Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Chọn giống ở cây giao phấn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.21 KB, 7 trang )

Chọn giống ở cây giao phấn

Các loài giao phấn (thụ phấn chéo) có độ
dị hợp hay độ không đồng nhất cao về
kiểu gene và mang nihều đột biến hơn so
với cây tự thụ phấn. Cách sinh sản như
vậy tạo cho chúng một thế cấn bằng dị
hợp rất lớn trong cấu trúc của một quần
thể toàn phối.. Trong thực tế, cây trồng
thụ phấn chéo rất thuận tiện cho việc sử
dụng các phương pháp chọn giống mới
để đạt hiệu quả tối đa bằng cách kết hợp
các chu kỳ tự phối và ngoại phối với
nhau.
Các phương pháp chọn tạo giống hiện
nay đối với cây giao phấn chéo có thể
chia ra hai nhóm: tạo các thể lai và cải
tiến các quần thể.
Hai nhóm này tuy độc lập với nhau
nhưng không loại trừ nhau. Để tạo ưu thế
lai cần thiết phải cố định gen qua nhiều
chu kỳ tự phối. Thể đồng hợp đạt được
qua quá trình tự phối ban đầu đến cuối
chương trình chọn tạo giống lại được
chuyển lại thể dị hợp.
1. Tạo thể lai và dòng tự phối
Thể lai là đời con thứ nhất (F
1
) của tạp
giao giữa bố mẹ khác biệt về mặt di
truyền. Các bố mẹ có thể là dòng thuần,


dòng tự phối, giống hay quần thể.
Đối với cây trồng thụ phấn chéo thì dòng
tự phối được tạo ra bằng cách tự phối
từng cây riêng rẽ. Nguồn cho tự phối có
thể là các giống thu phấn tự do, hỗn hợp,
tổng hợp, nguồn gene phức hợp hoặc bất
kỳ một quần thể dị hợp nào.
Vật liệu ban đầu để tạo dòng tự phối, nên
có nền di truyền rộng, chứa nhiều kiểu
gene khác nhau và mang nhiều đặc tính
nông sinh học quý, thường là những
giống tổng hợp hoặc giống nhập nội. Tuy
nhiên nếu vật liệu ban đầu là những
giống địa phương thì dòng thuần được
tạo ra từ đó lại có tính thích nghi cao, còn
nếu vật liệu ban đầu là các giống lai thì
kết quả tạo giống mới sẽ nhanh hơn.
Có 3 phương pháp cơ bản để tạo dòng tự
phối ở ngô (bắp):
- Phương pháp chuẩn: chọn các cây khỏe
mạnh và điển hình cho quần thể của vật
liệu ban đầu rồi cho tự phối bằng phương
pháp cách ly. Các bắp tốt được lựa chọn
theo kiểu bắp/hàng. Sự chọn lọc được lặp
lại như vậy ở các thế hệ tiếp theo
- Phương pháp hốc đơn: đây là một biến
dạng của phương pháp chuẩn, hàng được
thay thế bằng hốc đơn 3 cây trong mỗi
chu kỳ chọn lọc. Vì thế phương pháp này
có ưu điểm là cho phép đánh giá được số

lượng thế hệ nhiều hơn trên cùng một
đơn vị diện tích, nhưng lại hạn chế về
khả năng chọn lọc trong mỗi thế hệ.
- Phương pháp tạo dòng lưỡng bội đồng
hợp tử bằng kỹ thuật nuôi cấy hạt phấn in
vitro kết hợp với phương pháp gây đa bội
hóa bằng colchicine.
Sau quá trình tự phối 5-6 thế hệ như vậy,
các dòng thu được phải đồng đều về mọi
tính trạng như độ cao cây, hình thái hạt,
màu sắc Đem những cây trong cùng một
dòng giao phối với nhau, nếu ở thế hệ
sau không có gì sai khác với các cây giao
phối ban đầu thì các dòng ấy đã thuần.
Đem hai dòng tự phối lai với nhau, thu
được con lai đơn giữa dòng. Hai con lai
đơn giao phối với nhau cho con lai kép
giữa dòng.
2. Cải tiến quần thể
Theo Sprague, cải tiến quần thể chỉ một
hệ thống bao gồm tất cả các biện pháp
dùng để tạo ra một dạng cải tiến của cây
trồng được nhân lên bằng phương pháp
hữu tính. Cải tiến quần thể của các loài
giao phấn chéo bao hàm ý nghĩa cải tiến
thành tích trung bình của một quần thể
gồm các kiểu gene thụ phấn ngẫu nhiên
đã trải qua chọn lọc mà sản phẩm cuối
cùng còn giữ được một độ dị hợp cao.
Về mặt di truyền học, cải tiến quần thể

hoàn toàn dựa trên chủ định tận dụng
hiệu quả các gen cộng tính hay gene đa

×