự một số cuộc họp của câu lạc bộ

Mladých, một tổ chức vơ chính phủ, chống tăng lữ, chống qn phiệt. Hugo Bergmann,
người học cùng trường với Kafka cả tiểu học lẫn trung học, cắt đứt quan hệ với Kafka vào
năm cuối đại học (1900 - 1901) bởi theo ông này: “Franz đã trở thành một người xã hội chủ
nghĩa, còn tôi trở thành một người phục quốc Do Thái năm 1898. Sự tổng hợp của chủ
nghĩa xã hội và chủ nghĩa phục quốc Do Thái không hề tồn tại”. Bergmann kể rằng Kafka
đã cài một bông cẩm chướng đỏ tới trường để thể hiện sự ủng hộ cho chủ nghĩa xã hội.
Trong một trang nhật ký, Kafka đã nhắc tới một triết gia vơ chính phủ nhiều ảnh hưởng là
Peter Kropotkin: “Đừng quên Kropotkin!” Sau này khi bàn về những người vơ chính phủ
Séc, ơng khẳng định: “Tất cả bọn họ mưu cầu vơ ích để hiện thực hóa hạnh phúc con người.
Tôi cảm thông với họ. Nhưng... tôi không thể nào tiếp tục bước tới cùng họ lâu dài được”.
Trong thời kỳ cộng sản cầm quyền, di sản của tác phẩm Kafka đối với khối xã hội chủ nghĩa
Đông Âu được đem ra tranh cãi gay gắt. Các ý kiến thay đổi từ chỗ cho rằng ông chế nhạo
sự mục nát quan liêu của Đế quốc Áo-Hung đang suy sụp tới chỗ đề xuất rằng ông là hiện
thân của sự trỗi dậy của chủ nghĩa xã hội. Một điểm mấu chốt nữa là chủ đề sự ghẻ lạnh
trong văn ông; trong lúc lập trường chính thống là sự mô tả của Kafka về sự ghẻ lạnh khơng
cịn có ý nghĩa cho một xã hội được cho là đã loại bỏ sự ghẻ lạnh giữa người với người, một
hội thảo năm 1963 tổ chức ở Liblice, Tiệp Khắc để tưởng niệm 80 năm ngày sinh của ông
đánh giá lại tầm quan trọng còn tồn tại của sự minh họa của Kafka về xã hội quan liêu. Bản
thân việc Kafka có phải là một nhà văn chính trị hay khơng vẫn là một vấn đề tranh cãi.
13


Kafka và tác phẩm Vụ án

1.2.6. Quan điểm về dân tộc
Lớn lên, Kafka là một người Do Thái nói tiếng Đức ở Praha, một thành phố do
những người nói tiếng Séc và khơng phải dân Do Thái, thống trị. Ơng bị mê hoặc sâu xa bởi
nhánh Do Thái Đông Âu, những người ông nghĩ là sở hữu một sức mạnh của đời sống tinh
thần mà người Do Thái ở phương Tây khơng có được. Trong nhật ký của ơng có rất nhiều
chỗ nhắc đến các tác giả tiếng Yiddish. Tuy nhiên ông nhiều lần xa lánh khỏi đạo Do Thái

và đời sống Do Thái: “Tơi có điểm chung gì với những người Do Thái? Tơi khó có thứ gì
giống với chính tơi và nên đứng rất kín đáo ở một góc, bằng lịng rằng mình cịn có thể thở”.
Hawes đề xuất rằng Kafka, mặc dù nhận thức rõ tính Do Thái của chính ơng, khơng đưa nó
vào tác phẩm của ông, mà theo Hawes, thiếu các chủ đề, cảnh hay nhân vật Do Thái. Theo
quan điểm của nhà phê bình văn học Harold Bloom, mặc dù Kafka không thoải mái với di
sản Do Thái của mình, ơng là một nhà văn Do Thái tinh hoa. Lothar Kahn cũng khẳng định
tương tự: “Sự hiện diện của Do Thái tính trong tác phẩm của Kafka khơng cịn là vấn đề bàn
cãi”. Pavel Eisner, một trong những người dịch Kafka đầu tiên, diễn giải tác phẩm kinh điển
Vụ án như hiện thân của “mức độ hiện diện của người Do Thái ở Praha... vai chính Josef K.
là bị bắt giữ (một cách tượng trưng) bởi một người Đức (Rabensteiner), một người Séc
(Kullich) và một người Do Thái (Kaminer). Ông bênh vực cho “tội lỗi vô tội” (guitless
guilt) thấm đẫm người Do Thái trong thế giới hiện đại, mặc dù khơng có gì chứng tỏ ông là
một người Do Thái”. Trong tiểu luận “Nỗi buồn ở Palestine?!”, Dan Miron khám phá mối
liên hệ của Kafka với chủ nghĩa phục quốc Do Thái: “Dường như những người tuyên bố
rằng có một mối quan hệ như thế và rằng chủ nghĩa phục quốc Do Thái đóng một vai trò
trung tâm trong đời sống và tác phẩm của ơng, và những người phủ nhận hồn tồn mối
quan hệ hay gạt bỏ tầm quan trọng của nó, đều sai. Sự thật nằm ở vị trí đâu đó rất khó nắm
bắt giữa hai thái cực đơn giản hóa này”. Kafka từng xem xét chuyển tới Palestine với Felice
Bauer, và sau đó là với Dora Diamant. Khi sống ở Berlin ông học tiếng Hebrew, thuê một
người bạn của nhà Brod đến từ Palestine, Pua Bat-Tovim, dạy gia sư cho ông và tham dự
các lớp học của giáo sĩ Julius Grunthal ở Cao đẳng Do Thái học Berlin. Livia Rothkirchen
gọi Kafka là “nhân vật biểu tượng của thời đại ông”. Những người cùng thời với ông bao
gồm nhiều nhà văn Do Thái nhạy cảm với văn hóa Đức, Séc, Áo và Do Thái. Theo
Rothkirchen, “Tình huống này cung cấp cho văn chương của họ một nhãn quan toàn thế giới

14


Kafka và tác phẩm Vụ án


và năng lực tán tụng bên cạnh sự trầm ngâm siêu hình siêu việt. Một ví dụ lừng lẫy là Franz
Kafka”.

1.3. Tác phẩm Vụ án
1.3.1. Giới thiệu tác phẩm
Tất cả các tác phẩm được xuất bản của Kafka đều được viết bằng tiếng Đức, trừ vài
bức thư tiếng Séc viết cho Milena Jesenská.
Các tác phẩm được xuất bản sớm nhất của Kafka là tám truyện ngắn xuất hiện năm
1908 trong số đầu của tạp chí văn học Hyperion dưới tựa đề Betrachtung ("Trầm tư").
Ông viết "Mô tả một trận chiến" ("Beschreibung eines Kampfes") năm 1904, Thư
gởi cha (xuất bản năm 1952), truyện ngắn Bản án (Das Urteil, viết năm 1912, xuất bản năm
1916), Hóa thân (Die Verwandlung, viết năm 1912, xuất bản năm1915).
Những tác phẩm khác là: Mỹ (Amerika, 1927), Nhà trừng giới (In der
Strafkolonie,1919), Thầy thuốc nông thôn (Ein Landarzt, 1919), Vô địch nhịn đói (Ein
Hungerkũnstler, 1924).
Sau khi Franz Kafka mất, bạn thân của ông là Max Brod cho xuất bản tiểu thuyết
Lâu đài năm 1926.
Vụ án được viết vào khoảng năm 1914 và in lần đầu năm 1926 ở Đức. Cũng như các
bản thảo khác cịn lưu lại của Kafka sau khi ơng qua đời, Vụ án chưa phải là một bản thảo
hoàn chỉnh. Trong số ba tiểu thuyết của Kafka, chỉ có Vụ án là hồn thành theo nghĩa là đã
có một kết thúc. Còn thật ra ngay cả bản đã được Max Brôt (bạn thân của Kafka) sắp xếp lại
và cho in, được dịch ra tiếng Pháp rất phổ biến hiện nay, từ 1963 đã có những ý kiến phê
phán. Người ta cho rằng sự sắp xếp lại và cho in, được dịch ra tiếng Pháp rất phổ biến hiện
nay, từ năm 1963 đã có những ý kiến phê phán. Người ta cho rằng sự sắp xếp của Max Brôt
vẫn mang tính chủ quan, bởi ơng này cho rằng chỉ cần dựa vào những chương ông đã chọn
lọc, rồi sắp xếp lại là đã hoàn chỉnh theo ý đồ của Kafka. Ít nhất, theo H.Richte, đã có những
sơ hở sau đây:
15



Kafka và tác phẩm Vụ án

- Toàn bộ bản thảo có 17 chương, bản Max Brơt chỉ có 10 chương.
- Trật tự một số chương chưa chính xác.
- Có sự thiếu hụt do một vài chương bị đặt dưới chú thích, hoặc ghép với chương
khác, hoặc khơng hề xuất hiện trong bản dịch tiếng Pháp (ví dụ: chương mà H.Richte gọi là
“Ra khỏi nhà hát”).
Điều quan trọng do quan điểm chỉ đạo của Max Brơt đã khiến ơng có thể chủ quan
lược bỏ một số chương, đoạn có ý nghĩa của Vụ án: Brôt đọc tác phẩm này theo ý nghĩa
tượng trưng là chủ yếu. Ông cho rằng, Vụ án và Lâu đài thể hiện cho ta thấy “hai hình thái
Cơng lí và Lượng thứ”, nên một số những đoạn liên quan tới đời sống riêng của nhân vật bị
gạt xuống phần phụ chú hoặc bị bỏ đi.

1.3.2. Tóm tắt tác phẩm
CHƯƠNG 1: VỤ BẮT BỚ JOSEPH K. CUỘC TRÒ CHUYỆN VỚI BÀ
GRUBACH RỒI VỚI CÔ BÜRSTNER
Kể về nhân vật chính là Joseph K, ba mươi tuổi, có địa vị tại ngân hàng, được mọi
người xung quanh kính trọng. Ơng ở nhà trọ và ăn những món ăn ở những quán ăn tĩnh
mịch, làm việc một cách đều đặn. Là một người khô khan, trống trải, một kẻ độc thân,
không thân thiết với ai. Một buổi sáng kia, xuất hiện hai tên lạ mặt nói ơng bị bắt. K cảm
thấy bất ngờ, khơng biết vì sao? K đã đi tìm ngun nhân vì sao mình bị bắt nhưng khơng
thể lí giải được vì sao lại như vậy? K cũng đã nhờ sự giúp đỡ của cô Bocxne-lam nhưng mọi
thứ vẫn vậy.
CHƯƠNG 2: CUỘC THẨM VẤN ĐẦU TIÊN
Một tòa án được lập ra để hỏi cung bị cáo. Đó là một khu nhà ở của những người dân
nghèo, hay gọi chính xác hơn là khu ổ chuột, dơ dáy, bẩn thỉu, tối tăm, hơi hám, đó là một
căn phịng nhỏ, chật hẹp và không được nguyên vẹn… “K đến đầu phố Xanh Juyn, noi có
địa chỉ tịa nhà, anh dừng lại một lát, chỉ thấy hai bên những dãy nhà cao xam xám một kiểu
giống nhau, những khối nhà tồi tàn cho người nghèo thuê…”. Tất cả đều mờ ám, không rõ
16



Kafka và tác phẩm Vụ án

ràng, vô tổ chức, hỗn độn, giống như một trị đùa lố bịch. Ơng đã đứng ra tự bào chữa cho
chính mình, nhưng khơng mang lại kết quả.
CHƯƠNG 3: TRONG PHÒNG VẮNG HOE - GÃ SINH VIÊN - CÁC VĂN
PHỊNG TỊA ÁN
K đến tịa án để tiếp tục vụ án của mình. K đã gặp anh chàng sinh viên và người phụ
nữ. Người gõ mõ dẫn K đi tham quan các phòng lục sự, K cảm thấy khơng khí thật ngột
ngạt, khó chịu và anh chỉ muốn nhanh chóng thốt ra khỏi đó.
CHƯƠNG 4: BẠN GÁI CỦA CƠ BÜRSTNER
Có cơ bạn gái đến ở cùng Bocxne, với bản tính thật cao ngạo, cơ gái ấy có mối quan
hệ với cháu bà Grubach. K. cho rằng cả hai đều thuộc nhóm bí mật nên ngăn cản anh đến
với Bocxne.
CHƯƠNG 5: TÊN ĐAO PHỦ
Xuất hiện trước mắt là tên đao phủ trên tay cầm roi chực đánh Frank và Vilem.
Chứng kiến cảnh tên đao phủ ra tay như vậy K. muốn tố cáo tên đao phủ với sự độc ác để
cứu Frank và Vilem, nhưng trong lòng K đã có ý định bỏ mặc họ.
CHƯƠNG 6: ƠNG CHÚ – NẰNG LENI
Ông Karl – chú của K. đến tím gặp và hỏi thăm về vụ án và giới thiệu K. đến gặp luật
sư Huld, bạn học của ông chú. Hai người đến văn phòng luật sư Karl, tại đây, K. gặp Leni –
người giúp việc và chăm sóc vị luật sư đang bệnh nặng nằm trên giường. Trong căn phịng
luật sư, hai chú cháu K. gặp ơng trưởng phịng tịa án. Để mặc ba người nói chuyện với
nhau, K. và Leni đi đến phòng riêng trò chuyện và K. được Leni trao cho chiếc chìa khóa
nhà.
CHƯƠNG 7: LUẬT SƯ – NHÀ CÔNG NGHIỆP – HỌA SĨ
Josef K. cảm thấy việc nhờ luật sư bào chữa là một điều sai lầm vì ngồi việc ơng
làm và nói những chuyện dư thừa thì ơng chẳng giúp gì cho vụ án tiến triển cả. Ở phòng làm
việc, K. gặp một nhà cơng nghiệp. Ơng cũng tỏ ra người biết vụ án và chỉ anh đến tìm

17


Kafka và tác phẩm Vụ án

Titorelli – một họa sĩ quen biết nhiều quan tòa. K. đến gặp họa sĩ, hắn ta đưa ra các hình
thức giải tội cho K. nhưng cuối cùng khơng hình thức nào là đươc thốt tội mãi mãi. Ra về ,
hắn ép K. mua những bức tranh đồng nghĩa với việc trả tiền công cho hắn.
CHƯƠNG 8: THƯƠNG GIA BLOCK – MIỄN NHIỄM LUẬT SƯ
Josef K. quay lại văn phịng luật sư Huld thơng báo rằng anh miễn nhiệm ông và gặp
thương gia Block. Thương gia Bock cũng là một thân chủ của luật sư Huld. Block cho K.
biết rằng ngồi luật sư, hắn cịn nhờ thêm năm người luật sư khác cho vụ án của mình. Luật
sư Huld có vẻ rất ác cảm với Block và vụ án của Block vẫn chưa được bắt đầu gì cả….
(chương này chưa hồn tất)
CHƯƠNG 9: Ở NHÀ THỜ LỚN
Josef K. được giám đốc nhờ đưa một người khách người Ý đi tham quan Nhà Thờ
Lớn. Nhưng đến giờ hẹn, vị khách ấy vẫn chưa đến, K. lang thang một mình ở nhà thờ và
gặp một vị linh mục. Ông kể cho anh nghe về một câu chuyện về người nông dân đến xin
gặp Pháp Luật và tên gác cổng ở đó, giảng giải cho K. nghe những điều về tòa án và tiết lộ
rằng vị linh mục cũng chính là người của tịa án.
CHƯƠNG 10: KẾT
Trước sinh nhật ba mươi mốt, có hai kẻ lạ mặt đến căn hộ của K. bắt và giải anh đi
đến một mỏ đá nhỏ vắng xa thành phố. Tại đây, bọn chúng giết chết K. Và K., đến tận lúc
chết vẫn khơng biết mình đã phạm phải tội gì.

2. CÁI PHI LÍ TRONG TÁC PHẨM VỤ ÁN
2.1. Cốt truyện phi lí
“Cốt truyện là một hệ thống cụ thể những sự kiện, biến cố, hành động trong tác phẩm
tự sự và tác phẩm kịch thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các tính cách trong một hồn cảnh
xã hội nhất định nhằm thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.” [15]

Theo cách xây dựng cốt truyện thông thường, các tác phẩm tự sự được chia thành
bốn phần: phần thắt nút, phần phát triển, đỉnh điểm và phần mở nút. Tuy nhiên, tiểu thuyết
18


Kafka và tác phẩm Vụ án

Vụ án không được xây dựng theo cốt truyện của tiểu thuyết truyền thống. Mở đầu Vụ án đã
là một nút thắt: “Chắc hẳn là người ta đã vu oan cho Joseph K., bởi vì chẳng làm điều gì
nên tội, thế mà một buổi sáng kia anh bị bắt.” [1, tr4] Câu đầu tiên của chương một tạo cho
độc giả một sự hoang mang, khó hiểu vì chẳng biết chuyện gì đã xảy ra. Cái phi lý ở đây là
sự kiện K. bị bắt xuất hiện quá đột ngột, không ai biết được K. đã phạm tội gì, ai đã hại anh
phải mắc oan. Thay vì mở đầu câu chuyện là một bối cảnh cụ thể để dẩn đến việc thắt nút sự
việc, Franz Kafka đã đưa ngay nút thắt này vào đầu câu chuyện. Khơng độc giả nào có thể
tin được là K. bị bắt.
Cái đặc biệt tiếp theo được cho là phi lý là câu chuyện lại có quá nhiều nút thắt. Và
cũng như nút thắt mở đầu, tất cả đều không được mở nút. Thậm chí, có những sự kiện
khơng có tác dụng gì vào tiến triển câu chuyện. Mối quan hệ của Joseph K. với Montag
cũng như vậy. Cô xuất hiện một cách khơng có ý nghĩa trong cuộc đời Joseph K. Tất cả các
ý nghĩ về cô mà độc giả có thể nghĩ ra đều khơng đúng: cơ khơng phải là nhân tình của K.,
cơ khơng phải là người liên quan đến vụ án của K., tác giả cũng không đưa những chi tiết
cho thấy cơ có quan hệ bạn bè với K. để an ủi, tậm sự với K. Từ đó, hình thành nên cái phi
lý mà ai cũng nhận thấy, đó là cơ Montag xuất hiện để làm gì?
Cái phi lý liếp theo là, bên cạnh những tình tiết khơng góp phần mở nút cho tác
phẩm, những tình tiết trong Vụ án đều góp phần vào diễn biến câu chuyện nhưng khơng giải
quyết được vấn đề để có thể kết thúc được câu chuyện. Từ việc tìm hiểu tòa nhà cũ được gọi
là tòa án, tiếp xúc với ông chú và cô gái Leni, tìm luật sư, rồi từ bỏ luật sư để nghe theo lời
ngài thương gia Bloc, gặp chàng họa sĩ, nói chuyện với mẹ... các sự kiện đều không làm
sáng tỏ được vụ việc, thậm chí cịn làm cho vụ án rối thêm. Tuy nhiên mỡi câu chuyện nhỏ
trong tác phẩm lại có những ý nghĩa riêng về thân phận của con người.

Một cái phi lý nữa, khơng nói đến những tình tiết liên quan đến Joseph K., chính bản
thân K. cũng khơng giải quyết được vấn đề của mình mà quá trình tìm hiểu của anh cũng chỉ
xoay quanh số phận con người. Chính anh cũng phải thốt lên rằng: ““Như mộ con chó!”,
anh nói, như để gửi lại nỗi nhục nhã ở đời.” [1, tr 205]
Như vậy, toàn bộ câu chuyện là một nút thắt lớn, bên trong là những nút thắt nhỏ,
toàn bộ đều không thể nào mờ ra được. Đây là cái phi lý nhất đối với cốt truyện của một tiểu
thuyết.
19


Kafka và tác phẩm Vụ án

2.2. Không gian và thời gian phi lí
2.2.1. Khơng gian phi lí
“Cái phi lý” là một dụng ý nghệ thuật trong việc tạo dựng không gian của tác giả.
Nhân vật của Kafka tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những
thiết chế quyền lực vơ hình, một khơng gian lãnh đạm ngột ngạt, khơng lối thốt. Nhưng
điều nghịch lí là các nhân vật lại hồn tồn thích nghi với thế giới đó, thậm chí khơng chịu
nổi khi tách rời nó. Franz Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận được
là hình ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế, thế giới thực chỉ được
nhắc qua, còn thế giới ảo lại được miêu tả đến từng chi tiết, khiến cái ảo hiện lên như là cái
thực. Trong Vụ án Kafka đã tạo ra được những hình tượng khơng gian mới mẻ, hiếm thấy
trong lịch sử văn học trước đó: khơng gian phi địa danh, không gian bị biến dạng, không
gian mê cung.
Khơng gian phi địa danh nó chẳng mang đến một ý niệm nào về một khoảng không
gian cụ thể, nó khơng gắn với địa danh có thực. “Nhưng đến đầu phố Xanh Juyn, nơi có địa
chỉ tịa nhà, anh dừng lại một lát, chỉ thấy hai bên những dãy nhà cao xam xám một kiểu
giống nhau, những khối nhà tồi tàn cho người nghèo thuê” [1]. Một nhà thờ, một ngân
hàng, một khu phố, một ngơi nhà, một tịa án không ai biết ở đâu, tất cả các địa đểm chỉ
được phân biệt bởi những danh từ chỉ chức danh, nhiệm vụ như vậy, hồn tồn khơng thấy

có tên riêng. Cách phác họa không gian này của Kafka khiến ta liên tưởng đến những câu
chuyện cổ tích được mở đầu bằng: “ngày xửa, ngày xưa, ở một làng nọ...” [1]. Chính nó
làm cho khơng gian trở nên huyền thoại, xa xăm đồng thời mang tính khái quát cao. Khi nó
khơng phải là cái gì cụ thể thì nó có thể là cả thế giới này. Tính phi địa danh ấy khiến không
gian trở nên phiếm chỉ, mơ hồ, trừu tượng, nó mặc nhiên tố cáo sự “tồn tại” chơi vơi của
con người. “Bởi vì chúng ta giống thân cây trong tuyết. Vẻ ngồi chúng nằm bóng mượt và
một cú đẩy nhẹ cũng làm chúng lăn. Khơng, điều đó khơng thể nào thực hiện được vì chúng
gắn liền với mặt đất. Nhưng nhìn kìa, ngay đấy chỉ là vẻ bề ngồi” [1]. Khơng có gì là vững
chãi, sự tồn tại cũng là vẻ bề ngoài, dường như Kafka muốn truyền tải cho độc giả thấy vậy.
Mất điểm tựa, sự tồn tại của con người chỉ là sự “ký gửi”. Trong thế giới phi địa danh,
không chỉ là cảm giác vô định , hoang mang mà con người dường như nghi ngờ ngay chính
sự tồn tại hiện tại của mình. Tính phi địa danh còn tạo ra khả năng di động của không gian.
20


Kafka và tác phẩm Vụ án

Vì khơng có vị trí cố định nên không gian câu chuyện vừa gần vừa xa, tùy theo chiều liên
tưởng, tưởng tượng của người đọc. Đó có thể là khơng gian ở đất nước mà tác giả đang sinh
sống, hay không gian của một nước Châu Âu nào đó. Nó lại có nét gì giống với ngôi làng
của bạn, khố của bạn hoặc một khoảng khơng gian bạn từng chứng kiến, cũng có thể đó chỉ
là không gian trong mơ. Trong khoảng không gian ấy nó bao chứa sự tồn tại của các nhân
vật trên trái đất này. Điều đó có nghĩa là bi kịch của nhân vật vẫn có thể xảy ra với mọi số
phận. Vì vậy, nó mang đến một cảm giác bi quan vừa mơ hồ, huyền ảo khơng có thực. Bởi
vì trong cuộc sống này, đâu ai biết rằng ngày mai mình sẽ ra sao? Cái tài tình của Kafka
chính là ở sự hào trộn những cảm giác thực – hư đầy ám ảnh ấy. Có lúc, Kafka nhắc đến tên
đường, phố “đầu phố Xanh Juyn, nơi có địa chỉ tịa nhà” [1], nhưng cũng thêm được điều
gì cả. Vì nó ở đâu, khơng ai biết? nó càng làm thêm tính mơ hồ, phi thực của không gian
siêu thời gian. Giữa thế giới phi địa danh ấy, chỉ thấy ẩn hiện trong tác phẩm cái mờ mờ,
chao đảo, chông chênh giữa hai bờ hư thực của cảnh vật và con người: “người khách nước

Ý chợt đến lại chợt đi, mất hút” [1]. Tất cả đã tắm đẫm cho thế giới nghệ thuật trong tác
phẩm Vụ án của Franz Kafka một không khí huyền thoại nhiều chiều liên tưởng.
Khơng gian bị biến dạng tái hiện khơng gian trong sáng tác của mình, Franz Kafka
không bê y nguyên, trần trụi không gian hiện tại mà bằng những thủ pháp riêng, ông “tổ
chức lại”, làm xơ lệch, méo mó hay co giãn nó theo những chiều suy tưởng mới nhiều khi
đến kỳ quái. Ở đó người đọc nhận ra sức tưởng tượng của Kafka thật vô bờ bến.
Không gian đời tư trong tác phẩm của Franz Kafka là khơng gian của những căn
phịng, những ngôi nhà của các nhân vật. Thế nhưng khác hẳn với những điều đó những căn
phịng trong tác phẩm của Kafka lại có sự khơng bình thường. Mở đầu tác phẩm Vụ án ta đã
thấy căn phịng của Jơzep K., của Bơcxne bị xáo trộn bởi hai tên thanh tra vô cớ đến bắt K.
vô cớ. Ở đây, không gian đời tư của nhân vật bị xâm phạm một cách thô thiển và mất lịch sự
khi “cái phi lý” xuất hiện. Tất cả quần áo, bữa sáng của Jôzep K. đã trở thành chiến lợi
phẩm cho những kẻ đến bắt mình. Khi phịng ngủ, phịng riêng là nơi mà người lạ có thể ra
vào tự do, con người sẽ trở nên bị động, hoang mang. Thế giới bên ngoài con người trở
thành thù địch với con người, biến sự riêng tư thành hình ảnh lố bịch, đáng cười trước con
mắt xã hội. Điều đó có nghĩa rằng, tự do cá nhân của con người trở thành điều quý giá hơn
bao giờ hết. Từ phút giây ấy, Jôzep K. không bao giờ được yên ổn, anh ta luôn phải đối mặt,
quay cuồng trong vụ án kỳ lạ không biết nguyên nhân, cho đến khi kết thúc cuộc đời mà vẫn
21


Kafka và tác phẩm Vụ án

chưa tìm được đáp số. Hầu hết các căn phòng trong tác phẩm Vụ án đều nhuốm một màu tối
tăm, tù túng, ngột ngạt. Nhà luật sư Hun được miêu tả là “một ngôi nhà tối tăm”, “thiếu
sinh khí”, “khơng có ánh sáng, chẳng hương người” [1], cộng với sự bài trí một cách kệch
cỡm của những căn phòng: phòng ngủ của Hun tối thui, chật chội đối lập với phòng bếp của
Leni rộng thênh thang, gợi lên vị trí đối lập ngược đời giữa một cô hầu gái và một ông chủ.
Cuộc sống đôi khi vẫn hay xảy ra những chuyện ngược đời như vậy nhưng mà chẳng ai làm
gì được. Căn phịng của họa sĩ Titoreli được miêu tả thật kinh khủng “Đó là một xó xỉnh tồi

cịn tồi tàn hơn cái xó của tịa, với các ngơi nhà tối tăm hơn và các đường phố đầy một thứ
bùn làm đen cả tuyết đương tan. Trong ngôi nhà họa sĩ ở, cái cổng lớn chỉ có một cái của
duy nhất mở ra một cái lỗ khoét trong tường, khi lại gần K. nhìn thấy bất thình lình tóe ra
một thứ nước khủng khiếp màu vàng và bốc khói làm cho chuột sợ cũng phải bỏ chạy” [1].
Căn phòng của họa sĩ ở trên tầng nóc “khơng khí ngột gạt khó thở; cầu thang kẹp giữa
những bức tường lớn, chẳng có sân thơng gió, chỉ thỉnh thoảng ở phần tít trên cao có trổ
những ơ của tị vị bé tí xíu” [1]. Sống trong căn phịng thấp lè tè, khơng có cửa sổ và kê vừa
đủ một chiếc giường hẹp. Họa sĩ Titoreli sống trong một căn phịng mà theo Jơzep K.
“Chưa bao giờ tự mình quan niệm nổi một cái buồng con tồi tàn như thế mà người ta có thể
gọi được là xưởng vẽ. Ngang dọc mỗi chiều không nổi lấy được trơng hai bước chân” [1].
Tệ hại hơn, căn phịng lại bừa bộn những chăn, gối, đệm, quần áo, tranh ảnh và đặc biệt là
chưa được thơng khí. Thế giới đồ vật, không gian ngột ngạt đã chiếm không gian tồn tại con
người. Con người quá nhỏ bé trước thế giới, sự tồn tại của con người là không thực, tồn tại
mà thế giới, sự tồn tại của con người là không thực, tồn tại mà mà như không tồn tại, sống
mà dường như đã chết. Căn phòng thật ngột ngạt và đáng sợ vậy mà lại trở thành nơi “ăn
đời ở kiếp” của một họa sĩ. Nơi đây chính Titorelli làm nơ lệ cho chính căn phịng của mình
hơn là sống với nó. Bằng ngịi bút sắc sảo của mình, Kafka đã thật sự thành công trong việc
dồn nén không gian đến mức khơng tưởng, xáo trộn vị trí một cách có chủ đích, khiến các
chiều khơng gian bị méo mó, xiêu vẹo trong cái tối tăm đến ngạt thở. Trong những căn nhà
“thấp lùn, rẹo rọ” cái ngột ngạt chính là ngun nhân sự bào mịn nhân tính, hủy hoại tình
người. Cuộc sống mịn mỏi vơ nghĩa trong cái tối tăm chật hẹp đã khước từ mọi thấu hiểu.
Sự tha hóa tính người khiến những tên thanh tra của tịa án dễ dàng quỳ gối, van xin sự bố
thí từng đồng của tay bị cáo mình vừa bắt. Cái nghèo vốn thường đi liền với cái hèn, nhất là
trong thế giới mà sự đảm bảo về những giá trị về đạo đức thật sự là quá lỏng lẻo, gần như bị
tan rã hết trong sự mịn giữa của tình người. Kafka đã thật sự hành công khi làm cho độc giả
22


Kafka và tác phẩm Vụ án


ngột thở trong bầu không khí thiếu sinh khí, tù đọng. Con người hồn tồn cơ đơn trong thế
giới khơng gian bị cắt lìa với thế giới.
Khơng gian tịa án được miêu tả cũng thật mơ hồ, khơng biết rõ địa chỉ ở đâu, tìm
kiếm mãi lòng vòng và phải giả danh làm bác thợ mộc tên Lanx để tìm kiếm. Và khi đã
được giới thiệu và được người phụ nữ mời vào. “K. tưởng như đặt chân vào một cuộc họp
công cộng. Đám đông có đủ các hạng người ngồi chật ních trong căn phịng có hai cửa sổ,
quanh phịng là một ban cơng sát trần, người đứng chen chúc, ai cũng phải lom khom, đầu
và lưng đụng vào trần nhà. Chẳng ai buồn để ý khi có anh bước vào” [1]. Tịa án ban ngày
là phòng xử án, ban đêm trở thành phòng ngủ riêng của vợ chồng viên mõ tòa trong khi K.
đang say sưa buộc tội thế giới tịa án thì: “chẳng hiểu thế nào, K chỉ thấy một gã đàn ơng
lơi chị vào cái xó cửa và ghì chặt chị vào lịng. Nhưng khơng phải chị ta kêu mà là gã đàn
ơng; gã há hốc mồm và nhìn lên trần nhà”, “một nhóm người xúm quanh các diễn viên của
màn kịch ấy và những kẻ đứng trên ban cơng có vẻ khối trá được giải khy trong khơng
khí nghiêm túc mà K. đã đem đến cho cử tọa” [1]. Nơi pháp luật hiện hình trang nghiêm
nhất cũng là nơi nó dễ dàng trở nên tầm thường nhất. Điều lạ lùng ở Kafka là trong khi
người đọc ngỡ ngàng vì thực tại ấy thì đối với nhân vật của ơng dường như là q bình
thường, chỉ là một trị “giải khy” có thể thấy ở bất cứ nơi đâu, bất kỳ lúc nào. Cố tình kéo
“cái phi lý”gần lại với điều bình thường hằng ngày, Kafka đã tơ đậm ám ảnh về sự tồn tại
một thế giới phi lý trong mắt, trí óc và trong tâm thức người đọc. Chúng ta chưa bao giờ
thấy sự pha tạp một cách thô bỉ và kệch cỡm đến thế của hai loại không gian vốn khơng thể
giao hịa này. Nếu như ở trên ta thấy cuộc sống đời tư của con người bị xâm phạm trầm
trọng bởi thế giới cộng đồng thì đến đây người đọc lại càng thấy bàng hồng hơn vì khơng
gian cộng đồng đã mất lãnh địa và ranh giới của sự tơn nghiêm cần thiết. Chính ngịi bút sắc
sảo của Kafka đã làm khuấy động tòa án phi nhân cách trong thế giới ấy, ông đã trộn lẫn
giữa cái đời thường trần tục với cái thiêng liêng, nghiêm trang của đạo đức con người.
Trong khi cố tình co hẹp khơng gian đời tư, bóp nghẹt cuộc sống của con người thì ngược
lại Kafka đã mở rộng tối đa đường biên giới của khơng gian cộng đồng khơng gian hành
chính, pháp luật, tơn giáo,... Các văn phịng tư pháp của tịa mọc lên khắp nơi khiến Jơzep
K. hồn tồn bị “mù tịt” không thể biết đâu là nơi ở, đâu là phịng làm việc của tịa. Bởi vì
cả hai đã chỉ còn là một từ khi K. bị bắt, nên con người bơ vơ trong sự dồn đuổi ráo riết của

luật pháp. Nhà thờ- chính là nơi ngự trị của đấng tối cao, Đấng Cứu Thế cứu giúp con người
23


Kafka và tác phẩm Vụ án

giờ đây cũng biến thành tịa án. Nhà thờ khơng cịn là nơi con người tìm đến với sự thanh
thản, tha thứ hay sự cơng bằng, bác ái; nó cũng khơng cịn là nơi Chúa ngự trị cứu rỗi con
người. Tiếng chuông nhà thờ không còn vang vọng lòng từ bi, bao dung của Chúa trời mà
đó chỉ là tiếng chng cáo chung cho số mệnh sắp tắt. Jơzep K. đến nhà thờ chính là đến với
lễ rửa tội trước khi vào cõi chết. Không gian rộng lớn của tòa án giống như một nhà tù thiếu
sinh khí đang vây chặt lấy con người. Cho nên Jôzep K. ngạt thở giữa những hành lang chật
hẹp đó, chỉ khi thốt khỏi tịa nhà ngột ngạt của tịa án mới thấy “một luồng khí mát lạnh
thổi vào mặt anh” [1]. Khi ở trong tịa án Jơzep K. đã cảm thấy mệt nhọc và đi không vững
nhưng chỉ khi vừa bước ra khỏi tịa đón nhận khơng khí trong lành với luồng gió mát thổi
vào mặt anh, anh lại cảm thấy trong người khỏe khoắn lạ thường “Sức khỏe cường tráng
của anh chưa bao giờ cho anh nỗi bất ngờ như thế; hay bây giờ cơ thể anh muốn nổi loạn
và sửa soạn cho những nỗi phiền muộn thuộc loại khác nhau khi anh đã chịu đựng rất tốt
những nỗi phiền muộn của vụ án” [1].
Đặc trưng xuyên thấm trong toàn bộ sáng tác của Franz Kafka là cái thực và cái ảo
không bao giờ tách rời nhau mà chúng hòa quyện với nhau như một bản thể mang tính hai
mặt. Trong thực có ảo và trong ảo có thực. Cái hiện thực của đời sống được Franz Kafka tổ
chức làm biến dạng đi trở thành cái huyễn hoặc, huyền ảo nhưng câu chuyện lại kể hết sức
mạch lạc, chính xác đến từng chi tiết khiến khơng khí huyền ảo, huyễn hoặc trở nên thật hơn
cả thực. Thế giới của Kafka khơng có ranh giới giữa thực và hư, bao giờ cũng có sự đan cài
một cách rất tự nhiên cái quái dị với cái thường nhật. Trong tiểu thuyết Vụ án nhà văn đã sử
dụng chất liệu hiện thực như: bị cáo, tòa án, luật sư, thẩm phán, khu văn phịng, nhà trọ, chỡ
ở của họa sĩ, nhà kĩ nghệ gia, linh mục, đao phủ… Nhưng các chất liệu ấy được nhà văn làm
biến dạng đi, tổ chức lại theo một cách riêng, khác với kiểu cách vốn có của đời sống thực.
Bằng ngịi bút điêu luyện của mình Franz Kafka đã đưa thế giới tịa án ra vùng ngoại ô nhớp

nhúa, lên tầng áp mái của khu cư xá, ơng bố trí phịng xử án trong căn buồng vừa chật, vừa
tối, vừa thấp lè tè, ông xếp khu văn phòng tòa dọc các dãy hành lang cửa đóng kín mít, ơng
để cho họa sĩ Titorelli sống trong căn phịng bé như cái hộp, khơng có lỡ thơng hơi…
Bằng sự kết hợp hài hịa giữa cái thực và cái ảo, hai cái chứng thực lẫn nhau, chuyển
hóa lẫn nhau đã tạo ra cho sáng tác của Franz Kafka một không gian thứ ba: không gian
huyền thoại. Kafka không muốn phản ánh hoặc ghi lại những câu chuyện có thực nào đó
theo quan niệm thơng thường của các nhà văn hiện thực mà những tư liệu có thực chỉ là cái
24


Kafka và tác phẩm Vụ án

cớ để thơng qua đó ông dựng lên những huyền thoại, tức là những hình tượng văn học gián
tiếp và có tầm khái quát lớn mang một ẩn ý sâu sắc, một triết lí về sự tha hóa, phi lí xảy ra
trong đời sống hằng ngày của con người hiện đại.
Có thể nói Kafka là người kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa cái thực và cái hư mở
đầu cho khuynh hướng huyền thoại hóa của văn học phương Tây. Ở ông giữa hai bờ thực ảo khó mà nhận ra cái nào hơn cái nào. Tính chính xác, sinh động trong chi tiết đã khiến cho
cái ảo, cái phi lí hiện lên như thật. Chính cách miêu tả này đã mở ra hướng đổi mới về Chủ
nghĩa hiện thực trong văn học truyền thống, cũng là một đóng góp vĩ đại của Franz Kafka
cho văn học thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc một mình anh bị gạt ra ngồi cả thế giới.
Giữa anh và thế giới là vực sâu ngăn cách không thể nào cứu vãn nổi. Không gian cộng
đồng rộng lớn cũng bị chia cắt từ đây.
Việc miêu tả không gian mê cung chính là một tìm tịi sáng tạo nghệ thuật của Franz
Kafka. “chủ đề mê cung thật sự là một thủ pháp quan trọng của Kafka khi diễn đạt cái phi
lý”. Mê cung trong tác phẩm Vụ án của Kafka khơng cịn hình tượng đơn thuần về một cơng
trình kiến trúc mà đó là cả một mạng chằng chịt không thể nào đi nhanh được. Từ thời cổ
đại, việc tạo ra các cơng trình kiến trúc mê cung, là người ta muốn thử thách tài năng và trí
tuệ của con người. Với các tín đồ của các tơn giáo việc đến được trung tâm mê cung biểu
tượng cho “cuộc hành hương đến Đất Thánh”. Như vậy đi vào mê cung, đến được trung
tâm mê lộ còn là khát vọng của con người hướng tới ánh sáng che trở của thánh thần. Ở

Kafka thì hồn tồn ngược lại, con người bị lưu đày trong mê cung, đó chính là biểu tượng
của sự lạc lối, bế tắc tù đọng. Cái mê cung dày đặc, khơng lối thốt những cầu thang nhỏ
hẹp chật chội, những căn phòng thiếu ánh sáng và sinh khí, những căn phịng khơng thể
phân biệt được đâu là buồng ngủ, đâu là tòa án... với sự miêu tả sắc bén, mê cung được
Kafka tái hiện thật sinh động như là một lực lượng vơ hình xâm phạm nghiêm trọng đến
cuộc sống của con người, là nỗi ám ảnh cho người đọc tác phẩm. Trong tác phẩm Vụ án,
người ta chỉ thấy Jơzep K. Mịn mỏi trên hành trình nguyên nhân bị mắc vào vụ án, tìm
người đã kết án mình. Nhưng thật chớ trêu thay cho đến cuối đời anh vẫn bị dằn vặt bởi câu
hỏi vô vọng về pháp luật: “Viên tòa anh chưa bao giờ gặp ở đâu? Tòa án tối cao anh chưa
từng đến bao giờ ở đâu?” [1] chưa bao giờ anh tiếp cận được, nhưng thật lạ kỳ là đi đến đâu
anh cũng thấy hình bóng của tịa, thấy bao con mắt dõi theo anh, khiến cho cuộc sống của
anh lâm vào tình cảnh bế tắc, ngột ngạt, bất ổn. Từ buổi sáng chủ nhật đầu tiên hôm anh bị
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×