Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

DIỄN NGÔN NÓI VÀ TRỌNG ÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.61 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
***

PHÂN TÍCH DIỄN NGƠN TIẾNG VIỆT
Đề tài:

DIỄN NGƠN NĨI VÀ TRỌNG ÂM

Giáo viên hướng dẫn: Thầy Trịnh Sâm
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7

Thành phố Hồ Chí Minh, 2017


Diễn ngơn nói và trọng âm

MỤC LỤC
1. Diễn ngơn nói .................................................................................................... 1
1.1. Định nghĩa diễn ngôn ................................................................................. 1
1.2. Đặc điểm của diễn ngơn nói ....................................................................... 1
1.2.1. Đặc điểm chi phối ............................................................................... 1
1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ ............................................................................. 2
2. Trọng âm ........................................................................................................... 4
2.1. Định nghĩa .................................................................................................. 4
2.2. Chức năng................................................................................................... 5
2.2.1. Chức năng ngữ pháp ........................................................................... 5
2.2.2. Chức năng dụng học............................................................................ 5
2.2.3. Các quy tắc trong trọng âm tiếng Việt ................................................ 7
3. Phân tích ví dụ ................................................................................................... 9


i


Diễn ngơn nói và trọng âm

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHĨM 7
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích

K40.601.011

2. Ngơ Thành Được

K40.601.027

3. Nguyễn Thị Hằng

K40.601.032

4. Nguyễn Thị Thu Nga

K40.601.079

5. Dương Yến Nhi

K40.601.098

6. Đinh Thị Hoài Thu

K40.601.125


7. Lâm Thị Bảo Trâm

K40.601.134

8. Đặng Tường Vy

K40.601.151

ii


Diễn ngơn nói và trọng âm

TIẾN TRÌNH LÀM VIỆC
Hoạt động

Nội dung hoạt động

Họp nhóm lần 1

Xác định đề tài thuyết trình,
phạm vi tìm kiếm tài liệu.
Giao việc cho các thành viên
cùng lên ý tưởng dàn bài.

2/11/2017

Họp nhóm lần 2

Thống nhất dàn bài. Chia sẻ

tình hình tìm tài liệu tham
khảo. Phân cơng từng nhóm
thành viên tìm luận điểm cho
chương nội dung.

4/11/2017

Đăng bài

Đọc, tổng hợp và thảo luận lấy
ý kiến và chỉnh sửa.

5/11/2017

Đăng bài lần 2

Đọc và chỉnh sửa.

9/11/2017

Họp nhóm lần 3

Đọc và chỉnh sửa.

Thời gian

31/10/2017

iii


Ghi chú


Diễn ngơn nói và trọng âm

BẢNG PHÂN CƠNG – ĐÁNH GIÁ CƠNG VIỆC NHĨM 7

Nội dung
chính

Lý thuyết

Nội
dung cụ
thể

Kí tên
Phụ trách

Dương Yến Nhi
Diễn
ngơn nói Nguyễn Thị Thu Nga
Trọng
âm

Đinh Thị Hồi Thu
Lâm Thị Bảo Trâm
Nguyễn Thị Ngọc Bích

Bài tập


Trọng
âm

Ngơ Thành Được
Nguyễn Thị Hằng
Đặng Tường Vy

Tổng hợp
Word và
chỉnh sửa
Làm power
point
Thuyết trình

Nguyễn Thị Ngọc Bích
Ngơ Thành Được
Nguyễn Thị Hằng
Đặng Tường Vy

Nhận xét của
nhóm trưởng

iv

Xếp loại


Diễn ngơn nói và trọng âm
1. Diễn ngơn nói

1.1. Định nghĩa diễn ngôn
Cho đến thời điểm hiện nay, thuật ngữ “diễn ngơn” khơng cịn q xa lạ
trong các nghiên cứu văn học, xã hội. Tuy nhiên về nội hàm của thuật ngữ này
cịn chưa có sự nhất qn giữa các nhà nghiên cứu, chẳng hạn:
- Diễn ngôn là một chuỗi nối tiếp của ngôn ngữ (đặc biệt là ngôn ngữ nói)
lớn hơn một câu thường cấu thành một chỉnh thể có tính mạch lạc, kiểu như một
bài thuyết giáo, tranh luận, truyện vui hoặc truyện kể. (Crystal)
- “Diễn ngôn là kết quả của những cách đọc bá quyền mà mục đích của
chúng là xác lập vai trị lãnh tụ về mặt chính trị, cũng như đạo đức-trí tuệ”. (Jacob
Torfing)
- “Diễn ngơn là ngơn ngữ được sử dụng trong q trình mô tả thực tiễn xã
hội khác với quan điểm riêng”. (Norman Fairclough)
- “Diễn ngôn là hiện tượng đứng ở hàng trung gian giữa lời nói, giao tiếp,
hành vi ngơn ngữ, ở phía này, và văn bản được định hình cịn lưu lại trong “mẩu
khơ khốc” của giao tiếp, ở phía kia”.(Vladimir Karasik)
- “Diễn ngôn là hoạt động diễn đạt bằng lời nói biểu nghĩa được hiểu như
tổng thể của quá trình và kết quả, nó có bình diện ngơn ngữ học thuần t, và cả
những bình diện ngồi ngơn ngữ học”. (Victoria Krasnyk)
Từ những ý kiến trên và một số tài liệu khác, theo nhóm người viết, có thể
hiểu “diễn ngôn là đơn vị giao tiếp lớn nhất ở dạng điển mẫu thì diễn ngơn có
thể tồn tại ở hai dạng nói hoặc viết. Nó truyền tải một nội dung giao tiếp nhất
định. Và nhắm đến một đối tượng giao tiếp nhất định.”
1.2. Đặc điểm của diễn ngơn nói
1.2.1. Đặc điểm chi phối
Đặc điểm chi phối được hiểu là những nhân tố ngữ dụng quan yếu chi phối
đến toàn bộ hoạt động văn bản, từ quá trình hình thành, chất liệu sử dụng, đến
hình thức giao tiếp.
1.2.1.1. Ngữ cảnh tự nhiên
Văn bản nói là kết quả của một sự tương tác hết sức tự nhiên. Do vậy, bên
cạnh thủ pháp quy chiếu bao gồm quy chiếu nội chỉ và việc khai thác tính kế thừa

thơng báo, thì các thủ pháp quy chiếu ngoại chỉ với các thao tác chỉ xuất không
gian, chỉ xuất thời gian, chỉ xuất chỉ định đều được phát huy tối đa, thậm chí trong
trường hợp này ngoại chỉ còn quan trọng hơn cả nội chỉ, và chính ngữ cảnh tự
nhiên kéo theo hàng loạt hệ quả làm nên sự khác biệt giữa văn bản nói so với văn
bản viết.
1


Diễn ngơn nói và trọng âm
1.2.1.2. Giao tiếp đối mặt
Văn bản nói, kết quả của sự tương tác liên nhân, một loại giao tiếp trực tiếp,
mặt đối mặt. Trong đó, sự luân phiên thay đổi vai, sự thương lượng nghĩa được
thực hiện một cách dễ dàng. Do là giao tiếp trực tiếp nên các tham thoại luôn nhận
rõ đặc điểm của mơi trường, khơng khí, đặc biệt là quan hệ giữa các nhân vật giao
tiếp, từ đó mới phân biệt đâu là nhân vật chính, tức người nói (addressor) và người
nghe mà người nói nhắm đến (addressee) và đâu là nhân vật vai phụ, người nghe
tình cờ người nghe hóng chuyện (audience) để xây dựng các chiến lược giao tiếp
tương thích .
1.2.1.3. Tính cá thể
Tính cá thể trong văn bản nói được hiểu là những đặc điểm đại diện cho
một cộng đồng diễn ngơn nhưng đồng thời cũng có thể là một cá nhân với những
nét riêng với tư cách là một con người độc lập. Hiển nhiên, do giao tiếp trực tiếp,
gắn liền với khơng khí tự nhiên nên hơn đâu hết, đây là môi trường dễ bộc lộ cá
tính dù muốn hay khơng, dù xét với tư cách là bản ngữ cộng đồng hay cá nhân
riêng lẻ. Ngôn ngữ nói cho phép người ta nhận ra đặc điểm diễn đạt ở một con
người, đây là ngôn ngữ bản ngữ hay ngoại ngữ. Ngay cùng là bản ngữ nhưng là
người ở vùng nào, nước nào cũng được bộc lộ thơng qua giọng nói. Chẳng hạn
cùng là bản ngữ tiếng Anh phổ biến nhưng tiếng Anh Mỹ khác với tiếng Anh Anh,
tiếng Anh Island, tiếng Anh Úc…
1.2.1.4. Phản ứng linh hoạt

Nếu như văn bản viết do nhiều lí do khác nhau, sự ứng xử, lựa chọn ngôn
từ là kết quả của một sự cân nhắc kĩ lưỡng, thậm chí cịn được biên tập, chỉnh sửa
cẩn trọng thì văn bản nói khơng có đặc điểm này. Văn bản nói ln bị khống chế
bởi thời gian, và tình huống. Nó địi hỏi chủ thể giao tiếp một sự phản ứng nhanh
nhạy và linh hoạt, sử dụng các thủ pháp lấp chỗ trống, đẩy đưa, nối kết các ngữ
đoạn, xét từ phía tạo lập cũng như nhận hiểu. Trong đó, việc cùng tham chiếu,
việc dùng các biểu thức chỉ xuất, việc tung hứng, việc cộng hưởng, việc phô diễn,
nhận hiểu các yếu tố ngôn ngữ và phi ngôn ngữ làm cho ngôn ngữ nói rất năng
động.
1.2.2. Đặc điểm ngơn ngữ
Đặc điểm ngơn ngữ của văn bản nói sẽ được bài viết lần lượt trình bày dưới
các cấp độ: ngữ âm, từ vựng, cú pháp và tổ chức văn bản.
1.2.2.1. Ngữ âm
Văn bản nói là văn bản có chất liệu âm thanh. Các tham thể bao giờ cũng
phát ngơn dưới dạng một giọng nói nhất định. Đối với người Việt, nếu quan sát,
2


Diễn ngơn nói và trọng âm
dựa vào giọng nói cụ thể, chúng ta có thể nhận biết quê quán người ấy ở vùng nào,
tất nhiên chỉ là trên những vùng lớn như phương ngữ Bắc, phương ngữ Trung,
phương ngữ Nam.
Do tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn lập, ranh giới hình vị trùng với âm tiết
cho nên các âm tiết bao giờ cũng được phát âm một cách tách bạch rạch rịi. Trọng
âm trong tiếng Việt có mối quan hệ với ngữ pháp. Trọng âm bao giờ cũng rơi vào
âm tiết cuối cùng hay âm tiết duy nhất của ngữ đoạn. Đáng chú ý là trọng âm có
chức năng phân giới ngữ đoạn. Hoa hồng [01] có gai, khác với Hoa hồng [11]
lên trong nắng. Cả nhà hát [01] đứng dậy vỗ tay hoan hô nhiệt liệt khác với Cả
nhà hát [11] bài thánh ca mừng chúa trong đêm Noel.
1.2.2.2. Từ vựng

Do văn bản nói là kết quả của sự giao tiếp trực tiếp nên hay xuất hiện các
từ ngữ có chức năng đưa đẩy, nhấn nhá đệm lót hay bộc lộ tình thái. Đây cũng là
phương tiện để lấp chỗ trống trong q trình lựa chọn ngơn từ để giao tiếp và như
đã phân tích ở trước, cùng với ngữ âm, từ vựng cũng góp phần tạo nên cá tính
trong giao tiếp của các tham thể. Trong văn bản nói thường xuất hiện các tiểu từ
như: à, ơi, nhỉ, nhé…, các từ ngữ lấp chỗ trống như vâng…vâng…, còn cịn, và,
thế là…, với các từ ngữ có chức năng kiểm thông như thế à, thế sao, phải hông, ừ
nhỉ…, các dạng rút gọn ở bển, ổng, bả, ngoải, ở trỏng… các từ ngữ chỉ xuất kiểu
như ấy, đấy, này, nọ, đó kia…, các từ ngữ có chức năng phân đoạn lời nói hừm,
hừm, à à… các từ ngữ bày tỏ cảm xúc như ngạc nhiên ối trời ơi, úi dào, mèn đéc
ơi, lạy chúa tui, hết sẩy, năm bờ oăn… Và bao trùm lên tất cả là một lớp từ thông
tục rất được ưa dùng, được sử dụng khá rộng rãi như: cà kê dê ngỗng, búa xua, ê
hề, sao quả tạ, xúi quẩy, số dách, bá láp, lủ khủ…, biết chết liền; các từ ngữ địa
phương: rú, cơi, chộ, mô…; các từ nghề nghiệp như: chạp phô, hàng xén, hàng
xáo, nậu nguồn, nậu rỗi…; các từ ngữ lóng: cớm, bồ câu, đồ chơi… cúp, phao,
đạn, bùa, giáo sư gây mê, tiến sĩ gây mê…; các quán ngữ: nói nào ngay, nghiệt
nỗi là, nói vơ phép, nói khí khơng phải, nói bỏ ngồi tai… Tùy theo ngữ vực, các
đơn vị thành ngữ, tục ngữ được sử dụng với số lượng khác nhau, màu sắc khác
nhau như bằng mặt chứ khơng bằng lịng, ơng nói gà, bà nói vịt, tùy cơ ứng biến..,
nhập gia tùy tục, cá không ăn muối cá ươn, mất bò mới lo làm chuồng. Phổ biến
và đa dạng nhất là những đơn vị gắn ngữ vực sinh hoạt hằng ngày: vào ba ra bảy,
cho chó ăn chè, xả láng sáng về sớm, u thì khổ khơng u thì lỗ, tới ln bác
tài, ba gai, teo bu gi… Mật độ hư từ, tức lớp từ vựng ngữ pháp trong văn bản nói
xuất hiện cao hơn văn bản viết.
1.2.2.3. Cú pháp
Do nhiều lí do khác nhau, các ngữ đoạn trong văn bản nói thường khơng
được nối kết theo chuỗi một cách mạch lạc liên tục mà thường có nhiều chỗ gián
đoạn, chêm xen. Vả lại, do tương tác với ngữ cảnh cho nên người ta ít sử dụng
3



Diễn ngơn nói và trọng âm
trường cú. Do vậy cấu trúc câu đơn giản, ít có tầng bậc và trong nhiều trường hợp
rất khó xác định thuộc sở hữu của chủ thể phát ngôn nào.
1.2.2.4. Tổ chức văn bản
Về nguyên tắc các diễn ngơn nói thường diễn đạt một nội dung trọn vẹn,
trong đó chúng ta có thể chỉ ra các mối liên kết về mặt hình thức cũng như nội
dung. Tuy nhiên, diễn ngơn nói ln luốn gắn liền với ngữ cảnh, do tương tác của
ngữ cảnh ta có thể nhận diện nội dung. Ngữ cảnh đối với diễn ngơn nói rất quan
trọng, thậm chí theo ngơn ngữ học hiện đại cho rằng ngữ cảnh khác, nghĩa khác.
2. Trọng âm
2.1. Định nghĩa
Trọng âm là một hiện tượng nhấn mạnh vào một âm tiết nào đó trong ngữ
lưu.Sự nhấn mạnh đó thể hiện bằng ba cách: (1) tăng độ mạnh phát âm; (2) tăng
độ dài phát âm; và (3) tăng độ cao ( Theo “Giáo trình dẫn luận ngơn ngữ học”
Hoàng Dũng- Bùi Mạnh Hùng)
 Phân loại:
- Trọng âm từ
+ Trọng âm từ là trọng âm xuất hiện trong một từ đa tiết đứng tách riêng.
+ Có hai loại trọng âm từ: cố định và tự do. Trọng âm cố định bao giờ
cũng ở một vị trí nhất định trong từ và dù nhúng từ có trọng âm cố định vào một
kết cấu lớn hơn, thì vị trí của trọng âm vẫn không thay đổi.
- Trọng âm ngữ đoạn
+ Trọng âm ngữ đoạn là trọng âm có hiệu lực trong phạm vi một ngữ
đoạn. Tuy nhiên cần lưu ý ngữ đoạn ở đây xét trên quan điểm âm vị học chứ không
phải trên quan điểm ngữ pháp. Một phát ngôn có thể được chia thành nhiều nhóm,
mỗi nhóm có thể có nhiều từ khơng có trọng âm và một từ có trọng âm- đó là ngữ
đoạn âm vị học.
Ví dụ: Đôi chân /không/ nhúng xuống nước.
 Đây là trọng âm ngữ đoạn, từ không mang trọng âm.

+ Cần phân biệt trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng: Mặc dù thông thường
chỗ ngừng là chỗ có trọng âm ngữ đoạn nhưng khơng nhất thiết phải ngừng khi
có trọng âm. Có khi có trọng âm mà khơng ngừng.
Ví dụ: Con ơng cháu cha. [0101]
Cắt tóc cắt tai. [0101]
Làm tình làm tội. [0101]

4


Diễn ngơn nói và trọng âm
- Trọng âm câu
+ Trọng âm câu là trọng âm có độ nhấn trội nhất, hay nói cách khác là
đỉnh tuyến điệu của một phát ngôn. Khi nhúng từ vào trong câu, trọng âm từ có
thể thay đổi.
- Trọng âm logic
+ Trọng âm logic được dùng để đánh dấu một từ nào đó quan trọng về
mặt logic hay thông tin. Như vậy trọng âm logic tùy thuộc vào ý định của người
nói, nghĩa là thuộc địa hạt dụng học.
Ví dụ: Tơi đi Hà Nội (1)
Tơi đi Hà Nội (2)
Nếu để trả lời cho câu hỏi “Anh đi đâu?” thì “tơi” khơng có trọng âm, “Hà
Nội” có trọng âm nhưng để trả lời cho câu hỏi “Ai đi Hà Nội” thì “tơi” lại phải
có trọng âm, cịn “Hà Nội” thì khơng có trọng âm.
2.2. Chức năng
2.2.1. Chức năng ngữ pháp
Trong “Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa”, Cao Xuân
Hạo đã chỉ rõ trên cơ sở xác định sự tương phản giữa các âm tiết với nhau để nhận
biết trọng âm [1], khinh âm [0]. Theo tác giả, trong phạm vi từ ngữ, trọng âm góp
phần xác định quan hệ kết hợp giữa các tiếng. Chẳng hạn, từ “bàn học” được đọc

với trọng âm là [01], chỉ mối quan hệ phụ thuộc của tiếng (hay hình tố) thứ hai
đối với tiếng thứ nhất; nhưng “bàn ghế” lại được đọc với trọng âm là [11], chỉ ra
mối quan hệ đẳng lập của hai yếu tố này với nhau.
Trên phạm vi rộng hơn, trọng âm có chức năng phân giới từng ngữ đoạn
trong một câu, phân giới giữa câu này với câu khác. Với ngữ đoạn trong câu, trọng
âm chỉ ra ranh giới giữa các ngữ đoạn với nhau, trong đó mỗi ngữ đoạn kết thúc
bằng một trọng âm [1], trọng âm câu là trọng âm của ngữ đoạn cuối cùng:
Ví dụ: (1) Ba tơi // đang đọc báo // ở ngồi sân.


Sơ đồ trọng âm là : [1 10 0 1 0 0 1] .

Theo Cao Xuân Hạo, mỗi câu nói “đều mang một hay nhiều trọng âm, mỗi
trọng âm đánh dấu một ngữ đoạn: nó được đặt vào tiếng (âm tiết) cuối cùng hay
duy nhất của ngữ đoạn”; và “nếu ngữ đoạn là những đơn vị cú pháp của câu thì
câu phải được chia hết thành ngữ đoạn, và do đó phải kết thúc bằng một trọng
âm câu - trọng âm của ngữ đoạn cuối cùng hay trọng âm của câu”
2.2.2. Chức năng dụng học
Tính chất dụng học của trọng âm thể hiện ở việc nó được dùng làm phương
tiện chỉ xuất và đánh dấu thành tố từ vựng chứa thông tin được người nói cho là
5


Diễn ngơn nói và trọng âm
quan trọng nhất. Sự đánh dấu này thể hiện ở chỗ người nói gia tăng cường độ, cao
độ hay trường độ giọng nói trên yếu tố nào đó trong lời nói cần được đánh dấu,
báo hiệu cho người nghe biết nơi đó là thơng tin tiêu điểm. Do sự gia cố các chỉ
số âm học trong giọng nói trên thành tố thơng tin tiêu điểm mà loại trọng âm này
được phân biệt với loại trọng âm thông thường (xét theo tiêu chuẩn trọng âm [1]
và khinh âm [0] của Cao Xuân Hạo) bằng một cái tên khác: “trọng âm cường

điệu” hay “trọng âm tiêu điểm”. Trọng âm cường điệu khác trọng âm thơng
thường ở tính mạnh hơn về cường độ hay cao độ, và dài hơn về trường độ.
Như vậy, xét về tính chất và chức năng, có thể phân biệt hai loại trọng âm:
trọng âm câu/ trọng âm ngữ đoạn và trọng âm cường điệu/ trọng âm tiêu điểm.
Loại thứ nhất là trọng âm dùng để phân giới ngữ đoạn và câu; loại thứ hai là trọng
âm ngữ dụng, dùng để đánh dấu tiêu điểm thông tin, nhấn mạnh hay tương phản
thông tin tiêu điểm. Tuy nhiên trong thực tế, hai loại trọng âm này có thể trùng
hợp nhau, rơi vào một đơn vị thực từ đứng ở cuối câu, thường đơn vị từ ấy là đơn
vị mang tiêu điểm trong phần thông tin mới, được gọi là TĐTTM. Khi ấy, đơn vị
từ ngữ này vừa mang trọng âm câu, vừa mang trọng âm TĐTTM.
Ví dụ: (2) Mai// làm tốn.
Trong câu này, phần thơng tin mới là phần sau của phát ngơn, tồn bộ ngữ
đoạn vị từ “làm toán” nằm trong tiêu điểm, trọng âm tiêu điểm rơi vào từ “toán”,
đồng thời trùng với trọng âm câu. Tuy nhiên, khi có sự đánh dấu tương phản (nhấn
mạnh) thì hai loại trọng âm này có sự phân biệt. Trọng âm tiêu điểm tương phản
(TĐTP) có thể rơi vào bất kỳ yếu tố nào trong câu, bất kể yếu tố đó nằm trên phần
thơng tin cũ hay thông tin mới.
Chẳng hạn:
(3) Bạn An mới là người làm vỡ bình hoa.
Phát ngơn trong ví dụ (3) có hai tiêu điểm: Tiêu điểm thứ nhất là danh ngữ
“người làm vỡ bình hoa”, nó là TĐTTM, nằm trên phần thơng tin mới, có vị trí
cuối câu, trọng âm tiêu điểm trùng với trọng âm câu. Tiêu điểm thứ hai là từ “bạn
An”, nằm ở phần đầu câu, là phần của thơng tin cũ, nhưng nó mang TĐTP vì nó
ở thế đối lập với một đối tượng khác nào đó cũng đang bị nghi ngờ là “người làm
vỡ bình hoa” chứ không phải ai khác.
(4) Sáng sớm nay bác nông dân dắt trâu ra đồng. (Chứ không phải núi)
Sáng sớm nay bác nông dân dắt trâu ra đồng. (Chứ không phải bị.)
Sáng sớm nay bác nơng dân dắt trâu ra đồng. (Chứ không phải bác tiều
phu.)
Ở (4), các từ “đồng, trâu, bác nông dân” được nhấn mạnh để đối lập chúng

với các yếu tố khác “núi, bò, bác tiều phu” trong ngữ cảnh. Như thế, vị trí trọng
6


Diễn ngơn nói và trọng âm
âm cường điệu thay đổi dẫn đến tiêu điểm thay đổi, và tất nhiên, khi tiêu điểm
thay đổi, ý nghĩa phát ngôn cũng thay đổi.
Qua đó có thể thấy:
+ Với khả năng phân đoạn của trọng âm, một phát ngơn có thể có một hay
nhiều tiêu điểm; với một phát ngơn trung tính, trọng âm tiêu điểm và trọng âm
ngữ đoạn/ câu trùng nhau trên đơn vị thực từ đứng cuối, mang TĐTTM, như (1)
và (2).
+ Hai loại trọng âm này không trùng hợp nhau khi phát ngơn xuất hiện
TĐTP, lúc đó, trong câu có hai loại trọng âm hành chức, trọng âm câu, ngẫu nhiên
cùng là trọng âm tiêu điểm, rơi vào TĐTTM nằm ở cuối câu; còn trọng âm cường
điệu rơi vào TĐTP như (3).
+ Trọng âm tương phản có thể rơi vào bất cứ bộ phận nào của câu như (4).
+ Có khi trọng âm ở TĐTTM đồng thời là trọng âm tương phản như ở TĐTP
“người làm vỡ bình hoa” của (3).
2.2.3. Các quy tắc trong trọng âm tiếng Việt
2.2.3.1. Trọng âm logic, trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng
Trọng âm logic và trọng âm ngữ đoạn:
(+) Có thể khơng có trọng âm

(-) Có thể khơng có trọng âm

(có trọng âm hoặc khơng có trọng âm)

(bắt buộc có trọng âm)


(+) Khác nghĩa


Trọng âm ngữ đoạn

(-) Khác nghĩa




Trọng âm ngữ đoạn

Trọng âm logic

*Lưu ý: trọng âm logic còn tùy thuộc vào cá nhân.
Ví dụ 1a: Đơi chân / khơng / nhúng xuống nước.
Ví dụ 1b: Đơi chân khơng / nhúng / xuống nước.
 Câu trong ví dụ 1a và 1b hồn tồn giống nhau nhưng với cách ngắt khác nhau
thì 2 câu có ý nghĩa khác nhau.  trọng âm ngữ đoạn
Ví dụ 2a: Tơi đi Huế.
Ví dụ 2b: Tơi đi Huế.
 Câu trong ví dụ 2a và 2b hồn tồn giống nhau, khi nhấn mạnh ở mỗi từ
7


Diễn ngơn nói và trọng âm
khác nhau thì câu vẫn giữ nguyên nghĩa nhưng mục đích truyền đạt của người nói
sẽ thay đổi, thay vì ví dụ 2a người nói tập trung vào việc nhấn mạnh bản thân
mình “tơi” là người đi Huế thì ở ví dụ 2b người nói tập trung vào việc đi Huế. 
trọng âm logic

Trọng âm ngữ đoạn và chỗ ngừng:
- Không phải là một, mặc dù thơng thường chỗ ngừng là chỗ có trọng âm
ngữ đoạn.
- Khơng nhất thiết phải ngừng khi có trọng âm. Có khi có trọng âm mà khơng
thể ngừng.
Ví dụ 3: con ơng cháu cha [0101]
Ví dụ 4: cắt tóc cắt tai [0101]
Ví dụ 5: làm tình làm tội [0101]
2.2.3.2. Quy tắc tổng quát
- Âm tiết cuối ngữ đoạn có trọng âm.
- Trường hợp từ câu bao giờ cũng có trọng âm (hô ngữ, ứng ngữ, thán ngữ).
- Hư từ (liên từ, giới từ, tiểu từ tình thái) khơng có khả năng có trọng âm, thực
từ mới có khả năng đó.
Ví dụ 6a: lấy tiền cho bạn.[0111]
Ví dụ 6b: lấy tiền cho bạn.[0101]
Giả sử “cho” ở ví dụ 6a là thực từ
 “Cho” ở ví dụ 6a mang nghĩa tặng, biếu
Giả sử “cho” ở ví dụ 6b là hư từ
 “Cho” ở ví dụ 6b mang nghĩa dùm, giúp
2.2.3.3. Quy tắc kết cấu gồm hai thực từ
* Đẳng lập [11]: nhà cửa, chó mèo, sơng núi, cha con, vợ chồng,…
* Chủ vị: Một tổ hợp hai tiếng gồm có một chủ ngữ và một vị ngữ (một
chủ đề và một phần thuyết) có mơ hình trọng âm [11] nếu chủ ngữ (chủ đề) là
danh từ, và có mơ hình trọng âm [01] nếu chủ ngữ (chủ đề) là đại từ nhân xưng
hay hồi chỉ.
Ví dụ:
- Chủ từ là danh từ [11]: ngựa ăn, Lan về (ngôi 3),…
- Chủ từ là đại từ [01]: nó ăn rồi, Lan về (ngơi 1,2),…
* Chính phụ: Có 2 trường hợp:
8



Diễn ngơn nói và trọng âm
- Danh từ + định ngữ:
+ Danh từ + định ngữ chỉ loại/ gọi tên [01]: cá thu, anh Ba,…
vườn,…

+ Danh từ + định ngữ chỉ sở hữu [11]: nhà tôi, cha con, cây nhà lá
+ Danh từ + định ngữ trực chỉ [10]: chị ấy, anh ấy,…( ảnh, chỉ,…)

- Vị từ + bổ ngữ trực tiếp:
+ Vị từ + bổ ngữ bất định [01]: đọc sách, nuôi cá,…
+ Vị từ + bổ ngữ xác định [11]: đọc sách (ấy làm gì), thấy Lan, gặp nó,…
Ví dụ 7a: đau bụng [11]  đau ở bụng
Ví dụ 7b: đau bụng [01]  bệnh đau bụng
Trường hợp đặc biệt:
Ví dụ 8: đánh răng [01]  “đánh răng” có cấu trúc vị từ + bổ ngữ xác định
nhưng thông thường đọc lướt “đánh”.
- Vị từ + bổ ngữ chỉ địa điểm (nguồn) [11]: xuống ngựa/ xuống tàu/ xuống
thuyền (từ trên ngựa/ tàu/ thuyền bước xuống),…
- Vị từ + bổ ngữ chỉ địa điểm (đích) [01]: ra đồng, xuống ngựa/ xuống tàu/
xuống thuyền (từ dưới đất lên ngựa/ tàu/ thuyền),…
* Hiện tượng láy
- Tăng nghĩa hoặc sắc thái hóa [11], ví dụ như: người người, xe xiếc, thập
thị, nhạt nhẽo, nhạt nhòa, dễ dãi, dễ dàng,…
- Giảm nghĩa [01], ví dụ như: vàng vàng, nho nhỏ,…
 Tóm lại, mỗi câu đều mang một hay nhiều trọng âm, mỗi trọng âm đánh
dấu một ngữ đoạn: nó được đặt vào tiếng (âm tiết) cuối cùng hay duy nhất của
ngữ đoạn. Như vậy trọng âm có chức năng phân giới giữa từng ngữ đoạn với ngữ
đoạn kế theo sau lưng trong câu. Mỗi “ngữ đoạn” hiểu theo nghĩa “đơn vị mang

trọng âm” hình như trùng với một đơn vị chức năng cú pháp của câu.
3. Phân tích ví dụ
(1) Sinh viên mới học ngơn ngữ học
Ở ví dụ này, là cách ghi dùng chung cho ba câu nói khác nhau về mơ hình
trọng âm, về ngữ pháp và về nghĩa.
- Với mơ hình đầu tiên:
Sinh viên mới// học ngơn ngữ học
[0

0

1

0

0

0

1]
9


Diễn ngơn nói và trọng âm
Trọng âm đầu tiên đánh vào chữ mới cho biết rằng chữ này kết thúc một
ngữ đoạn danh từ làm chủ ngữ cho chủ đề của câu, cịn học ngơn ngữ học là vị
ngữ.
- Với mơ hình thứ hai:
Sinh viên/ mới học ngơn ngữ học
[0


1

1

1

0

0

1]

Trọng âm ở chữ viên cho biết rằng chủ ngữ kết thúc ở đó.Hai trọng âm trên
mới học cho thấy mối quan hệ giữa một vị từ tình thái với bổ ngữ của nó.
- Với mơ hình thứ ba:
Sinh viên/ mới học ngôn ngữ học
[ 0

1

0

1

0

0

1]


Ngữ đoạn chủ đề kết thúc với chữ viên, nhưng chữ mới khác với mơ hình
trước: nó khơng có trọng âm và ngun âm của nó bị nhược hóa thành [I] hay [i],
thành thử từ này đọc nghe như “mí”: đây cũng là một từ tình thái nhưng nghĩa của
nó khác với “mới” mang trọng âm, nó cho biết tính “duy nhất” của đối tượng được
nói đến ở chủ ngữ (=chỉ có sinh viên mí học ngôn ngữ học mà thôi)
(2) Đêm hôm qua/ cầu gãy
[0

0

1

1

1]

Trong câu (2) trọng âm đầu đánh vào chữ “qua” cho biết rằng chữ này kết
thúc một ngữ đoạn làm trạng ngữ cho câu , còn “cầu gãy” là một kết cấu chủ vị
gồm một danh từ và một vị từ có mơ hình [11].
(3) Qn ta /đánh đồn giặc/ chết như rạ
[1

1

1

0

1


1

0

1]

Trong câu (3) ta thấy, “quân ta” là kết cấu một danh từ +định ngữ chỉ sở
hữu nên có mơ hình trọng âm [11] , “đồn giặc” là kết cấu danh từ + định ngữ chỉ
loại nên có mơ hình trọng âm [01].
Tuy nhiên, dựa vào cuốn “TIẾNG VIỆT mấy vấn đề ngữ âm - ngữ pháp –
ngữ nghĩa” của tác giả Cao Xuân Hạo, những kết cấu hai âm tiết gồm một danh
từ và một định ngữ danh từ xác định hoặc một đại từ nhân xưng thì “ý nghĩa duy
nhất mà định ngữ đại từ nhân xưng (hay danh từ dùng làm đại từ nhân xưng) có
thể có được là ý nghĩa xác định sở hữu, và do đó mơ hình trọng âm duy nhất của
kết cấu “danh từ + đại từ định ngữ” là [11]: Em nó, lớp cháu, mẹ tơi,trường ta,
xe mày, ý họ. Nếu kết cấu này làm chủ ngữ (chủ đề), tiếng thứ hai thường mất
trọng âm trước vị ngữ.
(33) Bố cháu bảo cháu đến [10101]”
10


Diễn ngơn nói và trọng âm
Vậy nên, theo nhóm người viết, trong câu (3) sẽ có thể có mơ hình trọng
âm như sau:
(3) Quân ta /đánh đồn giặc/ chết như rạ
[1

0


1

0

1

1

0

1]

(4) Hoa hồng/ có gai.
[0

1

0 1]

Trong câu (4), “hoa hồng” là kết cấu một danh từ + định ngữ chỉ loại nên có
mơ hình [01].
(5) Hoa/ hồng lên/ trong nắng.
[1

1

1

0


1]

6) Cả nhà hát/ đứng dậy,/ vỗ tay hoan hô nhiệt liệt
[ 0

0

1

0

1

0 1

0

0

0

1]

Trọng âm đầu tiên đánh vào chữ “hát” cho biết rằng chữ này kết thúc một
ngữ đoạn danh từ làm chủ ngữ cho chủ đề của câu. Cụm từ “nhà hát” có kết cấu
là danh từ + định ngữ chỉ loại nên có mơ hình trọng âm là [01].
7) Cả nhà/ hát bài thánh ca/ trong đêm Noel.
[ 0

1


1 0

0

1

0

0

1]

Trọng âm đầu tiên đánh vào chữ “nhà” cho biết rằng chữ này kết thúc một
ngữ đoạn danh từ làm chủ ngữ cho chủ đề của câu. Cụm từ “nhà hát” có kết cấu
chủ -vị nên có mơ hình trọng âm là [11]
Trong hai câu 6,7 từ “nhà hát” có hai mơ hình trọng âm hồn tồn khác
nhau, trong câu 6 là [ 01], câu 7 là [11]. Hai mơ hình trọng âm này phân biệt kết
cấu “danh từ + định ngữ vị từ (hay tính từ) có ý nghĩa xác định chủng loại [01]”,
với kết cấu “chủ ngữ danh từ + vị ngữ từ hay tính từ [11]”.
 Từ việc phân tích những ví dụ trên, có thể thấy rằng trọng âm trong Tiếng
Việt có liên quan đến ngữ pháp, nhờ có trọng âm chúng ta biết đâu là câu, đâu là
từ; trong câu thì đâu là thực từ, đâu là hư từ, đâu là từ ghép đẳng lập, đâu là từ
ghép chính phụ.

11


Diễn ngơn nói và trọng âm


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David nunan (1997), Dẫn nhập phân tích diễn ngơn, Nhà xuất bản Giáo
dục.
2. Diệp Quang Ban (2012) ,Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nhà
xuất bản Giáo dục.
3. Cao Xuân Hạo (2001), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, Nhà xuất bản Giáo dục.
4. Trịnh Sâm - Tạ Thị Thanh Tâm (2014), “Đặc điểm của văn bản nói”, Tạp
chí Khoa học ĐHSP TPHCM, 63.
5. Lã Nguyên, 22 định nghĩa về diễn ngôn,
/>6. />
12



×