Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.64 KB, 5 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG THCS MỸ PHONG ĐỀ ĐỀ XUẤT. ĐỀ THI CHỌN HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN Năm học: 2013- 2014 - Môn: Lịch sử Ngày thi: 7/11/2013 Thời gian làm bài: 150 phút (Không tính thời gian phát đề). Câu 1: (3.0 điểm) Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077) là gì? Câu 2: (3.0điểm) Vì sao năm 1917 ở nước Nga có hai cuộc cách mạng? Nêu ý nghĩa lịch sử của cách mạng tháng mười Nga năm 1917. Câu 3: (3.0 điểm) Vì sao Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó? Câu 4: (6.0 điểm) Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858 1884 có thể chia thành mấy giai đoạn? Nêu các cuộc đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858- 1884. Câu 5: (2.0 điểm) Trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918-1939) chủ nghĩa tư bản châu Âu đã trải qua những giai đoạn phát triển nào? Câu 6: (3.0 điểm) Trình bày nét nổi bật của châu Á từ 1945 đến nay? Vì sao từ nửa sau thế kỉ XX châu Á luôn ở trong tình trạng bất ổn định? ………………………………..HẾT……………………………………………..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> TRƯỜNG THCS MỸ PHONG. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HSG LỚP 9 CẤP HUYỆN Năm học 2013 – 2014 - Môn : Lịch sử ---------------------------------------------------------------------------------------------. Câu hỏi. Đáp án. Câu 1: (3 điểm). Nét độc đáo trong cách đánh giặc của lý Thường Kiệt: - Cách tiến công: Để uy hiếp tinh thần giặc Lý Thường Kiệt đã chủ trương không ngồi đợi giặc mà chủ động tiến công phá tan các căn cứ và kế họach triển khai chiến tranh ngay trên đất Tống. Đây là cách đánh giặc táo bạo thể hiện ở trình độ cao, tư tưởng chủ động tiến công. - Cách phòng thủ: Sau trận Ung Châu đại thắng Lý thường Kiệt đã tổ chức xây dựng hệ thống phòng ngự trên chiến tuyến sông Như Nguyệt với trận chiến này Lý Thường Kiệt đã phá tan âm mưu tấn công của tống tạo ra thế trận và thời cơ phản công chiến lược có lợi cho quân dân ta. - Cách phản công: Sau thất bại của trận tuyến trên sông Như Nguyệt, quân Tống hoàn toàn bị động buộc phải sang phòng ngự cầm cự cố thủ, Lý Thường Kiệt đã huy động toàn bộ lực lượng mở trận phản công lớn để tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược nhà Tống. - Cách kết thúc chiến tranh: khi quân địch đang ở vào tình thế khó khăn tuyệt vọng Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng cách thương lượng giảng hòa.Theo Lý Thường Kiệt chủ trương như vậy “Không nhọc tướng ta, khỏi tốn xương máu mà bảo toàn được tôn hiếu” Ngoài ra trong chỉ đạo chiến tranh, Lý Thường Kiệt còn sử dụng tâm lý chiến gây cho địch hoang man dao động. Kết hợp chặt chẽ các trận đánh nhỏ của quân địa phương và dân binh. Kết hợp giữa tiến công với phòng ngự để đánh bại cuộc tiến công xâm lược của nhà Tống - Lý Thường Kiệt cũng rất giỏi trong việc nắm lấy thời cơ, hành động đúng thời cơ và trong việc sử dụng nhân tố bất ngờ để đánh địch. * Năm 1917 ở nước Nga có hai cuộc cách mạng, vì: - Tháng hai năm 1917 cuộc cách mạng thứ nhất bùng nổ lật đổ chế độ Nga hoàng nhưng đã dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại đó là: Các Xô viết - đại biểu của công nhân, nông dân, binh lính và Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản theo đuổi chiến tranh đế quốc. - Trước tình hình trên, Lê- nin và Đảng Bôn -sê- vích Nga lập kế hoạch và lãnh đạo thực hiện thắng lợi cách mạng thứ hai, lật đổ Chính phủ lâm thời tư sản, thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô viết. Đó là Cách mạng tháng Mười - cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới. * Ý nghĩa của Cách mạng tháng Mười- 1917: - Đối với nước Nga: + Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất. Câu 2 (3 điểm). Điểm (0.5 đ). (0.5 đ). (0.5 đ). (0.5 đ). (0.5đ). (0.5 đ). 0.75đ. 0.75đ. 0.5đ.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> Câu 3: (3 điểm). Câu 4: (6điểm). nước và số phận của hàng triệu con người Nga + Đưa nhân dân lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng chiếm 1/6 diện tích lãnh thổ thế giới. - Đối với thế giới: + Cách mạng tháng Mười làm thay đổi thế giới, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấpvô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới. + Cách mạng tháng Mười kết thúc thắng lợi mở ra một thời kì lịch sử mới – thời kì lịch sử thế giới hiện đại. * Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước, vì: - Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. - Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh liên tiếp nổ ra nhưng đều thất bại. - Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan; sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ; sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc. * Điểm mới trong con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành: - Các nhà yêu nước chống Pháp và các sĩ phu phong kiến: Mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập chế độ phong kiến, hoặc các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hoà. - Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do, bình đẳng, bác ái”; Xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. * Các giai đoạn trong phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta từ 1858-1884 : - Giai đoạn từ năm 1858 đến khi kí Hiệp ước 1862: phong trào chống Pháp của nhân dân ta còn gắn bó với triều đình Huế, nhân dân chiến đấu bên cạnh triều đình. - Giai đoạn từ sau Hiệp ước 1862 đến năm 1884: Phong trào chống Pháp của nhân dân ta tách khỏi triều đình Huế, nhân dân chiến đấu tự lực ở khắp mọi nơi. Lúc này triều đình lại ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân ta như giải tán nghĩa quân, điều động người chỉ huy của nghĩa quân đi xa, đàn áp cuộc đấu tranh của nông dân…Mặc dù vậy, phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta vẫn tiếp tục duy trì và phát triển.. 0.5đ. 0.25đ 0.25đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ. 0.75đ. 0.75đ. 1.5đ 1.5đ. * Các phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân ta từ 1858- 1884: - Giai đoạn từ 1858 đến 1862: + Tại chiến trường Đà nẵng: Quân và dân ta chiến đấu anh dũng chống 0.25đ Pháp dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Tri Phương. + Chiến truờng Gia Định: .) Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét-pê- răng trên sông Vàm Cỏ 0.5đ Đông (10.12.1861) .) Khởi nghĩa Trương Định làm cho địch thất điên bát đảo. 0.5đ.
<span class='text_page_counter'>(4)</span> Ngoài ra, các đội nghĩa binh của nhân dân ta có những hoạt động đánh giặc phong phú, linh hoạt, làm chậm bước tiến của quân giặc. - Giai đoạn từ 1862 đến 1884: + Khi pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam kì: .) Nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ở Đồng Tháp Mười, Tây ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên với các lãnh tụ nổi tiếng như Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm,… .) Ngoài đấu tranh vũ trang thì phong trào dùng thơ, văn để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Huân Nghiệp,Phan Văn Trị,… + Khi thực dân pháp đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ từ 1873 đến 1883: .) Chiến thắng Cầu Giấy lần 1 ( 21.12.1873) .) Chiến thắng Cầu Giấy lần 2 ( 19.5.1883)….. Câu 5: (2điểm). Câu 6 (3điểm). Trong 20 năm giữa hai cuộc chiến tranh thế giới, chủ nghĩa tư bản châu Âu trải qua những giai đoạn thăng trầm sau: - Giai đoạn 1918-1923: Chủ nghĩa tư bản châu Âu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị. - Giai đoạn 1924 – 1929: Chủ nghĩa tư bản châu Âu bước vào thời kì ổn định chính trị và phát triển nhanh chóng về kinh tế. - Giai đoạn 1929- 1933: Chủ nghĩa tư bản lâm vào khủng hoảng kinh tế “thừa” do “cung” vượt “cầu”. - Giai đoạn 1934- 1939: Các nước tìm lối thoát khỏi khủng hoảng kinh tế dẫn đến việc chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở Đức, I-ta-li-a. * Nét nổi bật của châu Á từ 1945 đến nay: - Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á là thuộc địa của thực dân phương Tây. - Sau chiến tranh, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ, phần lớn các nước giành được độc lập. - Nửa sau thế kỉ XX, châu Á luôn ở trong tình trạng không ổn định ( Nam Á, Đông Nam Á, Tây Á) - Từ nhiều thập niên qua, nhiều nước châu Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế: Nhật bản, hàn Quốc, Trung Quốc…. * Nguyên nhân từ nửa sau thế kỉ XX, châu Á không ổn định: Do vị trí chiến lược quan trọng của khu vực châu Á , các nước đế quốc cố tìm mọi cách để duy trì địa vị thống trị của chúng ở châu lục này bằng cách gây ra những cuộc xung đột khu vực và tranh chấp biên giới, lãnh thổ, phong trào li khai, khủng bố,…nhất là ờ vùng Tây Á (vùng Trung Đông), Nam Á và Đông Nam Á, làm cho cục diện châu Á không ổn định và luôn căng thẳng. 0.25đ. 0.5đ 0.5đ 0.25đ 0.25đ. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ. 0.5đ 0.5đ 0.5đ 0.5đ 1.0đ.
<span class='text_page_counter'>(5)</span>
<span class='text_page_counter'>(6)</span>