Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

tich hop lien mon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.45 KB, 50 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN 1. Tên sáng kiến: Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: bộ môn Lịch sử ở trường THCS 3. Tác giả: Họ và tên: Nguyễn Vũ Nguyên; Giới tính: Nam Ngày tháng/năm sinh: 27 tháng 7 năm 1977 Trình độ chuyên môn: Đại học. Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng – Trường THCS thị trấn Kinh Môn Điện thoại: 0987231688 4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu : Trường THCS thị trấn Kinh MônHuyện Kinh Môn – Hải Dương Điện thoại 03203822382 5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Giáo viên phải có lòng nhiệt tình, yêu nghề; có năng lực sáng tạo của một giáo viên dạy Lịch sử. - Người giáo viên dạy lịch sử phải có một nguồn kiến thức nhất định về Văn học, Lịch sử thì mới có thể sưu tầm được một hệ thống tư liệu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng bài lịch sử cụ thể. Để có một bộ sưu tập tư liệu đã khó, thì việc sử dụng nó vào bài dạy lại càng khó khăn hơn, vì phải sử dụng tư liệu đó như thế nào cho có hiệu quả lại phụ thuộc vào sự đạo diễn của người đứng trên bục giảng. - Hệ thống thư viện nhà trường cần có sự đầu tư đa dạng về các tư liệu văn học, đặc biệt là văn học sử để giáo viên sưu tầm và vận dụng vào việc giảng dạy…. 6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Sáng kiến này bắt đầu được áp dụng từ năm học 2012-2013. TÁC GIẢ. Nguyễn Vũ Nguyên. XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> TÓM TẮT SÁNG KIẾN Trải qua 5 năm tiến hành đổi mới phương pháp dạy và học, tôi thấy việc thực hiện đổi mới còn một số bất cập, nguyên nhân là do thiết bị đồ dùng chưa đầy đủ và chưa đúng với yêu cầu đổi mới; do hoàn cảnh của trường nên việc mua sắm các thiết bị đúng như yêu cầu của phương pháp mới chưa thể thực hiện được. Hơn nữa học sinh luôn coi môn lịch sử là môn phụ, một số ít giáo viên cũng bị cuốn vào cách tư duy ấy nên ít chú ý tới việc làm như thế nào để thu hút học sinh học môn của mình. Môn Lịch sử vốn là môn học với chuỗi sự kiện khô khan, khó nhớ nên học sinh ít khi có hứng thú để học. Bản thân tôi cũng là một giáo viên lịch sử có trên mười năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho minh một hướng đi phù hợp với bộ môn nhất và biệt là trong những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học vừa đồng thời tạo ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức văn đưa vào bài học lịch sử và đã thu được kết quả rất tốt. Tôi muốn đưa ra đây như là một kinh nghiệm để cùng các đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất. Trước tiên, để giảng dạy tốt trong nghề dạy học, bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng đều phải có tư tưởng, tình cảm đúng đắn lành mạnh, trong sáng, có lòng nhiệt thành đối với nghề nghiệp, có thế giới khách quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ để góp phần hình thành thế hệ trẻ theo mục tiêu đào tạo của Đảng. Không ngừng nâng cao sự hiểu biết kiến thức bộ môn, có phương pháp dạy tốt, không ngừng hoàn thiện cải tiến phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ. Giảng dạy là đưa đến cho thế hệ trẻ, giúp thế hệ trẻ tiếp nhận những giá trị quí báu của loài người về phương diện tri thức cũng như về phương diện tình cảm, tư tưởng góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cho thế hệ trẻ. Thời gian áp dụng: Từ năm học 2012 đến nay với đối tượng là học sinh THCS..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Việc sử dụng tư liệu văn học trong giảng dạy lịch sử ở trường THCS sẽ có những ý nghĩa cơ bản như sau: - Tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh. - Các tác phẩm văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn nâng cao, hứng thú của học sinh trong việc học bộ môn Lịch sử - Tài liệu văn học có ưu thế lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. - Tài liệu văn học cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển kĩ năng thực hành. - Văn học là những tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng xuất hiện ở một thời điểm lịch sử nhất định, ít nhiều cũng phản ánh hơi thở của cuộc sống ở thời điểm đó với đầy đủ những sắc thái đặc điểm về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của thời đại và từng con người. - Sử dụng loại tư liệu này các bài học sẽ hấp dẫn hơn và sẽ giúp học khắc sâu hơn nữa những kiến thức cơ bản của từng sự kiện lịch sử. - Qua việc tích hợp văn học vào dạy học Lịch sử giáo viên giúp học sinh được học một lần nữa về tiếp thu tác phẩm văn học, giúp các em làm quen bước đầu và hiểu thêm, hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học trong nhà trường. + Từ nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, tôi đã vận dụng phương pháp này, đặc biệt là những năm tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS. Những bài dạy của tôi luôn sử dụng hợp lý những tư liệu văn học cần thiết và thu được kết quả khá tốt. Về phía học sinh: Tôi đã gây được hứng thú cho các em, kích thích sự tự giác, độc lập tư duy trong việc sưu tầm tư liệu liên quan cho bài học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu, đồng thời tạo ra một không khí học tập tốt không nhàm chán . Về phía đồng nghiệp: Khi dự giờ đều nhận xét cách sử dụng các tư liệu văn học, là có hiệu quả, giờ dạy sinh động hẳn lên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là phù hợp với phương pháp mới..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> MÔ TẢ SÁNG KIẾN 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. 1.1. Hoàn cảnh thực tiễn. Trên thế giới, các nước đều coi môn Lịch sử là một trong những môn học cơ bản trong chương trình giáo dục phổ thông. Nước ta trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, môn Lịch sử, trước hết là môn quốc sử, càng giữ vai trò quan trọng trong trang bị kiến thức cơ sở, giáo dục các giá trị truyền thống, góp phần xác lập bản lĩnh con người để thế hệ trẻ cùng với nền tảng giáo dục phổ thông, có thể bước vào đời, thực hiện trách nhiệm công dân đối với xã hội. Nhưng, sau bậc học phổ thông, chỉ có một số ít học sinh đi vào các ngành của khoa học lịch sử, còn đại bộ phận đi vào các ngành khoa học khác mà không còn tiếp tục học môn Lịch sử. Vì vậy đối với thế hệ trẻ, kiến thức Lịch sử chỉ được trang bị chủ yếu qua cấp học phổ thông, cộng với những hiểu biết được bổ sung qua đọc sách báo hay tự học. Nếu không sớm cải cách môn Lịch sử ở cấp học phổ thông, khắc phục tình trạng sa sút đến mức báo động như hiện nay thì sẽ tạo ra những hẫng hụt trong kiến thức về lịch sử Việt Nam và thế giới, để lại những hệ quả rất đáng lo ngại trong kế thừa các giá trị di sản lịch sử và văn hóa dân tộc, trong gìn giữ bản sắc dân tộc, trong định hướng phát triển nhân cách, bản lĩnh con người Việt Nam nhất là khi giao lưu và đối thoại với các nền văn minh, văn hóa trên thế giới. 1.2. Lịch sử của vấn đề: Tài liệu văn học rất cần thiết cho việc học tập, giảng dạy lịch sử nên có rất nhiều nhà nghiên cứu phương pháp trong và ngoài nước đề cập đến vấn đề này. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, đầu tiên phải kể đến cuốn: “ Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào” của tiến sĩ N.G Đai ri. Tác giả đã phân tích một cách thuyết phục vai trò, cách sử dụng SGK và các tài liệu học tập(bao gồm cả tài liệu văn học)..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông” tập 1 do P.P. Koropkin chủ biên đã dành một phần nội dung để trình bày về việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. Ở trong nước, quyển “ Phương pháp dạy học lịch sử” do GS. Phan Ngọc Liên chủ biên nói về vai trò và các biện pháp sử dụng tài liêu văn học trong dạy học Trong quyển: “ Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử” của các nhà nghiên cứ giáo dục GS.TS Phan Ngọc Liên, PGS. TS Trịnh Đình Tùng, GSTS Nguyễn Thị Côi có phần “ Sử dụng tài liệu Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử” có nói tới việc sử dụng tài liệu thơ ca Hồ Chí Minh trong dạy học lịch sử có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử dân tộc. Ngoài ra việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử còn đề cập đến rất nhiều trong tạp trí nghiên cứu lịch sử, khóa luận tốt nghiêp, luận văn thạc sĩ…. Như vậy, vấn đề sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử đã được đề cập sâu rộng trong rất nhiều tài liệu trong và ngoài nước Bản thân là một giáo viên lịch sử có trên mười năm thực tế trong giảng dạy, tôi luôn tìm cho mình một hướng đi phù hợp với bộ môn nhất và biệt là trong những năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học vừa đồng thời tạo ra cho thầy và trò một tâm thế tốt để truyền đạt và tiếp thu bài học lịch sử một cách có hiệu quả nhất. Vì vậy, nhiều năm qua tôi luôn gây hứng thú cho học sinh bằng cách vận dụng những kiến thức văn học đưa vào bài học lịch sử và đã thu được kết quả rất tốt. Tôi muốn đưa ra đây như là một kinh nghiệm để cùng các đồng nghiệp trao đổi và có thể rút ra cho mình một cách dạy hay nhất. Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi xin đưa ra sáng kiến Tích hợp bộ môn Văn học để tạo hứng thú cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THCS. 2. Thực trạng của vấn đề. Như chúng ta đã biết bộ môn lịch sử có chức năng và nhiệm vụ rất quan trọng trong nhà trường phổ thông, bởi lẽ đây là bộ môn “khôi phục bức tranh quá khứ” một cách chính xác, khoa học và hiểu được quy luật phát triển của xã hội, nhằm góp phần tích cực vào việc bồi dưỡng lập trường quan điểm của học sinh..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Tuy nhiên, hiên nay có nhiều quan niệm khác nhau về bộ môn Lịch sử. - Quan niệm thi cử: Một số học sinh chỉ chú trọng nội dung chương trình thi cử. “học tủ” mục đích đối phó mà không có cái nhìn tổng quát và toàn diện về quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc và thế giới. - Do cơ chế thị trường; sự bùng nổ thông tin, sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, vì thế mà một số em chú trọng môn khoa học tự nhiên, môn lịch sử ít được quan tâm. Hơn nữa học sinh luôn coi môn lịch sử là môn phụ, một số ít giáo viên cũng bị cuốn vào cách tư duy ấy nên ít chú ý tới việc làm như thế nào để thu hút học sinh học môn của mình. Môn Lịch sử vốn là môn học với chuỗi sự kiện khô khan, khó nhớ nên học sinh ít khi có hứng thú để học. Nhưng không vì lẽ đó mà chúng ta xem nhẹ bộ môn lịch sử, vì từ lâu bộ môn lịch sử có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội. Bản thân môn lịch sử rất hấp dẫn đối với học sinh : hiện nay nhiều nước trên thế giới lấy môn lịch sử làm môn học hàng đầu trong chương trình giáo dục cùng với một số môn khác như Toán, Văn, Đia lý …bởi vì con người tương lai cần phải nắm vững kiến thức lịch sử dân tộc và thế giới để sống một cách có ý thức trên hành tinh. Tức họ hiểu rằng sống và lao đông để làm gì, phải đấu tranh chống phân biệt chủng tộc, chống lại mọi sự bất bình đẳng và đánh giá đúng từng giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại. Vì lẽ đó, ở Việt Nam, tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ III. Tổng bí thư Đỗ Mười đã phát biểu; “ Cùng với quá trình quốc tế hoá ngày càng mở rộng. Thì trở về nguồn là xu thế chung của các dân tộc trên thế giới, với chúng ta đó là sự tìm tòi phát hiện ngày càng sâu sắc hơn những đặc điểm xã hội Việt Nam, những phẩm chất cao quý, những giá trị truyền thống và những bài học lịch sử giúp chúng ta lựa chọn và tiến hành bước đi thích hợp hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh”. Vì thế, đối với giáo viên dạy môn Lịch sử cần nhận thức một cách đúng đắn, sâu sắc ý nghĩa bộ môn lịch sử trong chương trình giáo dục hiện nay ở.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> trường phổ thông, phấn đấu làm tốt nhiệm vụ giáo dục của mình và kiên quyết đấu tranh chống những quan niệm sai lệch về bộ môn lịch sử. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 3.1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 3.1.1 Đối tượng nghiên cứu: - Học sinh trường THCS gồm các khối lớp 6,7,8,9. - Giáo viên dạy bộ môn Lịch sử của nhà trường và giáo viên cùng dạy bộ môn trường bạn. 3.1.2 Phạm vi nghiên cứu: - Tập trung nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết có giá trị phản ánh các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam 3.1.3. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu, phân loại các tác phẩm văn học dân gian và văn học viết để đưa vào bài giảng. - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao đổi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học lịch sử. - Sách giáo khoa, sách bài tập, sách giáo viên lịch sử lớp 9. - Kiểm tra đánh giá kết quả học sinh học và làm bài để từ đó có điều chỉnh và bổ sung hợp lí. 3.2. Phân loại các tài liệu văn học: Trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giáo viên thường sử dụng các loại tài liệu sau đây: Văn học dân gian, tác phẩm văn học ra đời vào thời kì xảy ra sự kiện lịch sử, tiểu thuyết lịch sử, hồi kí cách mạng, thơ ca cách mạng. 3.2.1. Văn học dân gian: Ra đời sớm và rất phong phú nhiều thể loại như: Thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, dân ca… Đây là tài liệu phản ánh nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử dân tộc. Ví dụ như truyện Thánh Gióng, qua câu chuyện ta xác định được những yếu tố hiện thực của lịch sử là thời Hùng Vương thứ VI(tương ứng với thời nhà Ân ở Trung Quốc), đồ sắt phát triển với vũ khí công.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> cụ dùng đều bằng sắt (nón sắt, giáp sắt, gậy sắt, ngựa sắt), đồng thời nêu cao truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ (cả làng góp gạo thổi cơm cho Gióng ăn) hay Sơn Tinh – Thủy Tinh là biểu tượng đoàn kết, đồng lòng của dân tộc ta đắp đê chống bão, lũ lụt đặc trưng rất rõ của cư dân trồng lúa nước của nhân dân ta trong buổi đầu lịch sử vừa dựng nước và giữ nước. Sử dụng tài liệu văn học dân gian không chỉ góp phần làm cho bài giảng sinh động, tạo được không khí gần gũi với bối cảnh lịch sử, sự kiện đang học mà giáo viên tiến hành có thể đạt được kết quả giáo dục tư tưởng đạo đức nói chung, giáo dục truyền thống dân tộc nói riêng. Trong giai đoạn lịch sử 1919- 1954, giáo viên chủ yếu sử dụng các câu ca dao dân ca để minh họa và làm sâu sắc thêm sự kiện lịch sử đang học. Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1925) Mục II“ Phong trào công nhân(1919-1925). Giáo viên có thể sử dụng những câu ca dao sau để minh họa cho cuộc sống khốn khổ của giai cấp công nhân cũng như sự bóc lột dã man của thực dân Pháp với quần chúng lao động: “ Cao su đi dễ khó về Khi đi mất vợ, khi về mất con Cao su đi dễ khó về Khi đi trai tráng, khi về bủng beo” Hay: “Cao su xanh tốt lạ đời Mỗi cây bón một xác người công nhân” 3.2.2. Tác phẩm truyện ngắn: Ra đời vào thời kì diễn ra các sự kiện lịch sử có ý nghĩa đối với việc khôi phục hình ảnh quá khứ. Khi miêu tả về một sự kiện hay một nhân vật, giáo viên có thể sử dụng nội dung chính hay một đoạn trích của tác phẩm văn học đó để minh họa. Ví dụ: Khi dạy bài 21 “ Việt Nam trong những năm 1939-1945”- mục I “Tình hình thế giới và Đông Dương”. Giáo viên có thể sử dụng một đoạn trích.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> trong tác phẩm “ Vợ nhặt” của Kim Lân để miêu tả nạn đói khủng khiếp cuối năm 1944 đầu năm 1945. “Cái đói đã tràn đến cái xóm này từ lúc nào. Những gia đình từ những vùng Nam Định , Thái Bình đội chiếu lũ lụt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả dạ, không buổi sáng nào người trong làng đi chợ , đi làm đồng không thấy vài cái thây nằm cong keo bên đường. Không khí vẩn lên mùi ẩm mốc của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Sử dụng đoạn trích văn học trên học sinh có thể hình dung về cơ bản những biểu hiện chính của nạn đói đến mức gầy xanh xao, phải đi ăn xin và người chết vì đói . Dù chưa một lần được chứng kiến nhưng qua đoạn trích miêu tả trên, học sinh cũng hình dung khá đầy đủ về sự kiện này. Từ đó , các em hiểu sâu sắc và nhớ sự kiện lịch sử, đồng thời phát triển khả năng tưởng tượng và hình thành những tình cảm đạo đức đúng đắn. 3.2.3. Tiểu thuyết lịch sử. Tiểu thuyết lịch sử có vai trò không nhỏ đối với việc dạy học lịch sử. Vì các tiểu thuyết này có chủ đề gần với những sự kiện trong khoá trình lịch sử, giúp học sinh khôi phục lại bối cảnh lịch sử, hình ảnh các sự kiện nhân vật của quá khứ. Ví như: Tiểu thuyết “Đêm hội long trì”; tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thống Chí”..... Tuy nhiên, khi dạy giáo viên cần lựa chọn, sàng lọc loại bỏ những tiểu thuyết bịa đặt, ảnh hưởng xấu đến nhận thức lịch sử của học sinh. Ví dụ: Khi dạy bài 14: “ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” Mục IChương trình khai thác lần thứ hai của thực dân Pháp. Giáo viên cần nhấn mạnh vào các loại thuế mà Pháp thực hiện làm cho đời sống của nông dân. Giáo viên có thể sử dụng hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố để minh họa. Vì gánh nặng thuế mà chị Dậu phải đứt từng khúc ruột khi bán đi cái Tý- đứa con gái của chị để nó làm người hầu cho Nghị Quế. Với sự thể hiện của tác phẩm thì thân phận đi ở của cái Tý không bằng thân phận của “ Một con chó”. Đây là một chi tiết có tác dung rất lớn trong việc tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong việc bóc lột nhân dân ta bằng sưu cao thuế nặng..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 3.2.4. Hồi kí cách mạng: Đây là loại văn học ra đời không trùng lặp với thời kì xảy ra các sự kiện lịch sử nhưng lại có giá trị lịch sử lớn. Người viết hồi kí ghi lại phần hiện thực mà tác giả chứng kiến dựa trên cơ sở những ấn tượng và hồi ức riêng, trực tiếp của mình. Ví dụ: Khi dạy bài 16: “ Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919-1925”. Giáo viên có thể sử dụng hồi kí cách mạng của Người: “ Con đường dẫn tôi đến với chủ nghĩa Mác-Lê-nin: vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội”. Trong hồi kí này Nguyễn Ái Quốc đã để lại những hồi ức rất có giá trị ghi lại cảm xúc của Người khi tiếp cận được với chủ nghĩa Mác- Lê nin. “ Đề cương của Lênin làm tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao nhiêu! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng tối mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “ Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng ta”. 3.2.5. Thơ ca cách mạng: Là những sáng tác văn học ra đời vào thời điểm xảy ra các hiện tượng, sự kiện lịch sử, trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh pản ánh các sự kiện lịch sử đó. Có rất nhiều tác phẩm thơ ca ra đời nhằm mục đích phục vụ nhiệm vụ cách mạng. Trong giai đoạn lịch sử 1919-1945, với sự ra đời của Mặt trận Việt Minh đã có nhiều thơ ca cách mạng đặc biệt là thơ của Hồ Chí Minh viết để kêu gọi thiếu nhi , nông dân, công nhân binh lính chị em phụ nữ tham gia vào Mặt trận Việt Minh. Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục I “ Mặt trận Việt Minh ra đời 19/5/1941”, Giáo viên có thể sử dụng bài thơ: KÊU GỌI THIẾU NHI Trẻ em như búp trên cành Biết ăn, biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng. Học hành giáo dục đã không Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa Sức còn yếu tuổi còn thơ Mà đã khó nhọc cũng như người già Có khi lìa mẹ, lìa cha Để làm tôi tớ người ta bên ngoài Vì ai lên nỗi thế này Vì giặc Nhật, vì giặc Tây bạo tàn Khốn ta nước mất nhà tan Trẻ em cũng phải cơ hàn xót xa Vậy nên trẻ em nước ta Phải đoàn két lại mà đấu tranh Người lớn cứu nước đã dành Trẻ em cũng góp phần mình một tay Bao giờ đuổi hết Nhật ,Tây. Trẻ em ta sẽ là bầy con cưng. Tuy nhiên khi sử dụng thơ ca giáo viên cần chú ý chọn lọc những bài thơ, câu thơ dễ hiểu phản ánh trực tiếp tình hình lịch sử, tránh sử dụng những tác phẩm, đoạn trích mang ý nghĩa trìu tượng làm cho bài giảng không những không đạt được hiệu quả mà rất nặng nề, căng thẳng. Các loại tài liệu văn học trên đều có ưu thế nhất định trong dạy học lịch sử nhưng việc sử dụng các loại tài liệu này cần phải biết kết hợp hài hòa giữa các thể loại văn học. Trong một bài học, một chương mục giáo viên không nên sử dụng lặp đi lặp lại một thể loại văn học, điều này sẽ làm cho học sinh thấy nhàm chán, hiệu quả sử dụng tài liệu tham khảo trong dạy học lịch sử không đạt hiệu quả cao. 3.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Tài liệu văn học trong quá trình dạy học lịch sử ở trường phổ thông có vai trò to lớn. 3.3.1. Tài liệu văn học góp phần làm cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, giúp học sinh hiểu được sâu sắc bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 23 “ Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”- mục I – Lệnh tổng khởi nghĩa được ban bố. Nói đến sự kiện trưa ngày 15/8/1945, Nhật hoàng tuyên bố đầu hàng quân đồng minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim hoang mang cực độ. Điều kiện quan trọng thuận lợi cho cuộc khởi nghĩa đã đến. Trung ương Đảng và tổng bộ Việt Minh lập tức phát động lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc. Để hiểu sâu sắc sự kiện này, giáo viên có thể đọc cho học sinh nghe thư của lãnh tụ Hồ Chí Minh gửi đồng bào toàn quốc trước ngày tổng khởi nghĩa: “ Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy đem sức ta để giải phóng cho ta. Nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đang ganh nhau tiến lên bước giàng độc lập, chúng ta không thể chậm trễ. Tiến lên!tiến lên! dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến lên.” Khi đọc đoạn văn trên, học sinh thấy được tính cấp bách của tình hình, thấy được thời cơ đã chín muồi hơn lúc nào hết trong giờ phút này đồng bào phải dũng cảm đứng lên giành chính quyền. 3.3.2. Tài liệu văn học có ưu thế lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Việc vận dụng mối liên hệ giữa các tác phẩm văn học, với việc dạy học lịch sử trong trường THCS là một việc làm rất cần thiết và quan trọng bởi vì: văn học có đặc điểm nổi trội thiên về xây dựng các hình tượng cụ thể, điển hình và bằng âm giọng, nghệ thuật đặc sắc. Văn học có tác động mạnh đến tư tưởng tình cảm của người thưởng thức, giúp con người hướng đến cái Chân-Thiện-Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Ví dụ: Tác phẩm “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt, “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi; “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh. Hay bài hát “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” của Trần Kiết Tường, “Việt Nam quê hương tôi của Đỗ Nhuận; bài thơ "Người đi tìm hình của nước" của Chế Lan Viên, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu...có tác dụng rất lớn trong các bài lịch sử có chiều sâu về giáo dục tình cảm cho học sinh khi giáo viên dạy các bài như: “Kháng chiến chống Tống xâm lược 1075-1077 (lớp 7), bài “Khởi nghĩa Lam Sơn 1418-1428 (lớp 7); bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài 1918 -1928 (lớp 9); bài “Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc”... Qua đó truyền thống yêu nước, đoàn kết, ý thức độc lập, tự chủ, yêu chuộng hoà bình, yêu quê hương đất nước, lý tưởng cộng sản và truyền thống uống nước nhớ nguồn cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân đối Tổ quốc thân yêu càng thêm được khắc sâu. Nhưng khi sử dụng không phải ta áp dụng luôn cả bài tư liệu vào để giảng dạy. Lạm dụng sẽ gây sai lệch đặc trưng của bộ môn Lịch sử. Ta chỉ chọn lựa những câu, những đoạn có nội dung làm sáng tỏ thêm sự kiện lịch sử mà thôi, có như thế mới tác dụng của việc vận dụng tư liệu âm nhạc, văn học vào giảng dạy lịch sử. 3.3.4. Tài liệu văn học cũng góp phần quan trọng vào việc phát triển kĩ năng thực hành. Khi học lịch sử học sinh phải vận dụng tư duy để phân tích, rút ra mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử mà văn học phản ánh. Ví dụ: Khi dạy bài 14: “ Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất” , phần củng cố bài giáo viên cần vạch trần bản chất xâm lược của Pháp được che lấp sau khẩu hiệu “ Pháp -Việt đề huề” . Đối với thực dân Pháp, trong tác phẩm “ Bản án chế độ thực dân Pháp” Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: “Công lý thường được tượng chưng bằng một người đàn bà uy nghi, một tay cầm cái cân, một tay cầm thanh kiếm. Vì đường đi từ Pháp sang Đông Dương quá xa đến nỗi sang được tới Đông Dương thì cán cân đã mất thăng bằng, đĩa cân đã chảy ra và biến thành những hộp thuốc phiện, cho nên bà công lý tội nghiệp kia chỉ còn đơn độc.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> chiếc gươm trong tay để chém giết. Bà chém, giết đến cả những người vô tội, mà nhất là người vô tội” 3.3.5. Văn học phản ánh hơi thở của cuộc sống thời đại. Văn học là những tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng xuất hiện ở một thời điểm lịch sử nhất định, ít nhiều cũng phản ánh hơi thở của cuộc sống ở thời điểm đó với đầy đủ những sắc thái đặc điểm về văn hoá, xã hội, kinh tế, chính trị, đạo đức, lối sống, tư tưởng của thời đại và từng con người. Chính vì vậy giữa văn học với lịch sử có một mối liên hệ mật thiết. Ta có thể sử dụng các tác phẩm văn học trong việc dạy và học lịch sử vừa để phát triển toàn diện năng lực và tư duy của học sinh vừa gây hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức lịch sử một cách thoải mái nhất, vừa khắc sâu được những kiến thức lịch sử mà lâu nay các em coi là khô khan và khó nhớ, khó thuộc. Ví dụ: Khi dạy đến chương “ Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ 1858 đến cuối thế kỉ XIX” (lớp 8). Để khắc họa cảnh loạn lạc của nhân dân do chiến tranh, sự hèn nhát của chính quyền phong kiến nhà Nguyễn lúc đó, ta nên lấy bài “Chạy giặc” (Chạy Tây) để minh họa. “Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây, Một bàn cờ thế phút sa tay. Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy, Mất ổ bầy chim dao dác bay. Bến Nghé của tiền tan bọt nước, Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây. Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng, Nỡ để dân đen mắc nạn này?” Hoặc khi dạy bài “Tình hình nhà nước phong kiến thế kỷ XVI -XVII (lớp 7), Ta có thể sử dụng bài ca dao nói về cảnh chiến tranh Trịnh - Nguyễn gây bao tai họa, đau thương mất mát cho nhân dân. “Kìa ai than khóc nỉ non Ấy vợ chú lính trèo hòn Đèo Ngang.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Chém cha cái giặc chết oan Làm cho thiếp phải gánh lương theo chồng Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông. Đã gánh theo chồng lại gánh theo con” Hoặc khi giảng về “Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám” (Lớp 9) với những khó khăn về quốc phòng, nạn dốt nạn đói và khó khăn về tài chính, và để khắc phục những khó khăn đó Đảng và Chính phủ đã đề ra các biện pháp nhằm từng bước giải quyết như: kêu gọi nhân dân thực hành tiết kiệm, ủng hộ cách mang tiền vàng, kếu gọi nhân dân hưởng ứng phong trào Bình dân học vụ... Người dạy có thể sử dụng các bài ca dao để minh hoạ như: “Đeo vàng chỉ tổ nặng tai Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng Đem vàng đổi súng cối xay, Đánh tan giặc Pháp có ngày vinh quang” Cũng trong bài này giáo viên có thể cho HS nghe bài hát “Đóng nhanh lúa tốt” để thấy được phần nào không khí và tinh thần ủng hộ chính quyền cách mạng của nhân dân. “Hôm qua anh đến chơi nhà Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa, Thấy nàng mải miết se tơ, Thấy cháu I tờ ngồi học bi bô Thì ra vâng lênh cụ Hồ Cả nhà yêu nước thi đua phen này” 3.3.6. Văn học giúp làm “mềm hóa” các bài học lịch sử khô khan: Các kiến thức lịch sử là chuỗi sự kiện, ngày tháng năm nên thường khô khan, khó nhớ, dễ lẫn lộn. Để khắc phục những hạn chế này đồng thời làm “mềm hoá” các bài học lịch sử khô khan ấy ta nên sử dụng tất cả những tư liệu văn học có sẵn trong sách giáo khoa đồng thời nên tăng cường linh hoạt sử dụng các tư liệu văn học vào bài. Sử dụng loại tư liệu này các bài học sẽ hấp dẫn hơn.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> và sẽ nâng cao rất nhiều hứng thú học tập cho học sinh, giúp học khắc sâu hơn nữa những kiến thức cơ bản của từng sự kiện lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến” (lớp 7) ta có thể vận dụng một đoạn ngắn của tác phẩm “Đôn -kihô-tê” của Xéc -van-téc (văn học 8) để làm minh chứng sống động về phong trào văn hoá Phục Hưng. Đó là đoạn tả việc đánh nhau của Đông -ki-sốt với cối say gió, cuộc đánh nhau đó như là sự đuối sức của chế độ phong kiến trước những cối say gió là hiện thân của nền văn minh mới, nền văn minh Tư bản chủ nghĩa. Hoặc khi dạy bài “Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài (Lịch sử 9) ta có thể dẫn một câu hát trong bài “Thăm bến Nhà Rồng” của Trần Hoàn “...lúc cập thuyền ai đã tiễn Người đi, hay chỉ một mình Bác khăn gói biệt ly...” làm lời giới thiệu bài. Khi Bác gặp luận cương của Lê-nin ta có thể trích một vài câu thơ trong bài “Người đi tìm hình của nước” của Chế Lan Viên để minh hoạ: “Luận cương đến và Người đã khóc Nước mắt Bác Hồ rơi trên hai chữ Lê-nin Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp, Tưởng như bên ngoài đất nước đợi mong tin” Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc "Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!..." Sự vui mừng đến phát khóc của Bác Hồ chính là lúc Bác tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam. 3.3.7. Giúp các em hiểu thêm về các tác phẩm văn học: Một tác dụng nữa của phương pháp này là giáo viên đã giúp học sinh được học một lần nữa về tiếp thu tác phẩm văn học, giúp các em làm quen bước đầu và hiểu thêm, hiểu sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học, trong nhà trường ở mọi góc cạnh, giúp các em tạo tiền đề cho việc phát triển tư duy trong học tập các môn học khác. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta đã rèn luyện tích cực cho các em phương pháp học tập nghiên cứu có hệ thống và toàn diện. Nhưng.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> giáo viên cần chú ý là phải chọn lọc thật kĩ các loại hình phù hợp cho từng giai đoạn, từng chương trình, từng bài bởi vì mỗi loại hình văn học chỉ có tác dụng, ý nghĩa nhất định đối với mỗi bài học lịch sử cụ thể. Nếu ta không lựa chọn cho phù hợp thì sẽ không có tác dụng, dẫn đến lan man và sa đà thiếu trọng tâm. Đối với phần văn học dân gian, giáo viên chỉ áp dụng chủ yếu ở phần lịch sử lớp 6. Mặc dù văn học dân gian không có nhiều xác xuất về tác giả nhân vật, địa danh, thời gian...song cốt lõi của nó lại phản ánh chính xác tình hình xã hội hiện thời. Ví dụ: Truyền thuyết “Âu Cơ-Lạc Long Quân", sự kì lạ trong nguồn gốc của Âu Cơ-Lạc Long Quân, sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ, sự chia con 50 lên núi theo mẹ, 50 theo cha xuống biển...đã khắc hoạ cho học sinh nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam, nếu gạt bỏ những sự kì lạ đó ta sẽ giải thích và chứng minh cho học sinh hiểu tất cả mọi người sống trên đất nước Việt Nam từ đồng bằng đến miền núi đều là người một nhà, đều có chung một cội nguồn. Hoặc truyện “Thánh Gióng”, nếu ta gạt đi cái thần bí của Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, có ngựa sắt biết bay, bộ quần áo giáp sắt...Thì ta có cái cốt thực tế về thời kì đồ sắt đầu tiên của thời kì lịch sử nước ta cuối thời văn minh Đông Sơn cách đây 2000 năm. Và công cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong buổi bình minh của lịch sử. Truyện “Mỵ Châu -Trọng Thuỷ” với việc để mất nỏ thần, với việc áo lông ngỗng dẫn đường...là những bài học đầu tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đó là sự cảnh báo cho chúng ta cần phải biết cảnh giác trước mọi âm mưu thâm độc của kể thù... 3.3.8. Văn học là những tấm gương phản ánh hiện thực, có giá trị lớn trong việc khôi phục lịch sử. Nếu như người ta ví lịch sử là cầu nối giữa hiện tại và quá khứ thì các tác phẩm văn học ra đời vào thời kì diễn ra những sự kiện lịch sử được coi là những tấm gương phản ánh hiện thực, có giá trị lớn trong việc khôi phục gần như nguyên trạng của quá khứ lịch sử..

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Ví dụ: Khi dạy phần "Khái quát lịch sử thế giới Trung đại". (lớp 7) ta có thể lấy tác phẩm “Hồng Lâu Mộng" Tào Tuyết Cần để chứng minh cho sự lỗi thời suy tàn của xã hội phong kiến Trung Quốc cuối Minh đầu Thanh. Hoặc tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia Văn phái đã dựng thành phim để phản ánh lại xã hội phong kiến Việt Nam trong thời kì suy tàn khủng hoảng. - Có những tác phẩm văn học diễn tả lại cả một cuộc chiến, một trận đánh, một sự kiện lịch sử, một hoàn cảnh lịch sử vừa sinh động vừa cụ thể. Khi dạy đến những bài lịch sử đó thì ta vận dụng vào để cho bài học càng sinh động gây hứng thú hơn cho học sinh. Ví dụ: Bài hát "Khởi nghĩa Bắc Sơn" nếu như ta trích dẫn một vài câu hát sau khi ta trình bày xong phần "Khởi nghĩa Bắc Sơn" (lớp 9). Rồi vài câu hát trong bài "Diệt phát xít" trước khi trình bày phần "Cao trào kháng Nhật cứu nước..." (lớp 9). Hoặc để tạo ra khí thế của cao trào cách mạng sau khi có Đảng lãnh đạo trong phần II "Phong trào Cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao là Xôviết Nghệ Tĩnh" bài "Phong trào Cách mạng Việt Nam những năm 1930-1935" (lớp 9) thì ta đọc bài "Bài ca cách mạng" thì bài học sẽ hay hơn, học sinh sẽ hứng thú hơn rất nhiều, học sinh sẽ có khí thế của cuộc cách mạng hừng hực, sôi động: "Than ôi nước mất nhà xiêu, Thế không chịu nổi liệu bề tính mau. Kìa Bến Thuỷ đứng đầu dậy trước Nọ Thanh Chương tiếp bước đứng lên. Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên Anh Sơn, Hà Tĩnh một phen dậy rồi. Không có lẽ ta ngồi chịu chết Phải cùng nhau cương quyết một phen. Tổng này xã nọ kết liên, Ta hò, ta hét, thét lên thử nào....".

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Hay khi dạy bài "Khởi nghĩa Tây Sơn"(Lớp 7). Khi trình bày diễn biến cuộc tấn công của Quang Trung vào Thăng Long ta có thể đọc một đoạn thơ diến tả lại chiến thắng đó “ Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng Quân vua một giận oai bốn phương Thần tốc đuổi dài xông thẳng tới Như trên trời xuống ai dám đưa Một trận rồng lửa giặc tan tành Bỏ thành cướp đò trốn cho nhanh Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh Mây tạnh mù tan trời lại sáng Đầy thành già trẻ mặt như hoa Chen vai sát cánh cùng nhau nói Cố đô vẫn thuộc núi sông ta” (Ngô Ngọc Du) - Tác dụng lớn nhất của các tư liệu văn học là khắc hoạ hình ảnh một cách sinh động khi muốn giới thiệu cho học sinh về một nhân vật anh hùng nào đó để học sinh có thái độ tình cảm đúng đắn, giáo dục lòng biết ơn của học sinh đối với nhân vật đó thì cách có hiệu quả nhất là ta dùng tư liệu văn học. Ví dụ: Ca ngợi cái chết bất khuất của Nguyễn Hữu Huân . “ Không hàng đầu tướng đành rơi xuống Cóc sợ quân thù đã khiếp run” Ca ngợi sự trung thực, lòng yêu nước thương dân của vua Hàm Nghi “ Hàm Nghi chính thực vua trung Còn như Đồng Khánh là ông vua sằng” (Ca dao) Hay khi dạy mục III, Bài 29 “Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước (1965-1973)” (Lịch sử 9), đến đoạn nói về Bác Hồ mất, ta trích một vài câu thơ trong bài “Bác ơi” của Tố Hữu để học sinh cảm nhận được sự mất mát,.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> đau thương, sự vĩ đại, gần gũi của vị Cha già, vị lãnh tụ mà dân tộc ta luôn kính yêu. Phần lịch sử Dân tộc thời kỳ 1930 – 1945 là phần lịch sử rất quan trọng, đó là thời kỳ tiêu biểu cho xã hội Việt nam bị chìm dưới ách nô lệ của thực dân phong kiến, cũng là thời kỳ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời bắt đầu lãnh đạo Cách Mạng Việt Nam, khi dạy phần lịch sử này ta nên vận dụng các tác phẩm văn học nổi tiếng của giai đoạn lịch sử này như: “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, “Chí Phèo” của Nam Cao, “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan,...Qua những đoạn trích trong sách lớp 8 – 9 đó chính là minh chứng sống động về cuộc sống của nhân dân ta dưới 3 tầng áp bức bóc lột của Nhật – Pháp – Phong kiến . Sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam là một sự kiện trọng đại, có Đảng lãnh đạo Cách mạng Việt Nam mới có lối thoát, giành được nhiều thắng lợi. Để học sinh thấy được tầm quan trọng của Đảng Cộng Sản Việt Nam khi dạy bài 18 “ Đảng Cộng Sản ra đời” (lớp 9) ta nên trích dẫn một số câu hát “Đảng đã cho ta một mùa xuân...” Để học sinh thấy rõ ý nghĩa to lớn của việc thành lập Đảng... Trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc .Văn học nở rộ hơn bao giờ hết, nhiều hơn bất cứ thời đại nào trước đó, những tác phẩm đã trở thành tư liệu sống, khắc ghi dấu ấn lịch sử mà khi dạy học ta có thể khai thác như một nguồn tài nguyên vô tận như: “Việt Bắc” của Tố Hữu, “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi, “Hò kéo pháo” của Hoàng Vân, “Giải phóng Điện biên” của Đỗ Nhuận, “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” của Tố Hữu, “Câu hò bên bến Hiền Lương” của Hoàng Hiệp, thơ “Dáng đứng Việt Nam” của Lê Anh Xuân, “Tiến về Sài Gòn” của Phan Huỳnh Điểu... Trong các tác phẩm trên có cái bi ai của sự chia cắt, có cái mất mát đau thương, có sự oai hùng của người chiến sĩ Giải Phóng khi hi sinh nhưng dáng đứng vẫn tạc vào thế kỷ như một dáng đứng Việt Nam hùng tráng, có cái hào hùng và niềm vui vô bờ của ngày chiến thắng... Qua đó làm cho học sinh hiểu rõ.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> hơn về cuộc sống chiến đấu của thế hệ cha ông đã kinh qua trong trong thời kỳ khó khăn nhất của Tổ Quốc . 3.4. Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học vào giảng dạy lịch sử. Sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử, giúp giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn lôi cuốn học sinh. Giúp học sinh có cái nhìn đa chiều đối với 1 sự kiện, 1 nhân vật, 1 hiện tượng lịch sử. Dễ dàng đưa kiến thức sử đến với học sinh. Tuy vậy, theo tôi việc sử dụng tài liệu văn học trong giờ học sử phải đảm bảo các yêu cầu sau: 3.4.1. Đảm bảo tính khoa học, loại bỏ những yếu tố văn học hư cấu, không xa đà vào khai thác giá trị văn học mà chỉ khai thác giá trị lịch sử để phục vụ cho bài học lịch sử. Các tác phẩm văn học bao giờ cũng sử dụng ngôn từ chau chuốt, những hình ảnh rất lãng mạn, giàu tính văn chương nhưng giáo viên không đi vào khai thác giá trị văn học mà tập trung khai thác giá trị lịch sử để làm nổi bật nên sự kiện, hiện tượng lịch sử đang học, tránh tình trạng biến giờ học lịch sử thành giờ giảng văn, làm loãng kiến thức đang học. Ví dụ: Khi dạy bài 21 “ Việt Nam trong những năm 1939-1945” Mục II phần 1về cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn(27/9/1940). Giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau: “Ai lên xứ lạng cùng anh Thăm quân du kích, xem thành Bắc Sơn. Suối trong in mặt trăng tròn Hai cô gái Thổ trèo non đi tuần.” Giáo viên không nói về hình ảnh lung linh, lãng mạn của những cô gái Thổ đi tuần dưới ánh trăng mà phân tích để thấy được giá trị lịch sử của nó. Khởi nghĩa Bắc Sơn phát triển mạnh thu hút mọi tàng lớp tham gia, kể cả phụ nữ người dân tộc Thổ. Qua đó, giáo dục lòng yêu nước của nhân dân ta, đồng thời chứng minh cho truyền thống của dân tộc: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Đặc biệt đối với tài liệu VHDG như thần thoại, cổ tích, ca dao, dân ca.... giáo viên cần loại bỏ những yếu tố thần bí hoang đường giữ lại những điểm cơ bản, khoa học phục vụ bài giảng. 3.4.2. Đảm bảo về mặt dung lượng sao cho phù hợp. Khi sử dụng tài liệu văn học giáo viên chỉ đưa vào những nội dung phù hợp, chọn lọc và sử dụng khéo léo tránh việc lạm dụng đưa vào quá nhiều kiến thức văn học làm loãng nội dung bài học lịch sử. Biến giờ học sử thành giờ giới thiệu các tác phẩm văn học, ảnh hưởng tới sự tập trung nhận thức của học sinh vào những vấn đề đang học. Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục I “ Mặt trận Việt Minh ra đời 19/5/1941”, giáo viên có thể sử dụng đoạn thơ sau để minh họa và khơi dậy tình cảm vui mừng, phấn khởi của học sinh khi Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng: “ Ôi sáng xuân nay xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Người về im lặng con chim hót Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ”. Việc sử dụng tài liệu văn học giảng dạy mục này chỉ nên dừng lại ở sự kiện đó. 3.4.3. Đảm bảo cảm xúc văn học, tức là thể hiện bằng ngôn ngữ, điệu bộ mang sức biểu cảm cao. Khi sử dụng tài liệu văn học giáo viên, giáo viên cần rèn luyện tốt kĩ năng diễn đạt nói để thể hiện được đầy đủ những cản xúc, tư tưởng, tình cảm thể hiện trong tác phẩm, đoạn trích văn học. Ví dụ: Khi dạy Bài 15 “ Phong trào cách mạng Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1919-1925) Mục II-“ Phong trào công nhân(1919-1925). giáo viên có thể sử dụng câu ca dao sau để nói về chế độ làm việc khắc nghiệt của giai cáp công nhân: “Ngày ngày nghe tiếng còi tầm Nghe như tiến vọng từ âm phủ về Tiếng còi não ruột tái tê.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> Bước vào hầm mỏ như lê vào tù” Sử dụng đoạn thơ trên, giáo viên cần diễn đạt bằng giọng điệu , nét mặt buồn bã, não nề làm cho học sinh cũng có cảm giác rùng mình, hình dung ra một khung cảnh ảm đạm, buồn thảm nơi công trường của công nhân làm việc. Với biểu cảm như vậy, các em sẽ thấy được sự tàn ác của chế độ thực dân và hiểu tại sao giai cấp công nhân phải vùng nên đấu tranh. Khi học về thắng lợi của cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập ( 2/9/1945), giáo viên có thể khơi dậy tình cảm vui mừng phấn khởi của học sinh qua bài thơ “ Theo chân Bác”Tố Hữu“Sáng mùng 2 tháng 9 Tại vườn hoa Ba Đình. Bác Hồ trước cuộc mít tinh, Tuyên bố Nước mình độc lập, tự do. Ba Đình hôm ấy rợp cờ. Người như sóng biển, hoan hô vang trời... Hôm nay sáng mồng hai tháng chín Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình Muôn triệu tim chờ... chim cũng nín Bỗng vang lên tiếng hát ân tình Người đọc Tuyên ngôn.... Rồi chợt hỏi: "Đồng bào nghe tôi nói rõ không?" Ôi câu hỏi, hơn một lời kêu gọi Rất đơn sơ mà ấm bao lòng! Cả muôn triệu một lời đáp: "Có!" Như Trường Sơn say gió biển Đông Vâng, Bác nói, chúng con nghe rõ Mỗi tiếng Người mang nặng núi sông.”.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Với việc trình bày có cảm xúc, đoạn thơ như kéo gần quá khứ về với hiện tại, không khí lớp học dường như hòa cùng với niềm vui của dân tộc trong ngày toàn thắng vĩ đại. Có thể nói, kĩ năng ngôn ngữ khi sử dụng tài liệu văn học của giáo viên góp phần quan trọng nhất làm nên hiệu quả của bài học lịch sử. 3.4.4. Giáo viên không nên sử dụng tư liệu văn học một cách miễn cưỡng. Khi sử dụng tư liệu ta phải chủ động, nắm chắc được nội dung kiến thức, nội dung tư liệu thì mới đưa vào, hoặc đưa vào cho nó có không cần phải chú ý đến nội dung thì không nên, vì không bắt buộc giáo viên phải có những tư liệu văn học mới làm sinh động giờ dạy mà ta còn có nhiều phương pháp khác phù hợp với khả năng và năng khiếu của mình hơn. Giáo viên nên chú ý rằng nếu ta không đưa đúng tư liệu, không sử dụng đúng mục đích, không phù hợp với nội dung, thời gian của bài thì tác dụng sẽ ngược lại nó sẽ làm cho giờ học nhàm chán. Nội dung bài sẽ loãng ra không tập trung được kiến thức của bài học . 3. 5. Các phương pháp sử dụng tài liệu văn học trong dạy học Lịch sử. 3.5.1. Đưa vào bài giảng một đoạn thơ, đoạn văn ngắn nhằm minh hoạ cho những sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử đang học làm cho nội dung bài học được phong phú và giờ học thêm sinh động. Trong giai đoạn lịch sử Việt Nam 1919-1945, nguồn tài liệu văn học đóng một vai trò quan trọng trong việc minh họa kiến thức sách giáo khoa, giúp học sinh có thể hiểu thêm về sự kiện, nhân vật lịch sử vì đây là giai đoạn có rất nhiều tác phẩm văn học ra đời cùng thời điểm với các sự kiện lịch sử, phản ánh trực tiếp nội dung các biết cố lịch sử đó. Các tác phẩm đó như là những tài liệu lịch sử nhưng được viết dưới dạng văn chương. Giáo viên có thể sử dụng tài liệu văn học để minh họa cho sự kiện lịch sử đang học khi giáo viên muốn tường thuật. Tường thuật nhằm tái hiện lại cho học sinh hiểu về những biến cố lịch sử quan trọng. Tường thuật bao giờ cũng có chủ đề, tình tiết nhất định nhằm kích thích trí tượng tượng của học sinh về hình ảnh quá khứ..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Cấu tạo của bài tường thuật gồm những phần: Mở đầu, Tình tiết phát triển; Tình tiết phát triển lên đỉnh cao; Sự căng thẳng trong kết cấu; Tình tiết giảm đi và kết thúc. Văn học có thể hỗ trợ để nội dung tường thuật của giáo viên được sinh động, hấp dẫn hơn. Ví dụ : Khi dạy bài 23 “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”- mục IV- Y nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của cách mạng tháng Tám. Giáo viên tường thuật toàn bộ về cuôc tổng khởi nghĩa theo các nội dung sau: * Hoàn cảnh lịch sử. * Diễn biến của cuộc tổng khởi nghĩa. * Kết quả, ý nghĩa. Khi nói kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa đó, cũng là phần kết thúc của bài tường thuật, giáo viên có thể sử dụng bài thơ sau: NGÀY ĐỘC LẬP (Phan Trọng Bình) “Tám chục năm trời kiếp ngựa trâu Bị đè đàng cổ lại đàng đầu Dân ta bẽ gãy ba tầng ách Đứng thẳng người trên quả địa cầu Cờ tươi sắc máu lẫn màu hoa Kiêu hãnh tung bay khắp nước nhà Ta được làm dân, dân có nước Nước đà có chủ, chủ là ta “ Việt Nam!” Ôi, tổ quốc vinh quang Hai chữ ngời son với ánh vàng Trên bản đồ chung toàn thế giới Hiện nên rực rỡ nét hiên ngang” Việc sử dụng đoạn thơ trên làm cho bài tường thuật kết thúc một cách hoàn hảo nhất. Các em vẫn nắm được kết quả vĩ đại và ý nghĩa lớn lao của cuộc tổng khởi nghĩa..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Việc sử dụng tài liệu văn học trong bài tường thuật lịch sử không những làm cho giờ học thêm sinh động mà còn làm cho các em hiểu sâu sắc hơn về sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử không chỉ có ý nghĩa trong tường thuật mà còn tác dụng rõ rệt trong khi miêu tả về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Miêu tả là trình bày cụ thể những đặc trưng, bản chất chủ yếu, cấu tạo bên trong cũng như hình dáng bên ngoài của nó. Miêu tả không có chủ đề mà chỉ có đối tượng cụ thể để trình bày. Ví dụ: Khi dạy bài 19 “Phong trào cách mạng trong những năm 19301935”- Mục II nói tới việc thực dân Pháp khủng bố lực lượng cách mạng. Đặc biệt những chiến sĩ cách mạng bị bắt giam trong nhà tù Hỏa Lò, Côn Đảo, Lao Bảo, Sơn La...bị chúng tra tấn rất dã man nhằm đè bẹp ý chí đấu tranh của nhân dân ta. Giáo viên sử dụng đoạn trích trong hồi kí “ Người trước ngã, người sau tiến” của Bùi Công Trừng để miêu tả về những hành động dã man đó: “ Sẵn sợi dây xích bên tường, chúng cột vào những còng tay và treo hông tôi lên. Hễ mỗi khi chúng đánh vào chân tôi làm tôi đau giật mạnh, sức mạnh kéo xuống thì hai tay và ngực tôi đau không kể xiết. Hết treo chúng lại giở trò lộn mề gà(Kéo hai tay, hai chân ra sau lưng, uốn ngửa người ra trước ), chúng giẫm giày lên lưng và đánh túi bụi”. Đoạn hồi kí miêu tả rất chân thực về một cảnh tra tấn của thực dân Pháp đối với các chiến sĩ yêu nước trong phong trào đấu tranh 1930-1931. Học sinh hình dung ra được từng hành động tàn ác của lũ thực dân không còn tính người, các em càng thêm căm thù bọn chúng và cảm phục tinh thần yêu nước bất khuất của các chiến sĩ cách mạng. Đặc biệt, tài liệu văn học còn có ý nghĩa to lớn trong việc tạo biểu tượng về nhân vật lịch sử, về không gian của các sự kiện. Ví dụ: Khi dạy bài 22 “ Cao trào Cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945” mục II “Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới tổng khởi nghĩa.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> tháng Tám năm 1945, giáo viên sử dụng bài thơ sau để tạo biểu tượng về nhân vật Trần Trọng Kim: THỦ TƯỚNG BÙ NHÌN TRẦN TRỌNG KIM (Trần Huy Liệu) Kể từ Nhật chiếm Đông Dương Biết bao nhiêu lũ phường tuồng múa manh Vừa đây sân khấu triều đình Lại thêm ló mặt một tên bù nhìn Họ Trần, ngành Trọng tên Kim Mang râu, đội mũ bước lên diễn đàn Ngực đeo cái biển Việt gian Cái đầu bái vọng Thiên hoàng phía Đông Xung quanh mõ gióng, cờ giong Người xem trật ních vòng trong vòng ngoài Cùng nhau thấy mặt cả cười... Người đâu mà lại có người mặt mo! Ngày 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp, sau đó Nhật tuyên bố “ giúp các dân tộc Đông Dương xây dựng nền độc lập”, chúng dựng nên chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim và đưa Bảo Đại lên làm quốc trưởng. Với sự kiện này giáo viên cần dừng lại ở nhân vật Trần Trọng Kim, khắc họa bản chất bù nhìn Của Trần Trọng Kim. Từ đó các em có thái độ đúng đắn : Tức giận, căm ghét và cũng rất buồn cười về sự lố bịch của hắn. 3.5.2. Dùng tác phẩm hay một đoạn trích văn học ngắn để cụ thể hoá sự kiện, nêu ra 1 kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn một thời kì, một sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Trong dạy học lịch sử, tài liệu văn học không những sử dụng để minh họa cho các sự kiện, hiên tượng lịch sử mà còn được sử dụng để cụ thể hóa về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Ví dụ: Khi dạy bài 19 “ Phong trào cách mạng trong những năm 19301935”- mụcI- “Việt Nam trong thời kì khủng hoảng kinh tế” nói tới cuộc sống.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> vô cùng cực khổ của nông dân, giai cấp công nhân dưới tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, thực dân Pháp xiết chặt hơn ách đô hộ. Giáo viên có thể sử dụng đoạn trích đối thoại sau đây, giữa chị Dậu và tên Lý trưởng để cụ thể hóa về sự kiện dã man của bọn thực dân, tay sai đối với nông dân trong việc thu thuế: “ Chị càng ngẩn ngơ ra bộ không hiểu, như ý người ta ăn hiếp nhà mình: - Thưa ông, người chết đã gần năm, sao lại phải đóng sưu? Lý trưởng quát: - Mày đi hỏi ông Tây, tao không biết!” Bọn thực dân Pháp và tay sai đã tìm đủ mọi cách để thu thuế, chúng tăng thuế và thu thêm một số thuế mới. Chúng không thể nghĩ ra thêm một loại thuế nào nữa nhưng vẫn tăng cường bóc lột nhân dân nên chúng đã thu thuế cả của những người đã chết. Người chết thì không thể nộp được thuế nên gánh nặng ấy lại dồn vào người sống, mà cụ thể là những người thân trong gia đình họ. Vì thế nông dân ngày càng bị bần cùng hóa. Để cụ thể hóa hơn nữa về cuộc sống khổ cực của giai cấp công nhân, đồng thời thay đổi không khí lớp học, tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên có thể sử dụng ca dao sau: “Mười sáu tuổi em đi làm than Hết thấng lĩnh tiền được bốn hào hai Một hào đi lễ ông cai Ba hào trả nợ, còn hai xu nuôi sống được cả nhà”. Đoạn thơ trên có sức tố cáo thực dân Pháp rất sâu sắc, bọn chúng bóc lột sức lao động của trẻ em, trả lương công nhân rẻ mạt, lại còn cắt xén nhiều khoản tiền vô lý làm cho đời sống của công nhân vô cùng khốn khó. Như vậy, tài liệu văn học là loại tài liệu tham khảo vô cùng quan trọng trong dạy học lịch sử , có vai trò to lớn trong việc cụ thể hóa và nêu lên những kết luận khái quát giúp học sinh hiểu sâu sắc kiến thức , đồng thời gây hứng thú học tập cho các em..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 3.5.3. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử thông qua nguồn tài liệu văn học. Văn học và lịch sử có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau, nhưng trong giai đoạn lịch sử 1919-1945 mối quan hệ đó càng gắn bó chặt chẽ vì thời kì này có rất nhiều người vừa là nhà văn, vừa là nhà thơ vừa là chiến sĩ cách mạng: Nguyễn Ái Quốc, Tố Hữu, Nguyên Hồng, Trần Huy Liệu...Do vậy văn học thời kì này mang đậm chất cách mạng. Những tác phẩm trong thời kì này là “ đứa con tinh thần” của tác giả nhưng đồng thời cũng là bức tranh hiện thực phản ánh một cách khá khách quan và toàn diện về cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức bộ môn thông qua nguồn tài liệu văn học. Khi dạy bài 19 “ Phong trào cách mạng trong những năm 1930-1935”- Mục II “ Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô Viết Nghệ Tĩnh” là một phần kiến thức lịch sử quan trọng. Đây là một trong 3 cao trào cách mạng lớn nhất thời kì 1930-1945 chuẩn bị những tiền đề quan trọng cho cuộc tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Trước hết giáo viên cho học sinh tìm hiểu về cao trào cách mạng 1930- 1931 một cách sâu sắc toàn diện nhất : Hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, kết quả và ý nghĩa lịch sử. Sau đó giáo viên củng cố kiến thức trong mục này dể học sinh để các em nắm vững nội dung bài học hơn. Giáo viên có thể đọc bài thơ” Phong trào” Đây là một bài thơ được sáng tác ngay trong thời kì xảy ra cao trào cách mạng nên nó phản ánh khá toàn diện và khách quan nội dung của giai đoạn lịch sử này: PHONG TRÀO “Phong trào nên ai tưởng Phong trào xuống ai hay Phong trào nên biểu tình, hội họp suốt đêm ngày Cường hào, địa chủ tái mặt khoanh tay Lấy ruộng đất nhà giàu chia cho dân cày. Chính quyền Xô Viết tuyên bố từ đây Dân nghèo mở mặt mở mày.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> Nghĩ rằng: Trời có mắt, đất đã xoay vần! Chắc rằng: đã đến ngày đuổi cổ được thằng Tây! Phong trào xuống buồn thay! Giao thông về đi ở Tự vệ về đi cày Phụ nữ về hàng xáo, hàng xay Đảng viên, nông hội bị bắt giết tù đày. Địa chủ cường hào vênh mặt, múa tay. Bắt trả năm học ló, đến mười học ló” Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến thức lịch sử được phản ánh trong bài thơ: - Phương pháp đấu tranh: Biểu tình, hội họp Phong trào nên biểu tình, hội họp suốt đêm ngày Đỉnh cao của phong trào: Thành lập chính quyền Xô Viết, chia ruộng đất cho dân cày. Cường hào, địa chủ tái mặt khoanh tay Lấy ruộng đất nhà giàu chia cho dân cày. Chính quyền Xô Viết tuyên bố từ đây - Kết quả: Phong trào thất bại, địa chủ ngóc đầu dậy, lấy lại ruộng đất của nông dân Địa chủ cường hào vênh mặt, múa tay. Bắt trả năm học ló, đến mười học ló” + Thực dân Pháp đàn áp phong trào rất dã man: Đảng viên, nông hội bị bắt giết tù đày. Bài thơ “ Phong trào” đã phản ánh rất khách quan một số nội dung của cao trào 1930-1931, nhưng vẫn còn một số nội dung quan trọng khác mà bài thơ chưa nói đến, các em nêu phần còn thiếu đó và trình bày cụ thể? Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần còn thiếu đó là (hoàn cảnh bùng nổ và ý nghĩa của phong trào)..

<span class='text_page_counter'>(31)</span> Như vậy, thông qua tài liệu văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh học tập và đạt được đầy đủ mục tiêu quan trọng về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển. 3.5.4. Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi ngoại khoá (Dạ hội lịch sử). Tài liệu văn học được sử dụng để tổ chức những buổi hoạt động ngoại khóa cho môn lịch sử và cách dễ thực hiện, đạt hiệu quả cao là đọc sách, nhằm cung cấp thêm kiến thức và phát triển tư duy cho học sinh. Muốn đưa tài liệu văn học vào dạy lịch sử trong hoạt động ngoại khóa có hiệu quả thì giáo viên phải giúp học sinh lập danh mục sách cần đọc, nêu một số tác phẩm truyện hoặc thơ có liên quan để học sinh tìm dễ dàng. Giáo viên có thể khơi dậy tính hiếu kì và lòng ham hiểu biết của học sinh bằng cách tóm tắt sơ lược nội dung trong sách, kể một vài chi tiết, những đoạn nhỏ trong sách để kích thích học sinh tiếp tục đọc để tìm hiểu. Khi giảng dạy lịch sử thời kì 1919-1945, với hoạt động đọc sách vào giờ ngoại khóa, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết các cuốn sách cần đọc và nên đọc sau đây để các em tìm hiểu sắc hơn các sự kiện, nhân vật lịch sử của thời kì này: 1- Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu 2- Thơ và cách mạng – Tố Hữu 3- Từ ấy – Tố Hữu 4- Những mẩu chuyện về đời hoạt độngcủa Hồ Chủ tịch- Trần Dật Tiên. 5- Thơ văn cách mạng đầu thế kỉ XX: 1900-1925- Đặng Thai Mai 6- Thơ văn cách mạng 1930-1945- Hoàng Dung- Phan Cự Đệ Để kích thích lòng ham đọc sách của học sinh, giáo viên có thể giới thiệu ngắn gọn nội dung của một số cuốn sách.Ví dụ sách văn hocjcos liên quan đến nội dung lịch sử trong thời kì này, giáo viên có thể giới thiệu về tập thơ “ Từ ấy”của Tố Hữu. Tập thơ này gồm 3 phần tương ứng với quá trình hoạt động cách mạng của tác giả và cũng thể hiện các thời kì cách mạng tiêu biểu của nước ta giai đoạn 1930-1945. Phần 1: Máu lửa(1937-1939).

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Phần 2: Xiềng xích (1939-1942) Phần 3: Giải Phóng (1942-1946) Trong tập thơ này, tất cả các bài thơ đều lấy từ chủ đề phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc và gắn liền với sự nghiệp hoạt động cách mạng của chính tác giả. Như vậy tài liệu văn học rất hữu ích cho hoạt động ngoại khóa đọc sách và các hoạt động ngoại khóa khác nữa như: Tổ chức các trò chơi, nói chuyện, dạ hội lịch sử... 4. Định hướng một số bài học cụ thể: Lớp 6. Bài học lịch sử Nước Văn Lang, Âu Lạc. Văn học dân gian Truyền thuyết: Con rồng. Văn học viết. cháu tiên; Thánh Gióng; Bánh chưng bánh dày, ... An Dương Vương, Mỵ Châu Trọng Thuỷ, ... Ai về Phú Thọ cùng ta/ Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mồng mười. Ai về đến ngả ba Chanh/ Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương/ Cổ Loa thành ốc lạ thường/ Trải bao năm tháng nẻo đường còn đây Các cuộc đấu tranh giành độc Ru con con ngủ cho lành/ Để lập (từ TK VI đến TK X). mẹ gánh nước rửa bành con voi/ Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng. Sa Nam trên chợ dưới đò/ Nơi Mai Hắc Đế dựng cờ. 7. dụng binh Xây dựng và phát triển văn Đời vua Thái Tổ Thái Tông/ hoá dân tộc (TK X TK XV). Văn học TK X. TK XV:. Lúa trổ đầy đồng trâu chẳng Thơ Lý Trần, Chiều dời.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> thèm ăn. đô; Hịch tướng sĩ; Phú. Sâu nhất là sông Bạch Đằng/ sông Bạch Đằng; ... Cáo Ba lần giặc đến ba lần giặc Bình Ngô; Hồng Đức Quốc tan, ... Cao nhất là núi Lam âm thi tập; Quốc âm thi Sơn/ Có ông Lê Lợi trong tập (Nguyễn Trãi); ..., các ngàn bước ra, ... Hăm mốt đoạn trích của Đại Việt sử Lê Lai, hăm hai Lê Lợi, .... ký toàn thư về Trần Thủ. Độ; Trần Quốc Tuấn, ... Tình hình văn hoá tư tưởng Lê còn thì Trịnh cũng còn/ Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm; TK XVI TK XVIII. Lê mà sụp đổ Trịnh không Truyền vẹn tuyền/. kỳ. mạn. lục. -. Nguyễn Dữ, .... Trăm quan có mắt như mờ/ “Giặc đâu tàn bạo sang Để cho Huy Quận vào sờ điên cuồng chánh cung. Quân vua một giận oai bốn. Từ ngày Cảnh Trị lên ngôi/ phương Khoai chửa mọc chồi đã nhổ Thần tốc đuổi dài xông lên ăn. thẳng tới. Luỹ Thầy ai đắp mà cao/ Như trên trời xuống ai dám Sông Gianh ai bới ai đào mà đưa sâu.. Một trận rồng lửa giặc tan. Bần gie đóm đậu sáng ngời/ tành Rạch Gầm Xoài Mút muôn Bỏ thành cướp đò trốn cho đời oai linh.. nhanh. Nguyễn ra rồi Nguyễn lại về/ Ba quân đội ngũ chỉnh tề Chúa Trịnh mất đất, vua Lê tiến hãy còn.. Trăm họ chật đường vui. “Kìa ai than khóc nỉ non. tiếp nghênh. Ấy vợ chú lính trèo hòn Đèo Mây tạnh mù tan trời lại Ngang. sáng. Chém cha cái giặc chết oan. Đầy thành già trẻ mặt như. Làm cho thiếp phải gánh hoa lương theo chồng. Chen vai sát cánh cùng. Gánh từ xứ Bắc, xứ Đông.. nhau nói. Đã gánh theo chồng lại gánh Cố đô vẫn thuộc núi sông theo con”.. ta”.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> Đời sống văn hoá tư tưởng Tháng tám có chiếu vua ra/ Thơ nửa đầu TK XIX. Hồ. (Ngô Ngọc Du) Xuân Hương;. Cấm quần không đáy người Nguyễn Công Trứ; Bà ta hãi hùng/ Từ ngày Tự Đức. Huyện Thanh Quan, Cao. làm vua/ Cơm chẳng đầy nồi Bá Quát, đỉnh cao là trẻ khóc như ri; Một ngày. Truyện Kiều của Nguyễn. mà có ba vua/ Vua sống vua Du, ... các thể loại loại của chết, vua thua chạy dài/. văn học dân tộc phát triển mạnh mẽ: ngâm khúc hình thức STLB; lục bát và hát. 8. nói. Cuộc kháng chiến chống thực Rằng năm Tự Đức hãy còn/ Thơ Nguyễn Đình Chiểu, dân Pháp xâm lược (1858 Có năm ba chiếc tàu con nó Huỳnh Mẫn Đạt (Hoả hồng -1884). vào ..../ Tàu này tàu của Nhựt Tảo kinh thiên địa/ nước Tây/ Nó sang làm giặc Kiếm bạc Kiên Giang khấp sự này tại đâu? Giặc Tây quỷ thần); Nguyễn Khuyến, đánh đến Cần Giờ/ Bảo ... đừng thương nhớ đợi chờ uổng công Gò công anh dũng tuyệt vời/ Ông Trương đám lá tối trời đánh Tây. Kẻ sĩ cho chí kẻ nông/ Ai ai. rồi cũng một lòng chán vua. Phong trào chống Pháp của Vì ai thất thủ kinh đô/ Vì ai. Thơ văn Nguyễn Khuyến,. nhân dân Việt Nam cuối TK ấu chúa phải vô chốn này; Trần Tế Xương XIX. Hàm Nghi chính thực vua trung/ Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng Có chàng Công Tráng họ Đinh/ Dựng cờ Ba Đình. chống đánh giặc Tây, ... Phong trào yêu nước chống Chiều chiều trên Phủ Văn Thơ văn Phan Bội Châu Pháp từ đầu thế kỉ XX đến Lâu/ Ai ngồi/ Ai câu/ Ai sầu/ năm 1918. Ai thảm/ Ai thương/ Ai cảm/ Thuyền ai thấp thoáng bến.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> sông/ Nghe câu mái đẩy chạnh lòng nước non; Bán thân đổi mấy đồng xu/ Thịt xương vùi gốc cao su mấy 9. tầng. Việt Nam sau Chiến tranh thế Cao su đi dễ khó về/Khi đi Tuyện ngắn "Lão Hạc"giới thứ nhất trai trángkhi về bủng beo Những hoạt động của Nguyễn. Nam Cao "Người đi tìm hình của. Ái Quốc ở nước ngoài. nước"-Chế Lan Viên. Phong trào giải phóng dân tộc Từ 1939-1945. khi. có. Đảng. Đông Thơ Tố Hữu (tập Từ ấy). Dương/ Dân ta biết rõ con. "Nhật ký trong tù"- HCM. đường đấu tranh. Thơ ca Cách mạng. Biển Đông có lúc vơi đầy/ Mối thù đế quốc có ngày nào quên "Tuyên ngôn độc lập"- HCM "Gió reo! Gió reo, gió Việt Nam reo Cao trào kháng Nhật cứu nước. .... và Tổng khởi nghĩa Cách. Việt Nam! Việt Nam! Cờ. mạng tháng Tám năm 1945.. đỏ sao vàng!. Nước Việt Nam dân Chủ. Những ngực nén hít thở. Cộng Hoà ra đời. ngày Độc lập Nguồn lực mới bốn phương lên tới tấp"(Xuân Diệu) "Sáng láng, ôn tồn, thành tâm, quyết chí Sóng gió khinh, sấm sét chẳng kinh hoàng Hồ Chí Minh, chỉ là Người có thể Đưa con thuyền Tổ quốc. Nước Việt Nam Dân Chủ "i, t (tờ), có móc cả hai.. đến vinh quang".Tế Hanh)... Hồi ký Những năm tháng. Cộng. ngày i ngắn có chấm, t (tờ) dài có. không thể nào quên (Võ. ngày ngang;. Nguyên Giáp). hoà. 2.9.1945. từ. đến. sau trước.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 19.12.1946. e, ê, l (lờ) cũng một loài.. Lời kêu gọi toàn quốc. ê đội nón chóp, l (lờ) dài thân. kháng chiến -HCM. hơn; o tròn như quả trứng gà. ô thì đội mũ, ơ thời thêm râu". H " ôm qua anh đến chơi nhà. Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa. Thấy nàng mải miết xe tơ. Thấy cháu "i - tờ"ngồi học bi bô. Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ. Cả nhà yêu nước "thi đua"học hành". “Đeo vàng chỉ tổ nặng tai Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng Đem vàng đổi súng cối xay, Đánh tan giặc Pháp có ngày vinh quang” Những năm đầu của cuộc. Thơ ca kháng chiến chống. kháng chiến toàn quốc chống. Pháp: Tây Tiến (Quang. thực dân Pháp. Dũng); Đồng Chí (Chính Hữu); Nhớ (Hồng Nguyên); Bên. kia. sông. Đuống. (Hoàng Cầm), Thơ Hồ Chí Cuộc kháng chiến toàn quốc. Minh, … Hoan hô chiến sĩ Điện. chống thực dân Pháp kết thúc. Biên; Việt Bắc(Tố Hữu);. (1953 1954). Đất nước (Nguyễn Đình. Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở. Thi), … Đoàn Thuyền đánh cá-Huy. miền Bắc, chiến đấu chống. Cận; Ba mươi năm đời ta. các chiến lược chiến tranh đặc. có Đảng, tập Gió Lộng (Tố. biệt của đế quốc Mỹ ở miền. Hữu); Tiếng hát con tàu. Nam (1954- 1975). (Chế Lan Viên); Sông Đà.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> (Nguyễn Tuân); Bài thơ về tiểu đội xe không kínhPhạm Tiến Duật … Chiếc Lược Ngà- Nguyễn Quang Sáng; Những ngôi sao. xa. xôi. -Lê. Minh. KhuêNhững đứa con trong gia. đình(Nguyễn. Thi);. Rừng xà nu (Nguyễn Trung Việt Nam trên đường đổi mới. Thành)... Văn học Việt Nam từ 1986. đi lên chủ nghĩa xã hội (1986. hết TK XX: Chiếc thuyền. 2000). ngoài xa (Nguyễn Minh Châu); Một người Hà Nội (Nguyễn. Khải);. Hồn. Trương Ba da Hàng thịt (Lưu Quang Vũ), …. 6. Kết qủa đạt được. Từ nhiều năm giảng dạy ở trường THCS, tôi đã vận dụng phương pháp này, đặc biệt là những năm tiến hành đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THCS. Những bài dạy của tôi luôn sử dụng hợp lý những tư liệu văn học cần thiết và thu được kết quả khá tốt. Về phía học sinh: Tôi đã gây được hứng thú cho các em, kích thích sự tự giác, độc lập tư duy trong việc sưu tầm tư liệu liên quan cho bài học. Các em tiếp thu bài nhanh hơn, nhớ lâu, đồng thời tạo ra một không khí học tập tốt không nhàm chán . Về phía đồng nghiệp: Khi dự giờ đều nhận xét cách sử dụng các tư liệu văn học, là có hiệu quả, giờ dạy sinh động hẳn lên và việc tiếp thu kiến thức của học sinh nhẹ nhàng hơn. Đặc biệt là phù hợp với phương pháp mới . Trong nhiều năm qua mặc dù trường tôi là một trường có chất lượng đầu vào quá thấp để có đội ngũ học sinh giỏi như các trường bạn là rất khó. Hơn nữa bộ môn lịch sử thì lại càng ít. Không những học sinh không thích mà cả phụ huynh cũng không muốn cho con em mình thi học sinh giỏi môn lịch sử. Nhưng.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> tôi cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc cuốn hút học sinh theo học môn lịch sử và bồi dưỡng các em để có kết quả ngày một tốt hơn. Kết qủa thực nghiệm cụ thể một giờ dạy: - Mức độ thích, không thích (Thực hiện qua phiếu trắc nghiệm) Trước khi áp dụng sáng kiến. Sau khi áp dụng sáng kiến. Mức độ Khối. Tổng. lớp. số. 9. 66. Rất thích SL 18. % 27. Thích SL 46. % 70. Không thích SL % 3 2. Khối lớp 9. Mức độ. Tổng số. Rất thích. 66. SL 46. % 69,7. Thích SL 20. % 30,3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận. Đổi mới phương pháp giáo dục là một chủ trương đúng đắn của chúng ta trong việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo. Nhưng để đổi mới một cách có hiệu quả và đạt chất lượng cao, yêu cầu người giáo viên làm nhiệm vụ dạy học phải cố gắng hết sức, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, tự tìm ra cho mình một phương pháp hợp lý. Phương pháp “sử dụng tư liệu văn học” vào bài giảng lịch sử cũng chính là một trong vô số các phương pháp đổi mới phương pháp dạy. Không thích SL %.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> học . Nhưng đây không phải là phương pháp dễ thực hiện vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lòng nhiệt tình, yêu nghề của người dạy, phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của một giáo viên dạy lịch sử... Người giáo viên lịch sử phải có một nguồn kiến thức nhất định về văn học, âm nhạc, lịch sử. Thì mới có thể sưu tầm được một hệ thống tư liệu phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, từng bài lịch sử cụ thể. Để có một bộ sưu tập tư liệu đã khó, thì việc sử dụng nó vào bài dạy lại càng khó khăn hơn vì phải sử dụng tư liệu đó như thế nào cho có hiệu quả lại phụ thuộc vào sự đạo diễn của người đứng trên bục giảng ... Bài viết này của tôi chỉ là một sáng kiến nho nhỏ được rút ra từ một quá trình giảng dạy trong nhiều năm qua, chắc chắn còn nhiều thiếu sót, nhiều khiếm khuyết, rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo, góp ý, phê bình để qua đó tôi tự rút ra cho mình một cách dạy phù hợp nhất, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử trong trường trung học cơ sở. 2. Khuyến nghị. 2.1. Đối với nhà trường: Cần quan tâm nhiều hơn nữa từ phía các nhà quản lí giáo dục, phụ huynh học sinh và toàn xã hội đối với bộ môn khoa học lịch sử. Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực tế các khu di tích lịch sử. Tổ chức sinh hoạt ngoại khoá tìm hiểu lịch sử địa phương, các danh nhân ở địa phương cũng như của dân tộc. 2.2. Đối với các cấp quản lý: Đồng thời để tiến tới việc dạy học tích hợp các môn học trong nhà trường, cần: - Trước hết cần đào tạo bồi dưỡng đội ngũ chuyên gia về tích hợp môn học để dần tiến tới thực hiện tích hợp môn học theo hướng chung của nhiều nước. - Thiết kế lại nội dung chương trình - sách giáo khoa các môn học theo hướng tích hợp. - Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên để đáp ứng được yêu cầu học tập tích hợp..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Thiết kế lại chương trình đào tạo giáo viên trong các trường sư phạm từ mục tiêu đến nội dung, PP để chuẩn bị năng lực cho đội ngũ giáo viên khi thực hiện chương trình tích hợp. - Đổi mới cách thức tổ chức quản lý trong Nhà trường, cách kiểm tra đánh giá theo hướng tích hợp. - Tăng cường cơ sở vất chất, thiết bị dạy học theo hướng tích hợp môn hoc. - Tiếp tục khai thác nghiên cứu thử nghiệm nội dung tích hợp theo các phương án khác nhau để có thể triển khai quan điểm tiếp cận thích hợp. Bên cạnh đó cần có một đội ngũ phản biện, góp ý kiến có trình độ khoa học, có kinh nghiệm sư phạm và có nhiệt tâm với tinh thần trách nhiệm cao. Bên cạnh nội dung cô động xúc tích dễ hiểu và cụ thể hoá các giại đoạn lịch sử. Mặt khác các nhà sử học đầu ngành cần có sự góp ý của giáo viên giỏi ở các trường phổ thông, họ là những người gần gũi học sinh, có thể nhận biết khả năng tiếp thu của học sinh đối với từng trang sách, có thể góp nhiều ý kiến xác đáng phù hợp với thực tiễn giảng dạy trong nhà trường. Đó là cơ sở để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn lịch sử ở trường THCS hiện nay. Trên đây là những đề xuất của tôi trong việc tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy bộ môn Lịch sử trong các nhà trường THCS. Đồng thời mạnh dạn đưa ra một số nội dung giảng dạy ở một số bài trong chương trình lịch sử cấp THCS đã được áp dụng có hiệu quả ở trường THCS trong những năm học vừa qua. Tôi hi vọng rằng những vấn đề tôi đưa ra trong sáng kiến này sẽ phần nào góp phần giúp cho các nhà trường, các thầy cô giáo có được những định hướng trong việc tích hợp kiến thức liên môn trong giảng dạy bộ môn Lịch sử, không chỉ ở môn Ngữ văn mà còn ở các môn khác nữa. Đồng thời cũng giúp cho các em có hứng thú trong học tập bộ môn Lịch sử. Rất mong quý thầy cô gần xa góp ý để hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn!.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> Giáo án minh họa . Tuần 16 Tiết 16. LỊCH SỬ VN TỪ 1919 ĐẾN NAY Chương I: VN TRONG NHỮNG NĂM 1919-1920 Bài 14: VN SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT.. Soạn: Giảng:. A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Nguyên nhân mục đích, đặc điểm và nội dung của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của P. - Những thủ đoạn thâm độc về chính trị, văn hoá giáo dục của thực dân Pháp nhằm phục vụ cho thực dân Pháp.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Tình hình phân hoá xã hội VN sau chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân P và thái độ chính trị, khả năng cách mạng của các giai cấp. 2. Tư tưởng: - Giáo dục lòng căm thù đối với các chính sách bóc lột thâm độc xảo quyệt của TDP và sự đồng cảm với những vất vả cơ cực của người lao động dưới chế độ phong kiến. 3. Kĩ năng: - Quan sát lược đồ, tập phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy) + Năng lực giao tiếp + Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau + Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật + Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi B. CHUẨN BỊ: - Lược ddoof nguồn lợi của thực dân P ở VN trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (nếu có) C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: a. Tổ chức b. Kiểm tra bài cũ: - Các nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay? c . Bài mới:. I. Chương trình khai thác lần thứ hai của - HS theo dõi SGK. thực dân P. ? Nguyên nhân và mục đích của P khi 1. Nguyên nhân, mục đich. bắt tay vào chương trình khai thác Nguyên nhân: P bị thiệt hại năng sau chiến thuộc địa lần thứ hai? tranh. Mục đích: bù đắp vào sự thiệt hại sau chiến tranh. GV: Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp là con nợ của Mĩ: năm 1920, số nợ quố gia lên tới 300 tỉ Frăng, P bị thiêu huỷ hàng chục tỉ Frăng. Sau Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 P bị mắt thị trường đầu tư lớn nhất của mình ở châu Âu là Nga. ? Chương trình khai thác thuộc địa lần hai của P tập trung vào những nguồn lợi nào ? - GV minh họa hình ảnh chị Dậu trong tác phẩm “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố: Vì gánh nặng thuế mà chị Dậu phải đứt từng khúc ruột khi bán đi cái Tíđứa con gái của chị để nó làm người. 2. Nội dung: Tăng cường đầu tư và bỏ vốn nhiều nhất vào công nghiệp và khai mỏ. (CN chủ yếu đầu tư công nghiệp nhẹ) Thương nghiệp  GTVT. Ngân hàng..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> hầu cho Nghị Quế. Với sự thể hiện của tác phẩm thì thân phận đi ở của cái Tư không bằng thân phận của “Một con chó”…-> tố cáo tội ác của TD Pháp trong việc bóc lột nhân dân ta bằng sưu cao thuế nặng ? Cho biết đặc điểm của cuộc khai thác bóc lột này? Nó có đặc diểm nào giống và khác với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất?. *Đặc điểm: nặng về khai thác bóc lột, hạn chế công nghiệp phát triển, đặc biệt là công nghiệp nặng (đây chính là điểm giống với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai) - Khác: Khác về tốc độ khai thác, và quy mô - GV: Sau chiến tranh thế giới 1, chính khai thác lớn chưa từng thấy từ trước tới nay. sách cai trị của pháp ở VN không hề II. Các chính sách chính trị văn hoá giáo thay đổi. Mọi quyền hành đều thâu tóm dục. trong tay người p, vua quan nam triều chỉ là bù nhìn. ? Cho biết những thủ đạo về chính trị , văn hoá giáo dục của P áp dụng ở VN - SGK: trang 57 sau Chiến tranh thế giới thứ nhất? - HS trả lời - gv bổ sung. ? Thực chất những thủ đoạn đó của P nhằm mục đích gì? - Phục vụ đắc lực cho chính sách khai thác của chúng. ? Chương trình khai thác bóc lột lần hai III. XHVN bị phân hoá. của Pháp đã tác động đến tình hình VN - Đẩy nhanh sự phân hoá các giai cấp trong xã như thế nào? hội VN và làm nảy sinh những giai cấp mới: giai cấp công nhân ra đời trong cuộc khai thác lần thứ nhất đã pahst triển mạnh cả về số lượng, chất lượng trong cuoojcnkhai thá thuộc địa lần thứ hai; TS, TTS trở thành giai cấp. Mỗi một giai cấp có quyền lợi và địa vị xã hội khác nhau nên thái độ chính trị và khả năng cách mạng của họ cũng khác nhau - Gv cho hs trình bày về đặc điểm, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp theo bảng sau: Giai cấp Địa chủ phong kiến Tư sản. Đặc điểm. Thái độ chính trị và khả năng cách mạng. - Làm tay sai cho Pháp và áp bức bóc lột nhân -Một bộ phận nhỏ dân yêu nước - TS mại bản: quyền lợi gắn liền với đế quốc, - Không có khả cấu kết chặt chẽ với đế quốc năng cách mạng. - TS dân tộc: có khuynh hướng kinh doanh độc - Ít nhiều có tinh lập thần dân tộc..

<span class='text_page_counter'>(44)</span> Tiểu tư sản. -Bị thực dân bạc đãi, chèn ép, khinh miệt; đời - Có tinh thần sống bấp bênh hăng hái cách mạng. Nông dân - Chiếm 90% dân số, bị đế quốc phong kiến áp - Là lực lượng bức, bóc lột nặng nề. hăng hái đông đảo của cách mạng. - Bị ba tầng áp bức bốc lột, có quan hệ gắn bó - là lực lượng tiên Công nhân với giai cấp nông nhân , kế thừa truyền thống phong và lãnh đạo yêu nước, anh hùng và bất khuất của dân tộc. cách mạng. -Trong qua trình lập bảng Gv viên dùng các câu hỏi sau: ? Những yếu tố nào khiến nông dân -Là 90% dân số; bị đế quốc và phong kiến áp trở thành một trong những lực lượng bức bốc lột nặng nề chủ yếu của cách mạng giải phóng dân tộc? ?Tại sao trong thời kì này giai cấp Do cuộc khai thác bóc lột của thực dân P; một công nhân lại phát triển nhanh về số phần do sự kinh doanh của TS VN; Do nông lượng? dân đói khổ và phá sản phải đi làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ. ? Yếu tố nào làm cho giai cấp công - Đất nước mất độc lập, bị áp bức bóc lột nặng nhân có phẩm chất cách mạng cao? nề, đời sống đói khổ … - GV minh họa: Qua bài thơ “Ba mươi năm đời ta có Đảng” Tố Hữu viết: “Chống phát xít, cường quyền hiếu chiến Khắp năm châu, trận tuyến Bình dân Trùng trùng cách mạng ra quân Phất cao cờ đỏ, công nhân dẫn đầu Còi máy gọi bến tàu hầm mỏ Hòn Gay kêu Đất Đỏ đấu tranh Áo nâu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thi thành đứng lên Đòi cơm áo, đòi quyền dân chủ Đường càng đi đội ngũ càng đông” Bài thơ cho thấy tính tiến phong của giai cấp công nhân và tính đông đảo của giai cấp nông nhân trong cuộc cách mang Việt Nam. Điều này sẽ được chứng minh cụ thể hơn trong cái bài học Lịch sử sau. d. Củng cố: - GV hệ thống lại kiến thức. - HS nhắc lại các kiến thức vừa tiếp thu. e. Hướng dẫn. - Học bài và làm bài tập trong SGK. - Tìm đọc tài liệu tham khảo. - Chuẩn bị bài 14.

<span class='text_page_counter'>(45)</span> Giáo án minh họa. Tuần 24 Tiết 29. Bài 24 CUỘC ĐẤU TRANH BẢOVỆ VÀ XÂY DỰNG CHÍNH QUYỀN DÂN CHỦ NHÂN DÂN (1945-1946). Soạn: Giảng:. A. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: Giúp HS: -Thấy những thuận lợi cơ bản cũng như khó khăn to lớn cuả CM nước ta trong năm đầu của nước VNDCCH. -Sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là CT HCM, đã phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, thực hiện chủ trương và biện pháp xây dựng chính quyền..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> 2. Tư tưởng. -Bồi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, niềm tự hào dân tộc. 3. Kĩ năng: -Phân tích, nhận định, đánh giá tình hình đất nước sau cách mạng tháng Tám và nhiệm vụ cấp bách, trước mắt trong năm đầu của nước VNDCCH. 4. Định hướng phát triển năng lực: + Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề + Năng lực sáng tạo (Năng lực tư duy) + Năng lực giao tiếp + Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử với nhau + Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng, nhân vật + Thể hiện thái độ, xúc cảm, hành vi B. CHUẨN BỊ .-Tranh ảnh; TLTK. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC . a. Tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. b. Kiểm tra bài cũ. ?Tiến trình cách mạng tháng Tám diễn ra ntn? c. Bài mới. I. Tình hình nước ta sau CM tháng Tám. ? Thành quả mà cách mạng tháng -Nhân dân ta đã giành được độc lập, chính quyền từ Tám 1945 đã đạt được là gì ? tay đế quốc và địa chủ phong kiến ? Nhân dân ta phải có nhiệm vụ -Bảo vệ nên độc lập và chính quyền vừa mới giành gì? được. ?Sau cách mạng tháng Tám 1945 QS, chính trị: Thù trong giặc ngoài ta đã gặp phải những khó khăn gì Chính quyền CM còn non yếu về các mặt quân sự, kinh tế, văn KT: sản xuất đỡnh đốn, nạn đói đe doạ. hoá xã hội? Tài chính trống rỗng. -GV: nước VN đứng trước tình VHGD: Nạn dốt và các tệ nạn khác tràn lan. thế " Ngàn cân treo sợi tóc " -Anh là đồng minh của P, đồng thời Anh cũng sợ ?Vì sao Anh lại giúp P quay trở cách mạng giải phóng của dân tộc Việt nam thắng lại xâm lược Nam Bộ? lợi sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thuộc địa của Anh. ?Trong những nguy cơ trên thì - Nguy cơ xâm lược của bè lũ đế quốc và phản động nguy cơ nào là nghiêm trọng? Vì quốc tế. Vì nó đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại của sao? chính quyền cách mạng, mất chính quyền là cách mạng thất bại. ? Bên cạnh đó chúng ta còn có Thuận lợi những thuận lợi gì? - Sự lónh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. - Đó xõy dựng được khối đại đoàn kết toàn dân. - Được các lực lượng dân chủ tiến bộ trên thế giới ủng hộ II.Bước đầu xây dựng chế độ mới. ? Hãy cho biết công việc đầu tiên - Xây dựng chính quyền nhà nước vững mạnh, thực.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> mà chính quyền cách mạng phải làm là gì ? ? Để xây dựng một chính quyền nhà nước vững mạnh, của dân, do dân và vì dân thì công việc đầu tiên ta phải làm là gì? Và ta đã làm được những gì? ? Cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên ngày 6/1/1946 có tầm quan trọng đặc biệt ntn? ? Để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chúng ta đã làm gì? ? Kết quả của cụng cuộc xây dựng chế độ mới của nhân dân ta có ý nghĩa gỡ? - Cho học sinh thảo luận theo gợi ý.. sự là nhà nước của dân, do dân, và vì dân. - Ngày 8/9/1945: cụng bố lệnh Tổng tuyển cử. -> Ngày 6/1/1946: tiến hành bầu Quốc hội. -> Ngày 2/3/1946: QH họp phiên đầu tiên, thành lập Chính phủ chớnh thức. - Bầu Hội đồng nhân dân các cấp và thành lập Uỷ ban hành chính các cấp. -Bộ máy chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố, kiện toàn. Hợp pháp hoá, chính thức hoá Nhà nước cách mạng để đối phó với kẻ thù. Đây là nhà nước của dân, do dân bầu ra, đại diện cho dân tộc, Thành lập Hội liên hiệp quốc dân VN(29/5/1946). * Ý nghĩa: - Đập tan âm mưu chia rẽ của các thế lực phản động. - Củng cố chớnh quyền và nõng cao uy tớn của ta với quốc tế. - Là cơ sở thuận lợi để giải quyết những khó khăn của đất nước. III. Diệt giặc đói, giặc dốt và giải quyết khó khăn về tài chính.. - GV cho học sinh quan sát SGK và điền vào bảng hệ thống sau: Khó khăn Biện pháp khắc phục Kết quả Giặc đói - Trước mắt: Lập hũ gạo cứu đói, tổ chức ngày đồng - Nạn đói được tâm... đẩy lùi - Lâu dài: Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm. Gịăc dốt - Trước mắt: 8-9-1945, thành lập Nha bình dân học - Trong một năm vụ, xoá nạn mù chữ. xoá mù chữ cho - Lâu dài: Phát triển giáo dục phổ thông, đổi mới nội hơn 2,5 triệu dung, phương pháp. người Tài chính - Phát động phong trào: “Quỹ độc lập”, “tuần lễ vàng” - Nền tài chính ổn - 23-11-1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam định. - GV: Khi nêu những biện pháp giải quyết nạn đói, GV minh họa "Hôm qua anh đến chơi nhà. Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa. Thấy nàng mải miết xe tơ. Thấy cháu "i - tờ"ngồi học bi bô. Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ. Cả nhà yêu nước "thi đua"học hành". “Làm dân một nước Cộng hòa Phải lo biết chữ mới là đáng dân Cụ Hồ lo việc học hành Chỉ mong non nước rạng danh muôn đời.” - Bài thơ minh họa ca ngợi “Tuần lễ vàng”:.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> “Đeo bông chỉ tổ nặng tai Đeo kiềng nặng cổ hỡi ai có vàng! Làm dân một nước vẻ vang Đem vàng cứu nước giàu sang nào tày! Góp vàng đổi súng cối xay Bắn tan giặc, nước có ngày vinh quang Mỗi khi người bước ra đàng Cổ tay chẳng xuyến, chẳng vàng dễ coi Lúc này làm dáng càng nhơ Hãy đem vàng để phụng thờ nước non! Người còn thì của hãy còn Nước tan, nhà mất vàng son làm gì!” ?Những kết quả đạt được trên có ý nghĩa như thế nào? -Nhân dân ta vượt qua được những khó khăn to lớn, củng cố và tăng cường sức mạnh của chính quyền nhà nước , làm cơ sở vững chẵc cho cho cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. -Thể hiện được bản chất cách mạng, tính ưu việt của chế độ mới, cổ vũ động viên nhân dân ta quyết tâm bảo vệ chính quyề cách mạng, bảo vệ độc lập tự do vừa giành được. -Là sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần cho toàn dân ta tiến tới cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân P xâm lược. c. Củng cố. -Gv hệ thống lại kiến thức d. Hướng dẫn. -Học thuộc các nội dung chính. -Làm các bài tập -Tìm đọc tài liệu tham khảo. -Đọc và chuẩn bị phần tiếp theo.. TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách giáo khoa lịch sử lớp: 6, 7, 8, 9  Sách giáo viên lịch sử lớp: 6, 7, 8, 9  Tư liệu văn học lớp: 6, 7, 8, 9  Sưu tầm qua sách – báo, Báo Văn Nghệ, Báo Giáo Dục và Thời Đại..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> Môc lôc NỘI DUNG THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN TÓM TẮT SÁNG KIẾN MÔ TẢ SÁNG KIẾN. 1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến. 2. Thực trạng của vấn đề. 3. Các giải pháp, biện pháp thực hiện. 3.1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 3.2. Phân loại các tài liệu văn học: 3.3. Vai trò và ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu văn học trong dạy học lịch sử. 3.4. Nguyên tắc khi vận dụng tư liệu văn học vào giảng dạy lịch sử. 4. Định hướng một số bài học cụ thể:. TRANG. 1 2 5 5 6 6 9 16 23.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> 6. Kết qủa đạt được. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Giáo án minh họa . Tài liệu tham khảo. 27 28 30 37.

<span class='text_page_counter'>(51)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×