Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường typ 2 của cao chiết lá chè đắng (llex kaushue s y hu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (866.43 KB, 53 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU
TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
CỦA CAO CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG
(Ilex kaushue S. Y. Hu)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU TÁC DỤNG ĐIỀU
TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2
CỦA CAO CHIẾT LÁ CHÈ ĐẮNG
(llex kaushue S. Y. Hu)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC
KHÓA: QH.2016Y
Người hướng dẫn 1: PGS.TS BÙI THANH TÙNG
Người hướng dẫn 2: ThS. NGUYỄN THỊ HUYỀN

Hà Nội – 2020



LỜI CẢM ƠN
Trong q trình xây dựng hồn thành khóa luận, tơi ln nhận được sự
hướng dẫn tận tình PGS.TS Bùi Thanh Tùng và ThS. Nguyễn Thị Huyền. Bên
cạnh đó là sự giảng dạy tâm huyết của các thầy cô giáo tại trường Đại học Y Dược
– Đại học Quốc gia Hà Nội và sự khích lệ, cổ vũ của gia đình đã ln bên cạnh
động viên, tạo điều kiện thuận lợi để tôi học tập, nghiên cứu cho việc hồn thành
khóa luận.
Do đó tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới
hai thầy cơ đã hướng dẫn tơi trong khóa luận này là PGS.TS. Bùi Thanh Tùng và
ThS. Nguyễn Thị Huyền – Bộ môn Dược lý – Dược lâm sàng Trường Đại học Y
Dược. Hai thày cơ khơng chỉ tận tình chỉ bảo giúp tơi hồn thành khóa luận và
cịn đưa ra những lời khun hữu ích cho tơi trên con đường sự nghiệp sau này.
Đồng thời, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới ban chủ nhiệm Trường Đại học
Y Dược đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập và làm khóa luận này. Ngồi ra, tơi
cũng xin cảm ơn các thày cô tại các bộ môn Dược lý - Dược lâm sàng, Bào chế,
Dược liệu - Dược cổ truyền và Hóa dược – Kiểm nghiệm đã trang bị cũng như cho
phép tôi sử dụng cơ sở vật chất, phịng thí nghiệm để hồn thành khóa luận.

Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè của tơi đã ln bên
cạnh động viên, khích lệ tơi trong lúc khó khăn cũng như trong q trình thực
hiện khóa luận này.
Mặc dù bản thân đã nỗ lực, cố gắng song khó tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Kính mong q thầy, cơ giáo đóng góp thêm ý kiến để khóa luận được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2021
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Nhung



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTĐ
IC50
IDF
HDL
LDL

Lipoprotein tỉ trọng thấp

STZ

Streptozocin


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Hình ảnh cây chè đắng.
Hình 1.2: Cơng thức một số hợp chất trong lá chè đắng.
Hình 1.3: Lá cây chè đắng sau khi phơi khơ.
Hình 2.1: Lá cây chè đắng sau khi cắt nhỏ, sấy khơ.
Hình 2.2: Quy trình chiết xuất lá chè đắng.
Hình 2.3: Quy trình nghiên cứu.
Hình 3.1: Sắc kí đồ GC - MS / MS của chiết xuất etanol của lá cây chè đắng.
Hình 3.2: Thể trọng chuột sau 28 ngày ni theo mơ hình gây béo phì thực nghiệm.
Hình 3.3: Trọng lượng của các nhóm chuột trước và sau khi điều trị 28 ngày.
Hình 3.4: Chỉ số glucose huyết của các nhóm chuột trước và sau khi điều trị 28 ngày.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Nguyên nhân gây ĐTĐ nguyên phát

Bảng 1.2: Phân loại mức độ cân nặng theo BMI
Bảng 3.1: Các chất chính được xác định trong chiết xuất etanol của lá cây chè đằng
bởi GC – MS / MS
Bảng 3.2: Tác động ức chế enzym α –glucosidase của cao chiết lá chè đắng
Bảng 3.3: Thể trọng chuột sau 28 ngày ni theo mơ hình béo phì thực nghiệm
Bảng 3.4: Nồng độ glucose máu của các nhóm chuột tiêm STZ và tiêm đệm (đơn vị
mmol/L)
Bảng 3.5: Tác dụng của cao chiết lá chè đắng lên trọng lượng chuột
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của dịch chiết lá chè đắng lên nồng độ glucose huyết.
Bảng 3.7: Tác dụng cao chiết chè đắng lên lipid máu (mg/ml) trên chuột bị tiểu
đường do streptozotocin sau 28 ngày điều trị.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...................................................................................3
1.1. ĐÁI THÁO ĐƯỜNG.......................................................................................3
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................3
1.1.2. Dịch tễ....................................................................................................3
1.1.3. Phân loại đái tháo đường......................................................................3
1.1.4. Cơ chế bệnh sinh và các biến chứng của đái tháo đường typ 2...........4
1.1.5. Biến chứng bệnh đái tháo đường..........................................................4
1.1.6. Các thuốc điều trị...................................................................................5
1.2. BỆNH BÉO PHÌ.............................................................................................5
1.2.1. Vài nét về béo phì...................................................................................6
1.2.2. Nguyên nhân gây bệnh béo phì.............................................................6
1.2.3. Mối quan hệ giữa béo phì và kháng insulin trong ĐTĐ typ 2..............7
1.3. TỔNG QUAN VỀ ENZYME -GLUCOSIDE.....................................................8
1.3.1. Danh pháp và phân loại........................................................................8
1.3.2. Các chất ức chế enzyme - glucosidase...............................................8

1.4. MƠ HÌNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THỰC NGHIỆM...............................................9
1.5. CÂY CHÈ ĐẮNG.......................................................................................... 10
1.5.1. Tên gọi.................................................................................................. 10
1.5.2. Đặc điểm thực vật................................................................................ 10
1.5.3. Phân bố, sinh thái................................................................................ 11
1.5.4. Thành phần hóa học............................................................................ 11
1.5.5. Cơng dụng............................................................................................ 13
1.5.6. Tính an toàn của lá chè đắng.............................................................. 16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 17
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.......................................................................... 17
2.1.1. Mẫu thực vật........................................................................................ 17
2.1.2. Động vật thí nghiệm............................................................................. 18
2.2. HÓA CHẤT VÀ THIẾT BỊ............................................................................. 19
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 19
2.3.1. Phương pháp xác định một số hợp chất chính trong cao chiết bằng
GC – MS / MS................................................................................................ 19
2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym - glucosidase........20
2.3.3. Phương pháp gây đái tháo đường trên chuột béo phì......................... 21
2.3.4. Đánh giá tác dụng hạ glucose của dịch chiết lá chè đắng..................22
2.3.5. Đánh giá tác dụng hạ lipid máu của dịch chiết lá chè đắng...............23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ....................................................................................... 25


3.1. KẾT QUẢ CỦA CHIẾT CAO DƯỢC LIỆU....................................................... 25
3.2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU CAO CHIẾT BẰNG GC- MS / MS....................25
3.3. KẾT QUẢ TÁC DỤNG ỨC CHẾ ENZYM -GLUCOSIDASE IN VITRO CỦA CAO
CHIẾT CHÈ ĐẮNG..................................................................................................................... 25
3.4. KẾT QUẢ GÂY ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TRÊN CHUỘT BÉO PHÌ........................... 28
3.4.1. Kết quả gây béo phì.............................................................................. 28
3.4.2. Kết quả gây ĐTĐ trên chuột béo phì................................................... 28

3.5. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BẰNG CAO CHIẾT........................................................ 29
3.5.1. Kết quả của cao chiết lá chè đắng trên khối lượng chuột..................29
3.5.2. Kết quả cao chiết lá chè đắng trên glucose máu.................................30
3.5.3. Kết quả cao chiết lá chè đắng trên lipid máu......................................31
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN..................................................................................... 33
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 36


MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại ngày nay, đái tháo đường đang là một trong những bệnh
có tỷ lệ mắc ngày càng tăng. Đái tháo đường đã trở thành một trong những nguyên
nhân tử vong hàng đầu tại các nước đang phát triển. Đái tháo đường gây ra nhiều
biến chứng nghiêm trọng như suy thận, hôn mê, hạ đường huyết, nhiễm trùng, cắt
cụt chi,... và ảnh hưởng tới cuộc sống của con người. Ở Việt Nam số người mắc đái
chiếm khoảng 1- 2.5% dân số và có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các bệnh nội tiết.
Con số này đang không ngừng tăng lên trong những năm gần đây. Bên cạnh đó cùng
với sự phát triển của kinh tế là sự gia tăng việc sử dụng thực phẩm không thích hợp,
chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý. Cùng với sự chưa có chế độ luyện tập thường xuyên
hay phổ biến hơn là không vận động khiến cho độ tuổi mắc đái tháo đường đặc biệt
là đái tháo đường typ 2 đang ngày càng giảm xuống.
Ngày nay, xu hướng chữa bệnh đó là quay về thiên nhiên. Mặc dù có nhiều
tiến bộ trong nghiên cứu phát triển thuốc tân dược nhưng q trình tìm ra các hợp
chất có chi phí cao và gây nhiều tác dụng phụ. Hầu hết các thuốc điều trị ĐTĐ hiện
nay trên thị trường đều có những tác dụng phụ. Ví dụ như nhóm Sulfonylureas gây
hạ đường huyết, run rẩy, đổ mồ hơi, chóng mặt. Nhóm Thiazolidinediones có thể gây
tăng cân, hạ glucose huyết, tăng cholesterol xấu trong máu. Nhóm thuốc ức chế
SGLT2 làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng và nhiễm nấm đường tiết niệu, nhiễm
toan. Do đó, xu hướng tìm tịi và phát triển các thuốc Đông y, thuốc Nam, kết hợp Y
học cổ truyền và y học hiện tại đang ngày càng phổ biến. Hơn nữa, Việt Nam với khí
hậu và địa hình đa dạng có một nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú. Các dược

liệu đã được sử dụng hàng nghìn năm và có nhiều tác dụng điều trị cũng như các tác
dụng tiềm năng. Hiện nay cũng có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng trên điều
trị đái tháo đường của nhiều loại thảo dược và đạt được nhiều tác dụng khả quan.
Điều đó cho thấy tiềm năng phát triển các loại dược liệu thành các thuốc hỗ trợ và
điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.
Lá chè đắng (Ilex kaushue) là một loại trà phổ biến ở nhiều nước châu Á như
Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản,… Theo Y học cổ truyền, lá chè đắng có nhiều tác
dụng như làm trí óc minh mẫn và mắt sáng, giải độc, giảm ho, đau họng; giúp lợi tiểu
phiền khát; kích thích tiêu hóa; giảm huyết áp, hạ đường huyết; kháng khuẩn, kháng
viêm. Lá chè đắng cũng được sử dụng để điều trị các chứng mất ngủ, mắt đỏ, nhức
đầu, đau răng. Các nghiên cứu phân lập các thành phần hóa học của

1


lá chè đắng cho kết quả có nhiều nhóm chất quý từ tự nhiên như saponin,
alkaloid, triterpenoid, phenolic, flavonoid, ...
Một số nghiên cứu trên thế giới đã cho thấy lá chè đắng có tác dụng hạ
đường huyết và giảm nồng độ lipid trong máu. Nhưng qua tìm hiểu thì Việt Nam
chưa có nhiều nghiên cứu chứng minh nhằm phát triển loại thảo dược này thành
các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Vì vậy, đề tài nghiên cứu khoa
học: “Nghiên cứu tác dụng điều trị đái tháo đường typ 2 của cao chiết lá chè đắng
(llex kaushue S. Y. Hu)” được thực hiện nhằm mục tiêu sau:
1.

Triển khai mơ hình chuột nhắt béo phì bị ĐTĐ typ 2.

2. Đánh giá tác dụng điều trị ĐTĐ typ 2 của cao chiết lá chè đắng trên
thực


nghiệm.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Đái tháo đường

1.1.1. Khái niệm
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [4].
1.1.2. Dịch tễ
Năm 2018, theo Liên đoàn đái tháo đường quốc tế (IDF) toàn thế giới có
khoảng 463 triệu người lớn đang mắc đái tháo đường, báo cáo cũng cho biết tỷ lệ
bệnh tiểu đường trên toàn cầu đã lên tới 9,3%, với hơn một nửa (50,1%) người
trưởng thành khơng được chẩn đốn. Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90%
tổng số người mắc bệnh tiểu đường. IDF ước tính đến năm 2045 có khoảng 629
triệu người mắc đái tháo đường, điều đó có nghĩa là cứ 10 người thì có mổ người
mắc bệnh đái tháo đường. Chi phí y tế liên quan đến đái tháo đường sẽ vượt quá
776 tỷ USD. Theo Hội Nội Tiết và Đái Tháo Đường Việt Nam, tỷ lệ ĐTĐ tại Việt
Nam là 5,5% (năm 2017) [29].
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
Đái tháo đường được phân loại theo nguyên nhân thành các loại chủ yếu sau:
Đái tháo đường nguyên phát
Đái tháo đường typ 1: do tế bào beta bị phá hủy nên bệnh nhân khơng

cịn hoặc cịn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (typ 1A), 5% vô căn (typ 1B)

Đái tháo đường typ 2: thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin
Đái tháo đường thai kì: được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3
tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng chứng về ĐTĐ typ 1, typ 2 trước đó

Đái tháo đường thứ phát: khiếm khuyết trên nhiễm sắc thể, bệnh lý
tuyến tụy, do thuốc, hóa chất,...
Bệnh cũng khơng có ngun nhân chun biệt nào. Trong khi đái tháo đường
typ 1 được cho là do các tế bào beta bị phá hủy hay do cơ chế tự miễn thì các yếu tố
được cho là gia tăng nguy cơ ĐTĐ typ 2 là tuổi, béo phì, ít vận động. Chế độ ăn
nhiều chất đường, chất béo, ít vận động cùng với tuổi cao gặp ở hầu hết các đối
tượng mắc đái tháo đường. Yếu tố di truyền cũng là một trong những yếu tố ảnh
hưởng tới bệnh ĐTĐ typ 2. Tỷ lệ hai người sinh đôi cùng trứng mắc ĐTĐ lên tới
90%. Hầu hết những người ĐTĐ typ 2 trong gia đình đều có người bị ĐTĐ [8].

3


Bảng 1.1. Nguyên nhân gây ĐTĐ nguyên phát.
Các nguyên nhân

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố khởi phát

Yếu tố bệnh sinh

1.1.4. Cơ chế bệnh sinh và các biến chứng của đái tháo đường typ 2
Đái tháo đường typ 2 chủ yếu do hai cơ chế chính liên quan tới kháng insulin

và rối loạn tiết insulin [4, 37]. Kháng insulin là tình trạng giảm hoặc mất tính nhạy
cảm của cơ quan đích với insulin. Kháng insulin có thể do một số nguyên nhân như
tế bào beta đảo tụy tiết insulin bất thường, có chất đối kháng insulin lưu thông trong
máu như glucagon, cortisol, kháng thể kháng thụ thể insulin, resistin, TNF alpha
(Tumor Necrosis factor alpha), IL-6 (Interleukin-6).
Do tình trạng đề kháng insulin, nồng độ glucose trong máu tăng cao. Ở giai
đoạn đầu tế bào beta bù trừ và tăng tiết insulin trong máu. Nếu tình trạng đề kháng
insulin kéo dài và khơng giảm hoặc nặng dần, tế bào beta sẽ không tiết đủ insulin và
ĐTĐ typ 2 lâm sàng sẽ xuất hiện.
Tăng insulin máu bù trừ, tăng tiền chất khơng có hoạt tính proinsulin, mất
tính chất tiết insulin theo từng đợt là các nguyên nhân gây rối loạn tiết insulin.
1.1.5. Biến chứng bệnh đái tháo đường
Bệnh ĐTĐ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm gồm hai loại là: biến chứng
cấp tính hơn mê tăng đường máu và biến chứng mạn tính.
Biến chứng cấp tính như hơn mê nhiễm toan ceton và hơn mê tăng áp lực thẩm
thấu, hạ đường huyết. Nhiễm toan ceton đến tới toan hóa máu, gây rối loạn điện giải
trong và ngồi tế bào có thể dẫn tới hơn mê nếu không được điều trị tốt. Hạ đường

4


huyết cũng là một trong những tai biến thường gặp ở những bệnh nhân dùng quá
liều thuốc hoặc bệnh nhân dùng thuốc lúc đói hoặc bỏ bữa.
Các biến chứng mạn tính bao gồm các bệnh lý liên quan tới các mạch máu,
tim mạch và thần kinh. Xơ vữa động mạch vành, tăng huyết áp là những bệnh
thường xuất hiện sớm ở những người bị đái tháo đường. Đái tháo đường typ 2 cũng
làm tăng nguy cơ rối loạn lipid máu bao gồm tăng triglycerid, cholesterol toàn phần,
tăng LDL cholesterol, giảm HDL cholesterol. Cùng với đó là sự tổn thương các
mạch máu nhỏ, tăng tính thấm mao mạch và mao mạch dễ vỡ gây nên bệnh ở các
cơ quan như võng mạc, thận, thận kinh [15].

1.1.6. Các thuốc điều trị
Đối với bệnh nhân đái tháo đường typ 1, do tế bào beta đảo tụy đã bị phá hủy
khơng cịn chức năng tiết insulin. Do đó bệnh nhân cần điều trị bằng cách bổ sung
insulin thường xuyên, suốt đời.
Bệnh nhân đái tháo đường typ 2, ngồi một số thuốc điều trị thì cần kết hợp
một số biện pháp như tuân thủ lối sống lành mạnh, dinh dưỡng hợp lý và tăng
cường luyện tập thể lực. Do mỗi bệnh nhân đái tháo đường typ 2 thường mắc kèm
thêm một hoặc một số bệnh lý khác nữa nên có thể phải kết hợp một số thuốc để đạt
được mục tiêu điều trị [1, 4].
Hiện nay có các nhóm thuốc chính trong điều trị đái tháo đường đó là:
Insulin: Insulin được sử dụng ở bệnh nhân ĐTĐ typ 1 và cả ĐTĐ typ
2 khi có triệu chứng thiếu insulin hoặc khơng kiểm sốt được glucose
huyết.
Nhóm thuốc kích thích tụy bài tiết insulin: nhóm sulphonylurea
(glicazid, glibenclamid, glimepirid, …)
Nhóm thuốc làm tăng nhạy cảm insulin ở ngoại vi, giảm đề kháng
insulin như nhóm biguanide (metformin) nhóm thiazolidinedion
(pioglitazone)
Thuốc ức chế hấp thu glucose thông qua ức chế enzym α-glucosidase
như: acarbose, voglibose, miglitol,... làm chất đường trong ruột được
hấp thụ chậm vào cơ thể và đường ngay sau khi ăn sẽ khơng tăng cao
trong máu.
Thuốc có tác dụng incretin: thuốc ức chế enyme DPP-4, thuốc đồng
vận thụ thể GLP-1
Thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển SGLT2
1.2.
Bệnh béo phì

5



1.2.1. Vài nét về béo phì
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thừa cân và béo phì là tình trạng
tích lũy mỡ q mức hoặc khơng bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến
mức ảnh hưởng tới sức khỏe [19].
Sự phát triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, cung nhiều
hơn cầu, kết hợp phong cách sống tĩnh tại nhiều hơn vận động, dẫn đến tình hình
béo phì tǎng lên với tốc độ báo động, không những ở các quốc gia phát triển, mà
còn ở các quốc gia đang phát triển.
Ngày nay, Tổ chức Y tế thế giới thường dùng chỉ số khối cơ thể (Body Mass
Index - BMI) để nhận biết tình trạng gây béo của cơ thể giữa cân nặng và chiều cao.
Cơng thức BMI
BMI=W/(H)
Trong đó:
W cân nặng (kg)

H chiều cao (m)
Đối với người châu Á, từ nghiên cứu thức tế tiêu chuẩn phân loại béo phì
như bảng 1.2
Bảng 1.2: Phân loại mức độ cân nặng theo BMI
Loại
Gầy
Bình thường

Tăng cân

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân và béo phì là những yếu tố
nguy cơ chính đối với các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim mạch, ung thư.
Thường gia tăng đáng kể ở các nước thu nhập cao nhưng ngày nay lại có chiều gia
tăng ở nước thu nhập trung bình và thấp, nhất ở các thành thị.

1.2.2. Ngun nhân gây bệnh béo phì
Có nhiều ngun nhân gây ra béo phì. Có thể chia làm ba nhóm ngun nhân
chính là mơi trường, di truyền và nội tiết.

6


Yếu tố môi trường: Là những yếu tố liên quan tới việc mất cân bằng
năng lượng do ăn quá nhiều calo hoặc hoạt động thể lực không đủ để tiêu tốt hết
lượng calo dẫn tới tích lũy mỡ.
Nguyên nhân nội tiết: thường là hậu quả gián tiếp của một số bệnh lý
khác như hội chứng Cushing: phân bố mỡ nhiều ở mặt, cổ, bụng trong khi tứ chi
gầy; u tiết insulin: tăng cảm giác ngon miệng và tăng tân sinh mơ mỡ từ glucid; suy
giáp: béo phì do chuyển hóa cơ bản giảm.
Di truyền: có bằng chứng cho thấy di truyền có đóng vai trị trong
bệnh béo phì, như gia đình có bố và mẹ béo phì thì con bị béo phì đến 80%, có bố
hoặc mẹ béo phì thì con béo phì thấp hơn 40%, và bố mẹ khơng béo phì thì chỉ 7%
số con bị béo phì.
1.2.3. Mối quan hệ giữa béo phì và kháng insulin trong ĐTĐ typ 2
Insulin là hormone protein có bản chất acid, tan trong nước, không qua được
màng tế bào mà gắn vào các receptor (thụ thể) đặc hiệu ở màng (glocoprotein). Sau
khi insulin kết hợp với thụ thể đặc hiệu có tác dụng như protein kinase, tự
phosphoryl hóa và làm tăng tốc độ vận chuyển glucose qua màng tế bào.
Các lipid và acid béo tự do thúc đẩy kháng insulin theo 3 con đường chính:
Hoạt hóa con đường mTOR, tăng béo tự do và các adipikin (do các tế bào của mô
mỡ tiết ra).
Hoạt hóa con đường mTOR (mamnadia large of the rapamycin) thúc đẩy
kháng insulin và ĐTĐ typ 2: mTOR làm phosphoryl hóa serine của các insulin
receptor substrates (Các chất thụ thể insulin) bằng cách hoạt hóa S6 Kinase 1
(S6K1) làm IRS khơng có khả năng hoạt hóa P13K (phosphatidyl inositol 3 kinase) và protein Akt (là mục tiêu của con đường chuyển hóa insulin). Các chất

dinh dưỡng dư thừa làm thúc đẩy kháng insulin bằng cách hoạt hóa protein kinase
của con đường mTOR. Con đường mTOR/S6K1 được hoạt hóa, ức chế gen PGC1
(proliferacer – activated receptor coactivator- 1) biểu hiện, làm năng lượng ti thể
giảm thụ dẫn đến béo phì.
Tăng acid béo tự do gây kháng insulin: Nồng độ glucose trong mức bình
thường thì acid béo tự do được vận chuyển trong ti thể qua enzym carnitinepaliaytoyl transfe-1 (CPT-1) và được oxy hóa một phần nhỏ. Nhưng với bệnh nhân
béo phì khi nồng độ glucose và acid béo đểu tăng cao, tế bào sẽ sử dụng năng lượng
của acid béo tự do, vì vậy tăng tạo thành LC-CoA (long chair-CoA) trong bào tương
mà LC-CoA làm ức chế tế bào sử dụng glucose, gây kháng insulin và ức chế tổng
hợp glycogen từ glucose, tăng tổng hợp triglyceride [10].

7


1.3.

Tổng quan về enzyme

- glucoside

Enzym là chất xúc tác sinh học có trong tất cả các tế bào sinh vật. Enzym có
bản chất là protein, giúp thúc đẩy q trình trao đổi chất cũng như thúc đẩy các
phản ứng hóa học ở múc cao mặc dù điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH.
Enzym có tính đặc hiệu và chọn lọc rất cao đối với các cơ chất [12].
1.3.1. Danh pháp và phân loại
Enzym 1-glucosidase (EC 3.2.1.20) còn có những tên gọi khác như maltase,
glucoinvertase, glucosidosucrase, maltase glucoamylase, - glucopyranosidase,
glucosidoinvertase, -D-glucosidase, - glucoside hydrolase, - 1,4-glucosidase, - Dglucoside glucohydrolase.
Enzym phân bố chủ yếu trong màng bề mặt đường ruột, tham gia vào q
trình tiêu hóa [17].

Enzym - glucosidase là enzym một thành phần, có hoạt tính exohydrolysis.
Carbohydrat sau khi vào cơ thể được phân cắt thành glucose. Enzym - glucosidase
xúc tác phản ứng cắt đứt liên kết 1,4- -glycosid ở đầu tận của carbohydrate giải
phóng các phân tử -D-glucose.
Enzym -glucosidase là một trong những enzym thuộc lớp glycoside
hydrolase. Glycoside hydrolase là một lớp các enzym thường tách liên kết glycoside
giữa 2 phân tử carbohydrate. Các enzym này có khả năng bẻ gãy các liên kết
glycoside nhanh hơn 1017 lần so với phản ứng khơng có enzym xúc tác [23].
1.3.2. Các chất ức chế enzyme

- glucosidase

Các chất ức chế enzym là các chất làm thay đổi hoạt tính enzym có thể là ion
kim loại, hợp chất hữu cơ phân tử nhỏ, protein,… Chất ức chế theo hai cơ chế chính
là ức chế cạnh tranh hoặc khơng cạnh tranh [12].
Có thể phân loại các chất ức chế thành hai nhóm chính là các chất ức chế
tổng hợp và các hợp chất tự nhiên.
Các chất tổng hợp
Các thuốc làm giảm đường huyết sau ăn như: acarbose, miglitol, voglibose
đang được sử dụng rộng rãi như thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 [4]. Cơ chế hoạt
động của các thuốc này là ức chế cạnh tranh với enzym - glucosidase ở ruột. Tuy
nhiên thường có tác dụng phụ như đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn,…
Các chất tự nhiên
Hiện nay, người ta đã tìm ra một số các hợp chất ức chế enzym - glucosidase
như: flavonoid, anthocyanidin, isoflavone, phenolic, curcuminoids, terpinoid... Các

8


hợp chất này có nhiều tiềm năng đồng thời có ít tác dụng khơng mong muốn. Việc

tìm kiếm và nghiên cứu về các hợp chất này cũng đang rất được quan tâm trên tồn
thế giới [40].
1.4. Mơ hình đái tháo đường thực nghiệm
Thử nghiệm ĐTĐ trên mơ hình động vật là điều cần thiết để nâng cao kiến
thức và hiểu biết về các khía cạnh khác nhau của cơ chế bệnh sinh cũng như tìm ra
các liệu pháp chữa trị mới và hiệu quả. Các nghiên cứu thực nghiệm trên động vật
chủ yếu là loài gặm nhấm với nhiều ưu điểm như là: kích thước nhỏ, khoảng cách
thế hệ ngắn, dễ ni, tính sẵn có, tiết kiệm. Các phương pháp đã được sử dụng để
gây bệnh đái tháo đường ở động vật thí nghiệm là sử dụng tác nhân hóa học, phẫu
thuật, di truyền. Trong đó sử dụng tác nhân hóa học mà cụ thể là alloxan và
streptozoxin là được sử dụng phổ biến nhất [32].
Streptozotoxin
Streptozocin (STZ) là một hợp chất hóa học thuộc nhóm glucosamine
nitrosorea, có cơng thức hóa học là C 8H15N3O7 tồn tại trong tự nhiên và có khả
năng gây độc đặc hiệu với tế bào đảo tụy sản xuất insulin ở động vật có vú. STZ
gây ra ĐTĐ ở hầu hết các loài và được sử dụng phổ biến nhất để gây ra ĐTĐ ở
chuột [24, 26, 33].
Cơ chế gây độc: STZ xâm nhập vào tế bào đảo tụy thông qua kênh vận
chuyển glucose GLUT2, và gây ra sự alkyl hóa axit deoxyribonucleic (DNA).
Ngồi ra STZ cịn gây kích hoạt sự ribosyl hóa poly adenosin diphosphat và giải
phóng nitric oxid. Kết quả là tế bào tụy bị phá hủy do hoại tử [32].
Tùy vào liều lượng STZ và cách thức tiến hành tiêm thuốc mà có thể gây mơ
hình động vật bị ĐTĐ typ 1 hoặc ĐTĐ typ 2. Liều trên chuột nhắt dao động từ 50 150 mg/kg, trên chuột cống dao động từ 40 -100 mg/kg [20, 27].
Một vấn đề khi sử dụng STZ là tác dụng độc hại của nó khơng giới hạn tuyến
tụy vì nó có thể gây tổn thương thận, gây êm và rối loạn chức năng nội mô.
Alloxan
Alloxan (2,4,5,6-tetraoxypyrimidine; 2,4,5,6-pyrimidinetetrone) là một
pyrimidine được oxy hóa. Dẫn xuất có dạng hydrat alloxan trong dung dịch nước.
Alloxan và các sản phẩm khử của nó (điển hình là dialuric axit) thiết lập một
q trình oxy hóa khử hình thành các gốc superoxide. Các gốc này chuyển hóa

thành hydrogen peroxide. Tác động của các loại gốc tự do, phản ứng oxy hóa khử
cùng với sự gia tăng đồng thời nồng độ canxi trong tế bào gây ra sự phá hủy nhanh
chóng các tế bào β [32, 57].

9


1.5.

Cây chè đắng

1.5.1. Tên gọi
Tên khoa học: Ilex kaushue S. Y. Hu
Tên gọi khác: Chè khôm, khổ định trà
Họ: Trâm bùi (Aquifoliaceae)
Chi Ilex gịm khoảng 400-600 lồi, thuốc thể lưỡng bội phân bố chủ yếu ở
châu Á, châu Âu, Bắc Phi, Bắc Mỹ [14].
1.5.2. Đặc điểm thực vật
Cây gỗ xanh quanh năm cao trung bình 6-20m cây cao có thể tới 35m.
Đường kính thân khoảng 20-60 cm, những cây cổ thụ có đường kính có thể lên tới
120cm. Cành thơ, khơng có lơng, màu hơi nâu, nhánh non có nhiều gờ nhỏ. Lá đơn
dài khoảng 11-17cm, rộng khoảng 4-6 cm, mọc so le. Lá có hình thn dài, mũi hơi
nhọn, gốc lá hẹp dần, mép lá có răng cưa nhỏ tương đối đều nhau. Mặt trên lá màu
lục sẫm, mặt dưới màu nhạt hơn, khơng có lơng. Cuống lá dài từ 2 tới 2.5 cm [9].

Hình 1.1: Hình ảnh cây chè đắng ngoài tự nhiên
Chè đắng ta hoa vào khoảng tháng 2 - 4, có quả chín tháng 6 tới tháng 2 năm
sau. Hoa đơn tính. Cụm hoa đực có trục dài cỡ 1cm, dạng ngù, thường có 20-30 hoa

10



có cuống mảnh dài 4-5mm; dài hoa có đường kính cỡ 3mm; lá dài 4, hình trứng
hoặc hình trịn dạng tam giác; cánh hoa dài 3,5-4mm; nhị ngắn hoặc dài bằng cánh
hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả, gồm 3-9 hoa, có cuống thơ, dài 4-6mm. Quả hạch
gần hình cầu, đường kính cỡ 1cm, ở trên cuống ngắn 2-3mm, khi chín màu đỏ. Hạt
hình thn, dài 7mm, rộng 4mm, mặt lưng và mặt trên có vân và rãnh dạng mắt lưới
[2, 35].
Bộ phận dùng: chủ yếu là lá cây [5].
1.5.3. Phân bố, sinh thái
Phân bố: Trên thế giới chè đằng phân bố nhiều ở các tỉnh Trung Quốc như
Hồ Nam, Hán Nam, Quảng Đông, Quảng Tây. Ở nước ta, cây chè đắng phân bố ở
một số vùng thuộc tỉnh Cao Bằng, Lào Cai, Hịa Bình, Ninh Bình.
Chè đắng thường mọc ở các vùng rừng thường xanh, rừng thưa, ven sông
suối. Cây mọc chủ yếu ở độ cao từ 600-900m
1.5.4. Thành phần hóa học
Đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu về thành phần hóa học của cây
chè đắng. Các hợp chất có trong cây là saponin, alkaloid, triterpenoid, phenolic,
flavonoid và axit hữu cơ đã được cô lập từ lá cây. Trong đó phải kể đến một số poly
phenol có hoạt tính như là hydroxycasein, axit protocatechuic, rutin, axit
neochlorogenic, axit chlorogenic, axit cryptochlorogenic, axit caffeic và axit
isochlorogenic [7, 34, 41], …
Triterpenoids và Glycoside của chúng
Trong lá chè đắng triterpene kiểu ursane như aglycones được coi là thành
phần đặc trưng nhất. Ngoài ra, lá chè đắng cũng chứa các triterpen loại oleanane và
lupin và glycoside [35].
Trong các loài cùng chi, chè đắng có chứa hàm lượng saponin cao nhất [34].
Các kudinoside cũng đã được phân lập nhờ HPLC như kudinoside A, D và F [41, 47].
Polyphenol
Thơng qua các phân tích sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), sắc ký lỏng phối

phổ (LC-MS) và sắc kí khí khối phổ song song (GC- MS/MS) đã phát hiện axit
chlorogenic, axit cryptochlorogenic và axit isochlorogenic A, B và C là các
polyphenol chính trong lá chè đắng [51]. Ngoài ra, Các hợp phất polyphenol chiếm
ưu thế nên tới > 75% là axit isochlorogenic A, B và C [51]. Các hợp chất này có
nhiều tiềm năng để làm cơ sở đánh giá chất lượng của lá chè đắng.

11


Tại Việt Nam, một số nghiên cứu về thành phần hóa học của lá chè đắng cũng
đã được thực hiện Vũ Anh Thơ và Trần Lê Quan đã cô lập và xác định các hợp chất

1 uvaol

Kudinoside A

Kudinoside D

Axit caffeic
Quercetin

12


Hình 1.2: Cơng thức một số hợp chất trong lá chè đắng
triterpen saponin: kudinoside A, kudinoside C, kudinoside D, kudinoside E,
latifoloside G [16].
Nguyễn Văn Hậu và Lê Ngọc Thức đã cô lập và xác định hai hợp chất là
quercetin và axit dihyfrocaffeic [7].
Trương Thị Huỳnh Hoa và các công sự đã phân lập được các uvaol, 3β,

stigmast-5-en-yl-β-D-glucopyranoside và các kudinoside [28].
1.5.5. Công dụng
1.5.5.1.

Theo y học cổ truyền

Theo Y học cổ truyền, chè đắng có vị đắng hơi ngọt, tính mát, có tác dụng
phát tán phong nhiệt, trừ phiền khác. Y học dân gian thường dùng lá và búp chè làm
thuốc. Lá non và búp non sao thành trà uống, lá già hái về loại bỏ cuống thô, phơi
khô dùng nấu uống. So với chè xanh, nước lá chè đắng trong hơn, màu nhạt hơn [9].
Lá chè đắng được sử dụng trong Y học cổ truyền với nhiều tác dụng như làm
trí óc minh mẫn và mắt sáng, giải độc, giảm ho, đau họng; giúp lợi tiểu phiền khát;
kích thích tiêu hóa; giảm huyết áp, hạ đường huyết; kháng khuẩn, kháng viêm; trị
các chứng mất ngủ, mắt đỏ, nhức đầu, đau răng.
Liều dùng thông thường theo Y học dân gian là từ 3 -10g; thường sắc lấy
nước uống hoặc dùng ngoài. Liều dùng ngồi có thể lơn hơn tầm 5-20g.
1.5.5.2.
Theo y học hiện đại
Tác dụng chống oxy hóa
Chè đắng có hoạt tính chống oxy hóa rất tốt. Các nghiên cứu cho thấy trong
chè đắng có nhiều hợp chất của axit phenolic là hợp chất chịu trách nhiệm chính
cho tác dụng chống oxy hóa. Phương Thiện Thương và các cộng sự đã phát hiện ra
rằng chiết xuất etyl axetat có hoạt tính chống oxy hóa đáng kể. Chiết xuất có khả
năng thu dọn các gốc tự do chống lại DPPH chống lại DPPH (IC 50 16,3 μg / ml),
-

OH• (IC50 27,3 μg / ml), O2 • (IC50 1,3 μg / ml). Phân đoạn chiết etyl axetat cũng
cho thấy tác dụng ức chế mạnh mẽ q trình peroxy hóa ở ty thể gan chuột (IC 50 7,1
μg / ml) và bảo vệ đáng kể chống lại q trình oxy hóa LDL qua trung gian của gốc
2+


tự do Cu • (IC50 1,4 μg / ml) hoặc AAPH (IC50 4,8 μg / ml) [42, 55].
Liều 200 mg/kg polyphenol được chiết xuất từ lá chè đắng cho thấy tác dụng
tăng các chất chống oxy hóa như superoxide dismutase (SOD), glutathione
peroxidase (GSH-Px) và glutathione (GSH) và giảm nồng độ các gốc tự do như
NO, malonaldehyde (MDA) trên chuột [53].

13


Cung cấp một chế độ ăn giàu chất béo hoặc nhiều fructose cho chuột có thể dẫn
đến tăng cường quá trình peroxy hóa lipid và stress oxy hóa cao hơn ở gan. Việc sử
dụng chiết xuất ethanol từ lá chè đắng đã được báo cáo là giảm tình trạng oxy hóa

ở gan và tăng mức độ của các enzym chống oxy hóa nội sinh, bao gồm SOD và
GSH-Px [22].
Hơn nữa, hoạt động chống oxy hóa của lá chè đắng cũng được báo cáo là có
hiệu quả trong phịng ngừa viêm đại tràng ở chuột. Cũng trong nghiên cứu này,
Xingyao Long và các cộng sự đã chỉ ra rằng polyphenol trong lá chè đắng làm giảm
stress oxy hóa và tăng hoạt động của mARN của các gen mã hóa enzym chống oxy
hóa trong mơ ruột kết bao gồm Mn-SOD, Cu / Zn-SOD, GSH-Px và CAT. Điều này
cho thấy một phương thức hoạt động của các polyphenol là gián tiếp thông qua việc
điều chỉnh biểu hiện của các gen mã hóa các enzym chống oxy hóa [36].
Tác dụng điều trị đái tháo đường
Đã có một sơ nghiên cứu cho thấy lá chè đắng có tác dụng tốt trên chuột đái
tháo đường. Ví dụ như nghiên cứu tại Trung Quốc của Chengwu Song và các cộng
sự đã cho thấy sự làm giảm đáng kể mức độ tăng đường huyết và lipid máu, đồng
thời điều hòa đáng kể các enzym 3-Hydroxy-3-methylglutaryl coenzyme A
reductase và glucokinase trên chuột bị đái tháo đường typ 2 do alloxan gây ra [38].
Mặt khác, các dẫn xuất polyphenol và axit caffeoylquinic được điều chế từ lá

chè đắng có tác dụng ức chế hoạt động của enzym α-glucosidase với giá trị IC50 là
0,16-0,39 mg / mL [46].
Nghiên cứu in vitro trên tế bào Caco 2, Zheng Wang và các cộng sự cũng
cho thấy sự hấp thụ glucose của tế bào Caco 2 bị ức chế đáng kể bởi chiết xuất nước
lá chè đắng [44].
Tác dụng hạ lipid máu
Một số nghiên cứu cho thấy chè đắng chứa một số hoạt chất có thể giảm
nồng độ lipid máu. Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có đối chứng của nhóm
nghiên cứu Hà Thị Hồng Linh và các cộng sự cho thấy chế phẩm TMA gồm giảo cổ
lam, chè đắng, hòe, ngưu tất, nghệ cho tác dụng giảm đáng kể các chỉ số LDL,
triglycerit, cholesterol toàn phầm và tăng đáng kể HDL. Cao chiết toàn phần từ lá
cây chè đắng cũng được Chengwu Song và các cộng sự cho thấy tác dụng hạ lipid
máu trên chuột mắc hội chứng béo phì. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy tác
dụng tăng nồng độ HDL trong huyết thanh chuột và chỉ số sinh xơ vữa (AI) đã giảm
đáng kể trên chuột sau khi dùng cao chiết lá chè đắng [39].

14


Cao chiết lá chè đắng liều 50 mg/kg thể trọng đã được Shengjie Fan và các
cộng sự chứng minh được là có tác dụng ngăn chặn sự tăng trọng của cơ thể, giảm
kích thước của tế bào mỡ, giảm triglycerid huyết thanh, cholesterol, LDLcholesterol, mức đường huyết lúc đói và dung nạp glucose ở chuột được cho ăn với
chế độ ăn nhiều chất béo [25].
Chiết xuất ethanol của lá chè đắng cũng đã chứng minh là cải thiện các thông
số cholestrol toàn phần, cũng như LDL- C ở những con chuột ăn một chế độ giàu
chất béo [25].
Mặt khác, lysoglycerophospholipid là một dấu ấn sinh học tiềm năng đối với
chứng tăng lipid máu. Chúng hoạt động mạnh nhất bắt nguồn từ việc thủy phân loại
bỏ một trong các axit béo khỏi màng phospholipid. Shi và cộng sự đã thí nghiệm
điều trị bằng saponin có nguồn gốc từ lá chè đắng đã làm tăng hàm lượng

lysoglycerophospholipid so với những con chuột chỉ nhận chế độ ăn giàu chất béo.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những con chuột bị tăng lipid máu có mức
độ giảm của lysoglycerophospholipid với mức độ khơng bão hịa cao hơn những
con chuột sử dụng saponin từ lá chè đắng.
Nghiên cứu của Yanyun Che và các cộng sự thì chỉ ra rằng kudinoside D đã điều
hịa các yếu tố phiên mã tạo mỡ thơng qua sự phosphoryl hóa của protein kinase hoạt
hóa AMP và tăng biểu hiện phosphoryl hóa-acetyl CoA carboxylase đích [21].
Tác chống ung thư
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và chỉ ra rằng cao chiết lá chè đắng có
nhiều đặc tính chống ung thư. Kai Zhu và các cộng sự đã chỉ ra tác dụng chống ung thư
của lá chè đắng trên tế bào ung thư buổi mô lưỡi người TCA8113. Nghiên cứu cho thấy
ở nồng độ 200 μg / ml, lá chè đắng có tác dụng ức chế đến 75% sự tăng sinh trong tế
bào TCA8113, cao hơn so với nồng độ 100 μg / ml (đạt 41%). Chè đắng cũng có tác
dụng chống di căn đối với các tế bào ung thư thông qua giảm biểu hiện của
metalloprotease nền gia tăng biểu hiện của chất ức chế mô của metalloproteinase. Trên
mơ hình chuột ung thư niêm mạc, lá chè đắng cũng làm giảm thể tích khối u so với
những con chuột không được lá chè đắng [56]. Ở nồng độ 200 μ g / ml, Kudecha ức
chế 81% sự phát triển của tế bào ung thư biểu mô tuyến vú MCF-7 [54].
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy tại các nồng độ 25, 50 và 100 μg / mL
polyphenol chiết xuất lá chè đắng ức chế sự tăng sinh tế bào của dịng tế bào ung thư
biểu mơ tế bào vảy ở người. Trong đó nồng độ 100 μg / mL cho thấy khả năng ức chế
cao nhất là 72.3%. Bằng các thực nghiệm RT-PCR và Western blot, Xin Zhao và các
cộng sự chỉ ra cơ chế hoạt động của các polyphenol này gây ra quá trình apoptosis

15


bằng cách điều chỉnh caspase-3, caspase-8, caspase-9, Fas / FasL, Bax, p53, p21,
E2F1, p73 và điều chỉnh giảm Bcl-2, Bcl-xL, HIAP-1, và HIAP-2 mRNA và biểu
hiện protein [52].

Tác dụng khác
Tác dụng giải độc: Nghiên cứu của Lương Thị Hồng Vân và Nông Thanh
Sơn cho thấy dịch chiết lá chè đắng có tác dụng đáng kể đối với nhiễm sắc thể trên
chuột nhắn trắng bị nhiễm độc 2,4D [18].
Tác dụng chống viêm: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng chống viêm của
cao chiết lá chè đắng. Ví dụ như nghiên cứu của Xin Zhao và các cộng sự đã cho
thấy nồng độ cao của cao chiết chè đắng có tác dụng giảm nồng độ cytokine tiền
viêm trong huyết thanh, interleukin 6 và yếu tố hoại tử khối u, đồng thời ức chế tổn
thương dạ dày do viêm trên chuột [50].
1.5.6. Tính an tồn của lá chè đắng
Chè đắng cung cấp một giải pháp tiềm năng an toàn. Các nghiên cứu ở chuột
liều lên đến 10.000 mg / kg dùng đường uống trong 14 ngày, thì tỷ lệ tử vong đều
khơng vượt quá 50%. Điều này cho thấy LD 50 của chè đắng cao hơn 10.000 mg / kg
[48].
Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Svenja Wüppe và các cộng sự gần đây trên
mơ hình chuột ăn nhiều chất béo phát hiện ra rằng việc bổ sung cao chiết lá chè
đằng và γ-cyclodextrin trong 6 tuần làm tăng khối lượng gan và tăng nồng độ
cholesterol trong huyết tương so với nhóm chuột đối chứng [45].
Ngoài ra các nghiên cứu ở nồng độ cho tác dụng đều chưa ghi nhận các tác
dụng không mong muốn đáng kể nào.

16


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Mẫu thực vật

Nguyên liệu là lá cây chè đắng được thu hái tại Cao Bằng vào tháng 8 năm
o

2020. Lá được rửa sạch, sấy khô ở nhiệt độ 50 C tới khối lượng không đổi và được
bảo quản trong túi nilong.

Hình 2.1: Lá cây chè đắng sau khi phơi khơ

Hình 2.2: Lá cây chè đắng sau khi cắt nhỏ, sấy khô
Mẫu nghiên cứu được bộ môn Dược liệu và Dược cổ truyền, trường Đại học
Y Dược giám định tên khoa học là Ilex kaushue S. Y. Hu thuộc họ Trâm bùi

17


×