Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

hdngll6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.36 KB, 41 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 5/09/2015 CHỦ ĐIỂM THÁNG 9 TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN NỘI QUY VAØ NHIỆM VỤ NĂM HỌC MỚI. TỔ CHỨC ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LỚP I/ Yêu cầu giáo dục - Học sinh hiểu được nội quy của nhà truường và nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh nắm được cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp. - Học sinh có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học mới. - Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ năm học mới - Học sinh có ý thức xây dựng tập thể lớp, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp. - Rèn luyện kỹ năng nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể - Tích hợp: Giao dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. II/ Nội dung và hình thức hoạt động: 1-Nội dung: -Nội quy của nhà trường -Những nhiệm vụ của năm học mới mà HS cần biết -Bầu đội ngũ cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó VTM -Xác định chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp. -Cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp. 2-Hình thức hoạt động: -Nghe giới thiệu về nội quy, nhiệm vụ năm học mới. -Văn nghệ. -Chỉ định đội ngũ cán bộ lớp dựa vào năng lực học tập -Trao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp. III/Chuẩn bị hoạt động: 1-Phương tiện hoạt động: a)GVCN: -Bản nội quy và nhiệm vụ năm học -Thông báo cho cả lớp về yêu cầu nhiệm vụ tổ chức đội ngũ cán bộ lớp. -nêu những tiêu chuẩn chủ yếu của người cán bộ lớp để HS chuẩn bị ý kiến lựa chọn -Thống nhất về kế hoạch, thời gian tiến hành b)HS: -Đọc trước nội quy, quy định của nhà trường -Một số bài hát, bài thơ. 2-Cách thức tổ chức hoạt động: GVCN: Thông báo cho cả lớp về nôi dung, hình thức và kế hoạch “Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học mới”. Chỉ định 1 HS làm người điều khiển hoạt động. -Xây dựng chương trình hoạt động và bồi dưỡng cách thức điều khiển hoạt động cho HS điều khiển..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> -Cử 1 số HS chuẩn bị các tiết mục văn nghệ. Chỉ định 1 HS điều khiển chương trình văn nghệ. -Cử 1 số HS làm nhiệm vụ trang trí: kẻ tiêu đề hoạt động, kê bàn ghế IV/Tiến hành hoạt động:. Người thực hiện Lớp trưởng. Lớp trưởng Thư kí Lớp trưởng GVCN. GVCN. Nội dung Hoạt động 1: Mở đầu Giới thiệu Hát tập thể bài: Lớp chúng ta đoàn kết Lớp chúng mình, rất rất vui, anh em ta chan hòa tinh thân. Lớp chúng mình, rất rất vui như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân, quý mến nhau, luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn, giữ vững bền, giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan. Nêu lý do, giới thiệu chương tình hoạt động Hoạt động 2:Tìm hiểu nội quy và nhiệm vụ năm học mới -Đọc các điều khoản của nội quy và nhiệm vụ năm học -Ghi lại -Giải thích hoặc nhờ GV giúp đỡ Hoạt động 3: Giới thiệu -Giới thiệu cho cả lớp sơ đồ, cơ cấu tổ chức lớp: vị trí đội ngũ cán bộ lớp, các quan hệ và cơ chế hoạt động -Nêu nhiệm vụ của từng cán bộ lớp -Cho Hs phát biểu ý kiến về các tiêu chuẩn chủ yếu của một cán bộ lớp ( GVCN ghi tóm tắt ý kiến lên bảng) Hoạt động 4: Lựa chọn -Cho HS xung phong ghi tên lên bảng -Cho HS giới thiệu một số bạn học ghi tên lên bảng -Đưa ra ý kiến lựa chọn -Cho cả lớp biểu quyết để có quyết định cuối cùng sau đó ghi tên những HS được lựa chọn lên sơ đồ Hoạt động 5: Trao nhiệm vụ Đội ngũ cán bộ lớp ra mắt. GVCN - Tích hợp: Giao dục Là một lớp đoàn kết cao các em phải sử dụng các thiết bị sử dụng năng lượng trong phòng học tiết kiệm nhất có thể: Nước, điện… tiết kiệm và hiệu quả. Cả lớp -Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời trao những công tác và hướng dẫn cách sử dụng. -Thay mặt đội ngũ cán bộ lớp phát biểu ye kiến Hoạt động 6: Vui văn nghệ -Mời một số bạn lên hát Một số HS lên hát -Bắt bài hát cho cả lớp. V/Kết thức hoạt động(2’).

<span class='text_page_counter'>(3)</span> -Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động của lớp. -GVCN dặn dò thêm, động viên HS thực hiện tốt các nội quy, quy định của nhà trường -GVCN nhận xét kết quả hoạt động “Tổ chức lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp” và dặn dò nhắc nhở HS cả lớp đoàn kết, giúp đỡ đội ngũ cán bộ lớp hoàn thành nhiệm vụ. HOẠT ĐỘNG 2: NGHE GIỚI THIỆU VỀ TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG TẬP CÁC BÀI HÁT QUY ĐỊNH I/ Yêu cầu giáo dục - HS nắm được những truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống đó. - Xác định trách nhiệm của HS lớp 6 trong việc phát huy truyền thống nhà trường. - Xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân và lớp. - HS hiểu được sự cần thiết phải thực hiện và nhớ các bài hát quy định cho lứa tuổi học sinh THCS. - HS biết cánh học và luyện tập các bài hát quy định. - HS phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định. II/ Nội dung và hình thức hoạt động 1. Nội dung - Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường - Truyền thống của nhà trường về học tập, rèn luyện đạo đức và các thành tích khác. - Những bài hát đã được nhà trường quy định mỗi HS THCS phải thuộc để sử dụng trong các hoạt động của lớp, của trường. 2. Hình thức học tập - Trình bày bằng lời, bằng sơ đồ, bảng biểu, tranh ảnh… - Học hát. - Giới thiệu bài hát cách hát mẫu hoặc nghe băng nhạc. III/ Chuẩn bị hoạt động 1.Về phương tiện hoạt động a) GVCN chuẩn bị - Một số tài liệu chủ yếu về tổ chức nhà trường: tổng giáo viên và cán bộ nhà trường; các tổ bộ môn; các tổ chức đoàn thể nhà trường; tên các thầy cô trong BGH; tổng phụ trách; tên các thầy cô dạy lớp mình; tổng số học sinh nhà trường. - Các tư liệu chủ yếu truyền thống nhà trường. - Các bài hát phổ biến và bài thơ quy định HS THCS phải thuộc: Quốc ca, hành khúc đội, cùng nhau ta đi lên, tiến lên đoàn viên, Bác Hồ người cho em tất cả, mơ ước ngày mai, lớp chúng ta kết đoàn… b) HS chuẩn bị - Một số tiết mục văn nghệ. - Tự sưu tầm tìm hiểu về truyền thống nhà trường -Sưu tầm các bài hát quen thuộc phục vụ trong các hoạt động của lớp, của trường, các bài hát trong sách âm nhạc lớp 6.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 2-Về cách thức tổ chức hoạt động: IV-Tiến hành hoạt động -Lớp phó VTM. -Dẫn chương trình. -Dẫn chương trình. -GVCN. -Dẫn chương trình. -Các tổ. -Dẫn chương trình. Hoạt động 1: Mở đầu – Hát tập thể CHÀO NGƯỜI BẠN MỚI ĐẾN Chào người bạn mới đến, góp thêm một niềm vui Chào nụ cười dễ mến, góp thêm cho cuộc đời Đến đây vui, đến đây chơi, là vườn hoa muôn màu muôn sắc Đến đây vui, đến đây chơi, là bài ca thắm thiết tình người Hoạt động 2: Nêu lí do giới thiệu chương trình sinh hoạt “Trường là mái nhà thứ hai, là gia đình thứ hai của mỗi học sinh chung ta, ở đó chúng ta được dạy dỗ, được chia sẻ những nieàm vui noãi buoàn ….. Chính vì vaäy ta phaûi yeâu quí maùi trường, phải biết truyền thống của trường. Hôm nay tập thể lớp 6A1 sẽ nghiên cứu và tìm hiểu các truyền thống quí báu và tốt đẹp đó chính là lí do của buổi sinh hoạt hômnay. *Đến tham dự với lớp hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu GVCN lớp 6A1 và toàn thể học sinh của lớp” Hoạt động 3: -Giới thiệu về truyền thống nhà trường -Tiếp theo sau đây tôi xin giới thiệu thầy giáo chủ nhiệm sẽ giới thiệu cho chúng ta biết về những truyền thống tốt đẹp của trường ta trong thời gian qua. -Giới thiệu cho cả lớp biết về những truyền thống tốt đẹp của nhà trường trong những năm vừa qua, đồng thời giới thiệu cơ cấu tổ chức và hoạt động trong nhà trường - Cảm ơn thầy đã trang bị cho cả lớp những truyền thống tốt đẹp của nhà trường. *Đưa ra các câu hỏi cho cả lớp thảo luận: CH1: Bạn hãy nêu cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường? CH2: Bạn hãy nêu những thành tích nổi bậc của trường trong những năm gần đây? CH3: Qua truyền thống nhà trường, các bạn có suy nghĩ gì về hướng phấn đấu trong năm học này và những năm học tiếp theo ở trường như thế nào? *Mời các bạn trình bày bài tìm hiểu của cá nhân của nhóm mình. *Đại diện cá nhân hay nhóm lên trước lớp trình bày bài tìm hiểu về truyền thống nhà trường của tổ nhóm mình. Hoạt động 4: Các bài hát quy định Giới thiệu các bài hát: Bài ca đi học, chào người bạn mới đến, Đi học, Cánh chim tuổi thơ... trong cac bài hát trên các bạn đã.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung, hình thức hoạt động, yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu trước các truyền thống nhà trường. -Hội ý cán bộ lớp và các tổ trưởng để phân công các nhiệm vụ cụ thể như: xây dựng chương trình hoạt động, cử cán bộ lớp làm các nhiệm vụ. -Thông báo cho cả lớp về nội dung, kế hoạch tập các bài hát quy định. -Hướng dẫn HS sưu tầm các bài hát quen thuộc -Hội ý với cán bộ lớp, chi đội trưởng, cán sự văn nghệ để thống nhất chương trình và phân công chuẩn bị cụ thể: lập danh sách các bài hát quy định mà HS phải thuộc, cử người điều khiển chương trình. V. KẾT THỨC HOẠT ĐỘNG - GVCN: Nhận xét, đánh giá buổi sinh hoạt, nhận xét tuyên dương các cá nhân các nhóm hoạt động tốt, động viên khuyến khích các nhóm hoạt động chưa tốt để buổi sinh hoạt hôm sau tốt hơn. Nhắc nhở cả lớp tích cực tập các bài hát để tham gia vào các hoạt động chung của trường và của lớp.Tuyên bố kết thúc hoạt động. - Dẫn chương trình tuyên bố kết thúc hoạt động. Ngày soạn: 1/10/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 10 CHĂM NGOAN – HỌC GIỎI Hoạt động 1: Nghe giới thiệu thư Bác 1- Yêu cầu giáo dục: Giúp HS -Hiểu được quj quan tâm, chăm lo của Bác đối với thế hệ trẻ và nội dung, ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gởi HS cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tháng 9 năm 1945 và thư gởi ngành giáo dục ngày 16 tháng 10 năm 1968. -Có thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác Hồ kính yeâu. -Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của “tháng học tốt – tuần học tốt” theo lời Bác dạy. -Tự xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn và quyết tâm thi đua học tốt - Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: a, Noäi dung:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -Thư Bác Hồ gởi cho học sinh cả nước nhân ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà 9-1945(trích) -Thư Bác Hồ gởi cho ngành Giáo dục ngày 16.10.1968 -Chương trình” chăm ngoan học giỏi” của lớp. -Đăng kí thi đua giữa các tổ. -Trình baøy vaên ngheä b, Hình thức hoạt động: -Nghe giới thiệu và đọc thư Bác. -Trao đổi và thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác. -Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ 3.Chuẩn bị hoạt động: a, Phương tiện hoạt động: -Chuẩn bị hai thư của Bác để đọc trước lớp. -Chuaån bò caâu hoûi thaûo luaän. +CH:Bác Hồ khuyên học sinh làm những gì? +CH:Những câu hỏi nào trong thư cần chú ý nhất ? Vì sao? +CH: Suy nghó veà nhieäm vuï hoïc taäp cuûa mình? -Chæ tieâu thi ñua cuûa toå -Chuaån bò moät soá tieát muïc vaên ngheä. b, Về tổ chức: -GVCN hướng dẫn cho cán bộ lớp xây dựng chương trình hoạt động (gồm: nghe thư Baùc, thaûo luaän thö Baùc, vaø ca haùt veà Baùc Hoà..) -Thống nhất kế hoạch thực hiện và phân công cụ thể. Ñieàu khieån chöông trình: Hoà Thò Hieàn Đọc thư Bác Hồ: Thùy Dung Thö kí: Thu Uyeân Trang trí: Tổ trực Mời đại biểu: Hồ Thị Hiền Điều khiển văn nghệ: Như Phượng 4.Tiến hành hoạt động:. Người thực hiện Lớp phó VTM Dẫn chương trình. Nội dung Hoạt động 1: Khởi động *Bài hát”Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí Minh…” *Để khuyến khích cho học sinh cả nước hăng hái vào năm học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhằm cổ vũ và thấy được sự quan tâm của Đảng, của Bác đến thế hệ trẻ và Ngành giáo dục. Hôm nay chi đội lớp 6C tổ chức thảo luận những nội dung trong thư của Bác Hồ và tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ đó là lí do.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> của buổi sinh hoạt hôm nay. *Đến tham dự với lớp hôm nay, tôi xin trân trọng giới thiệu GVCN lớp 6C và toàn thể học sinh của lớp. Hoạt động 2: Nghe giới thiệu và thảo luận thư Bác Dẫn chương trình *Mời bạn Diễm Quỳnh giới thiệu nội dung thư của Bác Diễm Quỳnh Hồ cho cả lớp. Dẫn chương trình *Giới thiệu nội dung thư của Bác Hồ gửi hs tháng 9 năm - Tích hợp nội dung 1945 : Nêu lên tinh thần yêu nước, ý thức học tập để rèn học tập và làm theo luyện tốt tấm gương đạo đức *Cảm ơn bạn Diễm Quỳnh đã giới thiêïu cho chúng ta Hồ Chí Minh biết những nội dung cơ bản nhất của thư Bác Hồ. *Sau khi nghe xong thư của Bác, mời các bạn theo dõi và thaûo luaän moät soá caâu hoûi sau ñaây: CH:Bác Hồ khuyên học sinh làm những gì? CH:Những câu hỏi nào trong thư cần chú ý nhất ? Vì sao? CH: Suy nghó veà nhieäm vuï hoïc taäp cuûa mình? *Cả lớp tham gia thảo luận nội dung 03 câu hỏi trên và Cả lớp cử đại diện của các nhóm trả lời nội dung các câu hỏi naøy. Hoạt động 3: Thông qua chương trình hành động “Chăm Dẫn chương trình ngoan - Hoïc gioûi” .Chæ tieâu: *Đạo đức: 100% đội viên thực hiện “Vâng lời thầy cô giáo, kính trọng và lễ phép với ông bà và người lớn tuổi, hoà nhã với bạn bè và giúp đỡ bạn bè trong điều kiện có theå”. *Học tập: 100% học bài và làm bài tập trước khi đến lớp. Kết quả học tập cuối năm của lớp: Gioûi : 30 baïn; Khaù: 5 baïn; *Haïnh kieåm: 100% haïnh kieåm toát Neáu caùc baïn nhaát trí haõy cho traøng phaùo tay, neáu khoâng nhất trí chúng ta tiếp tục thảo luận để xây dựng -Trên đây là toàn bộ nội dung của kế hoạch hoạt động chăm ngoan học giỏi của lớp. Để quyết tâm thực hiện tốt Các tổ trưởng kế hoạch đề ra, sau đây xin mời tổ trưởng là đại diện các tổ lên hứa quyết tâm. -“Chúng tôi xin thay mặt cho cả lớp hứa quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra và hoàn thành chỉ tiêu đã đề.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Dẫn chương trình. Lớp phó VTM. ra cho naêm hoïc naøy-Quyeát taâm” -Chúng ta đã kết thúc lễ hứa quyết tâm, sau đây là chương trình văn nghệ của lớp. Xin mời bạn Giang lên ñieàu khieån chöông trình vaên ngheä. Mời các tiết mục văn nghệ mà các tổ đã chuẩn bị trước. Sau đây là một số câu đố, xin mời các bạn trả lời: 1. Đi nằm, đứng cũng nằm mà nằm cũng nằm đó là con gì? (raén) 2. Đi năm, đứng nằm mà nằm lại đứng là cái gì? (Bàn chaân) 3. Tên em chẳng thiếu chẳng thừa AÊn vaøo ngon ngoït caû nhaø khen ngon? Laø quaû gì? (Ñu đủ) 4. Chúng em hai đứa cùng tên; đứa đựng sách vở, đứa trên mái đầu? Đó là cái gì? (Cặp sách, cặp tóc). 5. Kết thúc hoạt động: - GVCN nhận xét các mặt hoạt động của học sinh. Tuyên dương khen thưởng những học sinh tích cực, động viên học sinh con chưa tham gia tốt. -Nhắc nhở các tổ thực hiện tốt cam kết thi đua. HOẠT ĐỘNG 2: TRAO ĐỔI KINH NGHIỆM HỌC TẬP THI VĂN NGHỆ GIỮA CÁC TỔ. 1.Yeâu caàu giaùo duïc: Giuùp hoïc sinh: -Biết được những kinh nghiệm học tập tốt. -Tự tin chủ động học hỏi và vận dụng kinh nghiệm học tập tốt để đạt kết qủa cao trong hoïc taäp. -Hiểu rõ được khả năng văn nghệ của lớp của tổ và của từng học sinh. Trên cơ sở đó xây dựng phong trào văn nghệ củ lớp. -Có thái độ yêu thích văn nghệ, tự tin, chân thành tôn trọng bạn bè khi họ thể hiện khaû năng vaên ngheä cuûa mình. 2.Nội dung và hình thức hoạt động: a, Noäi dung: -Trao đổi kinh nghiệm học tập ở bậc THCS. -Các bài hát, bài múa, bài thơ, câu chuyện có nội dung phù hợp với lứa tuổi thiếu nieân maø caùc em bieát. b, Hình thức hoạt động:.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> -Nghe giới thiệu kinh nghiệm học tập. -Trao đổi thảo luận, giao lưu. -Tổ chức thi văn nghệ giữa các tổ 3.Chuẩn bị hoạt động: a, Phương tiện hoạt động: -Bản báo cáo về kinh nghiệm học tập của các bạn và trao đổi của giáo viên. -Báo cáo về kinh nghiệm học tập của từng bộ môn. -Moät soá tieát muïc vaên ngheä. b, Về tổ chức: -Giáo viên chủ nhiệm đề nghị giáo viên bộ môn giới thiệu hoặc đề cử một vài học sinh học giỏi bộ môn. Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi vì sao phải đổi mới phương phaùp hoïc taäp -Giáo viên chủ nhiệm nêu mục đích hoạt động và cùng với lớp thống nhất chương trình hoạt động, đưa ra kế hoạch cho hoạt động. -Caùc toå moãi toå chuaån bò 1 tieát muïc: ñôn ca, song ca, toáp ca vaø 1 tieát muïc muùa. Moãi toå cử một đại diện để tham gia vào ban giám khảo. -Các tổ báo cáo các tiết mục văn nghệ cho cán sự văn nghệ để chuẩn bị và xây dựng chöông trình. Phân công chuẩn bị hoạt động: - Dẫn chương trình: Diễm Quỳnh - Văn nghệ: Giang. -Dẫn chương trình. -Dẫn chương trình. Hoạt động 1: Khởi động Bài hát:”Nghe chăng câu hát chúng em anh Kim Đồng ơi…” Kính thưa quí vị đại biểu, kính thưa giáo viên chủ nhiệm và toàn thể học sinh lớp 6c thân mến. Để tạo điều kiện cho các bạn có kinh nghiệm tốt trong học tập, nhằm để đạt kết quả tốt trong năm học này và những năm học ở bậc học THCS. Đồng thời giúp cho các bạn học còn yếu có phương pháp học tập đúng đắn và học tập tiến bộ. Đồng thời xây dựng chương trình văn nghệ của lớp. Hôm nay lớp 6c tổ chức hoạt động này không ngoài lí do trên Đến tham dự buổi sinh hoạt hôm nay xin trân trọng kính giới thiệu có: GVCN và toàn thể học sinh lớp 6C. Hoạt động 2: Đọc bản tham luận và thảo luận Sau đây tôi xin thông qua chương trình của buổi hoạt động hoâm nay: Thoâng qua caùc baûn tham luaän hoïc toát Thaûo luaän phöông phaùp hoïc taäp toát. Đại biểu, GVCN phát biểu ý kiến. Tổ chức sinh hoạt văn nghệ..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> 5. Kết thúc hoạt động -Nhận xét, đánh giá về tinh thần chuẩn bị, tham gia, ý thức tổ chức kỷ luật của HS -Động viên lớp phát huy kết quả hoạt động và tích cực tham gia hoạt động văn nghệ của trường, của lớp.. Ngày soạn: 1/11/2013 CHỦ ĐIỂM THÁNG 11:TÔN. SƯ – TRỌNG ĐẠO. HOẠT ĐỘNG 1: CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO TRƯỜNG EM ĐĂNG KÍ THI ĐUA TUẦN HỌC TỐT. I-Mức độ cần đạt: Giúp học sinh.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> -Hiểu được những đặc điểm và truyền thống của đội ngũ giáo viên của trường (số lượng, tuổi đời, tuổi nghề, tinh thần tận tụy, thành tích…) -Thông cảm, kính trọng, biết ơn các thầy cô giáo. -Chào hỏi lễ phép, chăm học và đạt kết quả cao. -Tự giác và quyết tâm để đền đáp công ơn thầy cô giáo. II-Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực về lời giới thiệu các thầy, cô giáo. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò. -Kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo về lời nói, thái độ, lễ phép, biết vâng lời. III-Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng: -Thảo luận nhóm. -Hỏi và trả lời. IV- Tài liệu và phương tiện hoạt động: -Sơ đồ tổ chức của nhà trường để giới thiệu với HS -Những nét tiêu biểu chung và riêng của GV trong nhà trường -Bản chương trình hành động của lớp -Bản đăng kí thi đua của tổ, cá nhân. -Các tiết mục văn nghệ V-Tiến hành hoạt động: 1.Khám phá: -Bạn Diễm Quỳnh -Hát tập thể bài hát: “Bụi phấn” -Bạn Giang Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa giáo viên chủ nhiệm và toàn thể các bạn HS lớp 6c thân mến. Nhaèm phaàn naøo hieåu biết veà đội ngũ thầy cô giáo của nhà trường và những thành tích cũng như tinh thần yêu người, yêu nghề của quý thầy cô giáo, hôm nay lớp ta tổ chức hoạt động “Nghe giới thiệu về đội ngũ thầy cô giáo trong trường ”, đó là lý do của tiết hoạt động hôm nay. -Về tham dự hoạt động với lớp hôm nay xin trân trọng kính giới -Bạn Diệp thiệu cô Thảo GVCN của lớp 6C. Cùng toàn thể các bạn HS lớp 6C có mặt đông đủ. -Để cùng bắt đấu tiết hoạt động hôm nay, mời các bạn cùng thảo luận theo nhóm câu hỏi sau đây:”Bạn đã biết những thầy, cô giáo nào ở trường mình, họ và tên, môn dạy” -Các nhóm -HS tiến hành hoạt động theo nhóm để trả lời câu hỏi. -Bạn Giang -Mời một vài HS nêu những hiểu biết của mình về thầy cô giáo trong nhà trường. HS trả lời những kết quả hiểu biết của mình. -Để hiểu rõ hơn về cơ cấu tổ chức, đội ngũ quý thầy cô giáo trong nhà trường mời các nhóm lên trình bày kết quả của mình 2-Kết nối: Hoạt động 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ TÌM HIỂU -Bạn Diễm Quỳnh -Mời đại diện một vài nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu của mình về họ tên , môn dạy của thầy cô giáo trong nhà trường -Các nhóm khác nghe, bổ sung nếu thấy cần thiết..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> VI. Tư liệu: Một số bài hát về thầy cô giáo: - Đi học – Nhạc Bùi Đình Thảo, Thơ: Minh Chính - Kỉ niệm mái trường – Nhạc và lời: Minh Phương - Khi tóc thầy bạc trắng – Nhạc và lời: Trần Đức -Ngày đầu tiên đi học – Nhạc Nguyễn Ngọc Thiện – Thơ Viễn Phương HOẠT ĐỘNG 2: NHỚ CÔNG ƠN CÁC THẦY GIÁO, CÔ GIÁO. I-Mức độ cần đạt: Giúp HS: -Hiểu được công ơn của các thầy cô đối với sự trưởng thành của mỗi học sinh. -Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy, cô giáo. -Biết ứng xử lễ phép, chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công ơn các thầy, cô giáo. -Hiểu ý nghĩa ngày 20/11 -Có những hành động cụ thể thể hiện sự biết ơn các thầy, cô giáo. II-Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến của các bạn về công ơn các thầy cô giáo. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về tình cảm thầy trò. -Kĩ năng kiểm soát cảm xúc khi giao tiếp với thầy cô giáo. -Kĩ năng ứng xử với thầy, cô giáo. III-Các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Thảo luận nhóm -Chúng em biết 3 -Kể chuyện IV-Tài liệu và phương tiện hoạt động: -Sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, bài thơ về tình cảm thầy trò, những gương thầy cô giáo tiêu biểu. -Các câu hỏi: +Hãy giải thích câu “Không thầy đố mày làm nên” ;Câu”Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” có nghĩa là gì? +Bạn hiểu gì về ngày 20/11 +Bạn hãy kể những kỉ niệm sâu sắc về tình cảm thầy trò. +Để đền đáp công ơn của thầy cô giáo bạn phải làm gì? V-Tiến hành hoạt động: Người thực hiện. Nội dung. 1.Khám phá: -Bạn Giang -Hát tập thể bài: “Những bông hoa, những bài ca” -Bạn Diễm Quỳnh -Sự hiểu biết về tri thức của chúng em là nhờ thầy cô giáo không quản ngày đêm miệt mài bên giáo án.Chính các thầy cô đã chắp cho chúng em thêm đôi cánh để bay cao, bay xa giữa bầu trời xanh với bao ước mơ khát vọng. Hiểu công lao của thầy cô giáo đối với sự trưởng thành của mình như thế nào chúng ta chưa thể.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -Bạn Diễm Quỳnh. -Các nhóm -Bạn Diễm Quỳnh. -Bạn Diễm Quỳnh -Các nhóm -GVCN. -Bạn Diễm Quỳnh -Các nhóm. bộc bạch hết nỗi niềm của mình. Hôm nay, trong tiết hoạt động này chúng ta sẽ trao đổi với nhau sự hiểu biết của mình về công lao của các thầy cô giáo. Đó chính là lí do của tiết hoạt động hôm nay. -Về tham dự hoạt động với lớp hôm nay xin trân trọng kính giới thiệu Cô Thảo GVCN của lớp 6c. Cùng toàn thể các bạn HS lớp 6c có mặt đông đủ. -Để cùng bắt đấu tiết hoạt động hôm nay, mời các bạn cùng thảo luận theo nhóm câu hỏi sau đây:”Bạn hãy giải thích câu “Không thầy đố mày làm nên” -Các nhóm tiến hành hoạt động. -Sau đây xin mời các nhóm lên trình bày câu trả lời của mình. 2.Kết nối Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu -Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của mình. Các nhóm khác nghe, bổ sung nếu cần thiết -Qua các câu thảo luận của các nhóm ta có thể thấy được ý nghĩa của câu tục ngữ trên. Câu trên cho thầy rằng từ xưa ông cha chúng ta đã thấy được vai trò và công lao to lớn của người thầy đối với sự thành công của mỗi người. Câu tục ngữ trên còn có ý nghĩa giáo dục mỗi người chúng ta cần kính trọng và biết ơn thầy cô giáo của mình. Hoạt động 2: Thảo luận, chia sẻ -Để nhớ công ơn của các thầy cô giáo, đất nước ta đã có một ngày lễ trọng đại đó chính là ngày 20/11 hằng năm là ngày nhà giáo Việt Nam. Vậy bạn biết gì về ngày 20/11? -HS tiến hành thảo luận theo nhóm, trình bày kết quả hiểu biết của mình -Mời GVCN nói thêm về ý nghĩa ngày 20/11:”Từ 26-30/8/1957, tại thủ đô Vacxava, hội nghị FISE có 57 nước tham dự quyết định lấy ngày 20/11làm ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Ngày 20/11/1958 lần đầu tiên ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo được tổ chức trên toàn miền Bắc. Ngày 20/11/1982, là lễ kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam được tiến hành trên toàn đất nước Việt Nam. Và từ đó đến nay đây là ngày toàn thể các học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng với các thầy giáo, cô giáo của mình những người đã dày công vun đắp cho chúng ta – những cây đời mãi xanh tươi. 3-Thực hành/luyện tập: Hoạt động 3: Chúng em biết 3 -Qua phần giới thiệu của thầy giáo chủ nhiệm chúng ta hiểu biết sâu sắc thêm về ngày nhà giáo Việt Nam. Vậy bạn hiểu gì về câu”Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” và để đền đáp công ơn của thầy cô giáo bạn phải làm gì?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -HS tiến hành thảo luận theo nhóm, trình bày 3 nội dung chính -BạnDiễm Quỳnh của câu hỏi. Hoạt động 4: Văn nghệ -Qua các câu hỏi thảo luận chúng ta đã thấy được công ơn to lớn -Bạn Giang của thầy cô giáo. Để tưởng nhớ công ơn trời biển đó, xin mời các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị của các tổ. -Mời bạn Diệp dẫn chương trình văn nghệ -Các tổ trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị. 4.Vận dụng: -Bạn Giang Qua tiết hoạt động hôm nay có rất nhiều ý nghĩa, giúp mỗi chúng ta thêm hiểu biết về công ơn của thầy giáo, cô giáo. Qua đó đề nghị chúng ta phải biết vâng lời thầy cô giáo, cố gắng học tập, đạt nhiều điểm tốt. Khi nói phải lễ phép, ra đường gặp thầy cô giáo phải chào hỏi để hiện mình là con ngoan, trò giỏi. -Phải chuẩn bị bài học thật tốt trước khi đến lớp, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, đạt nhiều điểm tốt trong tuần học tốt. -Chúc quý thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe để dìu dắt các thế hệ học trò VI-Tư liệu: -Ngày quốc tế hiến chương các nhà giáo -Các bài hát về thầy cô giáo: +Lời thầy cô +Người thầy.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> \. CHỦ ĐIỂM THÁNG 12. UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN. HOẠT ĐỘNG 1: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG QUÊ HƯƠNG. I-Mục tiêu: Giúp học sinh: -Hiểu những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ và xây dựng quê hương mình -Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu tổ quốc. -Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó. II-Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng xác định, tìm kiếm các lựa chọn về truyền thống cách mạng quê hương -Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin khi tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống cách mạng quê hương III-Các phương pháp –kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Trình bày tích cực -Làm việc nhóm nhỏ -Hỏi và trả lời -Suy nghĩ – thảo luận; cặp đôi – chia sẻ IV-Tài liệu và phương tiện hoạt động: -Những truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng chống ngoại xaâm, baûo veä queâ höông. -Những thành tựu trong xây dựng, đổi mới quê hương em hiện nay. -Những bài báo, bài ca, bài thơ…viết về quê hương. V-Tiến hành hoạt động: TG Người thực hiện Nội dung 10’ 1.Khám phá: -Bạn Phượng -Hát tập thể bài: “Màu áo chú bộ đội” – Nhạc và lời: Nguyễn Văn -Bạn Hiền Tý -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa thầy giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các bạn HS thân mến. Trải qua hơn 4000 năm dựng nước và giữa nước, đất nước ta với tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> -Bạn Hiền. 15’ -Các nhóm -Bạn Hiền. -Bạn Hiền 15’ -Bạn Hiền -Các nhóm -Bạn Hiền -Các đại diện -Bạn Hiền. đã đành thắng biêt bao nhiêu kẻ thù xâm lược. Hơn 1000 năm chống lại sự đô hộ của giặc tàu, 100 năm đô hộ giặc tây, 20 năm chống lại âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ. Đến ngày nay chúng ta được hưởng nền độc lập hòa bình cũng nhờ công lao của biết bao cha ông đã ngã xuống, lấy màu mình tô thắm màu cờ của tổ quốc. Để cùng ôn lại những truyền thống đó, hôm nay lớp chúng ta tiến hành hoạt động với chủ đề: Truyền thống cách mạng quê hương. Đó là lí do của buổi hoạt động ngày hôm nay. -Về tham dự hoạt động với lớp hôm nay xin trân trọng kính giới thiệu thầy Tú GVCN của lớp 6A1. Cùng toàn thể các bạn HS lớp 6A1 có mặt đông đủ. -Để cùng bắt đấu tiết hoạt động hôm nay, mời các tổ trưng bày kết quả tìm hiểu về truyền thống cách mạng quê hương -Các nhóm tiến hành trưng bày kết quả của mình về hình ảnh các anh hùng liệt sỹ, các tranh ảnh phản ánh tinh thần chiến đấu của người dân quê hương… -GV: Yêu cầu HS quan sát các sản phẩm và hỏi:”Đã bao giờ các em được nhìn thấy những hình ảnh này về quê hương mình chưa?” -Mời đại diện các tổ trình bày kết quả tìm hiểu của mình. 2.Kết nối Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu -Các nhóm lên trình bày kết quả tìm hiểu của tổ mình về truyền thống cách mạng quê hương trong thời gian 3’. Các nhóm khác nghe, bổ sung nếu cần thiết -Qua các phần trình bày của các nhóm ta có thể thấy được truyền thống cách mạng của quê hương. Các thành viên trong lớp tiến hành đặt câu hỏi cho các tổ để hiểu rõ hơn về truyền thống cách mạng quê hương mà các nhóm đã trình bày. Hoạt động 2: Sinh hoạt văn nghệ -Sau đây là phần trình bày các tiết mục văn nghệ mà các tổ đã chuẩn bị sẵn trước lớp về thơ, các bài hát, kể chuyện… về truyền thống cách mạng quê hương đất nước. 3-Thực hành/luyện tập: Hoạt động 3: Chia sẻ cặp đôi – Thảo luận -Qua phần sinh hoạt văn nghệ vừa rồi ta thêm tự hào về truyền thống của quê hương. Vậy truyền thống của quê hương bao gồm những truyền thống nào? Hãy nêu những truyền thống đó. -HS tiến hành thảo luận theo nhóm, trình bày nội dung chính của câu hỏi. -Bạn hãy kể tên những gương anh hùng liệt sỹ của quê hương mình hoặc gương anh hùng liệt sỹ mà bạn biết. -HS trình những hiểu biết của mình sau khi tìm hiểu về gương các anh hùng liệt sỹ..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -Qua những tấm gương anh hùng mà các bạn vừa nêu chúng ta thêm cảm phục và tin yêu những tấm gương các anh hùng đã ngã xuống cho nền độc lập của nước nhà. Vậy theo bạn chúng ta phải -Các tổ làm gì để xứng đáng với truyền thống đó. -HS suy nghĩ và một vài đại diện các tổ trình bày. 5’ 4.Vận dụng: -Bạn Hiền Qua tiết hoạt động hôm nay có rất nhiều ý nghĩa, giúp mỗi chúng ta thêm hiểu biết về công lao của các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình vì tổ quốc. Qua đó đề nghị chúng ta phải biết vâng lời thầy cô giáo, cố gắng học tập, đạt nhiều điểm tốt. Khi nói phải lễ phép, ra đường gặp thầy cô giáo phải chào hỏi để hiện mình là con ngoan, trò giỏi. -Phải chuẩn bị bài học thật tốt trước khi đến lớp, học thuộc bài, làm bài đầy đủ, đạt nhiều điểm tốt trong tuần học tốt để sau này xây dựng đất nước ta giàu đẹp hơn. Đồng thời hãy phản ánh những kết quả tìm hiểu cho những người thân trong gia đình cùng nghe để cùng chia sẻ VI-Tư liệu:Một số bài hát phục vụ cho hoạt động: -Màu áo chú bộ đội (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Tý) -Qua miền Tây Bắc (Nhạc và lời: Nguyễn Thành) -Chiến thắng Điện Biên (Nhạc và lời : Đỗ Nhuận) -Ca ngợi tổ quốc (Nhạc và lời: Hoàng Vân) HOẠT ĐỘNG 2: NGHE NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY THÀNH LẬP QĐND VIỆT NAM VÀ NGÀY QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN 22 - 12. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Hiểu ý nghĩa ngày thành lập QĐND Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22/12 trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. -Biết ơn, tự hào về sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội cũng như lực lượng quốc phòng của ta. -Biết, hiểu thêm các bài hát về anh bộ đội cụ Hồ, tự hào về truyền thống cách mạng của dân tộc. II-Các kĩ năng sống được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực về bài nói chuyện của báo cáo viên. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về truyền thống quân đội và ngày quốc phòng toàn dân. III-Các phương pháp-kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng: -Thảo luận -Hỏi và trả lời -Trình bày 1 phút IV-Tài liệu và phương tiện hoạt động: -Các tư liệu về truyền thống quân đội và LLVT nói chung HOẠT ĐỘNG 1: TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG QUÊ HƯƠNG.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Bản đồ, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan. -Phấn, bảng trang trí, tiêu đề. -Những tiết mục văn nghệ đã được chuẩn bị của các tổ. V-Tiến hành hoạt động:. TG 10’. Người thực hiện -Bạn Phượng -Bạn Hiền. -Các tổ. -Bạn Hiền -Đại diện các tổ -Bạn Hiền -Các nhóm. -Bạn Hiền -Các nhóm. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài:”Cháu yêu chú bộ đội” -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa thầy giáo chủ nhiệm cùng toàn thể các bạn thân mến. Trải qua hơn 65 năm xây dựng và trưởng thành, quân đội ta ngày càng lớn mạnh về tổ chức, trưởng thành trong rèn luyện, hiện đại về trang bị dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đánh bại hai đế quốc là Pháp và Mỹ để đem lại hòa bình cho dân tộc. Được thành lập ngày 22/12/1944, từ 44 đội viên, đến nay quân đội ta đã phát triển lớn mạnh gấp nhiều lần. Và từ đó đến nay, ngày 22/12 đã trở thành ngày truyền thống của quân đội ta. Để chào mừng ngày thành lập QĐND và ngày hội quốc phòng toàn dân 22/12, hôm nay lớp 6A1 tiến hành tổ chức sinh hoạt về nội dung này, đó chính là lí do buổi hôm nay. -Về tham dự với lớp kính giới thiệu: Thầy Tú – GVCN lớp 6A1. Cùng toàn thể 3 HS lớp 6A1 cũng có mặt đông đủ. -Để hiểu rõ hơn về ngày thành lập QĐND Việt nam cũng như truyền thống hào hùng của quân đội ta sau đây xin mời các tổ trưng bày những tìm hiểu của mình về quân đội ta bằng tranh ảnh hoặc bằng hiện vật. -Các tổ trưng bày những tư liệu sưu tầm được của tổ mình. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Báo cáo kết quả tìm hiểu -Sau đây xin mời đại diện các tổ trình bày bằng cách diễn thuyết trước lớp về những tư liệu mà tổ mình đã sưu tầm được để các thành viên trong lớp hiểu rõ hơn về tư liệu. -Các tổ trình bày về phần trưng bày của mình. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm -Qua phần trưng bày về hiện vật, tranh ảnh của các tổ về truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam, mời các bạn thảo luận câu hỏi sau: bạn suy nghĩ gì về truyền thống quân đội và ngày hội quốc phòng toàn dân? -Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày những suy nghĩ của mình về ngày truyền thống QĐND và ngày hội quốc phòng toàn dân, đặc biệt là truyền thống của quê hương. 3-Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Chia sẻ -Mời các bạn trong CHỦ lớp trình bày những12 tìm hiểu của mình về các ĐIỂM THÁNG gương anh hùng trong NƯỚC LLVT của nước hay của địa phương mà UỐNG NHỚ NGUỒN mình đã chuẩn bị..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> -Các đại diện trình bày những thành tích về những anh hùng trong LLVT của đất nước và của địa phương trong các thời kỳ chiến -Đội văn nghệ tranh Hoạt động 4: Hát về anh bộ đội cụ Hồ -Mời các bạn trong đội văn nghệ của tổ trình bày các tác phẩm viết về anh bộ đội cụ Hồ -Các thành viên trong đội văn nghệ trình bày. Thành viên trong lớp làm BGK 4-Vận dụng: -Bạn Hiền -Qua một tiết hoạt động sôi nổi và tích cực của các tổ, chúng ta – mỗi thành viên trong lớp như càng hiểu sâu sắc thêm về ngày truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam. Vậy bạn phải làm gì để xứng đáng với công lao đó? Đề nghị chúng ta, mỗi thành viên trong lớp phải nhớ ơn các anh hùng liệt sỹ đã hi sinh thân mình sự nghiệp cao cả của dân tộc. Viếng và chăm sóc nghĩa trang liệt sỹ đó là bổn phận và trách nhiệm của mỗi chúng ta. VI-Một số tư liệu phục vụ hoạt động: -Bài hát Cháu yêu chú bộ đội -Bài Qua miền Tây Bắc (Nhạc và lời: Nguyễn Thành) -Chiến thắng Điện Biên (Nhạc và lời : Đỗ Nhuận) -Ca ngợi tổ quốc (Nhạc và lời: Hoàng Vân) ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1-HS tự đánh giá: Tốt : 32 Khá 4 2-Tổ đánh giá: Tốt 33 Khá 3 3-GV đánh giá: Tốt 32 Khá 4. CHỦ ĐIỂM THÁNG 1. MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> I-Mục tiêu: Giúp HS -Phát huy khả năng văn nghệ của mình, xây dựng phong trào văn nghệ của lớp. -Củng cố cho HS niềm tin yêu Đảng, niềm tự hào về quê hương đất nước, về mùa xuân của dân tộc. Từ đó động viên HS phấn khởi, lạc quan, học tập tốt, rèn luyện tốt. II-Các kĩ năng sống: -Kĩ năng lựa chọn tìm kiếm về nét đẹp ngày xuân, ngày tết -Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân III-Các phương pháp –kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Động não -Kể chuyện -Hỏi và trả lời -Minh họa và thực hành có hướng dẫn -Thảo luận IV-Tài liệu và phương tiện hoạt động: -Các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị sẵn. -Một vài nhạc cụ đàn, trống, sáo… -Các câu hỏi thi (VD: Bạn hãy trình bày một bài hát có hai từ “Mùa xuân”, bài hát có từ “Đảng”..) -Bảng quy ước cho điểm của BGK -Phần thưởng. V-Tiến hành hoạt động:. TG 5’. Người thực hiện -Bạn Phượng -Bạn Hiền. 27’. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài :”Thầy cô cho em mùa xuân” Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN lớp 6A1 cùng toàn thể các bạn HS thân mến. Lại một mùa đông nữa sắp sửa qua đi, với cái lạnh rét của thời tiết giao mùa cũng là dấu hiệu cho ta biết mùa xuân sắp về. Nhìn đâu dâu cũng thấy những màu hoa sặc sỡ để điểm tô cho nét đẹp của ngày xuân. Và hôm nay, hòa cùng không khí rộn ràng đó, tập thể HS lớp 6A1 cùng tiến hành buổi sinh hoạt văn nghệ với chủ đề: Mừng Đảng – Mừng xuân. -Về tham dự buổi sinh hoạt ngày hôm nay, xin kính giới thiệu thầy Tú – GVCN lớp 6A1. -Sau đây là chương trình văn nghệ của lớp 6A1 2-Khám phá:.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Hoạt động 1: Giới thiệu thể lệ cuộc thi -Bạn Hiền -Sau đây xin giới thiệu một thành phần không thể thiếu trong mỗi cuộc thi đó là ban giám khảo. Trân trọng giới thiệu: -Bạn Hồ Thị Hiền – Trưởng ban giám khảo -Bạn Hà Thị Dung - ủy viên -Bạn Trần Quang Huy - Ủy viên -Bạn Nguyễn Hữu Thạch - Ủy viên -Bạn Nguyễn Thị Thu Thủy - Ủy viên -Ban giám khảo -Xin mời đại diện BGK nêu thể lệ cuộc thi -Ban giám khảo nêu thể lệ cuộc thi -Các thí sinh Hoạt động 2: Văn nghệ -Xin mời các thí sinh dự thi lên bốc thăm thứ tự tham dự cuộc thi -Sau đây cuộc thi văn nghệ mừng Đảng – mừng xuân xin -Ban giám khảo được phép bắt đầu. -Các thí sinh trình bày các ca khúc dự thi -Giám khảo công bố kết quả 10’ 3-Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Chia sẻ -Bạn Hiền -Qua cuộc thi ngày hôm nay, xin mời đại diện các tổ trình bày cảm nghĩ của mình về ngày xuân sắp tới gần và những dự định của các bạn trong ngày xuân sắp tới -Các tổ -Đại diện các tổ trình bày những cảm nghĩ của mình 3’ 4-Vận dụng: -GVCN -Qua buổi sinh hoạt ngày hôm nay, mỗi chúng ta thêm tin yêu vào Đảng, cùng nhau vui vẻ đón một mùa xuân lành mạnh, vui tươi và tràn đầy sức khỏe trong năm mới. Nhưng chúng ta cũng phải thực hiện tốt bảng cam kết về một mùa xuân an toàn, lành mạnh mà mỗi chúng ta đã đăng ký. Chúc các bạn và gia đình an khang thịnh vượng. IV-Một số tư liệu chuẩn bị cho hoạt động: -Các bài hát về mùa xuân -Cảm nghĩ về mùa xuân -Các phong tục trong ngày xuân.. HOẠT ĐỘNG 2: NGÀY XUÂN VÀ NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG. I-Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng:.

<span class='text_page_counter'>(22)</span> -Hiểu những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của quê hương của dân tộc ngày xuân, ngày tết. -Biết cách giữ gìn, bảo vệ và phát huy những nét đẹp truyền thống đó của dân tộc, quê hương. -Tự hào về quê hương, về các phong tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lựa chọn tìm kiếm về nét đẹp ngày xuân, ngày tết -Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về các phong tục tập quán vui xuân, đón tết -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về nét đẹp truyền thống ngày tết, ngày xuân -Kĩ năng phản hồi, lắng nghe tích cực ý kiến của các bạn về ngày xuân và nét đẹp truyền thống quê hương. III-Các phương pháp – kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Động não -Kể chuyện -Hỏi và trả lời -Minh họa – thực hành có hướng dẫn -Thảo luận IV-Tài liệu và phương tiện: -Các tư liệu HS sưu tầm được: Phong tục tết của các dân tộc Việt Nam; các trò chơi dân gian ngày tết; các lễ hội ngày xuân, ngày tết; các câu đối tết; các chuyện lạ về tết của các dân tộc, của địa phương; các bài hát, bài thơ; ca dao tục ngữ; tranh ảnh;… về ngày tết cổ truyền của dân tộc, về nét đẹp mùa xuân của quê hương đất nước. -Các bài viết, sáng tác về ngày tết, về mùa xuân. -Tiểu phẩm về các phong tục tập quán ngày xuân, ngày tết -Bút dạ, bảng, giấy màu trang trí, giấy A0. V-Tiến hành hoạt động:. TG Người thực hiện 5’ -Bạn Phượng -Bạn Hiền. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài :”Thầy cô cho em mùa xuân” Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN lớp 6A1 cùng toàn thể các bạn HS thân mến. Lại một mùa đông nữa sắp sửa qua đi, với cái lạnh rét của thời tiết giao mùa cũng là dấu hiệu cho ta biết mùa xuân sắp về. Nhìn đâu dâu cũng thấy những màu hoa sặc sỡ để điểm tô cho nét đẹp của ngày xuân. Và hôm nay, hòa cùng không khí rộn ràng đó, tập thể HS lớp 6A1 cùng tiến hành buổi sinh hoạt với chủ đề: Mừng Đảng – Mừng xuân. -Về tham dự buổi sinh hoạt ngày hôm nay, xin kính giới thiệu thầy Tú – GVCN lớp 6A1. -Sau đây mời các bạn suy nghĩ và trả lời câu hỏi: a)Theo bạn, những nét đẹp về phong tục, tập quán trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc là gì? b)Theo bạn, những nét chưa đẹp về phong tục, tập quán trong ngày tết cổ truyền của dân tộc là gì? -HS trả lời câu hỏi.

<span class='text_page_counter'>(23)</span> 25’ -Bạn Hiền. -Các tổ -Ban Giám khảo -Bạn Hiền. -Các nhóm -Các nhóm -BGK 10’. -Các nhóm 5’ -GVCN. -Tóm tắt các nội dung trả lời lên bảng trên hai cột và kết luận: ngoài ra còn rất nhiều các phong tục, nét đẹp văn hóa ngày xuân, ngày tết của dân tộc, của que hương chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. Bên cạnh đó, chúng ta cũng sẽ hiểu thêm những nét chưa đẹp, lạc hậu ngày xuân, ngày tết cần loại bỏ. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Thi kể chuyện tết của địa phương và của các dân tộc -Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề sau: +Kể chuyện về các phong tục vui xuân đón tết của gia dình và địa phương bạn +Kể chuyện tết của các dân tộc Việt Nam. +Kể chuyện tết bốn phương -Các tổ bốc thăm một chủ đề để chuẩn bị. Suy nghĩ trong 5 phút và cử người kể chuyện -Giám khảo công bố kết quả thi của các tổ. Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm -Phát cho các tổ một tờ giấy A0 và bút dạ -Người điều khiển yêu cầu mỗi nhóm bốc tham và trả lời một trong các câu hỏi sau: +Kể tên các phong tục ngày tết của dân tộc mà bạn đang sống. Mô tả cụ thể. +Kể tên các lễ hội ngày xuân, ngày tết. Hãy mô tả cụ thể. +Hãy kể tên các trò chơi dân gian ngày xuân, ngày tết. Minh họa +Kể tên các bài thơ, bài hát về ngày xuân. Trình bày. -Các nhóm làm việc và ghi trên tờ giấy A0. Hoạt động 3: Báo cáo thảo luận -Các nhóm treo kết quả của mình trên bảng. -Người điều khiển lần lượt yêu cầu các nhóm báo cáo thảo luận -Cả lớp lắng nghe và góp ý. -Giám khảo đánh giá và kết luận 3-Thực hành – luyện tập Hoạt động 4: Thi trình diễn tiểu phẩm -Người điều khiển cho các nhóm bốc thăm tình huống -Mỗi nhóm chọn một tình huống và chuẩn bị thành tiểu phẩm -Các nhóm trình diễn -Giám khảo đánh giá kết quả. 4-Vận dụng: GV giao nhiệm vụ về nhà: -Qua hoạt động, em thu hoạch những gì bổ ích với bản thân? -Em sẽ làm gì để góp phần giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp trong ngày xuân, ngày tết? - Em sẽ làm gì để góp phần loại bỏ những phong tục lạc hậu trong ngày xuân, ngày tết?.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Em hãy lập kế hoạch thực hiện những yêu cầu trên. VI-Tư liệu: -Một số tình huống tham khảo. -Các câu hỏi thảo luận ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 1-HS tự đánh giá: Tốt : 32 Khá 4 2-Tổ đánh giá: Tốt 33 Khá 3 3-GV đánh giá: Tốt 32 Khá 4. CHỦ ĐIỂM THÁNG 2. MỪNG ĐẢNG – MỪNG XUÂN. HOẠT ĐỘNG 1: GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN QUÊ EM. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những đảng viên ưu tú trong sự nghiệp cách mạng, trong xây dựng và bảo vệ quê hương. -Có lòng tự hào, yêu mến và cảm phục những đảng viên ưu tú. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, chuyện kể về gương sáng đảng viên -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về gương sáng đảng viên. III-Các phương pháp-kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:.

<span class='text_page_counter'>(25)</span> -Suy nghĩ, thảo luận; cặp đôi – chia sẻ. -Biểu đạt sáng tạo. -Kể chuyện. IV-Tài liệu và phương tiện: -Các tài liệu về các đảng viên của Đảng bộ tỉnh qua các thời kỳ đặc biệt là trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc. -Tài liệu về các đồng chí đảng viên trong địa phương nơi HS sinh sống là các tấm gương sáng trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc. -Các câu hỏi thảo luận: Những truyền thống nổi bật ở quê hương?Đảng viên X đã dũng cảm hy sinh như thế nào?Tại sao?Bạn học tập những gì ở đảng viên X?... -Một số tiết mục văn nghệ. V-Tiến trình hoạt động:. TG 5’. Người thực hiện -Bạn Phượng -Bạn Hiền. -Bạn Hiền. 20’ -Bạn Hiền -GVCN. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài:”Em là mầm non của đảng” -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng toàn thể các bạn học sinh lớp 6A1 thân mến. Đất nước ta đã trải qua hơn 4000 năm văn hiến. Qua biết bao nhiêu biến cố thăng trầm chống bọn phong kiến đô hộ phương bắc, rồi thực dân Pháp và đến đế quốc Mỹ. Nhưng dân tộc ta tự hào với nòi giống” con rồng cháu tiên” đã chiến đấu để bảo vệ từng tất đất quê hương. Từ ngàn xưa, đã có biết bao nhiêu vị anh hùng dân tộc mà lịch sử ngàn đời vẫn lưu danh. Và đặc biệt từ khi đất nước ta có sự lãnh đạo của đảng đã soi đường cho con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và tiến lên xây dựng chủ nghĩ xã hội với mục tiêu “ dân giàu , nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Trong đó, lực lượng đảng viên đóng vai trò nòng cốt giúp lèo lái con thuyền đất nước đến mục tiêu mà toàn đảng, toàn dân ta đang hướng tới. Và hôm nay, tập thể Chi đội 6A1 cùng tụ họp về đây để cùng tìm hiểu về những tấm gương sáng đảng viên của quê hương. -Về tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, xin trân trọng giới thiệu thầy Tú – GVCN lớp 6A1. -Và đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các thành viên lớp 6A1. Nhiệt liệt hoan nghênh. -Sau đây xin mời các tổ nghe báo cáo viên giới thiệu về gương sáng đảng viên của quê hương. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Nghe kể chuyện về gương sáng đảng viên -Sau đây xin trân trọng kính mời thầy Tú- đảng viên – GVCN lớp 6A1 kể chuyện về tấm gương đảng viên ở quê hương. Kính mời thầy. -Báo cáo viên nói chuyện về tình hình địa phương, truyền thống cách mạng và kể chuyện một gương đảng viên ưu tú..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> Ngô Mây – người anh hùng đánh bom cảm tử – là một nhân vật lịch sử nổi tiếng, đặc biệt đối với người dân Bình Định. Ngô Mây sinh năm 1924, quê ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát. Nhà nghèo, cha mất sớm, năm 1945 Ngô Mây cùng tham gia cướp chính quyền ở huyện lỵ. Tháng 7-1947, Ngô Mây từ biệt mẹ già nhập ngũ. Anh xung phong vào Tiểu đoàn 120, Đại đoàn 305. Ngô Mây hy sinh năm 1947. Tên của anh đã được đặt cho nhiều địa danh: Thị trấn Ngô Mây (Phù cát), phường Ngô Mây, đường Ngô Mây, trường THCS Ngô Mây (TP. Quy Nhơn)… Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến thần thánh chống quân xâm lược Pháp của nhân dân cả nước bùng nổ. Ở chiến trường Liên khu 5, các trung đoàn chủ lực của quân đội ta ra đời. Giặc Pháp có vũ khí hiện đại, quân đội ta vũ khí còn thô sơ đòi hỏi phải có ý chí chiến đấu kiên cường, mưu trí dũng cảm và trên hết phải có tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đại đội quyết tử của Tiểu đoàn 50, trung đoàn 94 (sau đổi thành Trung đoàn 108 – Anh hùng LLVTND) được thành lập trong bối cảnh đó. Việc tuyển chọn rất kỹ lưỡng, đặc biệt là ý chí quyết tử dù thanh niên ta thời đó không ai nao núng – sẵn sàng nhập ngũ. Đại hội tuyển được 160 chiến sĩ, trang bị 12 súng trường, 1 trung liên FM, còn lại là mã tấu, lựu đạn, chai xăng, mìn và 5 quả bom ba càng (mỗi quả 25kg). Sau một thời gian ngắn học tập chính trị, quân sự, mọi người đều khắc sâu hai chữ “quyết tử”. Từ khi về đại đội quyết tử, Ngô Mây xung phong nhận một quả bom. Sau một ngày luyện tập lăn lê, bò toài mệt nhoài, tối đến anh vẫn dành thời gian nâng niu lau chùi quả bom chờ ngày xung trận.Nhiệm vụ của đại đội Ngô Mây trong trận đánh phục kích địch ngày 24-10-1947 ở Rộc Dứa – Suối Vối trên đường quốc lộ 19 – mặt trận An Khê (đường từ Quy Nhơn đi Gia Lai) là quyết diệt cho được xe tăng, xe bọc thép của giặc Pháp từ An Khê xuống. Cả đại đội đều xung phong nhận nhiệm vụ nhưng cuối cùng, đại đội trưởng Quách Tử Hấp và chính trị viên Đoàn Xảo chỉ huy trận đánh đã chọn Ngô Mây. Có lẽ vì anh là người rất khỏe, tập tành hăng hái lại chất phác. Có một chi tiết khá thú vị nữa là vì biết Ngô Mây “ăn luôn thiếu cơm và thường xuống nhà bếp xin thêm cơm cháy nên mỗi khi đánh nhau, khi hành quân đơn vị đều ưu tiên cho Ngô Mây nắm cơm to nhất” . Đêm 23, đơn vị tập kết tại xóm Ké, làm lễ xuất quân. Ngô Mây cổ quàng khăn đỏ (tất cả các chiến sĩ quyết tử lúc đó, khi xung trận đều quàng khăn đỏ) ôm chặt trái bom, đứng trước cờ nghiêm trang tuyên thệ: “Xin thề, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc”. 1 giờ sáng ngày 24, đơn vị hành quân chiếm lĩnh trận địa. Đại bộ phận bố trí phía Đông đường 19, có nhiệm vụ nổ súng bắn chặn.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> -Bạn Hiền. 15’ -Bạn Hiền -Các nhóm. nhằm thu hút địch. Bộ phận phía Tây (cách đó vài trăm mét), trong đó có Ngô Mây, lợi dụng rừng rậm áp sát đường để đảm bảo tính bất ngờ. Và đúng như dự kiến, khoảng 8 giờ ngày 2410, một đoàn 4 xe GMC chở đầy lính Âu Phi từ An Khê chạy tới. Vừa thấy cầu bị cháy (đêm 23-10, quân ta đã đốt cầu Suối Vối), tên sĩ quan chỉ huy Pháp cho xe dừng lại. Ở phía Đông đường, quân ta đồng loạt nổ súng. Bọn giặc nhảy xuống xe dùng hỏa lực phản ứng mạnh. Súng trung liên của ta bắn được hai loạt 12 viên thì bị hóc đạn, sửa được bắn tiếp một loạt nữa lại hóc, đạn cũng chỉ còn 6 viên, súng trường mỗi cây 5 viên, cũng hết đạn. Ta tạm thời rút về hướng Đông. Vừa lúc ấy có tiếng xe thiết giáp ầm ầm chạy tới. Một xe AM to lớn đen sì dừng giữa trận địa. Đoàn xe 5 chiếc cụm lại, địch đứng khá đông quanh xe bọc thép. Tất cả chúng đều tập trung chú ý về hướng ta thu quân. Tên chỉ huy đứng trên xe AM quát to: “Việt Minh đâu, Việt Minh đâu?”. Khi xe thiết giáp giặc nằm ngay trước mặt, giờ quyết định đã đến. Mây cởi đôi dép cao su và chiếc áo may ô còn lại trong người trao cho một đồng đội. Mây nói: “Tôi gửi lại cho anh em dùng vì những thứ này tôi không cần nữa! Tôi đi đây!”. Siết mạnh tay đồng đội, từ trong bụi rậm ở phía Tây đường trước sự ngơ ngác và khiếp đảm của lũ giặc Pháp, Ngô Mây như một mũi tên, bất ngờ lao ra, ôm bom 3 càng lao thẳng vào xe bọc thép giặc. Một tiếng nổ rung trời… Bọn giặc kinh hoàng vội vã tháo chạy. Một xe bọc thép, hai xe GMC và gần một trung đội lính Âu Phi trên xe, dưới đất bị tiêu diệt. Và Ngô Mây, người anh hùng quyết tử chỉ còn lại chiếc khăn quàng đỏ nằm vắt trên ngọn một cây cao. Năm ấy Ngô Mây vừa tròn 23 tuổi. Hoạt động 2: Thảo luận -Sau khi nghe báo cáo viên trìng bày, xin mời các nhóm thảo luận câu hỏi sau: Anh hùng Ngô Mây đã anh dũng hy sinh như thế nào? Tại sao? Bạn học tập những gì ở người anh hùng ấy? -Các tổ tiến hành thảo luận. 3-Thực hành- luyện tập: Hoạt động 3:Trình bày- chia sẻ -Sau đây xin mời các nhóm trình bày những kết quả thảo luận của mình về câu hỏi trên. -Các nhóm trình bày kết quả thảo luận. -Cảm ơn các nhóm đã hoàn thành nội dung của mình, qua đó ta có thể thấy rằng những tấm gương đó sẽ sáng mãi theo thời gian; tổ quốc và nhân dân sẽ luôn mãi ghi nhớ công ơn. Hoạt động 4: Văn nghệ.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> -Bạn Hiền -Đội văn nghệ 5’. -Sau đây xin mời các bạn trong đội văn nghệ của lớp trình bày các ca khúc về đảng đã chuẩn bị. -Đội văn nghệ trình bày. 4-Vận dụng: GVCN đề nghị HS phản ánh những kết quả tìm hiểu trong hoạt động về tấm gương sáng đảng viên đến những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ.. VI-Tư liệu: -Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bình Định -Các anh hùng Bình Định qua các thời kỳ -Các bài hát về Đảng. HOẠT ĐỘNG 2: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN, PHẤN ĐẤU TRONG HỌC KỲ II. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Xây dựng cho mình kế hoạch học tập, rèn luyện phấn đấu để có kết quả cao nhất trong HK II Hiểu được nội dung và biện pháp, kế hoạch rèn luyện phấn đấu của lớp để đạt kết quả tốt ở cuối năm học. -Có thái độ nghiêm túc, có ý thức quyết tâm phấn đấu tiến bộ. Tích cực thực hiện các kĩ năng, các phương pháp học tập và rèn luyện theo kế hoạch của lớp. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng tự nhận thức về bản thân để xác định kế hoạch phù hợp. -Kĩ năng tự tin về kế hoạch rèn luyện, phấn đấu. -Kĩ năng trình bày ý tưởng về kế hoạch. -Kĩ năng đặt mục tiêu, lập kế hoạch thực hiện mục tiêu. III-Các phương pháp – kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Suy nghĩ – thảo luận -Cặp đôi – chia sẻ -Thảo luận -Trình bày 1 phút. IV-Tiến hành hoạt động: TG Người thực hiện Nội dung 15’ 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Nối vòng tay lớn” -Kính thưa quý vị đại biểu, GVCN cùng toàn thể các bạn HS lớp 6A1 thân mến. Như vậy một học kỳ qua đi, mỗi chúng ta lại cùng nhau học tập và rèn luyện trong thời gian sắp tới. Qua một học kỳ với biết bao nhiêu vui buồn, thành tích tốt có, thành tích chưa tốt cũng có. Để có đủ hành trang trí thức trên con đường.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> 10’ -Bạn Hiền -Các nhóm -Bạn Hiền -Các tổ 18’ -Bạn Hiền -Các HSG -Đội văn nghệ 2’ -GVCN. vào tương lai mỗi chúng ta cần có những kế hoạch, những mục tiêu mà ta cần rèn luyện trong HK II này để đạt được kết quả cao nhất. Cũng vì mục tiêu chung đó mà hôm nay, lớp 6A1 cùng tề tựu về đây tổ chức hoạt động với chủ điểm: “Kế hoạch rèn luyện phấn đấu trong HK II”. -Về tham dự với lớp hôm nay, xin trân trọng kính giới thiệu thầy Tú – GVCN lớp 6A1. -Cùng toàn thể các bạn HS lớp 6A1 có mặt đông đủ trong hôm nay. -Sau đây tôi xin thay mặt lớp thông qua dự kiến kế hoạch phấn đấu, rèn luyện của lớp ở HK II. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Suy nghĩ – thảo luận -Vừa rồi tôi đã thay mặt ban cán sự lớp đưa ra kế hoạch rèn luyện và phấn đấu trong HK II của lớp. Sau đây xin mời các nhóm thảo luận về kế hoạch và đưa ra thêm ý tưởng bổ sung để bản kế hoạch được hoàn thiện hơn. -Các nhóm thảo luận- đưa ra ý kiến đóng góp nếu có. -Cả lớp thảo luận và đưa ra ý kiến thống nhất Hoạt động 2: Cặp đôi – chia sẻ -Vừa rồi là bản kế hoạch của cả lớp. Sau đây xin mới các tổ trình bày bản kế hoạch phấn đấu của từng tổ để các tổ khác học tập. -Các tổ trình bày bản kế hoạch hoạt động và phấn đấu của tổ mình trong HK II. 3-Thực hành – luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày 1 phút -Trong học kỳ vừa qua lớp chúng ta đã có nhiều bạn đạt danh hiệu HSG. Sau đây xin mời các bạn nêu lên một vài phương pháp học tập của các bạn để có thành tích tốt cho cả lớp cùng nhau học hỏi. -Đại diện một vài HS lên trình bày kế hoạch học tập của minh. Hoạt động 4: Văn nghệ -Để thay đổi không khí, xin mời đội văn nghệ của lớp trình bày một số ca khúc đã chuẩn bị. -Đội văn nghệ 4-Vận dụng: GVCN yêu cầu các HS về hoàn thiện bản kế hoạch học tập, phấn đấu và rên luyện của mình để có kết quả tốt nhất trong HK II, nâng cao phong trào học tập của lớp.. VI-Tư liệu: -Một số bài hát về Đảng và mùa xuân. -Các câu hỏi thảo luận CHỦ ĐIỂM THÁNG 3. TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> HOẠT ĐỘNG 1: NÓI CHUYỆN VỀ NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Hiểu ý nghĩa ngày thành lập Đoàn (26/3/1931) và những nét lớn về chặng đường lịch sử vẻ vang của Đoàn. -Có lòng tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn, tôn trọng tổ chức Đoàn. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực bài nói chuyện của báo cáo viên. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn. III-Các phương pháp-kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Thảo luận. -Kể chuyện. -Hỏi và trả lời. -Trình bày 1 phút. IV-Tài liệu và phương tiện: -Các tư liệu về Đoàn mà báo cáo viên cung cấp như: Ngày thành lập Đoàn, ý nghĩa ngày thành lập Đoàn, tên Đoàn qua các thời kì, các kí đại hội đoàn, các phong trào của đoàn, các bậc tiền bối lãnh đạo đoàn, các gương đoàn viên tiêu biểu trong chiến đáu và trong lao động, học tập… -Một số câu hỏi định hướng cho HS thảo luận. -Một số tiết mục văn nghệ về đoàn. V-Tiến hành hoạt động:. TG 10’. Người thực hiện -Bạn Phượng -Bạn Hiền. -Báo cáo viên. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Tiến lên đoàn viên” -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng các bạn HS thân mến. Đoàn là cánh tay đắc lực của Đảng, là lực lượng dự bị tin cậy của đảng trong mọi mặt để xây dựng Đảng ngày càng vững mạnh. Vậy tổ chức đoàn là gì? Do ai sáng lập? …Tất cả những vấn đề đó chúng ta cùng nhau tìm hiểu qua tiết hoạt động ngày hôm nay. -Tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, kính giới thiệu thầy Tú – GVCN lớp 6A1. -Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các thành viên lớp 6A1. Nhiệt liệt hoan nghênh. -Để bắt đầu buổi hoạt động hôm nay, xin mời báo cáo viên phỏng vấn một số câu hỏi. -Báo cáo viên phỏng vấn nhanh một số câu hỏi cho HS:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> 20’ -Báo cáo viên. -Bạn Hiền. -HS. -Ban văn nghệ. 10’ -Bạn Hiền. -Đại diện các tổ 5’ -GVCN VI-Tư liệu:. +Em hãy cho biết Đoàn được thành lập ngày tháng năm nào? +Đoàn hiện nay mang tên là gì? +Trước khi mang tên như hiện nay, Đoàn đã có những tên gọi nào? -HS trả lời. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Nghe báo cáo viên nói chuyện về Đoàn +Ngày, tháng, năm thành lập Đoàn. +Ý nghĩa ngày thành lập Đoàn. +Tên của Đoàn qua các thời kỳ. +Các kì đại hội của Đoàn. +Các phong trào lớn của Đoàn. +Tên các bí thư thứ nhất của Đoàn trước đây và hiện nay. +Một số gương đoàn viên tiêu biểu. +Một vài thông tin về đoàn trường ta. Hoạt động 2: Thảo luận lớp -Người điều khiển lần lượt nêu các câu hỏi: +Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do ai sáng lập và được thành lập ngày tháng năm nào? +Bạn hiểu gì về ý nghĩa ngày thành lập Đoàn? +Vai trò của Đoàn trong sự nghiệp cách mạng và xây dựng đất nước. +Bạn hãy kể tên các phong trào của Đoàn mà bạn biết? +Bạn hãy nêu ý nghĩa của một phong trào của Đoàn mà bạn biết. +Bạn hãy kể một tấm gương đoàn viên mà bạn biết -HS suy nghĩ và trình bày ý kiến của mình. -Các bạn khác lắng nghe tích cực và góp ý bổ sung hoặc tranh luận. -Người điều khiển kết luận. Hoạt động 3: Văn nghệ -Cán bộ văn nghệ của lớp điều khiển chương trình văn nghệ. -Ban văn nghệ của lớp trình diễn các bài hát, bài thơ về Đoàn. 3-Thực hành – luyện tập: -Người điều khiển mời một vài HS trình bày 1 phút với các câu hỏi như sau: +Điều quan trọng nhất bạn thu hoạch được hôm nay khi nghe báo cáo viên và tham gia thảo luận là gì? +Theo bạn vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa giải đáp? -HS suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên trong 1 phút. 4-Vận dụng: -GVCN hướng dẫn HS viết thu hoạch và liên hệ,tìm hiểu các phong trào Đoàn ở địa phương và ở trường..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> -Mùa xuân năm 1931, từ ngày 20 đến 26/3/1931 tại hội nghị BCH TW Đảng lần 2, TW Đảng đã dành một phần quan trọng trong chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên và đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. -Từ 1931-1936: Đoàn TNCS VN, Đoàn TNCS Đông Dương. -Từ 1937-1939:Đoàn TN dân chủ Đông Dương. -Từ 1939-1941: Đoàn TN phản đế Đông Dương. -Từ 1941-1956:Đoàn TN cứu quốc VN. -Từ 1956 – 1970:Đoàn TN Lao động VN. -Từ 1970-1976:Đoàn TN lao động HCM. -Từ 1976 đến nay: Đoàn TNCS HCM.. HOẠT ĐỘNG 2: GƯƠNG SÁNG ĐOÀN VIÊN. I-Mục tiêu: Giúp HS: -Hiểu những nét tiêu biểu về lịch sử, truyền thống vẻ vang của đoàn. -Tự hào và tin yêu đoàn, yêu mến các anh chị đoàn viên. -Học tập, rèn luyện theo các gương sáng đoàn viên. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực các ý kiến, truyện kể về gương sáng đoàn viên. -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về gương sáng đoàn viên. III-Các phương pháp-kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Suy nghĩ-thảo luận; cặp đôi – chia sẻ. -Biểu đạt sáng tạo -Kể chuyện. IV-Tư liệu và phương tiện: -Các tài liệu mà báo cáo viên cung cấp cho HS về các gương sáng đoàn viên qua các thời kỳ trong lao động, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong học tập… -Một số câu hỏi thảo luận. -Một số tiết mục văn nghệ về đoàn. V-Tiến hành hoạt động:. TG 10’. Người thực hiện -Bạn Phượng -Bạn Hiền. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài “Cùng nhau ta đi lên” – Phong Nhã -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng tất cả các bạn HS thân mến.Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, lực lượng trẻ mà chủ yếu là các đoàn viên thanh niên đã đóng góp.

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 15’ -Bạn Hiền -Đại diện các tổ -Bạn Hiền. -Các nhóm 15’ -Bạn Hiền. -Đội văn nghệ -Bạn Hiền. -Đại diện các tổ. một phần hết sức to lớn để tạo nên sự thành công.Chúng ta không quên những tấm gương dũng cảm của 10 nữ thanh niên xung phong tại Ngã ba Đồng Lộc hay những tấm gương bất khuất khác của các chiến sỹ cách mạng là đoàn viên thanh niên trẻ tuổi. Để cùng ghi nhớ công lao của các bậc đoàn viên đi trước, hôm nay lớp chúng ta cùng nhau sinh hoạt với chủ đề: Gương sáng đoàn viên. -Về tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, xin trân trọng giới thiệu: thầy Tú GVCN lớp 6A1. -Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn HS lớp 6A1, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. -Để bắt đầu buổi sinh hoạt sau đây xin mời các bạn hãy trả lời câu hỏi sau: Bạn hãy cho biết đoàn viên đầu tiên là ai? Tên một số đồng chí đoàn viên đã nổi tiếng trong kháng chiến. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Kể chuyện gương sáng đoàn viên -Vừa rồi các bạn đã nêu một số đoàn viên tiêu biểu, vậy bạn hãy kể một số gương sáng đoàn viên tiêu biểu mà các bạn đã biết. -Đại diện các tổ đã chuẩn bị tiến hành kể chuyện các gương sáng đoàn viên trong truyện đọc, trong sách báo… Hoạt động 2: Suy nghĩ, thảo luận -Sau khi đã nghe các tổ kể chuyện về gương sáng đoàn viên, sau đây xin mời các nhóm tiến hành thảo luận với một số sau hỏi như sau: +Ý nghĩa tấm gương sáng đoàn viên? +Qua đó bạn rút ra được bài học gì cho mình và phải làm gì để xứng đáng với những tấm gương đó. -Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày. 3- Thực hành – luyện tập Hoạt động 3: Văn nghệ -Qua phần thi kể chuyện, mỗi chúng ta đều thấy rằng những tấm gương đoàn viên đã anh dũng hy sinh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc mãi mãi là tấm gương sáng cho lớp lớp thế hệ đoàn viên sau này học tập và làm theo. Và để tưởng nhớ, sau đây là chương trình văn nghệ hát về chủ đề: Đoàn. Xin mời các bạn trong đội văn nghệ của các tổ trình bày. -Các bạn trong đội văn nghệ trình bày. Hoạt động 4: Trình bày 1 phút -Như vậy, qua gần 1 buổi sinh hoạt với tinh thần nhiệt tình, hăng hái, sôi nổi về ngày thành lập đoàn, các gương sáng đoàn viên và chương trình văn nghệ chào mừng, vậy bạn có suy nghĩ gì về buổi sinh hoạt hôm nay, buổi sinh hoạt có ý nghĩa như thế nào? -Một số đại diện của các tổ trình bày 1 phút về suy nghĩ của mình.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> 5’ GVCN. 4-Vận dụng: GVCN nhắc nhở HS về việc noi gương các anh chị đoàn viên đi trước đã anh dũng hy sinh để chúng ta có được ngày hôm nay. Mỗi HS cần phải cố gắng nhiều hơn nữa, tự học, tự rèn để sớm được đứng vào hàng ngũ của đoàn. GVCN đề nghị HS phản ánh những kết quả tìm hiểu trong hoạt động về tấm gương sáng đoàn viên đến những người thân trong gia đình cùng nghe để mọi người cùng chia sẻ.. VI-Tư liệu: -Gương sáng đoàn viên -Các bài hát về ngày thành lập Đoàn: +Tiến lên đoàn viên- Phạm Tuyên +Thanh niên làm theo lời Bác – Hoàng hòa +Khát vọng tuổi trẻ - Vũ Hoàng -Mùa hè xanh – Vũ Hoàng CHỦ ĐIỂM THÁNG 4. HÒA BÌNH HỮU NGHỊ. HOẠT ĐỘNG 1: THIẾU NHI CÁC NƯỚC LÀ BẠN CỦA CHÚNG TA. I-Mục tiêu: Sau hoạt động, HS có khả năng: -Hiểu được đặc điểm về cuộc sống, học tập, vui chơi và giải trí của thiếu nhi một số nước, đặc biệt là trong khu vực. -Thông cảm, tôn trọng và đoàn kết với thiếu nhi quốc tế. -Tích cực tham gia các hoạt động quốc tế của lớp, của trường và của địa phương. II-Các KNS cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng tìm kiếm các thông tin về cuộc sống học tập và vui chơi giải trí của thiếu nhi một số nước trong khu vực như; Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái lan, Nhật Bản… -Kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng kết quả sưu tầm về thiếu nhi một vài nước trong khu vực. -Kĩ năng tự tin, tự trọng khi giao tiếp với các bạn thiếu nhi quốc tế. III-Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Biểu đạt sáng tạo. -Thảo luận. -Kể chuyện. -Trình bày một phút. IV-Tài liệu và phương tiện: -Tranh ảnh, tư liệu về cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí của thiếu nhi một vài nước trong khu vực..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> -Một số bài hát, câu chuyện, câu đố vui điệu múa của thiếu nhi các nước. -Trang phục của thiếu nhi một vài nước đã lựa chọn. V-Tiến hành hoạt động:. TG 5’. Người thực hiện -Lớp phó VTM -Lớp trưởng. 20’ -Lớp trưởng -Các tổ. -Đội văn nghệ. 15’ -Các tổ. 5’. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Trái đất này là của chúng mình” (Nhạc Trương Quang Lục, thơ Định Hải) -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng các bạn HS thân mến. Trái đất này là của chúng mình, vàng trắng đen tuy khác màu da nhưng chúng ta là một cộng đồng cùng chung sống trên hành tinh xanh xinh đẹp. Đo đó việc đoàn kết, hữu nghị, yêu thương đùm bọc để cùng xây dựng một thế giới tốt đẹp là điều hết sức cần thiết. Cùng vì lí do đó, hôm nay tập thể lớp 6A1 tập trung về đây để cùng sinh hoạt với chủ điểm: Hòa bình hữu nghị. -Về tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, xin trân trọng giới thiệu: thầy GVCN lớp 6A3. -Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn HS lớp 6A3, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. -Để bắt đầu buổi sinh hoạt sau đây xin mời các bạn hãy trả lời câu hỏi sau: Vừa rồi chúng ta đã hát bài “trái đất này là của chúng em” vậy bài hát này nói về ai và về điều gì? -Mời một vài bạn trả lời. 2-Kết nối: Hoạt động 1: Trình bày kết quả tìm hiểu -Sau đây xin mời các tổ trình bày kết quả sưu tầm của tổ mình về cuộc sống, học tập, vui chơi giải trí của thiếu nhi một số nước trong khu vực. -Các tổ trình bày: nói rõ số lượng tranh hoặc bài viết mà các thành viên của tổ sưu tầm được và giới thiệu nội dung tranh ảnh, bài viết đó để các bạn cùng nghe. -Ban giám khảo đánh giá kết quả từng tổ. Hoạt động 2: Biểu diễn văn nghệ -Tiếp theo là chương trình văn nghệ. Mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị. -Các tổ trình bày các tiết mục văn nghệ: bài hát, mùa, thơ… nói về tình đoàn kết hữu nghị , về cuộc sống, học tập và rèn luyện của thiếu nhi các nước. 3-Thực hành – luyện tập: Hoạt động 3: Trình diễn trang phục thiếu nhi một số nước -Sau đây xin mời các người mẫu của từng tổ ( 1 nam và 1 nữ ) trình diễn trang phục của các bạn thiếu nhi nước ngoài. (Sau khi biễu diễn các cặp sẽ đứng giữa lớp cùng nắm tay và hát bài “ Trái đất này là của chúng em”) 4-Vận dụng:.

<span class='text_page_counter'>(36)</span> -Lớp trưởng. Hoạt động 4: Trình bày 1 phút -Bằng những kiến thức đã có và tư liệu sưu tầm được, mời các bạn trình bày 1 phút về những gì mà minh biết được về thiếu nhi các nước. -Cả lớp cùng hát tập thể bài “Thiếu nhi thế giới liên hoan” (Lưu Hữu Phước) -Ban giám khảo công bố kết quả cuộc thi.. VI-Tư liệu hoạt động: -Trái đất này của chúng em (Nhạc Trương Quang Lục, thơ Định Hải) -Thiếu nhi thế giới liên hoan (Lưu Hữu Phước) -Tiếng chuông và ngọn cờ (Phạm Tuyên) -Em đi trong tươi xanh (Vũ Thanh) -Hãy giữ cho em bầu trời xanh ( Huy Trân) HOẠT ĐỘNG 2: VẺ ĐẸP CỦA QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC. I-Mục tiêu: Sau hoạt động, HS: -Có hiểu biết về vẻ đẹp của quê hương, đất nước mình (vẻ đẹp của thiên nhiên, của cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp của những công trình văn hóa…) -Tăng thêm tình cảm yêu mến gia đình, làng xóm, có thái độ trân trọng những giá trị, những di sản văn hóa của quê hương, đát nước. -Có thói quen giữ gìn và bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. II-Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về vẻ đẹp của quê hương đất nước. -Kĩ năng trình bày ý tưởng vẽ tranh ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. III-Các phương pháp/kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: -Kể chuyện -Thảo luận IV-Tài liệu và phương tiện : -Tranh ảnh về các thắng cảnh của quê hương. -Các tài liệu về các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. -Những câu chuyện, câu ca dao, những bài dân ca mô tả vẻ đẹp của quê hương đất nước -Các câu hỏi thảo luận V-Tiến hành hoạt động:. TG 5’. Người thực hiện -Lớp phó VTM -Lớp trưởng. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Đất nước em tươi đẹp” -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng tất cả các bạn học sinh thân mến. Nước chúng ta rừng vàng biển bạc, nhà thơ Tố Hữu đã từng thốt lên: Đẹp vô cùng tổ quốc ta ơi. Vâng, thưa.

<span class='text_page_counter'>(37)</span> 25’ -Lớp trưởng -Các tổ -Lớp trưởng. -Các tổ. 10’ -Đội văn nghệ. 5’. -GVCN. các bạn, đất nước ta vô cùng tươi đẹp, con người Việt Nam thân thiện và yêu mến hòa bình. Trải qua thời gian, cha ông ta đã để lại cho thế hệ con cháu nhiều công trình văn hóa độc đáo. Và nhiều di sản đã được Unesco công nhận là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân loại cần được bảo tồn. Để cùng tìm hiểu những thắng cảnh đẹp, những di sản văn hóa đó, hôm nay chúng ta cùng sinh hoạt với chủ điểm: Vẻ đẹp của quê hương đất nước. -Về tham dự buổi sinh hoạt hôm nay, xin trân trọng giới thiệu: thầy GVCN lớp 6A3. -Đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn HS lớp 6A3, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. Trước khi bắt đầu, các bạn hãy kể tên các thắng cảnh nổi tiếng của quê hương đất nước. 2-Kết nối: -HS kể tên các thắng cảnh của quê hương đất nước. Hoạt động 1: Kể chuyện -Vừa rồi các bạn đã kể các thắng cảnh của quê hương đất nước. Sau đây xin mời các tổ trình bày những hiểu biết của mình về các thắng cảnh mà các bạn đã tìm hiểu. -Các tổ trình bày những chuẩn bị của mình Hoạt động 2: Thảo luận -Qua phần trình bày của các tổ về vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đặc biệt trong đó các bạn đã cố gắng tìm hiểu về các danh lam thắng cảnh mà Unesco đã công nhận là di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới. Vậy theo các bạn chúng ta cần làm gì để bảo vệ các di sản đó. -Các tổ tiến hành thảo luận theo nhóm. -Sau đây xin mời các tổ trình bày những ý kiến của mình về vấn đề trên. -Các tổ trình bày. 3-Thực hành – luyện tập: Hoạt động 3: Văn nghệ -Sau đây xin mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị trình bày những ca khúc ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước. Đề nghị các bạn cổ vũ một tràng pháo tay. -Các tổ trình bày những ca khúc đã chuẩn bị của tổ. 4-Vận dụng: -GVCN nêu thêm một số thắng cảnh của quê hương đất nước, chú trọng nhắc đến những thắng cảnh của địa phương để học sinh quan tâm và có lòng tự hào. -Nhắc nhở HS về ý thức tham gia bảo vệ các di sản đó.. V-Tư liệu hoạt động: -Bài hát Việt nam quê hương tôi. -Bài hát về thăm Pacpo.

<span class='text_page_counter'>(38)</span> -Bài hát Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người CHỦ ĐIỂM THÁNG 5. BÁC HỒ KÍNH YÊU HOẠT ĐỘNG 1: CHÚNG EM KỂ CHUYỆN BÁC HỒ KÍNH YÊU. I-Mục tiêu: Giúp học sinh: - Có thêm hiểu biết về cuộc đời của Bác Hồ kính yêu, nhất là thời niên thiếu của Bác. - Bồi dưỡng thái độ tôn trọng, kính yêu và lòng tự hào về Bác Hồ vĩ đại. - Rèn luyện kỹ năng tham gia hoạt động văn nghệ của tập thể. II.CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG GIỜ HỌC - Kĩ năng trình bày một vấn đề trước tập thể lớp - Bồi dưỡng kĩ năng, phong cách thể hiện các tiết mục văn nghệ và tính mạnh dạn, tự tin. III-CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THUẬT DẠY HỌC TÍCH CỰC CÓ THỂ SỬ DỤNG: -Kể chuyện. -Thảo luận -Biểu đạt sáng tạo. IV-Tài liệu và phương tiện: -Một số tranh ảnh về Bác Hồ . -Các câu chuyện về Bác Hồ. -Các phương tiện, quầnáo, trang phục V. tiến hành hoạt động. TG 5’. Người thực hiện -Lớp phó VTM -Lớp trưởng. Nội dung 1-Khám phá: -Hát tập thể bài: “Ai yêu Bác Hồ kính yêu hơn thiếu niên nhi đồng”. -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng các bạn thân mến. Bác Hồ của chúng cha được xem như vị cha già dân tộc. Sự hy sinh cao cả của Bác đối với tổ quốc, dân tộc không gì có thể sánh được. Với lòng biết ơn vô hạn đó, hôm nay toàn thể các đội viên lớp 6A1 tập trung về đây để sinh hoạt với chủ đề: Bác Hồ kính yêu. -Về tham dự với lớp hôm nay, xin kính giới thiệu thầy GVCN lớp 6A3.

<span class='text_page_counter'>(39)</span> 25’ -HS -Lớp trưởng. -Lớp trưởng. -Các tổ. 10’ -Đội văn nghệ. 5’ -GVCN. Và đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn HS lớp 6A3. Đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. -Để bắt đầu chương trình, xin mời các bạn cùng trả lời câu hỏi: Tên thật của Bác Hồ là gì? Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào? 2-Kết nối: -Học sinh trả lời các câu hỏi mà người dẫn chương trình đã đặt ra. Hoạt động 1: Kể chuyện -Vừa rồi các bạn đã trình bày một số câu hỏi cơ bản về Bác. Sau đây xin mời các tổ trình bày những câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác mà các bạn đã tìm hiểu. -Các tổ trình bày những chuẩn bị của mình Hoạt động 2: Thảo luận -Qua phần trình bày của các tổ về tấm gương đạo đức của Bác, sau đây xin mời các bạn thảo luận câu hỏi sau. Qua những câu chuyện về tấm gương của Bác, các Bạn hãy cho biết những câu chuyện trên có ý nghĩa như thế nào? -Các tổ tiến hành thảo luận theo nhóm. -Sau đây xin mời các tổ trình bày những ý kiến của mình về vấn đề trên. -Các tổ trình bày. 3-Thực hành –luyện tập: Hoạt động 3: Văn nghệ -Sau đây xin mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị trình bày những ca khúc ca ngợi công lao của Bác, tình yêu của Bác đối với thiếu nhi và ngược lại, tình yêu của các bạn thiếu nhi đối với bác. Đề nghị các bạn cổ vũ một tràng pháo tay. -Các tổ trình bày những ca khúc đã chuẩn bị của tổ. 4-Vận dụng: -GVCN nêu thêm một số công lao của Bác đối với quê hương đất nước, những tấm gương đạo đức của Bác mãi sáng ngời mà chúng ta cần học tập và làm theo. -Nhắc nhở các em về nhà cần kể các câu chuyện về tấm gương đạo đức của Bác cho người thân cùng nghe.. VI-Tư liệu hoạt động: -Bài hát: Ai yêu Bác Hồ thiếu nhi hơn thiếu niên nhi đồng -Bác Hồ một tình yêu bao la. -Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. HOẠT ĐỘNG 2: NĂM ĐIỀU BÁC HỒ DẠY THIẾU NIÊN NHI ĐỒNG.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> I. Mục tiêu: Giúp học sinh: - Phân tích nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng, biết liên hệ với thực tế để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của thiếu nhi. - Có thói quen thực hành 5 điều Bác Hồ dạy trong cuộc sống hàng ngày ở gia đình, nhà trường và ở cộng đồng XH. - Biết phê phán những thái độ, hành vi trái với lời dạy của Bác, ủng hộ và tán thành đối với những hành vi thực hiện tốt 5 điều Bác dạy. II.Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động: -Kĩ năng trình bày suy nghĩ về 5 điều Bác Hồ dạy. -Kĩ năng lắng nghe, phản hồi tích cực ý kiến của các bạn trong lớp. III.Các phương pháp – kĩ thuật dạy học có thể sử dụng: -Làm thế nào để. -Thảo luận -Biểu đạt sáng tạo. -Trình bày một phút IV-Tài liệu và phương tiện: - Xuất xứ của 5 điều Bác dạy. - Những nội dung cơ bản trong 5 điều Bác dạy. - Những ví dụ thực tế về thực hiện 5 điều Bác dạy. - Ảnh Bác, lọ hoa, khăn bàn. - Tờ tranh 5 điều Bác dạy. V. Tiến hành hoạt động: TG 5’. Người thực hiện -Lớp phó VTM -Lớp trưởng. Nội dung 1-Kết nối: -Hát tập thể bài hát: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. -Kính thưa quý vị đại biểu, kính thưa GVCN cùng các bạn thân mến. Bác Hồ kính yêu của chúng ta là người sáng lập nên đội thiếu niên tiền phong và đội chúng ta đã vinh dự được mang tên của người: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Bác đã thường xuyên chăm lo đến đội, và sinh thời bác đã có 5 điều quý báu để răn dạy đội . Và để cùng nhau học tập và thực hiện năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. Hôm nay tập thể lớp 6A1 cùng tập hợp về đây để sinh hoạt với chủ đề: Năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. -Về tham dự với lớp, kính giới thiệu thầy GVCN lớp 6A3. Và đặc biệt là sự có mặt đầy đủ của các bạn đội viên lớp 6A3, đề nghị các bạn nhiệt liệt hoan nghênh..

<span class='text_page_counter'>(41)</span> 15’ -HS -Bạn Hiền. -Các tổ -Bạn Hiền 20’ -Bạn Hiền -Học sinh -Đội văn nghệ. 5’ -GVCN. -Sau đây xin mời các bạn hãy cho biết nội dung của 5 điều Bác dạy đó là gì? 2-Kết nối: Hoạt động 1: Thảo luận -Học sinh trả lời 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. -Vậy chúng ta đã viết 5 điều Bác dạy đó là: Yêu tổ quốc, yêu đồng bào; học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn thật thà dũng cảm. Vậy các bạn hãy cho biết ý nghĩa của các điều trên là gì? -Học sinh các tổ thảo luận và trình bày ý kiến của mình. Hoạt động 2: Biểu đạt sáng tạo -Theo các bạn, để thực hiện 5 điều Bác dạy trên, chúng ta cần phải làm gì? -HS các tổ trình bày ý kiến của mình. 3-Thực hành luyện tập: Hoạt động 3: Trình bày một phút -Vậy thực tế bạn đã làm gì để thực hiện đúng 5 điều Bác dạy vào trong thực tế hoàn cảnh của mình. -Học sinh trình bày trong một phút. Hoạt động 4: Văn nghệ Sau đây xin mời các tiết mục văn nghệ của các tổ đã chuẩn bị trình bày những ca khúc ca ngợi công lao của Bác, tình yêu của Bác đối với thiếu nhi và ngược lại, tình yêu của các bạn thiếu nhi đối với bác. Đề nghị các bạn cổ vũ một tràng pháo tay. -Các tổ trình bày những ca khúc đã chuẩn bị của tổ. 4-Vận dụng: -GVCN nêu thêm một số ý nghĩa của 5 điều Bác Hồ dạy cho HS nghe và hiểu rõ hơn. -Nhắc nhở HS thực hiện đúng những điều Bác đã dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.. VI-Tư liệu hoạt động: -Bài hát: Ai yêu Bác Hồ thiếu nhi hơn thiếu niên nhi đồng -Bác Hồ một tình yêu bao la. -Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng..

<span class='text_page_counter'>(42)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×