Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Tài liệu Cá sụn doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.99 KB, 23 trang )



Cá sụn


Nguồn gốc và tiến hoá của cá sụn
1. Sự hình thành cá móng treo
Vào cuối Silua, khi nhóm cá Không hàm
bắt đầu suy thoái thì nhóm cá Có hàm bắt
đầu phát triển. Theo dẫn liệu Cổ sinh
học, có thể xem cá như là một tổng lớp
gồm có 3 lớp là lớp cá móng treo (đã hoá
thạch), lớp cá sụn và lớp cá xương.
Tất cả cá Có hàm đều có thể bắt nguồn từ
một hay nhiều nguồn gốc, tuy nhiên tổ
tiên trực tiếp của cá Có hàm còn chưa
được biết. Di tích cổ xưa nhất của cá xuất
hiện từ kỷ Silua là những động vật có
hình dạng thay đổi, thân phủ giáp xương,
họp thành lớp cá Móng treo
(Aphetohyoidea). Trong nhóm này có
cá da tấm (Placodermi) được xem là
cá có hàm cổ nhất.
Sự hình thành hàm là một bước phát triển
tiến hoá quan trọng nhất, hàm được hình
thành từ 2 cung mang đầu tiên. Cá
móng treo có bộ xương trong bằng sụn,
giáp xương ngoài gồm 2 phần: Giáp đầu
và giáp ngực khớp với nhau. Xương hàm
có cạnh sắc và nhiều răng lớn. Một số
dạng chi trước và có khi cả chi sau cũng


phủ tấm xương.
Chúng sống ở đáy, đây là nhóm cá cổ
chuyên hoá, bị tuyệt chủng ở kỷ Đêvon,
chỉ còn một số tồn tại đến kỷ Thạch thán.
Cá gai cổ (Acanthodii) thuộc cá móng
treo là nhóm đáng lưu ý. Đây là nhóm cá
có kích thước nhỏ, hình thoi, phủ giáp
gồm nhiều vảy vuông nhỏ. Vây gốc rộng
và có gai lớn ở phía trước. Tuy thuộc cá
móng treo nhưng cá gai cổ cũng những
nét của cá xương như vảy giống với vảy
láng. Do đó có thể cá gai cổ là tổ tiên của
cá sụn và cá xương.
2. Sự hình thành cá sụn
(Chondrichthyes)
Vào kỷ Đêvon, cá gai cổ phát sinh ra
nhóm cá sụn cổ, đại diện là cá sụn cổ
(Cladoselache). Những cá này có vảy
tấm, bộ xương bằng sụn, răng kiểu cá
nhám.
- Sự hình thành cá nhám chính thức
(Elasmobranchii): Cá nhám chính thức
lần đầu tiên xuất hiện vào kỷ Thạch thán
và chắc chắn bắt nguồn từ cá sụn nguyên
thuỷ (Proselachii), chỉ sai khác là có vây
chẵn. Tới kỷ Silua mới phát sinh cá đuối,
còn cá nhám chính thức phát triển mạnh
ở kỷ Đêvon và Thạch thán, đến Pecmi thì
suy tàn. Sau đó chúng lại phục hồi vào
nguyên đại Trung sinh và phát triển đến

ngày nay.
- Sự hình thành cá khime: Cá khime chỉ
tìm thấy hoá thạch ở kỷ Tam diệp, tuy
nhiên có thể chúng quan hệ họ hàng với
cá nhám từ xa xưa và có thể là một nhánh
của cá sụn. Sự phong phú của cá sụn
bên cạnh cá xương được giải thích
là do chúng có những đặc điểm thích
nghi đảm bảo cho tỷ lệ sống của phôi
cao: Thụ tinh trong, trứng giàu noãn
hoàng, có vỏ dai... Thêm vào đó có
não bộ và giác quan tương đối phát
triển như nóc não có chất thần kinh.

Hình dạng, vỏ da Cá sụn
(Chondrichthyes)
Hình dạng
Lấy hình dạng cá Nhám tro làm ví
dụ. Cá có hình dạng thuôn dài
(khoảng 30cm), phía trước có mõm
(rostrum) nhọn, miệng lớn nằm dưới
mõm. Phía trướng miệng là 2 lỗ mũi, có
van. Sau mũi là mắt, sau mắt là lỗ thở
nhỏ thông với hầu. Sau lỗ thở là 5 dãy
khe mang.
Vây lẻ gồm có 2 vây lưng (trước và sau),
một vây đuôi (gồm 2 thuỳ không đều
nhau - kiểu vây dị vĩ). Vây chẵn có 2 vây
ngực lớn và 2 vây bụng nhỏ, bờ trong
vây bụng có gai giao cấu, giữa 2 vây

bụng có lỗ huyệt (hình 16.1).

Vỏ da
Gồm biểu bì nhiều tầng, có nhiều tuyến
đơn bào. Lớp bì rắn, có nhiều vảy tấm.
Vảy tấm có chất đentin tương tự như chất
xương, có lớp men phủ ngoài. Phía đầu
vảy tấm có thể biến thành răng.
Đặc điểm chung Lớp Cá sụn
(Chondrichthyes)
Được coi là lớp cá nguyên thủy nhất của
Tổng lớp cá, gồm các loài cá thường gặp
như cá mập, cá đuối, cá khi me... Lớp
này hiện có 800 loài sống ở biển và đại
dương, một số loài sống ở nước ngọt.
Lớp này có nhiều đặc điểm nguyên thuỷ
và cũng có những đặc điểm tiến bộ. Các
đặc điểm chung là:
- Hình dạng cơ thể phổ biến là hình thoi
hai hình dẹp rộng hơi tròn, vây đuôi kiểu
dị vĩ (heteroxec). Có gai giao cấu
nằm phía trong vây bụng, do vậy có
hiện tượng giao phối, thụ tinh trong. Đây
là một đặc điểm tiến bộ.
- Da cá sụn phủ vẩy tấm, là loại vảy
nguyên thủy nhất.
- Bộ xương sụn, phân hoá thành sọ, cột
sống và xương chi. Sọ đã có nóc che,
phía sau sọ có thêm phần chẩm bảo vệ.
Các bao khứu giác, thính giác gắn chặt

vào hộp sọ.
- Hệ thần kinh phân hoá cao, não bọ chia
thành 5 phần. Não trước đã phân thành 2
bán cầu và nóc não trước có chất thần
kinh, là một đặc điểm tiến bộ của cá sụn.
- Cơ quan cảm giác phát triển thích nghi
với đời sống bơi và bắt mồi tích cực. Cơ
quan đường bên hoàn chỉnh, thị giác
điển hình, thính giác đã có 3 vành
bán khuyên
- Hệ tiêu hoá phát triển, ruột có van xoắn
ốc để tăng diện tích hấp thụ.
- Cơ quan hô hấp là mang, chưa có nắp
mang, không có bong bóng hay phổi.
- Hệ tuần hoàn kín, có 1 vòng tuần hoàn.
Có tâm nhĩ và tâm thất và xoang tĩnh
mạch và nón chủ động mạch. Ưu điểm
của nón chủ động mạch là có cơ vân, có
van nên co bóp được.
- Cơ quan bài tiết là trung thận.
- Cơ quan sinh dục có gai giao cấu,
thụ tinh trong. Đẻ trứng lớn giàu
noãn hoàng hay đẻ con.
Giác quan Lớp Cá sụn
(Chondrichthyes)
- Cơ quan khứu giác là hốc mũi là túi
khứu giác có cấu tạo sụn thông ra ngoài
qua 2 lỗ mũi. Màng nhày hốc mũi có một
lớp biểu bì tiêm mao, nhiều tế bào khứu
giác.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×