Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

Tiếp tục nghiên cứu chiết xuất phân lập một số hợp chất từ cây chua me đất hoa vàng (oxalis corniculata linn )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.57 MB, 57 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
======  ======

Trần Thu Hà

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT
PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
CÂY CHUA ME ĐẤT HOA VÀNG
(Oxalis corniculata Linn.)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC

HÀ NỘI - 2021


1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
======  ======

Trần Thu Hà

TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU CHIẾT XUẤT
PHÂN LẬP MỘT SỐ HỢP CHẤT TỪ
CÂY CHUA ME ĐẤT HOA VÀNG
(Oxalis corniculata Linn.)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC


KHÓA: QH. 2016.Y
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS. Đỗ Thị Hà
PGS.TS. Vũ Đức Lợi

HÀ NỘI - 2021

2


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn trân thành đến PGS.TS. Đỗ Thị Hà,
Viện Dược liệu trung ương và PGS.TS. Vũ Đức Lợi – Bộ môn Dược liệu - Dược
học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN là những người đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và sát sao cùng em trong quá trình em thực hiện khóa luận
của mình.
Em cũng xin cảm ơn đến các thầy, cô giáo trong bộ môn Dược liệu Dược học cổ truyền, Trường Đại học Y Dược, ĐHQGHN đã tạo điều kiện và
giúp đỡ em rất nhiều trong suốt q trình học tập và tiến hành khóa luận tốt
nghiệp.
Ngồi ra, em muốn dành lời cảm ơn đến với các thầy, cô trong Trường đã
luôn yêu thương, dạy dỗ và cho em những kiến thức, trải nghiệm và hành trang
tuyệt vời trong suốt 5 năm học tập.
Cuối cùng, em xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Y Dược,
ĐHQGHN đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian học tập và
nghiên cứu tại trường.
Vì cịn thiếu kinh nghiệm, nên báo cáo của em không thể tránh được
những sai sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy cơ để khóa
luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 13 tháng 05 năm 2020
Sinh viên


Trần Thu Hà

3


STT
1
2
3
4

5

6

7

8

9
10
11

12

13
14

15



16
17

4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình
1.1

Các lồi thuộc chi Oxa

1.2

Lá, hoa và quả cây Ox

1.3

Cấu tạo của cây Oxalis

2.1

Cây chua me đất hoa v

3.1

Sơ đồ chiết xuất phân


3.2

Sơ đồ phân lập các chấ

3.3

Công thức cấu tạo của

3.4

Công thức cấu tạo của

3.5

Công thức cấu tạo của

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng
1

2

3

Bảng số liệu phổ NM
khảo M


Bảng số liệu phổ NM
khảo N

Bảng số liệu phổ NM
khảo L


6


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.............................................................................3
1.1. Vị trí phân loại và đặc điểm thực vật của chi Oxalis......................................3
1.1.1. Vị trí phân loại............................................................................3
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Oxalis.............................3
1.2. Tổng quan về loài Oxalis corniculata Linn....................................................5
1.2.1. Giới thiệu thực vât.......................................................................5
1.2.2. Đặc điểm thực vật.......................................................................5
1.2.3. Phân bố........................................................................................7
1.2.4.Thành phần hóa học.....................................................................7
1.2.5.Tác dụng sinh học và độc tính......................................................9
1.2.6.Cơng dụng theo y học cổ truyền................................................ 14
1.2.7. Một số bài thuốc dân gian từ cây Chua me đất hoa vàng..........14

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............16
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 16
2.1.1. Nguyên liệu............................................................................... 16
2.1.2. Hóa chất, thiết bị....................................................................... 17

2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. 18
2.2.1. Phương pháp chiết xuất và phân lập hợp chất...........................18
2.2.2. Phương pháp xác định cấu trúc của hợp chất............................ 18

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN...........................20
3.1.Kết quả chiết xuất và phân lập hợp chất.........................................................20


3.2.Kết quả xác định cấu trúc hợp chất............................................................... 22
3.2.1.Hợp chất AC1............................................................................ 22
3.2.2.Hợp chất AC2............................................................................ 25
3.2.3.Hợp chất AC3............................................................................ 28
3.3.Bàn luận........................................................................................................ 31
3.3.1.Về chiết xuất cao toàn phần và phân đoạn................................. 31
3.3.2.Về phân lập và xác định cấu trúc các hợp chất.......................... 31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................36


MỞ ĐẦU
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm quanh năm nên Việt
Nam có hệ sinh thái vô cùng phong phú, đa dạng và phát triển, nền y học dân gian
trải qua hàng nghìn năm được đúc kết, kế thừa và phát huy mang lại những giá trị
và tiềm năng vơ cùng to lớn. Thêm vào đó, điều kiện khí hậu thuận lợi cũng là điều
kiện cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, cùng với cơ cấu bệnh tật của các nước
đang phát triển chủ yếu là các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm làm nhu cầu sử
dụng thuốc an toàn, hiệu quả và kinh tế luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi vậy, việc
sử dụng nguồn dược liệu phong phú và có sẵn là xu hướng phát triển của nhiều
công ty dược phẩm hiện nay.

Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới hiện nay, việc sử dụng các sản phẩm
từ thiên nhiên có tác dụng tương đương với thuốc Tây y lại ít tác dụng phụ đang
dần được ưa chuộng và trở nên phổ biến. Theo tổ chức y tế thế giới (WHO),
khoảng 80% dân số hiện nay trên thế giới vẫn dựa vào thuốc có nguồn gốc tự nhiên
trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng thảo dược là
đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ về bản chất các
hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó, định hướng cho việc nghiên cứu,
chiết xuất để tìm ra các loại thuốc mới hay bằng con đường tổng hợp để tạo ra
những chất có hoạt tính trong việc chữa trị nhiều loại bệnh.
Cây Chua me đất hoa vàng có tên khoa học là Oxalis corniculata L. hay
Oxalis repens Thunb. , ngồi ra cịn có nhiều tên gọi khác nhau như Toan tương
thảo, Chua me ba chìa, Sỏm hém (Tày) thuộc chi Oxalis (họ Chua me đất:
Oxalidaceae) [1]. Trên thế giới cây này đã được nghiên cứu về tác dụng chống
viêm, chống oxy hóa, chống tăng sinh tế bào in vitro, tác dụng kháng khuẩn [25,
34]. Ở Việt Nam, dân gian ta đã truyền nhau sử dụng cây Chua me đất như một vị
thuốc quý để thanh nhiệt giải độc, chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như
kiết, lỵ...[1, 2, 38]. Tuy nhiên, những nghiên cứu thành phần hóa học về loài cây
1


này ở cả Việt Nam và thế giới còn khá ít, mới có một số cơng bố cho thấy cây có
chứa một số nhóm chất như: carbohydrate, glycoside, phytosterol, hợp chất
phenolic, flavonoid, protein, acid amin và dầu dễ bay hơi, ngồi ra cịn có canxi,
tanin, chất xơ và đặc biệt là muối oxalat [1, 2, 9]. Việc nghiên cứu sâu hơn về
thành phần hóa học và tác dụng sinh học của cây Chua me đất hoa vàng sẽ chứng
minh kinh nghiệm sử dụng của loài cây này trong dân gian, hướng đến việc tìm
kiếm các hợp chất có hoạt tính sinh học, xây dựng phương pháp phân tích các hợp
chất có trong dược liệu và góp phần nâng cao giá trị tiềm năng của cây Chua me
đất hoa vàng trong kho tàng cây thuốc Việt Nam. Vì vậy, đề tài: “Tiếp tục nghiên
cứu chiết xuất, phân lập một số hợp chất từ cây Chua me đất hoa vàng Oxalis

corniculata Linn.” được thực hiện với mục tiêu:
1. Chiết xuất, phân lập được một số hợp chất từ cây Chua me đất
hoa
vàng.
2. Xác định được cấu trúc của hợp chất phân lập được.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Vị trí phân loại và đặc
điểm thực vật của chi Oxalis
1.1.1. Vị trí phân loại : theo hệ thống phân loại APG III (2009) [17] chi Oxalis có
vị trí phân loại như sau:
Giới Thực vật (Plantae)
Ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta)
Lớp Ngọc Lan (Magnoliopsita)
Phân lớp Hoa hồng (Rosidae)
Bộ Chua me đất (Oxalidales)
Họ Chua me đất (Oxalidaceae)
Chi Oxalis
1.1.2. Đặc điểm thực vật và phân bố của chi Oxalis
1.1.2.1. Đặc điểm phân bố
Chi Oxalis là chi lớn nhất của họ Oxalidaceae với gần 800 loài phân bố khắp
thế giới. Hai trung tâm đa dạng của Oxalis được biết đến là: Nam Mỹ với hơn 500
loài và khoảng 270 loài ở Nam Phi. Môi trường sống của chúng rất đa dạng: đồng
cỏ, rừng, đất ngập nước, nơi ẩm ướt, dọc theo các nguồn nước, ven đường, sườn
đồi đá, đất pha sét hoặc đất cát. [41]


Việt Nam, có thể bắt gặp 4 loài Oxalis mọc hoang dại là: Oxalis


acetosella (chua me đất hoang dã), Oxalis corymbosa (chua me đất hoa hồng),
Oxalis corniculata (chua me đất hoa vàng) và Oxalis deppei (me đất đỏ). Trong đó
lồi Oxalis corniculata hay gặp và được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta.[1]

3


Hình 1.1: Một số lồi thuộc chi Oxalis
1.1.2.2. Đặc điểm thực vật
Là những loại cây thân thảo, cây bụi hoặc cây gỗ nhỏ sống lâu năm hoặc
hàng năm dạng nốt sần. Rễ phân nhánh, dạng sợi, mỏng hoặc dày, nhiều thịt, dạng
xylopodial, dạng củ hoặc dạng napiform ở các loài củ. [1]
Lá dạng gốc hoặc hình lơng chim, mọc đối, tương đối mọng nước và nhạy
cảm với ánh sáng, có hoặc khơng có mấu, có 3 lá chét trở lên, 1, 2 hoặc 3 lá đi
kèm[1]. Cuống lá rất dày và ngắn, hình trụ hoặc hình sợi. Các lá chét có màng, đa
dạng hình dáng, màu xanh đỏ hoặc tím, một số loại có hoa văn. Các lá chét của
nhiều lồi trong số này có dạng nyctinstic, sẽ gấp lại vào ban đêm hoặc những
ngày u ám. [27]
4


Hoa mọc đơn độc hoặc thành cụm sim ở nách hoặc đỉnh cuống. Hoa hình
trứng, đều, lưỡng tính, gồm 5 lá đài xếp đè lên nhau, 5 tràng hoa xếp đè lên nhau.
Trong điều kiện ánh sáng rực rỡ, hoa Oxalis nở ra với nhiều màu sắc khác nhau, từ
trắng đến vàng đến đỏ tươi. Các thùy thn dài, hình dáng đa dạng, ít khi có đỉnh
lõm vào trong, sáng bóng. Nhị 10, đơn tính, liên kết ở gốc, có 5 sợi ngắn bên ngoài
đối diện với cánh hoa và 5 sợi dài bên trong đối diện với lá đài. Bao phấn mở bằng
khe, có thể có hình thn, hình trứng, hình ống hoặc hình thận. Bộ nhụy đơn; có 5
bầu nỗn, mỗi bầu nỗn có 5 lá nỗn, hình bầu dục đến thn nhọn, thường có 5

thùy; 1-10 bầu trứng, hình cầu. Hạt màu nâu, cam đến hơi đỏ, thường là hình trứng,
mặt lưng dẹt theo chiều ngang, được bao phủ bởi một lớp thịt màu chín, vỡ ra một
cách đàn hồi co lại để đẩy hạt ra khi quả chín. [27, 41]
1.2. Tổng quan về lồi Oxalis corniculata Linn.
1.2.1. Giới thiệu thực vât

-

-

Tên khoa học: Oxalis corniculata Linn.[1]

-

Tên khác: Oxalis repens Thunb.[1]

Tên Tiếng Việt: Chua me hoa vàng, Toan tương thảo, Chua me ba chìa, Sỏm

hém (Tày). [1]
1.2.2. Đặc điểm thực vật
Oxalis corniculata là cây hàng năm hoặc lâu năm ngắn ngày, bò lan trên mặt
đất, thân nhỏ hình trụ hơi có lơng, màu đỏ nhạt, có thể dài tới 50 cm. Rễ mảnh, đơi
khi hóa gỗ; thân nhiều nhánh, ra rễ tự do ở các nhánh tiếp xúc với đất. [38]

5


Hình 1.2: Lá, hoa và quả cây Oxalis corniculata
Lá mọc so le có cuống rất dài từ 1-8 cm và có lơng; gồm 3 lá chét gần như
nhẵn, mềm, phía trên đầu hõm vào thành hình tim ngược, dài từ 5-30 mm; phiến lá

nhỏ hình chữ nhật, có nhiều đốm đen và dọc trục, đỉnh có rảnh sâu. Một cuống dài
mọc ra từ nách lá, từ đó kéo dài ra ba cuống hoa, mỗi cuống có một hoa duy nhất.
[1, 2, 38]
Cụm hoa có cuống dài 2-4 cm mọc ở kẽ lá thành chùm hoặc tán thưa, gồm
2-4 hoa màu vàng; lá bắc hẹp nhọn và có lơng; đài hoa có 5 răng rời nhau; tràng
hoa có 5 cánh mỏng dài 6-8 × 3-4 mm. Nhị 10 rời nhau, dài ngắn khác nhau, xếp
thành 2 vòng; chỉ nhị rất mảnh. Bầu hình trụ dài có lơng, gồm 5 ơ, 5 vịi. [2]
Quả nang hình trụ, dài gấp 5-6 lần đài cịn tồn tại, kích thước khoảng 8-25 ×
2-3 mm, 5 cạnh, có sọc với nhiều lơng đơn giản, khi chín nứt dọc thành các mảnh
cong lại, văng hạt đi xa. Hạt hình trứng có mũi nhọn màu nâu sẫm hoặc nâu đỏ, 514 hạt mỗi ơ,có rãnh ngang, mọc đều thành hàng. [38]
Hàng năm cây con phát triển từ hạt chín vào khoảng cuối xuân, ra hoa vào
khoảng tháng 5 đến tháng 7, sau đó lụi tàn vào mùa thu. Tuy nhiên một số cây mọc
muộn vào cuối hè hoặc đầu thu sẽ không bị tàn lụi mà tồn tại qua mùa đông. [1, 2]

6


Hình 1.3: Cấu tạo của cây Oxalis
corniculata
Chú thích:
a: Thân và rễ cây

b: Hoa

c: Lá

d: Bộ nhị

e: Bộ nhụy


f : Quả

g: Hạt non

h: Quả già

f

1.2.3. Phân bố
Chua me đất hoa vàng là một cây cỏ mọc hoang dại, chúng được tìm thấy
nhiều ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc phía nam châu Phi, Nam, Trung và
Bắc Mỹ, Tây Ấn; nó phát triển ở độ cao 2500m của dãy Himalaya [1, 2, 38].


Việt Nam, đây là một cây khá quen thuộc bởi sự phân bố rộng rãi ở cả

miền núi và trung du, đồng bằng và các đảo. Chúng thường mọc lẫn với các trồng
khác ở ngoài vườn, ruộng đồng, bãi sông, trên đồi và nương rẫy, ưa sống nơi đất
ẩm và hơi chịu bóng. [1]
1.2.4. Thành phần hóa học
Lá của cây chứa vitamin C 125 mg/100g, caroten 36 mg/100g, các acid
tartric, citric, malic, flavon (acacetin và 7,4'- diOMe apigenin), glycoflavons (4'OMe-vitexin, 4'- OMeiso-vitexin và 3 ', 4'-diOMe-orientin), flavonols (3 ', 4'diOMe-quercetin) và các acid phenolic như axit phydroxybenzoic, vanillic và
syringic [40] cùng 1 lượng lớn oxalat, calci.

7


Năm 2007, Hiroki Mizokami và các cộng sự đã phân lập được 3 Cglycosylflavonoid từ lá cây O.corniculata bao gồm:
6-C-glucosylluteolin (isoorientin) (1)
6-C-glucosylapigenin (isovitexin) (2)


isovitexin 7-metyl ete (swertisin) (3) [29]
Năm 2010, Dipak Manna và các cộng sự đã phân lập được 8 chất gồm 3
acid béo và 5 alcohol có trong dịch chiết của O.corniculata lần lượt là:
Lingnoceric acid (4)
Hexancosanoic acid
(5) Octacosanoic acid
(6) 1-Octadecanol (7)
1-Docosanol (8)
1-Pentacosanol (9)
1-Heptacosanol (10)
1-Octacosanol (11) [26]
Năm 2013, Muhammad Ibrahim và các cộng sự đã phân lập ra 4 hợp chất
trong dịch chiết ethyl aceatat của cây, bao gồm:
Corniculatin A: một flavonoid glucosid mới (12)
Luteolin (13)
Luteolin-7-O-β-D-glucosid (14)
β-sitosterol-3-O-β-D-glucosid (15) [20]
Năm 2017, Lê Thị Nguyệt đã phân lập xác định được 1 hợp chất khác của
cây:
Apigenin 7-O-β-D glucopyranosid (16) [3]

8


Năm 2018, PGS.TS. Vũ Đức Lợi và cộng sự đã phân lập được 3 hợp chất từ
dịch chiết etyl acetat phần trên mặt đất của cây:
Acid eburicoic (17)
24- methylenecholest-4-en-3β,6β-diol (18)
3β-hydroxylanosta-8,24-dien-21-oic acid (19) [6]

1.2.5. Tác dụng sinh học và độc tính
1.2.5.1. Tác dụng chống ung thư
Vào năm 2010, Kathiriya A và các cộng sự đã thực hiện thử nghiệm đánh giá
tác dụng dịch chiết ethanol của O.corniculata (EEOC) trên chuột được gây ung thư
biểu mô Ehrlic acsites (EAC). Kết quả cho thấy EEOC có hiệu quả trong việc ức
chế hoạt động và sự phát triển của các khối u. Cụ thể: sự gia tăng thời gian sống ở
những con chuột mang khổi u được điều trị bằng EEOC (liều 100 mg/kg và 400
mg/kg) và cyclophosphamid lần lượt là 45,58%; 62,17% và 93,29% so với nhóm
đối chứng. Ngồi ra thống kê cũng cho thấy, nhóm được điều trị bằng EEOC
ở cả 2 mức liều đều cho thấy sự giảm trọng lượng của chuột ( 5.26 ± 0.17 và
3,41
± 0,18 mg), số lượng hồng cầu ( 4,13 ± 0,06 và 4,78 ± 0,04 tế bào × 106) và
albumin ( 1,26 ± 0,12 và 1,32 ± 0,07 g/dl) tăng đáng kế. [42]
Trong nghiên cứu tác dụng chống ung thư của Cynodon dactylon và
O.corniculata trên dòng tế bào Hep2 được H. Salahuddin và các cộng sự thực hiện
năm 2016, xét nghiệm MTT. Real Time PCR được tiến hành đối với gen p53 và
PTEN trong dòng tế bào ung thư. Kết quả cho thấy các hợp chất có trong dịch chiết
methanol của O.corniculata có khả năng làm giảm đáng kể khả năng sống của các
tế bào Hep2 phụ thuộc vào liều lượng (tỷ lệ tế bào ung thư chết là 24.5% ở liều
0.018 ml/mg và 34.1% ở liều 0.024 ml/mg), IC50 là 0,048 ml/mg (47.93% tế bào
tử), tăng cường đáng kể hoạt động của caspace-9 ở nồng độ 1mM trong tế bào
Hep2 (200%).[37]

9


1.2.5.2. Tác dụng chống oxi hóa (OXH)
Sachin S Sakat và các cộng sự của mình đã đánh giá khả năng chống OXH
và chống viêm của dịch chiết methanol O.corniculata trên chuột đực. Các kết quả
của nghiên cứu đã chứng minh tác dụng chống lại tác nhân OXH của dịch chiết:

khả năng thu dọn gốc oxit nitrit và gốc 1,1-diphenyl-2-1,1-diphenyl-2picrylhydrazyl (DPPH) đáng kể với IC50 lần lượt là 302,93 ± 4,17 và 73,07 ± 8,28
μg/ml, q trình peroxid hóa lipid gây ra bởi Fe2+ bị ức chế đáng kể (IC50 là 58,71
± 2,55 μg/ml). Sử dụng phương pháp đo quang phổ để ước tính hàm lượng các tác
nhân chống OXH có trong dịch chiết thu được kết quả: tổng hàm lượng phenol ước
tính là: 25,62 ± 0,10 mg đương lượng acid gallic, tổng flavonoid và flanovol tìm
thấy là 150,88 ± 12,61 và 150,16 ± 2,16 mg đương lượng rutin, tất cả tính trên khối
lượng dược liệu khơ tương ứng. [36]
Khả năng chống OXH được tìm thấy có thể so sánh với acid ascorbic tiêu
chuẩn. Trong một nghiên cứu của Dildar Ahmed công bố năm 2012, việc so sánh
khả năng chống OXH của O.corniculata trên các dịch chiết khác nhau: methanol,
hexan, clorofrom, etyl acetat, n-butanolic và nước đã chỉ ra rằng: trong thử nghiệm
DPPH, phần etyl acetat cho hoạt tính thu gom gốc tự do cao nhất 24% ở nồng độ
1mg/ml, phần thứ hai là clorofrom 21,5 %; tất cả các mẫu đều có khả năng ức chế
peroxid hóa lipid bền vững và tốt hơn nhiều so với hydroxyanisole được butyl hóa
tiêu chuẩn. Các giá trị FRAP tính theo đương lượng axit ascorbic trên khối lượng
khô đối với các dung môi này lần lượt là 288,0, 1705,3, 437,1, 72,0, 28,0 và 44,0
µg/mg trong khi tổng hoạt tính chống oxy hóa được đo bằng xét nghiệm
phosphomolybdat tính theo µg axit ascorbic tương ứng mg khối lượng đã làm khô
lần lượt là 50,0, 117,0, 78,6, 57,8, 3,4 và 8,3. [8]
1.2.5.3. Tác dụng chống viêm
Kết quả thu được từ thử nghiệm invitro của Sachin S Sakat và các cộng sự
cũng cho thấy khả năng chống viêm hiệu quả của lồi: xét nghiệm biến tính
10


albumin do nhiệt gây ra, xét nghiệm ổn định màng hồng cầu và hoạt động của
protease đều được ức chế và kiểm soát đáng kể (IC 50 lần lượt là: 288,04 ± 2,78
μg/ml; 467,14 ± 9,56 μg/ml và 435,28 ± 5,82 μg/ml). [36]
Để nghiên cứu về tác dụng chống viêm của β- sitosterol trong dịch chiết dầu
hỏa O.corniculata, Santosh B Dighe và cộng sự (2016) đã tiến hành thử nghiệm

trên chuột bạch tạng phù chân do carrageenan . Kết quả cho thấy khả năng ức chế
đáng kể phù chân ở chuột của dịch chiết: β- sitosterol phân lập ở nồng độ 5mg/kg
cho tác dụng ức chế phù chân ở chuột rõ ràng và cao nhất, lên đến 0.34 ± 0.22 ml ở
120 phút. [46]
1.2.5.4. Tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm
Cao nước từ cây Chua me đất có tác dụng kháng tụ cầu vàng; nước ép tồn
cây có tác dụng chống lại các vi khuẩn gram dương. [1]
Saad El-Din Hassan và cộng sự, trong năm 2019, đã phân lập thành công 2
chủng Streptomycins nội sinh Oc-5 và Acv-11 từ dịch chiết của cây, đây là các
trung gian quan trọng tổng hợp các hạt nano oxid đồng (CuO-NP), 1 chất có hoạt
động kháng khuẩn đầy hứa hẹn chống lại các tế bào vi sinh vật nhân sơ và nhân
thực. Ngoài ra, nó cho thấy tiềm năng kháng khuẩn chống lại các chủng nấm gây
bệnh thực vật Fusarium oxysporum, Pythium, Aspergillus niger và Alternaria
alternata. [19]
1.2.5.5. Tác dụng lên hệ tim mạch
Các flavonoid và dẫn xuất của nó có trong Chua me đất có tác dụng tương
làm dày thành mạch và tăng tính thấm của thành mạch, chống đông máu [5]. Chiết
suất nước của cây có tác dụng làm giảm nồng độ CPK (creatin kinase), cholesterol
toàn phần trong huyết thanh, LDL (lipoprotein tỷ trọng thấp) cholesterol và chất
béo trung tính, cải thiện đáng kể tình trạng cao huyết áp. [22].

11


1.2.5.6. Tác dụng lên gan
Oxalis corniculata có khả năng chống lại độc tính trên gan gây ra bởi cacbon
tetraclorua CCl4 trên chuột. Điều trị bằng CCl4 làm giảm đáng kể hàm lượng
glutathion (GSH) trong gan và hoạt động của các enzym chống oxy hóa: catalase
(CAT), superoxid dismutase (SOD), glutathion peroxidase (GSH-Px), glutathion-Stransferase (GST), glutathion reductase (GSR) và quinon reductase (QR) gây nên
các tổn thương gan. [22]

Nghiên cứu đánh giá khả năng chống OXH và hoạt động bảo vệ gan của
O.corniculata chống lại nhiễm độc gan gây ra bởi paracetamol ở chuột Wistar, cho
thấy sự giảm đáng kể của các enzym huyết thanh như glutamate pyruvat
transaminase, kiềm phosphatase và bilirubin huyết thanh về gần với chỉ số của mơ
gan bình thường. [32]
1.2.5.7. Tác dụng lên thận và tiết niệu
Tương tự như trên gan, nhiễm độc trên thận gây ra bởi CCl 4 được cải thiện
tích cực nhờ vào dịch chiết của cây. Thử nghiệm chứng minh của Muhammad
Rashid Kha cũng đã cho các chỉ số phục hồi khả quan trên chuột được gây độc
CCl4 trong 7 ngày [43]. Ngoài ra, vi khuẩn gây ra sỏi trên đường tiết niệu cũng
được chứng minh bị ức chế và chết bởi dịch chiết lá cây, ngăn chặn sự phát triển
của đá struvite đẫn đến sự hòa tan đá. [31]
1.2.5.8. Tác dụng lên đường tiêu hóa
Trong nghiên cứu của mình về chủng Entamoeba histolytica, một trong
những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trên tiêu hóa ở các nước nhiệt đới, Dipak
Manna và cộng sự của mình đã chỉ ra rằng, dịch chiết phân đoạn của lồi có khả
năng tiêu diệt chủng trên an tồn và nhanh chóng (IC 50 là 24 ± 0.2 μg/ml với Oc-1,
35 ± 0.03 μg/ml với Oc-2 và 15 ± 0.2 μg/ml với Oc-3 so với metronidazol là 1.0 ±
0.1 μg/ml). Chỉ có 33-38% tế bào cịn sống sau 24h bổ sung dịch chiết Oc-1 và Oc2 tuy nhiên sau đó sự chết dừng lại và tế bào tiếp tục tăng sau 72h. [26]
12


1.2.5.9. Tác dụng lên hệ thần kinh
Flavonoid có tác dụng làm giảm căng thẳng, lo âu; tăng cường hoạt động
của thụ thể GABA ( Gamma Aminobutyric Acid) và các enzym chống OXH enzym
superoxid dismutase, glutathion, peroxidase, glutathion reductase và catalase, làm
chậm các q trình tạo gốc tự do từ đó làm giảm đáng kể tần suất và biên độ của
các cơn động kinh, ức chế carbonic anhydrase và cholinesterase (AchE và BchE)
chống lại bệnh động kinh và chống lại bệnh Alzheimer. [22]
1.2.5.10. Các tác dụng khác

Ngoài những tác dụng phổ biến nêu trên, trong các nghiên cứu về
O.corniculata còn chỉ ra rằng các dịch chiết khác nhau từ cây còn cho những tác
dụng khác như: giải lo âu trầm cảm, chống cơn động kinh, chống loét, chống cảm
thụ khi được thử nghiệm trên chuột. [32]
1.2.5.11. Độc tính
Cây nên Chua me đất hoa vàng có thể gây độc nếu dùng liều cao. Muối
oxalat của nó chủ yếu ở dạng kali oxalat hòa tan, khi vào cơ thể sẽ tác dụng với
calci ở huyết thanh tạo thành kết tủa calci oxalat không tan, làm giảm calci máu
dẫn đến sự kích thích cơ mạnh với những cơn co giật, trụy tim mạch. [1, 4]
Các tinh thể calci oxalat này là thành phần chính của sỏi thận có thể gây tắc
nghẽn các tiểu quản thận dẫn đến suy thận cấp, tích trữ ở đường tiết niệu gây sỏi
niệu, làm tổn thương và nhiễm trùng đường tiết niệu. [4]
Những người có khuynh hướng mắc bệnh thấp khớp, viêm khớp, bệnh gút,
sỏi thận hoặc tăng tiết dịch nên đặc biệt thận trọng nếu bao gồm loại cây này trong
chế độ ăn uống của họ vì nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng của họ
Triệu chứng ngộ độc oxalat chính là vơ niệu. Trên động vật thí nghiệm, triệu
chứng ngộ độc cấp tính là thân to, tái nhợt, mất kiểm soát sức lực và thân sau, co
cứng cơ. [1]
13


1.2.6. Công dụng theo y học cổ truyền

-

-

Bộ phận dùng: tồn cây hoặc chỉ lá cây, thường dùng tươi. [2]

-


Tính vị: vị chua, tính mát, khơng độc. [1, 2]

Cơng năng: lợi tiểu, thanh nhiệt, sát trùng, giảm ho, tiêu phù thũng, trị

kiết, lỵ. [1, 2]
-

Chủ trị:

Chua me đất chữa tiểu tiện khơng thơng, nóng phổi, sốt, ứ huyết do bị
ngã hay đánh đập, xích bạch đới và lỵ trực khuẩn, viêm đau họng, khản tiếng.
Dùng ngoài, lấy nước sắc hoặc vắt nước từ cây tươi chữa ung nhọt, lở ngứa và vết
loét. [1, 2]
Ở Ấn Độ, người ta sử dụng cây để trị giun sán, điều kinh, sát trùng.
Nước ép của lá cây được coi như một loại nước giải khát, thanh nhiệt, làm dễ tiêu,
chữa bệnh scrobut, làm ăn ngon miệng. Dịch ép từ cây dùng để chữa thiếu máu, trĩ,
viêm tại giữa.…[1, 38]
Trong y học dân tộc Nelpan, giã nhỏ cây chua me đất dùng để chữa
bong gân, sát trùng, cầm máu và làm mau lành vết thương. [38]
1.2.7. Một số bài thuốc dân gian từ cây Chua me đất hoa vàng
Chữa ho: Chua me đất hoa vàng 40g, rau má 40g, cỏ seo gà 20g, lá xương
sông 20g. Các vị dùng rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, thêm 1 thìa đường đun sơi,
chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa nhọt, sưng tấy: chua me đất hoa vàng, giã, hơ nóng, đắp.
Chữa lở ngứa, chảy nước vàng hơi tanh: chua me đất hoa vàng 80g, bồ kết
20g. Hai vị nấu nước xơng, khi nước cịn hơi ấm rửa chỗ bị bệnh, ngày một lần.
Chữa sốt cao, trằn trọc, khát nước: chua me đất hoa vàng dùng tươi một
nắm, giá nát chế nước nguội vào, vắt lấy nước cốt uống.


14


×