Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

MẠCH LẠC TRONG DIỄN NGÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.91 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

ĐỀ TÀI:

MẠCH LẠC TRONG DIỄN
NGƠN

NHĨM SVTH: NHĨM 8
GVHD: PGs. TS TRỊNH SÂM

TP HỒ CHÍ MINH, 13-11-2017


DANH SÁCH NHÓM:
1.Nguyễn Thị Hương K40.601.050
2.Nguyễn Ngọc Minh Thư K40.601.127
3.Nguyễn Thị Huyền Diệu K40.601.016
4.Đặng Thị Huỳnh Như K40.601.105
5.Trượng Nữ Gia Quý K40.601.117
6.Ân Thị Nhung K40.601.101
7.Trần Thị Nhật Cương K40.601.015
8.Trương Thị Mai K40.601.073
9.Phạm Thị Ngọc Châu K40.601.013
10.Nguyễn Thị Thúy Ngọc K40.601.092
11.Lương Phát Đạt K40.601.023



MỤC LỤC


1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................................................1
1.1 Khái niệm và đặc điểm của diễn ngôn:............................................................................................1
1.1.1 Khái niệm:..................................................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm...................................................................................................................................2
1.2 Khái niệm mạch lạc..........................................................................................................................2
2. Mạch lạc trong diễn ngôn......................................................................................................................4
2.1 Khái niệm..........................................................................................................................................4
2.2 Các kiểu mạch lạc.............................................................................................................................5
2.2.1 Mạch lạc trong triển khai mệnh đề..........................................................................................5
2.2.2. Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ......................................................................................7
2.2.3 Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác..........................................................................................8
3. So sánh mạch lạc trong diễn ngơn nói và diễn ngơn viết....................................................................9
3.1 Mạch lạc trong diễn ngơn nói..........................................................................................................9
3.2 Mạch lạc trong diễn ngơn viết.......................................................................................................12
4. Phân biệt mạch lạc và liên kết.............................................................................................................14
Tài liệu tham khảo:......................................................................................................................17


1. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm và đặc điểm của diễn ngôn:
1.1.1 Khái niệm:
Khái niệm “diễn ngôn” được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học
nhắc đến khá nhiều, tuy nhiên vẫn chưa có sự nhất qn. Chúng tơi
xin trích ra một số khái niệm mà chúng tôi đã sưu tầm được từ các
nhà Ngơn ngữ học nước ngồi:
- “Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngơn
ngữ nói) lớn hơn một câu, thường cấu thành một chỉnh thể có tính
mạch lạc kiểu như một bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc
truyện kể”. (Crystal)
- “Diễn ngôn là những chuẩn ngôn ngữ được nhận biết là có nghĩa

thống nhất và có mục đích”. (Guy Cook)
- “Diễn ngôn là hiện tượng đứng ở hàng trung gian giữa lời nói, giao
tiếp, hành vi ngơn ngữ, ở phía này, và văn bản được định hình cịn
lưu lại trong “mẩu khơ khốc” của giao tiếp, ở phía kia”.(Vladimir
Karasik)
- “Diễn ngơn là chuỗi liên tục những phát ngơn, trong đó việc lí giải
nghĩa của mỗi phát ngơn lệ thuộc vào sự lí giải của những phát ngơn
trong chuỗi. Nói cách khác, sự giải thuyết tương đương một phát
ngôn tham gia diễn ngơn địi hỏi phải biết ngữ cảnh đi trước”.
(Bellert)
- “Diễn ngôn là sự kiện giao tiếp diễn ra giữa người nói và người
nghe (người quan sát…) trong tiến trình hoạt động giao tiếp ở một
ngữ cảnh thời gian, không gian, hay những ngữ cảnh khác nào đó.
Hoạt động giao tiếp này có thể bằng lời nói, bằng văn viết, những bộ
phận hợp thành của nó có thể bằng lời và không lời”. (Teun Adrianus
Van Dijk)
- “Diễn ngôn là một đoạn lời nói hữu tận bất kì, tạo thành một thể
thống nhất xét từ quan điểm nội dung, được truyền đạt cùng với
những mục đích giao tiếp thứ cấp, và có một tổ chức nội tại phù hợp

1


với những mục đích này, vả lại (đoạn lời này) gắn bó với những nhân
tố văn hóa khác nữa, ngồi những nhân tố có quan hệ đến bản thân
ngơn ngữ”.(Barthes)
- “Diễn ngơn là một q trình giao tiếp. Kết quả về mặt tình huống
của quá trình này là sự thay đổi trong sự thể hiện: thông tin được
chuyển tải, các ý định được làm rõ, và sản phẩm của quá trình này
là Văn bản”.(Widdowson)

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu một cách tổng quát: Diễn ngôn
là thực tiễn giao tiếp của con người trong xã hội. Nhấn mạnh thực
tiến giao tiếp xã hội để phân biệt với lời nói cá nhân. Mọi lời nói cá
nhâ n đều phụ thuộc vào diễn ngôn xã hội. Hoạt động diễn ngôn xã
hội thể hiện một trạng thái ngôn ngữ, tri thức, quyền lực trong xã hội
của diễn ngơn đó mà các cá nhân đều phụ thuộc vào.
1.1.2 Đặc điểm
Cụ thể diễn ngôn có các đặc điểm sau đây:
1. Diễn ngơn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con
người, thế giới,về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu
hiện thành hình thức ngơn ngữ, như các cuộc thảo luận, tranh
tụng, phát biểu, diễn thuyết, diễn đạt thành khía niệm, cụm từ,
hệ thống các từ ngữ, các thuật ngữ, phạm trù, các từ then
chốt, thể hiện hệ thống tri thức thịnh hành, chân lí phổ biến
trong xã hội. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn
ngữ.
2. Diễn ngôn không phải là cách nói thế nào trong tương quan với
nói cái gì, khơng phải là hình thức. Diễn ngơn là hiện tượng tư
tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản
thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện
thành diễn ngơn. Ngồi diễn ngơn, tư tưởng khơng tồn tại. Do
đó nghiên cứu diễn ngơn chính là nghiên cứu tư tưởng.
3. Chức năng của diễn ngôn là kiến tạo bức tranh thế giới bằng
ngôn ngữ, là gọi tên các sự vật, hiện tượng. Chức năng diễn
ngơn là kiến tạo sự thật, chân lí.
4. Diễn ngôn kiến tạo bức tranh thế giới, sự thật, chân lí theo các
quy tắc, cơ chế của nó, ví như thẩm quyền của chủ thể, của
ngữ cảnh, của quan hệ giao tiếp, của chiến lược, trật tự nhất
định. Vì thế nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu các cơ chế
kiến tạo đó.

5. Diễn ngơn là hiện tượng giao tiếp cho nên nó là tiếng nói của
một chủ thể quyền lực trong xã hội. Như thế nghiên cứu diễn

2


ngơn là đi tìm xem các chủ thể xã hội đứng đằng sau diễn
ngơn, xem đó là tiếng nói của ai, vào thời điểm nào.
6. Diễn ngôn là hiện tượng siêu văn bản, liên văn bản, nó thể hiện
trong các văn bản nhưng không đồng nhất với văn bản, không
giới hạn trong các văn bản. Nó gắn với chủ thể diễn ngơn, song
khơng có tác giả cụ thể.
1.2 Khái niệm mạch lạc

K.Wales cho rằng: “Mạch lạc được coi là một trong những điều kiện hoặc
những đặc trưng hàng đầu của một văn bản: ngồi mạch lạc, một văn bản khơng
đích thực là một văn bản”. Đối với một văn bản, mạch lạc vừa là điều kiện cần
vừa là điều kiện đủ. Nếu khơng có mạch lạc thì một chuỗi câu không thể trở
thành một văn bản được.
Trên thế giới đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về mạch lạc, có thể kể đến
cơng trình của các tác giả Widdowson, Green, Edmoson, Gullian Brown, David
Nunan… Tuy nhiên các cách hiểu về mạch lạc cho đến nay vẫn chưa có sự
thống nhất hoàn toàn trên cơ sở khoa học. Sau đây là một số định nghĩa về mạch
lạc do các nhà ngôn ngữ học đưa ra:
“Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngơn được tiếp nhận như là có mắc vào
nhau chứ không phải là một tập hợp câu và phát ngơn khơng có liên quan với
nhau”. (D.Nunan)
“Mạch lạc (coherence), hiểu một cách chung nhất, là đặc tính của sự tích hợp
văn bản, tức là cái đặc tính bảo đảm cho các yếu tố khác nhau trong một văn
bản khớp được với nhau trong một tổng thể gắn kết”. (D.Togeby)

“Mạch lạc được coi như phần còn lại (sau khi trừ liên kết) thuộc về ngữ cảnh
tình huống (context of situation) với những dấu nghĩa tiềm ẩn (registers).
(M.A.K Halliday & R.Hasan)
Khái niệm mạch lạc cũng được đề cập đến trong một số cơng trình nghiên cứu
Việt ngữ học.
Theo Từ điển tiếng Việt thì “Mạch lạc là dây mạch chạy trong người, nghĩa rộng
là cái gì liên tiếp nhau khơng dứt”. [Việt Nam Từ điển của Hội Khai Trí Tiến
Đức, dẫn theo Diệp Quang Ban, tr.165]; Theo Hoàng Phê, mạch lạc được xem
là “Sự nối tiếp theo một trật tự hợp lý giữa các ý, các phần trong nội dung diễn
đạt”.

3


Cao Xuân Hạo cho rằng: “Khi ngôn bản gồm từ hai câu trở lên, giữa các câu có
một quan hệ nhất định khiến chúng khơng phải là bất kì đối với nhau: giữa
chúng có một mạch lạc”.
Diệp Quang Ban quan niệm: “Cách nhìn chung nhất hiện nay là những từ ngữ
trực tiếp diễn đạt các quan hệ kết nối giữa các câu phát ngôn làm thành các tiểu
hệ thống (các phương tiện liên kết) thì được xếp vào liên kết, còn những mối
quan hệ kết nối nào thiết lập được thơng qua ý nghĩa giữa các câu thì thuộc về
mạch lạc”.
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Văn bản mạch lạc là văn bản ở đó người giải mã
có thể cấu trúc lại sơ đồ của người nói một cách hợp lý bằng cách suy luận
những mối liên hệ giữa các câu và những mối liên hệ riêng biệt của chúng với
những mục đích thứ cấp khác nhau trong sơ đồ giải thích, khiến cho sự khó hiểu
trở nên dễ hiểu”.
Khái niệm mạch lạc như nêu trên phần nào đã được các nhà ngôn ngữ xác định
một cách tương đối cụ thể. Để giúp người nói/ người viết cũng như người đọc/
người nghe có cơ sở nắm bắt được vấn đề một cách dễ dàng và chính xác thì nội

dung của văn bản phải xoay quanh một chủ đề lớn. Việc sắp xếp các câu văn
phải theo một trình tự hợp lý để đạt được mục đích cuối cùng là tập trung làm
sáng tỏ nội dung chủ đề chung. Đấy chính là mạch lạc văn bản.
Mạch lạc chính là mạng lưới quan hệ đã gắn các nội dung ý tưởng với nhau một
cách logic và chặt chẽ. Điều quan trọng là qua cách diễn đạt, người đọc/ người
nghe có thể tái hiện được toàn bộ dàn ý và dễ dàng hiểu được nội dung của văn
bản. Và một văn bản dễ hiểu hay khó hiểu chính là do mức độ diễn đạt mạch lạc
nhiều hay ít. Nội dung trình bày càng mạch lạc thì văn bản càng dễ hiểu và hiệu
quả giao tiếp càng cao.
Tóm lại, có thể hiểu về tính mạch lạc của một văn bản như sau: Một văn bản có
cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh thì tính mạch lạc càng cao; trong đó, nội
dung chủ đề được duy trì, triển khai đầy đủ, chính xác và các tầng nghĩa được
sắp xếp theo một trình tự hợp lý tạo nên sự gắn kết rõ ràng, chặt chẽ trong một
chỉnh thể.
2. Mạch lạc trong diễn ngôn
2.1 Khái niệm
Mạch lạc theo Giáo sư Diệp Quang Ban thì “ là một khái niệm có
ngoại diên bao quát rất rộng, nó bao gồm tất cả các kiểu cấu trúc có
4


bản chất khác nhau, liên quan đến mặt nghĩa và mặt sử dụng văn
bản”. Mạch lạc có mặt trong mạng mạch và rộng ra ngoài mạng
mạch. Điều này tương ứng với hai loại trong diễn ngơn là diễn ngơn
nói và diễn ngơn viết.
Đối với diễn ngơn viết thì về đặc điểm cơ bản của một văn bản với
hệ thống chữ viết được trau chuốt kỹ lưỡng. Nên mạch lạc ở đây
được hiểu “ là sự nối kết có tính chất hợp lí về mặt nghĩa và về mặt
chức năng, được trình bày trong quá trình triển khai một văn bản
( như một truyện kể, một cuộc thoại, một bài nói hay bài viết…),

nhằm tạo ra những sự kiện nối kết với nhau”
Đối với diễn ngơn nói thì bởi mang những đặc điểm rất khác biệt,
với hệ thống hư từ được sử dụng nhiều, các khẩu ngữ, được tĩnh lược
tối đa về nộ dung lại mang theo một số yếu tố dư thừa. Hơn nữa
diễn ngơn nói thiên về những trải nghiệm trong cuộc sống thông
những yếu tố ngôn ngữ và phi ngơn ngữ, cho nên diễn ngơn nói
chính là phần thuộc về cách sử dụng văn bản. Thế nên mạch lạc ở
đây được hiểu là dạng mạch lạc mà biểu hiện của nó là những hành
động có khả năng dung hợp với nhau. Những hành động này là “
những hành động được thực hiện trong việc nói như hành động hỏi,
ra lệnh, chào, cảm ơn,…Khi những hành động nói đi đơi được với
nhau thì bản thân chúng tạo ra được mạch lạc cho những lời trao đổi
hoặc cho chuỗi của những câu nối tiếp.”
Thiết lập tính mạch lạc là việc mà người đọc (người nghe) cần sử
dụng kiến thức ngôn ngữ của họ để liên kết thế giới diễn ngôn với
những con người, vật thể, sự kiện và sự thể bên ngồi bản thân văn
bản.
Sự mạch lạc trong diễn ngơn phụ thuộc vào khả năng người sử
dụng ngôn ngữ nhân ra vai trị chắc năng của các phát ngơn khác
nhau trong diễn ngôn.

5


Tính mạch lạc đạt được qua sự nhận thức những chức năng được
mỗi phát ngôn thực hiện. Điều này làm cho người nghe có thể bổ
sung được mệnh đề hồn chỉnh của mỗi phát ngơn và hiểu tồn diện
diễn ngơn.
2.2 Các kiểu mạch lạc
2.2.1 Mạch lạc trong triển khai mệnh đề

- Mạch lạc thể hiện trong tính thống nhất đề tài – chủ đề: để
hình dung được tính thống nhất đề tài – chủ đề, thông
thường người ta dẫn ra những phản chứng loại như chuỗi
câu nối tiếp
Ví dụ 1: (1) Cấm bơi một mình trong đêm. (2) Đêm tối bưng khơng
nhìn rõ mặt đường. (3) Trên con đường ấy, chiếc xe lăn bánh rất êm.
(4) Khung cửa xe phía cơ gái ngồi lồng đầy bóng trăng.
=> Trong ví dụ 1 mệnh đề (1) và mệnh đề (2) có chung đề tài “
đêm”, mệnh đề (2) và mệnh đề (3) có chung đề tài “ đường”, mệnh
đề (3) và mệnh đề (4) có chung mệnh đề “xe”. Nhưng từ mệnh đề
(1) đến mệnh đề
(4) thì ta khơng biết đề tài – chủ đề của chuỗi câu này là gì.Cho nên
kết luận là chuỗi câu này không làm thành một văn bản. Có thể nói
chuỗi câu này minh họa cho sự lạc đề liên tục, một đề tài vừa được
hình thành đã bị lãng quên và nhảy sang đề tài khác. Mà mạch lạc là
yếu tố có tác dụng làm cho một sản phẩm ngơn ngữ có tư cách là
một văn bản.Từ đó cho thấy các mệnh đề này khơng mạch lạc vì nó
khơng thống nhất được đề tài – chủ đề mặc dù giữa các câu có sự
liên kết bằng phương thức lặp từ vựng
- Mạch lạc thể hiện trong tính hợp logic của sự triển khai mệnh đề:
Ví dụ 2: Anh ấy đã từng đi đánh trận nhiều nơi. Anh đã bị hai phát
đạn. Một phát ở đùi. Một phát ở Đèo Khế.
 Ví dụ trên đã vi phạm tính logic trong triển khai mệnh đề
( trước đây được gọi là liên kết logic giữa phần nêu đặc
trưng của câu này với phần nêu đặc trưng của câu kia ( Trần
Ngọc Thêm, 1985). “ Một phát ở đùi” chỉ vị trí trên cơ thể bị
trúng đạn,người nghe đang chờ đợi phát đạn thứ hai sẽ được
định vị ở nơi nào trên cơ thể, nhưng mệnh đề tiếp theo “
một phát ở Đèo Khế” lại chỉ ra địa điểm mà anh ta bị
thương.


6


 Sự vi phạm này làm cho câu ( mệnh đề) cuối cùng không
mạch lạc được với phần văn bản đi trước. Mặc dù ở đây có
sự thống nhất đề tài – chủ đề.
-

Mạch lạc thể hiện trong trình tự hợp logic giữa các câu
( mệnh đề).

+ Giữa các sự việc chứa trong các câu ( mệnh đề) có mối quan hệ
ngun nhân.
Ví dụ 3:
(1)

Mai đã lấy chồng và cơ đã có thai.

(2)

Mai đã có thai và cơ đã lấy chồng.

 Từng đôi sự kiện ( mỗi sự kiện được diễn đạt bằng một mệnh
đề) trong mỗi câu trên là giống nhau nhưng trình tự của
chúng được chuyển đổi vị trí, do đó mối quan hệ ngun
nhân của hai câu là khác nhau, sự kiện nào đứng trước là
nguyên nhân của sự kiện đứng sau.
Ví dụ 4: Tơi đang phiên gác. Tôi đã thấy quân địch tiến đến. Tôi đã nổ
súng. Tôi đã đánh bật được cuộc tấn công.

 Trong ví dụ 4 các mệnh đề mạch lạc với nhau nhờ vào mối
quan hệ nguyên nhân, “ tôi đã đánh bật được cuộc tấn
cơng” là vì “ tơi đã nổ súng”; “ tơi đã nổ súng” là vì “ tơi đã
thấy quân địch tiến đến”, và “ tôi đã thấy qn địch tiến
đến” là vì “ tơi đang phiên gác”.
 Quan hệ nguyên nhân nói ở đây chỉ là một kiểu trong
trình tự hợp lí giữa các câu mạch lạc với nhau.
+ Mạch lạc còn thể hiện trong các mối quan hệ giữa các mệnh đề
(các ý có hình thức câu đơn) trong lập luận. Lập luận là cách suy lí từ
luận cứ suy ra kết luận. Luận cứ là căn cứ của suy lí, kết luận là cái
rút ra từ luận cứ bằng các cách suy lí khác nhau. Và những cách suy
lí khác nhau này được thực hiện bằng các kiểu quan hệ khác nhau
giữa luận cứ và kết luận, hoặc giữa các luận cứ với nhau và giữa
chúng với kết luận.
Ví dụ 5:
“ Những người đàn bà nhà quê lam lũ ngày trước, suốt đời đầu tắt
mặt tối sống tối tăm, vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay
hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê một
buổi chèo [...]. Văn nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự sống.”

7


( Nguyễn Đình Thi)
 Từ những suy lí ở phía trước mà rút ra được luận cứ “ văn
nghệ đã làm cho tâm hồn họ thực sự sống”.
2.2.2. Mạch lạc trong hành động ngôn ngữ
Ở đây, nội dung từ ngữ ( nội dung mệnh đề) của câu khơng giữ
vai trị đáng kể trong việc xem xét mạch lạc. Cái được chú ý là
những hành động nói được thực hiện trong những câu ấy có chấp

nhận nhau ( dung hợp được với nhau) khơng.
Ví dụ 1:
Với nội dung này thì có một nhà nghiên cứu đã nêu ra một ví dụ,
trong ví dụ này thì nhà nghiên cứu có nêu ln cả tình huống giao
tiếp ( ngữ cảnh).
“ Tơi tiến đến gần một người lạ mặt trên phố.
*xin lỗi. Tôi tên Mike Stubbs. Ơng có thể chỉ cho tơi đường lại nhà ga
không?.”
( dấu * cho biết phát ngôn này không có thật)
Với ví dụ này tác giả đã bình luận rằng chuỗi hành động nói này là
khơng hợp thức. Cụ thể là:
Câu

Chức năng( Hành động nói)

Xin lỗi

CHÀO

Tơi tên là Mike Stubbs

TỰ NHẬN DIỆN(tự giới thiệu
tên mình)

Ơng có thể chỉ cho tôi đường lại
nhà ga không?
HỎI ĐƯỜNG
Như vậy, chuỗi hành động nói ở đây là:
Chào + (tự) nhận diện + hỏi đường
 Những hành động nói trong chuỗi này tự chúng là khơng hợp

thức, nói cách dễ hiểu hơn là thơng thường không đi được với
nhau, không dung hợp được nhau. Vì thơng thường khi đi
đường, nếu cần hỏi đường thì người ta chỉ hỏi cách để đi đến
đường đó chứ khơng có lí do gì phải tự giới thiệu mình. Và việc
tự giới thiệu mình như vậy địi hỏi sự viejc xảy ra trong tình
huống đặc biệt( tình huống có những khống chế riêng).

8


Ví dụ 2:
Đoạn hội thoại giữa hai vợ chồng:
Chồng: Em ơi có điện thoại
Vợ: Em đang tắm
Chồng: Thơi được

Ví dụ này được phân tích như sau:
Phát ngơn

Chức năng

Chồng: Em ơi có điện thoại

Thơng báo, u cầu nghe điện
thoại

Vợ: Em đang tắm
Thông báo bận, xin lỗi
Chồng: Thôi được
Chấp nhận yêu cầu, xin lỗi

Ta có thể phân tích ví dụ này như sau:
Khi người khác yêu cầu mình làm một việc gì đó, mình khơng làm
được thì việc mình xin lơi người ta đó là chuyện hết sức bình thường.
Khi người ta đã xin lỗi thì hoặc là chấp nhận lời xin lỗi hoặc tiếp tục
u cầu.
 Các phát ngơn này có tính mạch lạc, dung hợp được nhau.
Mạch lạc thiết lập được giữa các hành động như trên được G.
Widdowson gọi là mạch lạc diễn ngơn, cũng có thể gọi chung
là mạch lạc trong chức năng.
2.2.3 Mạch lạc theo nguyên tắc cộng tác

- Theo Nunan “ Mạch lạc là tầm rộng mà ở đó diễn ngơn được tiếp nhận
như là có “ mắc vào nhau”, chứ không phải là một tập hợp câu hoặc phát
ngơn khơng có liên quan nhau”. Đây có thể gọi tên là mạch lạc theo
nguyên tắc cộng tác.
Cách hiểu mạch lạc căn cứ vào nguyên tắc cộng tác của P.Gri ce
là do Green đưa ra (1989) . Đây không phải là một trong cách thể
hiện mạch lạc mà mà một cách hiểu ,giải thuyết về mạch lạc ,nó

9


được dùng để giải thuyết toàn bộ mạch lạc trong đó trong đó có
những cách biểu hiện mạch lạc trên.
Ví dụ:
Một buổi sáng mùa thu vừa qua , tôi nhận ra mình khơng thể
nào bước ra khỏi chiếc ơ tơ của mình khi tơi đã đến cửa hang tạp
phẩm. Trong chương trình “ All Things Considered” đang có một trích
đoạn từ loạt bài có tên gọi “ B reakdown and Back”, câu chuyện suy
sụp tinh thần mà một người đàn bà đang phải trải qua, Annie.

 Đoạn dẫn trên sẽ khơng hiểu được nếu khơng tính đến
những hiểu biết của người nghe.Chỉ những hiểu biết của
người nghe phù hợp với nguyên tắc cộng tác do Grice đưa
ra mới giải thuyết được mạch lạc giữa câu thứ nhất và
câu thứ hai trong đoạn dẫn.
Mọi người dùng ngôn ngữ đều thực hiện nguyên tắc cộng tác
trong giao tiếp thường nhật , chỉ có điều người thường khơng mấy ai
ý thức về nó như một ngun tắc lý thuyết.
Người nói người nghe bình thường vẫn tuân theo nguyên tắc
cộng tác khi nói ra điều gì cũng như khi cố gắng hiểu người khác nói.
 Hai câu trong đoạn dẫn trên có mạch lạc với nhau bởi
người nói đã có dụng ý nói ra cái cần thiết , cái đúng và
thích đáng đối với mục tiêu cần thực hiện và người nghe
có thể, với những mức cố gắng nhất định , tái lập được
cái dàn ý của người nghe bằng cách suy đoán ra dàn ý
trên. ( trên cơ sở nguyên tắc cộng tác).
3. So sánh mạch lạc trong diễn ngơn nói và viết
3.1 Mạch lạc trong diễn ngơn nói
Mạch lạc trong diễn ngơn nói (văn bản nói) hay mạch
lạc trong hội thoại (coherence in conversation) được thể hiện
thơng qua sự hình thành các chủ đề, hành động ngôn trung
(illocutionary act), và cú pháp từ vựng (lexico-syntactic)
trong sự duy trì liên kết giữa chúng và qua một chuỗi các lời
nói. Mỗi kiểu liên kết đều được mã hố trong bất kỳ phát ngơn nào.
Mỗi kiểu riêng lẻ này sẽ làm giàu thêm sự hiểu biết về ngữ dụng học
và tiềm ẩn khả năng suy đốn về mạch lạc.
Một diễn ngơn có thể mạch lạc, khi mỗi lời nói, mặc dù ngầm,
đều theo một chủ đề.
Mạch lạc trong hội thoại là một vấn đề của quan hệ: tính nhất
quán, tính thích hợp và tính thứ tự. Mạch lạc hội thoại phụ thuộc vào


10


ngữ cảnh nói (người tham gia hội thoại và khơng gian diễn ra hội
thoại) và thứ tự tham gia hội thoại của người hội thoại. Điều đó góp
phần cho một phát ngôn mạch lạc.
Trong hội thoại, những người tham gia giao tiếp thường không
chỉ bàn về một chủ đề, mà hết chuyện nọ sang chuyện kia. Tuy
nhiên, từng chuyện cũng được những người tham gia giao tiếp đóng
góp ý kiến của mình để làm sáng tỏ vấn đề để đi đến thống nhất.
Nội dung đối đáp của họ càng tương hợp thì hội thoại càng mạch lạc.
VD1:
A: Chủ nhật này đi xem đá banh ở sân Bình Dương nha!
B: Mình bận học bài thi.
A: Tiếc nhỉ!
VD2:
Khách hàng: Hai khô, đuôi, không đường!
Bán hàng: Hai anh ăn bột gạo hay bột lọc?
Khách hàng: Cho hai bột gạo đi chị ơi!
Trong hai đoạn hội thoại trên, đoạn hội thoại thứ nhất các lượt
lời dường như chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng mọi người đều
dễ dàng hiểu được nội dung bằng cách tái hiện lại ngữ cảnh giao
tiếp của nó.
Trong đoạn hội thoại thứ hai cũng vậy, mặc dù có cái khó là
trong đoạn hội thoại có sử dụng những từ ngữ riêng mà chỉ người
bán và khách hoặc những người chứng kiến hội thoại đó mới hiểu
nhưng nếu như được giải thích cặn kẽ thì người nghe khi được kể lại
cũng có thể hiểu.
Hiện tượng này được các nhà ngơn ngữ xem là mạch lạc trong hội

thoại.
Khi khảnăng tương hợp giữa các hành động nói càng
khớp với nhau bao nhiêu thì hội thoại càng mạch lạc bấy
nhiêu. Điều này vơ cùng cần thiết. Vì qua quá trình giao tiếp, nếu
những người tham gia hội thoại tìm thấy sự tương đồng sẽ có sự
thơng cảm, chia sẻ và gắn bó với nhau. Hơn nữa, qua hội thoại,
người ta có thể đánh giá về trình độ của những người tham gia hội
thoại.

11


Để có sự mạch lạc trong hội thoại, những người tham gia ít
nhất phải cùng kiến thức nền, phải có kiến thức hiểu biết về
văn hóa, xã hội, phải có khả năng nắm bắt tâm lý đối tượng,
v.v và tuỳ theo mục đích giao tiếp, người chủ động tham gia
phải có sự hiểu biết nhiều hơn hay ngang bằng với người đối
thoại.
Những điều này rất quan trọng trong hội thoại. Nếu như người
nói và người nghe khơng có cùng kiến thức nề sẽ gây trở ngại, khó
khăn và kéo đến việc kết thúc giao tiếp trong hội thoại (VD như
người nghe không hiểu được những từ tắt trong đoạn hội thoái thứ
hai). Hay nếu như những người tham gia hội thoại khơng năm bắt
được tâm lí của đối tượng tham gia hội thoại với mình hay khơng
nắm bắt được nội dung của cuộc hội thoại cũng sẽ dẫn tới việc kết
thúc hội thoại khi khơng đạt được mục đích như ý muốn:
VD3: (Trích hội thoại trong một clip được truyền tải trên
internet)
A: Nhỏ kia đẹp quá em!
E: Mở cửa khen nó đi!

A: Thật khơng!
E: Nhanh!
A: Em ơi em đẹp q, anh nói thật đấy!
E: Anh làm gì vậy? Tơi chưa chết mà!

Trong q trình hội thoại, người nói ln ln muốn đạt
được mục đích nhiều hơn những lời nói ra; có những khi có
điều khơng tiện nói, khơng cần nói hoặc khơng thể nói thẳng
nhưng người nói ln mong muốn rằng người đối thoại hiểu
được (hàm ý):
VD4:
Anh: Em nấu cơm chưa?
Em: Em rửa bát xong rồi!
Đoạn hội thoại trên nhìn sơ qua có thể thấy câu trả lời của
người em không liên quan tới câu hỏi của người anh nhưng thật ra,
sau câu nói đấy, người em hàm ý nói việc nấu cơm khơng phải của
mình và u cầu người anh làm việc đó.

12


Để quá trình hội thoại đạt hiệu quả, P. Grice (1975) đã
đề xuất người tham gia hội thoại ít nhất cần phải tuân thủ
các phương châm hội thoạisau:
+ Phương châm về chất: Nói đúng vào chủ đề cuộc hội
thoại. Khơng nói những điều khơng đúng hay bản thân khơng chắc
chắn.
+ Phương châm về lượng: Nói ngắn gọn, khơng nói lan man,
dài dịng.
+ Phương châm về sự thích hợp: Nói đúng vào chủ đề của

hội thoại. Tránh nói lạc đề.
+ Phương châm về cách thức: nói cho dễ hiểu, ngắn gọn, có
trật tự. Tránh nói tối nghĩa, mập mờ.
Tóm lại, để tạo ra tính mạch lạc trong hội thoại (DNN) cần hai
yêu tố. Thứ nhất là ngữ cảnh giao tiếp. Thứ hai là các đối tượng
tham gia hội thoại phải có chung kiến thức nền, phải nắm bắt được
tâm lí và nắm vững các phương châm hội thoại thì hội thoại mới đạt
được thành cơng và có tính mạch lạc.
3.2 Mạch lạc trong diễn ngôn viết
Mạch lạc trong diễn ngôn viết (văn bản viết) là sản
phẩm của nhiều yếu tố, với sự kết hợp của các cụm từ, các
câu, các đoạn để làm nên tổng thể có nghĩa. Mạch lạc trong
văn bản viết (coherence in writing) thường khó duy trì hơn trong văn
bản nói. Bởi lẽ, người viết khơng nhận được sự phản hồi trực tiếp về
thơng điệp của họ có rõ ràng hay không? Họ cũng không thể điều
chỉnh kịp thời như trong văn bản nói hay nói cách khác là giao tiếp
giữa người viết và người đọc là giao tiếp gián tiếp. Người đọc phải tự
tưởng tượng ra ngữ cảnh để tiếp nhận ý nghĩa của văn bản một cách
trọn vẹn. Do vậy, khi viết người viết phải suy nghĩ trong việc lựa
chọn từ ngữ, cách triển khai ý, đặc biết là chú ý đến sự liên kết giữa
các câu, các đoạn, các chương để tạo ra một văn bản hồn chỉnh về
hình thức và mạch lạc , liên kết về nội dung. Để người đọc có thể
tiếp nhận văn bản của mình một cách thuận lợi nhất.
Mạch lạc trong văn bản có nghĩa là các ý tưởng trong mỗi đoạn
phải lưu lốt, trơi chảy từ câu này đến câu kia. Văn bản mạch lạc khi
người đọc hiểu được một cách dễ dàng những ý tưởng mà người viết
muốn diễn đạt.
VD5:

13



“Hùng vĩ của sơng Đà khơng phải chỉ có thác đá. Mà nó cịn là
những cảnh đá bờ sơng, dựng vách thành, mặt sông lúc ấy chỉ lúc
đúng ngọ mới có mặt trời. Có vách đá chẹt long sơng Đà như một cái
yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hịn đá qua bên kia vách. Có
quang con nai con hổ đã có lần vọt từ bờ bên này sang bờ bên kia.
Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, cảm thấy mình như đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên
một khung cửa sổ nào trên tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn
điện.”
(Trích Người lái đị sơng Đà- Nguyễn Tuân)
Vấn đề mạch lạc văn bản thường được nói đến với ba
yêu cầu chung:
 Thứ nhất: Hệ thống quan hệ cấu trúc biểu thị các thuộc
tính ngữ nghĩa của văn bản – một câu, một phát ngôn
hay bất kỳ một đơn vị có nghĩa nào đều phải được hiểu
trong quan hệ với các đơn vị có nghĩa khác. Nghĩa là giữa
các câu, phát ngơn phải có mối quan hệ với nhau. Nếu
câu trước là chủ đề thì các câu (phát ngơn) thường sẽ giải
thích cho ý trước hoặc ngược lại. Đó là những mơ hình
chúng ta thường gặp: diễn dịch, quy nạp, móc xích…
 Thứ hai: Chủ đề với những nội dung phát triển từ chủ đề
phải có mối quan hệ thống nhất và được sử dụng để xác
định sự nối kết giữa các câu tạo nên tính mạch lạc của
văn bản “chủ đề góp phần vào tính mạch lạc và tính văn
bản bởi tình trạng ngữ nghĩa” (T. Givón, 1976b)
 Thứ ba: Các bộ phận của văn bản như đoạn, câu phải có
quan hệ ngữ nghĩa, chính các quan hệ này đã tạo nên
mạch lạc văn bản.

Rõ ràng, mạch lạc trong văn bản viết được thể hiện bởi các mối
quan hệ gắn kết về hình thức và nội dung giữa các câu, các đoạn
trong một văn bản. Sự gắn kết này do việc sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ trong triển khai các ý của chủ đề chung theo một trình tự
nhất định tạo nên. Đồng thời, việc chú ý xây dựng câu văn, đoạn văn
mạch lạc trong sự liên kết với nhau cùng biểu hiện chủ đề chung
cũng sẽ tạo nên một văn bản viết mạch lạc.
Để tạo nên mạch lạc trong một văn bản viết thì cần chú ý đến
hai loại hình mạch lạc nhỏ: Mạch lạc trong câu và mạch lạc trong
đoạn văn.

14


 Mạch lạc trong câu văn/ Câu văn mạch lạc (coherence in
sentence)
VD6:
“Thân em như trái bần trơi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”
Tính chất lặp âm trong ca dao dân ca, mà cụ thể trong VD trên
là vần “ôi” trong hai vế đã tạo ra tính mạch lạc cho tồn bộ câu. Nhờ
sự lặp âm đó mà câu ca dao trở nên trôi chảy, dễ nghe, dễ nghi nhớ.
Đồng thời ta thấy được mối quan hệ về ngữ nghĩa giữa hai vế
của câu ca dao. Cả hai từ “trôi” và “dồi” đã nêu lên đượctính chất
hiển nhiên của một vật nhẹ trong nước sẽ chịu ảnh hưởng từ sự
chuyển động của dịng nước. Từ đó ta thấy được tính tất nhiên của
việc bị vùi dập, lên đên của trái bần khi trơi trong dịng nước. Cũng
chính nhờ đó mà đã đẩy số phận người phụ nữ trong thé bị động của
xã hội phong kiến lên một mức độ cao hơn.
 Mạch lạc trong đoạn văn/ Đoạn văn mạch lạc

(coherence in paragraph)
VD7:
“Chúng ta đều biết rằng trình độ khoa học kĩ thuật của ta hiện
nay còn thấp kém. Lề lối sản xuất chưa được cải tiến nhiều. Cách
thức làm việc còn nặng nhọc. Năng xuất lao động còn thấp kém.
Phong tục tập qn cịn lạc hậu.”
(Hồ Chí Minh)
Các nội dung trong câu văn trên có mối quan hệ chặt chẽ vì
được sắp xếp theo một trình tự logic. Nó tập trung diễn đạt ý: trình
độ khoa học của nước ta còn thấp. Trong đoạn văn này, câu đầu
mang vai trò là câu chủ đề khái quát nội dung mà đoạn văn muốn
triển khai, cáccâutheo sau là hàng loạt nguyên nhân giải thích cho
sự thấp kém ấy (diễn dịch).
Đoạn văn trên được xem là một đoạn văn mạch lạc khơng chỉ
vì chúng đều hướng tới nội dung sự yếu kém về trình độ khoa học kĩ
thuật của nước ta mà tính mạch lạc còn được thể hiện trong việc lặp
chú pháp trong các câu sau của đoạn mang cùng một cấu trúc ngữ
pháp (lặp ngữ pháp).
Ở một văn bản, các đoạn văn có thể được xây dựng theo
nhiều kiểu kết cấu khác nhau: diễn dịch, quy nạp, hỗn hợp
diễn dịch - quy nạp hay quy nạp – diễn dịch, song hành, móc

15


xích, v.v. Đoạn văn có thể dài, ngắn khác nhau nhưng điều quan
trọng là các câu trong đoạn văn phải được sắp xếp theo một trình tự
hợp lý, cùng tập trung thể hiện rõ chủ đề chung; nghĩa là giữa
các câu phải có sự gắn kết chặt chẽ về hình thức và nội
dung.

Việc hiểu và vận dụng được kiến thức đoạn văn sẽ là
chiếc chìa khóa giúp học sinh viết được các đoạn văn mạch
lạc.
Một chỉnh thể có cấu trúc ngữ nghĩa càng tường minh
thì tính mạch lạc càng cao; trong đó, nội dung chủ đề được
duy trì, triển khai đầy đủ, chính xác và các tầng nghĩa được
sắp xếp theo một trình tự hợp lý.
Từ những điều đã phân tích, ta thấy được mạch lạc trong DNN
và DNV có những điều khác biệt nhất định mặc cho mục đích cuối
cùng của mạch lạc trong diễn ngôn là giao tiếp thành cơng.
Nếu như trong DNV, mạch lạc được hình thành dựa trên cả
người nói và người nghe (các vai trong hội thoại). Vì hội thoại được
diễn ra một cách trực tiếp, các vai giao tiếp hiểu rõ về ngữ cảnh giao
tiếp. Nhưng qua tới DNV, để tạo ra mạch lạc về nội dung, gắn kết về
hình thức và quan trọng nhất là truyền tải được thông tin mà người
viết muốn nói thì người viết hồn tồn đóng vai trị chủ đạo trong
vệc tạo ra mạch lạc cho văn bản của mình.
4. Phân biệt mạch lạc và liên kết
Vấn đề về mạch lạc và liên kết hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan
niệm khác nhau. Do đó để hiểu rõ hơn về hai khái niệm này chúng ta
cần phân biệt mối quan hệ giữa mạch lạc và liên kết trong diễn
ngôn.
a. Sự liên hệ giữa mạch lạc và liên kết:
-

Chuỗi câu liên kết nhưng không mạch lạc

VD: Tôi đang trên đường đến trường. Trường của tôi nằm cạnh một
con sông. Con sông dài uốn quanh ngôi làng nhỏ. Trong ngôi làng
nhỏ ấy luôn tràn ngập tiếng cười. Tiếng cười của những bác nông


16


dân đi làm đồng về, hay từ cuộc trò chuyện nơi góc chợ của các cơ,
rộn rã hơn là tiếng cười của những em bé đang nơ đùa,…
Có thể thấy rằng các câu trên gắn bó với nhau thành một chuỗi
: Trường – sông – làng – tiếng cười.
Sự lặp lại ấy tạo nên sự liên kết cho đoạn văn, các câu có sự
gắn bó với nhau về hình thức. Câu sau nối đuôi câu trước tạo thành
một chuỗi mắc xích. Nhưng có thể thấy rằng sau khi đọc đoạn văn
người đọc khó có thể hiểu được nội dung của nó bởi vì nội dung giữa
các câu khơng hề liên quan với nhau.
Rõ ràng có sự liên kết nhất định giữa các câu nhưng lại không
tạo nên sự mạch lạc cho đoạn văn.
Chuỗi câu liên kết biểu hiện sự mạch lạc
VD: Tình u là gì? Đơi khi chúng ta khơng thể định nghĩa nó
một cách rõ ràng và chính xác. Có người nghĩ nó là sự đồng điệu về
cảm xúc của hai trái tim cùng nhịp đập. Một số người lại cho nó là sự
hi sinh tất cả vì người mình u. Quả thật định nghĩa về tình u thật
khó để giải đáp. Nó tồn tại trong suy nghĩ của mỗi chúng ta theo một
cách riêng. Nhưng có thể khẳng định rằng, đó là một thứ tình cảm
rất đẹp, nó có thể giúp chúng ta sống tốt hơn và hồn thiện hơn.
Ở trong ví dụ này chúng ta có thể thấy sự lặp lại của các từ
ngữ như: tình yêu, nó, người,… Sự lặp lại này tạo nên sự liên kết giữa
các câu với nhau. Bên cạnh đó nó cùng thể hiện làm rõ quan niệm
về tình yêu đây cũng chính là biểu hiện của sự mạch lạc trong diễn
ngơn.
Khi một diễn ngơn được trình bày mạch lạc có thể giúp người
đọc dễ dàng hiểu được nội dung của nó.

-

Chuỗi câu khơng có các hình thức liên kết nhưng mạch lạc

17


VD1:
A: Đi ăn lẩu đi.
B: Tớ vừa mới ăn cơm.
Rõ ràng trong đoạn hội thoại trên chúng ta không thấy sự liên
kết giữa các lượt lời. Các lượt lời hoàn tồn rời rạc nhau. Thế nhưng
trong ngữ cảnh đó người ta vẫn có thể hiểu được nội dung của đoạn
hội thoại:
A: Lời mời – Rủ rê
B: Lời đáp – Từ chối
Từ ví dụ trên chúng ta có thể thấy trong đoạn hội thoại trên có
sự mạch lạc mặc dù giữa các lượt lời khơng hề có sự liên kết nào với
nhau.
Qua ba ví dụ trên rõ ràng chúng ta có thể thấy được rằng có sự
phân biệt

giữa mạch lạc và liên kết. Nhưng bên cạnh đó giữa

chúng lại tồn tại một mối quan hệ nhất định.
b. Sự khác nhau giữa mạch lạc và liên kết
Theo đó, liên kết được thể hiện bởi các yếu tố ngữ pháp và từ
vựng thuộc bề mặt của văn bản, còn mạch lạc thuộc về tầng sâu,
tầng nghĩa ngầm bên dưới của văn bản.
-


Liên kết tạo nên sự chặt chẽ của văn bản về hình thức để
biểu hiện các mối quan hệ trên bề mặt của văn bản còn
mạch lạc tạo nên sự rõ ràng, chặt chẽ và hợp lí về nội dung
ngữ nghĩa, quan hệ thuộc bề sâu của văn bản.

-

Liên kết được tạo ra từ các phương thức liên kết giữa các
câu, các đoạn, các chương các phần của văn bản tạo nên
một hệ thống mạng lưới gắn kết tường minh. Mạch lạc hình
thành từ sự xếp đặt , phối hợp giữa các câu, các đoạn, các
phần,…trong một mạng lưới quan hệ ngữ nghĩa logic, phù

18


hợp với hiện thực khách quan và tập trung diễn đạt một chủ
đề thống nhất. Mạch lạc giúp người đọc người nghe nắm bắt
được nội dung ngữ nghĩa của văn bản.
Tuy nhiên mối quan hệ trong hình thức và nội dung cuat một
văn bản thì hình thức rõ ràng đã góp phần trong việc thể hiện nội
dung. Ở đây ta có thể thấy rằng trong liên kết người ta có thể chỉ ra
các phương tiện các hình thức được sử dụng để gắn kết các câu, các
đoạn,..một cách dễ dàng. Khi mà các câu, các đoạn liên kết chặt chẽ
với nhau và cùng tập trung duy trì và phát triển về một chủ đề thì
khi đó liên kết đã góp phần tạo nên sự mạch lạc của văn bản.
Sự phân biệt giữa mạch lạc và liên kết góp phần xác định tầm
quan trọng cũng như tính chất quyết định của mạch lạc trong nhiệm
vụ làm cho một chuỗi câu trở thành văn bản. Chúng ta có thể hiểu

rằng mạch lạc là chất tạo thành văn bản còn liên kết là hình thức
góp phần tạo nên chất mạch lạc cho văn bản. Do đó cả mạch lạc và
liên kết đều có thể xuất hiện trong cùng một văn bản.

Tài liệu tham khảo:
1. Diệp Quang Ban (2009 ), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của
văn bản, NXB Giáo Dục.
2. Trần Đình Sử (4/1/2015), Khái niệm Diễn ngôn
/>3. "Những vấn đề mạch lạc văn bản trong bài làm văn của học
sinh phổ thông" luận án tiến sĩ ngữ văn - Phan Thị Ai

19



×