Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Hệ xương ở Lớp Thú (Mammalia) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.86 KB, 5 trang )


Hệ xương ở Lớp Thú
(Mammalia)



1. Xương sọ
Sọ thú có hộp sọ lớn do não bộ phát
triển. Có 2 lồi cầu chẩm, có cung gò
má. Các xương chẩm, xương vảy,
xương đá, xương màng nhĩ gắn với
nhau hình thành xương thái dương.
Có xương khẩu cái thứ sinh ngăn đôi
xoang mũi. Ngoài ra còn có các
xương đặc trưng là: Có 1 xương gian
đỉnh, xương màng nhĩ và xương xoăn
mũi phân hoá phức tạp liên quan đến
sự phát triển thính giác và khứu giác.
Tai thú có đủ 3 xương là xương đe
(do xương vuông biến thành), xương
búa (do xương khớp biến đổi thành)
và xương bàn đạp (do xương móng
biến đổi thành). Xương hàm dưới chỉ
còn một xương răng.
Nhìn chung sọ thú tiến hóa hơn nhiều
so với các nhón động vật Có xương
sống khác, các xương ở vùng sọ thú
gắn với nhau rất muộn liên quan đến
sự phát triển của não bộ.
2. Cột sống
Thú có cột sống chia làm 5 phần:


Phần cổ 7 đốt, trong đó đốt chống có
cấu tạo làm cho đầu cử động linh
hoạt, phần ngực 13 đốt mang sườn (8
đốt thật, 5 đốt giả), phần thắt lưng 6 -
7 đốt, phần chậu có 4 đốt và đuôi có
nhiều đốt.
3. Xương chi
- Đai vai của thú tiêu giảm nhiều, gồm
chủ yếu là xương bả, nhiều loài thiếu
xương đòn, xương quạ chỉ có ở Thú
mỏ vịt, còn đa số loài thú thì tiêu
giảm, hình thành mấu quạ gắn với
xương bả.
- Đai hông giống với bò sát, gồm
xương chậu, ngồi và xương háng
gắn với nhau ở mặt bụng, hình thành
xương không tên.
- Xương chi tự do về cơ bản có cấu
tạo giống với kiểu chi 5 ngón điển
hình. Số ngón giảm và chi dài ở
thú có guốc. Thú ngón lẻ tiêu
giảm các ngón trừ ngón III. Dơi
có các ngón II, III, IV, V kéo dài ra để
căng da. Cá voi chi sau tiêu giảm,
biến thành mái chèo.

Xương bàn chân thú móng guốc (theo
Hickman)
Từ trái sang phải: Tê giác, Ngựa, Hà
mã, Hươu


Các phần chi trước của dơi dài ra để
căng da hình thành cánh (theo
Kardong)
Quỳnh Hoa

×