TRƯỜNG: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA VĂN
MƠN: PHĨNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
ĐỀ TÀI THẢO LUẬN:
SO SÁNH BÌNH LUẬN
PHĨNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG
VÀ PHĨNG SỰ CỦA NGƠ TẤT TỐ
GVHD: PGS.TS Nguyễn Thành Thi
Người thực hiện:
1. Võ Thị Hằng Nga K39.601.075
2. Trần Thị Diệu Hoa K39.601.037
3. Lê Thị Quỳnh K39.601.099
4. Nguyễn Thị Lộc K39.601.068
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2016
MỤC LỤC
TRANG
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG.....................................................................1
1.1. Một số vấn đề về thể loại phóng sự..................................................................1
1.1.1. Khái niệm phóng sự.........................................................................................1
1.1.2. Đặc trưng phóng sự.........................................................................................2
1.1.2.1. Tính chân thực...................................................................................2
1.1.2.2. Tính thời sự........................................................................................3
1.1.2.3. Tính nghệ thuật..................................................................................3
1.1.2.4. Phương thức phản ánh đời sống .......................................................3
1.1.2.5. Cái tơi trần thuật...............................................................................3
1.2. Vai trị của phóng sự Vũ Trọng Phụng và Ngơ Tất Tố đối với phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945..............................................................................................4
1.2.1. Vũ Trọng Phụng..............................................................................................4
1.2.2. Ngô Tất Tố......................................................................................................4
CHƯƠNG 2. SO SÁNH BÌNH LUẬN PHĨNG SỰ NGƠ TẤT TỐ VÀ VŨ TRỌNG
PHỤNG....................................................................................................................5
2.1. SỰ TƯƠNG ĐỒNG..........................................................................................5
2.1.1. Về phương diện nội dung................................................................................5
2.1.1.1. Đề tài.................................................................................................5
2.1.1.2. Hướng tiếp cận..................................................................................12
2.1.1.3. Cảm hứng sáng tác............................................................................15
2.1.2. Về phương diện nghệ thuật..............................................................................18
2.1.2.1. Sử dụng các chi tiết điển hình ...........................................................18
2.1.2.2. Xu hướng tiểu thuyết hóa...................................................................19
2.2. SỰ KHÁC BIỆT...............................................................................................21
2.1.1. Về phương diện nội dung..............................................................................21
2.2.1.1. Đề tài.................................................................................................21
a) Phóng sự Ngơ Tất Tố – bức tranh nơng thơn và những hủ tục..............................21
b) Phóng sự Vũ Trọng Phụng – xã hội thị thành và những tệ nạn nhức nhối ...........22
2.2.1.2. Nhân vật............................................................................................23
a) Nhân vật của Ngô Tất Tố: những người nông dân lam lũ, bọn cường hào ở quê..23
b) Nhân vật của Vũ Trọng Phụng: đủ mọi thành phần của thế thành thị: giới cờ bạc, me
Tây, con sen, gái điếm, đứa ở....................................................................................24
2.1.2. Về phương diện nghệ thuật ..........................................................................25
2.2.2.1. Về kết cấu..........................................................................................25
a) Phóng sự Ngơ tất Tố - Những câu chuyện độc lập, gần như truyện ngắn..............25
b) Phóng sự Vũ Trọng Phụng - câu chuyện liên hoàn hoặc gắn kết với nhau............26
2.2.2.2. Về giọng điệu.....................................................................................27
a) Giọng thâm thúy, sâu cay của Ngô Tất Tố.............................................................27
b) Giọng cay độc, soi mói của Vũ Trọng Phụng........................................................27
2.2.2.3. Về ngơn ngữ.......................................................................................28
a) Ngôn ngữ mực thước, thâm thúy, sử dụng nhiều từ Hán Việt của Ngô Tất Tố...... 28
b) Ngôn ngữ đời thường, suồng sã của Vũ Trọng Phụng...........................................29
KẾT LUẬN..............................................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................30
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Một số vấn đề về thể loại phóng sự
1.1.1. Khái niệm phóng sự
Có rất nhiều quan niệm về thể loại phóng sự. Theo tư liệu trong và ngồi nước, thì
có các định nghĩa khác nhau về phóng sự. Nếu như ở Mỹ, người ta định nghĩa phóng sự
chỉ là ghi chép một cách giản đơn, máy móc một hiện tượng nào đó, chẳng hạn như cuộc
họp Quốc hội thì ở Pháp, theo từ điển Bách khoa tồn cầu thì: “Phóng sự là tường thuật
những điều trơng thấy. Phóng sự là bài báo được đặc trưng bởi sự quan trọng của miêu
tả: bầu khơng khí bao phủ sự việc, những chi tiết hình tượng, những chi tiết về con
người, hay những chi tiết độc đáo, những màu sắc… tất cả cho phép người đọc thấu hiểu
biến cố, hồn cảnh bao quanh nó, mối quan hệ giữa các nhân vật chủ chốt.”
Cịn ở Việt Nam, cũng có rất nhiều các quan điểm về phóng sự của các nhà nghiên
cứu:
Theo Hán Việt tự điển của Đào Duy Anh (1932): Phóng sự là phỏng theo sự việc
(đã xảy ra).
Quan niệm phóng sự của nhà văn Vũ Trọng Phụng: “Phóng sự là một thiên truyện
kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là một thiên “phóng sự trong
buồng” nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai, bằng mắt”.
Ý kiến của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan: “Phóng sự là thăm dị lấy việc mà ghi
lấy (…), phóng sự là kí sự mà có lời phẩm bình, phóng sự ghi những điều mắt thấy tai
nghe, có tính cách thời sự và có chỉ trích” (Nhà văn hiện đại, tập 1)
Từ điển văn học (NXB KHXH 1984), Nguyễn Xuân Nam: “Phóng sự là một thể
loại thuộc kí, nhằm ghi chép cụ thể tình hình một vấn đề, một sự việc nào đó có ý nghĩa
thời sự. Phóng sự sẽ có thêm giá trị văn học khi nó đi sâu khắc họa thế giới nội tâm,
miêu tả tính cách nhân vật, với lời văn giàu hình ảnh và cảm xúc”
Quan điểm của GS Hà Minh Đức là: “Về cơ bản, phóng sự cũng có đặc tính của
một thiên kí sự: chú trọng hiện thực khách quan, tơn trọng tính xác thực của đối tượng
miêu tả. Nhưng phóng sự lại địi hỏi tính thời sự trực tiếp. Phóng sự được viết ra nhằm
giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm”. (Lý luận văn học)
Như vậy, ta có thể định nghĩa về phóng sự như sau: Phóng sự là một thể thuộc
loại hình báo chí – văn học khá đa dạng, có tính chất phi hư cấu, mang tính xung kích,
cấp thời về thơng tin sự kiện và có giá trị nhận thức, tác động mạnh mẽ đến nhiều đối
tượng xã hội. Phóng sự được trình bày dưới dạng những văn bản mang tính nghệ thuật
cao (sử dụng phương tiện biểu đạt của văn học), phần nào có thể trở thành phóng sự văn
học.
Phóng sự văn học có nhiều điểm cần phân biệt với phóng sự báo chí như sau:
Phóng sự báo chí:
+ Phản ánh hiện thực một cách trực tiếp.
+ Khơng có yếu tố hư cấu.
+ Khách quan, không đánh giá sự thật bằng “thẩm mỹ”.
+ Đáp ứng thông tin kịp thời.
+ Ngôn ngữ đơn nghĩa, tường minh.
=> Chức năng chính: thơng báo, nhận thức.
Phóng sự văn học:
+ Khơng địi hỏi sự xác thực tuyệt đối, có thể lựa chọn sự kiện, con người, tình huống
mang tính tiêu biểu.
+ Có sự tưởng tượng, được phép sử dụng như cấu để tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm.
+ Mang tính chủ quan của người viết.
+ Khơng chịu áp lực về tính cấp thiết, nhu cầu thời sự.
+ Ngơn ngữ hàm ẩn, tường minh.
=> Chức năng chính: thơng báo, nhận thức, thẩm mỹ.
1.1.2. Đặc trưng phóng sự
1.1.2.1. Tính chân thực
Là một thể loại của ký văn học, tính chất thật của vấn đề được phản ánh là yêu cầu
có tính bắt buộc, là “sứ mệnh” của phóng sự. Mục đích của phóng sự khơng chỉ là cung
cấp cho người đọc những thơng tin phong phú, đầy đủ, chính xác nhờ tái hiện đời sống
một cách có bề dày, chiều sâu với những “sự thật xác thực, dồi dào, nóng hổi” (Phương
Lựu) mà cao hơn là làm thay đổi nhận thức của người đọc về đối tượng phản ánh và kêu
gọi cách giải quyết cụ thể.
1.1.2.2. Tính thời sự
Đây là một trong những đặc trưng quan trọng, khơng thể thiếu làm nên tính đặc
trưng của thể loại phóng sự và phân biệt nó với các thể loại văn học nói chung và các
loại ký văn học nói riêng như; bút ký, tùy bút, hồi ký, … Nói đến tính thời sự là nói đến
sự cập nhật và tính chất nóng hổi của thơng tin. Phóng sự có khả năng tiếp cận nhanh,
nắm bắt và phản ánh đối tượng rất kịp thời có thể theo cùng một nhịp vận động và phát
triển của câu chuyện.
Các phóng sự nổi tiếng như Lục sì, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy, cơm cô... của Vũ
Trọng Phụng, Việc làng, Tập án cái đình của Ngơ Tất Tố là những minh chứng sống động
cho tính chất thời sự của thể loại phóng sự.
1.1.2.3. Tính nghệ thuật
Điểm mạnh của thể loại phóng sự so với các thể loại báo chí khác là việc cho phép
sử dụng đa dạng các bút pháp thể hiện: miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận. Hơn
nữa, ngơn ngữ trong phóng sự là ngơn ngữ chính xác, hàm súc và biểu cảm. Nó khơng
chỉ biểu đạt đúng bản chất của sự việc, hiện tượng trong thời khắc nhất định, bối cảnh cụ
thể mà cịn có giá trị biểu đạt cao. Giọng điệu được dùng trong các tác phẩm phóng sự
cũng vơ cùng phong phú: nghiêm túc, sơi nổi, lắng đọng, giễu cợt, châm biếm, xót xa
thương cảm, đầy trách nhiệm… Tất cả những yếu tố về mặt nghệ thuật đã góp phần làm
nên sức hấp dẫn của thể loại phóng sự.
1.1.2.4. Phương thức phản ánh đời sống
Mặc dù điều kiện ưu tiên của phóng sự là tính xác thực, nhưng ở mức độ nào đó
thì nghệ thuật hư cấu vẫn có thể được sử dụng trong quá trình sáng tạo. Tuy nhiên mức
độ hư cấu trong phóng sự khơng phải là hư cấu theo kiểu bay bổng, ngồi một chỗ để
tưởng tượng ra mà là hư cấu mang mức độ kỹ thuật, làm mờ nhạt bớt hay tô đậm thêm sự
kiện theo ý đồ tác giả. Người viết phóng sự có thể trang điểm, tơ đắp một chút cho nhân
vật, cho tình huống hoặc hư cấu những phần mà người đọc khơng thể nhìn thấy như thế
giới nội tâm nhân vật, nhân chứng nhằm làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ
thuật cho tác phẩm.
1.1.2.5. Cái tơi trần thuật
“Cái tơi trần thuật” đóng vai trị quan trọng trong phóng sự. Cái tơi ấy xuất hiện
trong phóng sự với tư cách vừa là nhân chứng khách quan, sắc sảo khám phá ra sự kiện,
đồng thời cũng là người thẩm định, trình bày, lí giải, kết nối các sự kiện được tác phẩm
đề cập tới theo cách nhìn của người trần thuật. Sự có mặt của cái tơi trần thuật trong
phóng sự văn học là bộc lộ chứng kiến của cá nhân trước những vấn đề của hiện thực,
đưa ra những kiến giải, những gợi ý giải pháp nhằm vun đắp cho cuộc sống ngày càng tốt
đẹp và tiến bộ hơn. Đó chính là giá trị đích thực mà mỗi thiên phóng sự đều cố gắng đạt
tới.
1.2. Vai trị của phóng sự Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng Phụng đối với phóng sự Việt Nam
giai đoạn 1930 – 1945
1.2.1. Ngơ Tất Tố
Trong dịng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám, Ngô Tất Tố (1894 –
1954) là một tác gia lớn có sự nghiệp văn học đồ sộ: tiểu thuyết, phóng sự, tiếu phẩm báo
chí, truyện ký lịch sử, khảo cứu, phê bình… Tuy thành công trên rất nhiều thể loại, nhưng
trước hết, Ngô Tất Tố là một nhà phóng sự với những đóng góp nổi bật, ơng được mệnh
danh là “cây bút phóng sự bậc thầy”.
Được xem là một hiện tượng độc đáo của văn chương hiện thực, Ngô Tất Tố đã
chứng tỏ điều ấy qua những thiên phóng sự thể hiện được những nét đặc sắc về nông thôn
và người nông dân Việt Nam. Những tác phẩm của Ngô Tất Tố luôn nhận được sự chú ý,
quan tâm của các nhà văn và giới phê bình văn học. Các phóng sự nổi tiếng của Ngơ Tất
Tố được biết đến là: “Việc làng” (phóng sự, báo Hà Nội tân văn, 1940-1941 ), “Lều
chõng” (phóng sự tiểu thuyết, báo Thời vụ, 1939-1944), “Tập án cái đình” (1939).
Phóng sự Ngơ Tất Tố đã phản ánh bức tranh tổng thể về đời sống nông dân ở nông thôn
Việt Nam. Xuất phát từ nỗi đau và sự bất bình trước hiện thực xã hội đen tối, ơng đã dùng
phóng sự của mình để vẽ lại hiện thực. Đó là hiện thực của đời sống văn hóa, tâm linh
con người, cụ thể là người nông dân ở nông thôn Việt Nam, hiện thực về sinh hoạt đình
làng được phủ dưới lớp sơn hào nhoáng là thuần phong mĩ tục nhưng thực sự là những
luật lệ, nghi lễ cổ hủ, lạc hậu, được duy trì như một phương tiện, một công cụ của giai
cấp thống trị. Hiện thực về nạn xơi thịt, về miếng ăn, chỗ ngồi nơi đình làng, từ lâu đã ăn
sâu vào tâm lí người nơng dân. Hiện thực về nạn áp bức, bóc lột đầy thủ đoạn của bọn
cướng hào ác bá, gây ra biết bao cảnh thương tâm, đau đớn.
Giữa thời kỳ lịch sử giao thoa, Ngơ Tất Tố với những thiên phóng sự của mình đã
góp cơng khai phá, phát triển phóng sự trên văn đàn và báo chí nước ta trong những năm
1930 – 1945.
1.2.2. Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng là một tài năng văn chương tồn diện, ơng viết rất nhiều thể loại
văn xi: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, xã luận, bút chiến, thời đàm, phê bình văn
học. Bất luận là thể loại nào, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng vẫn sắc sảo, đanh thép, văn
chương của ông vẫn hấp dẫn độc giả. Thuộc vào đội ngũ của những cây bút tiên phong,
Vũ Trọng Phụng là nhà văn có những đóng góp xuất sắc trên địa hạt phóng sự, cả trên
phương diện nội dung và nghệ thuật biểu hiện.
Được tôn xưng là “Ơng vua phóng sự đất Bắc”, các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng chứa đựng một nội dung hiện thực phong phú. Ông đề cập đến nhiều mảng của
cuộc sống, của nhiều lớp người khác nhau. Các tác phẩm của ông là tiếng nói đầy phẫn
nộ ném vào xã hội, vào những kẻ tàn ác, đểu giả, vô đạo đức nhưng đầy quyền thế thời
Pháp thuộc. Bất lực trước cuộc sống thực tại - một cuộc sống tràn đầy sự nhố nhăng, lố
bịch; một xã hội đầy rẫy những con người thờ phụng bạo lực và đồng tiền, xã hội như
một sân khấu đại hài kịch, với nhiều trò thối nát, bỉ ổi, Vũ Trọng Phụng đã dùng những
dòng chữ, những hình tượng văn chương đầy góc cạnh của mình để bộc lộ lòng căm phẫn
mãnh liệt đối với bọn thực dân quan lại, địa chủ, tư sản tàn ác, đểu giả, thối nát, lố bịch.
Đó là tất cả tài năng của Vũ Trọng Phụng. Các tác phẩm phóng sự tiêu biểu của ông là
Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cơ, Một huyện ăn tết.... Đó là những
trang viết độc đáo, thông minh, linh hoạt. Phong cách viết văn của Vũ Trọng Phụng rất
đặc sắc. Lời văn đanh thép, châm biếm sâu cay. Có thể thấy các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng luôn mang tiếng cười trào phúng chế giễu, châm biếm xã hội thối nát đương thời.
Vũ Trọng Phụng được xem là một trong những nhà văn hàng đầu của dòng văn
học hiện thực 1930 - 1945 và văn học Việt Nam hiện đại, ông xứng đáng đứng ở vị trí cao
trên văn đàn. Rất nhiều nhà văn, nhiều thế hệ người cầm bút Việt Nam đã chịu ảnh hưởng
sâu sắc và trực tiếp từ văn chương.
CHƯƠNG 2. SO SÁNH BÌNH LUẬN PHĨNG SỰ NGƠ TẤT TỐ VÀ VŨ TRỌNG
PHỤNG
2.1. SỰ TƯƠNG ĐỒNG
2.1.1. Về phương diện nội dung
2.1.1.1. Đề tài
Trong bức tranh chung bao quát của làng phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930-1945
thì ta có thể thấy Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố là hai cây bút nổi bật nhất lúc bấy giờ.
Bằng tài năng, sự sáng tạo và tâm huyết của mình họ đã có được một vị trí xứng đáng
trong diễn đàn văn học ở một thể loại văn học còn khá non trẻ.
Không phải ngẫu nhiên mà Ngô Tất Tố được mệnh danh là “cây bút phóng sự
bậc thầy” cịn Vũ Trọng Phụng lại ung dung với mệnh danh “ông vua phóng sự đất
Bắc”. “Thành cơng ln đến sau những gì mình cố gắng”- câu nói này quả khơng sai,
ngày hơm nay chúng ta không thể phủ nhận những giá trị của những thiên phóng sự mà
họ để lại mặc dù xung quanh những trang viết còn nhiều tranh cãi đan xen trái chiều cũng
như đồng tình.
Cùng hoạt động tác nghiệp trong cùng một hồn cảnh xã hội Việt Nam phong
kiến cuối những năm 20, đầu 30 của thế kì XX có nhiều biến động sâu sắc trên tất cả
mọi mặt như : Kinh tế, chính trị, văn hóa…Cho nên dù họ có những mảnh đất viết
khác nhau, một vị trí trên văn đàn khác nhau và một phong cách riêng tuy nhiên
khi nhìn lại và đối sánh thì những thiên phóng sự của họ vẫn có những điểm tương
đồng. Trước hết là tương đồng ở đề tài, vì phóng sự là thể loại mà nội dung của nó là
những vấn đề nóng hổi của xã hội và được nhiều người quan tâm, là một người nhạy cảm
và nhạy bén với thời cuộc họ đã nhanh chóng thích ứng, chĩa mũi nhọn và xốy sâu vào
những vấn đề nhạy cảm, nóng bỏng của xã hội thời bấy giờ và lựa chọn thể loại văn học
tuy mới nhưng đáp ứng được nhu cầu của người viết, người đọc với khả năng phản ánh
sự thật một cách xác thực, dồi dào và ln nóng. Đó cung là điểm gặp gỡ đầu tiên của Vũ
Trọng Phụng và Ngô Tất Tố.
Phóng sự Vũ Trọng Phụng tập trung xốy sâu vào những vấn đề nóng hổi
mang tính thời sự đang diễn ra trong cái xã hội Việt Nam lúc bấy giờ và đặc biệt là ở
cái chốn thị thành nơi nhà văn đang sinh sống và hàng ngày chứng kiến. Đầu thế kỉ
XX với các chính sách hợp tác Pháp – Việt, thực dân Pháp đã thò bàn tay nham hiểm túm
lấy mấy phong trào văn hóa có xu hướng cải lương tư sản. Phong trào Âu hóa, vui vẻ, trẻ
trung được thực dân Pháp tích cực hơ hào cổ động nhằm mục đích đẩy thế hệ thanh niên
vào con đường ăn chơi trụy lạc. Tại đô thị, lối sống mới theo kiểu Tây đã bắt đầu gõ cửa
từng gia đình. Cùng với nó, hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 dẫn
đến sự đói rách, thất nghiệp của đơng đảo tầng lớp lao động. Đó là ngun nhân sản sinh
ra hàng loạt các tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc…và dần dần nó trở thành
những “quốc nạn” đang từng ngày, từng giờ tàn phá tận gốc rễ đạo đức xã hội và hủy
hoại giống nòi của dân tộc ta. Vũ Trọng Phụng đã hướng ngịi bút của mình vào các mảng
hiện thực mang tính thời sự nóng bỏng đó, phơi bày tất cả các bản chất xấu xa, bẩn thỉu
của xã hội đô thị Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX. Cái xã hội nhiều những u nhọt
bốc mùi đó được Vũ Trọng Phụng phơi bày ra ánh sáng bằng một loạt những thiên phóng
sự như : Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Cơm thầy cơm cơ (1934), Lục
sì (1937)… Những vấn đề nóng được Vũ Trọng Phụng đề cập tới đó chính là sự tha hóa
của con người, sự băng hoại của giá trị đạo đức, là sự phân hóa xã hội sâu sắc, sự phân
biệt, cách biệt giàu nghèo đã đẩy một bộ phận lớn người nông dân và dân nghèo thành thị
vào quá trình bần cùng hóa và lưu manh hóa. Tất cả những vấn đề đó là kết quả của chính
sách cai trị và bóc lột của chế độ thực dân nửa phong kiến.
Trước hết ngịi bút của Vũ Trọng Phụng xốy sâu vào các tệ nạn xã hội ở đơ thị,
với phóng sự Lục sì (1937) ơng đã đưa đến cho người đọc những nhận thức kinh hoàng
về tệ nạn mại dâm. Ở Hà Nội, một thành phố chưa đầy tám vạn dân và có tới hơn một
ngìn gái điếm (chưa kể gái nhảy, ả đào ở vùng ngoại ô) hoạt động, nghĩa là chiếm một
phần ba dân số, cùng với nó là nhan nhản những nhà săm, ổ chứa: “16 nhà thổ chung,
mười lăm nhà điếm riêng và 377 phòng ngủ chung trong các nhà săm”. Những con số cụ
thể đó cho thấy thực trạng trầm trọng của một tệ nạn đang hồnh hành trong xã hội, kéo
theo đó là mn vàn căn bệnh như: lậu, giang mai, hoa liễu… Dưới góc độ một cơng
trình khoa học, Lục sì khơng chỉ đưa ra những số liệu cụ thể, người viết còn đi sâu vào
tận ngõ ngách để tìm hiểu hồn cảnh của các cô gái bán dâm với cách hành nghề, cách
dấu bệnh cùng bao nhiêu cảnh ngộ đáng thương của các cô. Vũ Trọng Phụng chỉ ra hậu
quả khôn lường về sự tha hóa, sự băng hoại trên phương diện đạo đức xã hội, nhân phẩm,
giống nòi và đồng thời cảnh tỉnh mọi người cách ngăn ngừa , phòng tránh nó.
Tiếp sau nghề mại dâm thì “nghề” lấy Tây cũng đang trở thành một vấn đề nóng
của xã hội lúc bấy giờ. Và rất nhạy bén Vũ Trọng Phụng nhanh chóng đề cập tới vấn đề
này trong thiên phóng sự xuất sắc Kỹ nghệ lấy Tây. Đây cũng là thiên phóng sự duy nhất
trong giai đoạn 1930-1945 viết về vấn đề nổi cộm này. Theo Vũ Trọng Phụng nghề lấy
Tây cũng là nghề mại dâm, nhưng là mại dâm trá hình được che chắn bởi các ơng chồng
Tây. Trong thiên phóng sự này, qua q trình điều tra, gặp gỡ các nhân chứng và xâu
chuỗi các sự kiện đời tư của các me Tây ở Thị Cầu nhà văn đã cho người đọc thấy được
thực trạng gọi là nghề “lấy Tây”. Đề cập đến vấn đề này nhà văn gọi đó là nghề nghiệp
hay thậm chí cịn là một “ kỹ nghệ”, ông đã chỉ ra lấy Tây là một nghề được cấp môn bài,
được xếp vào ngành bậc kinh doanh và như những ngành nghề khác nó có lịch sử hình
thành và quá trình phát triển. Đi sâu vào giới này , nhà văn phát hiện ra thực chất của
những cuộc hôn nhân giữa những người đàn bà An Nam với các ông Tây chỉ là quan hệ
mua và bán “khi người đàn bà cần tiền và người đàn ông chỉ cần nhục dục”. Đó là
những cuộc hôn nhân khơng có tình nghĩa, sống chung chỉ để kiếm một nghề có thu nhập
ổn định, để kiếm tiền , vì là một nghề nên các me cũng có những chiến thuật, những kỹ
nghệ, những cách yêu giả, ghen giả để đạt tới mục đích đồng tiền , đối với các me, mối
quan hệ vợ chồng chỉ dựa trên giá trị đồng tiền, ai đặt cọc tiền trước thì lấy trước, hết tiền
hôn nhân sẽ chấm dứt. Với khả năng quan sát , phát hiện và nhập cuộc mau lẹ, Vũ Trọng
Phụng bằng tập phóng sự 10 chương này đã khơng chỉ làm sống dậy cả lịch sự hình thành
và phát triển của nghề lấy Tây với tất cả những thăng trầm và bi hài của nó và phát hiện
hàng loạt những điều mới mẻ mà từ trước tới nay chưa từng có. Viết về cái nghề lạ lùng
này Vũ Trọng Phụng khơng chỉ phơi bày được một thực trạng nóng bỏng của xã hội
thuộc địa mà cịn gióng lên một hồi chng cảnh tỉnh về sự tha hóa đạo đức , lương tâm
và nhân phẩm của một bộ phận người trong xã hội.
Trong một thiên phóng sự khác cũng góp phần làm nên tên tuổi Vũ Trọng Phụng,
Cạm bẫy người đã phơi bày tất cả những mặt xấu xa của thế giới cờ bạc, để thấy tệ nạn
cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu. Cờ bạc cũng đang là vấn đề nóng và nhức nhối và
được xem như là một “quốc nạn” lúc bấy giờ, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp,
vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung và mô tả chân tướng làng bịp, tường thuật
cách hành nghề của họ sinh động, rõ ràng… Dưới ngòi bút của nhà văn, cờ bạc đã trở
thành một nghề có tổ chức với những ngón nghề được đào tạo rất bài bản, các con bạc
sẵn sàng giăng bẫy để ăn sống nuốt tươi bất cứ con mồi nào nếu không may rơi vào cái tổ
chức bạc bịp như cái ổ nhện đang giăng khắp Hà Thành. Nạn cờ bạc không chỉ làm
khuynh gia bại sản bao gia đình mà cịn khiến bao kẻ tha hóa, biến chất. Máu đỏ đen đã
khiến có kẻ cầm cà đồng tiền mà hàng xóm nhờ đi mua quan tài cho người vừa chết
nướng hết vào chiếu bạc, có kẻ đánh hết số tiền dùng để mua thuốc cho con đang ốm gần
chết, vì đồng tiền, đứa con sẵn sàng biến bố đẻ thành “mòng”, đứa cháu sẵn sàng dắt
“thợ” đến lột đồng bạc cuối cùng của ông chú và điều đáng chú ý là các nhà chức trách
vẫn làm ngơ, thậm chí các viên chức, quan chức, những người bảo vệ pháp luật cũng
tham gia vào tổ chức ma quỷ đó. Với thiên phóng sự Cạm bẫy người, Vũ Trọng Phụng
khơng chỉ phản ánh một thực trạng xã hội nhức nhối đang diễn ra mà quan trọng hơn là
cho người đọc thấy được “bản chất của sự của con người trước sức mạnh của đồng tiền
mà chưa một xã hội nào, một thời đại nào lại có sức tàn phá, hủy hoại mạnh mẽ, nhanh
chóng đến như vậy”.
Cùng với thực trạng hoành hành của các tệ nạn, một vấn đề xã hội nóng bỏng
mang tính thời sự khác được Vũ Trọng Phụng và nhiều nhà phóng sự quan tâm phản ánh
đó là sự bần cùng hóa của xã hội ở nơng thôn. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế
cùng với sự áp bức bóc lột tàn tệ của chính quyền thực dân đã làm cho nông thôn Việt
Nam trở nên xơ xác, tiêu điều. Ngày càng có nhiều người từ khắp các miền quê đổ ra
thành phố sung vào đội quân thất nghiệp hình thành nên những cái chợ người với đầy đủ
già, trẻ, gái, trai. Đa số họ được thuê để làm thân phận của những con sen, thằng ở, chị vú
với giá rất rẻ mạt và bị chủ nhà đối xử rất tàn tệ. Phóng sự Cơm thầy cơm cô của Vũ
Trọng Phụng đã tái hiện một cách chân thực và sâu sắc cảnh đời của những người đi ở,
những con người vì nghèo khổ mà phải chấp nhận làm một nghề nghiệp vừa nặng nhọc
vừa hết sức cực nhục trong xã hội thị thành ngày trước. Vũ Trọng Phụng đã phản ánh một
thực trạng xã hội mà sự phân biệt đẳng cấp, khoảng cách giàu nghèo ngày một rõ rệt. Đó
là một xã hội thối nát, khơng kỷ cương phép tắc, coi trọng đồng tiền còn thân phận của
những người nghèo khổ thì chẳng khác gì con sâu cái kiến. Phản ánh thực trạng đó, mặc
dù chưa ý thức được mâu thuẫn giai cấp trong xã hội mà mình đang sống, song bằng sự
sắc sảo và nhạy bén của một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã bắt nhịp được với những vấn
đề nổi cộm, nóng bỏng trong lịng xã hội đơ thị.
Không chỉ quan tâm đến những vấn đề đang xảy ra ở đơ thị, ngịi bút của Vũ
Trọng Phụng cịn đi sâu “điều tra” cả những bức bối ở chốn hương thơn. Đó chính là nạn
hối lộ đang trở thành một căn bệnh phổ biến không phải ở một làng, một xã, một cấp, một
bộ phận nào mà có ở toàn bộ guồng máy của nhà nước từ dưới lên trên. Ở phóng sự Một
huyện ăn Tết, theo bước của bọn quan tham lại nhũng, nhà văn đã phơi bày tất cả bản
chất tham nhũng và ăn hối lộ của cả một bộ máy thống trị thực dân phong kiến, một vấn
đề điển hình có ý nghĩa thời sự. Hình ảnh bọn lính lệ sau khi đút lót, chạy chọt và được
sự cho phép của quan trên đã ùa xuống hương thôn vào dịp gần Tết để kiếm chác rồi sau
đó “trích lên một nửa để lên tỉnh nạp cho ông quản cơ… Ông quản cơ sẽ nhân danh cả
giới lính cơ, dùng số tiền kia để mua lễ vật biếu các quan trên…” đã cho thấy tính chất
có tổ chức của nó. Có thể nói nạn hối lộ đang trở thành một tệ nạn xã hội nhức nhối, nó
khơng chỉ diễn ra ở một vùng nào cụ thể mà phổ biến khắp nơi. Vì vậy, khi viết về một
huyện ăn Tết, nhà văn “chẳng cần nói rõ ra cái tên cái huyện ấy” vì “rằng bất cứ chỗ
nào, sự đời cũng đến vậy cả”. Và câu chuyện hối lộ khơng phải là “câu chuyện của Tết
năm nay lại cịn có thể là câu chuyện của tết sang năm nữa”. Nghĩa là hối lộ đã trở thành
điều vô cùng hiển nhiên, lặp lại, phổ biến trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy
giờ, Vũ trọng Phụng đã nhìn thấy toàn bộ guồng máy nhà nước từ dưới lên trên đều thống
nhất ở bản chất của sự tham nhũng có tính chất cố hữu, kinh niên: “Thì ra cách tổ chức
xã hội kim thời, thật vậy, kể đã là chu đáo đến tột bậc. Xã hội như một guồng máy tinh tế,
mà cá nhân là những cái bánh xe, nếu một cái quay thì bao nhiêu cái khác cũng quay
theo, nếu một cái hỏng thì tồn bộ cũng phải ngừng lại… Chẳng một ai có thể đứng
ngồi cơng lệ: cá lớn nuốt cá bé, vì cái phận sự nộp của đút, hoạt động từ dưới lên trên”.
Tác nghiệp cùng với Vũ Trọng Phụng lúc bấy giờ có Ngơ Tất Tố, ơng là một
nhà văn đam mê và hết lịng với nghề báo. Bằng sự hiểu biết văn hóa sâu sắc, và tấm
lòng thiết tha yêu nước, khả năng nhanh nhạy trong việc nắm bắt hiện thực, Ngô Tất Tố
cũng đã nhanh chóng khía sâu vào các vấn đề xã hội nóng bỏng để cho ra đời những
trang viết có giá trị. Là một nhà nho, sinh ra và lớn lên chủ yếu ở nông thôn, từng
phải sẻ chia cái nghèo cái đói cũng như chứng kiến bao nhiêu cảnh đời khốn khổ với
người nơng dân, chính vì thế nên mối quan tâm trước hết của Ngô Tất Tố là những
gì đang diễn ra ở chốn làng quê, với hai thiên phóng sự nổi tiếng góp phần làm nên tên
tuổi Ngơ Tất Tố: Việc Làng , Tập án cái đình ông đã tái hiện chân thực đời sống nông
thôn không hề hoa mĩ êm đềm như các nhà văn lãng mạn vẫn thường ngợi ca.
Mở đầu thiên phóng sự Việc làng là câu chuyện thương tâm của cụ thượng Lão
Việt, một nạn nhân của cái “thuần phong mỹ tục” đó. Cụ tâm sự: “Từ thuở mười bảy tuổi
đến giờ tôi không chơi một ngày nào, trừ ra những ngày đau ốm. Thơi thì cày sâu, cuốc
bẫm, bn ngược, bán xi, khơng quản một việc gì cả (…) những việc tơi làm, bất kỳ
việc nào, tuy không phát đạt, nhưng không thất bại bao giờ, chẳng lãi nhiều thì lãi ít. Vậy
mà suốt đời nghèo xác, nghèo xơ, ăn không đủ, mặc không đủ, cả nhà có một thằng con
đành để nó dốt nát”. Cụ đã lý giải nguyên nhân của cái điều vơ lí là vì sao một con người
siêng năng chăm chỉ mà mãi khơng ngóc đầu lên được là bởi “gánh việc làng”, “vì một
gánh tục lệ đè ép”. Thậm chí bây giờ cụ sắp chết, “gánh tục lệ ấy vẫn cịn đè ép chưa
tha”. Bởi vì trong lúc cụ đang hấp hối thì ở ngồi cổng người ta đang chuẩn bị vật trâu để
mời làng, đãi phe theo tục lệ, nên “nong bát, nong đĩa, chum đựng nước, cối giã giị, nồi
ba mười…, khơng biết mỗi thứ là bao nhiêu cái, la liệt, bày khắp ngoài rạp”. Tất cả
những thứ ấy về sau lại là gánh nặng đè lên vai con cháu cụ Thượng không biết bao giờ
mới trả hết được. Ngơ Tất Tố đã chỉ ra đó khơng chỉ là nỗi oan đau đớn của cụ mà còn
của bao nhiêu người khác - những nạn nhân của “lệ làng”.
Cái chết của cụ chỉ là mở đầu cho nhiều câu chuyện khác, đau đớn hơn, mỉa mai
hơn và chua chát hơn. Chỉ vì cái phong trào phục cổ như: “một đám vào ngôi” cho con
hay “hạt gạo xôi mới” mà có người đã mất hết cả cơ nghiệp. Do sự phân biệt nghiệt ngã
giữa dân chính cư và dân ngụ cư mà bác cả Mão trong Một đám vào ngơi đã phải khốn
đốn. Vì theo lệ làng thì đến đời thứ ba sống ở làng những người dân ngụ cư mới được vào
đinh với làng. Đến đời con bác cả Mão là lúc mà mọi người trong nhà bác được ăn miếng
thịt giữa làng. Nhưng không phải đơn giản, để được việc, bác đã phải lo lót tiền cho các
quan địa phương từ trên xuống dưới, phải giết trâu mổ lợn khao làng, còn phải cấp tiền
cho các cụ chơi tổ tơm. Vì thế, sau khi lo xong việc cho con, bác đã phải “dạm bán đi
một mẫu hai ruộng lấy trăm đồng bạc trả cơng nợ”. Ơng Quyết trong Hạt gạo xơi mới
cũng vì để soạn một vấn xôi mới làm lễ tế thần Nông mà đến phải khánh kiệt: “hôm qua
đã phải bán đi một cái chum đựng nước để lấy tiền mua rượu”. Chua xót hơn, để soạn
một “cỗ oản tuần sóc” mà có người phải dỡ cả nhà ra bán lấy củi giữa trận mưa giông.
Một năm phải gánh lễ vọng đến hai lần là q sức đối với một người đàn ơng góa vợ,
phải nuôi ba đứa con nhỏ như ông Linh Phúc, nhà khơng có sẵn, vay khơng ai tin, ơng
đành phải dỡ hai gian nhà làm củi để bán lấy tiền mua gạo chuẩn bị cho tuần sóc thứ
nhất. Cũng như ơng Linh Phúc vì phải cố lo một bữa rượu để mời hàng giáp khi lo đám
tang cho vợ, người phu xe đã phải đi ở làm cái kiếp “ngựa người” để trừ một “món nợ
chung thân”. Nhưng có lẽ ám ảnh và đau đớn nhất là câu chuyện về cái chết oan ức, tức
tưởi của lão Sửu - một người nơng dân hiền lành, thật thà nhất làng. Chỉ vì không cho một
lão trùm trong làng vay lúa - những kẻ vay không bao giờ trả - mà hắn đã vu oan cho lão
cái tội chửi làng, rồi hắn trình làng và bọn chúng liền hùa với nhau bắt vạ lão Sửu. Tiệc ăn
vạ đã làm lão Sửu tốn đến hơn trăm bạc, buổi sáng làng ăn uống linh đình thì buổi chiều
lão thắt cổ tự tử! Cái chết uất ức của lão Sửu là lời tố cáo đanh thép tính chất man rợ của
các hủ tục đang tồn tại ở các làng quê. Thành công của Ngô Tất Tố là ở chỗ, ơng cơng kích,
đả phá các hủ tục khơng phải bằng lời nói suông mà bằng cách vẽ lên cuộc sống bi đát, thê
thảm của người nông dân đang rên xiết dưới ách nặng nề của những hủ tục.
Nếu như ở Việc làng, Ngô Tất Tố muốn chỉ cho người đọc thấy việc duy trì và
thực hiện những hủ tục ở nơng thơn chính là con đường dẫn người nơng dân đi dần đến
cái chết; đồng thời ông cũng cắt nghĩa tại sao những hủ tục vẫn tồn tại từ đời này sang
đời khác như “một vị thần thiêng” mà không ai dám đã động đến thì ở Tập án cái đình
tác giả phóng sự đã thực sự lật tẩy bộ mặt thật của các thành hoàng làng, những nghi lễ
thờ cúng cổ qi, vơ nghĩa, kìm hãm nhân dân trong mê tín, lạc hậu và ngu tối.
Tục thờ thần hoàng làng là một tục lệ có từ lâu đời ở các làng q Việt Nam.
Thành hồng thường là những người có cơng với làng, với nước, việc thờ cúng Thành
Hoàng của dân làng là với mong muốn được phù hộ cho mùa màng được bội thu, cuộc
sống được no đủ. Thế nhưng đọc Tập án cái đình người đọc đã thật ngạc nhiên khi nhà
văn chỉ ra khơng phải các thành hồng làng đều như thế, lai lịch, xuất thân của một số
thành hồng làng thật là khơng thể tưởng tượng nổi. Đó có thể là một người khi cịn sống
là một thằng ăn cướp, một lão ăn mày, nhưng chỉ vì họ chết vào giờ thiêng nên được thờ
làm thần Hoàng và theo lệ tuần nào tiết ấy, dân làng cứ theo lệ mà sắm sửa, mà sắp cỗ, lệ
đáng giết lợn thì giết lợn, đáng giết trâu thì giết trâu, với những nghi lễ vơ cùng kính cẩn,
long trọng. Họ cho rằng: “Thành hoàng làng nào là vua của làng ấy”, nên người ta kiêng
gọi tên thành hoàng, coi nơi thờ thành hồng là chỗ thâm nghiêm, ngồi ơng thủ từ ra
không ai được phép bước chân vào. Đặc biệt họ thường xuyên kỷ niệm những đấng
thiêng liêng của mình bằng những nghi lễ tập thể, những cuộc thi: thi giết lợn, “lợn anh,
lợn em”, thi bơi trải… Chỉ ra nguồn gốc của các thần hoàng làng mà người dân q với sự
mê tín của mình đang hết sức kính cẩn thờ cúng với nhiều nghi lễ phiền tối, Ngơ Tất Tố
đã vạch trần tính chất vơ nghĩa lý của nó. Rõ ràng những hủ tục đó khơng những khơng
làm cho cuộc sống của người nông dân no đủ hơn mà ngược lại làm cho họ trở nên bần
cùng hơn, mê muội hơn. Ngô Tất Tố bằng những trang văn miêu tả chân thực, cụ thể, đã
vạch rõ rõ âm mưu bóc lột của bọn cường hào địa chủ, chính bọn chúng là thủ phạm gieo
rắc những tư tưởng phục cổ, thói mê tín dị đoan làm cho nhân dân chìm trong lạc hậu.
Là người thấu tận chân tơ kẻ tóc của những “việc làng” ở chốn đình trung, với
quan điểm sáng tác đầy trách nhiệm: “Bây giờ là thời buổi văn minh những cái hủ tục ở
đình trung đáng lẽ phải sửa đổi hết thì dân quê mới mong có ngày tiến bộ… Ai làm báo
cũng nên cơng bố cho mọi người cùng biết…”. Ngô Tất Tố với hai thiên phóng sự Việc
làng và Tập án cái đình đã chỉ rõ khơng có một phong tục nào cần được duy trì mà chỉ có
những hủ tục cần được loại bỏ bởi vì chúng là những tai họa khủng khiếp đang giáng
xuống đầu những người nông dân khiến họ không chỉ kiệt quệ về kinh tế mà còn mụ
mẫm, u tối về tinh thần. Đề cập đến một vấn đề thời sự trong xã hội đương thời, ông đã
vạch ra cho mọi người thấy được âm mưu thâm độc của bọn thực dân phong kiến khi đề
ra “phong trào phục cổ”. Thực chất của phong trào đó là kìm hãm nhân dân luẩn quẩn
trong hủ tục, trong nghèo đói và lạc hậu để dễ bề cai trị. “Việc làng là một đòn đánh mạnh
vào phong trào phục cổ, vạch rõ thực chất bỉ ổi của những cái mà người ta đang hị hét,
cổ vũ. Đó là ý nghĩa tiến bộ của tập phóng sự.
Như vậy, phóng sự Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng Phụng đều hướng ngòi bút của mình
đến những vấn đề nóng bỏng đang diễn ra trong xã hội. Điều này thể hiện ở sự nhanh
nhạy trong việc nắm bắt được cái “thần” của hiện thực trong rất nhiều những vấn đề đang
diễn ra đương thời. Đào bới, phanh phui những sự thật đen tối, đặc biệt là tấn công vào
thành lũy của cái xấu, cái tiêu cực, cả hai nhà văn đã thể hiện được bản lĩnh vững vàng
của những cây bút dám nhìn thẳng vào sự thật và dũng cảm vạch trần sự thật. Nhạy bén
trong chiếm lĩnh hiện thực, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng còn nhận thấy sự ảnh hưởng,
tác hại của những vấn đề đang diễn ra không chỉ đối với mỗi cá nhân, mỗi người mà đến
sự tồn vong của cả dân tộc. Vì vậy mỗi thiên phóng sự như những hồi chng cảnh báo
có giá trị thức tỉnh sâu sắc. Tính thời sự, tính bức xúc của những vấn đề mà hai nhà văn
quan tâm phản ánh không chỉ tạo nên giá trị cho những tác phẩm của mình mà cịn tạo
nên sự lơi cuốn đối với độc giả. Vì thế, những tác phẩm tuy ra đời đã lâu nhưng vẫn còn
tươi mới, nỏng hổi như của ngày hơm nay.
2.1.1.2. Hướng tiếp cận.
Cách nhìn, cách hiểu, cách đánh giá của nhà văn đối với xã hội, cuộc sống và
con người là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong sáng tác, chi phối toàn bộ
thế giới nghệ thuật ở mọi cấp độ. Nói cách khác nó bao trùm và chỉ đạo toàn bộ thế giới
tinh thần bên trong của nhà văn, tạo nên giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, góp
phần khẳng định sự tồn tại của người nghệ sỹ.
Như đã nói, cuối những năm 20, đầu những năm 30 của thế kỷ XX, xã hội thực
dân nửa phong kiến Việt Nam có những biến động sâu sắc. Cũng như nhiều nhà văn hiện
thực phê phán khác, ngịi bút phóng sự của Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng Phụng không thể
không ghi lại những thay đổi, những mảng màu đen tối ấy của xã hội. Và để có được
những trang phóng sự lơi cuốn, có giá trị, phản ánh được bản chất của xã hội đương thời,
cả Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng khi tiếp cận hiện thực, đều chủ yếu xuất phát từ mặt
trái của xã hội
Tiếp cận từ mặt trái của hiện thực nhà văn Ngô Tất Tố đi sâu vào một thực trạng
thối nát đang diễn ra ở nơng thơn. Đó là bọn cường hào ở làng quê lợi dụng “phong trào
phục cổ”, cố tình duy trì và bày đặt thêm những hủ tục nặng nề để hà hiếp, bóc lột, đục
khoét bằng nhiều thứ thuế hữu hình và trá hình. Còn cuộc sống người dân - những nạn
nhân của hủ tục thì điêu đứng, kiệt quệ. Có người vì “hạt gạo xôi mới” hay “một đám vào
ngôi” cho con mà mất hết cả cơ nghiệp. Có người vì khơng có tiền “mua cỗ” cho đứa bé
chưa đầy năm tuổi mà đến phải bỏ làng ra đi. Vì một “tiệc ăn vạ” có người phải bán hết
đất đai nhà cửa rồi phải dọn ra ở một túp lều đầu làng. Thậm chí có người phải thắt cổ tự
tử!.. Có người như cụ Thượng Lão Việt đến tận khi chết còn oan ức kêu lên một người
chăm chỉ như ông mà suốt đời khơng ngóc đầu lên được, tấy cả cũng chỉ vì cái “mớ việc
làng”. Biết bao nhiêu điêu đứng, nhiêu khê, nhục nhằn mà người nông dân phải chịu
đựng bởi “phép vua thua lệ làng”.
Tuy nhiên cũng từ mặt trái của hiện thực, Ngô Tất Tố đã mạnh dạn chỉ ra nhiều
tồn tại, hạn chế trong tâm lý của người dân quê. Bằng cái nhìn sắc sảo của một nhà báo
Ngô Tất Tố cũng nhận ra, một số người nông dân khơng chỉ là nạn nhân của hủ tục mà
cịn là nạn nhân của chính mình, của thói háo danh và mê tín dị đoan. Ngơ Tất Tố nghiêm
khắc chỉ ra chính thói háo danh, tranh nhau ngơi thứ ở chốn đình trung là ngun nhân
khiến người nơng dân mắc vào âm mưu của bọn thực dân phong kiến cũng như khiến họ
rơi vào thảm cảnh. Ơng Lũy trong phóng sự Góc chiếu sân đình là một nạn nhân như thế.
Hai vợ chồng ông vốn “rất thật thà, chăm chỉ”, chồng đi cày thuê, vợ đi ở vú, và với “cái
chính sách tiết kiệm trong một thời kỳ dài, đã đưa nhà ơng lên bậc có máu mặt, lưng vốn
ở nhà đã có gần mẫu ruộng và nửa con trâu”. Bọn lý dịch trong làng thấy vậy liền tìm
cách đục khoét, chúng tán tỉnh bán cho ông cái chức “lý cựu” để lấy trăm bạc. Lúc đầu,
ông Lũy cũng phân vân, nhưng bọn lý dịch tìm mọi cách thuyết phục ông, bản thân bà vợ
ông Lũy cũng muốn được làm bà Cựu nên khuyên ông cố lo. Và thế là để có được trăm
bạc nộp làng, ơng phải bán cả ruộng cả trâu, hai thứ quý nhất đối với người nơng dân.
Ơng tâm sự: “thế là cơng việc mười phần đã xong chín phần, chỉ cịn khao làng một bữa,
thì sẽ thành danh ông Cựu”. Bà Cựu định liệu thấy tốn kém nên khuyên chồng chỉ làm
cho đủ lệ làng nhưng ơng khơng nghe. Ơng cho rằng bây giờ mình đã là bậc lý cựu trong
làng không thể cư xử một cách nhom nhem được, ông phải làm thật linh đình. Và vì bữa
khao làng ấy, vì cái hư danh ấy mà gia đình ơng lý cựu khánh kiệt cả tài sản, còn phải đi
vay nợ. Làng nước ăn khao xong, bà Cựu lại buồn bã cắp nón lên Hà Nội đi ở vú. Và ông
Cựu cố nhiên cũng phải trở về nghiệp cũ đi cày thuê. Chỉ vì hai tiếng “ông Cựu” mà
trong phút chốc vợ chồng ông Lũy đã đốt cháy sạch cái gia tài do bao nhiêu năm lao động
cần cù, cực nhọc mới có được.
Câu chuyện Góc chiếu sân đình cho thấy Ngơ Tất Tố rất am hiểu tâm lý người
nông dân ở nông thôn. Qua bao nhiêu thế hệ, bọn thống trị đã nhồi sọ nơng dân, tạo cho
họ cái tâm lý ham thích danh vọng hão huyền. Khi có đủ bát cơm, manh áo người ta lại
muốn kiếm chút danh vị để có một chỗ ngồi ở đình làng. Bọn lý dịch cường hào thì lợi
dụng vào đó để chè chén và kiếm chác.
Ngịi bút sắc sảo của Ngô Tất Tố cũng đã “lộn trái” cho người đọc thấy đằng sau
tục thờ thần hồng làng có vẻ là một phong tục đẹp ở thôn quê là những câu chuyện rất
hoang đường. Thành hoàng làng mà người dân một lòng sùng bái thờ cúng rồi hằng năm
tổ chức kỷ niệm sự nghiệp của thần bằng những cuộc thi, những nghi lễ tập thể ồn ào, tốn
kém có khi lại là một “ông bốn cẳng”, một người mù, một kẻ dâm dục, một ông tướng
cướp…Vậy mà người nông dân một lịng sùng bái, bỏ cả cơng ăn, việc làm để theo, thậm
chí có người cịn rất tự hào về cái “văn vật” đó của làng: “Anh bảo trong nước Nam đã
mấy làng đã được văn vật như làng D.L. tơi chưa?”. Tuy chế giễu thói mê tín dị đoan và
đặc biệt phê phán cái tâm lý chạy theo hư danh ngôi thứ nhưng Ngô Tất Tố không bao
giờ xem đó là bản chất của người nơng dân, nhà văn rất sâu sắc khi thấy rõ đó là những
ảnh hưởng xấu tiêm nhiễm từ giai cấp thống trị. Ông xót xa cho tấm thảm kịch của những
người nơng dân đang mê muội trước hủ tục.
Tiếp cận hiện thực từ những góc khuất tối tăm, rách nát, của xã hội Việt Nam
những năm 30 của thế kỷ XX dưới tác động sâu sắc của những biến thiên lịch sử, Vũ
Trọng Phụng đã khám phá ra bao nhiêu sự thật hãi hùng, những ung nhọt trầm trọng với
bao nhiêu kệch cỡm, lố lăng và đầy rẫy những hiểm họa, ông hướng ngịi bút của mình
vào bản chất bên trong cuộc sống xa hoa đơ thị. Đó là sự cùng khổ của dân nghèo lao
động, sự sa đọa, xuống cấp về đạo đức, lối sống của một bộ phận người trong xã hội.
Trước hết, nhà văn đã cho người đọc thấy được cuộc sống cùng quẫn, bế tắc, cực
khổ, tủi nhục của tầng lớp lao động nghèo khổ ở thành thị. Cơm thầy cơm cơ là thiên
phóng sự xuất sắc viết về thảm cảnh của những người đói nghèo, khốn khổ, hầu hết từ
nông thôn phiêu bạt lên Hà Nội kiếm sống, tạo thành một đạo qn thất nghiệp đói rách.
Hình ảnh những con người “không biết từ đâu chui ra”, “đến họp ở ngã tư này như ruồi
thấy mùi mật”, thành những cái chợ người, đã phơi bày tất cả cái “thương tâm” của xã
hội Hà thành. Từ khắp các vùng nơng thơn xa xơi, những con người đó vì đói khát đã bỏ
lại sau lưng gia đình, quê hương, lên đô thành ăn chực, nằm chờ trong các nhà ga, quán
trọ hôi hám, bẩn thỉu, chờ được bán sức lao động. Những con người đó đang chờ được làm
“nơ lệ” hiện đại, mong cuộc sống khấm khá hơn trong kiếp con sen, thằng ở với giá bán
nhiều khi không bằng con vật, chấp nhận làm công với giá rất rẻ mạt, suốt ngày quần quật
làm việc, ăn đói làm no vậy mà những kiếp tơi địi ấy cịn bị những nhà chủ độc ác và đểu
giả đày đọa, thân thể bị hành hạ, danh dự bị xúc phạm là cảnh ngộ chung của con ở.
Đi sâu vào cuộc sống của những con sen, thằng ở, nhà văn đã phát hiện, phanh
phui ra biết bao nhiêu câu chuyện xấu xa, hãi hùng về thế giới lồi người. Đó là chân
dung những ông chủ, bà chủ keo bẩn, độc ác. Đó là mối quan hệ chủ tớ phản ánh rõ rệt
nhất sự phân biệt đối xử, sự phân hóa giai tầng trong xã hội, và rất nhiều mối quan hệ đầy
tính chất bi hài giữa vợ chồng, cha con của xã hội thị thành. Hình ảnh bà chủ của con sen
Đũi là một me Tây già, lẳng lơ, đĩ thõa, suốt ngày bắt đứa ở ăn đói, làm no, một ngày độ
ba trăm lần rủa “tiên sư cha” đầy tớ, rồi nhét giẻ vào mồm đầy tớ, giữ chân đầy tớ cho
“thằng oản hiếp lấy hiếp để” hiện lên dưới ngòi bút của Vũ Trọng Phụng thật đáng khinh
bỉ và phỉ nhổ. Một bà chủ giàu có khác lại đếm từng miếng thịt sau khi ăn, liên tục “tiên
nhân cha” con sen ra vì bất cứ tội gì. Qua lời kể của bọn “cơm thầy cơm cô”, giới chủ
nhà hiện lên thật thấp hèn và khốn nạn. Đối với họ, miếng ăn, đồng tiền là trên hết, quan
hệ máu mủ chỉ là thứ yếu.
Tiếp cận hiện thực từ những mặt trái, từ những góc khuất của hiện thực, Vũ Trọng
Phụng khơng chỉ vạch ra thực trạng về sự phân hóa giàu nghèo, sự xuống cấp của đạo
đức, lối sống, mà còn khẳng định một sự thật hãi hùng là trong lòng xã hội tồn tại đầy rẫy
những tệ nạn xã hội nhức nhối. Đó là nạn mại dâm, nạn cờ bạc... Tất cả những tệ nạn đó
đã trở thành “quốc nạn”, hoành hành, lây lan mạnh mẽ dưới sự chi phối của quy luật
thống trị của đồng tiền trong xã hội thực dân, tàn phá mọi nền tảng đạọ đức xã hội.
Khơng thi vị hóa cuộc sống, khơng nhìn cuộc sống từ cái vỏ hào nhống bên
ngồi, ngịi bút của Vũ Trọng Phụng đã cắm sâu vào cái ung nhọt, lật lên những trang đầy
máu mủ với những sự thật ghê rợn và trần trụi Với các thiên phóng sự Lục sì, Kỹ nghệ
lấy Tây, Cạm bẫy người, Cơm thầy cơm cô… Vũ Trọng Phụng đã vạch trần tất cả những
góc khuất tối tăm, rách nát của xã hội. Chính vì thế những tác phẩm phóng sự của ơng
viết về tệ nạn xã hội trong chế độ cũ đến nay vẫn giữ nguyên giá trị tố cáo sâu sắc.
Như vậy, tiếp cận hiện thực từ phía mặt xấu, mặt tiêu cực, trong con mắt của Ngô
Tất Tố và Vũ Trọng Phụng, xã hội thực dân nửa phong kiến Việt Nam từ những vùng quê
khuất lấp sau lũy tre làng đến nơi phố phường đô thị tấp nập, đâu đâu cũng hiện lên
những nhố nhăng, kệch cỡm, những bất công, oan khổ, những tủi hổ, lầm than. Những tệ
nạn xã hội trầm trọng, những mâu thuẫn xã hội, những bất công, ngang trái, những hủ tục
vơ lý, thói mê tín dị đoan… đều được Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng bóc trần trên báo
chí đương thời.
2.1.1.3. Cảm hứng sáng tác.
Với nội dung phản ánh là những mặt trái, mặt tiêu cực, những xấu xa, những góc
khuất tăm tối của xã hội nên cảm hứng xuyên suốt trong các thiên phóng sự của Ngô Tất
Tố và Vũ Trọng Phụng là cảm hứng phê phán tố cáo mãnh liệt. Hai nhà văn với ngòi
bút sắc sảo của mình đã bóc trần thực trạng đen tối của xã hội Việt Nam đương thời, đồng
thời đã lên tiếng tố cáo chế độ cai trị hà khắc và thâm độc của bọn thực dân phong kiến.
Qua hai tập phóng sự Việc làng và Tập án cái đình, Ngơ Tất Tố bằng cái nhìn sâu
sắc tinh vi và lời văn đanh thép như một lời cáo trạng đã lớn tiếng tố lên những tệ lậu mà
bọn phong kiến địa chủ gieo rắc ở nông thôn nhưng lại cố che đậy dưới những lớp sơn
hào nhoáng mệnh danh là những thuần phong mỹ tục. Đó là tục vào ngôi, tục ăn vạ, tục
mua cỗ, đãi phe, khao làng, lễ cúng xơi mới, lế cúng sóc vọng, ni gà thờ, là những nghi
lễ thờ thành hoàng làng cầu phiền hà, tốn kém... Đằng sau mỗi hủ tục là cuộc sống bi
thảm của người nông dân - những nạn nhân của hủ tục.
Phóng sự của Ngơ Tất Tố đã vạch rõ âm mưu của giai cấp thống trị muốn dùng hủ
tục thống trị tinh thần và bóc lột của cải vật chất người nông dân, nhà văn đã mạnh dạn
lên án những thế lực nấp sau hủ tục, những thế lực muốn duy trì sự tồn tại của hủ tục để
phục vụ cho mục đích thống trị của giai cấp. Lời văn của Ngô Tất Tố nhẹ nhàng thuật
chuyện mà trĩu nặng cảm xúc, đó là nỗi xót xa thương cảm cho cảnh ngộ những người
nông dân đang bị hủ tục dồn đẩy đến bước đường cùng, đó cịn là thái độ căm hờn đối với
những kẻ vô lương tâm, mất đạo đức. Ngịi bút phê phán của Ngơ Tất Tố Không dừng lại
ở việc phơi bày những thủ đoạn mà bọn cường hào tìm cách bóp nặn dân chúng mà còn
phanh phui một sự thật là ngay giữa bọn chúng với nhau cũng đấu đá nhau tranh giành
nhau miếng ăn, góc chiếu giữa đình.
Trong phóng sự Tập án cái đình, bằng cảm hứng phê phán, Ngơ Tất Tố đã “hạ
bệ” một loạt các thành hồng làng mà người nơng dân dưới sự hô hào, cổ động của bọn
cường hào địa phương đang ra sức kính cẩn thờ cúng. Dựng lại cái gốc gác đáng ngạc
nhiên của các thành hoàng làng là một ông bốn cẳng, một người mù, một ông tướng
cướp, một ông lúc sống chuyên đào tường khoét ngạch, cùng với cái khơng khí náo nhiệt,
ồn ào của các ngày lễ kỷ niệm các thành hoàng bằng những cuộc thi, những nghi lễ thờ
cúng cầu kỳ tốn kém như :cuộc thi giết lợn, Lợn anh lợn em, Đuổi giặc cho thần… nhà
văn một mặt chỉ ra một thực tại là thói mê tín dị đoan như một căn bệnh đang tồn tại phổ
biến ở nông thôn Việt Nam đồng thời cũng vạch rõ bọn cường hào ở làng quê đã và đang
lợi dụng niềm tin và sự sùng bái đó của người dân để được ăn uống phủ phê và kiếm
chác. Dưới ngịi bút của Ngơ Tất Tố, những sinh hoạt đình làng, những phong tục tập
quán, thuần phong mỹ tục lâu nay được phủ lớp sơn hào nhoáng kia thực sự là những luật
lệ, nghi lễ cổ hủ, lạc hậu, được duy trì như một phương tiện, công cụ của giai cấp thống
trị. Thông qua nạn xôi thịt ở chốn đình trung, Ngơ Tất Tố đã tố cáo gay gắt bọn cường
hào, lý dịch lợi dụng hủ tục để bóc lột nhân dân. Đó là lý do chủ yếu cắt nghĩa tại sao
những hủ tục vẫn tồn tại từ đời này qua đời k`hác “như một vị thần thiêng” mà không ai
dám động đến.
Giá trị phê phán trong phóng sự của Ngơ Tất Tố không chỉ ở chỗ tác giả đã phơi
bày tất cả thực tại xấu xa, thối nát, khơng khí ngột ngạt ở nơng thơn mà cịn biểu thị thái
độ khơng đồng tình với thực tại ấy, phê phán nghiêm khắc thực tại ấy. Đồng thời nhà văn
còn đề cập đến vấn đề phải cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nơng dân,
gấp rút giải phóng họ ra khỏi chế độ thực dân nửa phong kiến cũng như ý thức hệ phong
kiến.
Cũng như Ngô Tất Tố, khi đi sâu vào phơi bày những ung nhọt xấu xa của xã hội,
cảm hứng chủ đạo trong các phóng sự của Vũ Trọng Phụng là phê phán, tố cáo hết sức
mãnh liệt. Vũ Trọng Phụng mang sẵn trong mình nỗi căm uất của một người trí thức
nghèo suốt đời điêu đứng bởi đồng tiền trong một xã hội mà có tiền là có tất cả, ơng đã
lật tẩy, phơi bày ra một cái xã hội chó đểu, đạo đức giả mang mác thành thị ô uế và bẩn
thỉu tới như thế nào.
Hàng loạt chân dung những con người tha hóa được Vũ Trọng Phụng dựng lên
trong các phóng sự của của mình là những minh chứng cho sự xuống cấp, băng hoại
những giá trị đạo đức truyền thống trước sức mạnh vạn năng của đồng tiền. Trong phóng
sự Cạm bẫy người đồng tiền đã khiến thằng cháu lừa chú dốc tới đồng bạc cuối để mua
thuốc cho con, đứa con trai lừa cả bố thành “mòng”. Đồng tiền đã làm tàn lụi nhân cách
con người, làm lung lay những mối quan hệ huyết thống bền chắcvà ngay cả mối quan hệ
vợ chồng cũng dựa trên giá trị của đồng tiền. Trong phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, khi đi sâu
vào làng me, tác giả đã phát hiện ra những cuộc hôn nhân dựa trên cơ sở đồng tiền như
mua bán, trao đổi tình cảm , nhục dục và hết tiền thì hết vợ chồng. Trong phóng sự Cơm
thầy cơm cơ Vũ Trọng Phụng đã phác họa chân dung những ông chủ, bà chủ biến thái cả
về đạo đức và lối sống, làm nổi lên những thân phận con Sen , người ở bần cùng , khổ
cực và rồi sự tha hóa trượt dài trên cái dốc của suy đồi đạo đức. Tất cả cũng bởi vì cái xã
hội thời bấy giờ. Không chỉ lật tẩy sự xấu xa, bỉ ổi của xã hội bằng những bộ mặt khốn
nạn, xen kẽ trong các chương đoạn của các phóng sự, Vũ Trọng Phụng còn trực tiếp bộc
lộ thái độ phê phán mạnh. Trong phóng sự Một huyện ăn Tết, bằng giọng văn châm biếm
gai góc, nhà văn đã lật tẩy bộ mặt tham lam, ăn bẩn của cả một hệ thống quan lại.
Bằng cảm hứng phê phán mãnh liệt, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng đã khơng
ngần ngại bóc trần, phanh phui những giả trá, ngụy tạo, những thối nát, mục ruỗng của xã
hội thực dân phong kiến đương thời từ nông thôn đến thành thị. Đây cũng là cảm hứng
chủ đạo của dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Song với Ngô Tất Tố và Vũ
Trọng Phụng, những nhà văn, nhà báo đi nhiều, tận mắt chứng kiến nhiều điều bất công
ngang trái nên phê phán, tố cáo trở thành cảm hứng nổi bật trong sáng tác của hai nhà
văn. Phơi bày những sự thật xấu xa của xã hội, Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng không chỉ
phản ánh hiện thực mà còn phản ứng đối với hiện thực. Tuy nhiên có thể nhận thấy, cách
phản ứng của Vũ Trọng Phụng dữ dội hơn, quyết liệt hơn. Bởi viết văn, với Vũ trọng
Phụng là để trút lên đầu cái xã hội “chó đểu” nỗi phẫn uất sôi sục chất chứa trong ông.
2.1.2. Về phương diện nghệ thuật
Không những gặp nhau trong phương diện về nội dung, mà những tác phẩm của
Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng cũng có rất nhiều điểm tương đồng trên phương diện
nghệ thuật.
2.1.2.1. Sử dụng các chi tiết điển hình
Qua việc đọc và khảo sát các tập phóng sự của Ngô Tất Tố và Vũ Trọng Phụng,
chúng tôi nhận thấy hai nhà văn đều sử dụng các chi tiết điển hình nhằm khắc sâu sự
kiện, làm nổi bật tính cách nhân vật và tô đậm chủ đề tác phẩm.
Để làm nổi bật được sự quằn quại, điêu đứng, kiệt quệ của người nông dân Việt
Nam dưới gánh nặng của hủ tục, Ngô Tất Tố đã sử dụng nhiều chi tiết điển hình trong
tập phóng sự Việc làng. Gánh nặng của hủ tục đè nặng trên vai người dân thường được
Ngô Tất Tố miêu tả gắn với hình ảnh của bọn cường hào ở làng quê. Trong Xâu lòng thờ,
chi tiết bác Hai Đắc chỉ vì quên biếu cụ Chưởng lễ một xâu lịng thờ hơm tế ở đình đã bị
cụ dọa nhất định đưa lên quan, để buộc bác phải theo những điều kiện: một là giết lợn
mời làng tế thánh để lấy một xâu lòng thờ biếu hắn, hai là phải “đền” hắn một trăm bạc,
đã làm nổi bật nỗi khốn khổ của người dân cũng như bản chất đê tiện của bọn cường hào.
Ngô Tất Tố cũng đã lựa chọn rất nhiều hình ảnh tiêu biểu để việc ăn uống, tranh
giành nhau từng góc chiếu, miếng thịt giữa làng, từ đó nổi bật lên được tính hài hước và nạn
xôi thịt ở nông thôn. Trong Một chiếc lăm lợn, chỉ vì tranh nhau ngơi chủ tế và cái lăm lợn mà
đã xảy ra một cuộc hỗn chiến: “Ồ lạ! Trong đám người ấy lại có người mặc áo thụng lam và
đội mũ nhiễu hoa bạc! Tuy rằng đứng ở đằng xa cũng trơng rõ (…).. Cái gì thế nhỉ? Cớ sao
người ta lại bận lễ phục đi đánh nhau? Hay ở đây cũng là của Khổng, sân Trình, cho nên đi
đánh nhau cũng phải giữ lễ?”. Thực ra bọn này chính là bọn “tư văn” trong làng, chỉ vì một
chiếc lăm lợn mà bọn chúng tham chiến, tranh giành nhau đến vỡ đầu mẻ trán.
Về Vũ Trọng Phụng, trong các phóng sự của mình, ơng đã sử dụng nhiều chi tiết
điển hình nhằm làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Trong phóng sự Cơm thầy cơm cơ, khi
dựng lại cuộc đời của con sen Đũi, từ lúc ấu thơ đến khi gia biến và trở thành con sen và
rồi bị tha hóa, tác giả đã chọn một chi tiết điển hình nhằm làm nổi bật thân phận khốn
cùng của những đứa trẻ phải chịu kiếp tơi địi: “Tơi lúc ấy mới mười ba tuổi đầu mà nó
nhét giẻ vào mồm tôi, giữ hai chân tôi cho thằng oẳn cứ việc hiếp lấy, hiếp để”. Sự kiện
bị hãm hiếp đó đã đưa cuộc đời cái Đũi sang một trang khác. Ba ngày sau nó chính thức
gia nhập làng mại dâm rồi cũng từ đó bị tha hóa đến mức dày dặn. Những chi tiết đó
khơng chỉ có ý nghĩa khái quát cho số phận cay cực của những đứa trẻ rơi vào kiếp đời
phiêu bạt của cảnh cơm thầy cơm cơ mà cịn có giá trị tố cáo sâu sắc bản chất tàn ác, khả
ố, mất hết tính người của những mụ chủ, đó cũng là bản chất xấu xa của một chế độ.
Có thể nói, Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng Phụng đều đã sử dụng, lựa chọn những chi
tiết điển hình, đắt giá để khái quát hiện thực và làm nổi bật chủ đề của tác phẩm
2.1.2.2. Xu hướng tiểu thuyết hóa
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố một mặt mang tính thời sự, cập
nhật sâu sắc, mặt khác cũng thể hiện sức sống mạnh mẽ, vượt thời gian của mình, dường
như chúng vẫn cịn giá trị cho đến tận ngày nay. Một trong những nét nghệ thuật tiêu biểu
nổi bật trong các thiên phóng sự của hai tác giả là đều có xu hướng tiểu thuyết hóa.
Từ việc đặt tên các phóng sự của mình, hai nhà văn đã thật sự tạo được ấn tượng
mạnh đối với độc giả: Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục sì, Vẽ nhọ bơi hề (Vũ
Trọng Phụng)…; Việc làng, Tập án cái đình (Ngơ Tất Tố). Cách đặt tên các nhan đề rất
gọn ghẽ, khơng cầu kỳ, khơng dài dịng và làm cho độc giả tị mị từ chính nhan đề tác
phẩm. Các tiêu đề được đặt theo kiểu “tiểu thuyết” đã gợi hàm ẩn sâu xa, không dừng lại ở
mục đích thơng báo về người thực, việc thực mà qua đó vơ tình hoặc cố ý đã định hướng
tiếp nhận giá trị đích thực của tác phẩm cho người đọc.
Thông qua những nhân vật, với những số phận, những cuộc đời bằng xương, bằng
thịt, phóng sự của Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng Phụng đã khái quát được những vấn đề xã hội
lớn mang tính thời sự sâu sắc. Chính vì thế cũng dễ nhận thấy rằng phóng sự của Vũ
Trọng Phụng và Ngô Tất đã mở rộng về quy mô, tiến dần đến giới hạn khuôn khổ của
tiểu thuyết, khơng cịn bó hẹp trong khn khổ nhỏ gọn vài trang viết như thuộc tính vốn
có của thể loại. Phóng sự Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng viết đến trên ba trăm trang
sách, Lục sì gần 200 trang, các phóng sự Cơm thầy, cơm cơ, Kỹ nghệ lấy Tây cũng như
Việc Làng và Tập án cái đình của Ngơ Tất Tố đều có số lượng trên dưới một trăm trang
được kết cấu với nhiều chương, mục.
Ngô Tất Tố chọn cho các phóng sự của mình lối kết cấu chung quanh một chủ đề.
Mỗi chương của Tập án cái đình và Việc làng là một lời chế giễu hóm hỉnh hoặc chua cay
nhưng đều được kết dính với một chủ đề chung là những hủ tục “mọi rợ’, quái gở” trong
không gian “làng” rộng lớn. Với mười sáu câu chuyện trong Việc làng, Ngô Tất Tố đã
phản ánh được khá đầy đủ và thấm thía một thực trạng nhức nhối đang diễn ra ở nơng
thơn Việt Nam đó là người nông dân bên cạnh nỗi cơ cực, lầm than, bị bần cùng hóa vì
sưu cao thuế nặng, họ cịn phải gánh chịu biết bao nhiêu hủ tục nặng nề, vô lý, là nạn xôi
thịt, tranh nhau ngôi thứ ở chốn đình trung. Trong phóng sự Tập án cái đình, sự kiện
chính trong tác phẩm là “cái đình” - nơi thờ thành hoàng làng, xung quanh sự kiện thờ
thành hoàng làng còn nhiều chi tiết phục vụ cho sự kiện “thờ” ấy. Mỗi sự kiện trong tác
phẩm là một cảnh tượng độc đáo, hấp dẫn, nhưng hết sức vô nghĩa lý. Nào là “Mỗi năm
một lần đánh đuổi thần hoàng làng”, rồi “Đuổi giặc cho thần” nuôi lợn để tế thần, thi
“Lợn anh lợn em” rồi biết bao nhiêu nghi lễ phiền toái, ồn ào và tốn kém khác. Tất cả tạo
nên một thế giới thần thánh nhảm nhí, hài hước. Có thể nói xu hướng tiểu thuyết hóa đã
giúp cho các phóng sự của Ngơ Tất Tố khơng chỉ mở rộng được phạm vi phản ánh hiện
thực mà còn đào sâu vào hiện thực ấy.
Cũng như phóng sự của Ngơ Tất Tố, các thiên phóng sự của Vũ Trọng Phụng cũng
có lối kết cấu chung quanh một chủ đề. Trong các thiên phóng sự như Lục sì, Kỹ nghệ lấy
Tây, Cơm thầy cơm cơ có hàng loạt những câu chuyện nhỏ đan xen nhau, từ câu chuyện
này làm cớ để câu chuyện khác xuất hiện. Mỗi câu chuyện là một số phận, một cuộc đời.
Câu chuyện của người đi ở, câu chuyện của những người đàn bà đi lấy chồng Tây, những
cô gái bán hoa, những tay cờ bạc bịp…, tất cả được xâu chuỗi lại với nhau, xuất hiện hết
sức tự nhiên, sinh động. Mặc dù chưa phải là cốt truyện của tiểu thuyết nhưng ở các
phóng sự của Thiên Hư xu hướng tiểu thuyết hóa đã thể hiện hết sức rõ ràng. Xu hướng
đó cho phép nhà văn bao quát được hiện thực xã hội rộng lớn cũng như có thể xốy sâu
vào những vấn đề mà xã hội đang quan tâm.
Xu hướng tiểu thuyết hóa trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng còn được thể hiện
ở thế giới nhân vật mà ông dụng công xây dựng, chủ yếu là nhân vật đám đơng, rất đa
dạng. Trong đó, có những nhân vật chỉ hiện lên qua mấy nét phác thảo nhưng cũng có
những nhân vật được xây dựng theo lối tiểu thuyết hóa rất sống động. Nhân vật Ấm B
trong phóng sự Cạm bẫy người hiện lên khá đậm nét không phải chỉ bằng những nét phác
họa sơ qua được khắc họa một cách tỉ mỉ, công phu từ ngoại hình, đến tính cách, ngơn
ngữ, hành động. Hay là trong tác phẩm Kỹ nghệ lấy Tây cịn có nhân vật Suzane với thế
giới nội tâm trong sáng, với những day dứt, dằn vặt vì nỗi nhục nhã của một con đầm lai.
Nổi bật hơn là hình ảnh con sen Đũi trong Cơm thầy cơm cô - là nhân vật có q trình
phát triển tâm lí khá trọn vẹn. Với nhân vật này tác giả đã dành mấy chương để mô tả
cuộc đời từ lúc ấu thơ, đến khi gia biến và trở thành con sen. Trong các phóng sự của
mình, Vũ Trọng Phụng đã xây dựng một thế giới nhân vật phong phú, đơng đảo, sống
động, trong đó nổi lên những nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình. Mà đó vốn là
đặc trưng của nhân vật trong tiểu thuyết.
Đọc các phóng sự của Ngơ Tất Tố và Vũ Trọng Phụng, ta thấy những vấn đề mà
hai nhà văn đề cập không nằm gọn trong một làng, một xã, huyện, thành phố mà là vấn
đề của toàn xã hội, tạo nên bức tranh đời sống đa dạng, phong phú với nhiều vấn đề ngổn
ngang, bề bộn, nhiều mâu thuẫn đan xen nhau. Như vậy, có thể thấy sự tham gia của các
yếu tố tiểu thuyết vào trong phóng sự đã tạo nên một thể loại chiếm nhiều ưu thế trong
việc chiếm lĩnh và phản ánh hiện thực.
Tuy phóng sự của cả hai nhà văn đều có xu hướng tiểu thuyết hóa, song có thể
khẳng định rằng xu hướng tiểu thuyết hóa trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng rõ rệt
hơn, có những đặc sắc riêng, hấp dẫn hơn. Nhiều tác phẩm phóng sự của ơng, do tính
điển hình cao độ của chi tiết, sự kiện, nhân vật đã khái quát được những vấn đề lớn,
những tệ nạn xã hội có tầm quốc nạn. Vì thế tác phẩm của ơng một mặt mang tính thời
sự, cập nhật sâu sắc, mặt khác nó cũng thể hiện một sức sống mạnh mẽ vượt thời gian và
dường như cho đến tận hơm nay nó vẫn cịn ngun giá trị. Chính xu hướng tiểu thuyết
hóa trong thể tài phóng sự của Vũ Trọng Phụng là cơ sở khiến ông sẽ đi tới thành công
xuất sắc ở dạng thức tiểu thuyết phóng sự.
2.2. SỰ KHÁC BIỆT
2.2.1. Về phương diện nội dung
2.2.1.1. Đề tài
- Đề tài Ngô Tất Tố chọn là bức tranh nông thôn và cuộc sống người dân dưới chế độ
phong kiến.
- Đề tài Vũ Trọng Phụng chọn là tệ nạn xã hội ở nơi đô thị khi đạo đức của con người trở
nên băng hoại.
a) Phóng sự Ngơ Tất Tố – bức tranh nơng thơn và những hủ tục.
Ngô Tất Tố sinh ra và lớn lên ở vùng nông thôn nghèo và cuộc sống cơ cực của
người dân nơi đây luôn là đề tài mà ngịi bút của ơng hướng tới. Ngồi những tiểu thuyết
về người nơng dân, các thiên phóng sự xuất hiện cũng đã phần nào tạo nên bức tranh
hiện thực sinh động dễ thấy được điều đó qua tác phẩm: Việc làng, Tập án cái đình, Lều
chõng tất cả là những sự thật, người thật, việc thật do tự tác giả điều tra.
Với hiểu biết và sự sắc sảo của mình Ngơ Tất Tố đã vạch trần cái bản chất đê tiện,
xấu xa của bọn quan lại, cường hào nơi chốn đình trung. Ví như việc vào ngơi cho con để
có một cái tên trong làng ngang hàng với những đinh khác là một việc thông thường chỉ
tốn vài đồng bạc vậy mà Bác Cà Mão phải mất gần hai trăm bạc tiêu tán hết cả sự nghiệp
chỉ bởi vì bác là dân ngụ cư. Hay cái chết tức tưởi của lão Sửu bắt nguồn từ việc ăn vạ, hễ
ai mang tội với làng thì phải mua heo, rượu mà ăn uống chi phí hết bao nhiêu người bị tội
phải chịu, điều này được thực thi bởi những ơng trùm. Chỉ vì Bà Sửu không cho bọn
chúng vay lúa thế là bọn chúng đổ vạ cho gia đình ơng chửi làng và bắt gia đình phải đền
làng. Buổi tiệc ăn vạ diễn ra khiến nhà ông tiêu tốn hơn hai trăm bạc dẫn đến lão Sửu
phải thắt cổ tự vẫn. Đứa em Tý mới năm tuổi ông bố phải chạy xuôi ngược lo tiền mua cỗ
cho nó bởi theo lệ làng cứ cháu con trai đẻ trong một tháng thì phải ngồi vào ngơi, có đứa
hai tháng đã phải mua cỗ, gọi là mua cỗ chẳng qua nói theo các cụ ngày xưa thực ra thì
chẳng có mua cỗ gì vì mỗi khi làng cần đến tiền lại bắt những người sắp đến lượt phải
làm cỗ, chồng tiền cho làng, chứ làng không lấy cỗ nữa. Hủ tục mà Ngơ Tất Tố nói nhiều
nơi gốc đình là hủ tục mua danh, bán tước và nạn xôi thịt, chúng ép dân phải mua chức
tước để chúng có tiền bỏ túi. Mọi cuộc mua bán chức tước: Lí trưởng, Phó lí, Lí dân..đều
do chúng làm đầu trị, cái tâm lí “một miếng giữa làng hơn sàng xóa bếp”,..v..v. cũng do
chúng đặt ra. Qua tất cả những điều đó chúng ta thấy rằng bọn phong kiến đã đặt ra
những hủ tục nặng nề đưa người dân vào lối bế tắt chèn ép cuộc sống vật chất lẫn tinh
thần của người dân.
b) Phóng sự Vũ Trọng Phụng – xã hội thị thành và những tệ nạn nhức nhối
Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên ở ở đất Hà Thành nên ông chứng kiến đầy đủ
nạn khai thác thuộc địa của Pháp. Ơng đã hướng ngịi bút của mình vào mọi ngóc ngách,
phanh phui mọi sư thật trần trụi bức xúc xã hội. Đó là nạn mại dâm cơng khai và trá hình,
nạn cờ bạc bịp bợm , là nạn thất nghiệp với nhan nhản những thân phận bị đày đọa trong
kiếp tơi địi và cũng khơng ít đứa trẻ rơi vào tệ nạn xã hội. Một trong những tệ nạn trở
thành bệnh nặng nề đó là nạn mại dâm.Ta có thể thấy điều đó ở thiên phóng sự Lục sì
,qua sự khảo sát, điều tra của tác giả có đến năm nghìn gái điếm trong thành thị chưa đến
tám vạn dân.
Ở Lục Sì tác giả đã đưa ra những biện pháp khắc phục vấn đề mại dâm: giải tán
đội con gái, đóng cửa lục sì, mở bệnh viện da liễu, đặt ra các bộ luật, … Tác phẩm ra đời
tuy đã tám mươi năm song nó vẫn cịn là những gợi ý cho nạn mại dâm cho xã hội đương
thời.
Ở Kỹ nghệ lấy Tây, tác giả đã cho thấy được tác hại của hủ tục và sự suy đồi nhân
cách một cách trầm trọng của con người.Thông qua số phận cuộc đời của những người
đàn bà lấy lính đánh thuê để lấy tiền bằng những cuộc hôn nhân trá hình là một hồi
chng cảnh tỉnh về sự băm hoại nhân cách của con người, góp phần đánh thức những
lương tri vốn bị cuộc sống mưu sinh làm chìm lấp.
Ở Cạm bẫy người nhà văn đã phơi bày toàn bộ mặt trái xấu xa của tệ nạn tàn phá
tận gốc đạo đức xã hội. Khai thác sâu vào tệ nạn cờ bạc với nghệ thuật miêu tả đánh bạc ,
cảnh thua bạc cũng những thủ đoạn hết sức gian xảo cùng với bộ máy hết sức chặt chẽ.
Có tới 29 thủ đoạn được Vũ Trọng Phụng đưa vào Cạm bẫy người. Các lối bịp như lối